You are on page 1of 5

PHÁP LUẬT CHỦ THỂ KINH DOANH

Chương 1: Những vấn đề chung về kinh doanh và chủ thể kinh doanh
(Trọng tâm)
Chương 2: Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
Chương 3: Công ty HD
Chương 4: Công ty TNHH (Trọng tâm)
Chương 5: Công ty CP (Trọng tâm)
Chương 6: Doanh nghiệp nhà nước
Chương 7: Tổ chức lại và giải thể DN
Chương 8: Hợp tác xã
Chương 9: Những vấn đề chung về PS và pháp luật về PS
Chương 10: Thủ tục phá sản DN, HTX

VĂN BẢN QPPL


 Về doanh nghiệp:
1. Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022)
2. Luật Doanh nghiệp năm 2014
3. Nghị định 01/2021/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp
4. Nghị định 47/2021 Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh
nghiệp
5. Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT Hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp
6. Nghị định 39/2007/NĐ-CP Về cá nhân hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
7. Nghị định 122/2021/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
8. Luật Cán bộ, công chức 2004 (sđ, bs năm 2019) (Điều 20)
9. Luật Viên chức 2010 (sđ, bs năm 2019) (Điều 19)
10. Luật Phòngm chống tham những 2018 (sđ, bs năm 2020) (Điều 20)
 Về phá sản:
1. Luật Phá sản năm 2014
2. Nghị định 22/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Phá sản về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
3. Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định của Luật
Phá sản
4. Thông tư 01/2015/TT-CA Quy định về quy chế làm việc của các tổ
thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản
 Doanh nghiệp nhà nước:
- Luật Doanh nghiệp (Chương IV)
- Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh
tại doanh nghiệp 2014 (sđ, bs năm 2018)
- Nghị định 159/2020/NĐ-CP Về quản lý người giữ chúc danh, chức vụ
và người đại diện vốn nhà nước tại Doanh nghiệp
- Nghị định 91/2015/NĐ-CP Về đầu tư vốn nhà nước vào Doanh nghiệp
và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Doanh nghiệp (sđ, bs năm 2020,
2021)
- Nghị định 87/2015/NĐ-CP Về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào
Doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công
khai thông tin tài chính của DNNN và doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

1.2. Khái niệm kinh doanh trong pháp luật doanh nghiệp
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn
của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch
vụ trên thị trường nhằm mục địch tìm kiếm lợi nhuận. (K21 Đ4 Luật
Doanh nghiệp)
1.3. Chủ thể kinh doanh:
+ Doanh nghiệp
+ Hộ kinh doanh
+ Hợp tác xã
1.4. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp
Định nghĩa:
- Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch,
được thành lập hoặc đăng lý thành lập theo quy định của pháp luạt nhằm
mục đích kinh doanh. (K10 Đ4 Luật Doanh nghiệp).
Đặc điểm:
- Doanh nghiệp là tổ chức được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo
pháp luật.
- Doanh nghiệp thể hiện dưới một hình thức pháp lý cụ thể.
Hình thức pháp lý:
+ Doanh nghiệp tư nhân
+ Công ty HĐ
+ Công ty TNHH
+ Công ty Cổ phần
- Doanh nghiệp có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch và có sử dụng
lao động làm thuê
2.1. Quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty.
- Góp vốn báo gồm:
+ Góp vốn để thành lập công ty

+ Góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập (K18 Đ4 Luật
Doanh nghiệp).
- Quản lý doanh nghiệp:
Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý DNTN và người quản lý
công ty, bao gồm chủ DNTN, thành viên HD, Chủ tịch Hội đồng thành
viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội
đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ
công ty. (K24 Đ4 Luật Doanh nghiệp)
 Đối tượng không được thành lập và quản lý Doanh nghiệp
Nhóm 1: Mang yếu tố “nhà nước:
Thứ nhất, cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử
dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi
riêng cho cơ quan, đơn vị mình. (Điểm a khoản 2 Điều 17 Luật Doanh
nghiệp)
Thứ hai, Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ,
công chức và Luật Viên chức. (Điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Doanh
nghiệp 2020; Điều 20 Luật Cán bộ, công chức 2008; Điều 19 Luật VC;
khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng)
Thứ ba, Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân

Đặc điểm:
- Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại thời điểm có giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Về thành viên công ty:
+ Thành viên: pháp nhân hoặc cá nhân
+ Số lượng: 2-50 thành viên
- Chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn:
Chủ sở hữu thành viên cổ đông không được vi phạm trách nhiệm của
mình theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty.
(Nếu làm trái quy định Điều 69 thì xử theo quy định Điều 70 LDN 2020)
- Không được quyền phát hành cổ phần.
2.2. Vấn đề tài chính của công ty
2.2.1. Vấn đề góp vốn thành lập công ty (Điều 47)
 Vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp:
- Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký
thành lập doanh nghiệp (tối đa 90 ngày) là tổng giá trị phần vốn góp của
các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty ( Khoản 1 Điều
47).
 Nghĩa vụ và thời hạn góp vốn ( Khoản 2 Điều 47):
- Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam
kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ
ngày được cấp Giấy CNĐKDN, không kể thời gian vận chuyển, nhập
khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở
hữu tài sản.
- Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với
tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.
+ Cho nhà đầu tư 1 khoảng thời gian hợp lý để chuẩn bị vốn.
? Vốn điều lệ khi đăng kí doanh nghiệp có bằng với VĐL sau đki doanh
nghiệp không?
Thấp hơn vì có thành viên vi phạm cam kết góp vốn.
 Tài sản góp vốn:
- Loại tài sản góp vốn
- Thay đổi loại tài sản góp vốn (K2Đ47)

You might also like