You are on page 1of 9

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ

THỂ KINH DOANH

I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? GIẢI THÍCH VÌ
SAO?
1. Luật chuyên ngành và Luật Doanh nghiệp quy định khác nhau về
thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên
quan của doanh nghiệp thì phải áp dụng quy định của Luật Doanh
nghiệp.
Sai. Khi Luật chuyên ngành và Luật Doanh nghiệp quy định khác nhau về
thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của
doanh nghiệp thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành (Điều 3 Luật Doanh
nghiệp 2020). Bởi vì luật chuyên ngành điều chỉnh rõ ràng chi tiết hơn.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thông qua mô hình doanh nghiệp đều
phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
Sai. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thông qua mô hình doanh
nghiệp đều phải thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh theo quy định của Luật
Doanh nghiệp. Nhưng khi PL chuyên ngành quy định khác với LDN thì sẽ áp
dụng theo quy định của Luật chuyên ngành thay vì theo quy định của LDN.
(Vd như ở câu 1). VD như luật sư có quy định khác về tiêu chuẩn thủ tục đăng
kí hành nghề luật khác với quy định của LDN thì phải tuân theo Luật Luật sư.
3. Các chủ thể kinh doanh đều có thể có nhiều người đại diện theo pháp
luật.
Sai. Đối với Doanh nghiệp tư nhân, chỉ có duy nhất một người đại diện theo
pháp luật đó chính là chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại khoản 3 Điều
190 LDN 2020 và khoản 1 Đ188
4. Các tổ chức có tư cách pháp nhân đều có quyền thành lập doanh
nghiệp
Sai. Không phải mọi tổ chức có tư cách pháp nhân đều có quyền thành lập
doanh nghiệp. Chỉ có những tổ chức không rơi vào các quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 17 LDN 2020. Vd: Cơ quan nhà nước là một tổ chức có tư cách
pháp nhân nhưng lại không có quyền thành lập doanh nghiệp để thu lợi riêng
cho cơ quan, đơn vị mình theo quy định tại khoản 2 Điều 17. (xét quyền góp
vốn rồi mới xét quyền thành lập vì có quyền góp vốn thì mới có quyền thành
lập).
5. Người thành lập doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở
hữu tài sản góp vốn cho doanh nghiệp
Sai. Đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân
không cần phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho
doanh nghiệp. (Khoản 4 Điều 35 LDN 2020 quy định “...” từ đó có căn cứ để
kết luận rằng chủ DNTN thì không cần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp
vốn cho doanh nghiệp.)
6. Mọi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp đều phải được định giá.
Sai. Không phải mọi tài sản góp vốn đều được định giá. Căn cứ theo quy
định tại Khoản 1 Điều 36 của LDN 2020.
7. Chủ sở hữu doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm
hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp.
Sai. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh (có tư cách pháp nhân) vẫn
phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
sản khác của công ty hợp danh ( điểm b khoản 1 Điều 177 và điểm đ khoản 2
Điều 181 LDN 2020). Bởi vì quyền lực của các thành viên hợp danh trong
công ty hợp danh là quá lớn, chi phối các hoạt động của công ty hợp danh cho
nên họ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn để đảm bảo việc thực hiện vai trò
của mình trong công ty hợp danh là trung thực vì lợi ít của công ty và các chủ
sở hữu khác của công ty hợp danh.
8. Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bị cấm góp
vốn vào doanh nghiệp.
Sai. Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì không đương nhiên bị
cấm góp vốn vào doanh nghiệp. Bởi việc góp vốn mang hai hình thức là góp
vốn để thành lập và góp vốn thêm (khoản 18 Điều 4 LDN2020) . Nếu bị cấm
góp vốn để thành lập doanh nghiệp thì chúng ta phải xét đến việc chủ thể này
có bị cấm góp vốn thêm vào doanh nghiệp hay không tại khoản 3 Điều 17 thì
mới đưa ra kết luận được rằng chủ thể có quyền góp vốn hay không.

🡪 Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì không đương nhiên bị cấm góp
vốn vào doanh nghiệp. Bởi việc góp vốn mang hai hình thức là góp vốn để
thành lập và góp vốn thêm (khoản 18 Điều 4 LDN2020). Nếu chủ thể bị cấm
góp vốn thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 17 thì chúng ta phải xét đến
chủ thể đó có đồng thời thuộc trường hợp bị cấm góp vốn sau thành lập theo
khoản 3 Điều 17 hoặc không thuộc trường hợp đó.
Có trường hợp đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp nhưng vẫn có thể góp
vốn thêm vào doanh nghiệp sau khi thành lập. Ví dụ như theo điểm b khoản 2
Điều 17 thì tất cả cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ,
công chức và Luật Viên chức bị cấm thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét
đến
9. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được
đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.
Sai. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng kí được viết
hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng kí. (Khoản 1 Điều
41 LDN 2021)
10. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng
Việt sang một trong những tiếng nước ngoài tương ứng.
Sai. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng
Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh (Khoản 1 Điều 39
LDN 2020).
11. Chi nhánh và văn phòng đại diện đều có chức năng thực hiện hoạt
động kinh doanh sinh lợi trực tiếp.
Sai. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh
nghiệp (Khoản 2 Điều 44 LDN 2020)
12. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành, nghề đã đăng ký
với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Sai. Không có quy định nào chỉ ra rằng “Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh
trong phạm vi ngành, nghề đã đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh”. Căn cứ
theo Khoản 1 Điều 7 của Luật Doanh nghiệp quy định “Doanh nghiệp được
quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm” chứ
không có quy định rõ ràng về việc buộc phải kinh doanh trong các ngành, nghề
đã đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh.
- Nếu như chưa đăng kí kinh doanh thì vi phạm nghĩa vụ đăng kí với cơ quan
đăng kì kinh doanh và phải chịu các chế tài hành chính.
13. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp,
trung thực và chính xác của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Sai. Cơ quan đăng kí kinh doanh không phải chịu trách nhiệm về tính hợp
pháp, trung thực và chính xác của hồ sơ đăng kí doanh nghiệp mà là chính bản
thân doanh nghiệp có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác
của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng kí doanh nghiệp theo khoản 3 Điều 8
LDN 2020.
14. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp.
Sai. Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư không giống với giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp. Bộ hồ sơ của các loại hình doanh nghiệp thì giấy chứng nhận
đăng kí đầu tư là của nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp ở
VN đi kèm với các loại giấy tờ khác để được xin cấp giấy chứng nhận đăng kí
DN.
15. Mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp phải được cấp lại Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
Sai. Nếu thay đổi những nội dung không được in lên giấy Giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh (thông báo thay đổi - Đ31 LDN 2020) thì không được cấp
lại giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp mới.
16. Doanh nghiệp không có quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh.
Nhận định: ĐÚNG
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 8 LDN năm 2020, khoản 6 Điều 16 LDN
năm 2020.
Theo khoản 1 Điều 8 LDN năm 2020 quy định nghĩa vụ của doanh
nghiệp thì pháp luật yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư
kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Đồng
thời, vì đây là hành vi cấm theo khoản 6 Điều 16 LDN năm 2020 thì doanh
nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ
điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật là các hành vi bị nghiêm cấm.
Ví dụ: khi kinh doanh dịch vụ ăn uống thì phải có giấy chứng nhận an
toàn thực phẩm. .
17. Mọi điều kiện kinh doanh đều phải được đáp ứng trước khi đăng ký
kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Sai. Theo quy định của LDN và LĐT không yêu cầu phải thoả mãn điều
kiện kinh doanh của các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trước khi
đăng kí kinh doanh. Có thể tại thời điểm đăng kí kinh doanh các đối tượng các
chủ thể kinh doanh chưa đáp ứng đủ các điều kiện nhưng những chủ thể đó vẫn
có quyền được đi đăng kí kinh doanh vì không có điều luật nào ngăn cản quyền
đi đăng kí kinh doanh của các chủ thể kinh doanh nào.Khi triển khai kinh
doanh nghành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện
kinh doanh trên thực tế.
18. Công ty con là đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ.
Sai. Công ty con không phải là đơn vị phụ thuộc công ty. Công ty con là
một chủ thể doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh , là đơn vị
kinh doanh độc lập không phụ thuộc vào công ty mẹ. (K2Đ196 LDN 2020)
19. Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp sở hữu phần vốn góp,
cổ phần của nhau.
Tình hình sở hữu chéo hiện nay đang bị cấm vì nó đảm bảo sự minh bạch
về vốn góp của DN
Đúng theo định nghĩa.
II. LÝ THUYẾT
1. Phân biệt quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn vào
doanh nghiệp. Giải thích vì sao Luật Doanh nghiệp có sự phân biệt hai nhóm
quyền này.
2. Trình bày và cho ý kiến nhận xét về thủ tục thành lập doanh nghiệp theo
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
3. Phân tích các hình thức kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp
luật? Cho ví dụ đối với mỗi hình thức kinh doanh có điều kiện.
4. Phân biệt vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn có quyền biểu quyết.
5. Hãy xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại
hình doanh nghiệp.
III. TÌNH HUỐNG
1. Tình huống 1
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) An Bình do ông An làm chủ có trụ sở
chính tại Tp. Hồ Chí Minh, ngành nghề kinh doanh là vận tải hàng hóa bằng
đường bộ. Sau một thời gian, ông An có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh
doanh, cho nên ông đã có những dự định sau:
- DNTN An Bình sẽ thành lập chi nhánh tại Tp. Hà Nội để kinh doanh
ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.
Việc DNTN An Bình sẽ thành lập chi nhánh tại TP.Hà Nội để kinh doanh
nghành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại là không phù hợp với quy
định của Pháp luật. Bởi vì theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật DN 2020 thì
“ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành nghề kinh doanh
của doanh nghiệp”. Trong trường hợp này, việc DNTN An Bình thành lập chi
nhánh để kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại là không
khớp với ngành nghề kinh doanh vận tải hàng hoá bằng đường bộ mà DNTN
đang hoạt động kinh doanh. Cho nên, sự định này của DNTN An Bình là trái
với quy định của pháp luật. Nếu muốn mở chi nhánh kinh doanh ngành nghề
xúc tiến thương mại thì phải thông báo thay đổi đối với cơ quan đăng kí kinh
doanh về việc bổ sung thêm ngành nghề mới. Sau khi đã “thông báo thay đổi”
thì ông A có quyền thành lập chi nhánh kinh doanh ngành giới thiệu đầu tư và
xúc tiến thương mại
- Ông An thành lập thêm một DNTN khác để thực hiện kinh doanh ngành
nghề là buôn bán sắt thép.
Dự định của ông An về việc thành lập một DNTN khác để thực hiện kinh
doanh ngành nghề buôn bán sắt thép là không phù hợp với quy định của pháp
luật. Cụ thể là không phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Doanh
nghiệp 2020. K3 Đ188 quy định rằng “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập
một doanh nghiệp tư nhân”. Bởi vì đối với mô hình DNTN thì người chủ sở
hữu DNTN sẽ chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản tài chính của doanh
nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình; mà một cá nhân thì không thể nào chịu
trách nhiệm vô hạn cho hai DNTN . Cho nên, dự định này của ông An cũng
không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Thay vào đó ông An bổ
sung thêm ngành nghề “buôn bán sắt thép” để kinh doanh ngành nghề này.
- DNTN An Bình đầu tư vốn để thành lập một công ty TNHH một thành
viên để kinh doanh dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du
lịch.
Dự định này của DNTN An Bình là không phù hợp với quy định tại khoản 4
Điều 188 của LDN 2020. Cụ thể khoản 4 điều 188 quy định “ DNTN không
được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần góp vốn trong công ty
hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.” Bởi vì DNTN
muốn góp vốn vào cty TNHH 1 TV thì DNTN đó phải chuyển quyền sở hữu tài
sản cho cty theo quy định của pháp luật mà DNTN không có năng lực sở hữu
tài sản.
- Ông An góp vốn cùng với ông Jerry (quốc tịch Hoa Kỳ) và bà Anna
Nguyễn (quốc tịch Việt Nam và Canada) để thành lập hộ kinh doanh (HKD)
kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại. K1 DD80 NĐ01
Dự định này của ông An không phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 80
của NĐ 01/2021. Ba đối tượng trên không phải là hộ gia đình nên không thể
thành lập hộ kinh doanh.
3. Tình huống số 3
Dương, Thành, Trung và Hải thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
(TNHH) Thái Bình Dương kinh doanh xúc tiến xuất nhập khẩu. Công ty được
cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Trong thỏa
thuận góp vốn do các bên ký:
- Dương cam kết góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt (16% vốn điều lệ).
- Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ của Công ty Thành Mỹ (dự định sẽ là bạn
hàng chủ yếu của Công ty TNHH Thái Bình Dương), tổng số tiền trong giấy
ghi nhận nợ là 1,3 tỷ đồng, giấy nhận nợ này được các thành viên nhất trí định
giá là 1,2 tỷ đồng (chiếm 24% vốn điều lệ).
- Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình, giá trị thực tế vào thời điểm góp vốn
chỉ khoảng 700 triệu đồng, song do có quy hoạch mở rộng mặt đường, nhà của
Trung dự kiến sẽ ra mặt đường, do vậy các bên nhất trí định giá ngôi nhà này là
1,5 tỷ đồng (30% vốn điều lệ).
- Hải cam kết góp 1,5 tỷ đồng bằng tiền mặt (30% vốn điều lệ). Hải cam kết
góp 500 triệu đồng, các bên thỏa thuận khi nào công ty cần thì Hải sẽ góp tiếp1
tỷ còn lại.
(Nguồn: Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp)
Anh (chị) hãy bình luận hành vi góp vốn nêu trên của Dương, Thành, Trung,
Hải.
- Đầu tiên , Dương cam kết góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt (chiếm 16% vốn
điều lệ) vào công ty TNHH Thái Bình Dương là hoàn toàn phù hợp với quy
quy định của pháp luật. Cụ thể là quy định tại khoản 1 Điều 34 LDN 2020 “Tài
sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định
giá được bằng Đồng Việt Nam.” Trong trường hợp này. Dương góp vốn bằng
tiền mặt là Đồng tiền Việt Nam hành vi góp vốn hoàn toàn phù hợp với quy
định của pháp luật.
- Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ của Công ty Thành Mỹ (dự định sẽ là bạn
hàng chủ yếu của Công ty TNHH Thái Bình Dương), tổng số tiền trong giấy
ghi nhận nợ là 1,3 tỷ đồng, giấy nhận nợ này được các thành viên nhất trí định
giá là 1,2 tỷ đồng (chiếm 24% vốn điều lệ). Điều này cũng phù hợp với quy
định tại khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020. Bởi vì giấy ghi nợ cũng là
tài sản mà cụ thể nó thuộc “quyền tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 105
BLDS 2015.
- Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình, giá trị thực tế vào thời điểm góp vốn
chỉ khoảng 700 triệu đồng, song do có quy hoạch mở rộng mặt đường, nhà của
Trung dự kiến sẽ ra mặt đường, do vậy các bên nhất trí định giá ngôi nhà này là
1,5 tỷ đồng (30% vốn điều lệ). Hành vi góp vốn bằng ngôi nhà 700 triệu đồng
của Trung là hợp pháp ( khoản 1 Điều 34 LDN 2020). Nhưng việc các bên định
giá tài sản góp vốn mà cụ thể ở đây là “ngôi nhà của Trung” cao gấp đôi giá trị
thật của nó là trái với quy định tại khoản 5 Điều 16 của Luật Doanh . Khoản 5
Điều 16 quy định về hành vi bị nghiêm cấm: “Kê khai khống vốn điều lệ,
không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng kí; cố ý định giá tài sản góp vốn
không đúng giá trị”.
- Hải cam kết góp 1,5 tỷ đồng bằng tiền mặt (30% vốn điều lệ). Hải cam kết
góp 500 triệu đồng, các bên thỏa thuận khi nào công ty cần thì Hải sẽ góp tiếp1
tỷ còn lại. Hành vi góp vốn của Hải là không phù hợp với quy định của pháp
luật (Khoản 1 Điều 34 LDN 2020). Việc Hải cam kết góp 500 triệu đồng, các
bên thỏa thuận khi nào công ty cần thì Hải sẽ góp tiếp số tiền 1 tỷ còn lại là trái
với quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật DN 2020 “Thành viên phải góp vốn cho
công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện
thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.”

You might also like