You are on page 1of 442

BÀI GIẢNG

LUẬT THƯƠNG MẠI 2

Ncs-Ths. Từ Thanh Thảo


GV ĐH Luật TP.HCM

Email: thanhthaodhl@gmail.com
Fb: thaothanhtu@facebook.com
ĐT: 0936135274
MỤC TIÊU MÔN HỌC
 SV nắm được tính hệ thống của pháp luật TM
 SV hiểu được bản chất, cấu trúc pháp lý của các HĐTM
chủ yếu
 SV hiểu rõ vai trò của pháp luật TM trong việc đảm bảo
quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng và quyền con
người trong lĩnh vực kinh tế
 SV có khả năng lập luận giải thích các vấn đề lý luận cơ
bản của pháp luật TM
 SV có được các kỹ năng xử lý các loại tình huống khác
nhau (như tư vấn, giải quyết tranh chấp)
2
Nội dung môn học:
Nội dung của môn học Luật thương mại 2 bao gồm
những vấn đề sau đây:

- Pháp luật về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại,
các hoạt động trung gian thương mại, xúc tiến thương mại và
các hoạt động thương mại khác.

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên chủ thể phát sinh qua các
hợp đồng trong hoạt động thương mại

- Trách nhiệm pháp lý và chế tài thương mại được áp dụng đối
với các chủ thể tham gia hoạt động thương mại có hành vi vi
phạm.
• Chương 1: Khái quát về hoạt động thương mại
• Chương 2: Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa
• Chương 3: Pháp luật về cung ứng dịch vụ thương mại
• Chương 4: Pháp luật về hoạt động trung gian thương
mại
• Chương 5: Một số hoạt động thương mại khác
• Chương 6: Pháp luật về xúc tiến thương mại
• Chương 7: Chế tài thương mại
Học liệu
1. Tài liệu bắt buộc: Trường Đại học Luật Tp.HCM, Giáo trình pháp
luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, Nxb Hồng Đức, 2012.
2. Tài liệu tham khảo:
2.1. Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình luật thương mại, tập 2, Nxb
CAND, 2009
2.2. Bùi Ngọc Cường (chủ biên), Giáo trình luật thương mại, tập 2, Nxb Giáo
dục, 2008
2.3. L S Sealy & R J A Hooley (2003), Commercial Law: Text, Cases and
Materials
2.4. Brendan Sweeney & Jennifer O’Reily (2001), Law in Commerce, Nxb.
Butterworths
2.5. The Commercial Agents (Council Directive) Regulations 1993 (SI
1993/3053) (của Liên minh Châu Âu)
2.6. Council Directive 86/653/EEC of 18 December 1986 on the coordination
of the laws of the Member States relating to self-employed commercial
agents (của Liên minh Châu Âu)
VĂN BẢN QPPL
• Bộ luật Dân sự của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
• Luật Thương mại của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
• Luật Giao dịch điện tử của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
• Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt
động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
• Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết
Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân
nước ngoài tại Việt Nam
• Nghị định 20/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 quy định về kinh doanh
dịch vụ giám định.
• Nghị định 125/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về
dịch vụ giám định thương mại tại Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011
và Nghị định 20/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006
• Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi
tiết Luật Thương mại
• Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy định về hoạt động nhượng
quyền thương mại.
• Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định về xúc tiến thương mại
• Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định về mua bán hàng hóa
qua sở giao dịch hàng hóa.
• Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 quy định về xuất xứ hàng hóa.
• Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định về điều kiện kinh doanh
dịch vụ logistics và giới hạn TN đối với TN kinh doanh dịch vụ logistics.
• Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 quy định về hoạt động mua bán hàng
hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
• Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 quy định về bán đấu giá tài sản….
• Công ước Viên về Hợp đồng Mua bán Hàng hoá Quốc tế của Liên hợp quốc
• Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

 Thuyết giảng các vấn đề cơ bản


 Phân tích tình huống
 Sinh viên tự nghiên cứu các vấn đề được phân công
 Sinh viên thảo luận và làm bài tập nhóm
 Sinh viên thuyết trình, phản biện các vấn đề được
phân công

8
Chương 1: Khái quát về hoạt động thương mại
Sự phát triển của luật thương mại trên thế giới

• Các quy tắc trong TM xuất hiện từ rất sớm

• Tập quán thương mại trong hoạt động hàng hải ở Địa
Trung Hải thời kỳ cổ đại:

• Hàng hóa của một thương nhân bị ném xuống biển để tàu
không bị đắm thì tổn thất đó sẽ do tất cả các thương nhân có
hàng trên tàu và chủ tàu cùng chịu

• Thương nhân cầm cố tàu của mình để vay tiền cho chuyến đi
biển. Nợ gốc và lãi được trả phụ thuộc vào tình trạng con tàu
khi trở về. Lãi suất là 24-36% (Lex Rhodia de jactu)
Luật áp dụng trong thương mại nói chung bao
gồm:

• Pháp luật thương mại của mỗi quốc gia;

• Các Điều ước quốc tế;


• Các Hiệp định Thương mại song phương;
• Các Hiệp định Thương mại khu vực ;

• Các Tập quán thương mại quốc tế: Incoterm, UCP…


Quan niệm hiện đại về thương mại
• Thuật ngữ “thương mại” được hiểu ở nghĩa rộng để bao quát các
vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ có bản chất thương mại ( nhằm
mục đích sinh lời).

• Các quan hệ có bản chất thương mại gồm, nhưng không giới hạn
trong các giao dịch sau đây:
-Giao dịch buôn bán nào nhằm cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa,
dịch vụ;
-Hợp đồng phân phối; Đại diện hay đại lý thương mại; Sản xuất;
-Cho thuê; Xây dựng; Tư vấn; Kỹ thuật; Li-xăng;
-Đầu tư; Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; Khai khoáng; Liên doanh
hoặc
-các hình thức hợp tác kinh doanh; Vận chuyển hàng hóa hoặc
hành khách...
Thương mại trong Hiệp định Thương mại Việt -
Mỹ (BTA-2000):
• Thương mại hàng hóa (Trade in goods)

• Quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual Property


Rights)

• Thương mại dịch vụ (Trade in Services)

• Phát triển quan hệ đầu tư(Development of


Investment Relation)
I. Thương nhân – Chủ thể cơ bản

• Trades or Merchants

• Phiên âm của chữ Hán 商人


- 商: thương = buôn bán
- 人: nhân = người

• Theo ngữ nghĩa: Thương nhân Người sống bằng


nghề kinh doanh, buôn bán
• Khoản 6, điều 5 Luật TM 1997: "Thương nhân
gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia
đình có đăng ký kinh doanh, hoạt động
thương mại một cách độc lập và thường
xuyên".

• Điều 6-Khoản 1 LTM 2005: TN bao gồm tổ


chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá
nhân hoạt động thương mại độc lập, thường
xuyên, có đăng ký kinh doanh.
I. THƯƠNG NHÂN
1.2 Khái niệm

Đặc điểm 1: Là cá nhân, hoặc tổ chức kinh tế


Cá nhân: Là con người tự nhiên, xuất hiện với tư
cách chủ thể PLDS từ lúc sinh ra đến khi chết đi
=> Cá nhân và thể nhân
Công dân: là người có quốc tịch của một hoặc
một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có chủ
quyền
=> Cá nhân và công dân
16
I. THƯƠNG NHÂN
1.2 Đặc điểm

Đặc điểm 1: Là cá nhân, hoặc tổ chức kinh tế


- Để trở thành thương nhân, cá nhân phải có
NLHVDS đầy đủ
Þ NLHVDS đầy đủ? Điều 20 – Điều 24 BLDS
2015
- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài, ko quốc tịch
phải có NLHVDS đầy đủ theo PLVN (Đ674
BLDS2015)
17
I. THƯƠNG NHÂN
1.2 Đặc điểm

Đặc điểm 1: Là cá nhân, hoặc tổ chức kinh tế


- Tổ chức kinh tế: là chủ thể nhân tạo, được
thành lập trên cơ sở quy định PL nhằm tiến hành
hoạt động kinh doanh TM

18
I. THƯƠNG NHÂN
1.2 Đặc điểm

Đặc điểm 2: Cá nhân hay tổ chức kinh tế phải


tiến hành hoạt động thương mại

19
I. THƯƠNG NHÂN
1.2 Đặc điểm

Đặc điểm 3: Tiến hành hoạt động thương mại


một cách độc lập
- Tham gia vào hoạt động thương mại, tham
gia vào các giao dịch thương mại, với tư cách là
chủ thể pháp luật độc lập
Þ Văn phòng đại diện, chi nhánh? (Đ37, K6,7 Đ3
LTM 2005)
Þ Công ty con, công ty liên kết?
20
I. THƯƠNG NHÂN
1.2 Đặc điểm

Đặc điểm 4: Tiến hành hoạt động thương mại


một cách thường xuyên
- Liên tục trong khoảng thời gian dài
- Hoạt động TM là nghề nghiệp chính, tạo thu
nhập chính/là mục đích hoạt động
- Nếu tạm ngừng KD phải thông báo với cơ
quan NN có thẩm quyền.
21
I. THƯƠNG NHÂN
1.2 Đặc điểm

Đặc điểm 5: Cá nhân/tổ chức phải tiến hành


ĐKKD
- Tiến hành thủ tục ĐKKD tại cơ quan ĐKKD có
thẩm quyền để được cấp Giấy CN ĐKDN
- Giấy chứng nhận ĐKDN là văn bản khai sinh
ra chủ thể PL mới là thương nhân
=> Đặc điểm quan trọng để phân biệt thương
nhân với các tổ chức nghề nghiệp khác.
22
I. THƯƠNG NHÂN
1.2 Đặc điểm

Các tổ chức không phải thương nhân


• Tổ chức hành nghề LS theo Luật Luật sư
• Tổ chức hành nghề công chứng theo Luật
Công chứng
• Văn phòng Thừa phát lại theo NĐ
61/2009/NĐ-CP, 135/2013/NĐ-CP
=> Đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp
23
I. THƯƠNG NHÂN
1.2 Đặc điểm

Cơ sở pháp lý

- Đăng ký kinh doanh: Chương II LDN 2014,


Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Luật HTX 2012
- ĐK thay đổi nội dung ĐKKD: Đ 31 – 34 LDN
2014, Chương VI Nghị định 78/2015/NĐ-CP,
Luật HTX 2012.

24
I. THƯƠNG NHÂN
1.2 Đặc điểm

Lưu ý
- Điều 7 LTM 2005 => LTM 2005 ko thừa nhận
“thương nhân thực tế”
- Các cá nhân buôn bán rong, buôn bán quà
vặt, buôn chuyến, KD lưu động,... Theo
NĐ39/2007/NĐ-CP ko là TN

25
I. THƯƠNG NHÂN
1.3 Phân loại

Căn cứ tư cách pháp lý


 TN là PN: Công ty các loại, HTX & LHHTX
 TN không là PN: DNTN, HKD
Căn cứ hình thức tổ chức
 TN là DN: DNTN & Công ty các loại
 TN không là DN: HKD , HTX & LHHTX
Căn cứ chế độ trách nhiệm tài sản
 TN chịu TNHH: Cty TNHH, CTCP, HTX, LHHTX
 TN chịu trách nhiệm vô hạn: DNTN, HKD, CTHD
26
I. THƯƠNG NHÂN
1.4 TN nước ngoài hoạt động TM tại Việt Nam

Khái niệm
Điều 16 LTM 2005 “TN nước ngoài là TN được
thành lập, ĐKKD theo quy định của PL nước
ngoài hoặc được PL nước ngoài công nhận”

27
I. THƯƠNG NHÂN
1.4 TN nước ngoài hoạt động TM tại Việt Nam

Như vậy:
- Thương nhân ĐKKD tại VN => TN Việt Nam
- Thương nhân ko ĐKKD tại VN => TN nước
ngoài
- Xác định quốc tịch của TN là cơ sở để xác
định luật áp dụng, và áp dụng chế độ đãi ngộ

28
I. THƯƠNG NHÂN
1.4 TN nước ngoài hoạt động TM tại Việt Nam

Hình thức HĐTM của TN nước ngoài tại VN


- Hoạt động thông qua hiện diện TM tại VN:
+ VPĐD, chi nhánh => được xem là HĐTM
của TN nước ngoài
+ Các hình thức DN => chỉ hoạt động đầu tư
thành lập DN tại VN là HĐTM của TN nước
ngoài

29
I. THƯƠNG NHÂN
1.4 TN nước ngoài hoạt động TM tại Việt Nam

Hình thức HĐTM của TN nước ngoài tại VN


- Ko có hiện diện TM tại VN:
+ Thuộc TV của WTO và các quốc gia, vùng
lãnh thổ có thỏa thuận song phương với Việt
Nam
+ Ko thuộc TV của WTO và các quốc gia, vùng
lãnh thổ có thỏa thuận song phương với Việt
Nam
30
Các hình thức hoạt động của thương nhân nước
ngoài tại Việt Nam:

VP ĐD: Là đơn vị phụ thuộc của thương nhân


nước ngoài, được thành lập theo quy định của PL
Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số
hoạt động xúc tiến thương mại mà PL Việt Nam cho
phép

Chi nhánh: Là đơn vị phụ thuộc của thương nhân


nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương
mại tại Việt Nam theo quy định của PL Việt Nam
hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Quyền của Văn phòng đại diện
• Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn
trong giấy phép thành lập
• Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng
cần thiết cho hoạt động
• Tuyển dụng lao động
• Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam
có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt
động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản
này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
• Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện
Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
• Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại
Việt Nam.
• Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại
mà Luật TM cho phép.
• Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp
đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ
trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ
quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các
trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của
Luật TM.
• Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính
• Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện…
Quyền của Chi nhánh
• Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng
cần thiết
• Tuyển dụng lao động
• Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội
dung hoạt động được quy định trong giấy phép
thành lập Chi nhánh
• Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ
tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
• Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
• Có con dấu mang tên Chi nhánh
Nghĩa vụ của Chi nhánh:

• Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp


luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế
toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp
thuận.

• Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định
của pháp luật Việt Nam.
Tháng 12/2006, công ty Asia Nhật Bản được cấp giấy phép thành
lập Văn phòng đại diện tại TPHCM.
Ông Trần Quang – giám đốc Chi nhánh phía Nam của một công ty
Việt Nam ở Hà Nội được bổ nhiệm làm Trưởng Văn phòng đại
diện.

Ông Quang sau đó cùng 2 người bạn thành lập 1 công ty TNHH ở
Đồng Nai và làm Giám đốc công ty này. 11/2007, Asia ký hợp
đồng với công ty Sons ở Mỹ. Theo đó:
• Sons sẽ thuê 1 Văn phòng luật sư xin giấy phép thành lập Văn
phòng đại diện;
• VP Đ D của Asia sẽ chia đôi văn phòng 200m2 tại cao ốc Saigon
Gardon cho Sons sử dụng;
• Ông Quang được cử làm Trưởng Văn phòng đại diện của Sons
tại TPHCM.

Căn cứ LTM 2005 và Nghị Định 72/2006/NĐ-CP, nhận xét vụ việc


trên.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

(i) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước


ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam trước đây chưa đăng ký lại
hay chuyển đổi theo qui định của NĐ 101

(ii) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước


ngoài được thành lập mới theo Luật doanh
nghiệp 2005 và Luật đầu tư 2005
II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
2.1 Khái niệm

 “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích


sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác.” (khoản 1 Điều 3)

 “Không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh


doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động
khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh
doanh thương mại.” (NQ 01/2005/NQ-HĐTP)
38
II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
2.2 Đặc điểm

Đặc điểm 1: Bao gồm tất cả hoạt động nhằm mục


đích sinh lợi của TN

Đặc điểm 2: Gắn liền với mục đích tồn tại của TN
=> HĐKDTM không chỉ là hoạt động trực tiếp theo
ĐKKD mà còn bao gồm cả các HĐ khác phục vụ
thúc đẩy, nâng cao hiệu quả HĐKDTM

39
II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
2.3 Các loại hoạt động thương mại

 Mua bán hàng hóa;


 Cung ứng dịch vụ;
 Trung gian thương mại;
 Xúc tiến thương mại;
 Các HĐTM khác.

PGS.TS Phan Huy Hồng & Ths. Nguyễn Thị


8-10/2014 40
Thanh Huyền
II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
2.4 Các nguyên tắc cơ bản trong HĐTM

Nguyên tắc 1: Nguyên tắc bình đẳng trước PL


Điều 10 LTM 2005 Thương nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế bình đẳng trước PL
trong HĐTM

41
II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
2.4 Các nguyên tắc cơ bản trong HĐTM

Nguyên tắc 1: Nguyên tắc bình đẳng trước PL


Điều 10 LTM 2005 Thương nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế bình đẳng trước PL
trong HĐTM

42
II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
2.4 Các nguyên tắc cơ bản trong HĐTM

Nguyên tắc 2: Nguyên tắc tự do, tự nguyên


thỏa thuận
- Cơ sở pháp lý: Điều 11 LTM 2005
- Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái
với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ
tục và đạo đức xã hội
- Các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên
nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng
ép, đe dọa, ngăn cản bên nào
43
II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
2.4 Các nguyên tắc cơ bản trong HĐTM

Nguyên tắc 3: Áp dụng “thói quen” trong


HĐTM
- Cơ sở pháp lý: Điều 12 LTM 2005
- Thói quen trong HĐTM được thiết lập giữa
các bên là thực tiễn thương mại được hình
thành và áp dụng nhiều lần trong quan hệ
thương mại cùng loại giữa các bên

44
II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
2.4 Các nguyên tắc cơ bản trong HĐTM

Nguyên tắc 4: Áp dụng tập quán thương mại


- Cơ sở pháp lý: Điều 13 LTM 2005
- Tập quán thương mại: K4 Điều 3 LTM 2005
=> Tập quán TM trong nước áp dụng khi các
bên ko có thỏa thuận, PL ko quy định, các bên
ko có thói quen thương mại

45
II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
2.4 Các nguyên tắc cơ bản trong HĐTM

Nguyên tắc 5: Bảo vệ lợi ích chính đáng của


người tiêu dùng
- Cơ sở pháp lý: Điều 14 LTM 2005
- Người tiêu dùng là người mua, sử dụng
hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng,
sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức
46
II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
2.4 Các nguyên tắc cơ bản trong HĐTM

Nguyên tắc 6: Thừa nhận giá trị pháp lý của


thông điệp dữ liệu
- Cơ sở pháp lý: Điều 15 LTM 2005
- “Thông điệp dữ liệu” là thông tin được tạo ra,
được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng
phương tiện điện tử (Đ4 LTM 2005)

47
II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
2.4 Các nguyên tắc cơ bản trong HĐTM

- “Phương tiện điện tử” là phương tiện hoạt


động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ
thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây,
quang học, điện từ hoặc công nghệ tương
tự.

- “giao dịch điện tử” là giao dịch được thực


hiện bằng phương tiện điện tử
48
III. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI

• Luật thương mại- Luật của thương nhân (tổ chức, cá


nhân có đăng ký kinh doanh) và các chủ thể hoạt động
có liên quan đến thương mại (công dân, tổ chức xã
hội, cơ quan nhà nước):

- Luật Thương mại áp dụng chủ yếu cho thương nhân

- Giữa thương nhân và chủ thể khác chọn áp dụng


LTM…
+ Luật TM là tổng thể các QPPL do nhà nước ban
hành/thừa nhận điều chỉnh các QHXH phát sinh
trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động
thương mại giữa các thương nhân với nhau và
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Luật TM = Đạo Luật TM (97+05) + VBQP dưới luật


hướng dẫn….
Mối quan hệ giữa luật thương mại với Bộ luật Dân
sự và luật chuyên nghành

• Bộ luật Dân sự là luật chung ?

• Luật Thương mại là luật riêng ?

• Các luật chuyên ngành: Đấu thầu, Giao dịch


điện tử,Dầu khí, Điện lực, Viễn thông, KD
BĐS, KD BH, L CÁC TCTD, L LAO ĐỘNG…
Hoạt động TM giữa TN + TN phải áp dụng luật
theo thứ tự ưu tiên:

1. Luật chuyên ngành nếu có luật chuyên ngành


điều chỉnh lĩnh vực đó;

2. Luật Thương mại nếu không có luật chuyên


ngành hay luật chuyên ngành không có qui định;

3. BLDS nếu Luật Thương mại và Luật chuyên ngành


không có quy định.
• Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập
quán thương mại quốc tế

1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên


có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán
thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định
của Luật TM thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế
đó.

2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước


ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài,
tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài,
tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA LTM :
• Hoạt động TM trên lãnh thổ VN

• Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ VN:
• Các bên thoả thuận chọn áp dụng LTMVN
• Luật nước ngoài, ĐƯQT mà VN là TV qui định áp dụng
LTMVN

• Hoạt động TM không nhằm mục tiêu lợi nhuận của một
bên trong giao dịch với TN thực hiện ở VN: nếu bên ko
nhằm mục tiêu lợi nhuận lựa chọn áp dụng LTMVN
Đối tượng áp dụng

• 1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy


định tại Điều 1 của Luật TM.

• 2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan


đến thương mại.
Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại
• 1. Chính phủ thống nhất quản lý

• 2. Bộ CT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc


quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại cụ thể

• 3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền


hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà
nước về các hoạt động thương mại trong lĩnh vực được
phân công.

• 4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà
nước về các hoạt động thương mại tại địa phương theo
sự phân cấp của Chính phủ.
Hiệp hội thương mại
• Hiệp hội thương mại được thành lập để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân,
động viên thương nhân tham gia phát triển
thương mại, tuyên truyền, phổ biến các quy định
của pháp luật về thương mại.

• Hiệp hội thương mại được tổ chức và hoạt động


theo quy định của pháp luật về hội.
Chương 2: Pháp luật về hoạt
động mua bán hàng hóa
1. Khái quát về MBHH
1.1 Khái niệm

Khoản 8 Điều 3 LTM 2005: Mua bán hàng hoá là


hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa
vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho
bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ
thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở
hữu hàng hoá theo thỏa thuận
1.1 Khái niệm
Đặc điểm:
 Chủ thể của hoạt động MBHH trong thương mại
là các thương nhân (Khoản 1 Điều 2 LTM 2005)
hoặc là thương nhân và các chủ thể khác có nhu
cầu về hàng hóa khi các chủ thể đó chọn Luật
Thương mại để áp dụng (Khoản 3 Điều 1 LTM
2005).
Đặc điểm:
 Đối tượng của quan hệ MBHH theo quy định của LTM là
hàng hóa gồm:

(a) tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành
trong tương lai;

(b) những vật gắn liền với đất đai.

Quyền sử dụng đất?


Giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu)?

Khoản 2 Điều 3 LTM 2005


Điều 174 BLDS 2005
Bất động sản là các tài sản bao gồm:

• a) Đất đai;
• b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể
cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng
đó;
• c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
• d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.

Động sản là những tài sản không phải là bất động


sản.
Đặc điểm:
 Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa
gắn liền với quá trình chuyển giao quyền sở hữu
hàng hóa từ bên bán sang bên mua

• Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá: Trừ


trường hợp PL, các bên có thỏa thuận khác,
quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên
mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
1.2 Các hoạt động MBHH

1.2.1 MBHH trong nước

- Không có sự dịch chuyển hàng hóa qua biên giới


quốc gia hoặc
- Không có sự dịch chuyển hàng hóa vào khu vực
hải quan riêng biệt có quy chế riêng như khu chế
xuất hoặc khu ngoại quan…
1.2 Các hoạt động MBHH

1.2.2 MBHH quốc tế

• Xuất khẩu hàng hóa: K1 Điều 28 LTM 2005


• Nhập khẩu hàng hóa: K2 Điều 28 LTM 2005
• Tạm nhập, tái xuất: Khoản 1 Điều 29 LTM 2005
• Tạm xuất, tái nhập: Khoản 2 Điều 29 LTM 2005
• Chuyển khẩu hàng hóa: Điều 30 LTM 2005
2. Hợp đồng MBHH
2.1 Khái niệm

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa


thuận của các chủ thể của quan hệ mua bán
hàng hóa theo quy định của Luật Thương
mại để thực hiện hoạt động mua bán hàng
hóa.
Đặc điểm:
 Chủ thể

-Thương nhân với thương nhân (Khoản 1


Điều 2 LTM 2005)

- Thương nhân với chủ thể khác không nhằm


mục đích sinh lợi nếu chủ thể này chọn luật
áp dụng là Luật Thương mại (Khoản 3 Điều 1
LTM 2005).
Đặc điểm:
 Hình thức:

Hợp đồng mua bán hàng hóa: bằng lời nói,


bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Đối với những loại hợp đồng mà pháp luật


quy định phải được giao kết bằng văn bản thì
phải tuân theo quy định đó.
2.1 Khái niệm
Đặc điểm:
 Đối tượng:
 Hàng hóa: Được phép lưu thông (Đ 25, 26 LTM)

 Hàng hóa cấm XNK, cần giấy phép XNK (Phụ lục
1-3 – NĐ 12/2006/NĐ-CP)

 Nghị Định 59/2006/NĐ-CP về HHDV cấm KD, hạn


chế KD, KD có điều kiện
2. Hợp đồng MBHH
2.2 Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực

Điều 122 đến Điều 138 BLDS 2005

 Các bên tham gia vào quan hệ HĐ phải có năng lực chủ
thể để ký kết HĐ

 Mục đích và nội dung của HĐ không được vi phạm điều


cấm của PL, không trái đạo đức xã hội

 HĐ phải được giao kết trên nguyên tắc tự nguyện và bình


đẳng

 HĐ phải đáp ứng quy định của pháp luật về hình thức.
Hợp đồng vô hiệu (invalid contracts)

*HĐ không thỏa mãn một trong các điều kiện có


hiệu lực thì vô hiệu.

* Các trường hợp HD vô hiệu :


+ vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội
+ do giả tạo
+ do người chưa TN, người mất , hạn chế năng
lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện…
+ do bị nhầm lẫn
6. Hợp đồng vô hiệu…

+ do bị lừa dối, đe dọa

+ do người xác lập không nhận thức và làm


chủ được hành vi của mình

+ do không tuân thủ quy định về hình thức

T.THAO GV LUATKINHTE
Thời hiệu yêu cầu TA tuyên bố HĐ vô hiệu

+ 2 năm, kể từ ngày HĐ được xác lập.

+Đối với các HĐ vô hiệu do vi phạm điều


cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố
HĐ vô hiệu không bị hạn chế.

T.THAO GV LUATKINHTE
Hậu quả pháp lý của HĐ vô hiệu
+Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa kể từ thời điểm xác lập.

+ Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả
được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền,
trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức
thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

+ Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.


Lỗi?
+ Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức
rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác
mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không
mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

+ Vô ý gây thiệt hại là trường hợp 1người không thấy


trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc
dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra
hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây
thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra
hoặc có thể ngăn chặn được.
2. Hợp đồng MBHH

2.3 Xác lập hợp đồng


(Điều 390 – Điều 405 BLDS 2005):

• (i) Đề nghị giao kết hợp đồng;

• (ii) Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng;

• (iii)Thời điểm xác lập hợp đồng MBHH;


3. Giao kết HĐ (contract conclude)

+ Giao kết hợp đồng: được hiểu như


là một thời điểm mà tại thời điểm
đó sự thống nhất ý chí của các bên
đã diễn ra.

T.THAO GV LUATKINHTE
• Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định
giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị
này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định
cụ thể.

• Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu


rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp
đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên
được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại
cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp
đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
+ Thời điểm giao kết:
1. Đề nghị + nhận trả lời chấp nhận giao kết
(toàn bộ)

Lưu ý: Chỉ chấp nhận 1 phần đề nghị: Đề nghị


mới?

T.THAO GV LUATKINHTE
T.THAO GV LUATKINHTE
3. Giao kết HĐ…
2. Đề nghị + khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận
được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im
lặng là sự trả lời chấp nhận

3. Hợp đồng bằng lời nói: thời điểm các bên đã


thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

4. Hợp đồng bằng văn bản: thời điểm bên sau


cùng ký vào văn bản.
2. Hợp đồng MBHH
2.4 Nội dung của hợp đồng
 LTM không quy định những nội dung bắt buộc
của hợp đồng MBHH

 Điều 402 BLDS 2005 liệt kê một số các nội dung


mà tùy theo từng loại hợp đồng mà các bên có
thể thỏa thuận.
Nội dung của hợp đồng:

ĐIỀU KHOẢN ĐIỀU KHOẢN ĐIỀU KHOẢN

Chủ yếu Thường lệ Tùy nghi

Nếu Có qui


thiếu nó định trong luật Là điều khoản
các
thì chưa (phải thực bên lựa chọn
có HĐ hiện)
PHƯƠNG
THỨC
THANH
TOÁN
SỐ LƯỢNG,
ĐỐI
ĐỐI CHẤT
TƯỢNG
TƯỢNG LƯỢNG
QUYỀN TRÁCH
TRÁCH
NỘI DUNG
VÀ NHIỆM
NHIỆM
NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG
KHI
KHIVP
VP
THỜI
GIÁ GIAN,
CẢ ĐỊA ĐIỂM

PHẠT
PHẠT
VI
VIPHẠM
PHẠM
SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
TÊN HỢP ĐỒNG

Căn cứ ký hợp đồng


HỢP
ĐỒNG Lý lịch các bên Chương,
mục
Nội dung hợp đồng
Điều,
khoản, điểm
VD: Mục I
- Điều 1, 2…
- Khoản 1.1; 1.2…
- Điểm 1.1.1, 1.1.2…
Phụ lục hợp đồng (Appendix contracts)

• Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy


định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.
(Không qui định mới)

• Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội
dung của phụ lục hợp đồng không được trái với
nội dung của hợp đồng.

T.THAO GV LUATKINHTE
Phụ lục hợp đồng
• Trong trường hợp phụ lục hợp đồng có điều
khoản trái với nội dung của điều khoản trong
hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

• Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp
đồng có điều khoản trái với điều khoản trong
hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp
đồng đã được sửa đổi.

T.THAO GV LUATKINHTE
2.5 Thực hiện hợp đồng

2.5.1 Thực hiện nghĩa vụ của bên bán


a/ Giao hàng và các chứng từ liên quan đến hàng
hóa:

- Giao hàng đúng chất lượng (Điều 34, Điều 39, Điều 40,
Điều 41 LTM 2005)
→ So sánh Điều 430 BLDS 2005

- Giao hàng đúng số lượng (Điều 34, Điều 41, Điều 43 LTM
2005)
→ So sánh với Điều 435 BLDS 2005
Lưu ý: Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng

• Do hợp đồng không có quy định cụ thể…


• Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường
của các hàng hoá cùng chủng loại;
• Không bảo đảm như chất lượng của mẫu hàng hoá
• Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông
thường

• Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá


không phù hợp với hợp đồng.
Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp
• Các bên có thoả thuận khác,

• Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của
hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết
hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;

• Bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của
hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả
trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm
chuyển rủi ro;

• Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa
phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do
bên bán vi phạm hợp đồng.
Giao thừa hàng

• Trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua
có quyền từ chối hoặc chấp nhận số hàng thừa đó.

• Trường hợp bên mua chấp nhận số hàng thừa thì


phải thanh toán theo giá thoả thuận trong hợp
đồng nếu các bên không có thoả thuận khác.
2.5 Thực hiện hợp đồng

2.5.1 Thực hiện nghĩa vụ của bên bán


a/ Giao hàng và các chứng từ liên quan đến hàng hóa
- Giao hàng đúng thời gian (Điều 37, Điều 38 LTM 2005)
→ So sánh Điều 432 BLDS 2005

- Giao hàng đúng địa điểm (Điều 35 LTM 2005)


→ So sánh Điều 433, Khoản 2 Điều 284 BLDS 2005
Thời hạn giao hàng
1. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng
đã thoả thuận trong hợp đồng.

2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng


mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên
bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào
trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên
mua.

3. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao


hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn
hợp lý sau khi giao kết HĐ
Địa điểm giao hàng

• Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao


hàng:
• a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai
thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;

• b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận


chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao
hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
• c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định
về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao
kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho
chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất,
chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại
địa điểm đó;

• d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao


hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu
không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng
tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời
điểm giao kết hợp đồng mua bán.
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.1 Thực hiện nghĩa vụ của bên bán
a/ Giao hàng và các chứng từ liên quan đến hàng hóa
- Giao hàng đúng phương thức (Điều 36 LTM 2005)
→ So sánh Điều 434 BLDS 2005

- Giao chứng từ liên quan đến hàng hóa (Điều 42 LTM


2005)
2. Hợp đồng MBHH

2.5 Thực hiện hợp đồng


2.5.1 Thực hiện nghĩa vụ của bên bán
b/ Chuyển quyền sở hữu hàng hóa
- Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa bán ra
Điều 45 LTM 2005 ≈ Điều 443 BLDS 2005

- Chuyển quyền sở hữu hàng hóa


Điều 62 LTM 2005
Điều 168 BLDS 2005
Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá

• Bên bán phải bảo đảm:

1. Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã


bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba;

2. Hàng hóa đó phải hợp pháp;

3. Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp.


Lưu ý:
• Trường hợp hàng hoá được bán là đối tượng của
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

• thì bên bán phải thông báo cho bên mua về biện
pháp bảo đảm

• và phải được sự đồng ý của bên nhận bảo đảm về


việc bán hàng hóa đó.
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.1 Thực hiện nghĩa vụ của bên bán

- Chuyển rủi ro (Điều 57 – Điều 61 LTM 2005)


→ So sánh với Điều 440 BLDS 2005

Luật thương mại không gắn thời điểm


chuyển rủi ro vào thời điểm chuyển quyền sở
hữu, mà phân biệt các thời điểm chuyển rủi
ro khác nhau theo các quy định tại Điều 57 –
Điều 61 LTM 2005.
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.1 Thực hiện nghĩa vụ của bên bán
c/ Bảo hành hàng hóa
Điều 49 LTM 2005
→ So sánh với Điều 445 BLDS 2005
Nghĩa vụ bảo hành hàng hoá
• Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì
bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá
đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.

• Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong


thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho
phép.

• Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ
trường hợp có thoả thuận khác.
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
a/ Tiếp nhận hàng hóa
Điều 56 LTM 2005
Điều 428 BLDS 2005
2. Hợp đồng MBHH
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
b/ Thanh toán tiền hàng
• Về điều khoản giá cả:
Điều 52 LTM 2005
Khoản 1 – 3 Điều 431 BLDS 2005
• Giá do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác
định theo yêu cầu của các bên.

• Thoả thuận thanh toán theo giá thị trường thì giá
được xác định tại địa điểm và thời điểm thanh toán.

• Có thể thoả thuận áp dụng hệ số trượt giá

• Thoả thuận về giá có thể là mức giá cụ thể hoặc một


phương pháp xác định giá, nếu không rõ ràng thì giá
của tài sản được xác định căn cứ vào giá thị trường tại
địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.
Xác định giá
• Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá,
không có thoả thuận về phương pháp xác định giá
và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá

• thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của
loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về
phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng
hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và
các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.
HĐ: thỏa thuận bằng ngoại tệ? (foreign currency)

Trên lãnh thổ VN: bằng VNĐ


• giao dịch,
• thanh toán,
• niêm yết,
• quảng cáo…
• Trên HÓA ĐƠN bán hàng, tuy ghi giá thanh toán
bằng tiền đồng, thực tế thanh toán cũng bằng tiền
đồng nhưng DN vẫn ghi thêm số tiền bằng ngoại
tệ, tỉ giá ở cột diễn giải để theo dõi chi phí trong
nội bộ.

• Ghi chú ngoại tệ là HĐ bất hợp pháp.

• DN nhận HĐ này không được khấu trừ thuế giá trị


gia tăng, không được tính vào chi phí hợp lý.
• Đối với các trường hợp DN kê khai khấu trừ thuế
có hóa đơn lập trước đây (3/4/2012) nhưng ghi
giá bằng ngoại tệ thì vẫn được chấp nhận là hóa
đơn hợp pháp.

• Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp, DN lập hóa


đơn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính vì ghi
ngoại tệ.

T.THAO GV LUATKINHTE
NQ 04/2003/NQ-HĐTP:

-1. Nếu HĐ có thỏa thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại
tệ mà 1 hoặc các bên ký kết không được phép thanh
toán bằng ngoại tệ thì hợp đồng vô hiệu toàn bộ.

-2. Nếu HĐ thỏa thuận giá cả bằng ngoại tệ nhưng


thanh toán bằng đồng VN hoặc thỏa thuận giá cả,
thanh toán bằng ngoại tệ nhưng sau đó thỏa thuận
thanh toán bằng đồng VN thì hợp đồng không bị coi là
vô hiệu toàn bộ.
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
b/ Thanh toán tiền hàng
• Thanh toán:
Điều 50, 51, 54, 55 LTM 2005
→ So sánh Khoản 4 Điều 431 và Điều 438
BLDS 2005
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
b/ Thanh toán tiền hàng
• Thanh toán:
 Địa điểm thanh toán (Điều 54 LTM)
 Thời hạn thanh toán (Điều 55 LTM)
 Phương thức thanh toán (Khoản 2 Điều 50 LTM)
 Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán (Điều 51 và Điều 306
LTM)
• Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và
nhận hàng theo thỏa thuận.

• Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán,
thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã
thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.

• Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong
trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời
điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua,
trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán
gây ra.
Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng
1. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối

2. Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối


tượng bị tranh chấp;

3. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng


không phù hợp với hợp đồng

4. Trường hợp tạm ngừng thanh toán mà bằng chứng do


bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên
bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các
chế tài khác
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa

3.1 Khái niệm


Điều 63 LTM: Mua bán hàng hóa qua Sở giao
dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó
các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một
lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định
qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu
chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được
thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và
thời gian giao hàng được xác định tại một thời
điểm trong tương lai.
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa

3.1 Khái niệm


Đặc điểm của hoạt động MBHH qua GDHH
• Thứ nhất, về chủ thể tham gia giao dịch trên Sở giao dịch
hàng hóa

-Khách hàng: là tổ chức, cá nhân không phải là thành


viên của SGDHH, thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa
qua SGDHH thông qua việc ủy thác cho thành viên kinh
doanh của SGDHH
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
3.1 Khái niệm

- Thành viên kinh doanh của SGDHH:


Điều kiện: Điều 21 Nghị định 158/2006/NĐ-CP
Hoạt động tự doanh hoặc nhận ủy thác mua
bán hàng hóa qua SGDHH cho khách hàng để
hưởng thù lao

Chỉ những thành viên kinh doanh của SGDHH


mới được thực hiện các hoạt động mua bán hàng
hóa qua SGDHH
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
3.1 Khái niệm
- Thành viên môi giới của SGDHH:
Điều kiện: Điều 19 Nghị định 158/2006/NĐ-
CP
Hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua
SGDHH cho khách hàng để hưởng thù lao

Không được nhận ủy thác của khách hàng như


thành viên kinh doanh để mua bán hàng hóa
qua SGDHH
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa

3.1 Khái niệm


- Trung tâm thanh toán mua bán hàng hoá
qua SGDHH: Điều 26 Nghị Định 158/2006/NĐ-
CP

- Trung tâm giao nhận hàng hoá: Điều 29


Nghị Định 158/2006/NĐ-CP
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa

3.1 Khái niệm


Đặc điểm của hoạt động MBHH qua GDHH
• Thứ hai, về hình thức: Quan hệ mua bán
hàng hóa qua SGDHH được thể hiện dưới
hình thức hợp đồng, gồm hợp đồng kì hạn
và hợp đồng về quyền chọn mua hoặc
quyền chọn bán.
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa

3.1 Khái niệm


• Thứ ba,Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa
qua SGDHH là hàng hóa.
- Danh mục hàng hóa giao dịch tại SGDHH do Bộ
trưởng Bộ công thương công bố trong từng thời kì.
Đối với hợp đồng quyền chọn, đối tượng của hợp
đồng không phải là hàng hóa mà là quyền chọn
mua, quyền chọn bán đối với hàng hóa.
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
3.1 Khái niệm
• Thứ tư, về phương thức giao dịch: Mua bán
hàng hóa qua SGDHH là phương thức mua bán
thông qua trung gian, đó là SGDHH.

SGDHH là pháp nhân được thành lập và hoạt


động dưới hình thức công ty TNHH, công ty cổ
phần theo quy định của Luật doanh nghiệp và
quy định của Nghị Định 158/2006/NĐ-CP.
Điều kiện để thành lập SGDHH: Điều 8 Nghị Định158/2006/NĐ-
CP
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở
giao dịch hàng hóa và quan hệ mua bán hàng
hóa bên ngoài Sở giao dịch hàng hóa (mua bán
trên thị trường OTC – Over the Counter)
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa

3.2 Hợp đồng MBHH qua SGDHH


3.2.1 Hợp đồng kỳ hạn
Khoản 2 Điều 64 LTM: Hợp đồng kỳ hạn là
thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao
và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại
một thời điểm trong tương lai theo hợp
đồng
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa

3.2.1 Hợp đồng kỳ hạn

• Trường hợp người bán thực hiện việc


giao hàng theo hợp đồng thì bên mua
có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán
(Khoản 1 Điều 65 LTM)
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa

Khoản 1 Điều 65 LTM

SGDHH
TNMG
BÊN BÁN BÊN MUA

10 MT cà phê, giao 10/2008,


2.100 USD/MT

Giao hàng 31/10/2008 Nhận hàng

Nhận tiền Thanh toán


3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
3.2.1 Hợp đồng kỳ hạn
• Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên
mua có thể thanh toán bằng tiền và không nhận
hàng thì bên mua phải thanh toán cho bên bán
một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá
thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do
SGDHH công bố tại thời điểm hợp đồng được
thực hiện (Khoản 2 Điều 65 LTM)
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
Khoản 2 Điều 65 LTM

SGDHH
TNMG
BÊN BÁN BÊN MUA

10 MT cà phê, giao 10/2008, 2.100 USD/MT

Giá niêm yết (giá TT): 2.000 USD/MT

Bên mua trả cho bên bán = giá HĐ – giá TT


3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa

3.2.1 Hợp đồng kỳ hạn


• Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên
bán có thể thanh toán bằng tiền và không giao
hàng thì bên bán phải thanh toán cho bên
mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch
giữa giá thị trường do SGDHH công bố tại thời
điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả
thuận trong hợp đồng (Khoản 3 Điều 65 LTM)
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
Khoản 3 Điều 65 LTM

SGDHH
TNMG
BÊN BÁN BÊN MUA

10 MT cà phê, giao 10/2008, 2.100 USD/MT

Giá niêm yết (giá TT): 2.200 USD/MT

Bên bán trả cho bên mua = giá TT – giáHĐ


3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
3.2.2 Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền
chọn bán

Khoản 3 Điều 64 LTM: Hợp đồng về quyền chọn


mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó
bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán
một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi
là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất
định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền).
Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc
không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa

3.2.2 Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc


quyền chọn bán
Mối quan hệ pháp lý trong hợp đồng
quyền chọn mua theo Khoản 2 Điều 66
LTM 2005 trong trường hợp giá niêm yết
có lợi cho bên giữ quyền chọn mua:
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
Điều 66 (2) LTM trường hợp giá niêm yết có lợi cho bên giữ quyền chọn mua
SGDHH
BÊN BÁN QUYỀN
TNMG BÊN MUA QUYỀN (giữ
Tiền mua quyền = 100 USD QCM)

QCM 10 MT cà phê, giao 10/2008, 2.100 USD/MT

Giá niêm yết (giá TT): 2.200 USD/MT


Giao hàng Nhận hàng
Quyết định mua
Nhận tiền Thanh toán

Nếu không giao hàng thì trả khoản tiền chênh lệch
= giá TT – giá HĐ
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa

3.2.2 Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc


quyền chọn bán

Mối quan hệ pháp lý trong hợp đồng quyền


chọn mua theo Khoản 2 Điều 66 LTM 2005
trong trường hợp giá niêm yết bất lợi cho
bên giữ quyền chọn mua:
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
Điều 66 (2) LTM trường hợp giá niêm yết bất lợi cho bên giữ quyền chọn mua

SGDHH
BÊN BÁN QUYỀN
TNMG BÊN MUA QUYỀN (giữ
QCM)
Tiền mua quyền = 100 USD

QCM 10 MT cà phê, giao 10/2008, 2.100 USD/MT

Giá niêm yết (giá TT): 2.000 USD/MT

Quyết định không mua

Hợp đồng hết hiệu lực (Điều 66(4) LTM 2005)


3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa

3.2 Hợp đồng MBHH qua SGDHH


3.2.2 Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc
quyền chọn bán

Mối quan hệ pháp lý trong hợp đồng quyền


chọn bán theo Khoản 3 Điều 66 LTM 2005 trong
trường hợp giá niêm yết có lợi cho bên giữ
quyền chọn bán:
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
Điều 66 (3) LTM trường hợp giá niêm yết có lợi cho bên giữ quyền chọn bán

SGDHH
TNMG
BÊN BÁN QUYỀN BÊN MUA QUYỀN (giữ
Tiền mua quyền = 100 USD QCB)

QCB 10 MT cà phê, giao 10/2008, 2.100 USD/MT

Giá niêm yết (giá TT): 2.000 USD/MT


Nhận hàng Giao hàng
Quyết định bán
Thanh toán Nhận tiền

Nếu không mua hàng thì bên bán quyền trả khoản tiền chênh lệch = giá HĐ – giá TT
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa

3.2.2 Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc


quyền chọn bán

Mối quan hệ pháp lý trong hợp đồng quyền


chọn bán theo Khoản 3 Điều 66 LTM 2005
trong trường hợp giá niêm yết bất lợi cho
bên giữ quyền chọn mua:
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
Điều 66 (3) LTM trường hợp giá niêm yết bất lợi cho bên giữ quyền chọn bán

SGDHH
BÊN BÁN QUYỀN
TNMG BÊN MUA QUYỀN (giữ
Tiền mua quyền = 100 USD QCB)

QCB 10 MT cà phê, giao 10/2008, 2.100 USD/MT

Giá niêm yết (giá TT): 2.200 USD/MT

Quyết định không bán

Hợp đồng hết hiệu lực (Điều 66(4) LTM2005)


3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa

So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp


đồng quyền chọn theo LTM 2005?
Chương 3: Pháp luật về cung ứng dịch
vụ thương mại
1. Khái quát về hoạt động cung ứng dịch vụ

1.1 Khái niệm


Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo
đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ)
có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và
nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây
gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho
bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo
thỏa thuận.
1. Khái quát về hoạt động cung ứng dịch vụ

1.2 Hợp đồng dịch vụ


1.2.1 Khái niệm và đặc điểm
a/ Khái niệm:
Hợp đồng dịch vụ là thỏa thuận giữa bên cung
ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ về việc bên
cung ứng dịch vụ thực hiện dịch vụ cho bên sử
dụng dịch vụ và nhận thanh toán.
1. Khái quát về hoạt động cung ứng dịch vụ

1.2 Hợp đồng dịch vụ


1.2.1 Khái niệm và đặc điểm
b/ Đặc điểm:
 Chủ thể
• Bên cung ứng dịch vụ là thương nhân;

• Bên sử dụng dịch vụ gọi là khách hàng, có thể là thương


nhân hoặc không phải là thương nhân.
1.2 Hợp đồng dịch vụ
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm
b/ Đặc điểm:
 Hình thức
• Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng
văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

• Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật


quy định phải được lập thành văn bản thì phải
tuân theo các quy định đó.
1. Khái quát về hoạt động cung ứng dịch vụ
1.2 Hợp đồng dịch vụ
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm
b/ Đặc điểm:
 Đối tượng của hợp đồng là dịch vụ - việc thực hiện một
công việc theo yêu cầu của người khác để hưởng một
khoản thù lao của bên cung ứng dịch vụ.

• Tham khảo Nghị Định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006


quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ
cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có
điều kiện
1. Khái quát về hoạt động cung ứng dịch vụ
1.2 Hợp đồng dịch vụ
1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên
a/ Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ

• Nghĩa vụ chung (Điều 78)


• Nghĩa vụ đạt được kết quả thỏa thuận (Điều 79)
• Nghĩa vụ thực hiện với nỗ lực và khả năng cao nhất (Điều 80)
• Nghĩa vụ hợp tác (Điều 81)
• Nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn (Điều 82)
• Nghĩa vụ tuân thủ yêu cầu hợp lý (Điều 83)
• Nghĩa vụ tiếp tục hoàn thành (Điều 84)
1. Khái quát về hoạt động cung ứng dịch vụ

1.2 Hợp đồng dịch vụ


1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên
a/ Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
• Nghĩa vụ thanh toán (Khoản 1 Điều 85)
• Nghĩa vụ cung cấp kế hoạch, chỉ dẫn (Khoản 2 Điều 85)
• Nghĩa vụ hợp tác (Khoản 3 Điều 85)
• Nghĩa vụ điều phối (Khoản 4 Điều 85)
• Nghĩa vụ thanh toán các chi phí phát sinh do yêu cầu mới
(Khoản 2 Điều 83)
2. Các hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu

2.1 Dịch vụ logistics


2.1.1 Khái niệm và đặc điểm
a/ Khái niệm
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó
thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công
việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu
bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư
vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao
hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá
theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao
(Điều 233 LTM)
Phân loại DV logistics:
1. Các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu, bao gồm:
• a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá
• b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa
• c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm
thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
• d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận,
lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và
lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động
xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho,
hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó;
hoạt động cho thuê và thuê mua container.
2. Các dịch vụ 1ô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao
gồm:
• a) Dịch vụ vận tải hàng hải;
• b) Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
• c) Dịch vụ vận tải hàng không;
• d) Dịch vụ vận tải đường sắt;
• đ) Dịch vụ vận tải đường bộ.
• e) Dịch vụ vận tải đường ống.
3. Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm:
• a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
• b) Dịch vụ bưu chính;
• c) Dịch vụ thương mại bán buôn;
• d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt
động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp,
phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
• đ) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
T.THAO GV LUATKINHTE
2. Các hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu
2.1 Dịch vụ logistics
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm
b/ Đặc điểm
 Thứ nhất, người thực hiện dịch vụ logistics là thương nhân
kinh doanh DV logistics.

Điều kiện kinh doanh DV logistics:


(i) Đối với TN kinh doanh các DV logistics chủ yếu (Điều 5 Nghị
Định 140/2007/NĐ-CP)
(ii)Đối với TN kinh doanh các DV logistics liên quan đến vận tải
(Điều 6 Nghị Định 140/2007/NĐ-CP)
(iii)Đối với TN kinh doanh các DV logistics liên quan khác (Điều 7
Nghị Định 140/2007/NĐ-CP)
Thứ hai, nội dung dịch vụ bao gồm một hoặc
nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ khách hàng liên quan
đến hàng hóa

Hỗ trợ việc gửi hàng đi hoặc nhận hàng từ người


gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ
tục giấy tờ, giao kết HĐ bảo hiểm HH, cung ứng DV
tư vấn liên quan đến lưu chuyển và lưu kho HH,
thực hiện việc đóng gói, bao bì, kí mã hiệu HH, giao
hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến HH.
2.1 Dịch vụ logistics
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm
b/ Đặc điểm
Thứ ba, quan hệ giữa người làm dịch vụ và khách
hàng thể hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp
đồng cung ứng dịch vụ logistics.

Điều 74 LTM 2005


2. Các hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu

2.1 Dịch vụ logistics


2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên

HĐ logistics
TN kinh doanh DV logistics Khách hàng (TN hoặc không
là TN)

Điều 235 và Điều 240 LTM Điều 236 LTM


• Thực hiện CV theo chỉ dẫn Nghĩa vụ • Hướng dẫn, kiểm tra,
• Thực hiện khác với chỉ dẫn (lý do giám sát việc thực hiện
chính đáng vì lợi ích của KH) hợp đồng
• Xin chỉ dẫn (trường hợp có thể đẫn Quyền
đến không thực hiện được chỉ dẫn của
KH)
• Thực hiện trong thời hạn thỏa thuận
hoặc thời hạn hợp lý
• Nghĩa vụ khi cầm giữ HH
2.1 Dịch vụ logistics
2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên

HĐ logistics
TN kinh doanh DV Khách hàng (TN hoặc
logistics không là TN)

Điều 235 và Điều 239: Điều 236:


• Hưởng thù lao Quyền • Cung cấp chỉ dẫn;
• Yêu cầu thanh toán • Thông tin về hàng hóa
chi phí hợp lý • Trả chi phí hợp lý phát
• Yêu cầu thanh toán sinh thêm;
chi phí hợp lý phát • Thanh toán các khoản
sinh thêm Nghĩa vụ tiền đến hạn;
• Cầm giữ và định đoạt HH • Trả thù lao, chi phí hợp lý
2.1 Dịch vụ logistics
2.1.3 Giới hạn trách nhiệm của TN kinh doanh DV
logistics

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, toàn bộ trách


nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất
toàn bộ hàng hóa

Khoản 1 Điều 238 LTM


2.1 Dịch vụ logistics
2.1.3 Giới hạn trách nhiệm của TN kinh doanh DV logistics

 Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics liên quan đến vận tải thực hiện theo quy định
của pháp luật có liên quan về giới hạn trách nhiệm trong
lĩnh vực vận tải.

VD: Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải
hàng hóa bằng xe ô tô trong việc bồi thường hàng hóa hư
hỏng, mất mát, thiếu hụt được quy định tại Điều 10 Nghị
Định 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/10/2009 về
kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
2.1.3 Giới hạn trách nhiệm của TN kinh doanh DV
logistics
 Giới hạn trách nhiệm của TN kinh doanh DV logistics
không thuộc dịch vụ logistics liên quan đến vận tải do
các bên thoả thuận. Nếu không có thoả thuận thì thực
hiện như sau:

(a) Trường hợp KH không có thông báo trước về giá


trị của HH thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu
đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.

(b) Trường hợp KH đã thông báo trước về giá trị của


HH và được TN kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận
thì giới hạn trách nhiệm là toàn bộ giá trị của HH đó.
2.1.3 Giới hạn trách nhiệm của TN kinh doanh DV
logistics

 Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương


nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực
hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách
nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của
công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất
2.1 Dịch vụ logistics
2.1.3 Giới hạn trách nhiệm của TN kinh doanh DV logistics

Giới hạn trách nhiệm: Không giới hạn trách nhiệm:


Điều 238 LTM Điều 238 LTM
 Giới hạn theo thỏa thuận  Lỗi cố ý
 Nếu không thỏa thuận:  Hành động mạo hiểm và biết trước
không vượt quá tổng giá trị hậu quả chắc chắn xảy ra
HH bị tổn thất  Không hành động mạo hiểm và biết
trước hậu quả chắc chắn xảy ra
2.1.4 Miễn trách nhiệm đối với TN kinh doanh DV logistics
(Điều 237 LTM)

Điều 294 + các trường hợp sau đây:


• a) Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của
người được khách hàng uỷ quyền;
• b) Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của
khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ
quyền;
• c) Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;
• d) Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn
trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán
vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ
chức vận tải;
• đ) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận
được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn
ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics giao hàng cho người nhận;
• e) Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại
Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ
ngày giao hàng.
Lưu ý: Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản
lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự
chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai
địa điểm không do lỗi của mình.
2. Các hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu

2.1 Dịch vụ logistics


2.1.4 Miễn trách nhiệm đối với TN kinh doanh DV
logistics
Mối quan hệ giữa Điều 237 LTM 2005 về các
trường hợp miễn trách nhiệm đối với TN kinh
doanh DV logistics và Điều 294 LTM 2005 về các
trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi
phạm
2.2 Dịch vụ quá cảnh hàng hóa
2.2.1 Khái niệm
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa
thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài
qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển,
chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi
phương thức vận tải hoặc các công việc khác
được thực hiện trong thời gian quá cảnh. (Điều
241 LTM)
• PHÂN BIỆT QUÁ CẢNH VÀ CHUYỂN KHẨU HHH:
• QUYỀN SHHH:
• + QC: TC, CN NN
• + CK: SH TC, CN VN
• BẢN CHẤT:
• + CK= MUA BÁN HH Q TẾ
• + QC= DVU TM TẠI VN
• LÃNH THỔ DI CHUYỂN:
• + QC: QUA LT VN
• + CK: KO QUA LTVN
• THỦ TỤC:
• + CK: KO THỦ TỤC XNK
• + QC: LÀM TT
2.2 Dịch vụ quá cảnh hàng hóa
2.2.1 Khái niệm
Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân thực hiện
việc quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu của
tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ
Việt Nam để hưởng thù lao.

Điều 249 Luật thương mại 2005


2.2 Dịch vụ quá cảnh hàng hóa
2.2.1 Khái niệm:

=> hàng hóa được coi là quá cảnh qua lãnh thổ
Việt Nam khi việc chuyển hàng hóa qua lãnh thổ
Việt Nam (dù có thực hiện việc trung chuyển,
chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi
phương thức vận tải) chỉ là một phần của toàn
chặng vận tải được bắt đầu và kết thúc bên ngoài
biên giới Việt Nam.
2.2 Dịch vụ quá cảnh hàng hóa
2.2.1 Khái niệm
Áp dụng các điều kiện đối với hàng hóa quá cảnh:
Mọi HH thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài đều
được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và chỉ cần làm thủ tục hải
quan tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất theo QĐ của PL,
trừ trường hợp:

• HH là các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và các loại HH có


độ nguy hiểm cao khác, trừ trường hợp được Thủ tướng CP
cho phép;

• HH thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập
khẩu chỉ được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được Bộ
trưởng Bộ Công thương cho phép.
Vấn đề tiêu thụ hàng hóa quá cảnh:
• Cấm hành vi thanh toán thù lao quá cảnh bằng HH
quá cảnh và hành vi tiêu thụ trái phép HH, phương
tiện vận tải chở hàng quá cảnh.

• HH cấm kinh doanh, cấm XK, cấm NK, các loại vũ khí,
đạn dược, vật liệu nổ và các loại HH có độ nguy hiểm
cao khác: có thể quá cảnh qua Việt Nam nhưng
không được phép tiêu thụ tại Việt Nam.

• Các loại HH còn lại: chỉ được phép tiêu thụ tại Việt
Nam nếu được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ
trưởng Bộ Công thương.
2.2 Dịch vụ quá cảnh hàng hóa
2.2.1 Khái niệm
Vấn đề vận chuyển hàng hóa quá cảnh:

• Hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế
và theo đúng những tuyến đường nhất định trên lãnh
thổ Việt Nam.

• Trong thời gian quá cảnh, việc thay đổi tuyến đường
được vận chuyển hàng hoá quá cảnh phải được sự
đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2.2 Dịch vụ quá cảnh hàng hóa
2.2.1 Khái niệm

• Về thời gian quá cảnh: tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn


thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.

Trường hợp HH được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư


hỏng, tổn thất trong thời gian quá cảnh → thời gian quá
cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để
lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất + phải được CQ Hải
quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; nếu HH quá
cảnh theo GP của Bộ trưởng Bộ Công Thương thì phải
được Bộ trưởng Bộ Công Thương chấp thuận.
2.2.2 Điều kiện kinh doanh DV quá cảnh

Thương nhân kinh doanh DV quá cảnh phải là


doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận
tải, dịch vụ logistics
2.2 Dịch vụ quá cảnh hàng hóa
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên

HĐ DV quá cảnh
Bên A Bên B

Điều 253 (2):


Điều 252 (1):
 Tiếp nhận HH Nghĩa vụ
 Yêu cầu tiếp nhận HH
 Làm thủ tục quá cảnh  Yêu cầu thông báo kịp
 Thực hiện biện pháp
thời về tình trang HH
hạn chế tổn thất, hư hỏng  Yêu cầu thực hiện biện pháp
Quyền
 Nộp phí, lệ phí và thực hiện
hạn chế tổn thất
nghĩa vụ tài chính khác
2. Các hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu
2.2 Dịch vụ quá cảnh hàng hóa
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên

HĐ DV quá cảnh
Bên A Bên B

Điều 253 (1):


 Yêu cầu đưa HH đến cửa Điều 252 (2):
Quyền  Đưa HH đến của khẩu
khẩu nhập
 Yêu cầu cung cấp thông tin về  Cung cấp TT về HH
HH  Cung cấp chứng từ
 Yêu cầu cung cấp chứng từ  Trả thù lao và thanh
Nghĩa vụ toán chi phí hợp lý
 Nhận thù lao và yêu cầu
thanh toán chi phí hợp lý
2. Các hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu

Những khác biệt cơ bản giữa dịch vụ


logistics và dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua
lãnh thổ Việt Nam theo quy định của LTM
2005?
2.3 Dịch vụ giám định thương mại
2.3.1 Khái niệm
Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại,
theo đó một thương nhân thực hiện những công
việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của
hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những
nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng
(Điều 254 LTM 2005)
2.3 Dịch vụ giám định thương mại
2.3.2 Đặc điểm
Chủ thể thực hiện DV: thương nhân kinh doanh dịch
vụ giám định thương mại

Điều kiện kinh doanh DV giám định: Điều 257 LTM

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám


định thương mại → được phép thực hiện dịch vụ
giám định và cấp chứng thư giám định.
2.3 Dịch vụ giám định thương mại
2.3.2 Đặc điểm
 Nội dung:
-DV này có thể gồm nhiều hoạt động cụ thể khác
nhau, nhằm xác định tình trạng thực tế của HH,
kết quả cung ứng DV

-và những nội dung khác liên quan đến số lượng,


chất lượng, bao bì, giá trị HH, xuất xứ HH, tổn
thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch,
kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng
DV và các nội dung khác theo yêu cầu của khách
hàng.
2.3 Dịch vụ giám định thương mại
2.3.2 Đặc điểm
Giám định HH được thực hiện theo yêu cầu của
các bên trong HĐ (thường là HĐ mua bán HH
hoặc cung ứng DV) hoặc theo yêu cầu của các
khách hàng khác (tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà
nước có nhu cầu giám định HH, DV thương
mại).
2. Các hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu

2.3.3.1 Nguyên tắc thực hiện


• Giám định HH phải được thực hiện theo quy
trình nghiệp vụ kỹ thuật phù hợp và bảo đảm
tính độc lập, trung lập, khách quan, khoa học,
chính xác.

• Không được thực hiện giám định HH trong


trường hợp việc giám định HH đó có liên quan
đến quyền và lợi ích của chính TN giám định và
giám định viên.
2.3.3.2 Chứng thư giám định HH và giá trị của
chứng thư giám định
Chứng thư giám định HH
• Chứng thư giám định là văn bản xác định tình
trạng thực tế của HH, DV theo các nội dung giám
định được KH yêu cầu.

• Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với những
ND được giám định.
Giá trị pháp lý của chứng thư giám định
Chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với:
 Những ND được giám định.

 Bên yêu cầu, hoặc với các bên của HĐ mua bán HH,
HĐ cung ứng DV, trừ khi các bên đó chứng minh kết
quả giám định không khách quan, không trung thực
hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.

 Nếu chỉ 1 bên của HĐ mua bán HH, HĐ cung ứng DV


yêu cầu giám định, thì chứng thứ giám định chỉ có giá
trị pháp lý đối với bên yêu cầu. Bên kia có thể yêu cầu
giám định lại.
Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với
chứng thư giám định ban đầu:

 Nếu người GĐ ban đầu thừa nhận kết quả GĐ lại


thì kết quả GĐ lại có giá trị pháp lý với tất cả các
bên;

 Nếu người GĐ ban đầu không thừa nhận kết quả


GĐ lại thì các bên thoả thuận lựa chọn một người
GĐ khác GĐ lại lần thứ hai. Kết quả GĐ lại lần thứ
hai có giá trị pháp lý với tất cả các bên.
Các trường hợp kết luận chứng thư giám định sai:
 Khi bên hoặc các bên yêu cầu chứng minh được
kết quả giám định không khách quan, không trung
thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định và lỗi
của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.

 Khi thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định


thừa nhận kết quả giám định lại.
Hậu quả đối với thương nhân KD dịch vụ giám
định trong trường hợp cấp chứng thư giám định
sai:

(i) trả tiền phạt cho khách hàng (trường hợp lỗi vô
ý); mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không
vượt quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định

(ii)bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng


trực tiếp yêu cầu giám định (trường hợp lỗi cố ý).
2. Các hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu
2.3 Dịch vụ giám định thương mại
2.3.3 Hoạt động DV giám định HH
2.3.3.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên
HĐ DV giám định
Bên A Bên B

Điều 263 (2): Điều 264:


• Thực hiện GĐ theo Nghĩa vụ
• Yêu cầu GĐ theo ND thỏa
yêu cầu thuận
• Cấp chứng thư GĐ • Yêu cầu GĐ lại
• Trả tiền phạt phạt VP, Quyền • Yêu cầu trả tiền phạt VP,
BTTH BTTH
• Tuân thủ các tiêu chuẩn
và nguyên tắc GĐ
2. Các hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu

2.3 Dịch vụ giám định thương mại


2.3.3 Hoạt động DV giám định HH
2.3.3.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên
HĐ DV giám định
Bên A Bên B

Điều 263 (1) Điều 265:


Quyền • Cung cấp các tài liệu
• Yêu cầu KH cung cấp tài
liệu cần thiết cần thiết khi có yêu cầu
• Trả thù lao và thanh
• Nhận thù lao và chi phí Nghĩa vụ
toán chi phí hợp lý
hợp lý khác
Chương 4.

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG


TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm và đặc điểm
1.1 Khái niệm
Các hoạt động trung gian TM là hoạt động của
thương nhân để thực hiện các giao dịch TM
cho một hoặc một số thương nhân được xác
định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương
nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán
hàng hoá và đại lý thương mại.
1. Khái niệm và đặc điểm
1.2 Đặc điểm
Thứ nhất, hoạt động trung gian TM là loại hoạt
động cung ứng dịch vụ thương mại được thực
hiện theo phương thức giao dịch qua trung gian.

Người trung gian được bên thuê dịch vụ trao


quyền tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao
dịch thương mại với bên thứ ba vì lợi ích của bên
thuê dịch vụ để hưởng thù lao.
1.2 Đặc điểm
 Thứ hai, trong hoạt động trung gian TM, bên trung gian
phải có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và
bên thứ ba.

 Thứ ba, hoạt động trung gian TM song song tồn tại hai
nhóm quan hệ:
(i) quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực
hiện dịch vụ;

(ii) quan hệ giữa bên thuê dịch vụ, bên trung gian thực
hiện dịch vụ với bên thứ ba.
2. Các hoạt động trung gian TM
2.1 Đại diện cho thương nhân
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm
a/ Khái niệm:
Đại diện cho thương nhân là việc một thương
nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của
thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để
thực hiện các hoạt động thương mại với danh
nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và
được hưởng thù lao về việc đại diện.
2.1 Đại diện cho thương nhân
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm
b/ Đặc điểm
Thứ nhất, đại diện cho thương nhân là một dạng
của quan hệ ủy quyền.

Bên được ủy quyền (bên đại diện) được trao


quyền thay mặt bên uỷ quyền (bên giao đại diện)
thiết lập và thực hiện các giao dịch TM với danh
nghĩa và vì lợi ích của bên uỷ quyền.
2.1 Đại diện cho thương nhân
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm
b/ Đặc điểm
Thứ hai, chủ thể của quan hệ đại diện gồm bên đại
diện cho thương nhân và bên giao đại diện

Điều kiện để các chủ thể tham gia quan hệ đại diện
cho thương nhân là cả bên giao đại diện và bên
đại diện phải có tư cách thương nhân
b/ Đặc điểm
 Thứ ba, nội dung của hoạt động đại diện có thể là một
phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi
hoạt động của bên giao đại diện

DN có NV kinh doanh theo đúng các ngành, nghề ghi


trong GCNĐKKD → chỉ được uỷ quyền cho TN khác thực
hiện hoạt động TM trong những ngành nghề mà mình đã
đăng ký.

Bên đại diện có thể làm đại diện cho nhiều TN


hoặc có thể làm đại diện cho đối thủ cạnh tranh
của bên giao đại diện không?
b/ Đặc điểm
Thứ tư, bên đại diện cho thương nhân được
hưởng thù lao về việc đại diện

Bên đại diện cung ứng một dịch vụ trung gian


thương mại cho bên giao đại diện và đổi lại được
hưởng thù lao về việc đại diện → hợp đồng song
vụ có tính chất đền bù
2. Các hoạt động trung gian TM
2.1 Đại diện cho thương nhân
2.1.2 Hợp đồng đại diện cho thương nhân
 Hợp đồng đại diện cho thương nhân là cơ sở
pháp lý xác lập quan hệ ủy quyền giữa bên giao đại
diện và bên đại diện.

 Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải


được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá
trị pháp lý tương đương
2. Các hoạt động trung gian TM
2.1 Đại diện cho thương nhân

2.1.3 Thời hạn đại diện và hậu quả pháp lý của việc
chấm dứt hoạt động đại diện

 Thời hạn đại diện do các bên thỏa thuận.

 Điều 144 LTM: quyền đơn phương chấm dứt


HĐ nếu HĐ không xác định thời hạn đại diện +
NV thông báo cho bên kia biết.
2.1.3 Thời hạn đại diện và hậu quả pháp lý của
việc chấm dứt hoạt động đại diện

1. Thời hạn đại diện do các bên thoả thuận.

2. Trường hợp không có thoả thuận, thời hạn


đại diện chấm dứt khi 1 trong 2 bên thông báo
về việc chấm dứt hợp đồng.
3. Nếu bên giao đại diện đơn phương thì bên đại diện
có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản
thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp
đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và
những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được
hưởng.

4. Trường hợp thời hạn đại diện chấm dứt theo yêu
cầu của bên đại diện thì bên đại diện bị mất quyền
hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình
được hưởng nếu các bên không có thoả thuận khác.
2. Các hoạt động trung gian TM
2.1 Đại diện cho thương nhân
2.1.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên
HĐ đại diện cho TN
Bên đại diện Bên giao đại diện

Điều 145:
Điều 145 (3) => Quyền chỉ dẫn
 Thực hiện công việc ĐD Nghĩa vụ
 Thông báo về cơ hội và kết
quả
 Tuân thủ chỉ dẫn
 Bảo quản tài sản, tài
liệu được giao Quyền
 Giữ bí mật
2. Các hoạt động trung gian TM
2.1 Đại diện cho thương nhân
2.1.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên
HĐ đại diện cho TN
Bên đại diện Bên giao đại diện

Điều 147-149: Điều 146:


 Hưởng thù lao đại diện  Thông báo về việc giao kết
 Yêu cầu cung cấp tài sản, Quyền
HĐ, khả năng thực hiện HĐ
tài liệu, thông tin  Cung cấp tài sản, tài liệu,
 Yêu cầu thanh toán chi thông tin cần thiết
phí phát sinh hợp lý  Trả thù lao & chi phí hợp lý
 Quyền cầm giữ tài sản, khác
tài liệu Nghĩa vụ
2. Các hoạt động trung gian TM
2.1 Đại diện cho thương nhân
• Nghĩa vụ của bên giao đại diện, bên đại diện với bên thứ
ba?
Bên đại diện trong phạm vi ủy quyền hoạt động nhân danh
bên giao đại diện nên các hoạt động mà bên đại diện thực
hiện trong phạm vi ủy quyền đem lại hậu quả pháp lý cho
bên giao đại diện.

• Trường hợp bên đại diện nhân danh bên giao đại diện
thực hiện các hoạt động thương mại không nằm trong
phạm vi đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện?
2. Các hoạt động trung gian TM
2.2 Môi giới thương mại
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm
 Khái niệm
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo
đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi
giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán,
giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và
được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
2.2 Môi giới thương mại
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm
 Đặc điểm
 Chủ thể:
- Bên môi giới phải là thương nhân có đăng ký
kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới thương
mại và không nhất thiết phải có ngành nghề đăng
ký kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh
của bên hoặc các bên được môi giới.

- Bên được môi giới có thể là thương nhân hoặc


không phải là thương nhân, KHÁC VỚI ĐẠI DiỆN…
Đặc điểm
 Bên môi giới thực hiện dịch vụ trung gian thuần túy
- ND hoạt động môi giới: tìm kiếm và cung cấp các
thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới,
giới thiệu về HH, DV, thu xếp để các bên tiếp xúc với
nhau ... nhằm đạt đến kết quả cuối cùng là việc các bên
được môi giới giao kết HĐ với nhau.

- Bản thân bên môi giới không trực tiếp giao kết
HĐ mà để cho các bên (mà mình đã chắp nối) tự
giao kết HĐ với nhau, trừ TH có ủy quyền của bên
được môi giới (trong TH này bên môi giới hành
động với tư cách của bên đại diện).
2. Các hoạt động trung gian TM
Đặc điểm
 Mục đích của hoạt động môi giới là để hưởng thù
lao cho việc môi giới.
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên
môi giới được hưởng thù lao khi các bên được
môi giới đã ký hợp đồng với nhau.
2. Các hoạt động trung gian TM

So sánh hoạt động môi giới thương mại và hoạt động đại diện cho
thương nhân theo quy định của Luật thương mại 2005:

- Mục đích?
- Tư cách?...
- Công việc?
- Quyền lợi?
2. Các hoạt động trung gian TM
2.2 Môi giới thương mại
2.2.2 Hợp đồng môi giới thương mại
Hợp đồng môi giới TM là HĐ được ký kết giữa một
thương nhân hoạt động môi giới thương mại và các bên
mua bán HH, cung ứng DV, trong đó thương nhân môi giới
TM làm trung gian cho các bên trong việc mua bán HH,
cung ứng DV TM và được hưởng thù lao theo HĐ môi
giới.
2. Các hoạt động trung gian TM
2.2.2 Hợp đồng môi giới thương mại
 Hợp đồng môi giới là hình thức pháp lý của quan hệ
môi giới thương mại, có thể được xác lập bằng lời nói,
văn bản hoặc hành vi cụ thể.

 Đối tượng của hợp đồng môi giới chính là công việc
môi giới, cung cấp cơ hội giao kết hợp đồng giữa bên
được môi giới với bên thứ ba.
2.2 Môi giới thương mại
2.2.2 Hợp đồng môi giới thương mại

Bên môi giới

Có hoặc ko có
HĐMG
HĐMG

HĐMBHH
Người được Người được
HĐCƯDV
môi giới A môi giới B
2. Các hoạt động trung gian TM
2.2 Môi giới thương mại
2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên

HĐ môi giới
Bên môi giới Bên được môi giới

 Bảo quản mẫu HH, tài liệu  Cung cấp thông tin, tài
được giao & hoàn trả liệu, phương tiện cần thiết
 Không được tiết lộ, cung cấp liên quan đến HH, DV
thông tin  Trả thù lao môi giới,
 Chịu trách nhiệm về các chi phí hợp lý
tư cách pháp lý của các
bên được MG
 Không tham gia thực hiện
HĐ, trừ khi được ủy quyền
2. Các hoạt động trung gian TM
2.3 Ủy thác mua bán hàng hóa
2.3.1 Khái niệm, đặc điểm
 Khái niệm:
Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương
mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc
mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo
những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác
và được nhận thù lao uỷ thác
2. Các hoạt động trung gian TM
Đặc điểm:
 Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương
mại theo sự ủy nhiệm và vì lợi ích của người khác
để được hưởng thù lao.

 Bên được ủy thác nhân danh chính mình trong


hoạt động thương mại.
2. Các hoạt động trung gian TM
Đặc điểm:
 Ủy thác mua bán HH là hoạt động trung gian
thương mại nhưng bên nhận ủy thác trực tiếp
giao kết và thực hiện HĐ

→ bên nhận ủy thác là bên mua/bên bán trong


HĐ mua bán HH (nhân danh mình mua bán HH,
trực tiếp giao kết và thực hiện HĐ), tuy nhiên
mục đích là mua bán HH cho bên ủy thác, chứ
không mua bán HH cho mình.
 Chủ thể:

 Bên uỷ thác mua bán HH là thương nhân hoặc


không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ
thác thực hiện mua bán HH theo yêu cầu của
mình và phải trả thù lao uỷ thác

 Bên nhận uỷ thác mua bán HH là thương nhân


kinh doanh mặt hàng phù hợp với HH được uỷ
thác và thực hiện mua bán HH theo những điều
kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác
2. Các hoạt động trung gian TM
• Phân biệt hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa với hoạt động mua
bán hàng hóa ?

• Phân biệt ủy thác mua bán hàng hóa với đại diện cho thương nhân
VÀ MGTM?
- Mục đích?
- Công việc (Ủy thác chỉ là MB HH)
- Nhân danh?
- Tư cách TN?
- NN ĐKKD?
2.3 Ủy thác mua bán hàng hóa
2.3.2 Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
 Chủ thể
 Bên uỷ thác mua bán HH là thương nhân hoặc không phải là
thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán
HH theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác

 Bên nhận uỷ thác mua bán HH là thương nhân kinh doanh


mặt hàng phù hợp với HH được uỷ thác và thực hiện mua
bán HH theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác
2. Các hoạt động trung gian TM
2.3 Ủy thác mua bán hàng hóa
2.3.2 Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
 Đối tượng
 Hàng hoá được uỷ thác mua bán phải là hàng hoá lưu thông
hợp pháp.
 Danh mục hàng hoá cấm kinh doanh được quy định trong Phụ
lục 02 ban hành kèm theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày
12/6/2006.
 Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu được quy
định trong Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Nghị định số
12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006.
2. Các hoạt động trung gian TM
2.3 Ủy thác mua bán hàng hóa
2.3.2 Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
 Hình thức
Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá phải được lập
thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương
2. Các hoạt động trung gian TM
2.3 Ủy thác mua bán hàng hóa
2.3.2 Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
 Quyền và nghĩa vụ của các bên
 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác: Điều 164,
Điều 165 LTM
 Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác: Điều 162, Điều
163 LTM
2. Các hoạt động trung gian TM
2.3 Ủy thác mua bán hàng hóa
Lưu ý: Nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác với
bên thứ ba

Bên ủy thác Bên nhận ủy thác Khách hàng

HĐ ủy thác MBHH HĐ MBHH trong nước


HĐ MBHH quốc tế
2. Các hoạt động trung gian TM
2.3 Ủy thác mua bán hàng hóa
Bản chất của hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá là việc
bên nhận uỷ thác nhân danh chính mình để mua bán hàng
hoá cho bên uỷ thác theo điều kiện đã được các bên thoả
thuận → 2 quan hệ hợp đồng:
(i) hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa giữa bên ủy
thác và bên nhận ủy thác;
(ii) hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên nhận ủy
thác và bên thứ ba.
2. Các hoạt động trung gian TM
2.3 Ủy thác mua bán hàng hóa
• Mối quan hệ giữa bên ủy thác và bên thứ ba? Bên uỷ thác và
bên thứ ba có trách nhiệm gì đối với nhau trong hoạt động uỷ
thác mua bán hàng hoá không?
• Nếu bên nhận ủy thác vi phạm hợp đồng đối với bên thứ ba
thì bên thứ ba có được quyền yêu cầu bên ủy thác thực hiện
hay không?
• Nếu bên thứ ba vi phạm hợp đồng với bên nhận uỷ thác, bên
nào sẽ đứng ra yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp, những chi phí liên quan đến việc khiếu kiện, bên
uỷ thác hay bên nhận uỷ thác phải chịu trách nhiệm?
2. Các hoạt động trung gian TM
2.4 Đại lý thương mại
2.4.1 Khái niệm, đặc điểm
 Khái niệm:

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo


đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc
bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng
hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ
của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù
lao.
2.4 Đại lý thương mại
2.4.1 Khái niệm, đặc điểm
 Đặc điểm
• Quan hệ đại lý TM phát sinh giữa bên giao đại lý
và bên đại lý, trong đó bên giao đại lý và bên đại lý
đều phải là thương nhân (giống đại diện cho TN)

• Đối tượng của hoạt động đại lý là việc mua bán


HH, cung ứng DV của bên đại lý với KH theo yêu
cầu của bên giao đại lý.

So sánh đại lý mua bán hàng hóa và ủy thác mua


bán hàng hóa.
T.THAO GV LUATKINHTE
Các hình thức đại lý

1. Đại lý hoa hồng : (Commission agents)

+ Giá: DO BÊN GIAO ĐẠI LÝ Ấn ĐỊNH

+ Mức hoa hồng được tính theo một tỷ lệ (%)


trên giá mua, giá bán thực tế hàng hóa, do
hai bên thỏa thuận.
T.THAO GV LUATKINHTE
T.THAO GV LUATKINHTE
2. Đại lý bao tiêu: (Off-take agency )
+ Bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một
khối lượng hàng hoặc cung ứng đầy đủ một dịch
vụ cho bên giao đại lý.

+ Giá: theo giá tối thiểu (đại lý bán) hoặc giá tối đa
(đại lý mua) do bên giao qui định.

+ Thù lao: là chênh lệch giá giữa giá mua, giá bán
thực tế với giá mua, giá bán do bên giao đại lý qui
định.
3. Đại lý độc quyền: (Exclusive agency)

1 công ty = 1 đại lý = 1 khu vực địa lý


+ Tại một khu vực địa lý nhất định, bên giao đại lý chỉ
giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt
hàng hoặc cung ứng một số loại dịch vụ nhất định.

+ Giá: tùy thuộc vào hình thức đại lý

+ Thù lao: tùy thuộc vào hình thức đại lý

T.THAO GV LUATKINHTE
• Phân biệt đại lý độc quyền và DN có vị trí độc
quyền, DN có vị trí thống lĩnh thị trường?

• Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu


không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng
hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh
trên thị trường liên quan
• Một DN được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường
nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường
liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh
tranh một cách đáng kể.

• Hai DN có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị


trường liên quan;
• Ba DN có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị
trường liên quan;
• Bốn DN có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị
trường liên quan.
T.THAO GV LUATKINHTE
4. Tổng đại lý mua bán hàng hóa: (general agent)
* Trước LTM 2005:
- Bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc
mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.

-Tổng đại lý là đối tác trực tiếp của bên ủy thác và đại diện chung
cho quyền cũng như nghĩa vụ của mạng lưới đại lý thuộc hệ thống.

-Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của Tổng đại lý,
nhưng quan hệ với khách hàng với danh nghĩa của mình và chịu
trách nhiệm trực tiếp trước khách hàng.

LTM 2005:
- Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ
thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao
đại lý.

- Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực


thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự
quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của
tổng đại lý.
T.THAO GV LUATKINHTE
2. Các hoạt động trung gian TM
2.4.3 Hợp đồng đại lý TM
2.4.3.1 Khái niệm
Hợp đồng đại lý là sự thỏa thuận giữa bên giao đại
lý và bên đại lý về việc bên đại lý nhân danh mình
mua hoặc bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của
bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
2. Các hoạt động trung gian TM
2.4 Đại lý thương mại
2.4.3 Hợp đồng đại lý TM
2.4.3.2 Chủ thể
 Bên giao đại lý là thương nhân giao HH cho đại lý bán
hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương
nhân uỷ quyền thực hiện DV cho đại lý cung ứng DV

 Bên đại lý là thương nhân nhận HH để làm đại lý bán,


nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận
uỷ quyền cung ứng DV
2. Các hoạt động trung gian TM
2.4 Đại lý thương mại
2.4.3 Hợp đồng đại lý TM
2.4.3.2 Chủ thể
Lưu ý: Quyền sở hữu trong đại lý TM và chuyển rủi ro trong hoạt
động đại lý TM
Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với HH hoặc tiền giao cho bên
đại lý
VD: Đối với quan hệ đại lý bán hàng, chỉ khi HH được bán cho
bên thứ ba, quyền sở hữu HH mới chuyển từ bên giao đại lý cho
bên thứ ba
→ Khác với quan hệ mua bán HH
2. Các hoạt động trung gian TM

2.4 Đại lý thương mại


2.4.3 Hợp đồng đại lý TM
2.4.3.3 Hình thức

Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc các
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
2. Các hoạt động trung gian TM

2.4 Đại lý thương mại


2.4.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên
 Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý
Điều 172, Điều 173 LTM
 Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý
Điều 174, Điều 175 LTM
NV của bên giao đại lý, bên đại lý với bên thứ ba?
2. Các hoạt động trung gian TM
2.4.5 Thù lao đại lý và thời hạn đại lý
2.4.5.1 Thù lao đại lý
• Hình thức hoa hồng áp dụng trong TH bên giao
đại lý ấn định giá mua, giá bán HH hoặc giá cung
ứng DV cho KH

• Hình thức chênh lệch giá áp dụng trong TH bên


giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán HH
hoặc giá cung ứng DV cho KH mà chỉ ấn định giá
giao đại lý cho bên đại lý
2.4.5.1 Thù lao đại lý
Nếu không có thoả thuận về mức thù lao đại lý:
• Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước
đó;

• Mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng


loại HH, DV mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý
khác;

• Mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng


loại HH, DV trên thị trường
2. Các hoạt động trung gian TM

2.4.5.2 Thời hạn đại lý


Điều 177 Luật thương mại 2005
• Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn
đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý
nhưng không sớm hơn 60 ngày, kể từ ngày một
trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên
kia về việc chấm dứt HĐ đại lý
2. Các hoạt động trung gian TM
2.4.5.2 Thời hạn đại lý
• Nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt HĐ: bên đại
lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một
khoản tiền cho thời gian đã làm đại lý (trừ TH có thỏa
thuận khác).

Giá trị của khoản bồi thường: 1 năm làm đại lý = 1


tháng thù lao đại lý trung bình; trường hợp thời gian
đại lý dưới 1 năm thì khoản bồi thường được tính là 1
tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận
đại lý.
2. Các hoạt động trung gian TM
2.4.5.2 Thời hạn đại lý
• Nếu bên đại lý yêu cầu chấm dứt HĐ: bên đại lý
không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi
thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý
cho bên giao đại lý
So sánh bốn hình thức TGTM?
• Mục đích?
• Công việc?
• Trung gian cho nhiều bên?
• Nhân danh?
• Tư cách TN?
• NN ĐKKD?
• Thời HẠN& TRÁCH NHIỆM?
Chương 5.

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG


THƯƠNG MẠI KHÁC
1. Cho thuê hàng hóa
1.1 Khái niệm

Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại,


theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và
sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho
bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn
nhất định để nhận tiền cho thuê
Điều 269 Luật thương mại 2005
1. Cho thuê hàng hóa
1.1 Khái niệm
Lưu ý:
Trong một số trường hợp, bên cho thuê không
nhất thiết là chủ sở hữu của hàng hóa cho thuê,
nhưng nếu bên cho thuê có quyền chiếm hữu,
sử dụng hàng hóa thì trong thời hạn chiếm hữu,
sử dụng có thể cho thuê hàng hóa đó.
1. Cho thuê hàng hóa
1.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên

1.2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê


Điều 270, Điều 273 LTM 2005
 Trách nhiệm đối với hàng hóa cho thuê không phù
hợp với hợp đồng?

1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên thuê


Điều 271, Điều 272 LTM 2005
1. Cho thuê hàng hóa
1.3 Một số lưu ý đối với hoạt động cho thuê hàng hóa trong
thương mại
1.3.1 Vấn đề chuyển rủi ro đối với HH cho thuê

• Các bên có thể thỏa thuận việc chuyển rủi ro cho bên thuê.

• Nếu các bên có thỏa thuận về việc chuyển rủi ro cho bên thuê
nhưng không xác định cụ thể về thời điểm chuyển rủi ro thì
thời điểm này được xác định theo quy định tại Điều 274 LTM

→ So sánh với Điều 166 BLDS 2005


1. Cho thuê hàng hóa
1.3.2 Lợi ích phát sinh trong thời gian thuê
Điều 282 LTM 2005: Trừ trường hợp có thỏa
thuận khác, mọi lợi ích phát sinh từ hàng hóa
cho thuê trong thời hạn thuê thuộc về bên thuê
→ So sánh Khoản 3 Điều 490 BLDS 2005
1. Cho thuê hàng hóa
1.3.3 Vấn đề chuyển quyền sở hữu trong thời hạn
thuê

 Điều 283 LTM 2005: Mọi thay đổi về quyền sở


hữu đối với HH cho thuê không ảnh hưởng đến
hiệu lực của HĐ cho thuê

 Khoản 2 Điều 270 LTM 2005: Bên cho thuê phải


bảo đảm cho bên thuê quyền chiếm hữu và sử
dụng HH cho thuê không bị tranh chấp bởi bên
thứ ba liên quan trong thời gian thuê.
2. Nhượng quyền thương mại
• Luật TM 2005 (Điều 284 đến Điều 291);
• Nghị Định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 quy định
chi tiết LTM về hoạt động NQTM;
• Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 hướng
dẫn đăng ký hoạt động NQTM;
• Luật sở hữu trí tuệ 2005; Luật chuyển giao công nghệ
2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
• Luật cạnh tranh 2004 và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
2. Nhượng quyền thương mại
2.1 Khái niệm, đặc điểm
2.1.1 Khái niệm
Điều 284 LTM: NQTM là hoạt động TM, theo đó bên nhượng
quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành
việc mua bán HH, cung ứng DV theo các điều kiện:

(i) Việc mua bán HH, cung ứng DV được tiến hành theo cách
thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định
và được gắn với nhãn hiệu HH, tên TM, bí quyết kinh
doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,
quảng cáo của bên nhượng quyền;

(ii) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên
nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
2. Nhượng quyền thương mại
2.1.2 Đặc điểm

 NQTM là hoạt động TM theo đó bên nhượng


quyền cho phép bên nhận quyền được kinh doanh
theo phương thức kinh doanh của mình

 Bên nhận quyền chịu sự kiểm tra, giám sát của bên
nhượng quyền để đảm bảo hoạt động kinh doanh
của bên nhận quyền đáp ứng các chuẩn mực mà
bên nhượng quyền yêu cầu cho kinh doanh, đảm
bảo sự thống nhất của hệ thống NQTM và sự ổn
định về chất lượng HH, DV.
2. Nhượng quyền thương mại
2.1.2 Đặc điểm
 Đối tượng của hoạt động NQTM là quyền thương mại –
được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh HH, DV theo
cách thức của bên nhượng quyền quy định, cùng với đó
là việc được sử dụng tổ hợp những quyền liên quan
đến quyền SHTT của bên nhượng quyền.

→ Quan hệ ổn định và gắn bó chặt chẽ giữa bên nhượng


quyền và bên nhận quyền
→ Tính đồng bộ của hệ thống NQTM
→ Tư cách pháp lý độc lập của bên nhượng quyền và bên
nhận quyền
2. Nhượng quyền thương mại
So sánh hoạt động NQTM và hoạt động
chuyển giao công nghệ
So sánh hoạt động NQTM và hoạt động li-xăng
So sánh hoạt động NQTM và hoạt động phân
phối
So sánh hoạt động NQTM và hoạt động đại lý
2. Nhượng quyền thương mại
2.2 Hợp đồng NQTM
Hợp đồng NQTM được hiểu là một thỏa thuận
theo đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận
quyền khai thác quyền thương mại được chuyển
giao nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh các
loại HH/DV nhất định để đổi lại một khoản phí
trực tiếp hoặc gián tiếp từ bên nhận quyền.
 Hợp đồng phát triển quyền thương mại
(Khoản 8 Điều 3 Nghị Định 35/2006/NĐ-CP)
 Hợp đồng NQTM thứ cấp
(Khoản 10 Điều 3 Nghị Định 35/2006/NĐ-CP)
2. Nhượng quyền thương mại
2.2.1 Chủ thể của hợp đồng NQTM

• Bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương


mại, bao gồm:
(i) bên nhượng quyền;
(ii) bên nhượng quyền thứ cấp - thương nhân có quyền
cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên
nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp.

• Điều kiện để thương nhân được phép cấp quyền thương


mại: Điều 5 Nghị Định 35/2006/NĐ-CP
2. Nhượng quyền thương mại
Bên nhận quyền sơ cấp là Bên
nhượng quyền thứ cấp trong
mối quan hệ với Bên nhận
quyền thứ cấp)
Điều kiện đối với Bên nhượng quyền
• Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền
đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

• Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền


sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương
nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức
nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam
trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

• Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với


cơ quan có thẩm quyền: Bộ, Sở CT
Điều kiện đối với Bên nhận quyền
• Thương nhân được phép nhận quyền
thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành
nghề phù hợp với đối tượng của quyền
thương mại.
2. Nhượng quyền thương mại
2.2.2 Hình thức và đối tượng của hợp đồng NQTM
 Hợp đồng NQTM phải được lập thành văn bản hoặc
bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương

 Đối tượng của hợp đồng NQTM là quyền thương mại


được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền
(Khoản 6 Điều 3 Nghị Định 35/2006/NĐ-CP)
→ Quyền thương mại là một chỉnh thể thống nhất bao
gồm nhiều yếu tố kết hợp liên quan đến quyền SHTT, đặc
biệt đối với tên TM hoặc nhãn hiệu HH, DV thuộc sở hữu
của TN nhượng quyền.
2. Nhượng quyền thương mại
2.2 Hợp đồng NQTM
2.2.2 Hình thức và đối tượng của HĐ NQTM

Lưu ý: Phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng


SHCN trong HĐ NQTM chịu sự điều chỉnh của pháp luật về
SHCN

 Quy định của Luật sở hữu trí tuệ về:

• Tên thương mại?


• Quyền cải tiến đối tượng SHCN (trừ nhãn hiệu)?
2. Nhượng quyền thương mại
2.2 Hợp đồng NQTM
2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng NQTM
 Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền
Điều 286, 287 Luật thương mại 2005
 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền
Điều 288, 289 Luật thương mại 2005
2. Nhượng quyền thương mại
2.2 Hợp đồng NQTM
2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên
 Lưu ý: Quyền chuyển giao quyền thương mại cho bên dự kiến
nhận quyền khác (Điều 15 Nghị Định 35/2006/NĐ-CP) ≠ cấp lại
quyền thương mại cho các bên nhận quyền thứ cấp

 TH chuyển giao quyền TM: bên nhận quyền mất quyền TM đã


chuyển giao và cùng với đó là việc chấm dứt tư cách bên nhận
quyền trong quan hệ HĐ NQTM với bên nhượng quyền
 Bên nhận quyền được chuyển giao quyền TM cho bên dự kiến
nhận quyền khác khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại
Điều 15(1) Nghị Định 35/2006/NĐ-CP
2. Nhượng quyền thương mại
2.2 Hợp đồng NQTM
2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
NQTM
• Lưu ý: Quyền nhượng lại quyền cho bên thứ ba (Điều
290 LTM)

• Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên


thứ ba (bên nhận lại quyền = bên nhận quyền thứ
cấp) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền
2. Nhượng quyền thương mại
2.2 Hợp đồng NQTM
2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐ NQTM
 Lưu ý: Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong HĐ
NQTM
 hạn chế về phạm vi lãnh thổ,
 hạn chế về phạm vi khách hàng,
 nghĩa vụ không cạnh tranh,
 ràng buộc chỉ mua từ nguồn cung ứng xác định
 hạn chế liên quan đến áp đặt giá bán lại trong toàn bộ hệ
thống nhượng quyền
2. Nhượng quyền thương mại
2.2.4 Thời hạn hợp đồng NQTM

• Thời hạn hợp đồng NQTM do các bên thoả thuận.

• Hợp đồng NQTM có thể chấm dứt trước thời hạn thoả
thuận trong TH một bên đơn phương chấm dứt HĐ
NQTM theo quy định tại Điều 16 của Nghị định
35/2006/NĐ-CP.
2. Nhượng quyền thương mại
2.2.5 Chấm dứt hợp đồng NQTM
Hợp đồng NQTM chấm dứt trong các TH sau:
(i) hết thời hạn thực hiện HĐ mà các bên không có
thỏa thuận gia hạn
(ii) HĐ chưa hết thời hạn thực hiện nhưng các bên có
thỏa thuận chấm dứt
(iii) một bên đơn phương chấm dứt HĐ trước thời hạn
2. Nhượng quyền thương mại
2.3 Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

• Trước khi NQTM, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng


ký với Bộ Thương mại (Điều 291 LTM 2005).

• Việc đăng ký hoạt động NQTM phải tuân thủ các quy
định tại Nghị Định 35/2006/NĐ-CP (Điều 17 đến Điều 23)
và Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ
Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động NQTM .
3. Đấu giá hàng hóa
3.1 Khái niệm
Đấu giá HH là hoạt động TM, theo đó người bán hàng
tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện
việc bán HH công khai để chọn người mua trả giá cao
nhất.

(Khoản 1 Điều 185 LTM)


→ bản chất của hoạt động đấu giá là một quan hệ mua
bán mà trong đó người mua tự do cạnh tranh về giá và
cuối cùng HH sẽ được bán cho người mua nào trả giá
cao nhất
3. Đấu giá hàng hóa
 Quan hệ bán đấu giá
Người tham
gia đấu giá
Hợp đồng DV
Bên bán hàng Người tổ chức Thủ tục
đấu giá HH bán đấu Người tham
(là TN hoặc đấu giá (TN kd giá gia đấu giá
không là TN) DV đấu giá)
Người mua
trả giá cao
nhất
Văn bản đấu giá ≈
Hợp đồng MB HH

Mua bán hàng hóa


3. Đấu giá hàng hóa
3.2 Phương thức đấu giá
• Phương thức trả giá lên là phương thức bán
đấu giá theo đó người trả giá cao nhất so với
giá khởi điểm là người có quyền mua HH
(Điểm a Khoản 2 Điều 185 LTM)
→ người mua có quyền đặt giá
3.2 Phương thức đấu giá
• Phương thức đặt giá xuống là phương thức
bán đấu giá theo đó người đầu tiên chấp
nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá
được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là
người có quyền mua HH (Điểm b Khoản 2
Điều 185 LTM)
→ người mua chỉ có thể chấp nhận giá
3. Đấu giá hàng hóa
3.3 Hợp đồng dịch vụ đấu giá
Chủ thể:
• Bên cung ứng dịch vụ: là thương nhân chuyên kinh
doanh DV đấu giá

• Bên thuê dịch vụ: là người bán hàng


- chủ sở hữu của HH
- người được chủ sở hữu HH uỷ quyền bán
- người có quyền bán HH của người khác theo QĐ
của PL (vd: người nhận thế chấp, nhận cầm cố - Khoản 2
Điều 186 LTM)
3. Đấu giá hàng hóa
3.3 Hợp đồng dịch vụ đấu giá

Hình thức hợp đồng: bằng văn bản hoặc các hình
thức pháp lý khác có giá trị tương đương văn bản
(Khoản 1 Điều 193 LTM).

Lưu ý: trường hợp hàng hóa được đấu giá là đối


tượng cầm cố, thế chấp (Khoản 3 Điều 193LTM)
3. Đấu giá hàng hóa
3.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên
3.4.1 Quyền và nghĩa vụ của người tổ chức đấu
giá (Điều 189, 190 LTM)
• Quyền của người tổ chức đấu giá (Điều 189 và
Điều 211 LTM)
• Nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá (Điều 190
LTM)
3. Đấu giá hàng hóa
3.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên
3.4.2 Quyền và nghĩa vụ của người bán hàng hóa
đấu giá trong trường hợp người bán hàng không
phải là người tổ chức đấu giá
• Quyền của người bán hàng hóa đấu giá (Điều 191
LTM)
• Nghĩa vụ của người bán hàng hóa đấu giá (Điều
192 LTM)
3. Đấu giá hàng hóa
3.5 Thủ tục đấu giá
3.5.1 Chuẩn bị bán đấu giá hàng hóa
 Thông báo và niêm yết việc bán đấu giá hàng hóa
(Điều 196, Điều 197 LTM)
 Đăng ký tham gia đấu giá (Điều 198, Điều 199 LTM)
– Những người không được tham gia đấu giá
– Khoản tiền đặt trước: không quá 2% giá khởi điểm của
hàng hoá được đấu giá.
 Trưng bày hàng hóa đấu giá (Điều 200 LTM)
3. Đấu giá hàng hóa
3.5 Thủ tục đấu giá
3.5.2 Tiến hành cuộc đấu giá
 Trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá?
 Trình tự tiến hành cuộc đấu giá: Điều 201 LTM
 Văn bản đấu giá HH có giá trị như HĐ mua bán HH
 Trường hợp sau khi đã trả giá cao nhất mà người mua rút
ngay lại giá đã trả?
 Đấu giá không thành: Điều 201 LTM
 Sau khi kết thúc cuộc đấu giá, người mua hàng có quyền
từ chối mua hàng?
Rút lại giá đã trả
• Trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên,
nếu người trả giá cao nhất rút ngay lại giá đã trả
thì cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục từ giá của
người trả giá liền kề trước đó.

• Trường hợp bán đấu giá theo phương thức đặt giá
xuống, nếu người đầu tiên chấp nhận mức giá rút
ngay lại giá đã chấp nhận thì cuộc đấu giá vẫn
được tiếp tục từ giá đã đặt liền kề trước đó.
• Người rút lại giá đã trả hoặc người rút lại việc
chấp nhận giá không được tiếp tục tham gia
đấu giá.

• Trường hợp giá bán hàng hoá thấp hơn giá mà


người rút lại giá đã trả đối với phương thức trả
giá lên thì người đó phải trả khoản tiền chênh
lệch cho người tổ chức đấu giá, nếu hàng hoá
bán được giá cao hơn thì người rút lại không
được hưởng khoản tiền chênh lệch đó.
• Trường hợp cuộc đấu giá không thành
thì người rút lại giá đã trả phải chịu chi
phí cho việc bán đấu giá và không được
hoàn trả khoản tiền đặt trước.
Từ chối mua
• Trừ trường hợp có thoả thuận khác, sau khi tuyên bố kết
thúc cuộc đấu giá, người mua hàng bị ràng buộc trách
nhiệm; nếu sau đó người mua hàng từ chối mua hàng thì
phải được người bán hàng chấp thuận, nhưng phải chịu
mọi chi phí liên quan đến việc tổ chức bán đấu giá.

• Trong trường hợp người mua được hàng hoá đấu giá đã
nộp một khoản tiền đặt trước mà từ chối mua thì không
được hoàn trả khoản tiền đặt trước đó.

• Khoản tiền đặt trước đó thuộc về người bán hàng.


3. Đấu giá hàng hóa
3.5 Thủ tục đấu giá
3.5.3 Giao hàng bán đấu giá và chuyển quyền sở
hữu đối với hàng bán đấu giá
 Giao hàng bán đấu giá

 Thời hạn giao HH bán đấu giá


 Địa điểm và phương thức thanh toán tiền mua HH
 Trách nhiệm đối với chất lượng của HH bán đấu giá

 Chuyển quyền sở hữu đối với HH bán đấu giá


3. Đấu giá hàng hóa

So sánh đấu giá hàng hóa theo quy định của


Luật thương mại với đấu giá tài sản theo quy
định của Luật dân sự
4. Đầu thầu hàng hóa – dịch vụ
- Đấu thầu, theo nghĩa chung nhất, là phương thức lựa
chọn nhà thầu phù hợp để thực hiện một công việc cụ thể.

- Tùy thuộc nội dung công việc mà nhà thầu phải thực hiện,
phân chia đấu thầu thành các loại tương ứng là: đấu thầu
tuyển chọn tư vấn, thiết kế, đấu thầu thi công xây lắp, đấu
thầu mua sắm hàng hóa, đấu thầu thực hiện dịch vụ, đấu
thầu chọn đối tác để thực hiện dự án...
• Theo Luật Thương mại “Đấu thầu hàng hoá, dịch
vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên
mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là
bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các
thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự
thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu
do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký
kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng
thầu).”
• Về phương diện kinh tế, đấu thầu là một quan hệ
kinh tế khách quan, nó ra đời do nhu cầu tất yếu của
nền kinh tế thị trường, nơi mà sản xuất và trao đổi
hàng hóa luôn diễn biến trong trạng thái cung lớn
hơn cầu.

• Khi một chủ thể nào đó có nhu cầu mua sắm hàng
hóa, sử dụng dịch vụ thì cũng là lúc rất nhiều người
có khả năng đáp ứng nhu cầu đó. Trong trường hợp
này, bên mua hàng phải tổ chức đấu thầu để chọn ra
trong số đó người nào có khả năng cung cấp hàng
hoá hoặc cung ứng dịch vụ thỏa mãnnhững điều
kiện của mình với giá cả hợp lý nhất.
• Về phương diện pháp lý, đấu thầu hàng hóa, dịch
vụ là hành vi pháp lý của một nhóm chủ thể đặc
biệt trong xã hội - các thương nhân. Lúc này đấu
thầu hàng hóa, dịch vụ mang bản chất pháp lý của
một hoạt động thương mại và trở thành đối
tượng điều chỉnh của Luật thương mại.
• ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤU THẦU:
- Một là, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương
mại luôn gắn liền với quan hệ mua bán hàng hóa và
cung ứng dịch vụ TM

- Hai là, các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa,
dịch vụ cũng chính là các bên mua và bán hàng hóa,
dịch vụ.
+ Bên mời thầu là bên (có thể là thương nhân hoặc
không thương nhân) có nhu cầu mua sắm hàng hóa,
sử dụng dịch vụ
+ Bên dự thầu là các thương nhân có năng lực cung
cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu.
• Ba là, quan hệ đấu thầu hàng hoá, dịch vụ luôn
được xác lập giữa một bên mời thầu và nhiều nhà
thầu.
+ Vì đấu thầu là phương thức để giúp người mua
lựa chọn người bán, do đó trong mỗi gói thầu phải
tạo ra sự cạnh tranh càng lớn càng tốt giữa những
người có năng lực bán hàng, thông qua đó người
mua có thể lựa chọn được người bán tốt nhất.

+ Về nguyên tắc, số lượng nhà thầu tham dự một gói


thầu luôn phải nhiều hơn một .
• Bốn là, hình thức plý của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch
vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.

+ Hồ sơ mời thầu là VB plý do bên mời thầu lập (và được CQ


có thẩm quyền phê duyệt) trong đó thể hiện đầy đủ
những yêu cầu kỹ thuật, tài chính và thương mại của hàng
hóa cầm mua sắm, dịch vụ cần sử dụng và những điều
kiện khác của gói thầu.
+ Hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực, mức độ đáp ứng của bên
dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Những
hồ sơ này là căn cứ pháp lý để xác lập, thay đổi, chấm dứt
quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đấu thầu
hàng hóa, dịch vụ.
Phân loại đấu thầu hàng hoá, dịch vụ
• Dựa trên tiêu chí hình thức đấu thầu, có:
+ Đấu thầu rộng rãi: là hình thức đấu thầu mà bên mời
thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu.

- Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo công khai về các
điều kiện cũng như thời gian dự thầu trên các phương
tiện thông tin đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời
thầu.
- Đấu thầu rộng rãi đem lại sự cạnh tranh lớn nhất giữa
các nhà thầu, nên nó là hình thức chủ yếu được áp dụng
trong đấu thầu hàng hoá, dịch vụ.
+ Đấu thầu hạn chế: là hình thức đấu thầu mà bên mời
thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu.
- Đây là hình thức đấu thầu mà chỉ những nhà thầu có đủ
kinh nghiệm và năng lực mới được tham dự.
- Số lượng nhà thầu tham dự phải đủ rộng để đảm bảo có
sự cạnh tranh, thông thường phải có từ 5 nhà thầu trở
lên cho mỗi gói thầu.
- Trong hình thức này, bên mời thầu không cần thông báo
công khai mà trực tiếp gửi thư mời thầu cho từng nhà
thầu được mời tham dự.
• Đấu thầu hạn chế được áp dụng khi chỉ có một số
nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của
gói thầu, hoặc do nguồn vốn sử dụng yêu cầu
phải đấu thầu hạn chế, hoặc do tình hình cụ thể
của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.

• Việc chọn hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu
thầu hạn chế do bên mời thầu quyết định.
Dựa trên tiêu chí phương thức đấu thầu, có:
+ Đấu thầu một túi hồ sơ
• Đối với đấu thầu một túi hồ sơ, khi dự thầu, nhà
thầu nộp các đề xuất về kỹ thuật và về giá trong
một túi hồ sơ để bên mời thầu xem xét và đánh
giá chung.

• Các túi hồ sơ về giá và về chỉ tiêu kỹ thuật này


được mở và đánh giá vào cùng một thời điểm
(Khoản 2, điều 216, Luật Thương mại (2005)).
+ Đấu thầu hai túi hồ sơ
• Đối với đấu thầu hai túi hồ sơ (thường áp dụng khi
hàng hoá, dịch vụ có yêu cầu đặc biệt về chỉ tiêu kỹ
thuật) thì các đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giá có
thể được nộp cùng thời điểm nhưng trong hai túi hồ
sơ khác nhau.

• Khi mở thầu, những túi hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ


được xem xét trước. Những nhà thầu nào đạt được
điểm số về kỹ thuật nhất định theo tiêu chuẩn đãxác
định sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để so
sánh (Khoản 3, điều 216, Luật Thương mại (2005)).
Nguyên tắc trong đấu thầu hàng hoá, dịch vụ
a) Nguyên tắc coi trọng tính hiệu quả
• Các gói thầu mua sắm hàng hóa phải được tiến hành
trên cơ sở có sự tính toán kỹ về hiệu quả kinh tế –
xãhội mà nó mang lại.
• Chỉ tổ chức đấu thầu khi bên mời thầu chứng minh
được ưu thế của đấu thầu so với áp dụng các hình
thức cung ứng hàng hoá, dịch vụ khác.
• Việc lựa chọn hình thức, phương thức đấu thầu nào
cũng phải xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của từng
gói thầu, sao cho có hiệu quả nhất.
b) Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau
• Mỗi gói thầu phải có sự tham dự của một số lượng nhà
thầu nhất định có năng lực, đủ để đảm bảo sự cạnh
tranh giữa các nhà thầu.
• Những điều kiện mà bên mời thầu đưa ra và những
thông tin cung cấp cho các nhà thầu phải ngang bằng
nhau, nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội cho mỗi nhà
thầu.
• Trong hồ sơ mời thầu không được đưa ra các yêu cầu
mang tính định hướng như yêu cầu về nguồn gốc, xuất
xứ hàng hóa hoặc về thương hiệu cụ thể nhằm ngăn cản
sự tham gia của các nhà thầu.
• Bên mời thầu không được phân biệt đối xử giữa
những người dự thầu hợp lệ trong việc xem xét,
đánh giá hồ sơ dự thầu.

• Tuy nhiên pháp luật của hầu hết các nước vẫn có
những quy định ưu đãi đối với nhà thầu trong nước.

• Sự ưu đãi này không phải là phân biệt đối xử mà


chính là để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng với
các nhà thầu nước ngoài có kinh nghiệm và năng lực
lớn hơn.
c) Nguyên tắc thông tin đầy đủ, công khai
• Bên mời thầu phải cung cấp đầy đủ các dữ liệu, tài liệu
liên quan đến gói thầu với các thông tin chi tiết, rõ ràng
• Danh mục cụ thể các tài liệu cần có trong hồ sơ dự thầu
cũng cần nói rõ để bên dự thầu chuẩn bị đáp ứng. Thông
báo mời thầu phải được đăng tải công khai trên các
phương tiện thông tin đại chúng
• Việc mở thầu cũng phải công khai, các nhà thầu tham
đấu thầu phải được mời tới dự mở thầu. Những nội
dung cơ bản của từng hồ sơ dự thầu cũng phải công bố
công khai ngay khi mở thầu và được ghi vào biên bản
mở thầu.
d) Nguyên tắc bảo mật thông tin đấu thầu
• Do tính chất cạnh tranh gay gắt giữa các bên dự
thầu nhằm mục đích trở thành người cung cấp hàng
hoá và dịch vụ cho bên mời thầu mà việc bảo mật
các thông tin đấu thầu phải được coi là một nguyên
tắc không thể xâm phạm.

• Theo nguyên tắc này, bên mời thầu phải bảo mật hồ
sơ dự thầu, đồng thời, các tổ chức, cá nhân có liên
quan đến việc tổ chức đấu thầu và xét chọn thầu
phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc đấu
thầu
đ) Nguyên tắc đánh giá khách quan, công bằng
• Các hồ sơ dự thầu hợp lệ đều phải được xem xét, đánh
giá khách quan, công bằng với cùng một tiêu chuẩn như
nhau và bởi một hội đồng xét thầu có đủ năng lực, kinh
nghiệm và tư cách.

• Các tiêu chí đánh giá hồ sơ, tiêu chuẩn xét thầu phải
được công bố trước trong hồ sơ mời thầu và trong quá
trình xét thầu bên mời thầu không được tự ý thay đổi.

• Mọi lý do của việc hồ sơ dự thầu được chọn hay bị loại


đều phải được giải thích rõ ràng bằng văn bản cho các
nhà thầu biết khi có yêu cầu của nhà thầu.
e) Nguyên tắc bảo đảm dự thầu.
1. Bảo đảm dự thầu được thực hiện dưới hình thức đặt
cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu.

2. Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu nộp tiền đặt
cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu khi nộp hồ sơ dự
thầu.
Tỷ lệ tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu do bên mời thầu quy
định, nhưng không quá 3% tổng giá trị ước tính của
hàng hoá, dịch vụ đấu thầu.
3. Bên mời thầu quy định hình thức, điều kiện đặt cọc, ký quỹ
hoặc bảo lãnh dự thầu. Trong trường hợp đặt cọc, ký quỹ thì
tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu được trả lại cho bên dự thầu
không trúng thầu trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ
ngày công bố kết quả đấu thầu.

4. Bên dự thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ dự
thầu trong trường hợp rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm hết
hạn nộp hồ sơ dự thầu (gọi là thời điểm đóng thầu), không ký
hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp
trúng thầu.

5. Bên nhận bảo lãnh cho bên dự thầu có nghĩa vụ bảo đảm dự
thầu cho bên được bảo lãnh trong phạm vi giá trị tương
đương với số tiền đặt cọc, ký quỹ.
f) Nguyên tắc Bảo đảm thực hiện hợp đồng

1. Các bên có thể thỏa thuận bên trúng thầu phải đặt cọc,
ký quỹ hoặc được bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp
đồng. Số tiền đặt cọc, ký quỹ do bên mời thầu quy định,
nhưng không quá 10% giá trị hợp đồng.

2. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực cho
đến thời điểm bên trúng thầu hoàn thành nghĩa vụ hợp
đồng.
3. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên trúng
thầu được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ bảo
đảm thực hiện hợp đồng khi thanh lý hợp đồng.
Bên trúng thầu không được nhận lại tiền đặt
cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng nếu từ
chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng
được giao kết.

4. Sau khi nộp tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực
hiện hợp đồng, bên trúng thầu được hoàn trả
tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu.
Thủ tục và trình tự đấu thầu hàng hoá, dịch vụ
Thủ tục đấu thầu hàng hoá, dịch vụ được tiến hành
theo trình tự các bước như sau:
• - Mời thầu;
• - Dự thầu;
• - Mở thầu;
• - Đánh giá và so sánh hồ sơ dự thầu;
• - Xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;
• - Thông báo kết quả thầu và ký kết hợp đồng.
Chương 6.

CÁC HOẠT ĐỘNG


XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động XTTM

1.1 Khái niệm


Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm
kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng
dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng
cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng
hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại
(Khoản 10 Điều 3 LTM)
1.2 Đặc điểm
 Thứ nhất, XTTM là hoạt động TM, về bản chất, có tác
dụng thúc đẩy cơ hội thực hiện các hoạt động TM khác
như hoạt động mua bán HH, cung ứng DV.

 Thứ hai, chủ thể thực hiện XTTM là thương nhân


Các tổ chức, cá nhân khác hoạt động liên quan đến TM
có thể là tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ XTTM
do TN tiến hành (vd: cơ quan báo chí trong quan hệ phát
hành sản phẩm quảng cáo TM).
1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động XTTM

1.2 Đặc điểm


Thứ ba, về mục đích, XTTM nhằm tìm kiếm, thúc đẩy
cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Thứ tư, về hình thức pháp lý để XTTM, LTM 2005 quy


định các hình thức khuyến mại, quảng cáo, trưng
bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, hội chợ, triển lãm
thương mại.
2. Các hoạt động XTTM

2.1 Khuyến mại


• Điều 88 đến Điều 101 LTM 2005

• Điều 4 đến Điều 20 Nghị Định 37/2006/NĐ-CP


ngày 04/04/2006 quy định chi tiết LTM về hoạt
động XTTM.
2. Các hoạt động XTTM
2.1 Khuyến mại
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm
a/ Khái niệm:
Khuyến mại là hoạt động XTTM của thương nhân
nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những
lợi ích nhất định.
(Khoản 1 Điều 88 LTM)
2. Các hoạt động XTTM
b/ Đặc điểm
Thứ nhất, khuyến mại dành cho khách hàng
những lợi ích nhất định để tạo ra điều kiện thuận
lợi, thúc đẩy mạnh mẽ việc bán hàng và cung
ứng dịch vụ

→ là dấu hiệu cơ bản để phân biệt khuyến mại


với các hoạt động XTTM khác.
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm
b/ Đặc điểm
 Thứ hai, thương nhân có quyền thực hiện các hoạt động
khuyến mại, theo cách thức trực tiếp thực hiện khuyến
mại HH, DV mà mình kinh doanh hoặc thuê thương nhân
kinh doanh DV khuyến mại thực hiện việc khuyến mại
trên cơ sở ký kết HĐ DV khuyến mại.

• TN Việt Nam, Chi nhánh của TN Việt Nam, Chi nhánh của
TN nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến
mại hoặc thuê TN kinh doanh DV khuyến mại thực hiện
việc khuyến mại cho mình.

• VPĐD của TN không được khuyến mại hoặc thuê TN khác


thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho TN mà mình đại
diện.
2. Các hoạt động XTTM
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm
b/ Đặc điểm

 Thứ ba, HH, DV được khuyến mại phải là HH, DV được


kinh doanh hợp pháp.

 Thứ tư, về hình thức pháp lý để XTTM, LTM 2005 quy


định các hình thức khuyến mại, quảng cáo, trưng bày,
giới thiệu HH, DV, hội chợ, triển lãm thương mại.
2.1 Khuyến mại
2.1.2 Các hình thức khuyến mại
2.1.2.1 Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để
khách hàng dùng thử không phải trả tiền (hàng mẫu)
Khoản 1 Điều 92 LTM 2005
Điều 7 Nghị định 37/2006/NĐ-CP
2. Các hoạt động XTTM
2.1.2.2 Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng
dịch vụ không thu tiền (tặng quà)
Khoản 2 Điều 92 LTM 2005
Điều 8 Nghị định 37/2006/NĐ-CP
→ So sánh hình thức hàng mẫu và hình thức tặng
quà
2. Các hoạt động XTTM

2.1.2.3 Bán hàng, cung ứng DV với giá thấp hơn


giá bán hàng, giá cung ứng DV trước đó, được áp
dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc
thông báo; trường hợp HH, DV thuộc diện Nhà
nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình
thức này được thực hiện theo QĐ của CP (giảm giá)
Khoản 3 Điều 92 LTM 2005
Điều 5, Điều 6, Điều 9 Nghị định 37/2006/NĐ-CP
2. Các hoạt động XTTM

2.1 Khuyến mại


2.1.2 Các hình thức khuyến mại
2.1.2.4 Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu
mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được
hưởng một hay một số lợi ích nhất định
Khoản 4 Điều 92 LTM 2005
Điều 5, Điều 10 Nghị định 37/2006/NĐ-CP
2. Các hoạt động XTTM

2.1 Khuyến mại


2.1.2 Các hình thức khuyến mại
2.1.2.5 Bán hàng, cung ứng DV có kèm phiếu dự thi
cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo
thể lệ và giải thưởng đã công bố
Khoản 5 Điều 92 LTM 2005
Điều 5 Nghị định 37/2006/NĐ-CP
2. Các hoạt động XTTM
2.1 Khuyến mại
2.1.2 Các hình thức khuyến mại
2.1.2.6 Bán hàng, cung ứng DV kèm theo việc tham
dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham
gia chương trình gắn liền với việc mua HH, DV và việc
trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham
gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố
Khoản 6 Điều 92 LTM 2005
Điều 12 Nghị định 37/2006/NĐ-CP
• Lưu ý: thương nhân phải trích 50% giá
trị giải thưởng đã công bố vào ngân
sách nhà nước trong trường hợp
không có người trúng thưởng.
2.1 Khuyến mại
2.1.2 Các hình thức khuyến mại
Tổ chức chương trình khách hàng thường
2.1.2.7
xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng
căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa,
dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện
dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự
mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác
Khoản 7 Điều 92 LTM 2005
Điều 5, Điều 13 Nghị định 37/2006/NĐ-CP
2. Các hoạt động XTTM
2.1.2 Các hình thức khuyến mại

2.1.2.8 Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình
văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích
khuyến mại
Khoản 8 Điều 92 LTM 2005

2.1.2.9 Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan
quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận
Khoản 8 Điều 92 LTM 2005
Điều 17 Nghị định 37/2006/NĐ-CP
Hạn mức tối đa về giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng
để khuyến mại:

• Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn
vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không
được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hoá, dịch
vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến
mại, trừ các trường hợp sau:
• Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng
dùng thử không phải trả tiền
• Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ
không thu tiền; không kèm theo việc mua, bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ
• Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi
cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể
lệ và giải thưởng đã công bố
• Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự
chương trình khuyến mại mang tính may rủi
• Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên
Tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ dùng để
khuyến mại mà thương nhân thực hiện
trong một chương trình khuyến mại không
được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng
hoá, dịch vụ được khuyến mại,

trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức


Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để
khách hàng dùng thử không phải trả tiền
• Mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá,
dịch vụ được khuyến mại:

Mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá,


dịch vụ được khuyến mại không được
vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó
ngay trước thời gian khuyến mại.
Chương trình “Những số 6 may mắn” của Viettelmobile
được thực hiện từ 26/3/2006 đến 26/5/2006 với ND: các
thuê bao được tham gia rút thăm trúng thưởng 06 xe
Innova, tặng ngay 60% cước hòa mạng và miễn phí 06 tháng
cước thuê bao cho khách hàng trả sau, tặng 60% giá trị bộ
hòa mạng và 25% mệnh giá thẻ của 06 thẻ nạp tiền tiếp theo
cho khách hàng trả trước, tặng 25% giá trị thẻ nạp tiền đầu
tiên cho khách hàng trả trước khóa 2 chiều trước ngày
26/3/2006.

•Viettelmobile đã thực hiện những hình thức khuyến mại


nào?

•Đối với việc tặng 60% cước hòa mạng và 60% giá trị bộ hòa
mạng → hình thức khuyến mại là tặng quà hay giảm giá?
Nội dung nào vi phạm PL TM về khuyến mại?
2. Các hoạt động XTTM
2.1 Khuyến mại
2.1.3 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân hoạt động
khuyến mại
 Quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại
Điều 95 Luật thương mại 2005
 Nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại
Điều 96 Luật thương mại 2005
Điều 4 Nghị Định 37/2006/NĐ-CP
Điều 1 Nghị Định 68/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
Khoản 7 Điều 4 Nghị Định 37/2006/NĐ-CP
2.1 Khuyến mại
2.1.4 Trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động khuyến mại
 Hình thức bán hàng, cung ứng DV kèm theo việc tham
gia các chương trình mang tính may rủi: phải đăng ký và
được sự xác nhận bằng văn bản của (a) Sở Công thương
đối với chương trình KM thực hiện trên địa bàn một
tỉnh; (b) Bộ Công thương đối với chương trình KM thực
hiện trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên.

 Các hình thức khuyến mại còn lại: chỉ cần thông báo với
Sở Công thương cấp tỉnh nơi tổ chức khuyến mại 7 ngày
trước khi thực hiện khuyến mại.
2.1.7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh (Điều 46 LCT)

• Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải


thưởng

• Khuyến mại không trung thực hoặc gây


nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối
khách hàng,

• Phân biệt đối xử đối với các khách hàng


như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến
mại khác nhau trong cùng một chương
trình khuyến mại.
• Tặng hàng hoá cho khách hàng
dùng thử nhưng lại yêu cầu khách
hàng đổi hàng hoá cùng loại do
doanh nghiệp khác sản xuất mà
khách hàng đó đang sử dụng để
dùng hàng hoá của mình.
• Các hoạt động khuyến mại khác mà
pháp luật có quy định cấm
2. Các hoạt động XTTM
2.1 Khuyến mại
2.1.5 Các hoạt động khuyến mại bị cấm
Điều 100 LTM 2005

 Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh (Điều 46 Luật
cạnh tranh)
 Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng
 Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về HH, DV để lừa
dối KH
 Phân biệt đối xử đối với các KH như nhau tại các địa bàn tổ chức
khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại
 Tặng HH cho KH dùng thử nhưng lại yêu cầu KH đổi HH cùng loại do
DN khác sản xuất mà KH đó đang sử dụng để dùng HH của mình
2. Các hoạt động XTTM
2.2 Quảng cáo thương mại
• LTM 2005 (từ Điều 102 đến Điều 116);
• Nghị định 37/2006/NĐ-CP;
• Pháp lệnh quảng cáo ngày 16/11/2001;
• Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 13/03/2003 quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo;
• Nghị định 21/2006/NĐ-CP ngày 27/02/2006 về việc
kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng
dùng cho trẻ em;
• Luật quảng cáo 2012
2. Các hoạt động XTTM

2.2 Quảng cáo thương mại


2.2.1 Khái niệm, đặc điểm
a/ Khái niệm
Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc
tiến thương mại của thương nhân để giới
thiệu với khách hàng về hoạt động kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ của mình
Điều 102 LTM
• Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện
nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản
phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ
chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính
sách xã hội; thông tin cá nhân.

Luật quảng cáo 2012


2. Các hoạt động XTTM
b/ Đặc điểm
- Thứ nhất, hoạt động quảng cáo là một quá trình
thông tin nhằm giới thiệu hàng hóa, dịch vụ.
→ Quảng cáo TM là hoạt động có tính thông tin
một chiều nhằm giới thiệu HH và DV của TN thông
qua các phương tiện quảng cáo nhằm kích thích
nhu cầu mua sắm và sử dụng DV của KH.
2. Các hoạt động XTTM
b/ Đặc điểm
- Thứ hai, hoạt động quảng cáo có thể do thương
nhân trực tiếp quảng cáo về hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình hoặc do thương nhân kinh
doanh DV quảng cáo tiến hành trên cơ sở hợp
đồng với thương nhân có HH, DV cần quảng cáo
2. Các hoạt động XTTM

b/ Đặc điểm
- Thứ ba, hoạt động quảng cáo chủ yếu
được thực hiện trên các phương tiện thông
tin đại chúng hoặc tại những nơi công cộng
2. Các hoạt động XTTM

2.2.2 Đối tượng của hoạt động quảng cáo TM

Đối tượng của hoạt động quảng cáo thương


mại là hàng hóa, dịch vụ đang hoặc sẽ được
thương nhân cung cấp trên thị trường
Cấm quảng cáo
• 1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh
• 2. Thuốc lá.
• 3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
• 4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ
dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung
dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú
ngậm nhân tạo.
• 5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn
chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy
thuốc.
• 6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích
dục.
• 7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và
các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích
động bạo lực.
• 8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng
cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát
sinh trên thực tế.
Hành vi cấm trong quảng cáo
• 1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa nêu
trên
• 2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước,
phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an
ninh, quốc phòng.
• 3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền
thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong
mỹ tục Việt Nam.
• 4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô
thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
• 5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm
đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh
hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo
Đảng, Nhà nước.
• 6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt
chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
định kiến về giới, về người khuyết tật.
• 7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm
của tổ chức, cá nhân.
• 8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết
của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ
trường hợp được pháp luật cho phép.
• 9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả
năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá,
công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ,
chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành
của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã
được công bố.
• 10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so
sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất
lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
• 11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy
nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa
tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh
theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
• 12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành
mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
• 13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
• 14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói,
hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát
triển bình thường của trẻ em.
• 15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện
quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.

• 16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo


trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và
cây xanh nơi công cộng.
Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo
• 1. Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là tổ
chức tư vấn trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, giúp Bộ trưởng xem xét và đưa ra kết
luận về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với
quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức,
cá nhân yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
• 2. Thành phần của Hội đồng thẩm định sản phẩm
quảng cáo bao gồm đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, đại diện của tổ chức nghề nghiệp về
quảng cáo và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên
quan.
Phương tiện quảng cáo
• 1. Báo chí.
• 2. Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối
và các thiết bị viễn thông khác.
• 3. Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công
nghệ khác.
• 4. Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình
chuyên quảng cáo.
• 5. Phương tiện giao thông.
• 6. Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm,
chương trình văn hoá, thể thao.
• 7. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
• 8. Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp
luật.
Quảng cáo trên báo nói, báo hình
• 1. Thời lượng quảng cáo trên báo nói, báo hình không
được vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình
phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ
thời lượng quảng cáo trên kênh, chương trình chuyên
quảng cáo; phải có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng
cáo với các nội dung khác.

• 2. Thời lượng quảng cáo trên kênh truyền hình trả


tiền không vượt quá 5% tổng thời lượng chương
trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng,
trừ kênh, chương trình chuyên quảng cáo.
3. Không được phát sóng quảng cáo trong các chương
trình sau:

• a) Chương trình thời sự;


• b) Chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về
các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn
của dân tộc.

4. Mỗi chương trình phim truyện không được ngắt để


quảng cáo quá hai lần, mỗi lần không quá 05 phút.
Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để
quảng cáo quá bốn lần, mỗi lần không quá 05 phút.
Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh (Điều 45 LCT)
• Theo Luật CT, những hành vi quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:
– Quảng cáo so sánh
– Bắt chước sản phẩm quảng cáo để gây
nhầm lẫn cho khách hàng
– Quảng cáo không trung thực
– Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp
luật có quy định cấm.
Quảng cáo so sánh (comparative advertising) là
việc khi thực hiện quảng cáo, DN đã đưa ra
những thông tin có nội dung so sánh trực tiếp
hàng hóa, dịch vụ của mình với SP cùng loại của
DN khác
Không được lợi dụng sự thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm
của trẻ em để đưa vào nội dung sản phẩm quảng cáo các
thông tin sau đây:
• a) Làm giảm niềm tin của trẻ em vào gia đình và xã hội;
• b) Trực tiếp đề nghị, khuyến khích trẻ em yêu cầu cha mẹ
hoặc người khác mua hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo;
• c) Thuyết phục trẻ em về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ
được quảng cáo sẽ có lợi thế hơn những trẻ em không sử
dụng hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo;
• d) Tạo cho trẻ em suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo
đức, thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ,
an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
2. Các hoạt động XTTM
2.2 Quảng cáo thương mại
2.2.3 Sản phẩm và phương tiện quảng cáo TM
a/ Sản phẩm quảng cáo TM
 Sản phẩm quảng cáo TM gồm những thông tin bằng hình ảnh,
hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu
sắc, ánh sáng chứa đựng nội dung quảng cáo TM
 ND quảng cáo là những thông tin về hoạt động kinh doanh
HH, DV (tên TM, nhãn hiệu, loại HH, DV và tính năng ưu việt
của HH, DV và các thông tin liên quan khác...) mà TN muốn
thể hiện nhằm thông tin đến KH.
2. Các hoạt động XTTM
b/ Phương tiện quảng cáo TM: Phương tiện quảng
cáo TM là công cụ được sử dụng để giới thiệu các
sản phẩm quảng cáo TM.

Phương tiện quảng cáo TM bao gồm: (a) các


phương tiện thông tin đại chúng; (b) các phương
tiện truyền tin; (c) các loại xuất bản phẩm; (d) các
loại bảng, biển, băng, pa-nô, áp-phích, vật thể cố
định, các phương tiện giao thông hoặc các vật thể
di động khác; và (đ) các phương tiện quảng cáo
TM khác
2. Các hoạt động XTTM
2.2 Quảng cáo thương mại
2.2.3 Sản phẩm và phương tiện quảng cáo TM
b/ Phương tiện quảng cáo TM
VD: báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử), mạng thông
tin máy tính, xuất bản phẩm, các loại bảng, biển, băng, pa-nô,
áp-phích, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể
trên không, dưới nước, phương tiện giao thông...
 Lưu ý: giới hạn về diện tích quảng cáo, thời lượng chương
trình quảng cáo, số lần quảng cáo
2. Các hoạt động XTTM
2.2 Quảng cáo thương mại
2.2.4 Kinh doanh dịch vụ quảng cáo TM
2.2.4.1 Chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo TM
(i) chủ thể có HH, DV muốn quảng cáo (trực tiếp quảng cáo
hoặc thuê quảng cáo);
(ii) thương nhân kinh doanh DV quảng cáo TM (cung ứng DV
quảng cáo TM)
(iii) người phát hành quảng cáo (cơ quan báo chí, nhà xuất bản,
tổ chức quản lý mạng thông tin máy tính, người tổ chức
chương trình văn hóa thể thao...).
2. Các hoạt động XTTM
2.2 Quảng cáo thương mại
2.2.4 Kinh doanh dịch vụ quảng cáo TM
2.2.4.2 Hợp đồng quảng cáo TM

Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại phải được lập
thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp
lý tương đương.
2. Các hoạt động XTTM
2.2 Quảng cáo thương mại
2.2.4 Kinh doanh dịch vụ quảng cáo TM
2.2.4.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên
 Bên thuê quảng cáo thương mại
Quyền: Điều 111 Luật thương mại 2005
Nghĩa vụ: Điều 112 Luật thương mại 2005
 Bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại
Quyền: Điều 113 Luật thương mại 2005
Nghĩa vụ: Điều 114 Luật thương mại 2005
2. Các hoạt động XTTM
2.2 Quảng cáo thương mại
2.2.5 Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép quảng cáo TM
 Điều 16 Pháp lệnh quảng cáo
 Điều 20 Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 13/03/2003 quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh quảng cáo
 Mục 3 Thông tư 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/07/2003 của Bộ Văn hóa
– Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày
13/03/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo.
2. Các hoạt động XTTM
2.2 Quảng cáo thương mại
2.2.6 Các quảng cáo TM bị cấm
• Điều 109 Luật thương mại 2005
• Điều 5 Pháp lệnh quảng cáo 2001
Lưu ý: Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
(Điều 45 Luật cạnh tranh)
VD: “quảng cáo so sánh trực tiếp” – vụ kiện giữa công
ty Cổ phần cao su Sài Gòn - Kimdan và 2 công ty
TNHH SX& TM Vạn Thành và Ưu Việt
2. Các hoạt động XTTM
2.3 Trưng bày, giới thiệu HH, DV
2.3.1 Khái niệm
Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ là hoạt
động xúc tiến thương mại của thương nhân
dùng hàng hoá, dịch vụ và tài liệu về hàng hoá,
dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về hàng
hoá, dịch vụ đó
2. Các hoạt động XTTM
2.3 Trưng bày, giới thiệu HH, DV
2.3.2 Đặc điểm
 Thứ nhất, trưng bày, giới thiệu HH, DV là việc dùng
chính HH, DV để quảng cáo, giới thiệu về HH, DV.

 Thứ hai, hoạt động trưng bày, giới thiệu HH, DV thường
được tiến hành đồng thời với các hoạt động TM khác
như hoạt động mua bán HH, cung ứng DV hoặc hội chợ,
triển lãm TM.
2. Các hoạt động XTTM
2.3 Trưng bày, giới thiệu HH, DV
2.3.2 Đặc điểm
 Thứ ba, HH, DV được trưng bày, giới thiệu phải là
những HH, DV kinh doanh hợp pháp trên thị trường và
phải tuân thủ các quy định của PL Việt Nam về chất
lượng HH và ghi nhãn HH

So sánh quảng cáo và trưng bày, giới thiệu hàng hóa,


dịch vụ
2. Các hoạt động XTTM
2.3.3 Các hình thức trưng bày, giới thiệu HH, DV:

• Mở phòng trưng bày, giới thiệu HH, DV


• Trưng bày, giới thiệu HH, DV tại các trung tâm thương
mại hoặc trong các hoạt động giải trí, thể thao, văn hoá,
nghệ thuật
• Tổ chức hội nghị, hội thảo có trưng bày, giới thiệu HH,
DV
• Trưng bày, giới thiệu HH, DV trên Internet và các hình
thức khác theo quy định của pháp luật
2. Các hoạt động XTTM
2.3.4 Kinh doanh DV trưng bày, giới thiệu HH, DV
2.3.4.1 Chủ thể
 Thương nhân thuê dịch vụ trưng bày, giới thiệu HH, DV

Lưu ý: Điều 118 LTM


 Thương nhân thực hiện hoạt động trưng bày, giới thiệu
HH, DV
2. Các hoạt động XTTM
2.3.4 Kinh doanh DV trưng bày, giới thiệu HH, DV
2.3.4.2 Hình thức hợp đồng

Việc thuê dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá
trị pháp lý tương đương
2. Các hoạt động XTTM
2.3 Trưng bày, giới thiệu HH, DV
2.3.4 Kinh doanh DV trưng bày, giới thiệu HH, DV
2.3.4.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng DV
trưng bày, giới thiệu HH, DV

 Bên cung ứng dịch vụ trưng bày, giới thiệu HH, DV


Quyền: Điều 127 LTM 2005
Nghĩa vụ: Điều 128 LTM 2005
 Bên thuê dịch vụ trưng bày, giới thiệu HH, DV
Quyền: Điều 125 LTM 2005
Nghĩa vụ: Điều 126 LTM 2005
2. Các hoạt động XTTM
2.3.5 Các TH cấm trưng bày, giới thiệu HH, DV

Điều 123 LTM 2005


ÞDo tính chất giới thiệu trực tiếp bằng hàng hóa, hình thức
trưng bày có khả năng phát tán thông tin đến công chúng với
phạm vi hẹp hơn so với quảng cáo TM

Þ VD: Những hàng hóa hạn chế kinh doanh bị pháp luật cấm
quảng cáo nhưng không cấm việc trưng bày như thuốc lá,
rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên.
2. Các hoạt động XTTM
2.4 Hội chợ, triển lãm thương mại
2.4.1 Khái niệm
Hội chợ, triể

n lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được
thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa
điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu
HH, DV nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao
kết hợp đồng mua bán HH, hợp đồng DV
2. Các hoạt động XTTM
2.4 Hội chợ, triển lãm thương mại
2.4.2 Đặc điểm
• Thứ nhất, hội chợ, triển lãm thương mại là một hình
thức họp chợ trong một thời gian và địa điểm xác
định.

• Thứ hai, hội chợ, triển lãm thương mại thường được
tổ chức theo chủ đề và trong một thời gian ngắn
2. Các hoạt động XTTM
2.4 Hội chợ, triển lãm thương mại
2.4.2 Đặc điểm

• Thứ ba, hàng hóa, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội
chợ, triển lãm thương mại phải là những HH, DV bảo
đảm các điều kiện cụ thể theo quy định của PL Việt Nam.
Điều 134, Điều 135 LTM 2005

So sánh hình thức hội chợ, triển lãm thương mại và hình thức
trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
2. Các hoạt động XTTM
2.4 Hội chợ, triển lãm thương mại
2.4.3 Thủ tục tổ chức hội chợ, triển lãm TM
• Trình tự, nội dung đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ,
triển lãm thương mại ở nước ngoài:
Điều 36, Điều 37 Nghị định 37/2006/NĐ-CP

• Trình tự, nội dung đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ,
triển lãm thương mại ở Việt Nam:
Điều 34, Điều 35 Nghị định 37/2006/NĐ-CP
2. Các hoạt động XTTM
2.4 Hội chợ, triển lãm thương mại
2.4.4 Kinh doanh DV hội chợ, triển lãm TM
2.4.4.1 Chủ thể
 Thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm TM
Lưu ý: Điều 131 LTM

 Tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm TM


2. Các hoạt động XTTM
2.4 Hội chợ, triển lãm thương mại
2.4.4 Kinh doanh DV hội chợ, triển lãm TM
2.4.4.2 Hình thức hợp đồng

Hợp đồng dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại phải được lập thành văn bản hoặc hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương
2. Các hoạt động XTTM
2.4 Hội chợ, triển lãm thương mại
2.4.4 Kinh doanh DV hội chợ, triển lãm TM
2.4.4.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng DV hội chợ, triển lãm TM

 Thương nhân kinh doanh DV hội chợ, triển lãm TM


Điều 140 LTM 2005

 Bên thuê DV hội chợ, triển lãm TM


Điều 138, Điều 139 LTM 2005
Chương 7.

CHẾ TÀI TRONG HOẠT ĐỘNG


THƯƠNG MẠI
1. Khái quát về chế tài trong hoạt động thương
mại
1.1 Khái niệm
 Chế tài trong hoạt động TM là sự gánh chịu hậu
quả vật chất bất lợi của bên có hành vi vi phạm HĐ
trong khi thực hiện các hoạt động TM.

 Vi phạm HĐ được hiểu là việc một bên không thực


hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên
hoặc theo quy định của LTM.
Vi phạm HĐ được phân chia thành 2 loại:

 Vi phạm cơ bản = vi phạm HĐ đến mức làm cho


bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết
HĐ.

 Vi phạm không cơ bản.


Lưu ý: Áp dụng chế tài trong thương mại
đối với vi phạm không cơ bản

• Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị


vi phạm không được áp dụng chế tài tạm
ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực
hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối
với vi phạm không cơ bản.
Các TH miễn trách nhiệm đối với hành vi vi
phạm

(a) Xảy ra TH miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả


thuận;
(b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
(c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi
của bên kia;
(d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết
định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao
kết HĐ.
(Điều 294 LTM 2005)
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện
xảy ra một cách khách quan không
thể lường trước được và không
thể khắc phục được mặc dù đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết và
khả năng cho phép.

T.THAO GV LUATKINHTE
T.THAO GV LUATKINHTE
T.THAO GV LUATKINHTE
Thủ tục thực hiện việc miễn trách nhiệm:
• Bên vi phạm hđ phải thông báo ngay bằng văn bản cho
bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và
những hậu quả có thể xảy ra.

• Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi


phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết;
nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo
không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt
hại.

• Bên vi phạm có nghĩa vụ CM với bên bị vi phạm về


trường hợp miễn TN của mình.
Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong
trường hợp bất khả kháng:

• Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể


thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng;

• Nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa


thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian
xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian
hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được
kéo dài quá các thời hạn sau đây:
• a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn
giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không
quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;

• b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn


giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên
mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.

• Trường hợp kéo dài quá các thời hạn này, các bên có
quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào
có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong
thời hạn không quá mười ngày, kể từ ngày kết
thúc thời hạn, bên từ chối phải thông báo cho
bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện
các nghĩa vụ hợp đồng.

- Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp


đồng này không áp dụng đối với hợp đồng mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố
định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.
2. Các loại chế tài trong thương mại
Điều 292 LTM 2005
• Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Điều 297 – 299 LTM);
• Phạt vi phạm (Điều 300, 301 LTM);
• Buộc bồi thường thiệt hại (Điều 302 – 307 LTM);
• Tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Điều 308, 309 LTM);
• Đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 310, 311 LTM);
• Huỷ bỏ hợp đồng (Điều 312 – 314 LTM);
• Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với
nguyên tắc cơ bản của PL Việt Nam, ĐƯQT mà Việt Nam là
thành viên và tập quán TM quốc tế.
2. Các loại chế tài trong thương mại
2.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Khái niệm: Buộc thực hiện đúng HĐ là việc bên bị
vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng HĐ
hoặc dùng các biện pháp khác để HĐ được thực
hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh

Điều kiện áp dụng chế tài: áp dụng đối với mọi


loại vi phạm HĐ. Căn cứ để áp dụng chế tài buộc
thực hiện HĐ chỉ là có hành vi vi phạm HĐ.
Mối quan hệ với chế tài khác:
Trừ TH có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế
tài buộc thực hiện đúng HĐ, bên bị vi phạm có quyền:

• Yêu cầu BTTH và phạt vi phạm nhưng không được áp


dụng các chế tài đình chỉ thực hiện HĐ, hủy bỏ HĐ và
tạm ngừng thực hiện HĐ;

• Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài


buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà
bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp
dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng
của mình.
2.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng
 Cách thức áp dụng chế tài:
(i) Yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng HĐ:
- Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ
không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch
vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng.
- Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém
chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót
của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ
theo đúng hợp đồng.
- Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại,
loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận
của bên bị vi phạm.
ii)dùng các biện pháp khác để HĐ được thực hiện:
• Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện thì
bên bị vi phạm có quyền:
- Mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để
thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong
hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh
lệch và các chi phí liên quan nếu có;

- Có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu


sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí
thực tế hợp lý.
• Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán
tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ nêu trên.

• Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu
cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ
khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong
Luật TM.

Hậu quả áp dụng chế tài: Hợp đồng vẫn có hiệu lực đối với
các bên.
Lưu ý: Gia hạn thực hiện nghĩa vụ

Trường hợp buộc thực hiện đúng hợp đồng,


bên bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian
hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng.
2. Các loại chế tài trong thương mại

2.2 Phạt vi phạm


Khái niệm: Phạt vi phạm là việc bên bị vi
phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản
tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong
hợp đồng có thoả thuận
Điều kiện VÀ căn cứ áp dụng chế tài PVP:
• áp dụng đối với mọi loại vi phạm hợp đồng

• chỉ áp dụng trong trường hợp các bên có


thỏa thuận trong hợp đồng về phạt vi
phạm
2. Các loại chế tài trong thương mại

2.2 Phạt vi phạm


Cách thức áp dụng chế tài: yêu cầu bên vi phạm
trả một khoản tiền phạt theo thỏa thuận trong

Hậu quả áp dụng chế tài: Hợp đồng vẫn có hiệu


lực đối với các bên.
Mức phạt vi phạm

- Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ HĐ hoặc tổng


mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả
thuận trong HĐ, nhưng không quá 8% giá trị phần
nghĩa vụ HĐ bị vi phạm,

• trừ trường hợp kinh doanh dịch vụ giám định cấp


chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của
mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức
phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt
quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định)
Lưu ý: Đ422. BLDS: giao dịch dân sự
• 1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên
trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa
vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi
phạm.

• 2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.


Ví dụ:
Cty A ký HĐ bán ximăng cho Cty B:
-Thời hạn thanh toán: =< 20/1
-Gía trị: 1 tỷ
-Đến hết 20/1, B mới chỉ thanh toán cho A
900 tr

A được phat B tối đa bao nhiêu? (nếu HĐ có


th về Phạt vp)?

T.THAO GV LUATKINHTE
2.3 Buộc bồi thường thiệt hại
Khái niệm: Bồi thường thiệt hại là việc bên
vi phạm bồi thường những tổn thất do
hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên
bị vi phạm

→ Bản chất của chế tài buộc bồi thường


thiệt hại là khôi phục, bù đắp những lợi ích
vật chất bị mất cho bên bị vi phạm
2. Các loại chế tài trong thương mại
2.3 Buộc bồi thường thiệt hại
Điều kiện áp dụng chế tài: áp dụng đối với mọi loại vi
phạm HĐ và được áp dụng ngay cả trong trường hợp
các bên không có thỏa thuận trong HĐ về BTTH

• Trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có đủ các yếu tố


sau: (i) có hành vi vi phạm HĐ; (ii) có thiệt hại thực
tế; và (iii) hành vi vi phạm HĐ là nguyên nhân trực
tiếp gây ra thiệt hại

• → Điều 303 LTM không đề cập đến yếu tố lỗi khi áp


dụng chế tài buộc BTTH trong TM
Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH

• Chứng minh: Có đủ các yếu tố:


1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

2. Có thiệt hại thực tế;

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên


nhân trực tiếp gây ra thiệt hại: Quan hệ
“nhân - quả”?
2. Các loại chế tài trong thương mại
2.3 Buộc bồi thường thiệt hại

Mối quan hệ với chế tài khác:


Một bên không bị mất quyền yêu cầu
BTTH đối với tổn thất do vi phạm HĐ của
bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác
2.3 Buộc bồi thường thiệt hại

Cách thức áp dụng chế tài: yêu cầu bên vi


phạm trả một khoản tiền bồi thường để
bù đắp những tổn thất do hành vi vi phạm
HĐ của bên vi phạm gây ra cho bên bị vi
phạm

Hậu quả áp dụng chế tài: HĐ vẫn có hiệu


lực đối với các bên
• Nghĩa vụ chứng minh tổn thất: Bên yêu cầu
bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn
thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây
ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm
đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi
phạm.
• Nghĩa vụ hạn chế tổn thất:
- Bên yêu cầu BTTH phải áp dụng các biện pháp
hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với
khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành
vi vi phạm hợp đồng gây ra;

- Nếu bên yêu cầu BTTH không áp dụng các biện


pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu
cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng
mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán
• Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh
toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch
vụ và các chi phí hợp lý khác

• Bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền


lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá
hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh
toán tương ứng với thời gian chậm trả,

• Trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật


có quy định khác.
4.3.Bồi thường thiệt hại Forcible payment of damages

• Giá trị bồi thường thiệt hại = giá trị tổn


thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm
phải chịu do bên vi phạm gây ra + khoản
lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ
được hưởng nếu không có hành vi vi
phạm.
Ví dụ:
* Cty A ký HĐ bán 10t ximăng cho Cty B:
-Thời hạn giao hàng: =< 20/1
-Gía trị HĐ: 1 tỷ

* Cty B ký HĐ bán 10 tximăng cho Cty C:


-Thời hạn giao hàng: =< 21/1
-Gía trị HĐ: 1,2 tỷ
-Thoả thuận Phạt VP: 8%

Đến hết 21/1 A ko giao hàng cho B B ko có hàng


giao cho C? Trách nhiệm của các bên như thế nào?
1. PHẠT VP:
C PHẠT B: 8% x 1,2 TỶ = 96TR
2. B YÊU CẦU A BTTH:
96 TR + 200 TR = 296TR
A= - 296TR
B= + 200TR
C= + 96 TR
3. C CÒN CÓ QUYỀN YC B BTTH…
T.THAO GV LUATKINHTE
Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi
thường thiệt hại
• Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi
phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật TM có quy
định khác.

• Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm


thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài
phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ
trường hợp Luật TM có quy định khác.
→ So sánh với Khoản 3 Điều 422 BLDS 2005
Điều 422- BLDS…
• 3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm
nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải
bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm
và vừa phải bồi thường thiệt hại;

• Nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường


thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

• Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi


thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp
tiền phạt vi phạm.
• Hỏi: Cty của tôi ký HĐ mua bán gạch xây dựng trị giá 250tr với
cty A. Trong HĐ đã thống nhất là mức phạt cho mỗi VP là 4%
giá trị HĐ bị vi phạm nhưng không đề cập đến vấn đề BTTH

• Cty tôi đã giao hàng đúng hẹn nhưng cty A nói chất lượng
gạch không đúng như HĐ nên ngoài tiền phạt 10 triệu đồng
còn đòi cty tôi bồi thường thêm 30 triệu đồng nữa.

• Cty tôi đồng ý nộp phạt nhưng không đồng ý bồi thường
thêm tiền nên Cty A không thanh toán 240 triệu đồng dù đã
quá thời hạn thanh toán 3 tháng theo thỏa thuận.
Xin hỏi:
• Công ty tôi có phải bồi thường 30 triệu
đồng không?

• Nếu công ty tôi khởi kiện thì phải gửi đơn


khởi kiện tới tòa án nào?

• Nếu cty tôi không muốn gửi đơn kiện đến


TA mà giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại có được không?

T.THAO GV LUATKINHTE
2.4 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Khái niệm: Tạm ngừng thực hiện HĐ là việc
một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ
trong HĐ thuộc một trong các TH: (i) Xảy ra
hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là
điều kiện để tạm ngừng thực hiện HĐ; (ii)
Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ HĐ

Điều kiện áp dụng chế tài: trừ trường hợp có


thỏa thuận khác, bên bị vi phạm không được
áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện HĐ đối
với vi phạm không cơ bản
2.4 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Mối quan hệ với chế tài khác: Một bên khi áp dụng
chế tài tạm ngừng thực hiện HĐ không bị mất quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi
phạm HĐ của bên kia.

Cách thức áp dụng chế tài: Bên tạm ngừng thực hiện
HĐ phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm
ngừng thực hiện HĐ (không thông báo ngay mà gây
thiệt hại cho bên kia thì phải BTTH).

Hậu quả áp dụng chế tài: Khi HĐ bị tạm ngừng thực


hiện thì HĐ vẫn còn hiệu lực.
2.5 Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Khái niệm: Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc
một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ HĐ thuộc
một trong các TH:
(i) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả
thuận là điều kiện để đình chỉ thực hiện HĐ;
(ii) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ HĐ

Điều kiện áp dụng chế tài: trừ trường hợp có


thỏa thuận khác, bên bị vi phạm không được áp
dụng chế tài đình chỉ thực hiện HĐ đối với vi
phạm không cơ bản
2.5 Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Mối quan hệ với chế tài khác: Một bên khi áp
dụng chế tài đình chỉ thực hiện HĐ không bị
mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối
với tổn thất do vi phạm HĐ của bên kia.

Cách thức áp dụng chế tài: Bên đình chỉ thực


hiện HĐ phải thông báo ngay cho bên kia biết
về việc đình chỉ thực hiện HĐ (không thông
báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải
BTTH).
2.5 Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Hậu quả áp dụng chế tài: HĐ chấm dứt từ thời
điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ.

-Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa


vụ HĐ.

-Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu


bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ
đối ứng.
2.6 Hủy bỏ hợp đồng

Khái niệm: Huỷ bỏ HĐ bao gồm hủy bỏ toàn bộ


HĐ và hủy bỏ một phần HĐ.
 Hủy bỏ toàn bộ HĐ là việc bãi bỏ hoàn toàn việc
thực hiện tất cả các nghĩa vụ HĐ đối với toàn bộ
HĐ.
 Hủy bỏ một phần HĐ là việc bãi bỏ thực hiện một
phần nghĩa vụ HĐ, các phần còn lại trong HĐ vẫn
còn hiệu lực.

Điều kiện áp dụng chế tài: trừ TH có thỏa thuận


khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài
hủy bỏ HĐ đối với vi phạm không cơ bản
2.6 Hủy bỏ hợp đồng
 Điều kiện áp dụng chế tài: trừ TH có thỏa thuận khác,
bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài hủy bỏ HĐ
đối với vi phạm không cơ bản

 Mối quan hệ với chế tài khác: Một bên khi áp dụng chế
tài hủy bỏ HĐ không bị mất quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm HĐ của bên kia.

 Cách thức áp dụng chế tài: Bên hủy bỏ thực hiện HĐ


phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ HĐ.
Trong TH không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên
kia thì bên hủy bỏ HĐ phải BTTH.
Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng,
cung ứng dịch vụ từng phần

• 1. Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung


ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên không thực
hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung
ứng dịch vụ và việc này cấu thành một vi phạm cơ
bản đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đó thì
bên kia có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với
lần giao hàng, cung ứng dịch vụ.
2. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần
giao hàng, cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng
vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng, cung
ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ
bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ
sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong
thời gian hợp lý.
3. Trường hợp một bên đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với
một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ thì bên đó vẫn có quyền
tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung
ứng dịch vụ đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện sau đó nếu mối
quan hệ qua lại giữa các lần giao hàng dẫn đến việc hàng hoá
đã giao, dịch vụ đã cung ứng không thể được sử dụng theo
đúng mục đích mà các bên đã dự kiến vào thời điểm giao kết
hợp đồng.
2.6 Hủy bỏ hợp đồng
 Hậu quả áp dụng chế tài:

Trừ TH QĐ tại Điều 313 LTM, sau khi huỷ bỏ HĐ, HĐ


không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không
phải tiếp tục thực hiện các NV đã thoả thuận trong HĐ,
trừ thỏa thuận về các quyền và NV sau khi hủy bỏ HĐ
và về giải quyết tranh chấp.

Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện
phần NV của mình theo HĐ

Nếu các bên đều có NV hoàn trả thì NV của họ phải


được thực hiện đồng thời; TH không thể hoàn trả bằng
chính lợi ích đã nhận thì bên có NV phải hoàn trả bằng
tiền.
Thông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ
thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng

• Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực
hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo
ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc
huỷ bỏ hợp đồng.

• Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt


hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp
đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp
đồng phải bồi thường thiệt hại.
XIN CẢM ƠN CÁC BẠN!

You might also like