You are on page 1of 23

Khoa Luật Hành Chính – Nhà Nước

Lớp HC46B.1
- - - -֎- - - -

BÀI THUYẾT TRÌNH


Môn học:
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Giảng viên: Th.S Trương Tư Phước

Chủ đề:

THỦ TỤC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP


CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI ĐANG CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM

Nhóm 7:
1 Lê Nguyễn Yến Nhi 2153801014182
2 Nguyễn Bảo Như 2153801014189
3 Nguyễn Đỗ My Phương 2153801014200
4 Nguyễn Phạm Kiều Phương 2153801014201
5 Phạm Nhật Quang 2153801014204
6 Lê Ngọc Cẩm Quỳnh 2153801014210
7 Lê Thị Thảo Quỳnh 2153801014211

Tháng 11 năm 2023


MỤC LỤC

PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP............2


1. Lý lịch tư pháp........................................................................................................2
2. Phiếu lý lịch tư pháp................................................................................................2
3. Mục đích của việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp...........................................................3
PHẦN II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH
TƯ PHÁP CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐANG
CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM...........................................................................................4
1. Đối tượng thực hiện.................................................................................................4
2. Cơ quan giải quyết..................................................................................................4
3. Thành phần, số lượng hồ sơ....................................................................................4
4. Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp..............................................................5
5. Trình tự thực hiện..................................................................................................10
6. Nộp hồ sơ..............................................................................................................10
7. Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp...................................................................10
8. Thời gian giải quyết..............................................................................................11
9. Kết quả thực hiện..................................................................................................11
PHẦN III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỦ TỤC - KIẾN NGHỊ.............................17
1. Thành tựu..............................................................................................................17
2. Thực trạng.............................................................................................................18
3. Kiến nghị...............................................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN I
KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP

1. Lý lịch tư pháp
Khái niệm của lý lịch tư pháp được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch
tư pháp năm 2009. Theo đó, lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án
bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi
hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp,
hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Những thông tin trong lý lịch tư pháp bao gồm: thông tin lý lịch tư pháp về án
tích và thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh
nghiệp, hợp tác xã. Tại Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 có quy định: thông tin
lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản
luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án
hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Tòa án đã tuyên bản án, số của bản án đã
tuyên; tình trạng thi hành án1. Bên cạnh đó, thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm
nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin về cá nhân
người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; chức
vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác
xã theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án2.
2. Phiếu lý lịch tư pháp
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 thì Phiếu lý
lịch tư pháp có thể được hiểu như sau: Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản
lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án
tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp,
hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Mặc khác, tại khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định Phiếu
lý lịch tư pháp gồm có hai loại:
Thứ nhất, Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho cá nhân (Công dân Việt
Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam) 3, cơ quan, tổ chức (Cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nhằm phục vụ công tác
quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp
tác xã)4;

1
Xem khoản 2 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
2
Xem khoản 3 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
3
Xem khoản 1 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
4
Xem khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.

2
Thứ hai, Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng 5 và
cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của
mình.
3. Mục đích của việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Theo quy định tại Điều 3 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, việc cấp Phiếu lý lịch
tư pháp nhằm mục đích sau:
Thứ nhất, cá nhân xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhằm chứng minh cá nhân có
hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập,
quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án
tuyên bố phá sản;
Thứ hai, Phiếu lý lịch tư pháp ghi nhận việc xóa án tích, tạo điều kiện cho
người đã bị kết án tái hòa nhập cộng đồng;
Thứ ba, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhằm hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự
và thống kê tư pháp hình sự;
Thứ tư, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp còn hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt
động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Do đó, trong một số trường hợp cá nhân khi đi tiến hành xin việc làm, đi xuất
khẩu lao động, xin giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã,... thường phải
có Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ để chứng minh cho việc cá nhân không có án tích
và không bị cấm hoạt động...

5
Xem khoản 2 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.

3
PHẦN II
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ
PHÁP CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐANG
CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM

1. Đối tượng thực hiện


Đối tượng thực hiện thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm hai đối
tượng là: Công dân Việt Nam và người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam.
Cụ thể theo khoản 1 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định: “Công dân Việt
Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu
lý lịch tư pháp của mình”.
Ngoài ra, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp “Phiếu
lý lịch tư pháp 1”6 nhưng không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu
cấp “Phiếu lý lịch tư pháp số 2”7.
2. Cơ quan giải quyết
Theo quy định tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 thì thẩm quyền cấp
Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm hai cơ quan là Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở
Tư pháp:
- Đối với Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia8:
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp
trong trường hợp công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc
nơi tạm trú và trường hợp người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
- Đối với Sở Tư pháp9:
Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong ba trường hợp là:
Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước; Công dân Việt Nam đang
cư trú ở nước ngoài; Và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 thì thành
phần, số lượng hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm:
- Một bản chính tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định;
- Một bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ
chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Trường hợp nộp bản chụp thì phải
xuất trình

6
Xem khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
7
Xem khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
8
Xem khoản 1 Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
9
Xem khoản 2 Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.

4
bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao
có chứng thực theo quy định của pháp luật).
Ngoài ra, còn cần phải nộp kèm thêm một số văn bản, giấy tờ khác trong một
số trường hợp nhất định:
Thứ nhất, trong trường hợp ủy quyền thì phải nộp kèm theo một văn bản ủy
quyền (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy
quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng,
chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Thứ hai, trong trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối
tượng được miễn hoặc giảm phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.
4. Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Theo danh mục biểu mẫu lý lịch tư pháp của Thông tư số 13/2011/TT-BTP
ngày 27/6/2011 và Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013 thì tờ khai yêu cầu
cấp Phiếu lý lịch tư pháp sẽ có hai loại:

5
- Thứ nhất là biểu mẫu số 03/2013/TT-LLTP về tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý
lịch tư pháp dùng cho cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

Hình 1.1. Biểu mẫu số 03/2013/TT-LLTP.

6
Hình 1.2. Biểu mẫu số 03/2013/TT-LLTP.

7
- Thứ hai là biểu mẫu số 04/2013/TT-LLTP về tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch
tư pháp dùng cho cá nhân trong trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư
pháp số 1 và cha mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số
2:

Hình 2.1. Biểu mẫu số 04/2013/TT-LLTP.

8
Hình 2.1. Biểu mẫu số 04/2013/TT-LLTP.

9
5. Trình tự thực hiện
Căn cứ vào quy định tại Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, có thể tạm
chia trình tự thực hiện việc yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gồm 04 bước cơ bản như
sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp10;
- Bước 2: Nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và nộp phí cung cấp
thông tin lý lịch tư pháp lên Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp11;
- Bước 3: Giải quyết hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp12;
- Bước 4: Nhận kết quả13.
6. Nộp hồ sơ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 thì người
yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải thực hiện nộp hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp
như sau:
- Đối với công dân Việt Nam: Công dân Việt Nam phải nộp hồ sơ tại Sở Tư
pháp nơi người đó thường trú, trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư
pháp nơi người đó tạm trú, trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi
cư trú trước khi xuất cảnh.
- Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam: Người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam phải nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó cư trú, trường hợp đã rời Việt Nam
thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
7. Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 244/2016/TT-BTC thì mức thu phí cung
cấp thông tin lý lịch tư pháp thực hiện như sau:
Thứ nhất, đối với phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp được tính là 200.000
đồng/lần/người;
Thứ hai, đối với phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho sinh viên, người có
công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con
đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ) được tính là 100.000 đồng/lần/người.
Ngoài ra, trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 2
Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp phiếu lý lịch tư
pháp thu thêm 5.000đ/phiếu, để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch
tư pháp.

10
Xem lại Mục 3 và Mục 4 Phần II.
11
Xem Mục 6 và Mục 7 Phần II.
12
Xem Mục 8 Phần II.
13
Xem Mục 9 Phần II.

1
Mặc khác, các trường hợp được miễn phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
cũng được Thông tư số 244/2016/TT-BTC quy định cụ thể tại Điều 5, bao gồm:
- Thứ nhất là trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
- Thứ hai là người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi;
- Thứ ba là người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật;
- Thứ tư là người thuộc hộ nghèo14;
- Và cuối cùng là người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc
thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an
toàn khu theo quy định của pháp luật.
8. Thời gian giải quyết
Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 thì thời hạn
cấp Phiếu lý lịch tư pháp là không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.
Tuy nhiên, trong trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt
Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài và người nước ngoài
quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, hay trường hợp phải xác minh
về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này
thì thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp là không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu
cầu hợp lệ.
9. Kết quả thực hiện
Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp sẽ nhận lại kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Các loại kết quả của việc yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:
Thứ nhất, kết quả của việc yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là Phiếu lý lịch tư
pháp:

14
Xem Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021.

1
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009) – Biểu
mẫu số 06/2013/TT-LLTP15:

Hình 3.1. Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

15
Xem Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 và Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013.

1
Hình 3.2. Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

1
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 (Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009) – Biểu
mẫu số 07/2013/TT-LLTP16:

Hình 4.1. Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

16
Xem Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 và Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013.

1
Hình 4.1. Phiếu lý lịch tư pháp số 2.
Thứ hai, kết quả của việc yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là văn bản từ chối
cấp Phiếu lý lịch tư (có nêu rõ lý do). Cụ thể theo quy định tại Điều 49 Luật Lý lịch tư

1
pháp năm 2009 quy định cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có quyền từ
chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau:
- Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền;
- Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều
kiện về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp quy định tại Điều 7 hay về việc ủy
quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp quy định khoản 3
Điều 45 của Luật này;
- Giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ
hoặc giả mạo.

1
PHẦN III
THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỦ TỤC - KIẾN NGHỊ

1. Thành tựu
- Thứ nhất, việc tổ chức triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp được chú
trọng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thực hiện thủ tục với tinh thần trách
nhiệm cao, giải quyết đầy đủ các yêu cầu cấp phiếu của người dân;
- Thứ hai, hình thức thực hiện cấp phiếu trở nên đa dạng, ngoài thực hiện trực
tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn có thể thực hiện tại nhà. Từ cuối tháng
10/2022, việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã được các tỉnh/thành
phố chuyển về Cổng Dịch vụ công của địa phương. Đặc biệt là vào tháng 4/2023, các
Sở Tư pháp tại địa phương đồng loạt tuyên truyền, phát động mạnh mẽ, đưa ra hướng
dẫn cụ thể để vận đồng người dân thực hiện việc đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp
qua hình thức trực tuyến và chuyển phát bưu chính. Ngoài ra trong tháng 10/2023, Bộ
Tư pháp cũng đang phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
(C06) - Bộ Công an nghiên cứu, áp dụng việc cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng
VNeID của Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư và đang thí điểm ở khu vực Thừa
Thiên - Huế là một bước tiến quan trọng trong việc tích hợp, chuyển đổi quản lý cũng
như cấp các loại giấy tờ theo hình thức trực tuyến;
- Thứ ba, các địa phương nỗ lực triển khai thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg
ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách hành chính cấp
Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp 17 để không ngừng cải
thiện nhằm kịp thời chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại, hạn chế tình trạng chậm
trễ, ùn ứ về thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp gây bức xúc trong dư luận xã hội, tăng
cường cải cách thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu cấp Phiếu
lý lịch tư pháp nhằm tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân.
- Thứ tư, Bộ Tư pháp đã có Công văn số 5297/BTP-VP gửi Thủ trưởng các đơn
vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc
thực hiện nghiêm quy định về quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp 18. Theo đó, Bộ
Tư pháp đề nghị Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm quy
định về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật
Lý lịch tư pháp. Bên cạnh đó, không yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động phải

17
Xem Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021.
18
Xem Công văn số 5297/BTP-VP ngày 02/11/2023.

1
nộp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự của cơ quan, đơn vị
mình. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị thông tin kịp
thời về Bộ Tư pháp (Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia) để tổng hợp, giải quyết hoặc
báo cáo cấp có thẩm quyền19.
2. Thực trạng
- Thứ nhất, tình trạng ùn tắc tại bộ phận “một cửa” của Sở Tư pháp. Việc
người dân không ngừng nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp liên tục tăng cao,
gây áp lực vô cùng lớn cho Sở Tư pháp cũng như gây tốn kém và ảnh hưởng đến
quyền lợi của người dân. Cụ thể như: 6 tháng đầu năm 2022, Sở Tư pháp tỉnh Khánh
Hòa tiếp nhận gần 6.000 hồ sơ. Từ đầu năm 2023, Sở tiếp nhận khoảng 9.000 hồ sơ
cấp phiếu lý lịch tư pháp. Trong khi đó, sở được giao có 29 biên chế, đã sử dụng 27
biên chế, phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác như: công tác hộ tịch, quốc tịch,
chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà
nước; quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp; thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống
tham nhũng… Do biên chế ít, bộ phận một cửa chỉ bố trí 1 công chức, phải tiếp nhận,
xử lý cả hồ sơ trực tiếp, trực tuyến và nộp qua bưu chính nên áp lực rất lớn20;
- Thứ hai, bất cập, hạn chế trong việc thực hiện và cung cấp dịch vụ công trực
tuyến, sử dụng dịch vụ bưu chính công ích. Theo thống kê hồ sơ trực tuyến tại trang
Dịch vụ đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến của Sở Tư pháp thành phố Hồ
Chí Minh thì có 233.464 hồ sơ đã đăng ký nhưng chỉ mới có 109.189 hồ sơ đã được
xử lý, tức chỉ được gần một nửa số hồ sơ trực tuyến được giải quyết21. Bên cạnh đó,
theo thống kê hồ sơ trực tuyến tại trang Dịch vụ đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực
tuyến của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội thì có 451.912 hồ sơ đã đăng ký nhưng
chỉ mới có
160.113 hồ sơ đã được xử lý, có thể thấy rõ số lượng hồ sơ trực tuyến khổng lồ tại Hà
Nội (gần 2/3 số hồ sơ) vẫn chưa được giải quyết xong22. Qua đó nhận thấy rõ việc thực
hiện, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, sử dụng dịch vụ bưu chính công ích trong tiếp
nhận, giải quyết thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp hiện nay chưa được thực hiện hiệu

19
Thanh Chung, “Thực hiện nghiêm quy định về quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp”,
https://stp.binhdinh.gov.vn/hoat-dong-thanh-tra-hanh-chinh-va-bo-tro-tu-phap/thuc-hien-nghiem-quy-dinh-ve-
quyen-yeu-cau-cap-phieu-ly-lich-tu-phap-3709.html, truy cập ngày 11/11/2023.
20
Nguyễn Vũ, “Không lạm dụng yêu cầu nộp phiếu lý lịch tư pháp”, https://baokhanhhoa.vn/xa-
hoi/202308/khong-lam-dung-yeu-cau-nop-phieu-ly-lich-tu-phap-0950716/, truy cập ngày 11/11/2023.
21
“Dịch vụ đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh”,
https://lltptructuyen.moj.gov.vn/thanhphohochiminh, truy cập ngày 11/11/2023.
22
“Dịch vụ đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội”,
https://lltptructuyen.moj.gov.vn/thanhphohanoi, truy cập ngày 11/11/2023.

1
quả. Dẫn đến cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc cung cấp Phiếu lý lịch tư
pháp còn một số bất cập nhất định;
- Thứ ba, tình trạng lạm dụng yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp một cách
tràn lan, không đúng quy định pháp luật. Do luật không giới hạn mục đích sử dụng
Phiếu lý lịch tư pháp nên một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp còn lạm dụng yêu
cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp để làm cơ sở tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao
động. Thông thường, các doanh nghiệp, cơ sở lao động sẽ ưu tiên tuyển những cá
nhân, người lao động không có án tích. Điều này phần nào cho thấy sự phân biệt đối
xử trong việc tuyển dụng, ảnh hưởng đến việc tái hòa nhập cộng đồng của người bị kết
án, đặc biệt là những người đã được xóa án tích. Đồng thời ảnh hưởng đến quyền
được pháp luật bảo đảm bí mật đời tư cá nhân.
3. Kiến nghị
Một là, nâng cao nhận thức của cá nhân, cơ quan, tổ chức về công tác xây dựng
cơ sở dữ liệu lý lịch. Việc nâng cao nhận thức của cá nhân, cơ quan, tổ chức về công
tác này là rất quan trọng, nó không chỉ giúp cải thiện hiệu quả của công tác xây dựng
cơ sở dữ liệu, mà còn đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rõ về tầm quan trọng của nó.
Mặc khác, việc này đòi hỏi công tác triển khai thi hành, thực hiện cũng như sự phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan và lãnh đạo địa phương. Vì vậy, việc tiên
quyết nhất hiện nay là vấn đề nhận thức của lãnh đạo các địa phương để đề hướng,
xây dựng ra các giải pháp tổ chức để thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch
tư pháp tại khu vực địa phương.
Hai là, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan. Việc tăng
cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan như Công an, Tòa án, Viện kiểm sát,
Thi hành án… là rất quan trọng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Sự
phối hợp này giúp chủ động hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đảm bảo cung
cấp, trao đổi thông tin thường xuyên, kịp thời, đầy đủ, chính xác. Điều này không chỉ
giúp cải thiện hiệu quả của công tác xây dựng cơ sở dữ liệu, mà còn đảm bảo rằng mọi
người đều hiểu rõ về tầm quan trọng của nó.
Ba là, nâng cao ứng dụng công nghệ khoa học kĩ thuật. Việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp không chỉ giúp
nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác này, mà còn giúp giảm gánh nặng biên
chế cho các Sở Tư pháp. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cần đẩy nhanh tiến độ
xây dựng và triển khai giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa hoạt động
xây dựng, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại cơ quan quản lý cơ sở
dữ liệu lý lịch tư pháp. Vậy nên nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc giảm tải gánh
nặng biên chế cho

1
các Sở Tư pháp, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại các địa phương sẽ
bảo đảm sự chính xác của các thông tin23.
Bốn là, đề hướng, xây dựng chế tài xử lý việc yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp
trái quy định. Bộ Tư pháp cần phải nghiên cứu, xây dựng, bổ sung các chế tài đủ
mạnh trong việc xử lý các tổ chức, doanh nghiệp lạm dụng việc yêu cầu người dân
xuất trình Phiếu lý lịch tư pháp không đúng quy định. Nó không những ngăn chặn các
tổ chức, doanh nghiệp lạm dụng quyền này, gây phiền hà cho người dân, việc này
cũng nhằm để bảo vệ quyền lợi của người dân, đảm bảo rằng họ không bị đòi hỏi cung
cấp thông tin cá nhân không cần thiết hoặc không phù hợp, giúp tạo ra một môi trường
công bằng và minh bạch, nơi mọi người đều được tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư
của mình.

23
Nguyễn Văn Thắng, “Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp”, https://danchuphapluat.vn/tinh-hinh-
xay-dung-co-so-du-lieu-ly-lich-tu-phap, truy cập ngày 11/11/2023.

2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Văn bản quy phạm pháp luật


1. Luật Lý lịch tư pháp (Văn bản hợp nhất số 30/VBHN-VPQH) ngày
07/12/2020.
2. Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/01/2021 quy định
chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.
3. Thông tư số 13/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 27/6/2011 về việc ban
hành và hướng dẫn việc sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.
4. Thông tư số 16/2013/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 11/11/2013 về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu
sổ lý lịch tư pháp.
5. Thông tư số 244/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 11/11/2016 quy định
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
B. Tài liệu tham khảo
6. Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/9/2021 về việc đẩy
mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-
2030.
7. Công văn số 5297/BTP-VP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 02/11/2023 về
việc thực hiện nghiêm quy định về quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Tài liệu từ internet
8. “Dịch vụ đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến của Sở Tư pháp thành
phố Hà Nội”, https://lltptructuyen.moj.gov.vn/thanhphohanoi, truy cập ngày
11/11/2023.
9. “Dịch vụ đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến của Sở Tư pháp thành
phố Hồ Chí Minh”, https://lltptructuyen.moj.gov.vn/thanhphohochiminh, truy cập
ngày 11/11/2023.
10. Nguyễn Văn Thắng, “Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp”,
https://danchuphapluat.vn/tinh-hinh-xay-dung-co-so-du-lieu-ly-lich-tu-phap, truy cập
ngày 11/11/2023.
11. Nguyễn Vũ, “Không lạm dụng yêu cầu nộp phiếu lý lịch tư pháp”,
https://baokhanhhoa.vn/xa-hoi/202308/khong-lam-dung-yeu-cau-nop-phieu-ly-lich-tu-
phap-0950716/, truy cập ngày 11/11/2023.
12. Thanh Chung, “Thực hiện nghiêm quy định về quyền yêu cầu cấp phiếu lý
lịch tư pháp”, https://stp.binhdinh.gov.vn/hoat-dong-thanh-tra-hanh-chinh-va-bo-tro-
tu-phap/thuc-hien-nghiem-quy-dinh-ve-quyen-yeu-cau-cap-phieu-ly-lich-tu-phap-
3709.html, truy cập ngày 11/11/2023.

You might also like