You are on page 1of 30

Chương 3: Thẩm định năng lực

pháp lý của khách hàng


Mục tiêu.
– Cung cấp cho người đọc kiến thức cơ bản về điều
kiện pháp lý của từng nhóm khách hàng cụ thể
– Gợi ý cho người đọc những tài liệu cần thiết cho
việc thẩm định điều kiện pháp lý của từng nhóm
khách hàng
– Xây dựng những tiêu chí và những yêu cầu cụ thể
cho công tác thẩm định năng lực pháp lý của KH
– Cung cấp cơ sở phân tích năng lực pháp lý KH
theo quy định của pháp luật Việt Nam
1. Khái niệm, ý nghĩa và mục đích thẩm
định năng lực pháp lý của khách hàng
1.1 Khái niệm
Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng
là việc thu thập, phân tích những thông tin
liên quan đến điều kiện pháp lý của khách
hàng để làm cơ sở ra quyết định cấp tín dụng
cho khách hàng
1.2 Ý nghĩa
– Giúp cho NH chọn lọc được khách hàng đủ
năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành
vi dân sự để cấp tín dụng cho khác hàng
– Giúp cho cập nhật kịp thời những thay đổi
về điều kiện pháp lý của khách hàng, góp
phần hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình
giao dịch với khách hàng
– Là cơ sở để phân nhóm khách hàng trong
chiến lược mở rộng khách hàng và xác định
khách hàng mục tiêu
1.3 Mục đích
– Xác định tình trạng pháp lý của khách hàng
để làm cơ sở ra quyết định cấp tín dụng cho
khách hàng
– Tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết những
tranh chấp xẩy ra trong quá trình giao dịch
cung ứng dịch vụ cho khách hàng
– Cập nhật thông tin cho việc theo dõi và
giám sát khách hàng trong quá trình giao
dịch.
2. Thẩm định năng lực pháp lý đối với
khách hàng doanh nghiệp
2.1 Giới thiệu khách hàng doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm
Khách hàng doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có
tên riêng và có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các
hoạt động kinh doanh
 Các tổ chức kinh tế của Việt Nam
Là tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp
luật Việt Nam:
– Các tổ chức kinh tế hoạt động theo luật
doanh nghiệp: doanh nghiệp trong nước
– Các tổ chức kinh tế hoạt động theo luật đầu
tư nước ngoài: doanh nghiệp liên doanh,
doanh nghiệp 100% vốn của nước ngoài
– Các tổ chức kinh tế hoạt động theo luật hợp
tác xã: hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, liên
minh hợp tác xã.
Các tổ chức kinh tế của nước ngoài
Là tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp
luật của nước ngoài, có trụ sở ở nước ngoài:
– Chi nhánh công ty nước ngoài
– Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài
2.1.2 Đặc điểm
Có tư cách pháp nhân hoặc không có tư
cách pháp nhân
• Có tư cách pháp nhân:
–Được thành lập hợp pháp
–Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
–Có tài sản độc lập với tổ chức khác và tự
chựu trách nhiệm độc lập bằng chính tài sản
đó
–Có quyền nhân danh mình để tham gia các
quan hệ pháp luật một cách độc lập
• Không có tư cách pháp nhân:
–Cũng hội đủ các điều kiện tổ chức hoạt
động kinh doanh
–Chựu trách nhiệm vô hạn trước pháp
luật cho các hoạt động kinh doanh của
mình
–Doanh nghiệp tư nhân không đựợc coi
là DN có tư cách pháp nhân
 Có tư cách pháp nhân hoăc không có tư cách
pháp nhân
 Có vốn hoạt động
 Xác định thời gian hoạt động cụ thể
 Có ngành nghề kinh doanh cụ thể
 Có người đại diện pháp luật
 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
2.1.3 Các loại hình doanh nghiệp
– Công ty cổ phần
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
– Công ty hợp doanh
– Doanh nghiệp tư nhân
– Hợp tác xã
– Liên hiệp hợp tác xã
– Liên minh hợp tác xã
– Văn phòng đại diện và các chi nhánh của tổ
chức kinh tế Việt Nam
– Công ty liên doanh
– Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
– Tổ chức kinh tế nước ngoài
– Văn phòng đại diện và chi nhánh của tổ
chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam
2.2 Tài liệu thẩm định
Tài liệu thẩm định là hồ sơ pháp lý của khách
hàng doanh nghiệp:
– Giấy phép thành lập (nếu có)
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Điều lệ hoạt động của DN
– Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (nếu
có)
– Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu giao dịch
– Giấy phép hoạt động (nếu có)
– Giấy phép xuất nhập khẩu
– Văn bản xác định người đại diện theo pháp
luật
– Các tài liệu khác( Biên bản họp hội đồng
quản trị, hội đồng thành viên, cầm cố thế
chấp tại NH)
2.3 Nội dung thẩm định
– Tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý
– Tính hợp lệ và hợp pháp của hồ sơ pháp lý
– Thẩm định tư cách pháp nhân
– Thẩm định người đại diện theo pháp luật
– Thẩm định thời gian hoạt động của DN
– Thẩm định ngành nghề kinh doanh
3. Thẩm định năng lực pháp lý đối với
khách hàng cá nhân
3.1 Giới thiệu khách hàng cá nhân
Khách hàng cá nhân bao gồm: Hộ gia đình, hộ
kinh doanh cá thể hoặc cá nhân có đăng ký
kinh doanh, tổ hợp tác và cá nhân
3.1.1 Hộ gia đình:
– Khái niệm: Hộ gia đình là tập hợp các thành viên
có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt
động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp hoặc một số lĩnh vực kinh doanh khác do
luật pháp quy định
– Đặc điểm:
• Chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình trong
các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ
• Tài sản của hộ gia đình là tài sản chung của các
thành viên của hộ gia đình, có quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của hộ
theo phương thức thỏa thuận.
• Hộ gia đình chựu trách nhiệm dân sự bằng tài
sản chung của hộ, nếu tài sản chung không đủ
để thực hiện nghĩa vụ thì các thành viên phải
chựu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của
mình
3.1.2 Hộ kinh doanh cá thể hoặc cá nhân có
đăng ký kinh doanh
• Khái niệm: Hộ kinh doanh cá thể hoặc cá
nhân có đăng ký kinh doanh là chủ thể kinh
doanh do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm
chủ, chỉ đăng ký kinh doanh tại một địa điểm,
sử dụng không quá số người lao động theo quy
định của pháp luật,không có con dấu riêng và
chựu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình đối với hoạt động kinh doanh.
• Đặc điểm:
– Phải có chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh là ủy ban nhân dân quận, huyện.
– Quy mô hoạt động nhỏ, sử dụng lao động
thường xuyên không quá số người lao động
theo quy định của pháp luật
– Người đại diện theo pháp lý cho hộ kinh
doanh cá thể là chủ hộ
3.1.3 Tổ hợp tác
• Khái niệm: Tổ hợp tác là nhóm từ ba cá nhân
trở lên, cùng góp tài sản, công sức để thực hiện
những công việc nhất định, cùng hưởng và
cùng chịu trách nhiệm trên cơ sở hợp đồng hợp
tác có chứng nhận của UBND xã, phường, thị
trấn
• Đặc điểm:
– Tổ hợp tác hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác,
có chứng nhận cũa UBND xã, phường
– Không đăng ký kinh doanh
– Các thành viên gọi là tổ viên thực hiện hợp tác
theo nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi, giúp đỡ
nhau và bảo đảm lợi ích chung của tổ
– Người đại diện pháp lý của tổ hợp tác là tổ trưởng
do tổ viên bầu ra
– Tài sản chung của tổ hợp tác là tài sản do các tổ
viên đóng góp hoặc cùng tạo lập
– Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác thì tổ phải thanh
toán đầy đủ các khoản nợ của tổ. Nếu không đủ thì
sẽ dùng tài sản riêng của tổ viên theo tỷ lệ đóng
góp
3.1.4 Cá nhân
Cá nhân được xem xét về năng lực pháp luật
dân sự, năng lực hành vi dân sự cá nhân
• Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:
– Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có
nghĩa vụ dân sự
– Mọi cá nhân đều có quyền pháp luật dân sự như
nhau, có từ khi mới sinh và chấm dứt khi chết
– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị
hạn chế trừ một số trường hợp do pháp luật quy
định
• Năng lực hành vi dân sự:
– Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng
của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực
hiện quyền và nghĩa vụ dân sự
– Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có hành vi dân sự đầy
đủ, trừ trường hợp bị mất hoặc bị hạn chế và theo
quy định của pháp luật
– Từ 6 tuổi tới dưới 18 tuổi có năng lực hành vi dân
sự chưa đầy đủ. Khi giao dịch dân sự phải được sự
giám hộ của người đại diện theo pháp luật trừ
những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
– Cá nhân chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi
dân sự. Mọi giao dịch phải do người đại diện xác
lập, thực hiện.
– Cá nhân mất hành vi dân sự khi cá nhân bị bệnh
tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không nhận
thức, làm chủ được hành vi của mình ( có quyết
định của tòa án trên cơ sở kết luận của tổ chức
giám định có thẩm quyền). Mọi gia dịch do người
đại diện thực hiện
– Cá nhân hạn chế năng lực hành vi dân sự và có
quyết định của tòa án thì mọi giao dịch liên quan
đến tài sản phải có sự đồng ý của người giám hộ,
trừ giao dịch nhỏ phục vụ sinh hoạt hàng ngày
3.2 Đặc điểm của khách hàng cá nhân
• Khách hàng cá nhân là một người độc lập hoặc
tập hợp của nhiều người( hộ gia đình..)
• Sinh hoạt của cá nhân gắn liền với sinh hoạt của
gia đình
• Không có cơ sở xác định chính xác tuổi thọ
• Thông tin tài chính không rõ ràng vì có thu nhập
ổn định và có cả những thu nhập không ổn định
• chựu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của
chính mình
• Dễ thay đổi nơi cư trú, nghề nghiệp
3.3 Tài liệu thẩm định
3.3.1 Hộ gia đình
– Sổ hộ khẩu
– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ
– Văn bản xác minh người đại diện theo pháp luật
3.3.2 Hộ kinh doanh cá thể hoặc cá nhân có đăng
ký kinh doanh
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Giấy phép hoạt động (nếu có)
– Giấy phép xuất nhập khẩu (nếu có)
– Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu của chủ
hộ kinh doanh cá thể hoặc cá nhân có đăng ký kinh
doanh
3.3.3 Tổ hợp tác
– Hợp đồng hợp tác có chứng nhận của
UBND xã, phường, thị trấn
– Tài liệu xác định người đại diện theo pháp
luật của tổ hợp tác
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp tổ
trưởng ủy quyền cho tổ viên thực hiện hoạt
động cần thiết của tổ
3.3.4 Cá nhân
– Sổ hộ khẩu hoặc KT3
– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
– Giấy khai sinh
– Đăng ký kết hôn, xác nhận độc thân, quyết
định của tòa án về việc ly hôn
– Thị thực nhập cảnh còn hiệu lực (đối với
người nước ngoài)
3.4 Nội dung thẩm định
• Thẩm định tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý
• Thẩm định năng lực pháp luật dân sự và năng lực
hành vi dân sự của cá nhân, người đại diện nhằm xác
định những cá nhân đủ tư cách để giao dịch với NH
• Thẩm định tư cách đại diện của cá nhân, hộ gia đình,
tổ hợp tác, phải có đầy đủ căn cứ để chứng minh
• Thẩm định thời gian hoạt động kinh doanh của cá
nhân, hộ, tổ hợp tác
• Thẩm định ngành nghề kinh doanh đặc thù
• Thẩm định nơi cư trú của khách hàng cá nhân
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bầy khái niệm, đặc điểm và mục đích
của thẩm định năng lực pháp lý của khách
hàng?
2. Trình bầy khái niệm và phân tích đặc điểm
của từng loại khách hàng?
3. Liệt kê những tài liệu phục vụ cho công tác
thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng?
4. Những khó khăn thẩm định năng lực pháp lý
của khách hàng là gì? Đề xuất những biện
pháp để khắc phục khó khăn?

You might also like