You are on page 1of 21

THÀNH LẬP CÔNG TY

1. Khái quát
● Khái niệm:
- Góc độ kinh tế:
Thành lập công ty là quá trình chuẩn bị đầy đủ những vấn đề, điều kiện
kinh doanh để thành lập tổ chức kinh tế. Chủ thể kinh doanh cần chuẩn bị
những điều kiện liên quan như tên, địa chỉ trụ sở, máy móc, thiết bị, nhân
sự...

- Góc độ pháp lý:

Thành lập công ty được xem là thủ tục pháp lý được chủ doanh nghiệp tiến
hành tại những cơ quan quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Những hồ sơ, thủ tục này sẽ đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào loại
hình công ty (Luật doanh nghiệp 2014 ghi nhận các loại hình công ty
gồm: công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công
ty cổ phần, công ty hợp danh).

● Thông qua các quy định về thành lập công ty, nhà nước thực hiện quyền
giám sát việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp.
● Các quy định bao gồm :
- Quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp
- Quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp

Những quy định trên thường được xem xét như một tiêu chí đánh
giá môi trường kinh doanh của một quốc gia
→ Việt Nam có hành động tích cực trong việc điều chỉnh pháp luật
về thành lập công ty ngày càng giản tiện và thuận lợi nhằm nhanh
chóng gia nhập thị trường

2. Điều kiện thành lập công ty


( Những điều kiện do Nhà nước đặt ra buộc nhà đầu tư phải tuân thủ khi
thành lập công ty)
● Điều kiện về chủ thể
- Luật doanh nghiệp phân định chủ thể thành lập công ty thành 3
nhóm gồm :
+ Người thành lập công ty
+ Người quản lí công ty
+ Người góp vốn vào công ty
Lưu ý: Một người có thể đảm nhiệm 1 hoặc nhiều vai trò được nêu
trên
- Theo hướng tiếp cận “ công dân được làm những gì pháp luật
không cấm”, đồng nghĩa những đối tượng không có trong danh
sách sau (khoản 2 điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020) được
phép thành lập, quản lí, góp vốn vào công ty:

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản
lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam
theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà
nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và
Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc
phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan,
hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để
quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh
nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện
theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị
mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành
hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện
bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo
quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
(Nguồn:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Doanh-nghiep-so-59-20
20-QH14-427301.aspx )
● Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
- Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hiện hành, doanh
nghiệp có thể đăng ký hoạt động tất cả các ngành nghề mà pháp luật
không cấm. Tuy nhiên, lưu ý đối với một số ngành nghề kinh doanh có
điều kiện quy định, yêu cầu doanh nghiệp cần phải đáp ứng được như:
+ Kinh doanh bất động sản (cần vốn pháp định 20 tỷ)
+ Hay điều kiện thành lập công ty luật thì người đại diện cần có
chứng chỉ hành nghề (thẻ luật sư)
+ Kinh doanh dịch vụ kế toán: phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện
hoạt động dịch vụ kế toán
+ Kinh doanh dịch vụ việc làm cần có ít nhất 03 nhân viên có trình độ
cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng
- Điều 6 Luật đầu tư năm 2020 đã quy định rõ những ngành nghề
cấm đầu tư kinh doanh

Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh


1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của
Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc
khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế
các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng,
động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ
tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1
Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất
dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy
định của Chính phủ.
(Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/van-ban/doanh-nghiep/Luat-Dau-tu-so-61-20
20-QH14-321051.aspx)

● Điều kiện về tên gọi công ty, trụ sở


-Tên gọi của DN là một trong những dấu hiệu để phân biệt DN với các
chủ thể khác.

-Doanh nghiệp phải có tên riêng, tên phải được đăng ký với cơ quan có
thẩm quyền

❖ Cách đặt tên doanh nghiệp:

-Phải được viết bằng Tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu phát
âm được.

-Phải có ít nhất 2 thành tố sau đây:

+Loại hình doanh nghiệp

+Tên riêng

VD: Công ty TNHH Mai Lan là 1 tên có thể đáp ứng được quy tắc này.

-Phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện
của doanh nghiệp. Phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài
liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành

Tên doanh nghiệp không được:

● Trùng hoặc nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký trên toàn quốc.
● Dùng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, chính trị -
xã hội.
● Vi phạm truyền thống, đạo đức, lịch sử, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Ví dụ như khi nhận được yêu cầu đăng ký doanh nghiệp cho “Công ty cổ
phần cung cấp dịch vụ Sung Sướng” thì Cơ quan đăng ký kinh doanh có
thể từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với Công ty vì
lý do tên này nhạy cảm vì nó vi phạm thuần phong mỹ tục.

Trụ sở của DN là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có địa
chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã phường, thị trấn,
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

(Các điều luật tham khảo - Luật Doanh nghiệp 2020)


Điều 37. Tên doanh nghiệp
1.Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc
“công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ
phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp
danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp
tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ
F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại
diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in
hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp
phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ
quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của
doanh nghiệp.

Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký
được quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một
phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ
quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và
thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều 39. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của
doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt
sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng
nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo
nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng
nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng
Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm
kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và
ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng
tiếng nước ngoài.

(Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Doanh-nghiep-s
o-59-2020-QH14-427301.aspx)

3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Giai đoạn 1: Các bước chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh
nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có
thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định
hướng phát triển của công ty.
2. Chuẩn bị bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ
chiếu của tất cả thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập. Việc chọn lựa ai
sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết
định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại
hình doanh nghiệp.
3. Lựa chọn tên công ty (đảm bảo các yêu cầu, điều kiện về tên DN).
4. Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ
sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên
lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm,
ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện,
quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và
thư điện tử (nếu có).
5. Xác định vốn điều lệ để đăng ký kinh doanh. Vốn điều lệ là số vốn do các
thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất
định (không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp phép hoạt động) và được
ghi vào Điều lệ công ty.
6. Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
7. Xác định ngành nghề kinh doanh được chuẩn hoá theo quy định của
pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Giai đoạn 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm:


- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (đối với mỗi loại hình doanh nghiệp
sẽ có những mẫu quy định khác nhau. Các biểu mẫu này được quy định
tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
- Điều lệ doanh nghiệp: được quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp
2020

Điều 24. Điều lệ công ty


1. Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được
sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
2. Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại
diện (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối
với công ty cổ phần;
d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty
hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu
hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn
góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp
danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng
lập đối với công ty cổ phần;
đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
e) Cơ cấu tổ chức quản lý

v.v…

- Danh sách thành viên


- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân
+ Đối với cá nhân: CMND/hộ chiếu/CCCD
+ Đối với tổ chức: quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ tương đương khác; một trong
các giấy tờ chứng thực cá nhân người đại diện theo uỷ quyền và
văn bản uỷ quyền tương ứng
+ Nếu là nhà đầu tư nước ngoài thì phải có bản sao chứng thực giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư

Giai đoạn 3: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở KH và ĐT

1. Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đã liệt kê phía trên
2. Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh
nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp
3. Đóng lệ phí
4. Chuyên viên phòng Đăng Ký Kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của bộ
hồ sơ và bàn giao cho doanh nghiệp 1 biên nhận có ghi rõ ngày trả kết
quả đăng ký doanh nghiệp (03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ)
5. Doanh nghiệp căn cứ theo lịch hẹn trên giấy biên nhận để nhận kết quả
thành lập công ty.

Cách 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh thông qua hệ thống Cổng Thông Tin
Quốc Gia về đăng ký doanh nghiệp

1. Đăng nhập cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng tài
khoản đăng ký kinh doanh
2. Tạo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo từng đề mục của mà hệ
thống yêu cầu
3. Scan hồ sơ đã soạn và tải file đính kèm
4. Ký xác thực và nộp hồ sơ vào phòng đăng ký kinh doanh
5. Hoàn tất lệ phí
6. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký qua mạng, hệ
thống sẽ gửi email thông báo về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký.

Doanh nghiệp được cấp giấy CNĐKDN khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Ngành nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định
- Có trụ sở chính theo quy định
- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ
- Nộp đủ lệ phí đăng ký

Giai đoạn 4: Làm con dấu pháp nhân

- Bước 1: Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến
cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân
cho công ty.
- Bước 2 : Nhận con dấu pháp nhân - Khi đến nhận con dấu, đại diện
doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản
gốc). Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực
tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho
người khác đến nhận con dấu.
Giai đoạn 5: Hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập
Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu là có thể tiến hành các
hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có giấy phép Đăng ký kinh
doanh thì Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:
● Bước 1: Đăng bố cáo thành lập
● Bước 2: Treo bảng hiệu công ty tại địa chỉ trụ sở đã đăng ký
● Bước 3: Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế quản lý
trong thời hạn quy định.
● Bước 4: Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua
dịch vụ chữ ký số
● Bước 5: Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp lệ phí môn bài ( Mẫu số
01/MBAI theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP).
● Bước 6: Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo
Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC
ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
● Bước 7: Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo thông tư
39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ
ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương
pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa
đơn GTGT sử dụng.
● Bước 8: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành
nghề kinh doanh có điều kiện.

Sơ đồ tóm lược về phần Thành lập công ty


Giải thể doanh nghiệp

1. Khái niệm:

Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc không
đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Theo đó chủ doanh nghiệp phải
tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân các
quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký doanh
nghiệp

2. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp:

*Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, có 04 trường hợp doanh nghiệp bị giải thể,
bao gồm:

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết
định gia hạn;

- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư
nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành
viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội
đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật
này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp;

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản
lý thuế có quy định khác.

3. Điều kiện giải thể doanh nghiệp: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo
đảm:

- Thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp

- Không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài

Cụ thể, doanh nghiệp cần bảo đảm quyền lợi đối với những người có liên quan, bao
gồm: người lao động, chủ nợ, đối tác kinh doanh, cơ quan nhà nước …

● Tình huống:

1. Công ty TNHH hai thành viên X ra quyết định giải thể doanh nghiệp. Trong
quá trình tiến hành giải thể, công ty X đã thực hiện huy động vốn bằng cách
tiếp nhận vốn của thành viên mới. Vậy theo quy định của pháp luật, hành vi tiếp
nhận vốn của thành viên mới để huy động vốn của công ty X khi đã có quyết
định giải thể có vi phạm quy định hay không?
2. Nếu doanh nghiệp X kinh doanh thua lỗ và nợ một số thuế chưa trả. Vậy thì
doanh nghiệp X có được tiến hành giải thể doanh nghiệp hay không? Vì sao?

Trả lời:

Theo khoản 1 điều 211 Luật Doanh nghiệp 2020:

Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp, người quản lý
doanh nghiệp, nghiêm cấm thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;

b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

c) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm
bằng tài sản của doanh nghiệp;

d) Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;

đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

g) Huy động vốn dưới mọi hình thức.

Vậy công ty TNHH X đã có hành vi vi phạm điều cấm của Luật doanh nghiệp
về giải thể

2. Không. Vì theo khoản 2 điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp
chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản
khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

- Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm D khoản 1 điều
này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp X không đáp ứng được yêu cầu thanh toán hết các khoản nợ nên
không thể thực hiện giải thể doanh nghiệp được.

4. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp:


Doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể theo 2 hình thức chính:
● Giải thể tự nguyện
● Giải thể bắt buộc (trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án

* Đối với trường hợp giải thể tự nguyện:

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp và tổ chức thanh lý tài
sản. Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu
sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh
nghiệp;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động
e) Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch
Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;

Bước 2: Thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội
đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp điều lệ
công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

*Lưu ý: Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu
tiên sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người
lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế;
c) Các khoản nợ khác;

Bước 3: Thông báo công khai quyết định giải thể doanh nghiệp đến các đối
tượng có liên quan
Nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan
đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp trong thời hạn
07 ngày từ ngày thông qua. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở
chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Bước 4: Gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp.


Doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh
doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ

* Đối với trường hợp giải thể bắt buộc:

Bước 1:Cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp và thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 2: Ra quyết định giải thể và gửi quyết định này đến cơ quan đăng ký
kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và công khai quyết
định này
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, doanh
nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể

Bước 3: Thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp

Bước 4: Gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp


Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ,
doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Khi thực hiện xong thủ tục giải thể doanh nghiệp, tình trạng này sẽ được cập
nhật trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Phá sản doanh nghiệp

1. Khái quát về phá sản:


Phá sản doanh nghiệp là hiện tượng tất yếu của cơ chế kinh tế thị trường. Bên
cạnh sự tác động tiêu cực như gây những xáo trộn, ảnh hưởng xấu đến việc phát
triển sản xuất, ổn định đời sống, đến việc làm của người lao động, phá sản còn tác
động tích cực trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, loại bỏ bớt những doanh nghiệp hoạt
động kém hiệu quả, làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh.

2. Khái niệm:

Phá sản là lâm vào tình trạng tài sản chẳng còn gì và thường là vỡ nợ do kinh
doanh bị thua lỗ, thất bại và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

3. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khi nào ?
- Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, hay doanh nghiệp mất khả năng
thanh toán chưa hẳn đã bị phá sản. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ
được coi là bị phá sản khi đã tiến hành thủ tục giải quyết yêu cầu và có quyết định
tuyên bố phá sản của Toà án.
- Theo Luật Phá sản năm 2014: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh
toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong
thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán".

MỘT SỐ VÍ DỤ THỰC TẾ
VD1: Tháng 9 năm 2018, hãng chuyển phát nhanh GNN Express tuyên bố phá
sản, chính thức ngừng hoạt động do “không còn đủ khả năng tài chính”

Theo nội dung thông báo, do


hoạt động kinh doanh gặp nhiều
khó khăn, công ty đã không cân
đối được thu chi dẫn đến sử
dụng và lạm dụng tiền thu hộ
(COD) của khách hàng vào các
hoạt động khác. Mức nợ lên
đến 5,5 tỷ đồng.

GNN Express phá sản đã


khiến rất nhiều shop online lâm
vào cảnh khốn đốn, cụt hết vốn
buôn bán.

Xảy ra tình trạng như vậy có


phần trách nhiệm chính của
Tổng giám đốc Hoàng Ngọc, và
ông sẽ bị cân nhắc đến việc quy
trách nhiệm hoặc khởi kiện tại Tòa án kinh tế Hà Nội.

Link video về GNN Express: Giám đốc công ty giao hàng GNN nói gì sau khi tiêu hết 5,5 tỷ
tiền thu hộ của các shop online?

Toàn cảnh vụ Công ty giao hàng GNN chiếm dụng 5,5 tỷ của chủ hàng | VTV24

Tình hình đăng ký doanh nghiệp 9 tháng đầu 2021:

Dưới tác động của dịch bệnh, đã có 90.291 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 9
tháng đầu năm 2021, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, số lượng doanh
nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2021 là 45.091 doanh nghiệp,
tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2020. Số doanh nghiệp đã giải thể, chấm dứt tồn tại
trong 9 tháng đầu năm 2021 là 12.802 doanh nghiệp, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm
2020.

Tình hình đăng kí doanh nghiệp 9 tháng năm 2020 và 2021

4. Doanh nghiệp có được tự phá sản?


- Như đã đề cập, doanh nghiệp phá sản khi bị Tòa án nhân dân ra quyết định
tuyên bố phá sản, mà Tòa án chỉ ra quyết định sau quá trình xem xét theo yêu
cầu doanh nghiệp phá sản. Nói cách khác, việc doanh nghiệp tự tuyên bố phá
sản là không phù hợp với quy định của pháp luật và không có giá trị pháp lý.
- Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cũng không có quyền
yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố chính nó phá sản.

5. Đối tượng có quyền, nghĩa vụ yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp:
★ Câu hỏi đặt ra là: Ai có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản?
Theo Điều 5 Luật Phá sản 2014, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản
gồm:
✔ Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến
hạn mà DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
✔ Người lao động hoặc đại diện của người lao động
✔ Người đại diện theo pháp luật của chính DN, HTX mất khả năng thanh toán
✔ Chủ DNTN, Chủ tịch HĐQT Công ty CP, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH 2 thành
viên trở lên hoặc chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên, thành viên hợp danh
của Công ty HD nếu DNTN, công ty TNHH, công ty HD, công ty CP mất khả
năng thanh toán
✔ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu số cổ phần phổ thông trở lên trong thời
gian liên tục ít nhất 06 tháng (từ 20% trở lên hoặc dưới 20% nếu điều lệ công
ty quy định)
✔ Thành viên HTX hoặc người đại diện theo Pháp luật của HTX Thành Viên của
Liên Hiệp HTX.

6. Thủ tục và trình tự phá sản:


Trình tự, thủ tục phá sản theo Luật Phá sản năm 2014

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nộp tiền tạm ứng phí phá sản

Bước 2: Hòa giải và Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tiếp theo Tòa án
trả lại đơn hoặc Chuyển cho tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo việc nộp lệ
phí và tạm ứng phí phá sản hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn (trả lại đơn nếu
người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn), tiếp đó tuyên bố Doanh nghiệp,
Hợp tác xã (DN. HTX) bị phá sản trong trường hợp đặc biệt hoặc hòa giải đối
với trường hợp hòa giải trước khi mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản kể từ ngày nộp biên lai nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản và
sau cùng Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Bước 3: Mở thủ tục phá sản

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản(tòa án) , tiếp đó thông báo
quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản , sau đó xác định nghĩa vụ về
tài sản (chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản) và các
biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán; Kiểm
kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người mắc nợ.

Bước 4: Hội nghị chủ nợ

* Điều kiện tiến hành

-Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có
bảo đảm

-Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công
giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia

* Thẩm quyền triệu tập và thành phần tham gia Hội nghị chủ nợ

-Chủ nợ có tên trong danh sách

-Đại diện người lao động, công đoàn được người lao động ủy quyền

-Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp bị mất khả
năng thanh toán

* Triệu tập Hội nghị chủ nợ (HNCN):

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất (hoãn Hội nghị chủ nợ);

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai:

* Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia HNCN vắng
mặt;

* Thông qua nghị quyết của HNCN về các giải pháp tổ chức lại hoạt
động kinh doanh; về Kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ…

Tiếp đó, tiến hành Phục hồi DN hoặc tiến hành Thủ tục thanh toán tài
sản phá sản.

Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp

Phục hồi DN, tiếp đó Đình chỉ thủ tục phá sản hoặc Đình chỉ thủ tục phục hồi
hoạt động kinh doanh.
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

*Các trường hợp Tòa án nhân dân tuyên doanh nghiệp phá sản

-Doanh nghiệp không còn tiền, tài sản khác để nộp phí phá sản, tạm ứng chi
phí phá sản

-Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả
năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản

-Doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán không xác định được phương án
phục hồi hoạt động doanh nghiệp

-Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi

-Doanh nghiệp không thực hiện phương án phục hồi

Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

* Thứ tự phân chia tài sản

-Chi phí phá sản.

-Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT đối với người lao
động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập
thể đã ký kết.

-Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục
hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

-Nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, khoản nợ không có bảo đảm phải trả
cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ.

Phân biệt giải thể và phá sản doanh nghiệp:

Tiêu chí Giải thể doanh nghiệp Phá sản doanh nghiệp

Nguyên nhân Có nhiều lý do dẫn đến: Chỉ có 1 lý do: Doanh


Hết thời hạn hoạt động nghiệp mất khả năng
mà không gia hạn; không thanh toán
còn đủ số lượng thành
viên tối thiểu trong thời
thời hạn luật quy định; bị
thu hồi Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh,....
Tính chất Là một thủ tục hành chính Là một thủ tục tư pháp và
và được thực hiện theo được thực hiện theo quy
trình tự, thủ tục được quy định Luật Phá sản 2014 ->
định tại Luật Doanh Thời gian để giải quyết 1
nghiệp năm 2020 vụ phá sản dài hơn rất
nhiều so với giải thể

Chủ thể ra quyết định Là quyết định của chủ sở Do Tòa án quyết định
hữu doanh nghiệp (đối với
trường hợp giải thể tự
nguyện) hoặc do cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm
quyền cho phép thành lập
doanh nghiệp quyết định
(trường hợp giải thể bắt
buộc)

Hậu quả pháp lý Sự tồn tại của doanh Vẫn có thể tiếp tục hoạt
nghiệp chấm dứt vĩnh động khi được mua lại
viễn, các quyền và nghĩa (đổi chủ sở hữu)
vụ của doanh nghiệp
không được kế thừa

Thái độ của Nhà nước đối Không bị Nhà nước hạn Có thể hạn chế quyền tự
với người quản lý, điều chế quyền tự do kinh do kinh doanh đối với chủ
hành doanh nghiệp. doanh sở hữu hay người quản lý
điều hành doanh nghiệp.
Sơ đồ trình tự, thủ tục giải thể và phá sản theo Luật Phá sản 2014

You might also like