You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI:
Bộ Môn: Luật kinh tế
Mã LHP: 2170PLAW0321
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tú
Nhóm: 10

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2021

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................4
I. Cơ Sở Lý Thuyết...........................................................................................................5
1.1 Đối tượng có quyền, không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.........5
1.2 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp..................................................................................6
1.3 Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.......................................................8
1.4 Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp...............................................................8
1.5 Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp........................................................9
1.6 Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.............................................10
II. Giải quyết tình huống................................................................................................11
Câu 1:........................................................................................................................... 11
1.1 Điều kiện thành lập công ty TNHH.................................................................11
1.2 Điều kiện sản xuất phân bón............................................................................14
1.3. Điều kiện buôn bán phân bón.........................................................................14
1.4. Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.....................................................15
1.5. Điều kiện buôn bán thuốc thú y......................................................................15
Câu 2:........................................................................................................................... 16

2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------------------

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM  

Thời gian: 19h ngày 27 tháng 10 năm 2021.

Địa điểm: Trường Đại học Thương Mại

Thành viên tham gia: Đầy đủ 10/10 thành viên

Nội dung thảo luận nhóm:

- Hướng đi cho bài thảo luận (Giải quyết tình huống)

- Nhóm trưởng lập dàn bài chi tiết và phân chia công việc cụ thể cho các thành viên
thành viên đồng thời gia hạn thời gian (bảng phân công chi tiết được đính kèm theo file
word).

- Các thành viên thực hiện nhiệm vụ phân công theo đúng hạn và nhóm trưởng nhận
xét, chỉnh sửa.

Các thành viên đều đóng góp ý kiến, cùng thống nhất hướng đi chung và tham gia thảo
luận làm bài đầy đủ. (Đánh giá chi tiết nằm trong bảng đánh giá thành viên cuối file
word).

Biên bản đã được đọc trước tất cả các thành viên trong nhóm. Cả nhóm đã đồng ý với
những điều đã viết như trên.

                                                                                      Nhóm trưởng 

Phùng Thị Tuyết

3
LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế phát triển nền kinh tế của đất nước, việc lựa chọn loại hình kinh
doanh phù hợp với điều kiện, ý định của mình trong kinh doanh là một điều rất khó
khăn. Thế nhưng trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp được
thành lập mỗi năm, nhất là khi Start-up đang là xu thế của thế giới nói chung và của
Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, trong số những doanh nghiệp ấy vẫn còn có rất
nhiều những doanh nghiệp được thành lập ra mà chưa đáp ứng đủ điều kiện theo
yêu cầu của pháp luật. Vậy những yêu cầu và thủ tục ấy ra sao? Mời cô và các bạn
cùng theo dõi bài tập tình huống dưới đây để có thể hiểu rõ hơn và quy trình thành
lập một doanh nghiệp hợp pháp.
Sau một thời gian học và tìm hiểu về bộ môn Luật Kinh Tế, dựa vào những
kiến thức đã học Nhóm 10 chúng em đã áp dụng, từ đó hoành thành bài thảo luận
một cách tốt nhất có thể đối với tình huống đề tài mà cô đã đưa ra. Nhóm 10 chúng
em hy vọng rằng bài thảo luận dưới đây sẽ góp phần nêu lên ý kiến phân tích của
nhóm giúp cho buổi thảo luận được phong phú hơn và kiến thức của chúng em
được đa dạng hơn.

4
I. Cơ Sở Lý Thuyết
Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp từ ngày 1/1/2021 sẽ được thực hiện
theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021)
1.1. Đối tượng có quyền và không có quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp
Căn cứ quy định tại Điều 17 của Luật doanh nghiệp 2020 thì tổ chức, cá nhân
có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của luật
này, trừ các trường hợp sau:
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà
nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình.
2. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy luật của Luật Cán bộ, công chức và
Luật Viên chức.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc
phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn
vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo
ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản
lý doanh nghiệp tại nhà nước.
4. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại
diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp
khác;
5. Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị
mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

5
6. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành
hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện
bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo
quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành
lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh
doanh;
7. Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong
một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
1.2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
 Đối với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký gồm (Căn cứ quy định tại Điều
19 của Luật Doanh nghiệp 2020)
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân
 Đối với công ty hợp danh, hồ sơ đăng ký gồm (Căn cứ quy định tại Điều 20
của Luật Doanh nghiệp 2020)
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên
 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng kí
gồm (Căn cứ quy định tại điều 21 của Luật Doanh nghiệp 2020)
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:

6
 Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
 Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài
liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước
công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên
là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp
hóa lãnh sự
 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo
quy định của Luật đầu tư.
 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký bao gồm
(Căn cứ quy định tại điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
 Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ
đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
 Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài
liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước
công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông
sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

7
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp
hóa lãnh sự;
 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo
quy định của Luật Doanh nghiệp
1.3. Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên doanh nghiệp
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu
có)
3. Ngành, nghề kinh doanh
4. Vốn điều lệ, vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân
5. Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền
chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần
6. Thông tin đăng ký thuế
7. Số lượng lao động dự kiến
8. Họ tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá
nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty
hợp pháp
9. Họ tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá
nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần.
1.4. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký, người thành lập doanh
nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký bao gồm các loại giấy tờ tương ứng như
trên.

8
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký
doanh nghiệp nộp 01 bản bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký
kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:
- Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
- Qua dịch vụ bưu chính
- Qua mạng thông tin điện tử
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký
kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh
và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký
kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho
người thành lập doanh nghiệp.
Trường hợp từ chối đăng kí doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản
cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
1.5. Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
a. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ
các điều kiện sau đây:
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37,38, 39
và 41 của Luật này
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí
và lệ phí.
b. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc
bị hủy hoại dưới hình thức khác doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật

9
1.6. Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ vào quy định tại Điều 28 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với
người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ
phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh
nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy
tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh
nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn;
- Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.

10
II. Giải quyết tình huống

Tình huống: ABC dự định góp vốn thành lập một công ty TNHH sản xuất và bán
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Tổng số vốn góp của các thành viên là 500 triệu đồng, trong đó các thành viên sử
dụng 300 triệu để thuê nhà xưởng, mua sắm thiết bị kĩ thuật, vật liệu cần thiết để
chuẩn bị hoạt động.
Câu hỏi:
1. Với những điểu kiện nêu trên, họ có thể thành lập được công ty trong lĩnh
vực trên hay không? Vì sao?
2. Hãy giúp ABC rà soát và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện
thành công ý định gia nhập thị trường.
Trả lời
Câu 1:
1.1. Điều kiện thành lập công ty TNHH
Điều kiện thành lập công ty là quy định mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi
muốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều
kiện bắt buộc sau đây:
– Tổ chức thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn phải có tư cách pháp nhân
1. Điều kiện về chủ sở hữu.
– Cá nhân thành lập công ty phải trên 18 tuổi, không vi phạm luật hình sự,
không bị hạn chế năng lực dân sự, không phải là cán bộ công nhân viên chức hoạt
động trong các cơ quan nhà nước
2. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh.
a. Ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không bị pháp luật cấm kinh
doanh.

11
Pháp luật Việt Nam cấm kinh doanh các ngành nghề sau:
- Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật
quân sự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang;
- Kinh doanh chất nổ, chất độc, chất phóng xạ;
- Kinh doanh chất ma tuý;
- Kinh doanh mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em;
- Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc;
- Kinh doanh các hoá chất có tính độc hại mạnh;
- Kinh doanh các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng;
- Kinh doanh các sản phẩm văn hoá phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan hoặc
có hại đến giáo dục nhân cách;
- Kinh doanh các loại pháo;
- Kinh doanh thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật, thực vật quý hiếm
khác cần được bảo vệ;
3. Tên công ty
Theo Đ37/LDN 2020 quy định về “Tên doanh nghiệp”
Tên doanh nghiệp phải bảo đảm ít nhất có hai thành tố:
• Loại hình doanh nghiệp: Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách
nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
• Tên riêng
• Tên doanh nghiệp được đặt không trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp
khác đã được đăng ký, không vi phạm những điều cấm trong đặt tên doanh
nghiệp (Đ38/LDN 2020)
4. Có trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp
Theo Đ42/LDN 2020:

12
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của
doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số
fax và thư điện tử (nếu có).
5. Có hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp lệ.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:
• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo
mẫu qui định) (1 bản);
• Dự thảo điều lệ công ty TNHH 1 thành viên (Người đại diện pháp luật ký
nháy từng trang) (1 bản)
• Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện
pháp luật công ty (CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND
chưa quá 15 năm);
• Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (theo mẫu qui định) (1 bản)
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm:
• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (1 bản);
• Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các thành viên và người đại diện theo
pháp luật ký từng trang (1 bản);
• Danh sách thành viên (1 bản);
• Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên
(đối với thành viên là cá nhân). (CMND công chứng chưa quá 3 tháng,
thời hạn CMND chưa quá 15 năm);
Sau khi soạn thảo xong hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh
doanh của sở KHĐT (số lượng 1 bộ). Sau 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sở
KHĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
6. Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký kinh doanh.
• Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là: 50.000 đồng/lần
• Lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là: 100.000 đồng/lần.

13
7. Hồ sơ thủ tục thành lập công ty sẽ được nộp tại phòng đăng ký kinh doanh
Sở kế hoặc đầu tư cấp tỉnh.
8. Điều kiện về vốn
Pháp luật không quy định về số vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp nói
chung và số vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH nói riêng. Tuy nhiên với một
số ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần có vốn pháp định khi đăng ký kinh
doanh
Khi công ty sản xuất thuốc trừ sâu thì phần vốn pháp định, Pháp luật không yêu
cầu một hạn mức nhất định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành
lập một doanh nghiệp để hoạt động ở một lĩnh vực, ngành nghề nhất định. Vốn
pháp định do cơ quan quản lý chuyên ngành quy định. Vốn pháp định sẽ khác nhau
tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh

1.2. Điều kiện sản xuất phân bón


Tại Điều 41 Luật trồng trọt 2018 có quy định cụ thể về điều kiện sản xuất
phân bón như sau:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản
xuất phân bón.
2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm:
a. Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất;
b. Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại,
dạng phân bón;
c. Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ
định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;
d. Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do
tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng;
e. Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;

14
f. Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc
một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ
nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn là 05 năm và
được cấp lại.
Tại Điều 12 của Nghị định 84/2019/NĐ-CP có quy định chi tiết về điều kiện
sản xuất phân bón như sau:
1. Điểm a khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt 2018 được quy định cụ thể như sau:
Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu
vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa đảm bảo yêu cầu về kiểm soát chất
lượng.
2. Điểm b khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt 2018 được quy định cụ thể như sau:
Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình
sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành
kèm theo Nghị định này.
3. Điểm c khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt 2018 được quy định cụ thể như sau:
Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025
hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của
pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng
gói phân bón.
4. Điểm d khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt 2018 được quy định cụ thể như sau:
Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc
tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

1.3. Điều kiện buôn bán phân bón

Tại Điều 42 Luật trồng trọt 2018 có quy định cụ thể về điều kiện buôn bán
phân bón như sau: 

15
1. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện
buôn bán phân bón; trường hợp buôn bán phân bón do mình sản xuất thì
không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:
a. Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
b. Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;
c. Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên
môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong
các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng,
khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
Tại Điều 19 của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP có quy định về điều kiện cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón như sau:
1. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a. Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp
luật;
b. Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có:
Biển hiệu; sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai
từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc;
c. Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
d. Người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên
môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một
trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa
thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
2. Trường hợp cơ sở buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký
doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc
mua, bán phân bón và đáp ứng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

16
1.4. Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Tại Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định điều kiện buôn bán
thuốc bảo vệ thực vật như sau:
1. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện
sau đây:
a. Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho
người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định;
b. Có kho thuốc đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý
thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố;
c. Chủ cơ sở buôn bán thuốc và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật
phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật,
trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên
môn về thuốc bảo vệ thực vật.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều
này.
Tại Điều 4 của Nghị định 123/2018/ NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 quy
định điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật như sau:
“Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy
định tại Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:”
1. Người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có
trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật,
trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng
chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
2. Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực
dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước
(sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20m.
a. Kho thuốc bảo vệ thực vật

17
b. Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu
của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy
phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận
chuyển;
c. Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn
nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20m và có kệ kê hàng
cao tối thiểu 10cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.”
1.5. Điều kiện buôn bán thuốc thú y
Tại Điều 92 của Luật Thú y quy định điều kiện buôn bán thuốc thú y như sau:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp;
2. Có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp;
3. Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề
thú y;
4. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y, thủy sản, bệnh học
thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
Tại Điều 17 của Nghị định 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy
định điều kiện buôn bán thuốc thú y như sau:
“Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y phải theo quy định tại Điều 92 của Luật
thú y và đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có địa điểm kinh doanh cố định và biển hiệu.
2. Có tủ, kệ, giá để chứa đựng các loại thuốc phù hợp.
3. Có trang thiết bị bảo đảm điều kiện bảo quản thuốc theo quy định.
4. Có sổ sách, hóa đơn chứng từ theo dõi xuất, nhập hàng.
5. Đối với cơ sở buôn bán vắc xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát
hoặc kho lạnh để bảo quản theo điều kiện bảo quản ghi trên nhãn; có nhiệt kế
để kiểm tra điều kiện bảo quản. Có máy phát điện dự phòng, vật dụng,
phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin.”
18
Như vậy, dựa vào những điều kiện theo đề bài, công ty đã có vốn điều lệ, xác
định được ngành nghề sản xuất kinh doanh là sản xuất và bán thuốc bảo vệ thực
vật, phân bón, thuốc thú y tại trụ sở chính là quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, ... Tuy
nhiên, công ty chưa có tên công ty TNHH, chưa rõ tư cách pháp nhân của các thành
viên góp vốn và các hồ sơ của công ty trong quy trình thành lập, chưa rõ các thông
tin trong điều kiện cần và đủ khi sản xuất và bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,
thuốc thú y, ... Do vậy, ABC chưa thể thành lập được công ty trong lĩnh vực nêu
trên.
Câu 2:
 Căn cứ pháp lý
 Luật Doanh nghiệp 2020
 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Luật DN 2020 và những nghị định mới ban hành đã có nhiều đổi mới trong thủ
tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, đơn giản và dễ dàng cho các doanh nghiệp.
Trong đó quy định người thành lập doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về tính hợp pháp, trung thực, chính xác của các thông tin được kê khai trong hồ
sơ đăng ký kinh doanh. Quy trình các bước và các giấy tờ cần thiết được quy định
cụ thể:
 Cách thức nộp hồ sơ: 
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền
thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
a. Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
b. Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
c. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc
gia 

19
d. Cụ thể ABC có thể lựa chọn một trong cách cách trên để nộp hồ sơ đăng ký.
Theo cách nộp hồ sơ trực tiếp hay qua dịch vụ bưu chính, công ty ABC
muốn đặt trụ sở chính tại quận Cầu Giấy, Hà Nội nên hồ sơ dự kiến sẽ được
nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Còn nếu
đăng ký qua mạng thông tin điện tử  tại cổng thông tin quốc gia , trước khi
tiến hành đăng ký cần xác lập tài khoản và thiết lập chữ ký số trước.
 Chuẩn bị hồ sơ:
Theo Điều 21, LDN 2020 quy định hồ sơ đăng kí công ty trách nhiệm hữu hạn
bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục I-3 Thông tư 01/2021 và được
quy định tại điều 23 LDN 2020);
- Điều lệ công ty (Quy định cụ thể tại điều 24 LDN 2020)
- Danh sách thành viên (Phụ lục I-6 Thông tư 01/2021, điều 25 LDN 2020)
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân góp vốn, người đại diện
theo pháp luật (của công ty dự kiến thành lập)
- Đối với thành viên là tổ chức cần cung cấp các giấy tờ sau:
 Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật
của tổ chức.
 Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, tài liệu tương đương khác.
 Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Bản sao hợp lệ
CMND/CCCD/Hộ chiếu người đại diện theo ủy quyền của thành viên
là tổ chức.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được
thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục. (Trường hợp người
đại diện pháp luật không tiến hành đăng ký) 
20
(*) CMND sao y công chứng không quá 3 tháng, thời hạn CMND không quá 15
năm của người đại diện pháp luật và của các thành viên góp vốn
- Cụ thể công ty ABC phải chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký thành lập là mẫu
giấy riêng do Bộ đầu tư và phát triển quy định. 
- Công ty phải xây dựng điều lệ cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong đó có một số yêu cầu có thể xác định cụ thể như:
 Tên doanh nghiệp: Tuân thủ đúng quy định tại điều 37 luật DN 2020
 Địa chỉ trụ sở chính của công ty phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam, có
địa chỉ cụ thể rõ ràng, có số điện thoại liên hệ, thư từ hay địa chỉ fax
 Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón và thú ý
 Vốn điều lệ: 300 triệu đồng, vốn đầu tư 500 triệu đồng.
 Họ tên, chữ kí, thông tin giấy tờ pháp lý địa chỉ liên hệ của các thành
viên công ty TNHH ABC và người đại diện pháp lý của công ty. Phần
vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên.
 Cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với quy định của pháp luật về cơ cấu
tổ chức của công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
 Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của
người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn
một người đại diện theo pháp luật
 Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết
tranh chấp nội bộ.
 Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người
quản lý và Kiểm soát viên.

21
 Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại
phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối
với công ty cổ phần.
 Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh
 Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty
 Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
- Về danh sách thành viên đối với công ty TNHH ABC phải được kê khai đầy
đủ và chính xác theo bảng mẫu đã được quy định tại thông tư 01/2021/tt-
bkhđt.
- Công ty TNHH ABC cần chuẩn bị đầu đủ bản sao các giấy tờ pháp lý,
CMND/CCCD/Hộ chiếu của những thành viên là cá nhân của công ty, người
đại diện pháp lý để xác thực cho những kê khai trong các giấy tờ kê khai
trên.
- Trường hợp Công ty ủy quyền cho một người khác không phải người đại
diện pháp lý thực hiện thủ tục đăng ký yêu cầu cần phải có văn bản ủy quyền
và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đó.
 Nộp hồ sơ qua cách thức đã chọn, nộp lệ phí và chờ phản hồi.
- Lệ phí 100.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh
doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ). Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua
mạng điện tử (Thông tư số 130/2017/TT-BTC)
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký
kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sõ ðãng ký doanh
nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan
đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ
sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh
nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và
nêu rõ lý do.

22
- Doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng
thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng
hình thức sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số. Trong
trường hợp hồ sơ nộp qua mạng điện tử có sai sót, doanh nghiệp được sửa
chữa, bổ sung hồ sơ là 60 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh ra
Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. (nghị định 01/2021/tt-bkhđt). Đối
với hình thức nộp trực tiếp thời gian sửa đổi là 30 ngày.
 Nhận kết quả: 
- Khi hồ sơ hợp lệ, công ty sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
có mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế.
- Trong trường hợp đăng ký qua mạng điện tử, sau khi nhận được mã số doanh
nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện
tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
và Thông báo hồ sơ hợp lệ qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua
mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.
Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối
chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện
tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội
dung đối chiếu thống nhất. Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông
báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký
kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử
của doanh nghiệp không còn hiệu lực. Người đại diện theo pháp luật chịu
trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so
23
với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử. Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản
giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người
nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp
hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy
định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP.
 Một số lưu ý
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có một số nội dung
doanh nghiệp cần lưu ý để thực hiện đúng thời hạn như sau:
 Khắc dấu công ty và sử dụng con dấu công ty. (Có 2 hình thức của con dấu
là con dấu khắc tại cơ sở khắc dấu và dấu dưới hình thức chữ ký số về giao
dịch điện tử. Hiện nay sau khi khắc dấu cũng như các loại hình doanh
nghiệp khác, công ty TNHH tự quản lý con dấu mà không phải thực hiện thủ
tục đăng bố cáo con dấu như trước đây. Trừ trường hợp các loại hình kinh
doanh đặc thù con dấu do cơ quan công an cấp. Công ty có quyền khắc
nhiều con dấu mà không có bất kỳ hạn chế nào. Các con dấu của doanh
nghiệp chỉ cần đảm bảo đồng nhất về mặt hình thức và có thông tin tên, mã
số doanh nghiệp. (Điều 43 LDN 2020)
 Làm biển treo tại trụ sở đăng ký
 Đăng ký sử dụng chữ ký số nộp thuế điện từ và Token để nộp tờ khai thuế
môn bài cũng như các tờ khai thuế đúng hạn theo quy định
 Nộp thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh
doanh
 Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản với cơ quan đăng ký kinh
doanh
 Phát hành hóa đơn và đăng ký hóa đơn điện tử.

24
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 10

Nhóm
ST Mã Tự đánh
Họ và tên Nhiệm vụ trưởng
T SV giá
đánh giá
1 Phan Thị Trang 054 Word + biên bản làm việc
Phùng Thị Tuyết
2 047 Lý thuyết
(NT)
3 Trần Thị Ánh Tuyết 117 Câu 1

4 Phùng Tố Uyên 056 Câu 2

5 Nguyễn Thành Vinh 057 Câu 2


6 Hoàng Thị Yến 127 Thuyết trình
7 Nhạc Thị Yến 058 Câu 1

8 Trần Bảo Yến 128 Powerpoint


9 Trần Thị Hải Yến 059 Câu 2
10 Vũ Thị Yến 129 Câu 1

25

You might also like