You are on page 1of 40

KHỞI NGHIỆP

Start your business

Bài 2 PHƯƠNG THỨC KHỞI SỰ KINH DOANH


1
Mục tiêu Bài 2
Sau khi học xong bài này, sinh viên nắm được các
nội dung sau:
• Nhận biết các bước trong quy trình khởi sự
kinh doanh.
• Nhận biết sự khác biệt giữa các phương thức
khởi sự kinh doanh.Ưu và nhược điểm của
từng phương thức khởi sự kinh doanh.
• Hiểu nguyên tắc lựa chọn tên công ty. Các thủ
tục đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế

2
2
Nội dung Bài 2

Quy trình khởi sự kinh doanh.


Các phương thức khởi sự kinh doanh. Lựa chọn mô
hình doanh nghiệp.
Lựa chọn tên doanh nghiệp. Đăng ký kinh doanh.
Đăng ký mã số thuế.

3
6
1. QUY TRÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH
Chuẩn bị khởi sự

Hình thành ý tưởng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh

Triển khai hoạt động kinh doanh

Điều hành và phát triển doanh nghiệp

4
1. QUY TRÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH
• Bước 1: Chuẩn bị khởi sự:
➢ Quyết định tham gia hoạt động kinh
doanh.
➢ Chuẩn bị các điều kiện về kiến thức,
kinh nghiệm thái độ có thể giúp cho
các cá nhân sẵn sàng chấp nhận rủi
ro bước vào khởi sự kinh doanh.
• Bước 2: Phát triển ý tưởng kinh doanh
và lập kế hoạch kinh doanh:
➢ Phát triển một ý tưởng kinh doanh.
➢ Xây dựng kế hoạch kinh doanh.
5
1. QUY TRÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH (tt)
• Bước 3: Triển khai hoạt động kinh doanh:
➢ Tìm kiếm các nguồn lực;
➢ Thiết kế văn phòng;
➢ Lựa chọn địa điểm kinh doanh;
➢ Tuyển chọn nhân lực;
➢ Tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết;

• Bước 4: Phát triển hoạt động kinh doanh.
Thiết lập quan hệ với các đối tác chiến lược,
bạn hàng, khách hàng, với các cơ quan
quản lý vĩ mô.

6
2. PHƯƠNG THỨC KHỞI SỰ KINH DOANH

1. Thành lập mới

2. Mua lại doanh nghiệp đang hoạt động

3. Nhượng quyền kinh doanh

7
2.1. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP MỚI
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, có 6 loại
hình doanh nghiệp với các đặc trưng
pháp lý, hình thức tổ chức và khả năng
huy động vốn khác nhau:
1. Doanh nghiệp tư nhân.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên. (Doanh nghiệp nhà nước)
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên.
4. Công ty cổ phần.
5. Công ty hợp danh.
6. Nhóm công ty.
8
2.1.1.DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do
một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt
động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát
hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một
doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư
nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh
doanh, thành viên công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền
góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần
vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
9
2.1.1.DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
của doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh
nghiệp.
2. Bản sao Thẻ căn cước công
dân, Giấy chứng minh nhân
dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực
cá nhân hợp pháp khác của
chủ doanh nghiệp tư nhân.
10
2.1.2. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc
một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi
là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi
số vốn điều lệ của công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên không được quyền phát hành cổ phần.
11
2.1.3. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng
thành viên không vượt quá 50;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi
số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy
định tại khoản 4 Điều 48 của Luật DN
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển
nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của
Luật DN.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
không được quyền phát hành cổ phần
12
2.1.3. CÔNG TY TNHH
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm
hữu hạn
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ
chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành
viên là cá nhân;
b) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn
bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh
nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác
của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương
đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước
ngoài theo quy định của Luật đầu tư 1
2.1.4. CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03
và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh
nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho
người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1
Điều 126 của Luật DN.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động
vốn
14
2.1.4. CÔNG TY CỔ PHẦN
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là
nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
b) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài
liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước
công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và
cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh
sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo
quy định của Luật đầu tư. 15
2.1.5. CÔNG TY HỢP DANH
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng
nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp
danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành
viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công
ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán
nào.

16
2.1.5. CÔNG TY HỢP DANH
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân
dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của
các thành viên.
5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu
tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

17
2.1.6. NHÓM CÔNG TY
1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh
tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở
hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn
kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh
nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký
thành lập theo quy định của Luật DN.
2. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty
con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty
con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng
công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập
theo quy định của pháp luật

18
2.2. MUA LẠI DOANH NGHIỆP ĐANG
HOẠT ĐỘNG
• Phương thức khởi sự thứ hai các chủ doanh nghiệp có
thể cân nhắc lựa chọn là mua lại công ty đang hoạt
động trong lĩnh vực, ngành nghề, thị trường mình
quan tâm.

19
2.2. MUA LẠI DOANH NGHIỆP ĐANG
HOẠT ĐỘNG – ƯU ĐiỂM
Lợi ích của khởi sự bằng hình thức mua lại công ty
đang hoạt động:
➢ Thứ nhất, giảm những sự việc không lường trước
được có thể xảy ra trong quá trình tạo lập và điều
hành công ty mới.
➢ Thứ hai, có khả năng rút ra các kinh nghiệm kinh
doanh từ cách thức kinh doanh quá khứ.
➢ Thứ ba, thừa hưởng các nguồn lực công ty cũ.
➢ Thứ tư, có thể tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn
vốn vay ngân hàng
➢ Thứ năm, chi phí mua lại trong đa số trường hợp
thấp hơn so với chi phí đầu tư mới.
➢ Thứ sáu, bớt được một đối thủ cạnh tranh.
2.2. MUA LẠI DOANH NGHIỆP ĐANG
HOẠT ĐỘNG - NHƯỢC ĐIỂM
• Nhược điểm của khởi sự bằng hình
thức mua lại công ty đang hoạt
động:
➢ Thứ nhất, hạn chế về thông tin và
tính xác thực của thông tin có thể
dẫn tới quyết định sai lầm.
➢ Thứ hai, nhiều rủi ro không lường
trước được.
➢ Thứ ba, quy định pháp luật không
rõ ràng về hoạt động đầu tư của
bên bán.
2.2. MUA LẠI DOANH NGHIỆP ĐANG
HOẠT ĐỘNG - ĐỊNH GIÁ
Có ba phương pháp thường được sử dụng để xác định giá trị doanh
nghiệp như sau:
❖Định giá theo giá thị trường (P/E)
Định giá theo giá trị thị trường sử dụng chỉ số P/E (Price to earning
ratio). Giá trị của doanh nghiệp được tính theo công thức:

Trong đó:
• EPS (Earning per share) = Thu nhập sau thuế / Tổng số lượng cổ
phần
• P/E = Giá trị thị trường của 1 cổ phiếu / EPS
P/E bình quân của ngành có thể tham khảo trên thị trường chứng
khoán hoặc được tính thông qua P/E của một số các doanh nghiệp
trong cùng ngành kinh doanh, cùng quy mô, kinh doanh có lãi, có tốc
độ tăng trưởng và cấu trúc vốn… tương tự như doanh nghiệp đang cần
định giá.
2.2. MUA LẠI DOANH NGHIỆP ĐANG
HOẠT ĐỘNG - ĐỊNH GIÁ
❖ Định giá theo giá trị sổ sách (P/B)
Định giá theo giá trị sổ sách sử dụng chỉ số P/B (Price to book
value). Giá trị sổ sách của một công ty là giá trị tài sản của công ty thể
hiện trong bảng cân đối kế toán. Phương pháp này đo lường giá trị thị
trường của từng đồng vốn đầu tư vào tài sản.

Chỉ số P/B thấp có nghĩa là cổ phiếu đang bị đánh giá thấp. Tuy
nhiên, cũng có thể hiểu là doanh nghiệp đang gặp vấn đề không ổn.
Một hạn chế của phương pháp này là đã không tính đến giá trị vô
hình của doanh nghiệp ví dụ như giá trị thương hiệu, phát minh sáng
chế…
2.2. MUA LẠI DOANH NGHIỆP ĐANG
HOẠT ĐỘNG - ĐỊNH GIÁ
❖Định giá theo dòng tiền chiết khấu (DCF)
Định giá theo dòng tiền chiết khấu DCF (Discounted Cash Flow).
Phương pháp DCF là phương pháp định giá một dự án hay một
công ty, sử dụng khái niệm giá trị tiền tệ theo thời gian. Phương pháp
DCF xác định giá trị hiện tại của các dòng tiền tương lai bằng cách
chiết khấu một chi phí vốn phù hợp.
Giá trị của một doanh nghiệp theo cách tiếp cận DCF được tính
bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền tự do trong khoảng thời
gian dự báo (thường từ 5 đến 10 năm) và giá trị còn lại ở cuối thời
gian dự báo.

Trong đó:
PV (Present value): Giá trị hiện tại của doanh nghiệp
FCF (Free cash flow): Các dòng tiền tự do
PVH (PV horizon value): Giá trị còn lại cuối thời gian dự báo
2.3. NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH

1. Khái niệm nhượng quyền kinh doanh

2. Phân loại nhượng quyền kinh doanh

3. Ưu, nhược điểm của nhượng quyền kinh doanh


2.3.1. KHÁI NIỆM NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI
Nhượng quyền thương mại(franchising) là một hình thức tổ chức kinh
doanh liên quan tới một thỏa thuận chính thức giữa 2 đối tác, một
công ty đã có sản phẩm và dịch vụ thành công (bên nhượng quyền-
franchisor) cho phép những doanh nghiệp khác (bên được nhượng
quyền-franchisee) sử dụng nhãn hiệu và cách thức kinh doanh của nó
với một khoản phí trả ban đầu và phí thường niên đóng hàng năm,
bên được nhượng quyền sau khi ký hợp đồng nhượng quyền (uniform
franchise offering circular – UFOC) sẽ tiến hành kinh doanh theo các
cách thức và điều kiện do bên nhượng quyền quy định.
2.3.2. PHÂN LOẠI NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI
• Nhượng quyền sản phẩm và thương hiệu: bên nhượng
quyền cho phép bên được nhượng quyền được mua sản
phẩm, và sử dụng tên thương mại của bên nhượng quyền.
Cách thức này thường sử dụng trong mối quan hệ giữa
một nhà sản xuất với mạng lưới đại lý hoặc phân phối.
• Nhượng quyền cách thức kinh doanh: Bên nhượng quyền
cung cấp công thức tiến hành kinh doanh kèm theo đào
tạo, quảng cáo và nhiều hình thức hỗ trợ khác.
2.3.2. PHÂN LOẠI NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI (tt)
Phân loại theo mối quan hệ đối tác:
➢ Nhượng quyền cá nhân: bên được nhượng quyền được mua
quyền kinh doanh ở một địa điểm xác định.
➢ Nhượng quyền khu vực: cho phép bên được nhượng quyền sở
hữu và vận hành một số cửa hàng trong một vùng địa lý nào đó.
➢ Nhượng quyền cấp 1: Bên được nhượng quyền bên cạnh việc có
quyền mở và điều hành nhiều cửa hàng trong một khu vực nhất
định, thì còn có quyền bán lại quyền kinh doanh này cho người
khác trong vùng độc quyền khai thác của nó.
2.3.2. PHÂN LOẠI NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI (tt)
Phân loại theo số lượng đại lý:
➢ Nhượng quyền đa đại lý: Đại lý
nhượng quyền có sở hữu hơn 1 cửa
hàng của cùng 1 nhà cung cấp có thể
theo hình thức hợp đồng khu vực hay
hợp đồng đại lý cấp 1.
➢ Nhượng quyền đơn đại lý: Đại lý
nhượng quyền có sở hữu duy nhất 1
cửa hàng của 1 nhà cung cấp.
2.3.3. ƯU ĐIỂM CỦA KHỞI SỰ BẰNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Ưu điểm:
• Thứ nhất nhượng quyền làm tăng khả năng thành công
cho người khởi sự vì:
➢ Cung cấp cơ hội cho họ được sở hữu một công việc
kinh doanh đã được kiểm chứng và một mô hình
kinh doanh đã hoàn thiện.
➢ Thương hiệu của bên nhượng quyền giúp công việc
kinh doanh thành công nhanh hơn.
➢ Sản phẩm và dịch vụ đã được kiểm chứng và được
người tiêu dùng chấp nhận.
➢ Có sức mạnh thị trường nhất định. Thông qua hình
thức mua franchise các doanh nghiệp nhỏ có thể
mở những cửa hàng với thương hiệu quốc tế.
2.3.3. ƯU ĐIỂM CỦA KHỞI SỰ BẰNG NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI (tt)
• Thứ hai, được cung cấp các hỗ
trợ:
➢ Đào tạo:
▪ Nghiệp vụ;
▪ Quản lý kinh doanh.
➢ Trợ giúp marketing;
➢ Hỗ trợ tài chính.
• Thứ ba, hình thức kinh doanh
này rất tiềm năng cho phát
triển mở rộng kinh doanh.
2.3.3. NHƯỢC ĐIỂM CỦA KHỞI SỰ BẰNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Nhược điểm:
• Thứ nhất, chi phí là nhược
điểm chính:
➢Phí nhượng quyền ban
đầu;
➢Vốn đầu tư:
➢Phí hàng năm;
➢Phí quảng cáo;
➢Các phí khác…
2.3.3. NHƯỢC ĐIỂM CỦA KHỞI SỰ BẰNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (tt)
• Thứ hai, doanh nghiệp sẽ bị hạn chế trong
mở rộng, phát triển kinh doanh sáng tạo.
• Thứ ba, kinh doanh nhượng quyền có
nhiều ràng buộc.
➢ Ràng buộc về cạnh tranh;
➢ Ràng buộc về thời hạn nhượng quyền.
• Thứ tư, rủi ro liên quan tới việc tranh
chấp, hiểu nhầm hoặc thiếu sự cam kết
lâu dài của bên nhượng quyền.
• Thứ năm, có thể bị ảnh hưởng từ kinh
doanh kém của các đại lý khác trong hệ
thống.
3. Lựa chọn tên doanh nghiệp. Thủ tục đăng
ký kinh doanh. Đăng ký mã số thuế
1. Lựa chọn tên doanh nghiệp

2. Đăng ký kinh doanh

3. Đăng ký mã số thuế

34
3.1. LỰA CHỌN TÊN DOANH NGHIỆP
Tên gọi là sự khởi đầu của một doanh nghiệp, do
đó nó phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Tên phải ngắn gọn và dễ nhớ:
2. Tên phải gợi cho người đọc một cảm giác nào
đó
3. Tên doanh nghiệp phải đúng luật:
•Tính pháp lý (để được bảo hộ).
•Phù hợp với ngành nghề kinh doanh.
•Phù hợp với hình ảnh của doanh nghiệp
•Phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp
hướng đến.
•Ấn tượng dễ chịu hay cảm giác suy nghĩ, tò
mò…
•Tránh bị hiểu nhầm, ngăn cấm, phản cảm.
35
3.1.1. Yêu cầu của việc đặt tên doanh nghiệp
Tên bằng tiếng Việt
Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt,
có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được
và phải có hai thành tố sau đây:
Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp, bao
gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn (cụm từ trách
nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH); công ty
cổ phần (từ cổ phần có thể viết tắt là CP); công ty
hợp danh (từ hợp danh có thể viết tắt là HD);
doanh nghiệp tư nhân (từ tư nhân có thể viết tắt là
TN).
Thành tố thứ hai: Tên riêng của doanh nghiệp
Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có
thể sử dụng tên riêng bằng tiếng nước ngoài đã
đăng ký để cấu thành một phần hoặc toàn bộ tên
riêng của doanh nghiệp.
36
3.1.2. Yêu cầu của việc đặt tên doanh nghiệp
Những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp
1. Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với
tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực
lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần
tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp
thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền
thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ
tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho
doanh nghiệp.
4. Không được sử dụng tên thương mại của tổ chức, cá
nhân khác đã đăng ký bảo hộ để cấu thành tên riêng
của doanh nghiệp trừ trường hợp được sự chấp thuận
của chủ sở hữu tên thương mại đó.
37
3.2. Đăng ký kinh doanh
Cơ quan đăng ký kinh doanh
Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức thành hai cấp: cấp tỉnh
(thành phố trực thuộc Trung Ương) và cấp huyện (quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh).
Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư.
Riêng thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập
thêm một hoặc hai cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và được đánh
số lần lượt theo thứ tự. Việc thành lập thêm cơ quan đăng ký kinh
doanh cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
Ở cấp huyện: thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh tại các quận,
huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và
hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên
trong hai năm gần nhất. Trường hợp không thành lập Phòng Đăng ký
kinh doanh cấp huyện thì Phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ đăng ký kinh doanh.
38
3.2. Đăng ký kinh doanh
Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh
Sau khi đã chọn được tên doanh nghiệp, mô hình kinh doanh, doanh
nghiệp cần phải đăng ký kinh doanh và làm con dấu. Thời gian cấp
đăng ký kinh doanh dao động từ 1 tuần tới 2 tuần tùy theo địa phương
và tính đầy đủ hồ sơ của doanh nghiệp.Việc đăng ký kinh doanh cho
doanh bao gồm các công việc sau :
o Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ theo quy định tại Phòng Đăng ký
kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
o Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng
Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho
doanh nghiệp.
o Nếu sau 10 ngày làm việc mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký
kinh doanh thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định
của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
o Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp ký vào Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh 39
3.3. Đăng ký mã số thuế
Doanh nghiệp đăng ký mã số thuế tại Cục thuế thành phố, tỉnh thành
hoặc chi cục thuế địa phương. Thời gian cấp mã số thuế dao động 1 –
2 tuần.
Sau khi đã có mã số thuế, doanh nghiệp cần làm thủ tục đăng ký thuế
và mua hoá đơn tại Chi cục thuế, nơi doanh nghiệp làm trụ sở, thời
gian hoàn thành phụ thuộc vào cơ quan thuế và doanh nghiệp. Ngoài
ra, doanh nghiệp cũng cần làm dự kiến thu nhập của doanh nghiệp
trong năm với Chi cục thuế, và nộp thuế tạm ứng ở mức doanh nghiệp
dự kiến theo từng quý. Nếu doanh nghiệp dự kiến lãi quá cao, mức
nộp thuế tạm ứng của doanh nghiệp cũng bị cao như vậy, điều này có
thể khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính khi mới khởi
nghiệp. Cuối năm tài chính, doanh nghiệp sẽ cân đối số tiền thuế tạm
ứng thực nộp trong năm và số cần nộp theo báo cáo thực tế để đóng
thêm hoặc xin hoàn trả chênh lệch (nếu có)
40

You might also like