You are on page 1of 24

Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

I. Khái niệm, đặc điểm và phân loại doanh nghiệp:


1. Khái niệm doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh
doanh.
2. Đặc điểm:
- Là 1 tổ chức: một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thành lập
- Phải đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật
- Đặc điểm nhận diện: có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch
- Mục đích thành lập: kinh doanh, sinh lợi.
3. Phân loại doanh nghiệp:
a. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức quản lý:
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên
- Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên
- Doanh nghiệp tư nhân
b. Căn cứ vào tư cách pháp lý:
- Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
- Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
c. Căn cứ vào tính chất chịu trách nhiệm của thành viên hoặc chủ sở
hữu:
- Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn
- Doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn
d. Căn cứ vào số lượng chủ sở hữu:
- Doanh nghiệp 1 chủ
- Doanh nghiệp nhiều chủ

1
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

II. Thành lập doanh nghiệp:


1. Đối tượng có quyền thành lập, quản lý góp vốn vào doanh nghiệp
- Nguyên tắc: mọi tổ chức, cá nhân có quyền thành lập, góp vốn vào doanh
nghiệp trừ đối tượng bị pháp luật cấm thành lập, góp vốn.
- Phân biệt giữa 2 nhóm đối tượng:
+ Đối tượng có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp
+ Đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp
* Chủ thể không được thành lập doanh nghiệp:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước
để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức
quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đôi nhân dân Việt Nam;
sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các đơn vị thuộc Công an nhân
dân Việt Nam
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước
trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn
góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc
bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù,
quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục hoặc đang
bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản; phòng,
chống tham nhũng.
* Đối tượng bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp:
- Cơ quan nhân dân, đơn vị vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản
nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình
- Các đối tượng bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật về cán bộ công chức
2. Góp vốn
- Tài sản góp vốn: để thành lập doanh nghiệp phải có một mức tài sản
nhất định: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử
2
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài
sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
- Định giá vốn góp
- Chuyển quyền sở hữu
- Vốn điều lệ: Là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam
kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh
giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp
đối với công ty cổ phần.
- Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật để thành
lập doanh nghiệp.
3. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
- Nhóm ngành nghề tự do kinh doanh.
- Nhóm ngành nghề cấm kinh doanh: Là những ngành nghề do Quốc Hội, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cấm trong Luật, Pháp lệnh, Nghị định:
+ Các chất ma túy
+ Các loại hóa chất, khoáng vật
+ Các loại thực vật, động vật hoang dã
+ Mại dâm
+ Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người
+ Kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người
- Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
+ Điều kiện kinh doanh do Quốc Hội, , Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Chính phủ quy định trong Luật, Pháp lệnh, Nghị định
+ Điều kiện kinh doanh: điều kiện về giấy phép kinh doanh, giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng
nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định
hoặc yêu cầu khác
+ Ví dụ: Kinh doanh xổ số, Dịch vụ mua bán nợ, Dịch vụ xếp hạng tín
nhiệm, Dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện, Xuất khẩu gạo, Kinh
doanh than…
4. Tên, trụ sở doanh nghiệp
a. Tên doanh nghiệp:
- Có thể kèm chữ số, ký hiệu;

3
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

- Có ít nhất 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng;


- Ko vi phạm điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp <Điều 38 Luật doanh nghiệp
2020>
b. Trụ sở doanh nghiệp:
- Địa điểm liên lạc, giao dịch thường xuyên, ổn định của doanh nghiệp
- Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam
- Địa chỉ được xác định

III. Đăng kí doanh nghiệp:


1. Cơ quan đăng kí kinh doanh:
- Cơ quan đăng kí kinh doanh cấp Tỉnh (Phòng đăng kí kinh doanh thuộc Sở Kế
hoạch đầu tư): đăng kí kinh doanh đối với doanh nghiệp
- Cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện (Phòng đăng kí kinh doanh, phòng tài
chính kế hoạch, phòng kinh tế): đăng kí đối với hộ kinh doanh
2. Trách nhiệm của người đăng kí kinh doanh và cơ quan đăng kí kinh doanh
- Người đăng kí kinh doanh: lập hồ sơ, đảm bảo tính hợp pháp của hồ sơ
- Cơ quan đăng kí kinh doanh: thẩm tra hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
3. Hồ sơ đăng kí doanh nghiệp
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo
quy định của Luật đầu tư.
4. Điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp <Điều 27 Luật
doanh nghiệp 2020>
- Ngành nghề kinh doanh không bị cấm
- Tên doanh nghiệp được đặt đúng quy định
- Có hồ sơ đăng kí doanh nghiệp hợp lệ
- Nộp đủ lệ phí

4
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

5. Nội dung giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp < Điều 28 Luật doanh
nghiệp 2020>
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp
- Địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp
- Thông tin chủ sở hữu doanh nghiệp
- Vốn điều lệ doanh nghiệp

IV. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp:


1. Quyền của doanh nghiệp < Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020>
2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp <Điều 8 Luật doanh nghiệp 2020>
3. Các quyền và nghĩa vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích <Điều 9
Luật doanh nghiệp 2020>

BÀI TẬP VẬN DỤNG CHƯƠNG 1

5
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

1. [LX247515] Vốn điều lệ là:

A. Vốn cố định của Doanh nghiệp


B. *Vốn góp của các thành viên và được ghi vào bản điều lệ của công ty
C. Vốn góp theo quy định của pháp luật
D. Vốn hoạt động chính của Doanh nghiệp

Giải thích: Xem khoản 34 điều 4 Luật doanh nghiệp 2020. Vốn điều lệ là 1 thuật ngữ
chuyên môn kinh tế chỉ số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết đóng góp
trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty để công bố cho các cổ
đông. Vốn điều lệ có thể thay đổi với sự đồng ý của các cổ đông.

2. [LX247516] Vốn pháp định là:

A. Cả 3 đều đúng
B. *Mức vốn tối thiểu cần phải có để thành lập doanh nghiệp
C. Vốn do các thành viên góp theo quy định của pháp luật
D. Vốn góp của nhà nước vào doanh nghiệp

Giải thích: Khái niệm vốn pháp định không còn quy định tại Luật doanh nghiệp 2020
nữa. Khái niệm này được quy định tại điều 4 Luật doanh nghiệp 2005. Khoản 7 điều 4
Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy
định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”.

3. [LX247517] Vốn điều lệ của công ty:

A. *Không có câu nào đúng


B. Phải bằng vốn pháp định
C. Phải lớn hơn vốn pháp định
D. Phải nhỏ hơn vốn pháp định

Giải thích: Không có quy định về tỷ lệ giữa vốn điều lệ và vốn pháp định của doanh
nghiệp

4. [LX247518] Viên chức là chủ thể không bị cấm quyền:

A. *Góp vốn vào doanh nghiệp

6
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

B. Quản lý doanh nghiệp


C. Thành lập doanh nghiệp
D. Tất cả đều đúng

Giải thích:

Điều 17, Luật doanh nghiệp 2020

5. [LX247519] Người nào không phải là người quản lý doanh nghiệp?

A. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ
tịch Hội đồng quản trị
B. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác
C. *Người không có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty
D. Thành viên hợp danh, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản
trị

Giải thích:

Khoản 24, Điều 4, Luật doanh nghiệp 2020: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản
lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân,
thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên,
Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ
công ty”.

6. Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp dưới đây
có một nhận định sai?

A. *Nhà nước bù lỗ cho tất cả các hoạt động kinh doanh


B. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp
C. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các
quyền và lợi ích hợp pháp khác
D. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp
không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính

Giải thích:

7
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

Điều 5, Luật doanh nghiệp 2020: “Điều 5. Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp
và chủ sở hữu doanh nghiệp 1. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của
các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật này; bảo đảm bình đẳng trước pháp
luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
công nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh. 2. Nhà nước công nhận và
bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, quyền và lợi ích hợp pháp khác của
doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp. 3. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của
doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu
bằng biện pháp hành chính. Trường hợp thật cần thiết, Nhà nước trưng mua hoặc trưng
dụng tài sản của doanh nghiệp thì được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp
luật về trưng mua, trưng dụng tài sản. Việc thanh toán, bồi thường phải bảo đảm lợi ích
của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp”.

7. [LX247521] Tổ chức, cá nhân nào sau đây có không quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp tại Việt Nam:

A. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức,
viên chức
B. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập
doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình
C. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng
trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam
D. *Tất cả đều đúng

Giải thích:

Khoản 2, Điều 17, Luật doanh nghiệp 2020

8. [LX252407] Người thành lập doanh nghiệp có quyền:

A. Bán sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp khi đi vào hoạt động
B. Ký các loại hợp đồng trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp
C. Thuê hội trường khai trương việc thành lập doanh nghiệp
D. *Tất cả đều đúng

Giải thích:
8
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

Điều 18, Luật doanh nghiệp 2020: “Điều 18. Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp 1.
Người thành lập doanh nghiệp được ký hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt
động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp. 2. Trường hợp
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện
quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này và các
bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng theo quy định của
Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác. 3. Trường hợp
doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người ký kết hợp
đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng; trường
hợp có người khác tham gia thành lập doanh nghiệp thì cùng liên đới chịu trách nhiệm
thực hiện hợp đồng đó”.

9. [LX247523] Trụ sở chính của doanh nghiệp không được đặt ở đâu?

A. Chi nhánh của doanh nghiệp


B. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp
C. *Đặt ở nước ngoài
D. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Giải thích:

Điều 42, Luật doanh nghiệp 2020: “Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt
Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành
chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”.

10. [LX247524] Cơ quan thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp

A. Phòng đăng kí kinh doanh

B. Sở kế hoạch - Đầu tư

C. Phòng tài chính kế hoạch

*D. Cả A và B

9
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

Giải thích: Xem khoản 1 điều 216 Luật doanh nghiệp 2020 Cơ quan đăng ký kinh doanh
được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và
ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Phòng Đăng ký
kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính
– Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh
doanh.

10
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

CHƯƠNG II: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH

I. Doanh nghiệp tư nhân


1. Khái niệm:
- Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán
nào và mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân.
2. Đặc điểm:
- Là một loại hình doanh nghiệp => mang những đặc điểm chung của
doanh nghiệp; có các quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp.
- Do 1 cá nhân làm chủ:
+ Tự đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp
+ Tự quyết định quản lý, kinh doanh
+ Tự hưởng lợi nhuận
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
- Về tư cách pháp lý của doanh nghiệp: không có tư cách pháp nhân
3. Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân:
a. Quyền đầu tư vốn
b. Quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp
- Quyết định mô hình quản lý trong doanh nghiệp
- Quyết định trực tiếp điều hành hoặc thuê người khác điều hành doanh nghiệp
c. Quyền định đoạt doanh nghiệp
* Cho thuê DNTN
- Là quá trình chuyển giao tạm thời quyền kinh doanh và tư cách kinh doanh
doanh nghiệp cho người khác trong 1 thời gian nhất định
- Thủ tục:
+ Ký hợp đồng thuê có công chứng
+ Báo cáo bằng văn bản đến cơ quan đăng kí kinh doanh và cơ quan
thuế
11
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

- Quyền của các bên trong hợp đồng thuê:


+ Bên cho thuê (Chủ doanh nghiệp tư nhân): được hưởng khoản tiền
cho thuê
+ Bên thuê: được hưởng quyền kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh
- Trách nhiệm các bên:
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm với tư cách là
chủ sở hữu
+ Người thuê phải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu dựa trên hợp
đồng thuê
* Bán doanh nghiệp tư nhân
- Là chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp tư nhân từ chủ sở hữu sang
người mua doanh nghiệp
- Thủ tục:
+ Thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng kí kinh doanh
+ Ký hợp đồng bán doanh nghiệp tư nhân có công chứng;
+ Người mua đăng ký kinh doanh lại
- Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân:
+ Trước khi bán chủ doanh nghiệp tư nhân phải:
▪ Thanh toán hết các khoản nợ
▪ Giải quyết đối với người lao động
▪ Thanh lý các hợp đồng thương mại...
+ Sau khi bán: vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện trừ trường hợp
người mua, người bán, chủ nợ doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
d. Quyền hưởng lợi nhuận từ doanh nghiệp
- Là chủ thể duy nhất được hưởng lợi nhuận từ doanh nghiệp
- Không bị ràng buộc bởi các quy định về điều kiện hưởng lợi nhuận như các
mô hình doanh nghiệp khác

II. Hộ kinh doanh


1. Khái niệm:

12
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

Do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một hộ gia đình làm chủ, được kinh
doanh tại nhiều địa điểm, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
2. Đặc điểm:
- Là đơn vị kinh tế có chức năng kinh doanh
- Chủ sở hữu của hộ kinh doanh có thể là một cá nhân là công dân Việt Nam
hoặc một hộ gia đình.
- Hộ kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh (nhưng phải chọn một địa điểm để
đăng ký trụ sở hộ kinh doanh), không giới hạn số lượng lao động (Nghị định
01/2021/NĐ-CP).

Chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi hoạt động kinh doanh
của hộ mình mà không chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản đưa vào hoạt động kinh
doanh.

Theo khoản 3 Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể thuê người
khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hộ kinh doanh vẫn phải
chịu trách nhiệm đối với khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hoạt động kinh
doanh.
- Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân

13
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

BÀI TẬP VẬN DỤNG CHƯƠNG 2

1. [LX247525] Trong doanh nghiệp tư nhân có thuê giám đốc để điều hành hoạt động của
doanh nghiệp thì người đại diện thao pháp luật là:

A. *Chủ doanh nghiệp


B. Chủ tịch hội đồng quản trị
C. Giám đốc được thuê
D. Theo điều lệ của Doanh nghiệp

Giải thích:
Điều 191 Luật doanh nghiệp 2020: “Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn
bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản
sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế
trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn
cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư
cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu
và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tự nhân được quy định
trong hợp đồng cho thuê” và khoản 3 điều 190 Luật doanh nghiệp 2020: “Chủ doanh
nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với
tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện
quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

2. [LX247540] Chủ doanh nghiệp tư nhân không có quyền, trách nhiệm nào sau đây:

A. Bán doanh nghiệp


B. Cho thuê doanh nghiệp
C. *Chỉ trả nợ trong phạm vi vốn đầu tư
D. Thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh

Giải thích: * Khoản 1, Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh
nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
mọi hoạt động của doanh nghiệp”. * Điều 190, 191, 192, Luật doanh nghiệp 2020: “Điều
190. Quản lý doanh nghiệp tư nhân 1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết
định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi
nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác thèo quy định của pháp
luật. 2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ

14
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp tư nhân. 3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện
cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn,
bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh
nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 191.
Cho thuê doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ
doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao
hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn cho
thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là
chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và
người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tự nhân được quy định trong
hợp đồng cho thuê. Điều 192. Bán doanh nghiệp tư nhân 1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có
quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác. 2. Sau khí bán
doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày
chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ
nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác. 3. Chủ doanh nghiệp tư nhân, người
mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động. 4. Người
mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy
định của Luật này”

3. [LX247527] Loại doanh nghiệp nào không thể hợp nhất, sáp nhập?
A. Doanh nghiệp tư nhân
B. Công ty hợp danh
C. Công ty cổ phần
*Cả A và B
Giải thích:
Điều 200, 201, Luật doanh nghiệp 2020

4. [LX247541] Tổ chức kinh doanh nào sau đây không có tư cách pháp nhân?

A. Công ty cổ phần
B. Công ty hợp danh
C. *Doanh nghiệp tư nhân
D. Tất cả đều sai

Giải thích: Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2020, một tổ chức được công nhận là pháp
nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: - Được thành lập theo quy định của pháp luật (Bộ
luật dân sự, luật khác có liên quan). - Có cơ cấu tổ chức theo quy định của pháp luật. Pháp

15
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành
của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành
lập pháp nhân. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy
định của pháp luật. - Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình. - Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc
lập. Trong khi đó theo khoản 1 điều 189 Luật doanh nghiệp 2020: “Vốn đầu tư của chủ
doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có
nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt
Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn
phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản”. Vốn của doanh
nghiệp không tách riêng với chủ sở hữu doanh nghiệp nên doanh nghiệp không có tư cách
pháp nhân.

5. [LX247529] Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?

A. Doanh nghiệp tư nhân có vốn điều lệ, chỉ được giữ nguyên hoặc tăng vốn điều lệ,
không được giảm vốn điều lệ
B. Doanh nghiệp tư nhân có vốn điều lệ, có quyền tăng vốn điều lệ
C. Doanh nghiệp tư nhân có vốn điều lệ, có quyền tăng, giảm vốn điều lệ
D. *Doanh nghiệp tư nhân không có vốn điều lệ

Giải thích:
Điều 34 khoản 4 Luật doanh nghiệp 2020: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành
viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký
mua khi thành lập công ty cổ phần”

16
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

CHƯƠNG III: CÔNG TY HỢP DANH

I. Khái quát chung


1. Khái niệm:
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân trong đó phải có ít
nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới
một tên chung (gọi là thành viên hợp danh), thành viên hợp danh phải là cá
nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công
ty.
- Công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn, thành viên này chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào. Công ty hợp
danh không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.
2. Đặc điểm:
- Là doanh nghiệp
- Là loại công ty đối nhân do vậy sự liên hệ giữa các thành viên trong công
ty rất gắn bó, không chỉ về mặt quyền lợi mà còn vì quy chế liên đới tr/nh.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp
- Kinh doanh dưới 1 tên chung
- Đặc điểm về thành viên công ty:
+ Thành viên hợp danh: phải là cá nhân; trực tiếp thực hiện hoạt động
kinh doanh; chịu trách nhiệm liên đới vô hạn
+ Thành viên góp vốn: có thể là cá nhân, tổ chức; chịu trách nhiệm
hữu hạn
- Công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt
động của công ty
- Không được phép phát hành chứng khoán

II. Cơ cấu tổ chức và quản lý


1. Hội đồng thành viên:
- Là cơ quan có thẩm quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công
ty, bao gồm tất cả các thành viên công ty. Chủ tịch hội đồng thành viên do các
thành viên bầu từ số thành viên hợp danh. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể
kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty nếu điều lệ không quy định khác.

17
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

- Chủ tịch hội đồng thành viên có quyền triệu tập cuộc họp hội đồng thành
viên hoặc thành viên hợp danh có quyền triệu tập cuộc họp hội đồng thành viên và
được tiến hành khi tất cả thành viên hợp danh tham dự.
- Nếu điều lệ không có quy định khác thì mỗi thành viên hợp danh có một phiếu
biểu quyết ngang nhau mà không phụ thuộc vào vốn góp.
2. Giám đốc:
- Giám đốc (TGĐ) có quyền quản lý và điều hành công việc kinh doanh của cty
với tư cách là thành viên hợp danh. Giám đốc (TGĐ) do chủ tịch hội đồng thành
viên kiêm nhiệm nếu điều lệ không quy định khác.
- Có quyền:
+ Triệu tập và tổ chức cuộc họp Hội đồng thành viên
+ Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước, đại diện
cho công ty với tư cách nguyên đơn và bị đơn trong các vụ tranh chấp
kinh doanh thương mại và tranh chấp khác.

III. Quy chế thành viên


1. Thành viên hợp danh:
- Tư cách thành viên hợp danh có thể được xác lập khi:
+ Tham gia thành lập công ty
+ Kết nạp thành viên hợp danh mới
+ Nhận chuyển nhượng vốn của thành viên hợp danh, kế thừa tài sản
hợp danh.
- Thành viên hợp danh trực tiếp tham gia quản lý công ty. Do đó những ngành
nghề kinh doanh pháp luật đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn hoặc chứng chỉ
hành nghề, thành viên hợp danh phải có.
- Hạn chế đối với thành viên hợp danh:
+ Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc tviên hợp danh
cty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành
viên hợp danh còn lại.
+ Không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác
kinh doanh trong cùng ngành nghề kinh doanh của cty để tư lợi hoặc
phục vụ cho tổ chức, cá nhân khác.
+ Không được chuyển phần vốn góp của mình cho người khác nếu
không được các thành viên hợp danh còn lại chấp nhận.

18
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

- Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt:


+ Tự nguyện rút vốn khỏi cty
+ Chết hoặc tòa án tuyên là đã chết
+ Mất tích, hạn chế hoặc mất năng lực HVDS.
+ Bị khai trừ khỏi cty
+ Các trường hợp khác do điều lệ công ty quy định.
=> Vẫn có thể phải chịu trách nhiệm trong 2 năm sau chấm dứt
2. Thành viên góp vốn:
- Tư cách tviên được xác lập khi:
+ Tham gia góp vốn vào công ty
+ Nhận chuyển nhượng vốn góp của thành viên góp vốn khác
+ Được tặng cho, thừa kế tài sản của thành viên góp vốn khác.
- Đặc điểm:
+ Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng không
giới hạn.
+ Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào
cty.
+ Không có quyền tham gia vào quản lý công ty trừ trường hợp các
vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ.
+ Không có quyền tiến hành hoạt động nhân danh công ty.
- Chấm dứt tư cách thành viên góp vốn:
+ Chuyển nhượng hết vốn.
+ Chết, tòa án tuyên là đã chết hoặc mất tích.
+ Bị khai trừ theo quyết định của Hội đồng thành viên
+ các trường hợp khác do điều lệ công ty quy định.
3. Quyền và nghĩa vụ của cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn
* Quyền:
- Quyền quản lý
- Quyền được thông tin

19
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

- Quyền kinh doanh


- Quyền tài sản
* Nghĩa vụ:
- Nghĩa vụ góp vốn
- Trách nhiệm về các khoản nợ công ty
* Nghĩa vụ của thành viên hợp danh trong quá trình kinh doanh:
- Tiến hành quản lý, thực hiện kinh doanh 1 cách trung thực, cẩn trọng, đúng
quy định pháp luật, điều lệ, quyết định Hội đồng thành viên
=> Vi phạm gây thiệt hại cho công ty thì phải bồi thường
- Không được sử dụng tài sản công ty để tư lợi
- Nhân danh cá nhân, người khác hoạt động kinh doanh các ngành nghề đă
đăng ký của công ty => hoàn trả công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường
thiệt hại nếu gây ra thiệt hại
- Nghĩa vụ công khai thông tin

IV. Chế độ tài chính


1. Vốn điều lệ
- Thành viên góp vốn đầy đủ đúng hạn sẽ được công ty cấp giấy chứng nhận
phần vốn góp. Trường hợp giấy chứng nhận góp vốn bị mất, cháy, rách hoặc bị
tiêu hủy dưới mọi hình thức công ty sẽ cấp giấy chứng nhận góp vốn mới.
- Vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định trong trường hợp công ty kinh
doanh ngành nghề đòi hỏi vốn pháp định.
2. Tài sản của công ty hợp danh
- Tài sản góp vốn của các thành viên;
- Tài sản tạo lập được trong quá trình công ty hoạt động
- Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực
hiện
- Các tài sản khác theo quy định pháp luật
3. Chuyển nhượng vốn
- Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng khi được sự chấp thuận của
các thành viên hợp danh còn lại;
- Thành viên góp vốn được quyền tự do chuyển nhượng
20
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

4. Chia lợi nhuận


- Không bị ràng buộc điều kiện được chia lợi nhuận
- Chia tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo điều lệ công ty

21
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

BÀI TẬP VẬN DỤNG CHƯƠNG 3

1. [LX247530] Trong công ty hợp danh, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về
nghĩa vụ của công ty:

A. Bằng số vốn điều lệ


B. *Bằng toàn bộ tài sản của mình
C. Không phải chịu trách nhiệm
D. Tất cả đều sai

Giải thích:

Điểm b Khoản 1 điều 177 Luật doanh nghiệp 2020: “Thành viên hợp danh phải là cá nhân,
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty”.

2. [LX247531] Công ty hợp danh không có quyền, nghĩa vụ nào dưới đây:

A. Có ít nhất 02 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty
B. *Phát hành chứng khoán huy động vốn
C. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm
vi số vốn đã góp vào công ty
D. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa
vụ của công ty

Giải thích:

Khoản 3 Điều 177, Luật doanh nghiệp 2020: “Công ty hợp danh không được phát hành
bất kỳ loại chứng khoán nào”.

3. [LX247542] Trong công ty hợp danh ai không có quyền nhân danh công ty tiến hành
hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty?

A. Chủ tịch hội đồng thành viên


B. Người đại diện theo pháp luật của công ty
C. *Thành viên góp vốn
D. Thành viên hợp danh

22
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

Giải thích: * Điểm b, Khoản 1, Điều 181 Luật doanh nghiệp 2020: “Nhân danh công ty kinh
doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch
hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công
ty”. * Khoản 1, Điều 184 Luật doanh nghiệp 2020: “Các thành viên hợp danh là người đại
diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày
của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh
doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về
hạn chế đó”. * Điểm đ, Khoản 1, Điều 187 Luật doanh nghiệp 2020: “Thành viên góp vốn
có quyền sau đây: Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh
ngành, nghề kinh doanh của công ty”

4. [LX247543] Doanh nghiệp nào không chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn?

A. Công ty cổ phần
B. *Công ty hợp danh
C. Doanh nghiệp tư nhân
D. Tất cả đều sai

Giải thích: * Khoản 1 Điều 203 Luật doanh nghiệp 2020: “Công ty cổ phần có thể chuyển
đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức sau đây: a) Một
cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại; b)
Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần
của tất cả cổ đông của công ty; c) Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông” * Khoản 1 Điều 205, Luật
doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp
tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có
đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này; b) Chủ doanh nghiệp tư
nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối
với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn; c) Chủ
doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh
lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó; d)
Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với

23
Onthisinhvien.com
Tài liệu & bí kíp học tập TDTU ✅

các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh
nghiệp tư nhân”.

5. [LX247544] Chủ doanh nghiệp tư nhân không được làm:

A. Chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
B. Thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần
C. Thành viên góp vốn công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
D. *Thành viên hợp danh công ty hợp danh

Giải thích: Khoản 3, Điều 188, Luật doanh nghiệp 2020: “Mỗi cá nhân chỉ được quyền
thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời
là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh”. Khoản 1, Điều 180,
Luật doanh nghiệp 2020: “Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư
nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp
được sự nhất trí của các thành

24
Onthisinhvien.com

You might also like