You are on page 1of 10

Nhận định pháp luật và chủ thể kinh doanh

CHƯƠNG 1.

1. Mọi chủ thể kinh doanh đều có tư cách pháp nhân.

Sai. Vì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và hộ kinh doanh không có tư cách pháp
nhân.

2. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng kí được đọc giống như tên doanh
nghiệp đã đăng kí.

Sai. Vì theo K1 Điều 41 LDN: “Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết
hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.” Chứ không phải đọc giống.

3. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tiếng Việt sang một trong những tiếng
nước ngoài tương ứng.

Sai. Vì theo K1 DD39 LDN “Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt
sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của
doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.”

4. Chi nhánh và văn phòng đại diện đều có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực
tiếp.

Sai. Vì theo K1,K2 Đ44: “1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn
bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành,
nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp; 2. Văn phòng
đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của
doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của
doanh nghiệp.chỉ có chi nhanh mới có chức năng sinh lợi”

 Chỉ có chi nhánh mới có chức năn g thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp.

5. Mọi doanh nghiệp đều có nhiều người đại diện theo pháp luật.

Sai. Vì theo K2 DD12 LDN thì công ty TNHH và công ty Cổ Phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện
theo pháp luật. Doanh nghiệp tư nhân chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật.

6. Doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong các ngành nghề đã đăng kí với cơ quan đăng kí kinh
doanh.

Đúng. Theo K3 DD16 DN kinh doanh ngành nghề nào thì phải được công khai minh bạch và đăng kí kinh
doanh. Nếu phát sinh thì vẫn phải làm thủ tục đăng kí với cơ quan chức năng

7. Mọi doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh khi tiến hành hoạt động kinh doanh

Sai. Theo K1 Đ7 Luật Đầu tư thì mọi doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

8. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời cũng là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sai. Theo khoản 15 Điều 4 LDN “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc
bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho
doanh nghiệp.” và khoản 11 Đ3 Luật Đầu tư “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy
hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.”

9. Ngành, nghề kinh doanh là một trog những nội dung bắt buộc trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp.

Sai. Theo Đ28 LDN chỉ có 4 nội dung bắt buộc trên giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, tuy nhiên
trong đó không có yêu cầu phải có ngành nghề kinh doah. Mà ngành nghề kinh doanh được cập nhật
trên hồ sơ đăng kí doanh nghiệp

10. Khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục cấp lại Giấy
chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

Sai. Theo khoản 1,2 Đ30 LDN.khi thay đổi nội dung đăng ký doah nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện
thủ tục cấp mới (chứ không phải cấp lại) Giấy chứng nhân đăng kí doanh nghiệp.

11. Doanh nghiệp không có quyền kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ
các điều kiện kinh doanh

Đúng. Theo khoản 6 Đ 16 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm

12. Các cổ đông, thành viên sáng lập định giá tài sản góp vốn theo nguyên tắc đa số

Sai. Theo K2 Đ 36 LDN: “tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông
sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá.

13. Người thành lập doanh nghiệp phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn sang doanh nghiệp.

Sai. Theo K4 Dd35 LDN “tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân
không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp”

14. Mọi điều kiện kinh doanh đều phải được đáp ứng trước khi đăng khí kinh doanh ngành nghề kinh
doanh có điều kiện.

Sai. Theo K1,2 Đ 18 LDN thì mọi điều kiện kinh doanh đều phải được đáp ứng trước khi kinh doanh
ngành nghề kinh doanh có điều kiện

- Theo Khoản 9 Điều 2 Luật đầu tư 2020, điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện cá nhân, tổ
chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện.
15. Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đương nhiên bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp

Sai. Theo khoản 2,3 Điều 17 LDN không phải những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đương
nhiên bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp, chỉ có một số trường hợp bị cấm góp vốn quy định tại khoản 3
Đ 17 LDN.

16. Mọi tổ chức không có tư cách pháp nhân đều có thể trở thành thành viên công ty TNHH và công ty
HD.
Sai. Vì Theo K4, Đ 188: “doanh nghiệp tư nhân (không có tư cách phấp nhân) nên không được quyền góp
vốn vào doanh nghiệp”.

17. Cán bộ, công chứ, viên chức bị cấm thành lập, quản lý và góp vốn vào doanh nghiệp.

Sai. Theo điểm b K3 Đ 17 LDN

Bao gồm các điều khoản sau:

- Cán bộ, công chức, viên chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan hoặc là
vợ/chồng của những người này sẽ không được góp vốn vào công ty hoạt động trong ngành,
nghề mà người này thực hiện công việc quản lý nhà nước (khoản 4 Điều 20 Luật phòng, chống
tham nhũng 2018).
- Cán bộ, công chức, viên chức là vợ/chồng, bố/mẹ, con của người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu cơ quan không được kinh doanh trong phạm vi lĩnh vực mà chồng/vợ, con, bố/mẹ của
họ quản lý trực tiếp (khoản 4 Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng 2018).
- Cán bộ, công chức, viên chức đã thôi giữ chức vụ quản lý trước đây thì không được kinh doanh
trong lĩnh vực mà trước đây họ có trách nhiệm quản lý trong một thời gian nhất định theo quy
định của pháp luật (điểm d khoản 2 Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng 2018).
- Đối với viên chức thì tại khoản 3 Điều 14 Luật viên chức năm 2010 có quy định viên chức được
quyền góp vốn vào các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác
xã…, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

18. Doanh nghiệp phải thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi sử dụng.

Sai. Đ 34 LDN

19. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ.

Đúng. K2 Đ 195 LDN

20. Doanh nghiệp nhà nước là một hình thức pháp lý của doanh nghiệp.

Sai. K1 Đ 88 – DNNN chỉ được tổ chức dưới hai hình thức đó là công ty TNHH; công ty CP

21. Cơ quan đăng ký doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của
các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Sai. K1 Đ4 NĐ01: “Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin
kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo” -> như vậy người thành lập doanh nghiệp hay
người kê khai phải là người chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin
kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2:

1. Việc bán DNTN sẽ làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của chủ DNTN đối với DNTN.

Sai. K2 Đ 192 LDN – sau khi bán DNTN, chủ DNTn vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của DNTN phát sinh trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ
DNTN và người mua có thỏa thuận khác.

2. Giám đốc của DNTN là người đại diện theo pháp luật của DNTN.

Sai. K1,2 Đ190 LDN – chủ của DNTN mới là người đại diện theo pháp luật của DNTN (vì giám đốc có
thể đc chủ DNTN về làm cho họ nên giám đốc không là người đại diện theo pháp luật của DNTN).

3. Tại một thời điểm, chủ DNTN không thể đồng thời làm thành viên của công ty hợp danh.

Sai. K3 Đ 188 “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp
tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.”

4. Chủ DNTN bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì DNTN phải tạm dừng kinh doanh.

Sai. K4 Đ 193 LDN “Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân
sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư
nhân được thực hiện thông qua người đại diện” -> không phải tạm dừng kinh doanh.

5. Chủ DNTN không phải chịu trách nhiệm về hoạt động của DNTN trong quá trình cho thuê DNTN

Sai. Đ 191 LDN – chỉ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về hoạt động của DNTN trong
quá trình cho thuê DNTN với tư cách là chủ sở hữu DNTN.

6. DNTN không được quyền mua cổ phần của công ty CP.

Đúng K4 Đ188 LDN

7. Trường hợp chủ DNTN chết thì người thừa kế sẽ trở thành chủ DNTN.

Sai. K1 Đ54 NĐ01 “Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bán, tặng cho doanh nghiệp hoặc chủ
doanh nghiệp tư nhân chết thì người mua, người được tặng cho, người thừa kế phải nộp hồ sơ đăng
ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
chính...”

- Trường hợp có hai người thừa kế thì không thể cả hai người trở thành chủ của DNTN
- Trường hợp người thừa kế không uốn hoặc từ chối nhận di sản
- Trường hợp người thừa kế là người không được thành lập, qly doanh nghiệp theo quy định của
luật.
8. Tên của hộ kinh doanh không được trùng với tên của các hộ kinh doanh đang hoạt động trong
cùng một tỉnh.

Sai. K4 Đ88 NĐ 01 “Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã
đăng ký trong phạm vi cấp huyện.”

9. Mọi chủ thể khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh.
Sai. Người bán hàng rong hay những hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, muối,.. thì không phải đăng
kí kinh doanh khi tiến hành hoạt động

10. Hộ kinh doanh phải kinh doanh đúng ngành nghề kinh doanh ghi nhận trên Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
11. Chủ hộ kinh doanh có thể đồng thời làm thành viên công ty hợp danh.

sai. K3 Đ 80 NĐ 01 “Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là
chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất
trí của các thành viên hợp danh còn lại.”

12. Hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành
lập.

Sai. K1 Đ 79 NĐ 01 “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành
lập” – không thể do một nhóm người, khi ấy phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

13. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp
tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Sai. K3 Đ 80 NĐ 01 “Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là
chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất
trí của các thành viên hợp danh còn lại.”

14. Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự,
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án.

Đúng. K2 Đ81 NĐ 01: “Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải
quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa
án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Chương 3:

1. Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đều không thể trở thành
thành viên Cty HD.

Sai. Tvieen công ty hợp danh bao gồm TVHD và TVGV. Trong trường hợp ca nhân thuộc đối tượng bị cấm
thành lập doanh nghiệp thì không thể trở thành TVHD nhưng có thể trở thành TVGV nếu không thuộc
các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17.

2. Mọi thành viên hợp hdanh đều là người đại diện theo pháp luật của công ty trong mọi trường
hợp.

Sai. Vì không phải trong mọi trường hợp (mọi giao dịch, mọi quan hệ, đặc biệt là quan hệ tố tụng – chỉ có
chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc mới là người địa diện – Điểm đ khoản 4
Điều 184) thì mọi thành viên đều là người đại diện theo pháp luật của công ty. Có trường hợp ngoại lệ
tạo khoản 4 Điều 184.

3. Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được đồng thời làm chủ sở hữu doanh
nghiệp tư nhân.

Đúng. Khoản 1 Điều 180 hoặc Khoản 3 Điều 188.

4. Thành viên hợp danh có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác nếu được
Hội đồng thành viên chấp thuận.

Sai. hay Khoản 4 Điều 182)

5. Thành viên có thể rút vốn ra khỏi công ty hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Sai. Theo khoản 2 Điều 185. Trường hợp này, thành viên viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo
bằng văn bản và chậm nhất là 6 tháng trước ngày rút vốn. Chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm
tài chính.

6. Khi người thừa kế của thành viên hợp danh đã chết chỉ trở thành thành viên hợp danh khi được
ít nhất ¾ tổng số thành viên công ty hợp danh chấp thuận.

Sai. Theo Khoản 3 Điều 182: Nếu điều lệ của công ty không quy định thì quyết định đó được thông qua
nếu ¾ tổng số thành viên hợp danh tán thành. Tức là sẽ có trường hợp khác do điều lệ công ty quy định.

7. Thành viên hợp danh đã bị khai trừ vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về mọi nghĩa vụ tài chính của công ty.

Sai. Theo khoản 5 Điều 185. Thành viên hợp danh đã bị khai trừ phải liên đới chịu trách nghiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách
thành viên (trong thời hạn 2 năm).

8. Trong công ty hợp danh, chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng
thành viên.

Sai. Theo khoản 1 Điều 187. Không chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng
thành viên mà THGV cũng có quyền biểu quyết về việc sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của mình.
9. Công ty hợp danh không được thuê giám đốc hoặc tổng giám đốc.

Đúng. Theo khoản 2 Điều 184. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, TVHD sẽ phân công
nhau đảm nhiệm các chức danh kiểm soát và quản lý công ty chứ không thuê.

10. Thành viên góp vốn trong công ty hợp danh không thể bị khai trừ.

Sai. Theo khoản 3 Điều 178. Thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn vốn đã cam kết thì số vốn
chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó với công ty. Trong trường hợp này, TVGV có thể bị
khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Chương 4:
1. Mọi thành viên là cá nhân của HĐTV của công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều có thể được
bầu giữ chức chủ tịch HĐTV.

Sai. Nếu cá nhân đó là tvien của HĐTV nhưng họ đại diện cho một tổ chức, mà cá nhân đó không có
quyền quản lý, làm chủ doanh nghiệp (khoản 2 Điều 17) thì không thể giữ chức chủ tịch HĐTV (có chức
năng quản lý).

2. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đều không
thể trở thành thành viên của HĐTV công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Sai. Nếu cá nhân, tổ chức đó không thuộc trường hợp cấm góp vốn tại Khoản 3 Điều 17 thì vẫn là TVGV
và vẫn có thể trở thành thành viên của HĐTV.

3. Thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên đương nhiên có quyền triệu
tập HĐTV.

Sai. Theo Khoản 2 Điều 49 , Thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên có quyền
yêu cầu triệu tập họp HĐTV, chứ không phải đương nhiên có quyền triệu tập HĐTV. Chỉ Chủ tịch HĐTV ới
có quyền triệu tập HĐTV.

4. Thành viên hoặc nhóm Tv công ty TNHH 2 thành viên trở lên sở hữu dưới 10% vốn điều lệ
không có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV.

Sai. Theo khoản 2 Điều 49. Trong trường hợp điều lệ công ty quy định vốn điều lệ nhỏ hơn thì thafh viên
hoặc nhóm thành viên công ty TNHH 2 tvien trở lên sở hữu dưới 10% Vốn điều lệ vẫn có quyền yêu cầu
triệu tập họp HĐTV; Theo Khoản 3 Điều 49: có thành viên đã sở hữu 90% vốn điều lệ thì các thành viên
còn lại đương nhiên có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV.

5. Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH hai thành viên trở lên đều làm thay đổi
tỷ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu.

Sai. Theo khoản 2 Điều 68. Trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty không làm thay đổi tỷ lệ vốn góp
của các thành viên hiện hữu

6. Thành viên có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác
hoặc người khác không phải là thành viên.

Sai. Theo Khoản 4 Điều 51, chỉ trong trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được
mua lại theo quy định tại khoản 3 điều này thì thành viên mới có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn
góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên.

Theo khoản 1 Điều 52. Thành viên không được tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người
khác, mà phải theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 52.

7. Khi không tán thành nghị quyết của Hội đồng thành viên, thành viên có quyền yêu cầu công
ty TNHH 2 thành viên trở lên mua lại cổ phần vốn góp của mình.
Sai. Khoản 1 Điều 51. Khi không tán thành nghị quyết của Hội đồng thành viên được quy định tại Khoản
1 Điều 51 thì thành viên mới có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình.

8. Chỉ có cha, mẹ, vợ, chồng, con được thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên tặng
cho phần vốn góp thì mới đương nhiên trở thành thành viên công ty.

Sai. Theo khoản 6 Điều 53. Chỉ có cha, mẹ (thuộc hàng thừa kế theo pháp luật) của của người này thì
mới đương nhiên trở thành thành viên công ty. Còn các trường hợp khác chỉ trở thành thành viên của
công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

9. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần.

Sai. Theo khoản 3 Điều 46. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần nhưng
trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

10. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành
lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí
doanh nghiệp.

Sai. Theo khoản 2 Điều 47. Thời hạn 90 ngày không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn,
thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản; thành viên chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại
tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

11. Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, các thành
viên chưa góp vốn hoặc chưa gióp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng
với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời
gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Đúng. Khoản 4 Điều 47. Phần vốn góp đã cam kết = tỷ lệ vốn góp đã cam kết.

12. Công ty TNHH 1 thành viên không được phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Đúng. Khoản 4 Điều 74. “trái phiếu chuyển đổi” chỉ công ty cổ phần mới được phát hành

13. Hợp đồng giao dịch giữa công ty TNHH một thành viên là cá nhân với chủ sở hữu công ty
phải được sự phê chuẩn của cơ quan đăng kí kinh doanh.

Sai. Theo khoản 6 điều 86. Hợp đồng giao dịch giữa công ty TNHH một thành viên là cá nhân với chủ sở
hữu công ty phải được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty. Vì mục đích của công ty
TNHH một thành viên là lợi ích cá nhân, nên mọi giao dịch của công ty chỉ cần do cá nhân quyết định và
ghi chép, lưu trữ lại để khi công ty vi phạm đó sẽ là cơ sở xác định trách nhiệm của cá nhân; cơ quan
đáng kí kinh doanh chỉ có thẩm quyền khi đăng kí doanh nghiệp chứ không can thiệp vào hợp đồng giao
dịch của doah nghiệp.

14. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên (trong công ty TNHH một thành viên do tổ
chức làm chủ sở hữu) được thông qua khi có trên 50% số thành viên dự họp tán thành.

Sai. Theo Khoản 6 Điều 80. Riêng việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty,... phải được ít
nhất 75% số thành viên dự họp tán thành...
Chương 5.

1. Cổ đông của công ty cổ phần có quyền sở hữu tất cả các loại cổ phần do công ty phát hành.

Sai.Khoản 1 Điều 116 và khoản 3 Điều 114, chỉ có tổ chức được CP ủy quyền và cổ đông sáng lạp mới
được quyền nắm giữ CPUĐ biểu quyết; cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, và cổ phần ưu
đãi khác do điều lệ công ty quy định hoặc do địa hội đồng cổ đông quyết định.

2. Cổ đông nắm giữu CPUĐ biểu quyết luôn có số phiếu biểu quyết cao hơn cổ đông nắm giữ CPPT.

Sai. Chỉ trong trường hợp số lượng cổ phần bằng nhau thì mới cao hơn. K1 Điều 116

3. Tất cả các cổ đông công ty CP đều có quyền tham dự và biểu quyết tại ĐHĐCĐ.

Sai. Khoản 3 ĐIều 117, 118 cổ đông sở hữu CPUĐ cổ tức không có quyền biểu quyết; cổ đông sở hữu
CPUĐ hoàn lại không có quyền biểu quyết.

4. Đại hội cổ đông được quyền quyết định mua lại trên 10% tổng số CPPT đã bán của công ty.

Sai. Khoản 1 Điều 133. Đại hội ccor đông được quyền quyết định mua lại trên 10% tổn số CPPT đã bán
của cty và dưới 30%

5. CPPT của CĐSL sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy
CNĐKDN.

Sai. Điểm a Khoản 1 Đ120. CPPT của CĐ SL được tự do chuyển nhượng cho các cổ đông sáng lập khác
trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp GCNDN

6. Cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% CPPT đã phát hành.

Sai, K2 Đ120 CĐSL phải cùng nhau mua ít nhất 20% CPPT đã phát hành.

7. Công ty CP có trên 11 cổ đông phải có Ban Kiểm soát.


8. Tất cả thành viên HĐQT đều có nhiệm kỳ không quá 05 năm và đều có thể được bầu lại với số
nhiệm kì không hạn chế.
9. Cuộc họp HĐQT lần thứ ba sẽ diễn ra không phụ thuộc vào số thành viên dự họp.
10. Chủ tịch HĐQT công ty CP phải là cổ đông của công ty.
11. Hợp đồng, giao dịch có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của
công ty phải được HĐQT chấp thuận.
12. Giám đốc/ Tổng giám đốc luôn là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần.
13. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
14. Giá bán cổ phần và mua lại cổ phần do ĐHĐCĐ quyết định.
15. Trong 3 năm kể từ ngày CTCP được cấp giấy GCNĐKDN, cổ đông sáng lập chỉ có thể chuyển
nhượng CPPT của mình cho cổ đông sáng lập khác hoặc người không phải cổ đông sáng lập nếu
được ĐHĐCĐ chấp thuận.
16. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết.
17. Hội đồng quản trị quyết định gia hạn họp ĐHĐCĐ thường niên trong trường hợp cần thiết.
18. Hội đồng quản trị có quyền quyết định kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.

You might also like