You are on page 1of 4

BÀI KIỂM TRA SỐ 2

Môn Luật Thương mại 1


Họ và tên: Long Thu Nguyệt
Lớp: AK5
MSSV: 050101057

Bài làm:
1. Doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn thành lập là doanh nghiệp tư
nhân
Sai
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 điều 188, khoản 1 điều 74 Luật Doanh nghiệp
2020
Giải thích: Doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn thành lập không chỉ có
doanh nghiệp tư nhân mà còn có công ty TNHH 1 thành viên. Theo khoản 2
điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh
nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.” Như vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân
là người duy nhất bỏ vốn thành lập doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp tư
nhân do chủ doanh nghiệp tự khai và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của
lời khai đó. Tính chất một chủ về vốn đã hạn chế khả năng huy động vốn, đặc
biệt là vốn đầu tư của doanh nghiệp, vì nếu phá vỡ đi yếu tố một chút sở hữu về
vốn, doanh nghiệp đó sẽ không còn là doanh nghiệp tư nhân.
Căn cứ vào khoản 1 điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 “Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá
nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty).” Chủ sở hữu công ty
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công
ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài
sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.
Do vậy, cả doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên đều
do một chủ sở hữu thành lập nên tự chịu trách nhiệm về số vốn đã góp vào công
ty.

2. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụng cho mọi loại
hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020
Sai
Căn cứ pháp lí: Điều 198- 205 Luật Doanh nghiệp 2020

1
Giải thích: Tổ chức lại doanh nghiệp là những biện pháp nhằm thay đổi
quy mô hoặc loại hình, theo quyết định của chủ đầu tư doanh nghiệp phù hợp
với từng giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm: Chia; Tách; Hợp nhất; Sáp nhập; và
chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải mọi loại hình doanh
nghiệp đều áp dụng được các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp mà dựa vào
từng loại hình cụ thể, đặc điểm tính chất để có các biện pháp tổ chức loại doanh
nghiệp phù hợp tránh gây ra thất thoát phá sản và thiệt hại rủi ro cho doanh
nghiệp. Cụ thể:
Chia công ty (Điều 198 LDN 2020) bao gồm Công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần. Các công ty trên có thể được chia thành một số công ty
mới. Việc chia công ty làm giảm quy mô nhưng làm tăng số lượng công ty.
Tách công ty (Điều 199 LDN 2020) đối tượng áp dụng bao gồm Công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành
viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập
một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi
là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Hợp nhất công ty (Điều 200 LDN 2020) Đối tượng áp dụng của loại hình
này bao gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất
thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn
tại của các công ty bị hợp nhất.
Sáp nhập công ty (Điều 201 LDN 2020) Đối tượng áp dụng bao gồm
Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Một hoặc một
số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty
khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời
chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Chuyển đổi công ty (Điều 202 – 205 - LDN 2020) Các hình thức chuyển
đổi công ty
+ Công ty TNHH chuyển đổi thành công ty cổ phần
+Công ty CP thành công ty TNHH 1 thành viên
+ Công ty CP thành TNHH 2 thành viên trở lên
+ Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, công ty cổ
phần, công ty hợp danh
Như vậy, các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụng cho một số
loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020

2
3. Thành viên hợp tác xã có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần
vốn góp
Sai
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 điều 3, điều 7 Luật Hợp tác xã 2012
Giải thích: Căn cứ vào khoản 1 điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 quy định:
“Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít
nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của
thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong
quản lý hợp tác xã.” Hợp tác xã vừa quan tâm đến người lao động năng lực của
hộ gia đình và của pháp nhân muốn gia nhập hợp tác xã, vừa phân phối thu nhập
theo số vốn mỗi thành viên đã đóng góp, lao động họ đã làm được và mức độ họ
sử dụng dịch vụ của hợp tác xã. Chế độ quản lí nội bộ của hợp tác xã được thực
hiện bởi cơ chế dân chủ rộng lớn nhất trong các loại hình tổ chứ kinh tế nhiều
thành phần cụ thể theo Khoản 3 Điều 7 Luật hợp tác xã 2012 có quy định như
sau: “Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang
nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt
động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp
thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập
và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.”
Như vậy, theo quy định này thì quyền biểu quyết của thành viên hợp tác
xã là ngang nhau (mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết) và không phụ thuộc
vào số vốn góp của mỗi thành viên.
4.Thành viên hội đồng quản trị công ty cổ phần có số phiếu biểu
quyết tương ứng với tỉ lệ phần vốn góp mà mình sở hữu.
Sai
CCPL: Khoản 3 điều 153, điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020

Giải thích: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ
các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Thành viên
Hội đồng quản trị phải đáp ứng các điều kiện tại điều 155 Luật Doanh nghiệp
2020 trong đó có quy định tại điểm b khoản 1 “Có trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh
của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp
Điều lệ công ty có quy định khác.” Vì không nhất thiết là cổ đông của công ty
nên thành viên hội đồng quản trị có thể không có quyền biểu quyết để quyết
định đường lối của công ty trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông.

3
Mà căn cứ theo Khoản 3 Điều 149 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “
Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến
bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên
Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết”. Như vây, thành viên hội đồng quản
trị công ty cổ phần có một phiếu biểu quyết tức là quyền biểu quyết của thành
viên Hội đồng quản trị là ngang nhau không phụ thuộc vào tỷ lệ phần vốn góp
mà thành viên đó sở hữu.

You might also like