You are on page 1of 10

CHƯƠNG II.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH

STT Nội dung Phân công


NHẬN ĐỊNH
1 1+2 Nhật
2 3+4 Nhi
3 5+6 H. Phương
4 7+8 Phát
5 9 + 10 Soni
TÌNH HUỐNG
6 Tình huống số 1 Tuấn + Tâm
7 Tình huống số 2 Phú
8 Tình huống số 3 M. Phương + Ngọc
Deadline: 21h00, Thứ năm (23/3/2023).
Lưu ý: Các bạn làm phần của mình sau đó paste lên [Phần trả lời] ở phía dưới đề của
Google Docs này luôn nha.

I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? GIẢI THÍCH VÌ SAO?
1. HKD không được sử dụng quá 10 lao động.
[Phần trả lời]
Nhận định: sai vì theo Điều 79 NĐ 01/2021?NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp thì hộ
kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các
thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện
hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy
quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. Như vậy, Nghị định 01/2021 không
còn quy định cụ thể về số lượng lao động mà hộ kinh doanh sử dụng. Khác so với Nghị định
78/2015/NĐ-CP trước đây, tại Điều 66 quy định về số lượng lao động của mỗi hộ kinh
doanh chỉ được tối đa là 10 lao động, nếu trên mức đấy thì phải bắt buộc chuyển đổi thành
doanh nghiệp.
2. Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập HKD.
[Phần trả lời]
Nhận định: sai vì hộ kinh doanh là do một cá nhân duy nhất hoặc một hộ gia đình
kinh doanh. Theo khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp thì
cá nhân hộ kinh doanh là công dân Việt Nam và phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Năng lực hành vi dân sự là khả năng cá nhân bằng
hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi của mỗi cá
nhân là không giống nhau, nó tùy thuộc vào hành vi, ý chí của mỗi cá nhân. Cá nhân đủ 18
tuổi trở lên chưa chắc đã có năng lực hành vi dân sự. Bên cạnh đó, những cá nhân đang bị
truy cứu trách nhiệm hành vi dân sự, bị tạm giam,... cũng không có quyền thành lập hộ kinh
doanh, Do vậy, cá nhân “đủ 18 tuổi trở lên” thì vẫn chưa đủ điều kiện để thành lập hộ kinh
doanh theo quy định tại Điều 80 Nghị định 01/2021.
3. DNTN không được quyền mua cổ phần của công ty cổ phần.
[Phần trả lời]
4. Chủ DNTN không được quyền làm chủ sở hữu loại hình doanh nghiệp một chủ sở
hữu khác.
[Phần trả lời]
5. Chủ DNTN có thể đồng thời là cổ đông sáng lập của CTCP.

→ Nhận định: Đúng

Theo khoản 3 Điều 188 LDN chỉ cấm chủ DNTN không được đồng thời là chủ HKD,
thành viên hợp danh của công ty hợp danh chứ không cấm chủ DNTN làm cổ đông
sáng lập CTCP. Đồng thời chủ DNTN là người có tài sản riêng có thể góp vốn thành
lập CTCP bằng tài sản riêng của mình nhưng phải đảm bảo việc chịu trách nhiệm vô
hạn với DNTN của mình.

6. Chủ sở hữu của hộ kinh doanh phải là cá nhân
→ Nhận định: Sai

Vì HKD là do cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập. Do đó chủ sở
hữu HKD có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình chỉ cần thỏa các điều kiện theo Điều 79, 80
ND01/2021.

Chủ hộ kinh doanh phải là cá nhân

→ Nhận định: Đúng.


Vì theo Điều 79 NĐ01 thì HKD có thể do cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình
thành lập. Trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập thì ủy
quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh
doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh
là chủ hộ kinh doanh. Do đó chủ hộ kinh doanh chỉ được là cá nhân (là cá nhân trực
tiếp thành lập HKD hoặc cá nhân được ủy quyền từ hộ gia đình).

7. Chủ DNTN luôn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Nhận định SAI.
Căn cứ theo quy định khoản 4 Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2020 thì nếu chủ doanh
nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi thì sẽ có người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp
tư nhân.
8. Trong thời gian cho thuê DNTN, chủ doanh nghiệp vẫn là người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp.
Nhận định SAI.
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 191 Luật Doanh nghiệp 2020: “...Trong thời hạn cho
thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở
hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê
đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được quy định trong hợp đồng cho
thuê”. Do đó trong thời gian cho thuê doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp vẫn là
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
9. Việc bán DNTN sẽ làm chấm dứt sự tồn tại của DNTN đó.

Căn cứ theo khoản 4 điều 98 luật doanh nghiệp 2020 quy định: là công ty chấm dứt tồn tại
sau khi các công ty mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. các công ty mới
phải liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận
với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một số các công ty mới đương nhiên kế thừa
toàn bộ quyền. nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết chia công ty.

Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 200 luật doanh nghiệp 2020 quy định :Sau khi công ty
hợp nhất đăng ký doanh nghiệp, công ty hợp nhất chấm dứt tồn tại, công ty hợp nhất được
hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa
thanh toán, hợp đồng lao động và các tài sản khác của các công ty hợp nhất đương nhiên kế
thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và hợp pháp và các công ty hợp nhất theo đông hợp nhất công
ty.

Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 201 luật doanh nghiệp 2020 quy định: sau khi công ty
nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận
sáp nhập được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các
khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác khi công ty bị sáp
nhập, các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích
hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.

Như vậy từ những quy định trên một doanh nghiệp được xem là chấm dứt sự tồn tại của
doanh nghiệp đó là công ty bị chia, công ty hợp nhất công ty bị sáp nhập, từ đó ta có thể
thấy, việc bán doanh nghiệp tư nhân không làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp tư
nhân, nó chỉ chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp từ người này sang người khác và vân thuộc
đối tượng điều chỉnh của luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật liên quan.

10. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 192 luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau; sau khi bán doanh
nghiệp tư nhân chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của DNTN phát sinh trước ngày chuyển giao cho doanh nghiệp,
trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có
thỏa thuận khác.

Như vậy chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp phát sinh trước khi giao quyền sở hữu cho người mua trừ khi chủ
doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác,
ngoài việc xác định nghĩa vụ và trách nhiệm về các khoản nợ còn dựa vào trường hợp có
thỏa thuận của các bên theo quy định trên.
III. LÝ THUYẾT.
1. Phân tích các đặc điểm cơ bản của DNTN. Giải thích vì sao Luật Doanh nghiệp 2020
chỉ cho phép một cá nhân chỉ được làm chủ một DNTN.
2. Phân tích hệ quả pháp lý trong các trường hợp bán, cho thuê DNTN.
3. So sánh DNTN và HKD.
4. Tại sao chủ DNTN được quyền bán, cho thuê DNTN, còn chủ sở hữu các DN khác
không có quyền bán, cho thuê DN của mình.

III. TÌNH HUỐNG.


1. TÌNH HUỐNG 1
Đầu năm 2015, bà Phương Minh có hộ khẩu thường trú tại TP. Hồ Chí Minh (bà
Minh không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp) dự định đầu tư
cùng một lúc dưới các hình thức sau để kinh doanh:
(i) Mở một cửa hàng bán tạp hóa tại nhà dưới hình thức HKD
(ii) Thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh quần áo may sẵn do bà làm chủ sở
hữu, dự định đặt trụ sở tại tỉnh Bình Dương
(iii) Đầu tư vốn để thành lập công ty TNHH 1 thành viên do bà làm chủ sở hữu, cũng
dự định đặt trụ sở tại tỉnh Bình Dương.
(iv) Làm thành viên của công ty hợp danh (CTHD) X có trụ sở tại tỉnh Bình
Dương.
Anh (chị) hãy cho biết dự định của bà Phương Minh có phù hợp với quy định của
pháp luật hiện hành không? Vì sao?
[Phần trả lời]

Theo khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp tư
nhân như sau:

“Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân


… 3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh
nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công
ty hợp danh.”

Khi đăng ký làm chủ DNTN, một cá nhân mặc nhiên lấy tư cách, khả năng và tất cả
tài sản của mình bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp. Những yếu tố này mang tính đặc
thủ, riêng biệt và duy nhất đối với mỗi cá nhân. Do đó không thể sử dụng một cách trùng lặp
tại cùng một thời điểm. Hay nói cách khác, DNTN là hình thức tổ chức kinh doanh đại diện
trực tiếp không tách rời với cá nhân chủ sở hữu.

Hơn thế nữa, pháp luật cũng quy định hạn chế việc làm chủ đồng thời với hình thức
tổ chức kinh doanh có tính đại diện trực tiếp và gắn kết chặt chẽ tương tự. Mỗi cá nhân chỉ
có thể đăng ký làm chủ một DNTN hoặc một hộ kinh doanh. Cá nhân đang làm chủ DNTN
cũng không được đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Theo khoản 4 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

“Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân

… 4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần,
phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”

Theo đó, doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ
phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ
phần. Như vậy pháp luật chỉ hạn chế các quyền này đối với doanh nghiệp tư nhân mà chưa
có quy định hạn chế đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. Do vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân
hoàn toàn có thể góp vốn, thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Cũng giống như quy định đối với DNTN, Nghị định 01/2020/NĐ-CP xác định rằng
mỗi cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi
toàn quốc nhưng được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp
với tư cách cá nhân. (Khoản 2 Điều 80 NĐ 01) Thêm vào đó, mỗi cá nhân khi đã thành lập
hoặc tham gia hộ kinh doanh thì không được đồng thời làm chủ DNTN hoặc làm thành viên
hợp danh của công ty hợp danh, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên còn lại.
(Khoản 3 Điều 80 NĐ 01) Điều này cũng xuất phát từ đặc tính lệ thuộc trực tiếp vào hoạt
động của chủ hộ kinh doanh và chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ hộ kinh doanh.

Do đó, dự định của bà Phương Minh không phù hợp với quy định của pháp luật hiện
hành.

2. TÌNH HUỐNG 2
Hộ gia đình ông M do ông M làm chủ hộ gồm có ông M, vợ của ông M (quốc tịch
Canada) và một người con (25 tuổi, đã đi làm và có thu nhập). Hỏi:
(i) Hộ gia đình ông M có được đăng ký thành lập một HKD do hộ gia đình làm chủ
được không?
(ii) Giả sử, hộ gia đình ông M đã thành lập một HKD. Con của ông M thành lập
thành lập thêm một DNTN (hoặc 1 HKD) do mình làm chủ. Hành vi con của ông M có phù
hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?
(iii) Ông M muốn mở rộng quy mô kinh doanh của HKD bằng cách mở thêm chi
nhánh tại tỉnh P và thuê thêm lao động. Những kế hoạch mà ông M đưa ra có phù hợp với
quy định của pháp luật không? Vì sao?
Giải:
(i) Căn cứ Khoản 1 Điều 80 Nghị Định số 01/2021/NĐ – CP quy định về quyền
thành lập và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh trong đó quy định

“ Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ có quyền thành lập hộ kinh doanh”. Như vậy, tất cả thành
viên bao gồm chủ hộ là ông M và vợ con đều mang quốc tịch Canada cho
nên không được đăng ký thành lập một HKD do hộ gia đình làm chủ.

(ii) Hành vi con của ông M là không phù hợp với quy định của pháp luật vì: Con
ông M là thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh cho nên không đáp ứng điều
kiện tại khoản 2, 3 Điều 80 Nghị Định số 01/2021/NĐ – CP.

“2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ
được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền
góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách
cá nhân”.
“3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được
đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty
hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn
lại”.

Tóm lại, con ông M thành lập thành lập thêm một DNTN (hoặc 1 HKD)
do mình làm chủ là không phù hợp với quy định pháp luật.

(iii)

- Với kế hoạch mở thêm chi nhánh: Tại Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về
đăng ký doanh nghiệp, có quy định: 1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là
nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. 2. Một hộ kinh doanh có thể
hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng
ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan
quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh
doanh còn lại. Như vậy có thể thấy quy định của pháp luật hiện hành là không ghi
nhận hộ kinh doanh được mở nhiều chi nhánh. Nhưng thay vào đó, hộ kinh doanh
được kinh doanh tại nhiều địa điểm. Hơn nữa tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh
Nghiệp 2020 quy định “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có
nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm
cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải
đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”. Có thể thấy chi nhánh là
đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp chứ không phải của hộ kinh doanh. Nên HKD
của ông M không thể mở thêm chi nhánh, nếu muốn mở chi nhánh thì ông M phải
đổi HKD của mình thành các loại hình doanh nghiệp khác.

(CSPL: Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh Nghiệp
2020)
- Với kế hoạch thuê thêm lao động: tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy
định hộ kinh doanh chỉ được phép sử dụng dưới 10 người lao động. Hộ kinh
doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo
quy định. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật đã không còn giới hạn số lao động mà hộ
kinh doanh được phép sử dụng. Do đó, nếu hộ kinh doanh sử dụng nhiều hơn 10
người lao động thì cũng không bắt buộc phải đăng ký lên doanh nghiệp. Vì vậy
việc thuê lao động là quyền của HKD, cho nên kế hoạch thuê lao động của ông M
là phù hợp với pháp luật.

3. TÌNH HUỐNG 3
Ngày 10/6/2010, Ông An là chủ DNTN Bình An chết nhưng không để lại di chúc.
Ông An có vợ và 2 người con 14 và 17 tuổi. Hai tuần sau, đại diện của công ty TNHH Thiên
Phúc đến yêu cầu Bà Mai vợ ông An thực hiện hợp đồng mà chồng bà đã ký trước đây. Đại
diện công ty Thiên Phúc yêu cầu rằng nếu không thưc hiện hợp đồng thì bà Mai phải trả lại
số tiền mà công ty đã ứng trước đây là 50 triệu đồng và lãi 3% /1 tháng cho công ty X, bà
Mai không đồng ý. Bằng những quy định của pháp luật hiện hành, anh/chị hãy cho biết:
a) Bà Mai có trở thành chủ DNTN Bình An thay chồng bà hay không? Vì sao?
b) Bà Mai sau đó đề nghị bán lại một phần doanh nghiệp mà chồng bà là chủ sở hữu
cho công ty TNHH Thiên Phúc để khấu trừ nợ. Hỏi bà Mai có thực hiện được việc này hay
không? Nếu được thì bà Mai và công ty Thiên Phúc phải thực hiện những thủ tục gì? Giải
thích tại sao?
a) Bà Mai có trở thành chủ DNTN Bình An thay chồng bà hay không? Vì
sao?
Bà Mai có thể trở thành chủ DNTN Bình An thay chồng bà Vì theo khoản 2 Điều 193 LDN
2020 thì chủ DNTN chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di
chúc hoặc theo Pháp luật là chủ DNTN. Các con là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của
ông An nhưng do chưa thành niên nên bà Mai là người đại diện Pháp luật cho hai con và bà
có thể trở thành chủ DNTN Bình An.
b) Bà Mai sau đó đề nghị bán lại một phần doanh nghiệp mà chồng bà chủ
sở hữu cho công ty TNHH Thiên Phúc để khấu trừ nợ. Hỏi bà Mai có
thực hiện được việc này hay không? Nếu được thì bà Mai và công ty
Thiên Phúc phải thực hiện những thủ tục gì? Giải thích tại sao?
Bà Mai được bán một phần doanh nghiệp mà chồng bà là chủ sở hữu cho công ty TNHH
Thiên Phúc để khấu trừ nợ. Vì theo câu trên thì bà Mai là vợ, người thừa kế theo Pháp luật
của ông An, đại diện cho hai con. Do đó bà Mai có quyền bán. Nhiều quan điểm cho rằng
phải bán toàn bộ DNTN nhưng theo nội hàm của khoản 1 Điều 192 LDN thì chủ DNTN có
quyền bán toàn bộ DNTN cho cá nhân, tổ chức. Vì có thể bán cho tổ chức, sau đó thì DNTN
sẽ tồn tại hai chủ sở hữu là bà Mai và công ty TNHH Thiên Phúc, từ đố hai bên thực hiện
thủ tục chuyển đổi loại hình sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần
hoặc công ty hợp danh.

You might also like