You are on page 1of 10

PART 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Khái niệm doanh nghiệp:

Dựa vào quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Doanh
nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng
ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Doanh nghiệp có đặc điểm sau:
1) Được thành lập và đăng kí kinh doanh theo thủ tục pháp lí nhất định. Hiện tại, tuỳ
thuộc tính chất của mỗi loại chủ thể kinh doanh mà pháp luật quy định thủ tục thành lập
và đăng kí kinh doanh riêng;
2) Được thửa nhận là thực thể pháp lí; có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật.
Doanh nghiệp được tham gia vào tất cả các quan hệ trong giao lưu dân sự cũng như các
quan hệ tố tụng;
3) Chức năng, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là kinh doanh. Doanh nghiệp được thực
hiện các hoạt động kinh doanh như sản xuất, mua bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhằm
mục tiêu thu lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội.

Các loại hình doanh nghiệp: 4 loại theo luật doanh nghiệp 2020 (Đ1)
 DN tư nhân:
Tại khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa doanh nghiệp tư nhân
như sau:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Về chủ thể, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là loại hình doanh nghiệp do 1
cá nhân làm chủ.
Chủ DNTN phải là cá nhân, đã đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân
sự, không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều
17 Luật Doanh nghiệp 2020, mang quốc tịch việt nam hoặc nước ngoài.
Chủ DNTN không được đồng thời là chủ sở hữu của 2 DNTN, chủ DNTN
không được là thành viên hợp danh của công ty hợp danh, không được là chủ sở
hữu của hộ kinh doanh.
Về trách nhiệm tài sản, Chủ DNTN chịu trách nhiệm tài sản vô hạn đối với
mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Về khả năng huy động vốn, Chủ DNTN là người duy nhất bỏ vốn, có thể
tăng hoặc giảm vốn đầu tư, là người duy nhất toàn quyền quyết định doanh
nghiệp.
DNTN không được phát hành chứng khoán.
DNTN không có tư cách pháp nhân là do không có sự tách biệt giữa tài sản
của chủ DN và tài sản của DN. Khi tham gia tố tụng, chủ DNTN sẽ có tư cách
nguyên đơn hoặc bị đơn..
Một ví dụ về doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam có thể là cửa hàng tạp hóa hoặc cửa
hàng thời trang mà một cá nhân sở hữu và quản lý. Trong trường hợp này, một người
làm chủ sở hữu toàn bộ doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về mọi khía cạnh của hoạt
động kinh doanh. Các doanh nghiệp tư nhân thường được lựa chọn khi quy mô hoạt
động còn nhỏ và chủ sở hữu muốn giữ quyền kiểm soát và quyết định tối đa.
 Cty hợp danh:
Theo khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành
viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Về tư cách pháp lý, Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Về thành viên:
 Thành viên hợp danh là cá nhân, có ít nhất 02 người.
 Thành viên góp vốn là tổ chức hoặc cá nhân, không giới hạn số lượng.
Về trách nhiệm tài sản:
 Thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ, nghĩa vụ
tài chính của công ty.
 Tuy nhiên tài sản công ty và tài sản thành viên hợp danh có sự độc lập và
tách biệt.
 Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của
mình.
Về vốn điều lệ là khoản tiền, tài sản,… mà thành viên góp hoặc cam kết góp.
Đến hạn mà thành viên hợp danh không góp đủ thì phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, còn thành viên góp vốn sẽ bị ghi nợ.
Về huy động vốn:
 Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán.
 Công ty hợp danh tăng vốn điều lệ bằng cách kết nạp thêm thành viên,
tăng phần vốn góp của các thành viên hoặc tăng giá trị tài sản công ty
hoặc đi vay
Về chuyển nhượng phần vốn góp, các thành viên hợp danh và góp vốn có
quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho các thành viên hợp
danh và góp vốn còn lại trong công ty. Nếu chuyển nhượng cho người ngoài
công ty thì phải được các thành viên còn lại đồng ý.
 Ví dụ Công ty Luật hợp danh YKVN
Ở Việt Nam có một số công ty hợp danh nổi tiếng. Đầu tiên phải kể đến là Công ty Luật
Hợp danh YKVN.

Tiền thân của YKVN là hãng luật White & Case (Mỹ) do bị ảnh hưởng từ cuộc khủng
hoảng kinh tế châu Á năm 1997, nhiều công ty luật nước ngoài trong đó White & Case đã
rời khỏi Việt Nam. Nắm bắt được cơ hội đó, YKVN đứng đầu là ông Trương Nhật
Quang, luật sư điều hành, đã thành lập nên Công ty Luật Hợp Danh YKVN vào năm
1999. Nhờ số lượng của khách hàng cũ của Công ty White & Case để lại cùng với phong
cách làm việc ngày một chuyên nghiệp, YKVN đã trở thành một trong những hãng Luật
đứng đầu ở Việt Nam.

Công ty Luật YKVN ra đời với sứ mệnh mang đến những dịch vụ tư vấn pháp luật uy tín
chuyên nghiệp. Công ty chú trọng về những giải pháp tối ưu; nhằm đáp ứng tốt nhất nhu
cầu của khách hàng về pháp lý và kinh doanh. Công ty hoạt động mạnh nhất về các lĩnh
vực sau:

- Lĩnh vực trọng tài

- Lĩnh vực ngân hàng và tài chính

- Lĩnh vực thị trường vốn


- Lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp

- Lĩnh vực tranh tụng

- Lĩnh vực mua bán và sáp nhập

- Các dịch vụ về dự án

- Lĩnh vực bất động sản

YKVN đã xếp hạng 1 trong tất cả các lĩnh vực hành nghề chủ chốt trong suốt 11 năm
qua, đồng thời YKVN đã 11 lần được trao tặng danh hiệu “Công Ty Luật Quốc Gia Của
Năm”, bao gồm cả lần đầu tiên danh hiệu này được trao tặng cho công ty luật Việt Nam.

Địa chỉ:

- V1601-04, Pacific Place, 83B Đường Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt
Nam

- Phòng 1102, Lầu 11, The Metropolitan, 235 Đồng Khởi, P. Bến Nghé, Q.1, TP HCM.

 Cty trách nhiệm hữu hạn: (slides như của thầy là được )
Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm hai loại hình là Công ty TNHH một thành viên và
Công ty TNHH hai thành viên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Tại khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá
nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ
của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Chủ thể:
 Chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức ở trong
nước hoặc nước ngoài.
 Chủ sở hữu phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên phải chịu trách nhiệm về tài sản trong phạm vi
vốn điều lệ của công ty.
Vốn điều lệ của công ty TNHH tại thời điểm đăng kí doanh nghiệp là tổng tài sản chủ sở
hữu cam kết góp.
Công ty TNHH một thành viên có thể huy động vốn bằng các cách như sau:
 Huy động vốn vay từ các tổ chức, cá nhân;
 Huy động bằng cách phát hành trái phiếu;
 Chủ sở hữu đưa thêm vốn vào doanh nghiệp.
Công ty TNHH một thành viên không được phép phát hành cổ phiếu.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Theo khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ vài trường hợp được quy định. Phần
vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thành viên của Công ty TNHH hai thành viên trở lên bao gồm từ 02-50 người, có thể là
các cá nhân, tổ chức người Việt Nam hoặc người nước ngoài.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên chịu trách nhiệm tài sản với toàn bộ số vốn góp vào
doanh nghiệp, thành viên của công ty chịu trách nhiệm theo phần vốn đã góp.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên huy động vốn bằng các cách như:
 Huy động vốn vay từ các tổ chức, cá nhân;
 Huy động bằng cách phát hành trái phiếu;
 Chủ sở hữu hoặc các thành viên đưa thêm vốn vào doanh nghiệp.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phép phát hành cổ phiếu.
Thành viên của Công ty TNHH hai thành viên trở lên được chuyển nhượng một phần
hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nhưng phải tuân theo những điều kiện, điều lệ nhất
định của doanh nghiệp.

Ví dụ cty TNHH: Công ty TNHH Chứng khoán ACB. Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh
chứng khoán. Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà Léman Luxury, 117 Nguyễn Đình
Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM. Vốn điều lệ: 3,000,000,000,000
 Cty cổ phần: ( slides như của thầy )
ĐỌC SLIDE
( *** Đọc xong ý (1) đọc thêm cho ý đó là: Giá trị của cổ phần hay còn gọi là
mệnh giá cổ phần được quy định trong cổ phiếu. Cổ phần là phần chia nhỏ nhất
của vốn điều lệ, là quyền tài sản được thể hiện trên cổ phiếu. Các loại cổ phần
hiện có theo quy định pháp luật là: Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi biểu quyết,
cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại.
*** Trước khi đọc ý (2) đọc thêm: Cổ đông góp vốn vào công ti bằng cách mua
một hoặc nhiều cổ phần. )

Ví dụ Cty cổ phần ở Việt Nam: Vietnam Dairy Products JSC (Vinamilk) -


Vinamilk là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực
sản xuất và kinh doanh sản phẩm sữa và thực phẩm chức năng. Công ty này có
vốn điều lệ lớn và là một trong những doanh nghiệp niêm yết quan trọng trên thị
trường chứng khoán.
Khái niệm Tài chính doanh nghiệp: (slides như thầy)
ĐỌC SLIDE

Vai trò của Tài chính doanh nghiệp: (slides như thầy)
ĐỌC DỰA THEO SLIDES
*** Phân tích ý đầu: Vậy chức năng của TCDN là gì? Là: Triển khai kế hoạch và ra
quyết định đầu tư tài chính, Huy động vốn, Sử dụng vốn, Quản lý vốn
*** Phân tích ý (2): Có nhiều cách thức để huy động vốn với chi phí hợp lý như: vay
ngân hàng, phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu, chương trình đầu tư từ nhà đầu tư, bán tài
sản,thanh toán trước hoặc chiết khấu, tăng cường quản lý chi tiêu, tạo chương trình
khuyến mãi,... Tùy thuộc vào tình hình cụ thể, có thể kết hợp nhiều phương pháp trên để
đảm bảo nguồn vốn đủ cho thanh toán các khoản nợ.
*** Không cần phân tích ý (3)

Mục tiêu tài chính doanh nghiệp: (slides như thầy)


ĐỌC DỰA THEO SLIDES
*** Phân tích ý đầu: Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là trọng
tâm của chiến lược tài chính, mục đích chính là đảm bảo sự bền vững và phát triển bền
vững trong môi trường kinh doanh. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần tiếp cận
một cách toàn diện, kết hợp nhiều yếu tố quan trọng. Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau
thuế không chỉ là việc tối đa hóa các số liệu trên bảng cân đối kế toán mà còn là việc xây
dựng một nền tảng tài chính mạnh mẽ để đáp ứng những thách thức và cơ hội trong tương
lai.
*** Phân tích ý (2): Mục này yêu cầu sự cân nhắc kỹ lưỡng, quản lý linh hoạt về cơ cấu
tài chính, và mối quan hệ tích cực với chủ sở hữu (trên cổ phần) để đảm bảo sự hài lòng
và cam kết dài hạn từ phía họ.
*** Phân tích ý (3): Ở đây đòi hỏi sự linh hoạt, hiểu biết thị trường, và khả năng thích
ứng nhanh chóng với biến động kinh tế. Cũng như sự minh bạch để xây dựng và giữ chân
lòng tin từ phía cổ đông và thị trường.

Nội dung hoạt động chủ yếu của tài chính doanh nghiệp (slides như thầy)
ĐỌC SLIDES
PART 2: VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Tài sản lưu động (slides như thầy)
 Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt: Tiền mặt trong tài khoản ngân hàng
và các khoản đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.
 Các khoản phải thu: Gồm: công nợ khách hàng, cho vay ngắn hạn, thuế phải thu,
các khoản phải thu từ đối tác kinh doanh, các khoản phải thu liên quan đến bảo
dưỡng và bảo trì, phải thu từ bảo hiểm (bồi thường), các khoản phải thu từ quảng
cáo và tiếp thụ (dịch vụ chưa được cung cấp)
 Hàng tồn kho: Hàng tồn kho, bao gồm hàng hóa và nguyên liệu, là tài sản lưu
động vì chúng có thể được bán ra để thu được doanh thu.
 Tài sản lưu động khác

Tài sản cố định (slides như thầy)


 TSCĐ hữu hình: Đây là những tài sản vật chất, có hình thể và không dễ dàng
chuyển đổi thành tiền mặt. Các tài sản cố định hữu hình thường được sử dụng
trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hoặc để đầu tư dài hạn. Các tài sản cố định
hữu hình thường đòi hỏi một số lượng lớn vốn đầu tư và có thời gian sử dụng lâu
dài. Việc quản lý và bảo dưỡng chúng là quan trọng để đảm bảo hiệu suất và giá trị
của tài sản.
 TSCĐ vô hình: Là một loại tài sản không có hình thể, không thể nhìn thấy hoặc sờ
vào, nhưng mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp trong thời gian dài. Đây
thường là các nguồn giá trị không vật chất, như quyền lợi pháp lý, quyền sử dụng,
và các yếu tố không vật chất khác có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và
tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Các tài sản cố định vô hình thường đóng vai
trò quan trọng trong chiến lược cạnh tranh và làm tăng giá trị cơ địa của doanh
nghiệp.

Tài sản tài chính (slides như thầy)


Chứng khoán nợ là gì?
Chứng khoán nợ là loại chứng khoán chứng nhận mối quan hệ chủ nợ của người sở hữu
đối với công ty phát hành. Chứng khoán nợ tồn tại dưới dạng trái phiếu, chứng khoán
dạng nợ và giấy tờ, công cụ thị trường tiền, công cụ tài chính phái sinh. Ở nền kinh tế các
nước phát triển, chứng khoán nợ có tỷ trọng giao dịch khá cao trên thị trường chứng
khoán.
Chứng khoán vốn là gì?
Chứng khoán vốn là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành, xác nhận quyền sở
hữu một phần thu nhập và tài sản của công ty. Như vậy người sở hữu chứng khoán vốn
cũng có nghĩa là người sở hữu công ty. Tất nhiên họ có quyền hưởng những lợi ích từ
công ty mang lại. Chứng khoán vốn bao gồm: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, chứng
chỉ quỹ…

(Thêm cái này vào slides giùm tui nhaaaaa, có thể tóm lại)
ĐỌC THEO SLIDES

Vốn Nợ
NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP
Vốn chủ sở hữu (slides như thầy)
 Vốn đóng góp ban đầu của các chủ sở hữu (vốn điều lệ): Vốn đóng góp ban đầu
của các chủ sở hữu, hay còn được gọi là vốn điều lệ, là số tiền mà các nhà sáng lập
hoặc cổ đông ban đầu đầu tư vào doanh nghiệp khi nó được thành lập. Vốn này đại
diện cho nguồn lực tài chính ban đầu của doanh nghiệp và thường được sử dụng
để mua sắm tài sản, trả lương, và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Vốn
điều lệ thường không phải là một khoản tiền mà doanh nghiệp sử dụng ngay lập
tức. Thay vào đó, nó thường được giữ lại và sử dụng cho các mục đích dài hạn của
doanh nghiệp.
 Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế: Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận sau
thuế là một cách doanh nghiệp có thể tăng cường vốn của mình bằng cách giữ lại
một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận sau khi đã trả thuế thu nhập. Đây được gọi là tái
đầu tư lợi nhuận và có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tái đầu tư lợi
nhuận từ doanh nghiệp giúp tăng cường nguồn vốn mà không cần phải tìm kiếm
các nguồn vốn bên ngoài như vay mượn hoặc huy động vốn từ cổ đông.
 Nguồn vốn bổ sung bằng cách nạp thêm thành viên mới (phát hành cổ phiếu):
Nguồn vốn bổ sung bằng cách nạp thêm thành viên mới (phát hành cổ phiếu) là
một chiến lược tăng cường vốn của doanh nghiệp. Đây là một cách để huy động
thêm nguồn lực tài chính từ bên ngoài, đồng thời mở rộng cơ hội đầu tư và phát
triển. Doanh nghiệp cần xác định mục đích sử dụng vốn huy động được từ phát
hành cổ phiếu mới. Điều này có thể bao gồm đầu tư vào dự án mới, trả nợ, mua lại
cổ phiếu, hoặc các mục đích khác.
Nợ phải trả (slides như thầy)
 Vốn được hình thành thông qua hoạt động thuê tài chính: Vậy thuê tài chính là gì?
Là quá trình mà một doanh nghiệp sử dụng tài sản có giá trị (thường là tài sản cố
định như máy móc, thiết bị, xe ô tô, hoặc bất động sản) của bên khác trong một
khoảng thời gian xác định, thông thường dưới dạng hợp đồng thuê với một số chi
phí hàng tháng. Lợi ích của việc thuê tài chính bao gồm tiết kiệm vốn ban đầu,
giảm rủi ro giảm giá trị, và linh hoạt trong việc cập nhật công nghệ. Tuy nhiên, có
những rủi ro như chi phí thuê cao hơn chi phí mua, và sự phụ thuộc vào bên cung
cấp tài sản.

You might also like