You are on page 1of 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

ĐỐI NGOẠI
I. Khái niệm chung về PL trong HDKTDN:
1. Định nghĩa:
Pháp luật trong HĐKTĐN là tổng hợp quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội
trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
👉Kinh tế đối ngoại:
● Kinh tế: hoạt động kinh doanh thương mại (điều 4 LDN)
(Thương mại: mua bán, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lời (Luật thương mại 2005)).
● Đối ngoại: có yếu tố nước ngoài
👉Quan hệ pháp luật
● Chủ thể: chủ thể chịu TN khi có vi phạm pháp luật xảy ra có yếu tố nước ngoài
● Khách thể: đối tượng của hoạt động. Ví dụ: hàng hóa đang tại quốc gia khác
● Sự kiện pháp lý: hàng hóa lưu thông ra khỏi phạm vi quốc gia
→ Chỉ cần có 1 trong 3 yếu tố nước ngoài trên được coi là KTĐN
2. Đặc điểm:
Chủ thể
+ Cá nhân: công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch
→ Năng lực chủ thể:
- Năng lực pháp luật (có từ khi con người sinh ra: Pháp luật cho phép cá
nhân đủ 18 tuổi thành lập DN);
- Năng lực hành vi (khả năng của cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ của
pháp luật).
→ Khi ký kết hợp đồng mua bán với cá nhân thì người ta quan tâm đến năng lực
chủ thể. Năng lực chủ thể là khả năng của chủ thể tới đâu.
→ Công dân thì quan tâm năng lực hành vi (Hiện nay, năng lực hành vi ở các
quốc gia khác nhau thì khác nhau). Còn người nước ngoài thì quan tâm năng lực
pháp luật vì khi sang nước khác thì người nước ngoài quan tâm pháp luật cho phép
làm gì và không làm gì.
Quan trọng: Năng lực pháp luật( đối với công dân nước ngoài)
+ Pháp nhân: Gồm:
Trong nước: Có 4 điều kiện theo luật (74. BLDS 2015)
Ngoài nước:
→ Ví dụ: Công ty A có 3 thành viên. A quốc tịch Mỹ; B quốc tịch Anh; C quốc
tịch Pháp
→ Xét pháp nhân dựa vào nguồn luật điều chỉnh cụ thể
● Theo hệ thống pháp luật Civil, Châu Âu lục địa xác định PN dựa vào trụ sở
hoạt động
● Theo HTPL Common Law dựa vào nơi thành lập, nơi đăng ký kinh doanh,
đăng ký điều lệ
● Theo VN: theo nơi thành lập, đăng ký điều lệ
● Theo Trung Cận Đông: dựa vào quốc tịch thành viên có tài sản lớn nhất
+ Nhà nước (chủ thể đặc biệt): Nhà nước là chủ thể đặc biệt, được hưởng quyền
miễn trừ tư pháp (bao gồm miễn trừ xét xử, miễn trừ thi hành án, miễn trừ thực
hiện các biện pháp đảm bảo sơ bộ vụ kiện). Nhà nước không tham gia vào tất cả
các hđ KTĐN mà chỉ tham gia vào 1 số loại hình hoạt động KTĐN như đầu tư
QT.
→ Muốn tham gia đầu tư với tư nhân thì nhà nước phải từ bỏ quyền miễn trừ
(Công ước Washington).
→ BOT, BTO, BT.
Đối tượng điều chỉnh: HĐKTĐN
Nguồn luật: nguồn gốc, nơi phát sinh, chứa đựng các quy phạm PL.
- Nguồn luật hẹp: chứa đựng các quy phạm pháp luật -> văn bản quy phạm pháp
luật’
- Nguồn luật rộng: phát sinh, hình thành quy phạm pháp luật
Nguồn luật bao gồm:
+ Điều ước QT: các thỏa thuận được ký kết bằng văn giữa các QG (Công ước NY
1958 về thừa nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài mà VN tham gia
năm 1995, Công ước Viên 1980 của LHQ về hợp đồng mua bán hh QT, Công ước
Brussel 1924 về vận đơn đường biển).
● Chủ thể: công pháp quốc tế: quốc gia, dân tộc đang đấu tranh giành quyền
tự quyết;
● Nguyên tắc: Đưa ra nguyên tắc thôi mà không quy định quyền, nghĩa vụ cụ
thể. Do nó nằm ở tầm vĩ mô nên đưa ra nguyên tắc thôi, ví dụ: GATT,
TRIMS, TRIP,...
● Trực tiếp: Điều chỉnh trực tiếp. Vai trò của chủ thể như trong CISG,
Hamburg, Hauge,...
● Điều kiện áp dụng:
- Hai bên thỏa thuận: Hai bên tự thỏa thuận trong việc sử dụng điều ước quốc
tế;
- Không thỏa thuận: Có hai lựa chọn:
+ Sử dụng nguồn khác. Nhưng nguồn này thiếu 1 số quy định, mà
quốc gia đó là thành viên của ĐƯQT, hoặc nguồn khác có dẫn chiếu
ĐƯQT;
+ Không sử dụng nguồn khác: 2 quốc gia là thành viên ĐƯQT; 1 quốc
gia là thành viên - 1 quốc gia không (tùy từng ĐƯQT); được cơ quan
giải quyết tranh chấp chọn ĐƯQT để giải quyết.
+ Tập quán TM (INCOTERMS 2000 và INCOTERMS 2010 do ICC soạn thảo):
- Thỏa thuận:
- Không thỏa thuận: Có 2 lựa chọn:
+ Nguồn khác (thiếu quy định; dẫn chiếu);
+ Không nguồn khác (được cơ quan giải quyết tranh chấp chọn).
→ Lưu ý: Không bắt buộc do thói quen được hình thành trong các hoạt động rời
rạc -> Mang tính không khái quát nên khi chọn làm nguồn luật thì phải chọn
thêm 1 nguồn luật khác là văn bản quy phạm pháp luật -> Do không phải luật
nên mình được thay đổi một trong những điều kiện đó.
+ Luật quốc gia:
- Được áp dụng rộng rãi. Ví dụ khi thương nhân Việt Nam ký kết hợp đồng
với thương nhân Pháp thì chọn luật Việt Nam hay Pháp hoặc nước khác;
- Khi chọn thì chọn cả hệ thống pháp luật của quốc gia đó’
- Điều kiện áp dụng (giống Tập quán TMQT).
+ Hợp đồng mẫu:
- Do cơ quan nhà nước ban hành;
- Không phải là luật nên khi áp dụng có thể thay thế hoặc thêm 1 người khác.
II. Những nguyên tắc cơ bản của PL trong HĐKTĐN:
- Do tư pháp quốc tế quy định
- Do pháp luật quốc gia quy định

CHƯƠNG 2: CHỦ THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


I. THƯƠNG NHÂN
1. Khái niệm
- Thực hiện hành vi thương mại
- Nhân danh mình để thực hiện hành vi thương mại với tư cách độc lập
- Thường xuyên và coi đó là nghề nghiệp của mình
❖ Quy chế về thương nhân: đọc giáo trình
Theo quan điểm của luật thương mại VN 2005: Đ6 LTM 2005: Thương nhân bao gồm
các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh
❖ Điều kiện thương nhân:
- Thứ nhất, thực hiện hành vi thương mại
- Thứ 2, thực hiện hành vi thương mại độc lập
- Thứ 3, thực hiện các hành vi thương mại mang tính thường xuyên
- Thứ 4, có đăng ký kinh doanh
❖ Các loại thương nhân: Cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình
- Cá nhân: hộ kinh doanh cá thể: Có 1 địa điểm lao động & Dưới 10 lao động
(không đăng ký kinh doanh thì không phải là thương nhân).
-> Ví dụ: Tiệm photo. Có thể là 1 cá nhân hoặc 1 nhóm người. Tuy nhiên không
được suy luận chiều ngược lại.
-> DN thì pháp luật không quy định như cá nhân.
? Vậy tại sao với quy mô đó thì hộ kinh doanh cá thể không chọn loại hình là
DN: Vì thuế, với những ngành nghề không cần quá phô trương.
- Các tổ chức kinh tế: các loại hình doanh nghiệp
? Câu hỏi:
Văn phòng đại diện có thể giao kết hợp đồng. (Đ/S)
- Đúng đối với hợp đồng lao động, mua sắm thiết bị;
- Sai vì văn phòng đại diện không thực hiện kinh doanh thương mại mà chỉ thực
hiện xúc tiến thương mại. Vì không thực hiện kinh doanh thương mại nên không
ký kết hợp đồng (Có thể được trong trường hợp được công ty ủy quyền?).
Chủ thể nào là thương nhân Việt Nam. Tại sao:
1. Công ty TNHH Unilever VN: Đây là mô hình doanh nghiệp được đăng ký kinh
doanh, nhân danh mình, hoàn toàn tham gia giao dịch độc lập được -> Thương
nhân.
2. Đại lý của Vinamilk: Đại lý thì phải đăng ký kinh doanh và hoạt động này phải
độc lập, thường xuyên, theo Điều 166 LTM 2005 -> Thương nhân.
3. Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam/Văn phòng đại diện: Chi nhánh
thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại, đại diện và xúc tiến thương mại.
Thẩm quyền của chi nhánh dựa vào sự ủy quyền của công ty -> Không phải
thương nhân.
4. Giám đốc DNTN:
- TH1: Nếu giám đốc là chủ DNTN vì có đăng ký, có hoạt động độc lập,
thường xuyên -> thương nhân.
- TH2: Nếu là giám đốc được thuê thì không phải là thương nhân.
5. Giám đốc công ty cổ phần Ánh Xuân: Về hình thức thì giám đốc công ty cổ
phần không phải là người đăng ký kinh doanh nên chỉ là người đại diện -> Không
phải thương nhân.
II. Các công ty thương mại ở các nước TBCN
Nhà luật học Kubler Cộng hoà liên bang Đức quan niệm rằng: "Khái niệm công ty
được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp
lý nhằm tiến hành các hoạt động để đạt một mục tiêu chung nào đó".
Bộ luật dân sự cộng hoà Pháp quy định: “Công ty là một hợp đồng thông qua đó
hai hay nhiều người thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào một
hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó”
=> Đức khái quát hơn.
Theo định nghĩa trên thì công ty có 3 đặc điểm cơ bản:
- Sự liên kết của hai hay nhiều người hoặc tổ chức
- Sự liên kết được thực hiện thông qua sự kiện pháp lý (hợp đồng, điều lệ, quy chế)
- Sự liên kết nhằm mục đích chung
-> Đề cập với công ty là đề cập tới sự liên kết -> dựa trên sự kiện pháp lý có thể bằng hợp
đồng, quy chế hoạt động nhằm tiến hành mục tiêu chung. (Sự liên kết: của 2 hay nhiều
người; Sự kiện pháp lý: hợp đồng; Mục tiêu chung: lợi nhuận).

Công ty hợp danh:


Là loại hình công ty mà tất cả các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương
mại và đều phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty.
-> Ví dụ: Hội nhà buôn.
Đặc điểm
-Tổ chức đơn giản.
-Các thành viên công ty hợp danh đều có thể là người đại diện theo pháp luật. Thông
thường là các thành viên phân công nhau đảm trách nhiệm vụ điều hành công ty hoặc
cùng nhau quản lý công ty.
-Việc thay đổi thành viên rất khó khăn.
-Vốn của các thành viên không được chuyển nhượng dưới bất kì hình thức nào.
-Các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới vô hạn về các khoản nợ.
-Hầu hết luật các nước không quy định vốn tối thiểu đối với công ty hợp danh.
-Vấn đề thừa kế không được đặt ra.
-> Ban đầu công ty hợp danh chỉ có: Thành viên hợp danh (những ng tham gia hoạt
động) + Thành viên hợp vốn => Công ty hợp vốn đơn giản.

III. CÁC CÔNG TY THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


1. Khái quát chung
Khái niệm “công ty” được sử dụng lần đầu tiên trong Luật đầu tư nước ngoài với quy
định: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty
TNHH.
Năm 75-85: Không có công ty
Luật công ty năm 1990: Lần đầu ban hành luật công ty
“Công ty TNHH và công ty CP là doanh nghiệp, trong đó các thành viên cùng góp vốn,
cùng nhau chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình góp vào công
ty” (điều 2).
1992: Hiến pháp
Luật doanh nghiệp 1999: gom luật công ty và doanh nghiệp chung -> làm đơn giản thủ
tục hành chính -> bỏ vốn pháp định, quy định một số quyền lợi liên quan tới khách hàng.
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,
được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định
các hoạt động kinh doanh” (khoản 1 điều 1 LDN).
Luật doanh nghiệp 2000:
+ Dễ đăng ký thành lập DN -> Lấy tư cách pháp nhân để lập cty khống.
+ Bổ sung loại hình DN là công ty hợp danh, thêm công ty TNHH 1 thành viên do 1
tổ chức làm chủ sở hữu.
Luật doanh nghiệp 2005:
+ Năm thương tham để tham gia WTO;
+ Lộ trình chuyển doanh nghiệp nước ngoài thành các công ty TNHH, CP trong 4
năm;
+ Quy định về doanh nghiệp cũng không thay đổi.
Luật doanh nghiệp 2014: Cải cách thủ tục hành chính
Luật doanh nghiệp 2020:

Đặc trưng của doanh nghiệp:


-Doanh nghiệp phải có tên riêng
-Doanh nghiệp phải có trụ sở chính
-Doanh nghiệp phải có tài sản (vốn)
-Có đăng ký kinh doanh

Đối tượng có quyền thành lập, có quyền góp vốn vào DN


Điều 17 luật doanh nghiệp 2020
Bài tập: Ông Hải là chuyên viên cao cấp của Bộ NN-PTNT. Ông Bình là GV Đại học, bà
Châu là người có quốc tịch Canada, ông Vĩnh là Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn
Mekong đã bị phá sản và chi nhánh công ty hồng hà tại TP HCM cùng hùn vốn thành lập
công ty TNHH
Theo quy định PL VN hiện hành, anh chị cho biết:
1. Đối tượng trên có được thành lập CTY TNHH không? Vì sao?
Theo điều 17 khoản 1, 2 luật DN 2020
Theo luật cán bộ, công chức, viên chức
Ông Hải là chuyên viên cao cấp của Bộ NN - PTNT: là công chức theo điều 17 khoản
2 mục b LDN 2020 không được phép thành lập doanh nghiệp
Bà Châu người có quốc tịch Canada: Từ năm 2005, để thống nhất các thành phần kinh
tế thì luật DN đã cho mọi cá nhân, tổ chức được thực hiện hđkd trên 1 sân chơi chung,
nên hầu hết đều được thành lập DN. Theo Khoản 1 Điều 17, các cá nhân, tổ chức đều có
quyền thành lập DN. Do đó bà Châu có quyền thành lập cty TNHH trừ trường hợp ngành
nghề KD là lĩnh vực cấm KD, đầu tư NN và cụ thể hơn thì bà Châu có đủ năng lực hành
vi dân sự hay không? (xét thêm).
Ông Bình là giảng viên đại học: viên chức theo điều 17 khoản 2 mục 2 không có quyền
thành lập doanh nghiệp
Ông Vĩnh là giám đốc công ty TNHH Mekong đã bị phá sản
- Bị tuyên bố phá sản: Sau khi DN mất khả năng thanh toán nợ ngân hàng và yêu
cầu tòa án tuyên bố phá sản;
- Lâm vào tình trạng phá sản: Là DN mất khả năng thanh toán nợ ngân hàng -> sau
khi lâm vào thì còn trải qua thủ tục khôi phục -> Hậu quả pháp lý: Nhà nước điều
hành, quản lý DN:
+ 3 năm (Luật PS 2014); 1-3 năm (Luật PS 2004);
+ Doanh nghiệp nước ngoài: thì bị cấm vĩnh viễn.
Chi nhánh công ty Hồng Hà tại TP.HCM cùng hùn vốn thành lập công ty TNHH:
Sai. Chi nhánh không có tư cách pháp nhân theo Điểm đ, Khoản 2, Điều 17 Luật DN
2020.

Luật DN 2020 điểm mới: Trong trường hợp cần thiết cơ quan đăng ký doanh nghiệp cần
phải có phiếu lý lịch tư pháp -> điểm lùi của Luật vì tốn thời gian đăng ký.

Đăng ký kinh doanh cho DN: Điều 20 - 24 + NDD01/NĐ.CP ngày 4-1-2021 về đăng ký
doanh nghiệp + TT01/Bộ KHĐT ngày 6-3-2021.
Cơ quan đăng ký kinh doanh:
- Cấp tỉnh (tỉnh, TP trực thuộc trung ương) -> Phòng ĐKKD trong Sở KHĐT ->
Thành lập liên HTX, DN.
- Cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) -> Phòng ĐKKD thuộc
UBND -> Thành lập HTX, hộ KD cá thể.
Ví dụ: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên - Đường D5 - Quận BT.
-> Đăng ký ở Phòng ĐKKD thuộc Sở KHĐT ở TP.HCM.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên - TP Biên Hòa.
-> Đăng ký ở Sở KHĐT của tỉnh Đồng Nai.

Nguyên tắc áp dụng, giải quyết thủ tục đăng ký Doanh nghiệp
1. Người thành lập DN tự kê khai hồ sơ đăng ký DN và phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê
khai trong hồ sơ đăng ký DN -> Đây là cơ chế hậu kiểm (tạo nhiều kẽ hở -> DN
ma);
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký
DN, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra
trước và sau đăng ký DN (không kiểm tra tính đúng sai của nội dung được kê
khai).
-> Ví dụ: Trước đây có tranh chấp của công ty nhựa Bình Minh đã đăng ký tên
thương mại ở cục SHTT, 8 năm sau có công ty mới đăng ký tên là Bình Minh
nhưng mà công ty mới cho là do đã được cơ quan ĐKKD cho phép rồi. Tuy nhiên,
dựa vào nguyên tắc 2 thì cơ quan ĐKKD không chịu trách nhiệm cho hành vi vi
phạm đó.
3. Cơ quan ĐKKD không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của
công ty với nhau hoặc với các tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạt động.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh


- Giấy đề nghị đăng ký DN;
- Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định (tùy 1 số ngành nghề);
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (thú y, dược, khám chữa bệnh, xây dựng,...).
1. Hồ sơ đăng ký đối với DNTN:
- Mẫu đơn;
- CMND/Hộ chiếu;
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập DN (Giấy chứng nhận ĐKKD đối với trường
hợp thành viên công ty là tổ chức);
- Ngành nghề KD Luật quy định phải có vốn pháp định -> Mới cần văn bản xác
nhận;
- Ngành có yêu cầu chứng chỉ hành nghề không?
2. Hồ sơ đăng ký đối với cty TNHH 1 thành viên:
- Mẫu đơn đề nghị đăng ký DN;
- Dự thảo điều lệ công ty: Sẽ đưa ra điều lệ chia lãi lỗ như thế nào? Quản lý doanh
nghiệp ra sao? -> Đây là cơ chế để quản lý công ty.
-> Mối tương quan với pháp luật: phù hợp pháp luật, nếu có khác thì phải nằm
trong điều kiện cho phép.
-> Khi có tranh chấp xảy ra thì căn cứ vào: Điều lệ, nếu không quy định thì áp
dụng LDN.
3. Hồ sơ đăng ký đối với cty TNHH 2 thành viên:
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân;
- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu (nếu CSH công ty này là 1 tổ chức);
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp


- Về ngành nghề KD: Tùy theo điều kiện mà chủ thể có quyền lựa chọn bất cứ
ngành nghề kinh doanh nào, trừ 1 số lĩnh vực nhà nước có quy định khác (dựa vào
luật đầu tư 2020);
- Về tên DN: Điều 37 -> 40 luật DN 2020. Tên DN bao gồm 2 thành tố: Loại hình +
Tên riêng
-> Ví dụ:
1. Công ty Cổ phần Ánh Xuân
2. Công ty Cổ phần SX-™-DV Ánh Xuân
3. Công ty TNHH 1 thành viên Ánh Xuân
-> 1 và 2 không gây nhầm lẫn, trùng vì Ánh Xuân khác SXTMDV Ánh Xuân.
Trùng khi: Loại hình & Tên riêng giống hệt nhau. Nhầm lẫn khi có &, -, “tân”, “mới”,...
- Có trụ sở chính theo quy định
- Hồ sơ ĐKKD hợp lệ
- Lệ phí kinh doanh
=> Đầy đủ các yếu tố trên mới được đăng ký.

Đăng ký kinh doanh qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
- Bộ KH và ĐT chịu trách nhiệm quản lý, vận hành cổng thông tin đăng ký DNQG;
- Các tổ chức, cá nhân thực hiện truy cập Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp
quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn hoặc
www.businessregistration.gov.vn

LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP


1. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
2. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

BÀI TẬP 1-3: Đúng/Sai


1. Thành viên công ty TNHH được tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình.
2. Quyết định của Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên được thông qua khi số phiếu đại diện ít nhất 65% số vốn của các thành viên
công ty chấp thuận.
3. Giám đốc công ty TNHH có quyền quyết định việc phát hành trái phiếu của công
ty.
4. Giám đốc công ty TNHH có quyền tham gia vốn điều lệ của công ty.
5. DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo loại hình công ty TNHH, chịu sự
điều chỉnh của LDN.

You might also like