You are on page 1of 50

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH

VÀ CHỦ THỂ KINH DOANH


I. Khái quát về kinh doanh và các loại hình chủ thể kinh doanh ở Việt Nam
1. Khái niệm kinh doanh
- Khoản 21 Điều 4 Luật DN 2020 quy định: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một
số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung
ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận
- Để được coi là kinh doanh phải đáp ứng đủ 3 điều kiện:
 Phạm vi: Sản xuất đến tiêu dùng
 Tính chất: Mang tính chất nghề nghiệp
 Mục đích: Tìm kiếm lợi nhuận

2. Chủ thể kinh doanh


- Theo nghĩa rộng: Bất kỳ cá nhân, tổ chức có hành vi, hoạt động đáp ứng đủ 3 điều kiện nêu
trên thì được gọi là chủ thể kinh doanh
- Theo nghĩa hẹp: Luật DN 2020 quy định:
Chủ thể kinh doanh là những tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh mang tính
nghề nghiệp, dưới một hình thức pháp lý nhất định (hình thức được pháp luật quy định)
và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hay loại giấy tờ khác có giá trị
pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật
- Phân loại chủ thể kinh doanh:
 Doanh nghiệp:
 Có 5 hình thức pháp lý: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành
viên trở lên, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp Danh
 Chịu sự điều chỉnh của Luật DN 2020 và Luật chuyên ngành
 Hộ kinh doanh: Quy mô kinh doanh nhỏ nhưng số lượng khá lớn Chịu sự điều chỉnh
của Nghị định 01/2021/NĐ-CP
 HTX, liên hiệp HTX: Là tổ chức kinh tế tập thể

3. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp


3.1 Khái niệm
Khoản 4 Điều 10 LDN 2020 quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”

3.2 Đặc điểm


- Được thành lập theo quy định của pháp luật, dưới một hình thức pháp lý nhất định
- Doanh nghiệp phải có tên riêng: Tên riêng đóng vai trò quan trọng
 Dùng để xưng hô giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với cơ quan
nhà nước
 Giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác
 Giúp nhận diện thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp
- Phải có trụ sở (Bắt buộc): Quy định tại Điều 42 LDN 2020
 Đặt trên lãnh thổ VN
 Nơi đặt trụ sở là nơi đăng ký kinh doanh
 DN được kinh doanh trên toàn quốc và nước ngoài
LƯU Ý:
 Chi nhánh: Điều 44.1 LDN 2020 (thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng
của DN; Ngành, nghề KD phải đúng với DN)
 Văn phòng đại diện: Điều 44.2 LDN 2020 (không thực hiện chức năng kinh
doanh)
 Địa điểm KD: Điều 44.3 (là nơi tiến hành hoạt động kinh doanh)
- DN phải có TS: vì DN là một chủ thể kinh doanh nên cần phải có tài sản để chi trả cho hoạt
động kinh doanh (tài sản của riêng DN – ko phải là tài sản của người chủ sở hữu DN). DN
tư nhân không có tài sản của riêng nó (Tất cả những tài sản phục vụ cho hoạt động kinh
donh của DN tư nhân đêu đứng tên chủ DN tư nhân), 4 loại hình DN còn lại sẽ có tài sản của
riêng nó (Chủ sở hữu phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho DN). TS của DN được
hình thành từ 4 nguồn:
 Vốn góp từ nhà đầu tư: Tổng số vốn góp của các chủ sở hữu công ty là vốn điều lệ
 Vốn do DN huy dộng: Chính là vốn mà DN đi vay cá nhân, tổ chức, ngân hàng
(không được tính vào vốn điều lệ)
 Vốn tạo lập trong quá trình kinh doanh: Phần lợi nhuận mà DN giữ lại sau khi chia cổ
tức, trả các khoản phí…
 Thừa kế, tặng cho
 TS=Vốn điều lệ + TS khác
 TS của DN tăng lên không đồng nghĩa với việc vốn điều lệ tăng lên
 Khi TS mà người góp vốn thay đổi giá trị thì vốn điều lệ vẫn không thay đổi vì khi đó tài sản
góp vốn cho DN đã trở thành tài sản của DN
 Phân biệt Vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn điều lệ Vốn pháp định


Trừ DN tư nhân ra thì tất cả các Mức vốn tối thiểu mà pháp luật quy
loại hình DN khác đều phải có vốn định đối với DN kinh doanh ngành
điều lệ (Vốn mà DN tư nhân đi nghề KD có điều kiện và Đk để KD
đăng ký chỉ được gọi là vốn đầu tư) ngành nghề này là về vồn pháp định
(ko phải DN nào cũng phải đáp ứng
yêu cầu về vốn pháp định)

- DN phải luôn có lao động làm thuê: Mọi hoạt đông của DN được thực hiện bởi người lao
đông Chủ sở hữu có thể đồng thời là người lao động trong DN
- Mục đích của DN:
 Mục đích của DN là nhằm KD thu lợi nhuận
 Là dấu hiệu để phân biệt DN với các tổ chức khác trong XH
LƯU Ý: Trường học và bệnh viện tư nhân không được coi là doanh nghiệp vì không công nhận các đơn vị
này có mục tiêu lợi nhuận. Các đơn vị này được gọi là đơn vị sự nghiệp ngoài công lập

3.3 Phân loại DN


a) Theo hình thức pháp lý
- Công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
 DNNN và DN có vốn đầu tư nước ngoài không phải là hình thức pháp lý của DN

b) Theo tư cách pháp nhân


- Để tổ chức có tư cách pháp nhân phải đáp ứng diều kiện của Điều 74 BLDS 2015:
 Được thành lập theo quy định PL
 Cơ cấu tổ chức theo điều lệ
 Có tài sản độc lập, tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản đó
 Nhân danh chính mình tham gia vào quan hệ PL
- Có tư cách pháp nhân: Công ty TNHH, Công ty hợp danh, công ty cổ phần
- Không có tư cách pháp nhân: Doanh nghiệp tư nhân

c) Theo chế độ trách nhiệm


- TNHH hay trách nhiệm hữu hạn là thuật ngữ mang tính học thuật
- Trách nhiệm của chủ sở hữu DN
- DN vẫn phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
- TNHH: chủ sở hữu chỉ giới hạn trách nhiệm bởi số vốn góp vào
 Thành viên công ty TNHH
 Cổ đông CTCP
 Thành viên góp vốn công ty hợp doanh
- Trách nhiệm vô hạn: phải chịu trách nhiệm đến cùng bằng toàn bộ tài sản của chủ sở hữu.
 Thành viên công ty hợp doanh
 Chủ DN tư nhân
 Ưu điểm: Bảo vệ chủ nợ một cách tối đa
 Nhược điểm: Chủ DN rơi vào tình trạng khánh kiệt

d) Các tiêu chí phân loại khác


- Theo hình thức sở hữu
- Theo quy mô kinh doanh
- Theo mục đích hoạt động chủ yếu của DN
- Theo sự liên kết giữa các DN

II. Thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp theo Luật Doanh Nghiệp 2020
1. Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
a) Một số khái niệm
- Người thành lập doanh nghiệp: Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập
(chỉ doanh nghiệp tư nhân) hoặc góp vốn (các loại hình doanh nghiệp khác ngoài doanh
nghiệp thư nhân) để thành lập doanh nghiệp (Khoản 25 Điều 4 LDN 2020)
- Người quản lý doanh nghiệp: Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư
nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh,
Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch
Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân
giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty (Khoản 24 Điều 4 LDN 2020)
 Có phải tất cả mọi người đều được thành lập doanh nghiêp? Hay giữ chức danh quản lý?
 Theo khoản 1 Điều 17, tất cả mọi người đều được thành lập doanh nghiệp và giữ chức danh
quản lý doanh nghiệp trừ những đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17

2. Góp vốn vào doanh nghiệp theo luật DN 2020


2.1 Các đối tượng có quyền góp vốn
a) Khái niệm góp vốn
Khoản 18 Điều 4 LDN 2020: Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của
công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công
ty đã được thành lập
 Bên cạnh 2 trường hợp quy định tại khoản này thì còn tặng cho, thừa kế phần vốn gốc
trong doanh nghiệp

b) Các đối tượng có quyền góp vốn vào DN


c) Các đối tượng cấm góp vốn vào DN

Khoản 3 Điều 17 LDN 2020: Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần
vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định
của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn
vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công
chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Khoản 4 Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng 2018: Người đứng đầu, cấp phó của
người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong
phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc
chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện
việc quản lý nhà nước.
- Cán bộ công chức viên chức không phải là người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ
quan nhà nước:
 Góp vốn tại thời điểm thành lập: Bị cấm tuyệt đối (điều 17.2)
 Góp vốn sau thời điểm thành lập, được thừa kế, được tặng cho: Không bị cấm
- Cán bộ công chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu:
 Góp vốn tại thời điểm thành lập: Bị cấm tuyệt đối (Điều 17.2)
 Góp vốn sau thời điểm thành lập, được thừa kế, được tặng cho: Chỉ bị cấm trong doanh
nghiệp mà họ trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước
- Vợ, chồng, bố, mẹ, con của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu: Cấm góp vốn tại
thời điểm thành lập, sau thời điểm thành lập, được thừa kế, tặng, cho đối với lĩnh vực người
đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước

2,2 Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp


a) Tài sản được góp vốn
Khoản 1 Điều 34 LDN 2020

b) Chuyển quyền sở hữu tài sản


- Khoản 1 Điều 35 LDN 2020: Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy
định sau đây
- Khoản 4 Điều 35 LDN 2020: Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ
doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp

c) Định giá tài sản vốn góp


- Khoản 1 Điều 36 LDN 2020: Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do
chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá
định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam
 Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng không tiến hành định giá
- Khoản 2 Điều 36 LDN 2020: Góp vốn thời điểm thành lập doanh nghiệp
 Thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận
 Do tổ chức thẩm định giá thì giá trị TS phải được trên 50% thành viên, cổ đông sáng
lập chấp thuận
- Khoản 3 Điều 36 LDN 2020: Góp vốn sau khi thành lập doanh nghiệp
 Chủ sở hữu, HĐTV, HĐQT và người góp vốn thỏa thuận
 Tổ chức thẩm định giá định giá thì phải được người góp vốn và CSH, HĐTV, HĐQT
chấp thuận
 Vì sao cấm định giá cao hơn giá gốc:
 Vì định giá cao hơn thì giấy tờ phản ánh vốn cao hơn vốn điều lệ thực tế, khiến cho khách
hàng, chủ nợ sẽ nghĩ rằng doanh nghiệp này có khả năng tài chính lớn và tiến hành ký kết
những hợp động có giá trị lớn hay cho vay khoản nợ lớn. Điều này gây ra thiệt hại cho
khách hàng, chủ nợ
 Vì sao định giá tài sản thấp hơn giá trị thực tế không bị cấm?
 Định giá thấp hơn sẽ không gây ảnh hưởng, thiệt hại cho đối tượng khác

2.2 Ngành nghề đầu tư kinh doanh


a) Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
b) Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
- Khái niệm: Điều 7 Luật đầu tư 2020
- Danh mục ngành nghề đầu tư KD có ĐK: Phụ lục 4 Luật đầu tư 2020
- Thẩm quyền quy định ĐK kinh doanh: Khoản 3 Điều 7 Luật đầu tư 2020
- Thời điểm đáp ứng ĐK kinh doanh: Khoản 1 Điều 8 Luật Doanh Nghiệp 2020
 Đi đăng ký DN: Không cần thỏa mãn điều kiện KD
 Sau khi đăng ký DN, tiến hành KD: Phải đáp ứng điều kiện KD
 Lưu ý: Ko đủ ĐK KD nhưng vẫn kinh doanh -> Điều 67.1 NĐ 01/2021, Điều 75.4 NĐ
01/2021

c) Các ngành nghề kinh doanh khác


Được tự do kinh doanh
3. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
3.1 Tổng quan
- Tiền đăng ký thành lập DN:
 Thỏa thuận giữa những người cùng kinh doanh với nhau về vốn điều lệ, tên DN, trụ
sở
 Hợp đồng trước đăng ký DN (Điều 18 LDN 2020)
 LDN không can thiệp nhiều trong giai đoạn này
- Đăng ký thành lập DN: Từ soạn hồ sơ đến nhận giấy chứng nhận đăng ký DN
- Khởi động Kinh doanh:
 Khắc dấu
 Đăng ký thuế ban đầu
 Đăng bố cáo
 Mua/In hóa đơn
 Mở tài khoản đứng tên DN tại ngân hàng…
 Bước này được điều chỉnh chủ yếu bởi các luật chuyên ngành

3.2 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp


- Giấy đề nghị đăng ký DN
- Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu DN
- Danh sách chủ sở hữu DN
- Điều lệ công ty (TNHH, CTCP, Công ty hợp danh)
- CSPL:
 DNTN: Điều 19 LDN 2020 (Điều 21 NĐ 01)
 Công ty hợp danh: Điều 20 LDN 2020 (Điều 22 NĐ 01)
 Công ty TNHH 2 TV trở lên: Điều 21 LDN (Điều 23 NĐ 01)
 Công ty TNHH 1 TV: Điều 21 LDN (Điều 24 NĐ 01)
 Công ty cổ phần: Điều 22 LDN (Điều 23 NĐ 01)

3.3 Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh


- CSPL: Điều 14.1.a, Điều 15.1, Điều 31.1 NĐ 01/2021
- Phòng ĐKKD thuộc sở KH và ĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính – Cơ quan ĐKKD cấp
tỉnh
 LƯU Ý: DN hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, cơ quan ĐKKD do luật chuyên ngành
quy định

3.4 Nộp hồ sơ tại cơ quan ĐKKD


- Đăng ký trực tiếp tại cơ quan ĐKKD (Điều 32-34 NĐ 01/2021)
- Đăng ký qua mạng điện tử (Chương V NĐ 01/2021)

3.5 Các vấn đề pháp lý về tên DN


CSPL: Điều 37-41 LDN 2020
- Tên Tiếng Việt:
 Loại hình doanh nghiệp
 Tên riêng
- Tên nước ngoài: Điều 39.1 LDN 2020
- Tên viết tắt: Điều 39.3 LDN 2020
- Những điều cấm trong đặt tên:
 Tên trùng: Điều 41.1 LDN
 Tên gây nhầm lẫn: Điều 41.2 LDN
 Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần
phong mỹ tục của dân tộc: Điều 38.3 LDN
- Tên chi nhánh, văn phong đại diện:

3.6 Giấy chứng nhận ĐK DN


- Mã số DN: Mã số định danh DN và đồng thời là mã số thuế (Khi DN kết thúc KD cũng ko
được cấp mã số này cho DN khác)
- Tên DN
- Vốn điều lệ
- Người đại diện theo PL
- Giá trị pháp lý của giấy ĐK DN:
Là giấy khai sinh của DN
Có hiệu lực toàn quốc

3.7 Thay đổi nội dung ĐKND


a) Thay đổi nội dung giấy CN ĐKDN
- Đk thay đổi ND giấy CN ĐKDN: Điều 30 (áp dụng khi có đk trong điều 28 thay đổi) ->
Được cấp lại giấy CN ĐKDN mới
- Thông báo thay đổi ND ĐKDN: Điều 31 (áp dụng khi có đk thay đổi mà không thuộc điều
28) -> Không được cấp giấy CN ĐKDN mới mà chỉ cập nhật lại thông tin trên hệ thống

III. Quyền và nghĩa vụ của DN


- Quyền của DN (Điều 7 LDN 2020)
- Nghĩa vụ của DN (điều 8 LDN 2020)
- Quyền và nghĩa vụ của DN công ích (điều 9 LDN 2020)
- Quyền và nghĩa vụ của DN xã hội (Điều 10 LDN 2020)

Chương II: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH

A. Doanh nghiệp tư nhân


I. Khái niệm
Khoản 1 Điều 188 quy định: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và
tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

II. Đặc điểm của DNTN


1. Đặc điểm
- DNTN là một loại hình doanh nghiệp (Đáp ứng đủ đk quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật
Doanh nghiệp 2020)
- Chế độ trách nhiệm: Chịu trách nhiệm vô hạn
 Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn bởi chủ DNTN có toàn quyết định nên đem đến rủi ro
rất lớn cho đối tác nên PL phải trao lại cho chủ DNTN trách nhiệm vô hạn, nên khi quyết định
chủ DNTN phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng
- Chủ sở hữu của DNTN:
 Đối tương: Cá nhân, không thuộc điều 17.2
 Số lượng: chỉ 1
 Ưu điểm: Có toàn quyền quyết định
 Bất lợi: Không ai cùng san sẻ rủi ro, quyết định có khả năng không chính xác
 Tổ chức ko được thành lập DNTN bởi Khoản 1 điều 12 quy định người đại diện theo
PL là cá nhân, điều 190 quy định người đại diện theo PL của DNTN là chủ của
DNTN
 Một cá nhân chỉ được thành lập 1 DNTN vì đối với DNTN chủ sở hữu phải chịu trách
nhiệm vô hạn nên chủ sở hữu sẽ không có đủ tài sản để chịu trách nhiệm đối với
DNTN thứ hai (Một cá nhân ko cùng một lúc chịu trách nhiệm vô hạn)
 Chủ DNTN không đồng thời là chủ HKD và thành viên hợp danh công ty hợp danh vì
chủ HKD và thành viên hợp danh công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn
 Chủ DNTN được góp vốn vào Công ty TNHH, CTCP bởi khi góp vốn chủ DNTN đã
chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp, chủ DNTN vẫn còn tài sản khác và có
khả năng chịu trách nhiệm vô hạn đối với DNTN
- Tư cách pháp lý: DNTN không có tư cách pháp nhân\
- Khả năng huy động vốn: DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để
huy động vốn (Điều 188.2)
 Khả năng huy động vốn rất hạn chế
 DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào:
Người mua trái phiếu trở thành chủ nợ, DNTN gắn liền với chủ sở hữu, không
có tư cách pháp nhân. Bản chất cho DNTN phát hành trái phiếu là cho chủ sở
hữu DNTN đi vay tiền rộng rãi từ công chúng mà chủ DNTN không có đủ tài
sản để trả nợ cho công chúng và cũng không thể quản lý được tài sản của cá
nhân
Người mua cổ phiếu sẽ trở thành chủ sở hữu những DNTN chỉ có một chủ sở
hữu. Nếu cho DNTN phát hành cổ phiếu thì sẽ có nhiều người đồng sở hữu
DNTN và khi đó ko còn đúng với bản chất của DNTN

2. Tổ chức quản lý DNTN


- Hoạt động kinh doanh: Điều 190.1
- Quản lý, điều hành DN: Điều 190.2
Trong trường hợp thuê người quản lý thì người đứng ra chịu trách nhiệm vẫn là chủ sở hữu
DNTN
- Đại diện theo PL: Điều 190.3

3. Quyền và nghĩa vụ của DNTN


- Quyền và nghĩa vụ chung dành cho DN quy định tại điều 7, điều 8 LDN
- Không có quyền: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của DN
a) Lĩnh vực tài chính
- Cơ sở pháp lý: Điều 189 LDN
- Tự đăng ký vốn đầu tư, đăng ký chính xác
- Toàn bộ TS sử dụng vào hợp đồng kinh doanh phải ghi chép đầy đủ
- Tăng giảm vốn đầu tư => Đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh (Điều 55 NĐ 01)

b) Cho thuê DNTN


- Khái niệm: Cho thuê DNTN là việc chủ doanh nghiệp chuyển giao quyền chiếm hữu và
sử dụng toàn bộ doanh nghiệp cho người khác trong một khoảng thời gian nhất định để thu
về một khoản tiền gọi là tiền thuê
- Trách nhiệm của chủ DN: Điều 191
- Thủ tục: Điều 191
LƯU Ý: Một cá nhân có thể thuê nhiều DNTN cùng một lúc bởi khi thuê DNTN thì chủ sở hữu
DNTN vẫn là người phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với DNTN chứ không phải là người thuê

c) Bán, tặng cho DN


- Khái niệm: Bán doanh nghiệp là việc chuyển quyền sở hữu toàn bộ doanh nghiệp cho
người khác
- Trách nhiệm của chủ DN: Điều 192.2 LDN 2020
- Thủ tục: Điều 192.3, 192.4 LDN 2020
 Chủ DNTN sẽ được giải phóng trách nhiệm đối với DNTN trong trường hợp bán
DNTN?
 Chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm đối với những khoản nợ, nghĩa vụ trước thời điểm
chuyển giao chưa được giải quyết hết

d) Một số trường hợp đặc biệt


Được quy định tại Điều 193 LDN 2020
 Đây là điểm mới của LDN 2020 so với LDN 2014

B. Hộ kinh doanh
(Điều 79-90 NĐ 01/2021)
I. Khái niệm và đặc điểm
1. Khái niệm
Khoản 1 Điều 79 NĐ 01/2021: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia
đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động
kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền
cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được
các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Lưu ý: Không phải hộ kinh doanh
- Hộ GĐ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối
- Buôn chuyến, kinh doanh lưu động, bán hàng rong, làm dịch vụ có thu nhập thấp => không
quy định cụ thể mà do UBND cấp tỉnh quy định tùy thuộc vào mỗi địa phương
 Xem điều 79.2 NĐ 01/2021, NĐ 39/2007
 Vì sao luật cho phép như vậy?
 Vì những HGĐ, cá nhân này tiến hanhd hoạt động kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ chỉ
nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân, thành viên gia đình và do bản thân họ thực hiện, không
thuê người khác

2. Đặc điểm
- Đặc điểm 1: HKD là chủ thể KD nhưng không phải 1 loại hình DN
 Vì sao?
 HKD không có cơ cấu tổ chức rõ ràng
 Tên riêng được bảo hộ trong phạm vi cấp huyện (Điều 88.4 NĐ 01)
- Đặc điểm 2: Chủ sở hữu (Điều 80.1 NĐ 01)
 Một cá nhân
 Các thành viên hộ gia đình
 Cá nhân, các thành viên hộ gia đình: Công dân VN + NLHVDS đầy đủ
 NĐ 78 còn có thêm một nhóm gồm nhiều cá nhân được thành lập HKĐ
 Các trường hợp bị cấm được quy định tại Điều 80.1 NĐ01
 Những đối tượng bị cấm thành lập DN không đồng nghĩa với việc bị cấm thành lập HKD
- Đặc điểm 3: Chế độ trách nhiệm
 Cá nhân: Chịu TN = toàn bộ TS của mình
 Hộ gia đình: Chịu TN = TS chung của hộ, TS chung không đủ thì thành viên liên đới
chịu TN = Toàn bộ TS của mình (Điều 103 BLDS 2015)
- Đặc điểm 4: Tư cách pháp lý
 Không có TS độc lập, không có sự tách bạch về quyền sở hữu
 Không nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ PL
 HKD không có tư cách pháp nhân
 HKD không thể thành lập, góp vốn, mua cổ phần DN khác
- Đặc điểm 5: Khả năng huy động vốn
 Không có quyền phát hành các công cụ huy động vốn rộng rãi (cổ phần, trái phiểu, chứng
khoán khác…)
 Vốn kinh doanh của hộ KD chủ yếu do chủ hộ đầu tư hoặc vay tín dụng
- Đặc điểm 6: Quy mô kinh doanh
 Địa điểm KD: Nhiều địa điểm KD, chọn 1 địa điểm đăng ký trụ sở (Điều 86.2 NĐ 01)
 Số lượng lao động: Không còn quy định giới hạn số lượng lao động
 Nếu trến 10 lao động thì không bắt buộc chuyển sang hình thức DN (NĐ 78 hết hiệu lực)

II. Đăng ký hộ kinh doanh


1. Quyền đăng ký hộ kinh doanh
Cơ sở pháp lý: Điều 80
Đối tượng có quyền đăng ký KD:
1 cá nhân, thành viên hộ gia đình
- Là công dân VN
- Có năng lực HVDS đầy đủ
- Không đồng thời là chủ sở hữu DNTN, TVHD công ty HD trừ trường hợp các thành viên
HD còn lại nhất trí

2. Trình tự thủ tục đăng ký KD


- Cơ quan đăng ký HKĐ: Điều 14.1.b, 87.1 NĐ 01
Phòng tài chính – kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh
- Trình tự, thủ tục đăng ký: Điều 87 NĐ 01
 B1: Nộp hồ sơ:
 Hồ sơ gồm: Điều 87.2 NĐ 01
 Cơ quan ĐKKD tiếp nhận hồ sơ và trao biên nhận
 B2: Cấp giấy CN ĐKHKD
 Nếu hồ sơ hợp lệ => Cấp giấy CNĐKHKD (3 ngày làm việc)
 Nếu hồ sơ không hợp lệ => Thông báo sửa đổi, bổ sung (3 ngày làm việc)

3. Chấm dứt hoạt động của HKD


- Chấm dứt hoạt động bởi quyết định của chủ hộ (Điều 92 NĐ 01)
- Chấm dứt hoạt động vì bị thu hồi giấy CN ĐKHKD (Điểu 93 NDD01
LƯU Ý
- Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh (Điều 91 NĐ 01)
- Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký HKD (Điều 90 NĐ 01)
CHƯƠNG III: CÔNG TY HỢP DANH
I. Khái niệm và đặc điểm
1. Khái niệm công ty hợp danh
- Khái niệm công ty: Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hay pháp nhân bằng
một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động để đạt được mục đích chung nào đó
- PL thế thời chia thành hai loại công ty:
 Công ty đối nhân: Trọng về yếu tố nhân thân. Quan trọng là ở chỗ nếu góp vốn với
công ty đối nhân thì không chắc chắn sẽ trở thành chủ sở hữu chung của công ty mà
còn phải xem xét các yếu tố nhân thân có phù hợp với các đồng sở hữu còn lại. Sở
hữu vốn nhiều hay ít thì trách nhiệm và quyền lợi cũng như nhau
VD: Công ty hợp danh
 Công ty đối vốn: Yếu tố vốn góp đóng vai trò quan trọng, chỉ cần góp vốn vào công
ty còn các yếu tố nhân thân không quan trọng, không phải là yếu tố chi phối. Yếu tố
vốn góp là sợi dây liên kết của các chủ sở hữu. Sở hữu vốn càng nhiều thì lợi ích càng
nhiều, trách nhiệm càng lớn
VD: Công ty cổ phần, Công ty TNHH
- Khái niệm công ty hợp danh: Công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, gồm
ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một
tên chung và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
(gọi là thành viên hơp danh) và có thể có thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của công ty trong phạm vô số vốn đã góp vào công ty

2. Đặc điểm công ty hợp danh


a) Đặc điểm 1: Chủ sở hữu
- Thành viên hợp danh:
 Bắt buộc phải có (Điều 177.1.a LDN 2020)
 Số lượng: Ít nhất 2 Thành viên (Điều 177.1.a LDN 2020)
 Phải là cá nhân, không được là tổ chức (Điều 177.1.b LDN 2020) bởi trong công ty
hợp danh tất cả các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật
- Thành viên góp vốn:
 Không bắt buộc phải có (Điều 177.1.a LDN 2020)
 Số lượng: Không giới hạn (Điều 177.1.a LDN 2020)
 Là cá nhân hoặc là tổ chức (Điều 177.1.c LDN 2020)

b) Chế độ trách nhiệm


Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn
Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của Chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
mình về các nghĩa vụ của công ty (Điều công ty trong phạm vi số vốn đã góp
177.1.b LDN 2020) (Điều 177.1.c LDN 2020)
 Trách nhiệm vô hạn và liên đới  Trách nhiệm hữu hạn
 Vì sao có sự khác nhau về chế độ trách nhiệm giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn
 Vì quyền hạn của TVHD trong công ty HD lớn hơn (Điều hành quản lý, là người đại diện theo PL,
quyết định những vấn đề của công ty), còn thành viên góp vốn có quyền hạn ít hơn (không được
làm người đại diện theo PL, không được điều hành quản lý công ty, chỉ được quyết định một số vấn
đề liền quan đến quyền lợi của bản thân)

c) Tư cách pháp lý
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy CNĐKDN (Điều 177.2 LDN
2020)
Vì:
- Có TS độc lập (TVHD, TVGV đều phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu vốn góp cho
CTHD)
- Tự chịu trách nhiệm bằng TS của riêng mình
- Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật

d) Khả năng huy động vốn


Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (Điều 177.3 LDN 2020)
=> So sánh DNTN

II. Quy chế thành viên


1. Xác lập tư cách thành viên
- Điều kiện để trờ thành thành viên công ty hợp danh:

Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn


Cá nhân (nhân thân) Cá nhân hoặc pháp nhân (yếu tố vốn
 Quan tâm tới yếu tố nhân thân bởi mỗi góp)
thành viên đều là người đại diện theo  Không quan tâm yếu tố nhân thân
pháp luật của công ty, tham gia quản lý, vì TVGV không có quyền điều
điều hành công ty hành, quản lý công ty, không dại
diện theo pháp luật cho công ty
Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập, Không thuộc trường hợp bị cấm góp
quản lý DN (Điều 17.2) vốn vào DN (Điều 17.3)
Không đồng thời là chủ DNTN, TVHD của Không bị giới hạn
CTHD khác bởi không được dồng thời chịu Bởi TVGV chỉ phải chịu trách nhiệm
hai trách nhiệm vô hạn trong phạm vi số vốn mà mình đã
góp

- Cách thức xác lập tư cách thành viên

Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn


Thanh gia thành lập CTHD => Đương nhiên (không cần sự chấp thuận của ai cả thì
vẫn có tư cách thành viên)
Gia nhập khi công ty tiếp nhận thành viên mới => không đương nhiên: phải có sự
đồng ý của HĐTV (Đ 186, Đ 182.3.c)
 Khi tiếp nhận thành viên mới là TVGV sẽ khiến cho vốn điều lệ của công ty
thay đổi (một phần TC của công ty), tỉ lệ vốn điều lệ giữa các TV thay đổi
nên sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các TV do đó các chủ sở hữu cần phải
biết và cho ý kiến, phải có sự đồng ý của HĐTV
Thừa kế phần vốn góp của TVHD => Thừa kế phần vốn góp của TVGV =>
không đương nhiên thành HĐTV (Đ đương nhiên (Đ 187.1.e)
181.1.h)
Nhận chuyển chượng phần vốn góp của Nhận chuyển nhượng phần vốn góp của
TVHD => không đương nhiên (Đ 180.3, TVGV => đương nhiên (Đ 187.1.d,e)
Đ 182.3.c)

2. Chấm dứt tư cách thành viên

Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn


Rút vốn khỏi công ty (Đ 185.1.a, Đ 185.2, Đ Không được rút
185.5, Đ 182.3.d)
Chết hoặc bị tuyên bố đã chết (Điều 185.1.b) Cá nhân chết, tổ chức bị giải thể
hoặc phá sản
Mất tích, bị hạn chế, bị mất năng lực hành vi Không mất
dân sự (Đ 185.1.b, 4)
 Mất tích phải chấm dứt vì người đó vẫn là
người đại diện cho PL của công ty, được
phép nhân danh công ty ký kết các hợp
đồng => ảnh hưởng đến quyền lợi của các
TV khác
 Người bị hạn chế, bị mất năng lực hành vi
dân sự thuộc đối tượng bị cấm thành lập,
quản lý DN ở khoản 2 Điều 17
Bị khai trừ (Đ 185.3, 5; Đ 182.3.d) Bị khai trừ (Đ 178.3, Đ 182.3.d)
Chuyển nhượng toàn bộ vốn góp cho người Chuyển nhượng, tặng cho, trả nợ
khác (Đ 180.3) toàn bộ vốn góp (Đ 187.1.e)
Công ty bị giải thể
Các trường hợp khác do điều lệ quy định

3. Quyền và nghĩa vụ của thành viên

Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn


Họp và biểu quyết các vấn đề của công ty (Đ Họp và biểu quyết một số vấn đề cơ
181.1.a) bản có liên quan đến quyền và lợi ích
(Đ 187.1.a)
Tự mình tiến hành hoạt động kinh doanh nhân Không được tham gia quản lý công
danh công ty (Đ 181.1.b,c,d) ty, tự mình tiến hành hoạt động kinh
doanh nhân danh công ty (Đ 187.2.b)
Không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh
người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, người khác thực hiện kinh doanh
nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty (Đ cùng ngành, nghề kinh doanh đã
180.2) đăng ký của công ty (Đ 187.1.đ)
 Vì TVHD biết bí mất KD của công ty nên
nếu được cho phép thì những người này sẽ
chuộc lời cho cá nhân hoặc cho tổ chức
khác => ảnh hưởng đến quyền lợi các
TVHD khác
Không được chuyển nhượng trừ trường hợp các Được tự do chuyển nhượng phần vốn
TVHD còn lại đồng ý (Đ 180.3) của mình tại công ty (Đ 187.1.d)

III. Thành phần vốn góp


1. Vấn đề góp vốn của thành viên
 Góp vốn khi thành lập: Đ 178 LDN 2020
- Điều kiện góp vốn: Đúng và đủ số vốn đã cam kết
- Thời hạn góp vốn: Thỏa thuận
- Hệ quả của việc góp không đúng và đủ số vốn đã cam kết
 TV hợp danh:
 Đ 178.2 LDN 2020: Nếu hành vi nộp không đúng và đủ gây thiệt hại thì phaiir
chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty
 Đ 185.3.a LDN 2020: Bị khai trừ
 TVGV: Đ 178.3: Khoản chưa góp đủ được coi là khoản nợ đối với công ty; có thể sẽ
bị khai trừ
 Góp vốn khi tiếp nhận thành viên mới: Đ 186 LDN 2020
- Điều kiện: HĐTV chấp thuận
- Thời hạn góp vốn: 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận (trừ trường hợp HĐTV quy định
thời hạn khác)
- Trách nhiệm của TV hợp danh mới: Cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty (Đ 186.3)

2. Tăng giảm vốn điều lệ


- Tăng vốn điều lệ:
 Tăng vốn góp của các thành viên hiện hữu
 Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới
- Giảm vốn điều lệ
 TVHD tự nguyện rút vốn khỏi công ty
 TV bị khai trừ ra khỏi công ty
 TVHD bị Tòa án tuyên bố là hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực
hành vi dân sự => công ty hoàn trả phần vốn góp (Đ 185.4 LDN 2020)

IV. Cơ cấu tổ chức quản lý


Trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác thì cơ cấu tổ chức công ty hợp danh như
sau:
Hội đồng thành viên

1. Hội đồng thành viên Chủ tịch HĐTV


- Thành phần: Điều 182.1 LDN 2020
Kiêm “Gồm tất cả thành viên …” (gồm và TVHD và TVGV)
GĐ/TGĐ
- Thẩm quyền: Điều 182.3 LDN 2020: “HĐTV có quyền quyết định tất cả công việc kinh
doanh của công ty …”
- Điều kiện thông qua quyết định:
 TVHD: (Đ 182, Đ 181 LDN 2020)
 Được biểu quyết tất cả vấn đề kinh doanh của công ty
 Mối TV được 1 phiếu biểu quyết (Nếu điều lệ không quy định)
 Vấn đề khác phải được 2/3 số TVHD chấp thuận (Điều lệ không quy định tỉ lệ
khác
 TVGV: Chỉ được bỏ phiếu biểu quyết một số vấn đề liên quan trức tiếp đến quyền lợi
của họ được quy định tại Điều 187.a LDN 2020
 Tỷ lệ biểu quyết tại Đ 182.3: không có TVGV
 Quyền biểu quyết mang tính chất hình thức nếu Điều lệ không quy định

2. Chủ tịch HĐTV, Giám đốc/ Tổng giám đốc


- Đối tượng có thể trở thành Chủ tịch HĐTV:
Điều 182.1 LDN 2020: … HĐTV bầu một TVHD làm Chủ tịch HĐTV, đồng thời kiêm
Giám đốc/ Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác
 Công ty không được phép thuê người ngoài làm GĐ mà chỉ có TVHD mới được phép
làm nhiệm vụ quản lý DN (Điều 184.2 LDN 2020)
- Quyền hạn, nhiệm vụ của Chủ tịch HĐTV:
 Theo quy định tại Điều 184.4 LDN 2020
 Theo Điều lệ công ty
CHƯƠNG IV: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
I. Những vẫn đề lý luận chung
Công ty TNHH là sự kết hợp hài hòa giữa mô hình công ty đối nhân và công ty cổ phần
- Kết hợp: TNHH + Sự quen biết
- Khắc phục: Quy chế quản lý phức tạp + Trách nhiệm vô hạn
 Là công ty đối vốn: vốn góp chi phối quyền và nghĩa vụ của thành viên, có vai trò quan
trọng hơn yếu tố nhân thân (chỉ mang một it yếu tố của công ty đối nhân)
 Không mang tính đóng triệt để như công ty đối nhân, không mang tính mở hoàn toàn
như CTCP

II. Công ty TNHH hai thành viên viên trở lên


1. Khái niệm và đặc điểm
a) Định Nghĩa
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, không
phát hành cổ phần, do từ 2 đến 50 thành viên (thành viên sẽ ưu tiên liên kết với những người
quen biết) cùng góp vốn, cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ và chịu trách nhiệm về các
nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp
b) Đặc điểm
- Một loại hình DN (Đ 4.10, Điều 1, Điều 46.1 LDN )
- Có tư cách pháp nhân (Đ 46.2 LDN)
- Chủ sở hữu (Đ 46.1 LDN):
 Có thể là cá nhân (không thuộc Điều 17.3 LDN) hoặc tổ chức (do chủ sở hữu không
nhất thiết phải là người đại diện theo PL của công ty) (tổ chức phải có tư cách pháp
nhân)
 Số thành viên từ 2 đến 50 (nếu quá 50 thành viên mà ko thay đổi cho phù hợp thì sẽ phải
giải thể công ty)
- Chế độ trách nhiệm: Chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn
- Khả năng huy động vốn: Đ 46.3, 46.4 LDN
Được phát hành tất cả các loại chứng khoán trừ cổ phần (cổ phiếu) và trái phiếu chuyển đổi
- Khả năng chuyển nhượng vốn: Khả năng chuyển nhượng vốn hạn chế vì phải đáp ứng một
số điều kiện nhất định
2. Các vấn đề tài chính của Công ty TNHH hai thành viên trở lên
a) Vấn đề góp vốn của thành viên công ty
- Thời điểm góp vốn
 Điều 47.1 LDN: VĐL của công ty TNHH 2 thành viên trở lên khi ĐKDN là tổng giá trị
phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong vốn điều lệ
 TV cam kết góp bao nhiều vốn? Loại tài sản vốn góp? Thời điểm góp vốn?
 Điều 47.2 LDN 2020: Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã
cam kết khi đăng ký thành lập DN trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận ĐKDN
- Thay đổi loại TS cam kết góp vốn
 Điều 47.2 LDN: Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản
khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên
còn lại
 Các điều kiện:
 Trong thời hạn góp vốn
 Trước khi hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu cho công ty (bởi sau khi hoàn
thành thủ tục thì công ty trở thành chủ sở hữu nên công ty mới có quyền định đoạt
tài sản đó, thành viên công ty ko có quyền thay đổi)
 Trên 50% thành viên còn lại chấp nhận
 Phải thỏa mãn 3 điều kiện
- Phạm vi quyền và nghĩa vụ của thành viên
 Trong thời hạn góp vốn (90 ngày)
Điều 47.2 LDN 2020: Trong thời hạn này (90 ngày), thành viên có các quyền và
nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết
 Sau thời hạn góp vốn (90 ngày)
Điều 47.3 LDN 2020: Thành viên chưa góp thì sẽ chấm dứt quyền; Thành viên chưa
góp đủ thì quyền= Vốn đã góp
 Điều 47.4 LDN 2020: Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số
vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các
thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp
đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 điều này
 Điều 48.4 LDN 2020: Thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết
phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỉ lệ thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn
góp
- Thời điểm xác lập tư cách thành viên
Điều 47.5 LDN 2020
 Đã thanh toán phần góp vốn
 Thông tin được ghi đầy đủ vào số đăng ký thành viên

b) Tăng, giảm vốn điều lệ


Điều kiện chung: Nghị quyết về tăng giảm vốn điều lệ phải được Hội đồng thành viên
thông qua (Điều 55.2.b LDN 2020)
 Tăng vốn điều lệ
- Tăng vốn góp của thành viên hiện hữu trong công ty:
Tỷ lệ vốn góp không thay đổi (Đ 68.2 LDN)
Số vốn tăng thêm chia cho các thành viên tương ứng với tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều
lệ
 Tất cả thành viên đều góp thêm
 Vì sao không chia đều mà phải chia theo tỉ lệ vốn góp?
 Nhằm duy trì tỉ lệ vốn góp ban đầu để đảm bảo cơ cấu quyền lực ban đầu được giữ
nguyên
 Nếu thành viên công ty không đủ tiền để góp thêm thì sao?
 Thành viên sẽ được xử lý theo thủ tục Điều 52 LDN 2020
 Công ty chào bán quyền góp vốn cho các thành viên khác tương ứng với tỉ lệ phần
vốn góp
 Nếu chỉ đủ khả năng góp một phần thì phần còn lại được công ty chào bán cho các
thành viên khác tương ứng với tỉ lệ phần vốn góp
- Tiếp nhận vốn góp của TV mới:
 Số lượng thành viên tăng lên
 Tỷ lệ vốn góp của các TV trong vốn điều lệ thay đổi
 Khi công ty tăng VĐL thì tỉ lệ vốn góp của các TV luôn thay đổi
 Nhận định sai, bởi khi công ty tăng VĐL bằng cách tăng vốn góp của thành viên
hiện hữu trong công ty và các thành viên đó đều góp thêm đủ phần góp thêm
tương ứng với tỉ lệ phần vốn góp của họ trong công ty thì tỉ lệ phần vốn góp của
các TV sẽ không thay đổi
 Giảm vốn điều lệ
- Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên:
Điều 68.3.a LDN 2020: Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ
trong vốn điều lệ nếu đã hoạt đồng kinh doanh liên tục trong hơn 2 năm kể từ ngày ĐKDN
và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho
thành viên
- Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên
Điều 51 LDN 2020: Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình,
nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của HĐTV tại khoản 1
điều này
 VĐL giảm tương ứng với giá trị PVG được mua lại
- VĐl không được TV thanh toán đúng và đủ
Điều 47.2 LDN 2020: Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam
kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỉ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng
số vốn đã góp
 Trường hợp duy nhất giảm VĐL mà không cần Nghị quyết của HĐTV
- Thủ tục tăng giảm VĐL (Điều 68.4 LDN 2020)
 Thủ tục nội bộ
 Thông báo với cơ quan ĐKKD

c) Chuyển nhượng phần vốn góp (Điều 52 LDN 2020)


- Khái niệm hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp: Thành viên chuyển quyền sở hữu
phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác mà không phải cho công ty và được thể hiện bằng
hợp đồng
- Đặc điểm chuyển nhương phần vốn góp
 Đối tượng chuyển nhượng:
 Quyền sở hữu phần vốn góp
 Quyền góp thêm vốn
 Chủ thể chuyển nhượng
 Thành viên công ty
 Những người chưa là thành viên công ty nhưng có quyền sở hữu hợp pháp
phần vốn góp của công ty (Khoản 4 Điều 53 LDN 2020)
 Chủ thể nhận chuyển nhượng
 Thành viên công ty
 Cá nhân bên ngoài công ty
 Pháp nhân bên ngoài công ty
- Thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp
Thủ tục chung:
 Chào bán phần vốn góp cho các thành viên còn lại tương ứng với tỉ lệ phần vốn góp
của họ với cùng điều kiện
 Thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết trong 30 ngày thì sẽ được bán cho
người ngoài cùng điều kiện với thành viên còn lại
- Hệ quả:
 VĐL không thay đổi
 Người nhận chuyển nhượng đương nhiên là thành viên

d) Yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp


- Các trường hợp yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp
 TV bỏ phiếu không tán thành nghị quyết của HĐTV trong các trường hợp tại Khoản
1 Điều 51 LDN
 Những người quy định tại Khoản 4 Điều 53 LDN 2020
- Thủ tục yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp ( Điều 51.3 LDN 2020)
- Hệ quả pháp lý:
 VĐL giảm xuống tương ứng với giá trị PVG mua lại
 Tổng tài sản của công ty giảm tương ứng với khoản tiền thanh toán
 Mua lại toàn bộ phần vốn góp, không mua một phần vốn góp => Chấm dứt tư cách
thành viên

3. Thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên


a) Xác lập tư cách thành viên
- Khi thành lập công ty: Đ 47.2,5 LDN 2020
 Trong thời hạn góp vốn: Chưa góp thì tư cách thành viên vẫn được xác lập, quyền và
nghĩa vụ tương ứng với phần vốn đã cam kết
 Hết thời hạn góp vốn: Nếu không góp vốn thì chấm dứt tư cách thành viên, Nếu góp
nhưng góp không đủ thì vẫn còn tư cách thành viên nhưng quyền chỉ tương ứng với
số vốn đã góp
- Khi công ty tăng vốn điều lệ: Điều 68.1 LDN
 Khi tiếp nhận vốn góp thành viên mới: Khi thực hiện xong nghĩa vụ góp vốn và thông
tin được ghi vào sổ thành viên thì sẽ được xác lập tư cách thành viên
 Khi tăng vốn góp của thành viên hiện hữu: Khi thành viên hiện hữu không thực hiện
quyền góp vốn và làm theo thủ tục của Đ 52 LDN, khi người bên ngoài mua quyền
góp vốn, hoàn tất nghĩa vụ góp vốn và thông tin được ghi vào sổ thành viên thì người
mua sẽ được xác lập tư cách thành viên mới
- Nhận chuyển nhượng phần vốn góp: Đ 52.2 LDN 2020
- Được thừa kế: Đương nhiên được xác lập tư cách thành viên mà không cần sự đồng ý của
HĐTV (Đ 53.1); Nếu người thừa kế khước từ trở thành thành viên của công ty thì có quyền
chuyển nhượng phần vốn góp theo Điều 52 hoặc yêu công ty mua lại phần vốn góp theo
Điều 51
 Lưu ý: không có người thừa kế, bị truất quyền thừa kế, từ chối nhận thừa kế thì sẽ
xử lý theo PL dân sự
- Được tặng cho phần vốn góp
 Đương nhiên là thành viên: đối tượng thừa kế theo PL
 Những người còn lại:
 Nếu được HĐTV chấp nhận thì sẽ xác lập tư cách thành viên
 Nếu không được HĐTV chấp nhận thì sẽ chuyển nhượng PVG theo Điều 52
hoặc yêu cầu công ty mua lại PVG theo Điều 51
- Được thanh toàn nợ bằng phần vốn góp
 Là thành viên khi được HĐTV chấp thuận
 Không là thành viên nếu HĐTV không thuận, chỉ được quyền chuyển nhượng phần
vốn góp theo Điều 52 chứ không được quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp
theo Điều 51
- Lưu ý:
 Bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, … (Điều 53.8)
 Bị hạn chế, bị mất năng lực hành vi dân sự … (Điều 53.3)
 Hai trường hợp này, người đó vẫn là thành viên công ty, quyền và nghĩa vụ được
thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật
 Thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích
 Vấn là thành viên công ty, người quản lý tài sản sẽ thực hiện quyền và nghĩa
vụ
 Thành viên bị Tòa cấm hành nghề, làm công việc, … (Điều 53.9)
 Thành viên này không được tiến hành những công việc bị cấm ở công ty hoặc
công ty phải thay đổi ngành nghề
b) Chấm dứt tư cách thành viên
- Công ty bị giải thể, phá sản
- Yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp
- Tặng cho toàn bộ phần vốn góp
- Thành viên là cá nhân chết, thành viên là tổ chức bị giải thể/phá sản
- Thanh toán nợ bằng toàn bộ phần vốn góp
c) Quyền và nghĩa vụ của thành viên
- Quyền của thành viên (Điều 49)
 Tất cả thành viên nhóm thành viên sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên sẽ có quyền
triệu tập họp HĐTV
 Nhận định sai, bởi thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên
sẽ có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV còn chủ tịch HĐTV mới có quyền
đương nhiên triệu tập HĐTV. Khi đến thời hạn mà chủ tịch HĐTV không triệu
tập họp HĐTV theo mong muốn thì thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10 %
vốn điều lệ sẽ đứng ra triệu tập họp HĐTV
- Nghĩa vụ của thành viên (Điều 50)
d) Cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ
(Thi sẽ tập trung ra vào HĐTV)

HĐTV
(Chủ tịch HĐTV)

BKS/KSV
Giám đốc/ Tổng giám
(DNNN, công ty con
đốc
DNNN)

a) Hội đồng thành viên


- Địa vị pháp lý:
Điều 55.1 LDN 2020: HĐTV là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gốm tất cả
thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ
chức

- Thẩm quyền của HĐTV


 Điều 55.2 LDN: Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do
điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo
cáo tái chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị
khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ
 HĐTV có quyền ký kết qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do
điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong
báo cáo tái chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty
 Nhận định sai bởi HĐTV chỉ có quyền thông qua chứ không có quyền ký kết hợp
đồng
 Người đại diện theo PL của công ty mới là người có quyền ký kết hợp đồng
 Hợp đồng, giao dịch có nguy cơ tư lợi (Điều 67)
Giao dịch giữa công ty với những đối tượng có khả năng trục lợi riêng
 Phải có sự chấp thuận của HĐTV
 Thông báo đến HĐTV, Kiểm sát viên
o Đối tượng liên quan
o Dự thảo hợp đông, nội dung chính của giao dịch
 HĐTV chấp thuận khi 65% tổng vốn có quyền biểu quyết tán thành
(Nhứng đối tượng liên quan không có quyền biểu quyết)
- Chế độ làm việc của HĐTV
Làm việc theo cơ chế tập thể
 Biểu quyết tại cuộc họp: Họp HĐTV:
 Họp định kỳ (Điều 55.1 LDN 2020)
o Họp định kỳ theo Điều lệ quy định
o Họp ít nhất 1 năm/lần
 Họp bất thường (Điều 57.1 LDN 2020)
o Chủ tịch HĐTV thấy cần thiết
o Theo yêu cầu của thành viên, nhóm thành viên Điều 49.2,3
 Chủ tịch HĐTV có quyền đương nhiên triệu tập họp HĐTV
 Điều kiện và thể thức tiến hành họp HĐTV
o Điều 58.1 LDN 2020: Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có
số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do
Điều lệ công ty quy định
o Điều 58.2.a LDN 2020: Triệu tập họp lần thứ hai phải được thực hiện trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp HĐTV
triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ
50% VĐL
o Điều 58.2.b LDN 2020: … Triệu tập họp lần ba trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày dự định họp lần hai. Trường hợp này, cuộc họp HĐTV tiến
hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số VĐL được đại diện bởi
số thành viên dự họp
 Lấy ý kiến bằng văn bản
 Điều lệ công ty quy định
- Thông qua nghị quyết của HĐTV:
Điều kiện thông qua nghị quyết:
 Tại cuộc họp: 65%, 75% (Điều 59.3 LDN 2020) (Tỉ lệ phần trăm trên tồng số vốn
tham gia cuộc họp)
 Lấy ý kiến bằng văn bản: 65% (Điều 59.5 LDN 2020) (Tỉ lệ phần trăm trên tổng số
vốn điều lệ)
b) Chủ tịch HĐTV
Đối tượng được bầu làm chủ tịch HĐTV: Điều 56.1 LDN 2020: HĐTV bầu một thành viên
làm chủ tịch. Chủ tịch HĐTV có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty
 Là một chức danh thuộc HĐTV
c) Giám đốc/ Tổng giám đốc công ty
- Địa vị pháp lý:
Điều 63.1 LDN 2020: Giám đốc/ Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh
hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐTV về việc thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của mình
- Quyền và nghĩa vụ: Được quy định
 Điều 63.2 LDN 2020
 Điều lệ công ty
 Quyết định bổ nhiệm
 HĐLĐ, Hợp đồng ủy nhiệm của Giám đốc/ Tổng giám đốc
- Tiêu chuẩn: Điều 63
d) Ban kiểm soát
- Số lượng, nhiệm kỳ: Điều 65.1 LDN 2020
- Tiêu chuẩn, điều kiện: Điều 65.2 LDN 2020
- Quyền, nghĩa vụ, miễn nhiệm, bãi nhiệm, chế độ làm việc: Điều 65.3 LDN 2020
III. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Khái niêm và đặc điểm
Công ty TNHH 1 thành viên là một loại hình doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp công
ty có tư cách pháp nhân, không có quyền phát hành cổ phần, do một tổ chức hoặc một
cá nhân làm chủ sở hữu và chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ, nghĩa vụ tài sản
của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
2. Góp vốn thành lập
- Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp: Điều 75.1 LDN 2020
 Vốn điều lệ tại thời điểm này chính là tổng số vốn góp mà chủ sở hữu cam kết góp
vào công ty
- Thời hạn góp vốn: Điều 75.2 LDN 2020
Phải góp vốn vào công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp
- Thời hạn điều chỉnh VĐL: Điều 75.3 LDN 2020
Hết thời hạn mà không góp đúng và đủ thì phải đi đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn góp vốn
- Hệ quả khi góp vốn không đúng thời hạn: Điều 75.3, Điều 75.4 LDN 2020
Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vốn vào công ty.
Nếu việc góp vốn không đúng thời hạn gây ảnh hưởng cho công ty thì phải bồi thường thiệt
hại cho công ty bằng toàn bộ tài sản của mình
3. Tăng, giảm vốn điều lệ
a) Tăng vốn điều lệ (Điều 87.1,2 LDN 2020)
- Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm
- Huy động thêm vốn góp của người khác
 Tăng số lượng chủ sở hữu => Chuyển sang loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu
(TNHH 2 thành viên, CTCP)
b) Giảm vốn điều lệ (Điều 87.3 LDN 2020)
- Hoàn trả một phần vốn góp trong VĐL của công ty chủ sở hữu
- Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo điều 75 LDN 2020
4. Chủ sở hữu
4.1. Chủ sở hữu là tổ chức

HĐTV

Giám đốc/Tổng giám đóc

Kiểm soát viên (có thể có


hoặc không)

4.2. Chủ sở hữu là cá nhân

Chủ tịch công ty

Giám đốc/ Tổng giám đôc

4.3. Các chức danh cụ thể


- Chủ tịch công ty: Điều 81 LDN
- Giám đốc/Tổng giám đốc: Điều 82 LDN
- BKS/KSV: Điều 65 LDN
- HĐTV: Điều 80 LDN
CHƯƠNG V: CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Khái niệm và đặc điểm
1.1 Khái niệm công ty cổ phần
Điều 111 LDN 2020
 Mang những đặc trưng cơ bản của mô hình công ty cổ phần phổ biển trên thế giới
Điều 32.1 Luật chứng khoán 2019
 Công ty đại chúng là công ty cổ phần.
 Một CTCP được coi là công ty đại chúng khi rơi vào một trong hai trường hợp được
quy định tại Điều 32 Luật chứng khoán 2019
 CTCP có số VĐL góp phải từ 30 tỷ đồng trở lên
 CTCP thực hiện việc chào bán cổ phần lần đầu tiên ra công chúng
 Việc trở thành công ty đại chúng là mục tiêu của CTCP
1.2 Đặc điểm công ty cổ phần
- VĐL chia thành nhiều phần bằng nhau: VĐL được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau
gọi là cổ phần
VD: 1 tỷ được chia thành 10.000 cổ phần thì 1 cổ phần có giá trị là 10.000đ
 Một cổ đông có thể sở hữu nhiều cổ phần, không hạn chế
 Mệnh giá cổ phần (par – value)
 Là giá trị mà CTCP ấn định cho 1 cổ phần và được ghi trên cổ phiếu
 Mệnh giá cổ phần = VĐL chia cho tổng số cổ phần mà công ty dự định phát hành
 Mệnh giá cổ phần được dùng để tính VĐL và tính phần vốn góp mà cổ đông sở hữu
trong công ty
 Mệnh giá cổ phần của tất cả các loại cổ phần trong CTCP đều có giá trị như nhau
 Mệnh giá cổ phần thường ổn định (dù tình trạng công ty có ntn đi nữa mệnh giá cổ
phần vẫn luôn giữ nguyên từ đầu cho tới cuối), không thay đổi mà mang tính chất
danh nghĩa mà thôi (do không phụ thuộc vào tình hình của công ty)
 Mệnh giá cổ phần không phản ánh được tình hình và sự phát đạt của công ty
 Thị giá cổ phần (Market Value):
 Là giá thị trường của cổ phần
 Phụ thuộc vào quy luật cung cầu nên thường xuyên có sự biến động
 Thị giá cổ phần sẽ phụ thuộc vào thông tin nhận được từ công ty đó
- Chủ sở hữu:
 Đối tượng: Có thể là cá nhân hoặc tổ chức (không được rơi vào K3 Điều 17 LDN 2020)
(Điều 111.1.b)
 Số lượng: Ít nhất là 3 cổ đông; Tối đa thì không hạn chế (Điều 111.1.b; Điều 120.1)
- Chế độ trách nhiệm: Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp
- CP được tự do chuyển nhượng: Điều 111.1.d, Điều 127.1 LDN 2020

Hạn chế chuyển nhượng:


120.3 Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
Điều lệ công ty quy định và nêu trong cổ phiếu về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phân (Điều
127.1)
Hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết (Điều 116.3)
- Khả năng huy động vốn
 Điều 111.3 LDN: Phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác
 Điều 110.3 LDN 2014: CTCP được quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn
 Dễ gây hiểu nhầm rằng CTCP chỉ được phát hành cổ phần để huy động vốn, các loại
chứng khoán khác thì CTCP không được phát hành
 Quy định như vậy với mục đích nhấn mạnh rằng chỉ có CTCP mới được phát hành cổ
phần
 Do gây nhầm lẫn nên đến LDN 2020 phải quy định lại
- Tư cách pháp nhân: Có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận giấy Đăng ký DN
2.
2.1 Cấu trúc cổ phần
- Cổ phần của CTCP: Cổ phần là những phần chia bằng nhau của VĐL trong CTCP (Điều
111.1.a LDN 2020)
- Cổ phiếu của CTCP: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ
hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của CTCP (Điều 121.1
LDN 2020)
 Cổ phần với cổ phiếu không phải là một. Cổ phần là ND, cổ phiếu là hình thức thế hiện cổ
phần, là vật hữu hình chứng minh số cố phần mình sở hữu trong CTCP
- Các loại cổ phần của CTCP
Điều 114.2 LDN 2020:
 Cổ phần phổ thông
 Cổ phần ưu đãi biểu quyết
 Cổ phần ưu đãi cổ tức
 Cổ phần ưu đãi hoàn lại
 Cổ phần ưu đãi khác quy định tại Điều lệ hoặc PL chứng khoán
2.2 Cổ phần phổ thông
a) Tính bắt buộc
 Điều 114.1 LDN 2020: CTCP phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ
thông là cổ đông phổ thông
 Điều 120.2 LDN 2020: Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất
20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh
nghiệp
 Chỉ áp dụng với cổ đông sáng lập, người khác không phải là cổ đông sáng lập thì
không phải mua
 Những người này phải cùng nhau mua ít nhất 20%. Những người này ai cũng
phải mua, tỉ lệ mua bao nhiêu thì không quy đinh miễn sao những người này cộng
tổng lại đủ 20% là được
 20% này chỉ tính trên tổng số cổ phần phổ thông chứ không tính tổng số cổ phần
của công ty nói chung (do cổ phần của công ty còn có cả cổ phần ưu đãi)
 Chỉ bắt buộc phải mua đối với cổ phần phổ thông phát hành tại thời điểm đăng ký
doanh nghiệp
 Vì sao chỉ có cổ đông sáng lập bị ràng buộc bởi Điều 120.2 LDN 2020
 Vì cổ đông sáng lập là những người có ý tưởng thành lập ra công ty nên phải có trách
nhiệm với công ty và có trách nhiệm với những người khác – cũng là chủ sở hữu của
công ty. Do đó, luật quy định cổ đông sáng lập tại điều 120.2 LDN nhằm ràng buộc,
gắn kết những cổ đông này với công ty.
b) Tính phổ biến
 Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sở hữu cổ phần phổ thông
 Trừ trường hợp Điều 17.3 LDN 2020
c) Tính chuyển đổi
- Điều 114.5 LDN 2020: Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi
 Vì cổ phần phổ thông bắt buộc phải có trong các CTCP nên nếu cho phép chuyển đổi
thành cổ phần ưu đãi thì sẽ đến một thời điểm không còn cổ phần phổ thông nữa.
Điều đó sẽ mâu thuẫn với quy định
- Hạn chế chuyển nhượng:
 Về nguyền tắc được tự do chuyển nhượng (Điều 115.1.d)
 Ngoại trừ:
 Điều 120.3:
 Chỉ áp dụng đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập mua tại thời
điểm thành lập doanh nghiệp
 Chỉ áp dụng trong vòng 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời điểm 3 năm thì sẽ được tự do chuyển
nhượng
 Được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác
 Chuyển nhượng cho người khác (cổ đông của công ty mà không phải cổ
đông sáng lập; người bên ngoài công ty) không phải là cổ đông sáng lập thì
sẽ phải được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông
 Không áp dụng đối với cổ phần phổ thông mà cổ đông sáng lập có thêm sau
khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hay cổ phần đã được chuyển nhượng
cho người khác không phải là cổ đông sáng lập
 Điều 127.1: Nếu điều lệ công ty quy định và trên cổ phiếu ghi nhận về việc hạn chế
chuyển nhượng thì sẽ bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần
- Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
 Quyền của CĐ phổ thông (Điều 115 LDN 2020)
 Điều 115.1.a LDN 2020: CĐ phổ thông có quyền tham dự và phát biểu trong đại
hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện
theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi
cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết -> Đây là quy định cứng, Điều lệ
công ty không thể quy định khác
 Điều 115.2 LDN 2020: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần
phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có
quyền yêu cầu triệu tập đại hội đồng cổ đông
 Xem thêm: Điều 115.3 LDN 2020
 Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 05% được triệu tập đại hội đồng cổ đông trong mọi trường
hợp
 Chỉ phát sinh quyền triệu tập đại hội đồng đông trong những trường hợp được quy định tại khoản 3
Điều 115
 Điều 119.2 LDN: Cổ đông phổ thông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ
thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người
khác mua lại
 Hậu quả rút vốn trái PL:
Chịu trách nhiệm về khoản nợ trong phạm vi số vốn góp
Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty
 Nghĩa vụ của CĐ phổ thông (Điều 119 LDN 2020)
2.3 Cổ phần ưu đãi
a) Tính bắt buộc
Điều 114.2 LDN: CTCP có thể có cổ phần ưu đãi hoặc không
b) Tính phổ biến
Điều 114.3 LDN 2020: Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại
và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do đại hội đồng cổ đông quyết định
Điều 116.1 LDN 2020: Chỉ có tổ chức được Chính Phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được
quyền năm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết
 Ai sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết thì có khả năng sở hữu số phiếu biểu quyết cao hơn =>
Chiếm ưu thế và có khả năng chi phối công ty. Do đó, luật quy định như vậy nhằm để cho
Nhà nước có nhiều phiếu biểu quyết hơn các cổ đông khác, có khả năng chi phối đến doanh
nghiệp và thực hiện việc điều tiết DN kể cả khi số vốn Nhà nước nắm giữ không nhiều.
Những người cổ đông sáng lập có ý tưởng nhưng không có nhiều vốn thì kêu gọi người bên
ngoài, nếu như những cổ đông khác có nhiều vốn thì sẽ có nhiều phiếu biểu quyết hơn
những người sáng lập. Do đó, việc quy định như vậy nhằm cho cổ đông sáng lập có nhiều
phiếu biểu quyết dù có ít vốn góp trong công ty để điều hành, điều tiết công ty theo ý tưởng
ban đầu
c) Tính chuyển đổi
Điều 114.5 LDN 2020: Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị
quyết của ĐHĐCĐ
Cổ phần ưu đãi biểu quyết sở hữu bởi cổ đông sáng lập thì sẽ tự động chuyển thành cổ phần phổ
thông trong thời hạn 3 năm kể từ ngày nhận giấy đăng ký thành lập DN
Cổ phần ưu đãi biểu quyết sổ hữu bởi tổ chức của CP thì sẽ chuyển thành cổ phần phổ thông
trong thời hạn do Điều lệ công ty quy định
d) Các loại cổ phần ưu đãi
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết
 Điều 116.1 LDN 2020: Cổ phần ưu đãi biểu quyết là CPPT có nhiều biểu quyết hơn
so với CPPT khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ
công ty quy định
Cổ đông ưu đãi biểu quyết luôn có số phiếu biểu quyết nhiều hơn cổ đông phổ thông?
 Nhận định sai.
 Hạn chế của cổ phần ưu đãi biểu quyết:
Điều 116.3 LDN: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển
nhượng cổ phân đó cho người khác trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án,
quyết định của Tòa án hoặc thừa kế
 Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng sau 3 năm từ ngày
nhận giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Cổ phần ưu đãi cổ tức:
 Định nghĩa
 Cách tính
Cổ tức hằng năm = Cổ tức cổ định + Cổ tức thưởng
 Dù công ty kinh doanh như thế nào thì vẫn được nhận cổ tức cố định, còn cổ đông khác
chỉ được chia cổ tức khi công ty kinh doanh có lợi nhuận
 Hạn chế:
 Không được tham gia biểu quyết
 Không được tham gia cuộc họp của ĐHĐCĐ trừ điều 148.6
 Không được để cử người vào hội đồng quản trị và ban kiểm sát
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại
 Ưu đãi
Điều 118.1 LDN 2020: CP ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn
góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu
của CP ưu đãi hoàn trả lại và Điều lệ công ty
 Hạn chế:
 Không được tham gia biểu quyết
 Không được tham gia cuộc họp của ĐHĐCĐ trừ điều 148.6
 Không được để cử người vào hội đồng quản trị và ban kiểm sát
2.4 Xác lập và chấm dứt tư cách cổ đông
- Khái niệm cổ đông:
Điều 4.3 LDN 2020: Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty
cổ phần
- Khái niệm cổ đông sáng lập:
Điều 4.4 LDN 2020: CĐSL là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên
trong danh sách CĐSL công ty cổ phần
 Tất cả cổ đông mua cổ phần của công ty tại thời điểm thành lập doanh nghiệp đều là cổ đông sáng
lập của công ty
 Chỉ có người mua cổ phần phổ thông tại thời thành lập doanh nghiệp và ký tên trong danh sách CDSL
của công ty mới là cổ đông sáng lập của công ty
a) Xác lập tư cách cổ đông
- Đăng ký mua cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp (Điều 113.2,5 LDN)
 Tổng số cổ phần mà họ đăng ký mua sẽ được đem nhân với mệnh giá cổ phần để ra VĐL của
CTCP tại thời điểm thành lập doanh nghiệp và lấy VĐL đó để đi đăng ký thành lập doanh
nghiệp
 Điều 113: Người đăng ký mua có thời gian 90 ngày hoặc thời gian ngắn hơn mà Điều lệ công ty
quy định để thanh toán số lượng cổ phần đã đăng ký => Trong thời hạn này, những người này có
quyền và nghĩa vụ tương ứng với số cổ phần đăng ký mua dù đã thanh toán hay chưa.
 Nếu góp không đủ thì công ty có 30 ngày để điều chỉnh VĐL ở cơ quan đăng ký thành lập DN
- Mua cổ phần khi công ty chào bán trong phạm vi cổ phần được quyền chào bán
 Chào bán cổ phần chưa được đăng ký mua hết tại thời điểm đăng ký thành lập
doanh nghiệp (Điều 112.3 LDN)
 Chào bán cổ phần chưa được thanh toán tại thời điểm đăng ký thành lập doanh
nghiệp (Điều 113.3,5 LDN)
 Chào bán cổ phần công ty phát hành thêm trong quá trình hoạt động (Điều 123.1,4
LDN)
- Chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận trả nợ cổ phần (Điều 127 LDN)
- Mua cổ phần bán đấu giá để thi hành án (Áp dụng luật thi hành án dân sự)
b) Chấm dứt tư cách cổ đông
- TH1:
- TH2
- Công ty mua lại toàn bộ cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
- Công ty quyết định mua lại toàn bộ cổ phần của 1 cổ đông
- Tặng cho, trả nợ toàn bộ cổ phần
- Cổ đông là cá nhân chết, cổ đông là tổ chức phá sản/giải thể
3. Các vấn đề tài chính của CTCP
3.1 Huy động vốn
a) Phát hành cổ phần
- Chào bán cổ phần:
Điều 123.1 LDN 2020: Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại
cổ phần được quyền chào bán để tăng VĐL
 Bán cổ phần chưa được đăng ký mua hết, chưa được thanh toán tại thời điểm đăng ký
doanh nghiệp
 Bán cổ phần phát hành thêm khi công ty đang hoạt động
 Thẩm quyền chào bán: Điều 138.2.b LDN 2020 (khác 153.2.c)
 Hệ quả: Điều 123.4 LDN 2020 => Công ty phải đi điều chỉnh VĐL trong thời hạn 10
ngày
 Hình thức chào bán: Điều 123.2 LDN 2020
 Cổ đông hiện hữu: (quan trọng nhất)
 Điều 124.1 LDN 2020: Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là
trường hợp công ty tăng thêm số lượng CP, loại CP được quyền chào
bán và bán toàn bộ số CP đó cho tất cả CĐ theo tỷ lệ sở hữu CP hiện
có của họ tại công ty
 Điều 124.2.c LDN 2020: Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua
cổ phần của mình cho người khác (cổ đông hoặc người ngoài không là
cổ đông)
 Số CP dự kiến chào bán không được CĐ và người nhận chuyển nhượng quyền ưu tiên mua đăng ký
mua hết?
 Điều 124.3: HĐQT sẽ bán số CP này cho CĐ khác hoặc người khác với điều kiện không thuận lợi hơn trừ
TH ĐHĐCĐ có chấp thuận khác
 Chào bán CP riêng lẻ: Điều 125 LDN 2020
 B1: Họp ĐHĐCĐ => Thông qua phương án chào bán CP riêng lẻ
 B2: CĐ công ty đăng ký mua theo tỷ lệ sở hữu CP => Quyền ưu tiên
mua
 B3: Bán cho người khác theo phương án chào bán riêng lẻ
 Chào bán CP ra công chúng: Điều 4.19 Luật chứng khoán 2019
 Điều kiện và thủ thục chào bán do Pháp luật CK điều chỉnh
- Bán cổ phần:
 Điều 126 LDN 2020: HĐQT quyết định thời điểm, phương thức và giá bán CP. Giá
bán CP không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán hoặc giá trị được ghi
trong sổ sách của CP tại thời điểm gần nhất, trừ các TH
 Cổ phần bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập => Lúc
công ty mới thành lập, chưa có uy tín, nếu bắt bán bằng giá thì sẽ khó bán, khó có khả
năng huy động vốn => Để đảm bản cổ phần của công ty có khả năng cạnh tranh với
các công ty khác trên thị trường nên đã cho phép bán giá thấp hơn
 Bán cho tất cả cổ đông theo tỉ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ ở công ty => đảm bảo
giữ nguyên quyền lực của công ty, những người hiện có đã có đóng góp về mặt TC
của công ty nên đảm bảo quyền của họ trong công ty
 K3: Để họ bán cho người t3 thì bán với giá thị trường, nhằm đảm bảo cho cổ phần có
khả năng bán được, và khoản chênh lệch là phần thù lao của họ
- Mua cổ phần
CPPT: không thuộc điều 17.3
CP ưu đãi biểu quyết: CĐSL (3 năm), tổ chức được CP ủy quyền (Điều lệ)
CP ưu đãi khác: Do điều lệ, ĐHĐCĐ quyết định
Hình thức thanh toán (Điều 131): Tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ bí quyết kỹ
thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ
Thời hạn thanh toán:
Mua CP tại thời điểm thành lập công ty: 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh/Điều lệ/ Hợp đồng đăng ký mua CP (Điều 113.1)
Mua CP sau thời điểm thành lập DN: Thanh toán đủ 1 lần (Điều 124.4.5)
b) Các biện pháp huy động vốn khác
- Khái niệm: Điều 4.3 LCK 2019: Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích
hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành
- Một số loại trái phiếu:
 Trái phiếu chuyển đổi:
 Khi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần phổ thông thì người sở hữu trái phiếu chuyển đổi trở
thành chủ sở hữu công ty, VĐL của công ty sẽ tăng lên
 Trái phiếu chuyển đổi sẽ làm cho VĐL của công ty tăng lên
 Trái phiếu kèm quyền mua cổ phần: Cho người sở hữu trái phiếu quyền mua cổ phần
của công với giá ấn định trước
 Trái phiếu công trình: Người sở hữu được trả cả gốc lẫn lãi và thêm một phần lợi
nhuận phát sinh từ công trình
 Cổ phiếu hay trái phiếu an toàn hơn?
 Trái phiếu ít rủi ro hơn so với cổ phiếu. Do nếu công ty phá sản thì chủ nợ sẽ được ưu tiên thanh toán
trước so với chủ sở hữu (má trái phiếu là xác nhận sở hữu đối với một phần nợ). Thêm vào đó, dù
công ty kinh doanh lời hay lỗ nếu đến thời hạn thanh toán thì phải trả cả gốc lẫn lãi cho người sở hữu
trái phiếu, còn người sỏ hữu cổ phiếu thì chỉ khi công ty kinh doanh có lời thì mới được chia cổ tức
- Phát hành trái phiếu
 Thẩm quyền: Điều 130.1 quy định do HĐQT quyết định nhưng HĐQT quyết định
dựa trên đề xuất với ĐHĐCĐ
 Thủ tục phát hành: Điều 129, Điều 130.2
 Điều kiện phát hành: Điều 128.2,3
3.2 Thay đổi vốn điều lệ (Giảm VĐL)
- Hoàn trả một PVG (Điều 112.5)
 Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho
cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động
kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp
và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn
trả cho cổ đông
 VĐL của công ty giảm tương ứng với tổng mệnh giá các loại cổ phần đã hoàn
trả
 Công ty mua lại cổ phần của cổ đông theo yêu cầu của cổ đông (Điều 132 LDN)
 Chỉ có cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại
công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công
ty mới có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình (Điều 132.1 LDN)
 Việc yêu cầu mua lại phải lập thành văn bản và phải gửi đến công ty trong thời
hạn 10 ngày kể từ ngày ĐHĐCĐ thông qua nghị quyết
 Yêu cầu công ty mua lại là mua lại toàn bộ cổ phần để chấm dứt tư cách cổ đông,
ra khỏi công ty
 Việc quy định như vậy nhằm bảo vệ lợi ích của những cổ đông này
 Giá cả ưu tiên dựa trên sự thỏa thuận của hai bên, nếu không thỏa thuận được
thì dựa trên giá thị trường, nếu ko có giá thị trường thì dựa vào Điều lệ công ty,
nếu không có nữa thì sẽ đưa ra tổ chức thẩm định giá
 Mua cổ phần theo quy định của công ty (Điều 133)
 Chỉ được áp dụng với CPPT và cổ phần ưu đãi cổ tức
 Thẩm quyền quyết định
 HĐQT: quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng
loại đã bán trong thời hạn 12 tháng
 ĐHĐCĐ: các trường hợp còn lại do ĐHĐCĐ quyết định
 ĐHĐCĐ được quyền quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần phổ thông đã bán
 Nhận định sai, bởi mua lại trên 10% tổng số cổ phần phổ thông đã bán nhưng không được quá 30%
tổng số cổ phần phổ thông (bởi công ty chỉ được mua không quá 30% tổng số cố phần phổ thông)
 Đối với Điều 132 và 133, khi công ty mua lại thì phải đáp ứng các điều kiện của Điều 134:
 Sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh
toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
 Cổ phần mua lại được coi là cổ phần chưa bán
 VĐL giảm xuống tương ứng với tổng mệnh giá số CP được mua lại => Đăng
ký điều chỉnh VĐL
 Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại
Điều 113 của Luật này
 Công ty hoàn trả lại vốn góp cho cổ đông ưu đãi hoàn lại

4. Cơ cấu tổ chức của CTCP


IV.1.Khái quát
a) Mô hình 1 Điều 137.1.a LDN

ĐHĐCĐ

HĐQT BKS (Có thể có)

Giám đốc/ TGĐ

- Có 2 hội đồng với 2 chức năng khác nhau


 ĐHĐCĐ tập hợp tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của công ty => Là cơ quan
đại diện cho chủ sở hữu
 HĐQT tập hợp những người có trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng liên quan
đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty, thực hiện việc quản lý của công ty =>
Thành viên không nhất định phải là cổ đông của công ty
 ĐHĐCĐ có thành phần rất phức tạp, xuất phát từ nhiều hoàn cảnh và trình độ khác nhau. Do
đó, việc quản lý không thể đưa cho cơ quan này thực hiện, Vì vậy mới trao quyền quản lý cho
HĐQT để gi?úp công ty thực hiện việc kinh doanh sinh lời cho công ty
- Giám đốc/ Tổng giám đốc: Thực hiện việc điều hành những công việc kinh doanh thường
ngày của công ty
- Ban kiểm sát (không bắt buộc phải có):
 Khi nào CTCP ko bắt buộc có BKS?
 CTCP không bắt buộc có BKS khi:
 Về số lượng: Có dưới 11 cổ đông
 Về sở hữu: Các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty
 CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 137 LDN 2020
 CTCP tổ chức theo mô hình 1 có trên 11 cổ đông thì bắt buộc phải có BKS?
 Nhận định đúng. Bởi để ko bắt buộc có BKS thì phải thỏa mãn cả 2 điều kiện
 CTCP có dưới 11 cổ đông thì không bắt buộc phải có BKS>
 Nhận định sai. Bởi phải thêm điều kiện là các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50%
tổng số cổ phần của công ty mới ko cần có BKS

b) Mô hình 2

ĐHĐCĐ

HĐQT
(TV độc lập và Ủy ban kiểm toán)

Giám đốc/ TGĐ

- TV độc lập: Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan trong công ty và hoạt động của
HĐQT (về việc thực hiện nghị quyết của ĐHĐCĐ, Điều lệ công ty, …)
- Ủy ban kiểm toán: Kiểm tra, giám sát về mặt tài chính (xem xét báo cáo tài chính, hợp đồng
giữa công ty với những người có liên quan đến công ty…)
- HĐQT phải có ( Điều 137.1.b)
 Ít nhất 20% số TV là thành viên độc lập
 Có Ủy ban kiểm toán trực thuộc HĐQT
- LƯU Ý: Người đại diện theo pháp luật (Điều 137.2)
 Một người đại diện theo PL: 1 trong hai chức danh
 Chủ tịch HĐQT (Điều lệ không quy định cụ thể)
 Giám đốc/ TGĐ (Khi Điều lệ quy định)
 Có nhiều hơn 1 người đại diện theo pháp luật thì bắt buộc nguoief đại diện theo PL
phải có:
 Chủ tịch HĐQT
 Giám đốc/TGĐ
 2 người này đương nhiên là người đại diện theo PL

 Chủ tịch HĐQT luôn là người đại diện theo PL của CTCP
 Nhận định sai. Trường hợp công ty có 1 người đại diện theo PL mà điều lệ công ty quy định
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo PL thi Chủ tịch HĐQT không phải là
người đại diện theo PL của CTCP

IV.2. Đại hội đông cổ đông


Điều 138.1 LDN 2020: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của CTCP
- Địa vị pháp lý: Là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP
 ĐHĐCĐ bao gồm tất cả các chủ sở hữu của CTCP
 Nhận định sai. Bởi ĐHĐCĐ chỉ bao gồm những chủ sở hữu có quyền biểu quyết (bao gồm cổ
đông phổ thông, cổ đông ưu đãi biểu quyết và cổ đông ưu đãi do điều lệ công ty quy định có quyền
biểu quyết). Cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ dông hoàn lại không có quyền biểu quyết nên sẽ không là
thành viên của ĐHĐCĐ
- Thành phần: cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi biểu quyết và cổ đông ưu đãi do điều lệ
công ty quy định có quyền biểu quyết
- Cuộc họp ĐHĐCĐ
 Thời gian họp
 Cuộc họp thường niên: Điều 139.1,2 LDN
 Ít nhất mỗi năm 1 lần, trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm
tài chính
 Có thể gia hạn nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài
chính
 Cuộc họp bất thường: Điều 140.1 LDN
 HĐQT thấy cần thiết
 Số lượng thành viên HĐQT (3-11), ban kiểm soát (3-5) còn lại ít hơn số
lượng tối thiểu theo quy định của PL
 Theo quy định của cổ đông hoặc nhóm cổ đông (cổ đông phổ thông sở
hữu từ 5 % tổng số cổ phần phổ thông hoặc tỉ lệ thấp hơn do Điều lệ
quy định)
 Theo yêu của của BKS
 Theo Điều lệ công ty quy định
 Địa điểm họp (Điều 139.1 LDN)
 Phải ở trên lãnh thổ VN
 Trường hợp cuộc họp ĐHĐCĐ được tổ chức đồng thời ở nhiều địa điểm khác
nhau thì địa điểm hợp ĐHĐCĐ được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp
 CĐ được coi là tham dự họp ĐHĐCĐ (Điều 144.3 LDN)
 Ý nghĩa: Tham dự ĐHĐCĐ thì phiếu biểu quyết mới được coi là hợp lệ
 Các trường hợp được coi là tham dự họp ĐHĐCĐ (Điều 144.3)
 Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp
 Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp
 Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử
hoặc hình thức điện tử khác
 Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử
 Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều
lệ công ty
 Thẩm quyền triệu tập
 Cuộc họp thường niên: HĐQT (Điều 140.1)
 Cuộc họp bất thường:
 HĐQT: Điều 140.1,2 LDN
 BKS (Điều 140.3 LDN): Trong vòng 30 ngày HĐQT không triệu tập thì
sẽ đến BKS
 Cổ đông, nhóm cổ đông: Điều 140.4 LDN: Trong 30 ngày tiếp theo
BKS không triệu tập thì Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 5 % cổ phần
phổ thông hoặc tỉ lệ thấp hơn do Điều lệ công ty quy định sẽ tiến hành
triệu tập đại hội đồng cổ đông.
 Họp lần 1 (Điều 145.1 LDN)
Cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50 % tổng
số phiếu biểu quyết; tỉ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định
 Họp lần 2 (Điều 145.2 LDN)
 Thời hạn: 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần 1 (Điều lệ công ty không quy
định khác)
 Tỷ lệ: Từ 33% tổng số phiếu biểu quyết (Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy
định)
 Họp lần 3 (Điều 145.3 LDN)
Đáp ứng 1 điều kiện
 Thời hạn: 20 ngày kể từ ngày dự họp lần 2 (Điều lệ không quy định khác)
 Không có điều kiện về tỷ lệ
 Điều kiện để nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua (Điều 148.1,2 LDN 2020)
 Biểu quyết tại cuộc họp:
 Các vấn đề tại Điều 148.1: Từ 65% tổng số phiếu có quyền biểu quyết
của tất cả cổ đông dự họp tán thành
 Các vấn đề còn lại: Trên 50% tổng số phiếu có quyền biểu quyết của
tất cả cổ đông dự họp tán thành
 Lấy ý kiến bằng văn bản: NQ của ĐHĐCĐ được thông qua nếu được số cổ
đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền
biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định
Bài tập: A: 2%; B: 3%; C: 5%; D: 30%; E: 20%; F: 40%
 Họp: A, D, C tham dự. Biểu quyết thông qua NQ về tách công ty thành 2 công ty X và Y. D và C
biểu quyết thông qua.
A; D; C chỉ mới chiếm 37% tổng số biểu quyết => Không đủ 50% nên cuộc họp không hợp lệ
 Nghị quyết không thể được thông qua
 Họp: A, B, C, D, E tham dự. Biểu quyết thông qua NQ về sáp nhập phòng hành chính với phòng
nhân sự. A và D biểu quyết thông qua
A, B, C, D, E chiếm 60% tổng số phiểu biểu quyết => Cuộc họp hợp lệ
Cuộc họp về vấn đề thuộc điểm c khoản 1 Điều 148 LDN nên cần có 65% tổng số phiếu cổ quyến biểu
quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành. Mà A, D thông qua chưa chiếm đủ 65% tổng số phiếu
 Do đó, nghị quyết không được thông qua

LƯU Ý:
- Hiệu lực nghị quyết ĐHĐCĐ (Điều 152.1,3): Có hiệu lực từ ngày thông qua hoặc từ ngày được ghi
trên nghị quyết
- Trường hợp yêu cầu Tòa án/ Trọng tài hủy bỏ nghị quyết (điều 152.3, Điều 151)
- NQ vi phạm trình tự thủ tục thông qua thì vẫn có hiệu lực nếu được 100% tổ cổ phần có quyền biểu
quyết thông qua (Điều 152.2)

 Bầu hội đồng quản trị và ban kiểm soát


 Bầu dồn phiếu (Điều 148.3):
Bầu dồn phiếu khi bầu thành viên của HĐQT và BKS (Nếu điều lệ công ty không
quy định khác)
 Bầu trực tiếp
 Cổ đông bầu cho ứng cử viên nào thì ứng cử viên đó sẽ nhận được toàn bộ
phiếu bầu tương ứng với số phiếu biểu quyết của cổ đông đó
 Ứng cử viên đắc cử là người dành được nhiều phiếu bầu cao nhất từ trên
xuống dưới cho đến khi đủ số lượng thành viên HĐQT cần bầu
VD: CTCP X(VĐL = 1 ty, 100 CPPT)
A: 15 CPPT, 15% VĐL
B: 30 CPPT, 30% VĐL
C: 55 CPPT, 55% VĐL
Bầu HĐQT gồm 4 thành viên
A đề cử A1
B đề cử B1, B2, B3
C đề cử C1, C2, C3, C4
Bầu trực tiếp
A (15%) B(30%) C (55%)
15 phiếu 30 phiếu 55 phiếu
A1 15 0 0
B1 0 30 0
B2 0 30 0
B3 0 30 0
C1 0 0 55
C2 0 0 55
C3 0 0 55
C4 0 0 55

Bầu dồn phiếu


A (15%) B (30%) C (55%)
60 phiếu 120 phiếu 220 phiếu
A1 60 0 0
B1 0 70 0
B2 0 40 0
B3 0 10 0
C1 0 0 130
C2 0 0 70
C3 0 0 10
C4 0 0 10

IV.3.Hội đồng quản trị


- Chức năng:
Điều 153.1 LDn 2020: HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh côn gty
để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của
ĐHĐCĐ
 Nhân danh ở đây không giống người đại diện theo PL, bởi nhân danh ở đây chỉ nhân
danh để giải quyết các công việc trong nội bộ công ty chứ không có quyền nhân danh
công ty ở bên ngoài công ty
 ĐHĐCĐ là cơ quan đại diện cho chủ sở hữu, còn HĐQT là cơ quan quản lý
- Thành phần:
 Số lượng: Điều 154.1 LDN
 Nhiệm kỳ: Điều 154.2 LDN (5 năm cho một nhiệm kỳ, không hạn chế số nhiệm kỳ)
 Thành viên hết nhiệm kỳ cùng lúc: Điều 154.3 LDN
 Lưu ý: Nhiệm kỳ của thành viên độc lập (Điều 154.2 LDN): Mỗi nhiệm kỳ 5 năm năm,
không được làm thành viên HĐQT với tư cách thành viên độc lập 2 nhiệm kỳ liên tục.
- Điều kiện, tiêu chuẩn thành viên HĐQT
 Tiêu chuẩn, điều kiện TV hĐQT
 Tiêu chuẩn, điều kiện TV độc lập
- Miễn nhiệm TV HĐQT(Điều 160.1)
 Không còn đủ điều kiện
 Từ chức và đơn từ chức được chấp nhận
 Điều lệ công ty quy định
- Bãi nhiệm (Điều 160.2)
 Không tham gia hoạt động của HĐQT trong 6 tháng không vì lý do bất khả khác
 Điều lệ công ty quy định
- Bầu bổ sung TV HĐQT: Điều 160.4, Điều 155.3 LDN
- Chủ tịch HĐQT (Không rơi vào Điều 17.2 LDN)
 HĐQT bầu một thành viên của HĐQT làm CHủ tịch Điều 156.1 LDN
 Chỉ là một chức danh chứ không phải là một cơ quan của công ty như Giám đốc/
Tổng giám đốc
 Thủ tục bầu Chủ tịch HĐQT
 Quyền và nghĩa vụ: Điều 156.3 LDN
 Quyền và nghĩ vụ mang tính chất hình thức
 Khi HĐQT tổ chức họp thông qua nghị quyết, nếu số lượng chấp thuận và
không chấp thuận như nhau thì sẽ quyết định theo hiếu của Chủ tịch HĐQT
(HĐQT bỏ phiếu theo đầu người chứ không dựa vào tỷ lệ vốn góp) (HĐQT
thông qua nghị quyết theo nguyên tắc đa số
- Quyền và nghĩa vụ của HĐQT (Điều 153.2, Điều 159 LDN)
- Cuộc họp HĐQT (Điều 157)
 HĐQT họp ít nhất mỗi quý một lần và có thể họp bất thường
 Các trường hợp triệu tập họp bất thường
 Điều kiện tiến hành họp HĐQT
 Lần 1: Có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp
 Lần 2: 7 ngày + hơn ½ số thành viên HĐQT dự họp
 Nếu như cuộc họp lần 2 không họp được thì nếu vẫn có nhu cầu thì sẽ tính lại như lần
1
 Điều kiện thông qua NQ của HĐQT: Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy
định tỷ lệ khác cao hơn, NQ của HĐQT được thông qua nếu được đa số TV dự
tán thành
 Đình chỉ NQ của HĐQT: Điều 153.4 LDN
 Đối với những người bỏ phiếu tán thành thì phải chịu trách nhiệm, bồi thường thiệt
hại cho công ty khi những nghị quyết này trái với điều lệ, pháp luật
IV.4. Giám đốc/ Tổng giám đốc (Điều 162, Điều 163 LDN)
IV.5. Ban kiểm soát (Điều 168 đến Điều 174 LDN)
IV.6. Ủy ban kiểm toán (Điều 161 LDN)
 Cơ quan mới được LDN 2020 ghi nhận
 Vai trò: Thực hiện chức năng kiểm tra giám sát về mặt tài chính (Kiểm tra báo cáo tài
chính, hợp đồng giữa công ty với người có liên qua có tư lợi hay không)
CHƯƠNG VI:

I. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp (Điều 198 – Điều 205)
Có 5 hình thức tổ chức lại doanh nghiệp: Chia; tách; hợp nhất; sáp nhập; chuyển đổi loại hình DN

1. Phân biệt chia – tách


- Đều áp dụng với công ty TNHH (1 thành viên và hai thành viên trở lên), CTCP; Đều hình
thành các DN mới
- Chia: Sau khi chia thì công ty ban đầu sẽ chấm dứt sự tồn tại
- Tách: Sau khi tách, công ty ban đầu vẫn tồn tại, chỉ thay đổi về quy mô mà thôi

2. Phân biệt hợp nhất – sáp nhập


- Áp dụng với tất cả các loại hình công ty: Công ty hợp doanh, Công ty TNHH, CTCP; Doanh
nghiệp bị hợp nhất, sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại.
- Hợp nhất: Sau khi hợp nhất, quy mô của công ty mới sẽ bằng các công ty ban đầu cộng lại
và các doanh nghiệp ban đầu sẽ không còn tồn tại.
- Sáp nhập: Không hình thành DN mới, nhưng DN cũ có sự khác biệt về quy mô
VD: A, B, C => B, C sáp nhập vào A => A vẫn tồn tại, quy mô A lớn hơn vì bằng B+C
và công với chính nó => A không phải là DN mới mà là DN cũ, B và C sẽ chấm dứt sự
tồn tại

3. Chuyển đổi loại hình DN


- Được áp dụng khi bản thân CSH của DN thấy sự hoạt động của Dn không còn phù hợp với
loại hình Dn hiện tại, hoặc số lượng thành viên không còn phù hợp với điều kiện quy định
của PL
- Chỉ áp dụng đối với Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên, CTCP,
DNTN
 CTCP  TNHH 1 thành viên (2 chiều)
 CTCP  TNHH 2 thành viên (2 chiều)
 DNTN => TNHH 1 thành viên (1 chiều)
 DNTN => TNHH 2 thành viên (1 chiều)
 DNTN => CTCP (1 chiều)
 DNT => Công ty hợp danh (1 chiều)
II. Giải thể DN
1. Bản chất
- Là thủ tục hành chính bởi: Tất cả các bước của quá trình giải thể DN không có sự can thiệp
của CQNN mà do chủ sở hữu tự tiến hành, cuối cùng thì báo về CQ đăng ký kinh doanh đẻ
CQĐKKD cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia
- Phá sản: Thủ tục tư pháp đặc biệt vì tất cả các bước đều có sự can thiệp của TA, CSH thực
hiện dưới sự giám sát của TA
2. Điều kiện tiến hành thủ tục giải thể (Điều 207)
DN phải đủ tiền, đủ tài sản để thanh toán hết khoản nợ và nghĩa vụ tài sản, tài chính khác
của nó thì mới đủ điều kiện để chấm dứt hoạt động thông qua thủ tục giải thể
Nếu không đủ khả năng thanh toán thì phải chấm dứt hoạt động thông qua thủ tục phá sản
3. Các trường hợp giải thể DN (Điều 207)
- Kết thúc thời hạn đã ghi trong Điều lệ công ty nhưng không gia hạn thêm
- Theo Nghị quyết, quyết định của CSH DN => Giải thể tự nguyện
- Công ty không còn đủ sổ lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng
liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình DN
- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN:
 Các trường hợp thu hổi giấy chứng nhận đăng ký DN (Điều 212)
CHƯƠNG VIII: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT PHÁ SẢN

I. Phá sản
1. Khái niệm phá sản
- Điều 4.2 LPS 2014: Phá sản là tình trạng của DN, HTX mất khả năng thanh toán và bị
TAND ra quyết định tuyên bố phá sản
- DN, HTX mất KNTT không phá sản
 khi ko ai gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
 Khi có người gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tòa án thụ lý đơn nhưng sau đó
trong quá trình giải quyết tình trạng phá sản thì DN, HTX khôi phục khả năng thanh
toán, TA sẽ đình chỉ quyết định phá sản
- Điều 4.1 LPS 2014: DN, HTX mất khả năng thanh toán là Dn, HTX không thực hiện nghĩa
vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán
 Chủ nợ được quyền gửi đơn yêu cầu TA mở thủ tục phá sản
 Không cần biết khả năng thực tế của DN có khả năng thanh toán nợ hay không, chỉ
cần biết quá thời hạn 3 tháng là có thể gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Khái niệm thủ tục phá sản
- Gồm nhiều thủ tục nhỏ
 Nộp đơn, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục PS
 Mở thủ tục phá sản
 Phục hồi KD
 Tuyên bố PS và thi hành quyết định tuyên bố PS
 Tính liên tục và đầy đủ của 4 bước này ko phải là yếu tố bắt buộc
- Là thủ tục tư pháp đặc biệt
 Không phải thủ tục hành chính
 Khác với tố tụng dân sự và tố tụng hình sự (người tiến hành tố tụng là người đại diện
cho CQNN; còn người tiến hành thủ tục phá sản không phải lúc nào cũng đến từ
CQNN)
 Không phải giải quyết vụ án tại Tòa án
- Thủ tục thanh toán nợ đặc biệt
 Chỉ tiến hành khi DN mất KNTT (nợ thì tới hạn là có thể đòi)
 Theo trình tự thủ tục của Luật phá sản (nợ thông thường thì đòi theo hình thức nào
cũng được)
 Có thể dẫn đến sự chấm dứt tồn tại của DN
 Nợ có thể không được thanh toán hết
 Thanh toán nợ tập thể
- Phân biệt thủ tục giải thể và thủ tục phá sản
Thủ tục giải thể Thủ tục phá sản
Thủ tục hành chính Thủ tục tư pháp
DO DN tự thực hiện Do TA thực hiện
Có nhiều căn cứ khác nhau (Điều Chỉ có 1 căn cứ duy nhất (DN
207) không có KNTT)
DN, HTX phải thanh toán hết các Có thể thanh toán hết các khoản nợ
khoản nợ hoặc không
Người quản lý DN bị giải thể không Người quản lý DN bị giải thể không
bị hạn chế quyền KD bị hạn chế quyền KD

2.2 Đối tượng áp dụng


Điều 2 LPS 2014:
- Doanh nghiệp
- HTX, liên hợp HTX
 Hộ kinh doanh mà không có KNTT thì không được đòi nợ thông qua thủ tục phá sản
CHƯƠNG IX: THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ

I. Chủ thể tiến hành và tham gia quá trình yêu cầu tuyên bố phá sản
1. Chủ thể tiến hành thủ tục phá sản
Tòa án và Thẩm phán
a) Thẩm quyền của Tòa án
Điều 8 LPS
- Thẩm quyền theo cấp Tòa án: Cấp tỉnh hay cấp huyện?
- Thẩm quyền theo lãnh thổ: Tỉnh nào? Huyện nào? (DN đặt trụ sở ở đâu)
VD: Công ty TNHH X có trụ sở tại phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM, bị nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tòa án nào có thẩ quyền thụ lý
 Không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 nên sẽ thuộc thẩm quyền
của tòa án cấp huyện. Do đó, Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh sẽ có quyền thụ lý
b) Cử thẩm phán, thay đổi thẩm phán
- Chánh án TAND phân công thẩm phán
- Thẩm phán phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 10.1
LPS 2014 => Do Chánh án hoặc Tòa cấp trên trực tiếp quyết định (Tòa cấp trên quyết định
khi Chánh án cũng là Thẩm phán)
 Quy định nhằm đảm bảo tính khách quan
2. Chủ thể tham gia thủ tục phá sản
2.1. Chủ nợ
- Điều 4.3 LPS 2014 quy định: Chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu DN,
HTX thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ
- Phân loại:
 Chủ nợ không có bảo đảm (Điều 4.4 LPS): DN ko bảo đảm thanh toán nợ bằng 1 tài
sản nào hết
 Chủ nợ có bảo đảm một phần (Điều 4.6 LPS): Được bảo đảm bằng tài sản của DN
hay của bên thứ 3 nhưng tài sản bảo đảm < khoản nợ
 Chủ nợ có bảo đảm: Được bảo đảm thanh toán khoản nợ hết bằng tài sản của DN
2.2. DN mất khả năng thanh toán
2.3. Người lao động trong DN
2.4. Chủ sở hữu của DN mất khả năng thanh toán
II. Trình tự thủ tục giải quyết phá sản
1. Nộp đơn và thụ lý đơn
1.1. Chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn
a) Chủ nợ (Điều 5.1 LPS)
- Loại chủ nợ: Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần
- Điều kiện; hết 3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà không được Dn, HTX thanh toán
nợ
- Nội dung đơn: Điều 26 LPS
b) Người lao động (Điều 5.2 LPS)
- CHủ thể: NLĐ, đại diện công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
- Điều kiện: hết 3 tháng mà không được trả lương, khoản nợ khác
- Nội dung đơn: Điều 27 LPS
 Điểm mới của LPS 2014 là đã cho cá nhân NLĐ đi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản chứ không cần thông qua tổ chức đại diện NLĐ
c) Cổ đông CTCP (Điều 5.5 LPS)
- Chủ thể: Cổ đông, nhóm cổ đông
- Điều kiện:
 Sở hữu từ 20 % CPPT và liên tục 6 tháng
 Có quyền không phụ thuộc vào điều lệ công ty
 Sở hữu< 20% liên tục 6 tháng
 CHỉ có quyền nộp đơn khi ĐLCT quy định
- Nội dung đơn: Điều 29, 28 LPS
d) Thành viên HTX, người đại diện PL của HTX thành viên (Điều 5.6 LPS)
- Chủ thể:
 Thành viên của HTX mất khả năng thanh toán
 Người đại diện theo PL của HTX thành viên của Liên hiệp HTX mất khả năng thanh
toán
- Điều kiện: HTX, LHHTX mất KNTT
- Nội dung đơn: Điều 28, 29 LPS
I.2 . Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn
 Người đại diện theo PL của DN, HTX
 Chủ DNTN
 Chủ tịch HĐQT
 Chủ tịch HĐTV
 TV hợp danh
 Chủ sở hữu công ty TNHH
1.3. Thụ lý đơn
- Thương lượng (Điều 37 LPS):
 Chỉ diễn ra khi chủ nợ là người nộp đơn
 Phải làm để nghị bằng văn bản để các bên thương lượng với nhau
 Mục đích: Rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
 DN chỉ thương lượng với người nộp đơn mà thôi
 Hệ quả:
 Thương lượng thành công: Tòa án sẽ trả lại đơn
 Thương lượng không thành công
 Hết thời hạn thương lượng mà không thương lượng
 Trong hai TH này Tòa án sẽ thụ lý
- Phân công thẩm phán:
 CSPL: Điều 31 LPS
 Thẩm quyền phân công: Chánh án Tòa
 Thời hạn: 3 ngày
- Xử lý đơn (Điều 32 LPS)
 Thời hạn xem xét: 3 ngày kể từ ngày được phân công thẩm phán
 Chủ thể xử lý đơn: Thẩm phán được phân công giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản
 Xử lý đơn
 Đơn hợp lệ => TB nộp lệ phí, tạm ứng chi phí PS (Điều 22,23,38)
 Đơn không hợp lệ => Sửa đổi, bổ sung đơn (Điều 34 LPS)
 Chuyền đơn cho TA có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền của tòa kacs (Điều
31 LPS)
 Trả lại đơn yêu cầu mở TTPS (Điều 35,36 LPS)
- Thụ lý đơn (Điều 39, 99 LPS)
 Phải nộp lệ phí, chi phí PS => Khi toà nhận được biên lai => Tòa thụ lý
 Ngày nhận đơn và thụ lý đơn khác nhau
 Miễn nộp lệ phí, chi phí PS => Ngày tòa nhận đơn => Tòa thụ lý
 Ngày nhận đơn cũng là ngày thụ lý
 Tổ chức tín dụng:
 Ngân hàng nhà nước chấm dứt kiểm soát đặc biệt nhưng vẫn mất KNTT
 Ngân hàng nhà nước đã chấm dứt, không áp dụng biện pháp phục hồi nhưng
vẫn mất khả năng thanh toán
 Thủ tục phá sản là thủ tục bắt buộc đối với thủ tục phá sản
 Nhận định sai, tổ chức tín dụng không có bước phục hồi
- Tạm đình chỉ yêu cầu và nghĩa vụ TS
 Thời hạn ra quyết định đình chỉ: 5 ngày làm việc kể từ ngày Tòa thụ lý đơn
 Chủ thể yêu cầu: Chủ nợ hoặc DN yêu cầu Tòa án
 Áp dụng đối với HĐ đang có hiệu lực và có thể gây bất lợi cho DN
2. Mở thủ tục phá sản
II.1. Quyết định mở hoặc không mở
30 ngày sau khi thụ lý đơn:
- Không mở TTPS => DN, HTX không mất KNT (Điều 42.5)
- Mở TTPS => DN, HTX mất KNTT (Điều 42.2)
- Tuyên bố phá sản => Tuyên bố PS rút gọn (Điều 105) (Do DN ko còn tài sản hoặc còn quá
ít)
II.2. Giao dịch của DN, HTX bị giám sát
- Giao dịch bị giám sát: Điều 49.1 LPS
 Vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, chuyển nhượng, …
 Chấm dứt thực hiện HĐ có hiệu lực
 Thanh toán nợ phát sinh sau khi mở TTPS, nợ lương lao động
- Thủ tục:
 DN, HTX phải báo cáo với quản tài viên, DN quản lý thanh lý tài sản
 Trong thời hạn 3 ngày, QTV, DN QLTLTS phải báo kết quả cho DN, HTX và phải
thông báo với thẩm phán về kết quả
 Nếu đồng ý: GD được thực hiện
 Nếu không đồng ý: GD bị đình chỉ, khôi phục lại như ban đầu
II.3. Giao dịch của DN, HTX bị cấm
- Giao dịch bị cấm: Điều 48.1 LPS
- Hậu quả pháp lý:
 Nếu tiến hành sẽ bị vô hiệu
 Áp dụng thủ tục tại Điều 60 LPS
II.4. Kiểm kê tài sản của DN, HTX
 Giúp tòa án, chủ nợ xác định tình hình hiện tại của DN, HTX để ra quyết định cho
phục hồi
- Thời hạn kiểm kê (Điều 65 LPS)
 30 ngày kể từ ngày Dn, HTX nhận được quyết định mở TTPS
 Được gia hạn không quá 2 lần, mỗi lần không quá 30 ngày
- Chủ thể kiểm kê (Điều 65 LPS) :
 DN, HTX => CÓ nghĩa vụ kiểm kê
 QTV, DN QLTLTS => DN, HTX kiểm kê không chính xác => Kiểm kê lại 1 phần
hoặc toàn bộ TS
II.5. Lập danh sách chủ nợ và những người mắc nợ
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp
quản lý, thanh lý tài sản phải lập danh sách chủ nợ (Điều 66.1)
- 45 ngày để kiểm kê từ ngày ra QĐ mở TTPS => Kể từ ngày hết thời hạn niêm yết DS những
người mắc nợ => Trong vòng 10 ngày tiếp theo, Gửi sách cho người mắc nợ (Điều 67.2
LPS)
II.6. Tổ chức hội nghị chủ nợ
 Ra quyết định cho DN được áp dụng thủ tục phục hồi hay không
- Thời điểm tổ chức
 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê TS
 Nếu kiểm kê TS sau khi thành lập DS chủ nợ
 20 ngày kể từ ngày lập DS chủ nợ
 Nếu kiểm kê TS trước khi lập DS chủ nợ
Tóm lại: Kiểm kê TS và lập DS chủ nợ đều thực hiện xong
- TH không tổ chức HNCN:
 TA tuyên PS theo thủ tục rút gọn (Điều 105 LPS)
 Giải quyết PS đối với tổ chức tín dụng (Điều 97 LPS) (Do tổ chức tín dụng không có
thủ tục phục hồi)
 TA quyết định đình chỉ TTS trước khi HNCN được tổ chức (Điều 86 LPS)
- Điều kiện HNCN hợp lệ (Điều 79 LPS)
 Có QTV, DN QLTLTS tham gia
 Ít nhất 51% tổng số nợ không bảo đảm tham gia
 Nếu không đáp ứng đủ thì được hoãn HNCN (Hoãn1 lần duy nhất – 30 ngày)
 Nếu không hợp lệ lần nữa => TUYÊN BỐ PS
- Điều kiện thông qua NQ của HNCN (Điều 81.2 LPS)
 Quá bán tổng số chủ nợ không có bảo dảm tham dự
 Đại diện ít nhất 85% tổng số nợ không có bảo đảm tán thành
3. Phục hồi kinh doanh
- Xây dựng phương án phục hòi kinh doanh (Điều 87)
 Sau khi HNCN thông qua nghị quyết PHKD, trong vòng 30 ngày làm việc, DN phải
xây dựng phương án PHKD
 DN gửi đến thẩm phán, chủ nợ, QTV, DN QLTLTS để nhận góp ý, hoàn thiện
phương án
 Trong vòng 10 ngày làm việc tiếp theo, QTV, DN QLTLTS gửi ý kiến cho DN để
DN hoàn thiện phương án
 Sau đó 15 ngày đưa phương án ra HNCN
 Trong vòng 10 ngày tiếp theo triệu tập HNCN
- Điều kiện để HCN lần 2 hợp lệ (9Điều 90)
 Ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm tham gia
 QTV, DN QLTLTS phải tham gia
 Không thỏa mãn thì được hoãn 1 lần trong 30 ngày
 Sau 30 ngày, triệu tập HNCN lần 2 => nếu không được tiến hành thì TA sẽ tuyên bố
DN phá sản
- THực hiện phương án PHKD
 Thời hạn thực hiện phương án:
 Theo nghi quyết của HNCN
 Nếu HNCN không xác định thời hạn => Không quá 3 năm kể từ ngày HNCN
thông qua phương án
4. Tuyên bố PS, thi hành quyết định tuyên bố PS
4.1. Các trường hợp ra quyết định tuyên bố PS
- PS theo thủ tục rút gọn (Điều 105 LPS)
- PS khi HNCN không thành (Điều 106 LPS)
- PS sau khi có NQ của HNCN (điều 107 LPS)
4.2. Phân chia TS của Dn, HTX
- Chi phí PS
- Các khoản nợ của NLĐ
- Khoản nợ nhằm phục hồi KD
- Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, nợ không bảo đảm, phần nợ được được bảo đảm của chủ
nợ có bảo đảm 1 phần
 Khi cùng hàng mà số TS còn lại ko đủ để thanh toán hết thì sẽ chia theo tỉ lệ
 Sau khi thanh toán hết 4 hàng mà TS vẫn còn thì CSH mới được chia tương ứng với tỉ
lệ PVG trong công ty
 Chỉ phân chia khi Tuyên bố PS

You might also like