You are on page 1of 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT

TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


I. Khái niệm và đặc điểm
1. Khái niệm

Vi phạm Incoterms, vi phạm công ước Viên


Pháp luật là tập hợp các quy tắc xử sự điều chỉnh hành vi của con người, do Nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận và có tính cưỡng chế.
 PLKTĐN: mqh trong hoạt động ktđn

2. Đặc điểm

a) Chủ thể: gọi chung là thương nhân: cá nhân, tổ chức, Nhà nước (tư nhân đặc biệt
– do quyền miễn trừ tư pháp)

Quyền miễn trừ tư pháp

- Miễn xét xử: Miễn khi Nhà nước là người bị kiện, không miễn khi là người đi
kiện.
- Miễn thi hành án: Đi kèm với miễn bắt giữ tài sản
 Tập hợp 2 quyền này sẽ được coi là miễn trừ tư pháp tuyệt đối
 Tương đối: Nhà nước và tài sản của nhà nước không được hưởng miễn trừ tư pháp
khi tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại

Case: Kiện Nhà nước VN vụ đường sắt Nhổn – Ga HN: vi phạm giải phóng mặt
bằng, đảm bảo môi trường lao động sạch, bồi thường 115 triệu USD

Việt Nam thu hút đầu tư do hệ thống pháp luật an toàn, cam kết bảo vệ quyền lợi của
các nhà đầu tư nước ngoài.
Case Trịnh Vĩnh Bình: Trịnh Vĩnh Bình thâu tóm bất động sản trong khi không mang
quốc tịch VN, bị kiện liên quan đến hối lộ, thu hồi tài sản bđs.

Sau đó TVB khởi kiện ngược lại VN do VN vi phạm quyền không tước hữu tài sản
đầu tư.

 Cam kết không tước hữu tài sản của nhà đầu tư

Case: Các công ty dầu khí của Nga bị các quốc gia nước ngoài quốc hữu hóa do chiến
tranh Nga - Ukraine

Điều 97/BLDS2015: Nhà nước CHXHCNVN khi tham gia quan hệ dân sự bình đẳng
với các chủ thể khác theo điều 99 100

 Chịu trách nhiệm bằng những tài sản mà mình là đại diện chủ sở hữu
 VN không chịu trách nhiệm dân sự của các pháp nhân do mình thành lập
 Pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự của Nhà nước
 VN chịu trách nhiệm với nước ngoài trong các trường hợp từ bỏ miễn trừ tư pháp

Case: Các nhà thầu khởi kiện chậm thanh toán cho xây dựng cơ sở vật chất cho
UBND xã.

b) Khách thể: vật (hàng hóa), hành vi (cung ứng dịch vụ), bất tác vi (thỏa thuận
không thực hiện gì đó – không cạnh tranh…)
c) Nội dung: Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khi tham gia HDKTĐN
d) Nguồn luật: Điều ước quốc tế (Công ước Viên, Brussel, Hamburg, hiệp định
thương mại, khuyến khích và bảo vệ đầu tư…), luật quốc gia (luật nội địa quốc
gia), tập quán thương mại quốc tế (Incoterms), án lệ (caselaw, precedent… - luật
pháp được hình thành từ chính các vụ tranh chấp)

Tìm các án lệ liên quan đến HĐKTĐN và áp dụng như nào

Án lệ số 55/2022 – 1 HĐ không công chứng chứng thực có công hiệu hay không
Thực hiện được 2/3 hợp đồng và được tòa án công nhận => có hiệu lực, thiếu 1 trong
2 đk thì không được công nhận.

II. Các nguyên tắc cơ ản của PL trong HĐKTĐN

- Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận


+ Tự do thỏa thuận: Quyền tự do giao kết HĐ với ai, giao kết như nào,…(trong
phạm vi PL)
+ Tự nguyện thỏa thuận: Tham gia không bị cưỡng chế, ép buộc.
- Nguyên tắc bình đẳng: bình đẳng về mặt PL
- Nguyên tắc thiện chí, trung thực
- Nguyên tắc áp dụng thói quen trong HDKTĐN
- Nguyên tắc áp dụng tập quán trong HDKTĐN
- Nguyên tắc thừa nhận giá trị của thông điệp dữ liệu trong giao dịch KTĐN
CHƯƠNG 2: CHỦ THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
I. Thương nhân
1. Khái niệm thương nhân

1.1. Theo cách hiểu của 1 số nước phát triển:


- Thuật ngữ:
o TIếng Anh: business indients (?)
o Tiếng Pháp:
- Định nghĩa:
o Điều L.121-1 BLTM Pháp: thực hiện hành vi thương mại như 1 nghề
nghiệp thường xuyên của mình
o Điều 4 LTM Nhật Bản: nhân danh bản thân mình tham gia vào các giao
dịch thương mại
o Điều 2-104 UCC: có những kiến thức và kinh nghiệm đặc biệt về những
nghiệp vụ.
- Đặc điểm:
o Thương nhân là người thực hiện các hành vi thương mại: mục tiêu sinh lợi
nhuận
o Phân biệt hành vi thương mại và hành vi dân sự:
 Mục đích
 Cơ quan giải quyết tranh chấp
 Phân loại hành vi thương mại
o HVTM thuần túy: là hành vi có tính chất thương mại vì bản chất thuộc về
công việc mua bán hoặc hình thức được pháp luật coi là tiêu biểu của
HVTM
 Tùy thuộc từng nước
 VD: Điều L.110-1 BLTM Pháp
o HVTM phụ thuộc: là hvi có bản chất dân sự nhưng được thương nhân thực
hiện theo nhu cầu nghề nghiệp hay nhân lúc hành nghề
 VD: Công ty mua trang thiết bị
o HVTM hỗn hợp: là hvi được coi là HVTM với chủ thể này nhưng là HV
dân sự đối với chủ thể khác
 VD: Thương nhân bán hàng cho người tiêu dung
 Ưu tiên người tiêu dùng do bất đối xứng về mặt thông tin:
người tiêu dùng chọn cơ quan giải quyết tranh chấp có lợi cho
mình
o Thương nhân thực hiện hành vi thương mại độc lập và nhân danh mình: văn
phòng đại diện và chi nhánh không phải thương nhân (hoạt động nhân danh
công ty mẹ - cty mẹ chịu trách nhiệm mọi hđ)
 Độc lập về mặt pháp lý
 Thương nhân là người thực hiện các hành vi thương mại một cách độc lập,
nhân danh mình và coi đó là nghề nghiệp thường xuyên của mình.
1.2. Theo quy định Pháp luật VN
- Khái niệm: LTM 1997: Cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gđ đk kinh doanh hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên
LTM 2005: Các tổ chức kinh tế được thành lập 1 cách hợp pháp và cá nhân hđ
thương mại 1 cách độc lập, thường xuyên và có đk KD.
 So sánh: Giống? Khác?
- Đặc điểm:
o Thực hiện các hoạt động thương mại
o Hoạt động thương mại một cách độc lập
o Hoạt động thương mại một cách thường xuyên
o Phải có đăng ký kinh doanh
2. Điều kiện để trở thành thương nhân
2.1. Điều kiện về con người
- Có năng lực chủ thể: thể nhân (tự nhiên nhân), pháp nhân (các tổ chức…)
 Tùy thuộc quy định từng nước
o Đối với cá nhân: Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
o Đối với tổ chức: thỏa mãn là pháp nhân
 Một số người không có quyền trở thành thương nhân: vị thành niên, hạn chế nl hvi
dân sự, mất nl hvi dân sự, đang chịu phạt tù, án treo

2.2. Điều kiện về nghề nghiệp


• Thực hiện các hành vi thương mại như một nghề nghiệp thường xuyên
• Vấn đề về kiến thức và kinh nghiệm:
– với một số ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề (môi giới chứng khoán, bán
thuốc, bán kính đeo mắt…)
• Vấn đề về ngành nghề kinh doanh có điều kiện: ngân hàng, bảo hiểm, vận tải
đường bộ, phân phối dưới dạng các đại siêu thị…
• Vấn đề kiêm nhiệm: công chức, luật sư, nhân viên chấp hành án, công chứng
viên, lục sự, các nghị sỹ quốc hội, những người hành nghề tự do…

2.3. Điều kiện về đăng ký kinh doanh


- Là quy định theo LTM 2005
- Cá nhân tổ chức tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của LDN 2020

Trong TH DN không có con dấu có thể có những rủi ro pháp lý gì?

Cải cách: Con dấu không bắt buộc phải hình tròn, không bắt buộc phải màu đỏ, không bắt
buộc phải do công an cấp, có thể có nhiều con dấu.

- Nhóm các cá nhân hoạt động thương mại độc lập thường xuyên nhưng không phải
đăng ký kinh doanh:
o Bao gồm:
 Buôn bán rong (buôn bán dạo)
 Buôn bán vặt
 Bán quà vặt: là hđ bán quà bánh đồ ăn nước uống (hàng nước) có
hoặc không có địa điểm cố định;
 Buôn chuyến
 Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa
xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ
khác có hoặc không có địa điểm cố định;
 Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên mà
không phải đk KD khác.

3. Quy chế thương nhân


- Khái niệm: Tổng hợp các quy phạm PL điều chỉnh hoạt động của thương nhân kể
từ khi thương nhân đó ra đời cho tới khi thương nhân đó chấm dứt hoạt động.
 Chấm dứt: phá sản, bị thu hồi GCN đk kinh doanh, giải thể, tổ chức lại hđ DN, hết
thời hạn GCN đk KD.
- Bao gồm:
o Quy chế pháp lý
o Quy chế xã hội
o Quy chế về thuế

II. Các cty thương mại ở các nước TBCN


1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại
1.1. Khái niệm

Là sự liên kết của 2 hay nhiều người để kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.

1.2. Đặc điểm

- Thể hiện sự liên kết của nhiều người


- Sự liên kết này thể hiện thông qua 1 sự kiện pháp lý:
o Giao kết hợp đồng công ty
o Ký điều lệ hoặc thông qua điều lệ công ty
 Giống: quy định các vấn đề cơ bản về hoạt động và tổ chức của công ty
 Khác nhau: HĐ: áp dụng cho mô hình cty nhỏ, Điều lệ: áp dụng cho mô hình công
ty có quy mô lớn
- Nhằm mục đích sinh lợi

1.3. Phân loại

- Căn cứ vào tổ chức kinh tế


o Công ty đối nhân: cty hợp danh
o Công ty đối vốn: cty cổ phần
o Công ty vừa đối nhân vừa đối vốn: cty tnhh
- Căn cứ vào chế độ trách nhiệm:
o Cty có chế độ TNHH
o Cty có chế độ TNVH
o Cty vừa có chế độ TNHH, vừa có chế độ TNVH
- Căn cứ vào cơ sở thành lập:
o Công ty được thành lập trên cơ sở hợp đồng
o Công ty được thành lập trên cơ sở điều lệ

2. Các loại hình công ty thương mại


2.1. Công ty hợp danh

2.2. Công ty giao vốn

2.3. Công ty cổ phần

2.4. Công ty TNHH

III. Chủ thể trong hđ KTĐN ở VN

1. Khái quát về luật điều chỉnh


2. Luật DN 2020

BT tình huống thành lập DN

- Ông Bình: Góp vốn bằng tiền


- Bà Ngọc: chủ doanh nghiệp tư nhân không được là thành viên hợp danh và không
được thành lập doanh nghiệp tư nhân khác => Được thành lập công ty TNHH.
Khoản 5 điều 16 quy định không được khai khống vốn điều lệ không đúng voeid
giá trị thực tế. Điều 36: Nếu định giá cao hơn giá thị trường thì những người đồng
ý góp thêm phần giá chênh => xử lý sai phạm. Định giá 1,5 tỷ đồng là không hợp
lệ do chênh lệch 300tr so với giá trị trường. (trong tương lai chưa có cầu, chưa có
giá thị trường)
Case: DNNN cố ý định giá thấp để cổ phần hóa, AVG định giá cao để bán khống
cho Mobifone
- Chị Bích (Sở công thương): Điểm a, khoản 2, điều 17, nếu góp vốn hóng thu lợi cá
nhân sẽ không được phép, còn nếu thu lợi phục vụ chung vẫn sẽ được phép =>
chuyển lợi nhuận về ngân sách nhà nước.
VD: DN tặng sở 1 cái oto => Oto là tài sản của nhà nước. Các cơ quan nhà nước
không có tài sản riêng.
- Ông Minh: Có quyền góp vốn. Giấy nợ
- Ông David
- Bà Tống
- Ông Hải
- Phương
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
4 điều kiện hiệu lực:

- Chủ thể hợp pháp


- Nội dung hđ hợp pháp
- Hình thức hợp pháp
- Giao kết trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện
1. Aaa
2. Trình tự giao kết HĐMBHHQT:
- Chấp nhận đề nghị giao kết: nội dung (khác nhau giữa luật VN và công ước Viên
– chào hàng không làm thay đổi cơ bản nội dung hđ), thông báo (Chưa thông báo
thì sẽ không đủ điều kiện tạo thành hđ), thời hạn chấp nhận (Người chào hàng quy
định thời hạn hiệu lực, Xét đến tốc độ phương tiện liên lạc – Chào hàng đầu tiên
có hiệu lực 20 ngày kể từ ngày gửi đi…)

V. Thực hiện HĐMBHHQT

Phân biệt nghĩa vụ và quy định

Hủy một phần và đình chỉ khác nhau ở nghĩa vụ pháp lý


CHƯƠNG 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
TRONG HĐ CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.2. Đặc điểm:

- Khách thể là dịch vụ chuyên chở hàng hóa

Case: vụ tranh chấp giữa LĐBĐVN và HLV Letard

- HĐ ký ngày 23/2/2002, có hiệu lực từ 1/3/2002 đến 3112/2003 (21 tháng rưỡi)
- Điều 10.2 của hđ quy định “LĐBĐ có quyền đơn phương chấm dứt hđ nếu ông
Letard vi phạm 1 trong 2 điều sau
+ Không hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện
+ Làm tổn hại uy tín LĐBĐVN và đội bóng”
- Mục tiêu của hđ: Dẫn dắt ĐTVN tại Seagames 2003
- Ngày 21/8/2002, sau khi thất bại LG cup: LĐBĐVN quyết định chấm dứt hợp
đồng
- Lý do
+ Quan điểm về mặt chuyên môn của HLV không phù hợp với bóng đá VN
- Quan điểm của HLV: chấp nhận ra đi nhưng đòi trả lương đến 31/12/2003 tức
140.000USD
- Quan điểm của LĐBĐVN: trả thêm 3 tháng 9 10 11 và 1 vé máy bay về Pháp –
27000USD
- Ngày 21/9/2002: HLV gửi fax dọa kiện lên FIFA
- Tháng 5/2004: FIFA tuyên bố LĐBĐVN chỉ cần bồi thường 27000USD, ông
Letard kiện tiếp lên CAS và tòa xử theo luật Thụy Sĩ
- CAS ra phán quyết LĐBĐVN phải trả 197.000USD vì đơn phương phá vỡ hợp
đồng, nếu không trả sẽ bị cấm thi đấu trong 2 năm.
 Thực hiện hợp đồng dựa trên kết quả hay thực hiện hợp đồng bằng nỗ lực hết sức
có thể?

Tàu biển:

- KN:
+ Công ước Brussel 1924
+ BLHH TQ 1992
+ BLHH VN 2005
+ BLHH VN 2015: Loại trừ thêm ụ nổi…
- Quốc tịch của tàu biển: là sự ràng buộc về pháp lý giữa luật pháp nước tàu treo cờ
với toàn bộ hoạt động của tàu biển khi hoạt động trên biển
 Thể hiện qua cờ tàu
- Tàu biển VN: được đăng ký trong sổ quốc gia VN, tàu được cơ quan đại điện
ngoại giao của VN cấp phép tạm thời mang quốc tịch VN
- Ý nghĩa:
+ Là lãnh thổ đặc biệt của quốc gia
+ Phân biệt lãnh thổ của quốc gia này với quốc gia khác
+ Phân biệt với tàu của cướp biển
- Thuyền bộ: là toàn bộ thuyền viên thuộc định biên của tàu biển, bao gồm thuyền
trưởng, các sĩ quan và chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu
- Chức năng của thuyền trưởng:
+ Chức năng về mặt chính quyền: thay mặt chính quyền bắt giam, cấp phép, cho
phép kết hôn…
+ Chức năng về mặt kỹ thuật: điều khiển kỹ thuật bảo vệ tàu
+ Chức năng về mặt kinh tế: thay người chuyên chở ký các hđ chuyên chở, ký phát
vận đơn, thay ncc chăm sóc hàng hóa
1.3. Phân loại:

- Hợp đồng chuyên chở hh XNK bằng đường biển: hđ thuê tàu chợ và hđ thuê tàu chuyến

CHƯƠNG 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP


TRONG HĐNT
- Hòa giải dựa trên nguyên tắc giữ bí mật, tự nguyện và bình đẳng. Hòa giải viên
không được áp đặt lên các bên, bình đẳng về thời gian, không gian.
- Hòa giải viên không có quyền quyết định đúng sai (đúng sai được quyết định bởi
tòa án, trọng tài – phán quyết)
- Biên bản hòa giải sẽ có chữ ký của các bên đương sự, hòa giải viên là người ký
cuối cùng
- Phán quyết chỉ có chữ ký của tòa án và hội đồng xét xử, không có chữ ký của 2
bên
- Kết quả công nhận hòa giải được coi như phán quyết của tòa án, được sử dụng các
biện pháp cưỡng chế thi hành
- Hòa giải: 1 tháng, trọng tài: 150 ngày, tòa án:250 ngày => sử dụng hòa giải tiết
kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí và công sức, các bên được đưa ra điều kiện và
thương lượng
- Các phiên hòa giải thường có 5 bước:
+ Bước 1: Chuẩn bị (Preparation)
+ Bước 2: Mở đầu (Opening)
+ Bước 3: Khai thác thông tin (Exploring – Advancing Interests)
+ Bước 4: Đám phán thương lượng – mặc cả (Negociation/bargaining)
+ Bước 5: Kết thúc (Conclusion)
- Hòa giải là 1 phục lục của hợp đồng, nên chọn trung tâm hòa giải từ tước
Case hòa giải New Egg và Animal Feed

Animal Feed: tăng giá 2 lần, mỗi lần 100 đồng, muốn giảm sản lượng 40%

You might also like