You are on page 1of 40

PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Th.S: Mai Thị Mai Hương


maihuong263088@gmail.com
0916262099
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm về tranh chấp thương mại
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp thương mại
- Đời sống xã hội : đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn
đề quyền lợi giữa hai bên
- Lĩnh vực kinh tế:
 Tranh chấp bao gồm
- Tranh chấp kinh doanh thương mại
- Tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước tiếp nhận: Thực hiện các hợp đồng BOT,
BTO, BT, thực hiện điều ước quốc tế khuyến khích và bảo hộ đầu tư song
phương hoặc đa phương ( không phải là tranh chấp thương mại)
- Tranh chấp giữa các quốc gia: Thực hiện điều ước quốc tế song phương và đa
phương ( Không phải là tranh chấp thương mại nhưng tranh chấp giữa 2 công ty
ở hai quốc gia là tranh chấp thương mại)
- Tranh chấp giữa các quốc gia với các thiết chế kinh tế quốc tế: Thực hiện điều
ước quốc tế về thương mại đa phương, ví dụ tranh chấp giữa Mỹ và EU về nhập
khẩu chuối…
* NHẬN DIỆN TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI:

 Tổ chức thương mại thế giới WTO


Tranh chấp thương mại
+ Bất đồng giữa các thành viên WTO liên quan đến việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ theo các Hiệp định và thỏa thuận của WTO.
+ Bất đồng này được thông báo chính thức cho Ban thư ký WTO.

 Luật thương mại năm 1997


“ Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại’’ Đ 238
Hoạt động thương mại bao gồm 3 nhóm:
+ Hoạt động mua bán hàng hóa
+ Cung ứng dịch vụ thương mại
+ Các hoạt động xúc tiến thương mại
 Thiếu sót: Xung đột pháp luật
 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003
Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá
nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm: Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân
phối; đại diện , đại lí thương mại; kí gửi, cho thuê; xây dựng, tư vấn; kỹ thuật; li
xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò; khai thác; vận chuyển hàng
hóa, hành khách bằng đường hàng không, biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi
thương mại khác theo quy định của pháp luật K2 Đ3
 Phù hợp với luật mẫu của Liên Hợp Quốc về trọng tài (UNCITRAL Model
Law) Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và WTO
 Bộ luật tố tụng dân dự năm 2004, sửu đổi bổ sung năm 2011. Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015
Liệt kê các tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án

 Luật Trọng tài thương mại năm 2003, Luật Trọng tài thương mại năm 2010
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài thương mại, bao gồm: 1. Tranh
chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; 2. Tranh chấp phát sinh giữa
các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; 3. Tranh chấp khác giữa
các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

 Luật Thương mại năm 2005


Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
+ Mua bán hàng hóa;
+ Cung ứng dịch vụ;
+ Đầu tư, xúc tiến thương mại;
+ Các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác K1 Đ3
 Phù hợp với khái niệm kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 Luật
doanh nghiệp năm 2005 cũng như Luật Doanh nghiệp năm 2014.
 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh giữa cá nhân, tổ chức có
đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ
chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về
chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
* TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI:
- Khái niệm: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về
quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
- Đặc điểm:
1. Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và
nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể
2. Những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phải
phát sinh từ hoạt động thương mại
3. Chủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân (cá nhân kinh doanh,
pháp nhân) với nhau.
Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức khác (không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ
thể của tranh chấp thương mại khi trong các giao dịch bên không có mục đích sinh lợi
chọn áp dụng luật thương mại

 Thương nhân: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp,
cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký
kinh doanh. (K1 DD Luật Thương mại năm 2005).
- Thương nhân có 5 đặc điểm:
+ Thực hiện hành vi thương mại
+ Thực hiện hành vi thương mại độc lập, nhân danh mình và vì lợi ích của chính
mình.
+ Thực hiện hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp, thường xuyên
+ Có năng lực hành vi thương mại
+ Có đăng kí kinh doanh
- Thương nhân bao gồm:
1. Người buôn bán hàng rong
2. Người mở tiệm cà phê/ tiệm tạp hóa/ quán ăn
3. Chủ nhà trọ/ chủ tiệm net
4. Hộ kinh doanh
5. Hợp tác xã
6. Công ty TNHH Phi Long
7. Nhân viên công ty Phi Long
8. Công ty luật, văn phòng luật
9. Công ty dịch vụ pháp lý
10. Văn phòng thừa phát lại
11. Ngân hàng
12. Chi nhánh, văn phòng đại diện công ty
13. Bệnh viện, trường học
 Độc lập về pháp lý – Độc lập về tài chính
- Độc lập về pháp lý:
+ Độc lập với cá nhân tổ chức khác, thương nhân tự nhân danh chính mình tham gia
vào các quan hệ pháp luật, đem lại lợi ích và tự chịu trách nhiệm
+ Không độc lập về pháp lý: chi nhánh, văn phòng đại diện
 Chi nhánh, văn phòng đại diện không phải thương nhân
+ Độc lập về mặt pháp lý nhưng không độc lập về mặt tài chính: công ty con – công
ty mẹ
 Công ty con – công ty mẹ, công ty liên kết là thương nhân
+ Độc lập về mặt pháp lý và độc lập về mặt tài chính: các doanh nghiệp khác nhau.
 Doanh nghiệp là thương nhân
 Thường xuyên
- Thường xuyên: liên tục trong thời gian dài xác định hoặc không xác định; mang
tính nghề nghiệp; thu nhập từ hoạt động kinh doanh là thu nhập chính
+ Được xác định theo từng ngành nghề: doanh nghiệp bán lẻ (siêu thị) khác với
doanh nghiệp xây dựng, bất động sản.
+ Được quy định trong Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi
hành
Tạm ngưng hoạt động kinh doanh phải báo trước 3 ngày đến cơ quan đăng ký kinh
doanh (Đ 206 LDN 2020)
Thời hạn: không quán 1 năm mỗi lần thông báo; có thể gia hạn; số lần gia hạn tạm
ngưng hoạt động kinh doanh không bị hạn chế (điểm mới); (K1 Đ66 NĐ/2021)
- Doanh nghiệp tạm ngừng không quá 1 năm mỗi lần thông báo; số lần gia hạn
không hạn chế
- Hộ kinh doanh tạm ngừng vô thời hạn (K1 Đ91 NĐ01/2021)
 Hồ sơ
+ Thông báo tạm ngừng (mẫu phụ lục II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
+ Quyết định tạm ngừng
+ Bản sao hợp lệ biên bản họp
 Nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc cấp tỉnh 3 ngày trước khi
tạm ngưng
 NĂNG LỰC HÀNH VI THƯƠNG MẠI:
Năng lực hành vi thương mại trong lĩnh vực thương mại là khả năng của cá nhân,
pháp nhân bằng những hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp
lý thương mại
- Cá nhân:
+ Độ tuổi: từ đủ 18 tuổi
+ Nhân thân: có khả năng nhận thức và thực hiện hành vi
Không thuộc trường hợp bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn
trong nhận thức và làm chủ hành vi
- Pháp nhân: Hoạt động của pháp nhân thực hiện thông qua người đại diện hợp
pháp (theo pháp luật hoặc theo ủy quyền) (Đ85 BLDS 2015)
 Đăng ký kinh doanh hợp pháp:
- Thành lập hợp pháp: cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập
hoặc cho phép thành lập
- Ra quyết định thành lập:
+ Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ
+ Bộ và cơ quan quản lý chuyên ngành: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
+ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: Chủ tịch UBND cấp tỉnh
Ví dụ; Doanh nghiệp nhà nước
- Cấp phép thành lập( đăng ký thành lập và được cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp)
+ Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư, liên hiệp hợp tác xã
+ Phòng tài chính kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện: hợp tác xã, hộ kinh
doanh
Vd: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh
doanh (đối với cá nhân, nhóm kinh doanh, gia đình có hoạt động thương mại
thường xuyên), giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp HTX (đối với hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã)
- Trong các loại hình doanh nghiệp:
Công ty luật, Văn phòng công chứng, Ngân hàng đăng ký hoạt động tại cơ quan
quản lý chuyên ngành và được cấp giấy đăng ký hoạt động (mà không đăng ký kinh
doanh, đăng ký thành lập doanh nghiệp như thường lệ)
Công ty luật, Văn phòng công chứng: nộp hồ sơ đăng ký hoạt động tại Sở tư pháp
Ngân hàng: nộp hồ sơ đăng ký hoạt động tại Ngân hàng nhà nước
 Thương nhân: Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã
 Thương nhân
+ Thương nhân là cá nhân
+ Thương nhân là pháp nhân
+ Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình
* TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI:
- Tổng hợp đặc điểm:
+ Quyền và nghĩa vụ
+ Phát sinh từ hoạt động thương mại
+ Thương nhân: cá nhân, tổ chức khác( không phải là thương nhân)
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại
- Mua bán hàng hóa
- Cung ứng dịch vụ
- Đầu tư xúc tiến thương mại (quảng cáo; giới thiệu; khuyến mãi; trưng bày; triễn
lãm; hội chợ)
- Phân phối; đại diện, địa lý; kí gửi; cho thuê; thuê mua; môi giới; ủy thác;
nhượng quyền; xây dựng; tư vấn kĩ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách
bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hàng hóa, hành
khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các
giấy tờ có giá khác, đầu tư tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ
chức vơi snhau và đều có mục đích lợi nhuận
- Tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp ( Tranh chấp phát sinh từ hành vi cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp. Sử dụng kiểu dáng
công nghiệp của công ty khác…)
- Tranh chấp quyền tác giả (sở hữu tác phẩm…)
- Tranh chấp quyền liên quan đến quyền tác giả
- Tranh chấp quyền đối với giống cây trông
* TRANH CHẤP TÊN MIỀN:
3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của
công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty
+ Góp vốn, phân chia lợi nhuận, trả lại phần vốn góp
+ Vi phạm quyền và nghĩa vụ
+ Thành lập doanh nghiệp
+ Giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi mô hình
Câu hỏi: Phân biệt tranh chấp thương mại, tranh chấp lao động, tranh chấp dân sự,
tranh chấp hôn nhân và gia đình
Thương mại Lao động Dân sự Hn và gd
Chủ thể Thương nhân, Người lao Cá nhân, Cá nhân có
cá nhân, tổ chức động, người pháp nhân, tất mối quan hệ
không phải là sử dụng lao cả các cá huyết thống,
thương nhân động, tổ chức nhân, tổ chức nuôi dưỡng,
nhưng có lựa khác hôn nhân
chọn luật
thương mại để
áp dụng
Mục đích Sinh lợi Không vì Không vì Không vì
mục đích sinh mục đích sinh mục đích sinh
lợi lợi lợi
Nội dung Tranh chấp về Tranh chấp Tranh chấp Tranh chấp
quyền và nghĩa về quyền và về quyền và về quyền và
vụ của các chủ nghĩa vụ củanghĩa vụ của nghĩa vụ của
thể tham gia người laocá nhân, pháp các cá nhân
vào quan hệ động vànhân, tất cả tham gia vào
thương mại người sửcác cá nhân tổ quan hệ hôn
dụng laochức tham gia nhân và gia
động vào quan hệ đình
dân sự
Đối tượng Hàng hóa, dịch Việc làm, tiền Tài sản, các Quyền nuôi
vụ lương, quyền quyền nhân con, tài sản,
và nghĩa vụ thân, các các mối quan
của các bên quyền và lợi hệ nhân thân
ích khác (xác định cha
– mẹ - con)

Câu hỏi: Công ty CP Bách Đạt An ký Hợp đồng đặt cọc môi giới đất nền số
14/2017/HĐĐC/BĐA-CN giao Công ty Hoàng Nhất Nam môi giới phân phối hơn
1.100 lô đất 3 dự án Hera Complex Riverside, 7B Mở rộng và Bách Đạt 1 (Đô thị
mới Điện Nam - Điện Ngọc, TX.Điện Bàn, Quảng Nam)
Bản án buộc Công ty CP Bách Đạt An phải tiếp tục thực hiện hợp đồng môi giới
đất nền số 14 và biên bản thỏa thuận. Công ty Bách Đạt An có trách nhiệm liên hệ
với UBND tỉnh Quảng Nam, các sở ngành thực hiện việc giao nhận đất, lập các thủ
tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan.
UBND tỉnh Quảng Nam, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và môi trường... có trách
nhiệm ban hành các văn bản liên quan đến dự án.
1. Trình bày các thông tin của vụ án tranh chấp này?
* Chủ thể tranh chấp
- Công ty Bách Đạt An ( nguyên đơn)
- Công ty Hoàng Nhất Nam (bị đơn)
* Nội dung tranh chấp: Tranh chấp hợp đồng môi giới đất nền số
14/2017/HĐĐC/BĐA – CN ngày 14/07/2017, tại dự án 7B mở rộng khu đô thị mới
Điện Nam Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn.
* Lí do tranh chấp: Ngày 24/10/2018 công ty hoàng nhất nam bất ngờ nhận được
thông báo số 107/2018/CV-BĐA về chấm dứt hợp đồng với lí do: “ Công ty Hoàng
Nhất Nam lợi dụng Hợp đồng đã tổ chức thu tiền lên đến 95% giá trị bán lẻ từ năm
2017 và không thông báo với chủ đầu tư dể tiến hành đối trừ theo đúng lộ trình thu
tiền của bên thứ ba mà hai bên đã kí kết.”
* Hành vi vi phạm: Tự đi bán tự thu tiền
* Xảy ra tranh chấp vào tháng 8/2018.
* Trình tự giải quyết vụ án
- Thương lượng => không thành công
- Hòa giải
- Ngày 28/11/2019 xét xử sơ thẩm tại tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng
- Ngày 8/5/2020 xét xử phúc thẩm tại tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng
2. Tranh chấp hợp đồng môi giới đất nền này có phải là tranh chấp thương mai hay
không? Tại sao?
- Chủ thể: cả 2 công ty đều là thương nhân
- Mục đích: sinh lợi
- Đối tượng: các hoạt động liên đến đất nền
- Nội dung: tranh chấp liên quan đến hợp đồng môi giới đất nền
=> Môi giới là hoạt động thương mại nên tranh chấp này là tranh chấp thương mại.
Câu hỏi: TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT VÀ BỒI THƯỜNG HỢP ĐỒNG
Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, trụ sở
tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) và Công ty TNHH MTV Land Hà Hải (Land Hà
Hải, trụ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng)
Chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất giữa 2 công ty đối với 2 lô đất theo
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA 645082 và BA 645083 do UBND TP Đà
Nẵng cấp tại khu đô thị mới Hoà Hải 1-3 (phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn)
với tổng diện tích là 12,04 ha.
Bác yêu cầu khởi kiện đề nghị tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng 2 lô đất
nêu trên của Land Hà Hải. Đồng thời, tuyên bác các yêu cầu đòi Sudico bồi thường
thiệt hại cho Land Hà Hải vì quá trình chuyển nhượng kéo dài.
3. Trình bày các thông tin của vụ án tranh chấp này.
- Chủ thể tranh chấp:
+ Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông Đà (Nguyên
đơn).
+ Công ty TNHH MTV Land Hà Nội (bị đơn).
- Nội dung tranh chấp: tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và
bồi thường hợp đồng đối với 2 lô đất ven biển có tổng diện tích 12.04 ha tại khu đô
thị mới Hoà Hải.
- Lí do tranh chấp: SUDICO ra thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng, tuyên
bố huỷ giao dịch, toàn quyền sở hữu số tiền đặt trước vì cho rằng đối tác vi phạm
hợp đồng.
- Hành vi vi phạm: đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Xảy ra tranh chấp vào tháng 8/2018.
- Trình tự giải quyết vụ án:
+ Thương lượng => không thành.
+ Hoà giải.
+ Từ ngày 1/12/2021 đến ngày 8/12/2021 xét xử sơ thẩm tại TAND quận Ngũ
Hành Sơn.
+ Từ ngày 23/5/2022 đến ngày 26/5/2022 xét xử phúc thẩm tại TAND thành phố
Đà Nẵng.
4. Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phải là tranh chấp
thương mại hay không? Tại sao?
- Chủ thể: cả 2 công ty đều là thương nhân.
- Mục đích: không nhằm sinh lợi.
- Đối tượng: các hoạt động liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất.
- Nội dung: sự mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các bên tham gia hợp đồng.
=> Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tranh chấp dân sự,
nên tranh chấp này không phải là tranh chấp thương mại.
5. Tranh chấp đất đai có phải là tranh chấp thương mại hay không? Tại sao?
- Chủ thể: Cả 2 đều là thương nhân.
- Mục đích: Không vì mục đích sinh lợi.
- Đối tượng: Đất đai.
- Nội dung: Tranh chấp sử dụng đất.
=> Đất đai không phải là hoạt động thương mại nên tranh chấp này không phải là
tranh chấp thương mại.
6. Tranh chấp này là tranh chấp bất động sản hay tranh chấp liên quan đến bất động
sản? Tại sao? Cơ sở pháp lý?
- Chủ thể: Cả 2 đều là thương nhân.
- Mục đích: Sinh lời
- Đối tượng: Chuyển nhượng sử dụng đất.
- Nội dung: Tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng đất và bồi thường
thiệt hại đất do quá trình chuyển nhượng đất kéo dài.
=> Tranh chấp này là tranh chấp liên quan đến Bất Động Sản. Căn cứ tại khoản 3
Điều 26 của BLTTDS 2015.
* SUDICO và Land Hà Hải:
Không phải là tranh chấp thương mại
Vì:
+ Chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phải là hoạt động thương mại.
+ Hành vi không phải là hành vi thương mại.
+ Đối tượng: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
7. Tranh chấp thương mại có phải là vụ việc dân sự không? Tại sai? Cơ sở pháp lý?
Tranh chấp thương mại là vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Vụ việc bao gồm vụ án + việc -> yêu cầu
Tranh chấp
Cơ sở pháp lý: Chương 3, mục 1, Điều 30, 31 BLTTDS
8. Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất không? Tại sao?
Trọng tài thương mại không có thẩm quyền giải quyết.
Vì:
+ Hành vi không phải là hành vi thương mại.
+ Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phải là tranh chấp
thương mại do đó trọng tài thương mại không có thẩm quyền giải quyết.
=> Đất đai ở VN là toà án giải quyết vì “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đại diện là
nhà nước”.
9. Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng môi giới đất
nền không? Tại sao?
10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư có phải là tranh chấp thương mại
không? Tại sao?
Có thể có hoặc không. Vì phụ thuộc vào các điều kiện như: chủ thể…
11. Tranh chấp hợp đồng vay tài sản trong cá nhân, hộ gia đình không có điều kiện
kinh doanh với ngân hàng (có điều kiện kinh doanh) là tranh chấp về kinh doanh
thương mại hay tranh chấp dân sự? Vì sao?
- Nếu trong hợp đồng ghi rõ mục đích vay là để mở rộng và phát triển kinh tế =>
tranh chấp thương mại.
- Nếu trong hợp đồng ghi rõ là mục đích cá nhân.
=> Tranh chấp dân sự.
ÁP DỤNG LUẬT THƯƠNG MẠI
A. Luật thương mại đương nhiên được áp dụng
+ Cơ sở pháp lý: K1Đ4 LTM 2005: “Hoạt động thương mại phải tuân theo LTM và
pháp luật có liên quan”
+ K1Đ1 LTM 2005: “ Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
 Hoạt động TM trên lãnh thổ Việt Nam:
 Xác lập giao dịch thương mại
 Thực hiện hoạt động thương mại
 Các thủ tục hành chính liên quan
 Không có yếu tố nước ngoài
YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là QHDS thuộc 1 trong các trường hợp sau: Đ663
BLDS 2015
- Có ít nhất 1 trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài
- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác
lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài
- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng
của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài
MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
Câu hỏi:
1. Được thực hiện dưới hình thức nào? Cơ sở pháp lý?
 Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập
khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển nhập. Đ27 LTM 2005
2. Mua bán hàng hoá quốc tế thì đương nhiên áp dụng luật nước ngoài, điều ước
quốc tế chứ không áp dụng LTM?
 SAI. Trường hợp mua bán hàng hoá giữa các khu vực hải quan riêng thì xuất
nhập khẩu tại chỗ - On sport and Import thì dùng LTM
3. Mua bán hàng hoá quốc tế là giao dịch thương mạicos yếu tố nước ngoài?
 SAI. Trường hợp mua bán hàng hoá giữa các khu vực hải quan riêng thì xuất
nhập khẩu tại chỗ - On sport and Import không có yếu tố nước ngoài nhưng vẫn
là mua bán hàng hoá quốc tế.
MỐI QUAN HỆ DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA VÀ DOANH NGHIỆP CHẾ
XUẤT
Doanh nghiệp chế xuất được bán hàng vào nội địa nhưng phải xin cấp quyền phân phối
hàng hoá và thủ tục hải quan
Doanh nghiệp chế xuất được mua hàng hoá, dịch vụ từ nội địa và phải làm thủ tục hải
quan (trừ vật liệu xây dựng, văn phòng thẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng)
Mua bán hàng hoá giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất
- Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
- Làm thủ tục hải quan: xuất khẩu, nhập khẩu quốc tế
- Chịu thuế xuất nhập khẩu, thuế GTGT
 KHÔNG PHẢI LÀ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI
- Chủ thể: thương nhân VN
- Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ VN
 ÁP DỤNG LTM VN
 Tính quốc tế chỉ mang ý nghĩa phải thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng
hoá.
ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI
Hàng hoá (động sản, kể cả đốnganr hình thànhtrong tương lai và vật gắn liền đất đai)
1. Chủ thể: thương nhân, cá nhân, tổ chức không phải thương nhân
2. Đối tượng: dịch vụ
3. Mục đích: sinh lời
Đăng ký kinh doanh ngành, nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lýtheo luật luật
sư.
- Công ty luật: ngành, nghề kinh doanh “tham gia tố tụng”, “đại diện ngoài tố tụng
cho khách hàng”.
- Công ty dịch vụ pháp lý: ngành, nghề kinh doanh “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ
pháp lý”
 Phải đảm bảo đủ điều kiện theo qui định của luật luật sư
 Đăng kí tại sở tư pháp theo qui định của luật luật sư và nghị quyết 65/2006/NQ-
QH11
 Không thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghệp đối với ngành nghề này theo qui định
của LDN và các văn bản hướng dẫn thi hành tại cơ quan đăng kí kinh doanh
CÔNG VĂN 4750/BKHDT-ĐKKD
THÀNH LẬP VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG:
- Là công ty hợp danh: ít nhất 2 công chứng viên, ko có thành viên góp vốn
- Người đại diện theo pháp luật: trước văn phòng công chứng có chứng chỉ hành nghề
ít nhất 2 năm
 Đăng ký thành lập tại uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
 Đang ký hoạt động tại sở tư pháp
 Không thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghệp theo qui định của LDN và các văn
bản hướng dẫn thi hành tại cơ quan đăng kí kinh doanh
ĐỐI TƯỢNG CỦA GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI
- Hàng hoá (động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và gắn liện với đất
đai)
 Đất đai, quyền sử dụng đất không phải là hàng hoá
- Dịch vụ (các dịch vụ mà thương nhân được phép thực hiện
Trường hợp thương nhân ký kết hợp đồng tư vấn cho thương nhân khác (nội
dung là dịch vụ pháp lý) là giao dịch thương mại?
Vụ án: Công ty TNHH tư vấn đầu tư Nam Hùng kí kết hợp đồng dịch vụ tư vấn công
ty TNHH xây dựng và thương mại Đông Dương có nội dung tư vấn các vấn đề pháp lý.
Xét sử sơ thẩm: TAND Q.11 -> xét sử phúc thẩm: TAND TP.HCM -> xét sử giám đốc
thẩm: TAND Tối cao
Kết luận: Hợp đồng dịch vụ pháp lí, không phải công ty luật nên không có chức năng
thực hiện -> Hợp đồng vô hiệu
MỤC ĐÍCH CỦA GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI
LỢI NHUẬN
 LƯU Ý: các thương nhân thành lập nhằm mục đích sản xuất sản phẩm, thực hiện
dịch vụ công íc (dù có lợi nhuận) ko nhằm hướng đến mục đích sinh lời
Áp dụng luật TM khi nào ?
- Giao dịch thương mại có điều kiện về chủ thể, đối tương, nội dung
- Được thực hiện trên lãnh thổ VN
- Không có yếu tố nước ngoài
B. Luật thương mại áp dụng theo sự lựa chọn của các bên
- Sự lựa chọn áp dụng luật thương mại trong giao dịch giữa 1 bên không phải là
thương nhân với bên kia là thương nhân
+ Hoạt động không nhằm mục dịch sinh lời của 1 bên trong giao dịch với
thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
trong trường hợp bên thực hiện hoạt động ko nhằm mục đích sinh lời đó chọn
áp dụng LTM ( K3 Đ1)
 Thực tế :
 Thảo thuận lựa chọn áp dụng LTM (ko phải chỉ là lựa chọn 1 bên, ý nghĩa đối
với bên ko phải là thương nhân)
 Thể hiện cụ thể trong hợp đồng
- Sự chọn áp dụng LTM trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài
+ Lựa chọn luật quốc gia,điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế
 Thảo thuận áp dụng luật VN
 Thoả thuận áp dụng điều ướ quốc tế, tập quán thương mại quốc tế
 Thực tế:
 Các bên bỏ qua điều khoản chọn luật áp dụng
 Chỉ thảo thuận lựa chọn toà án hoặc trọng tài thương mại giải quyết
 Tranh chấp thương mại giữa DN hàn quốc và DN VN
 Chỉ lựa chọn trọng tài giải quyết
 Trọng tài lựa chọ luật VN vì hợp đồng được kí kết và thực hiện chủ yếu ở VN
QUY PHẠM XUNG ĐỘT
Điều luật xác định luật áp dụng
“Việc thực hiện quyền thừa kế đối với BĐS được xác định theo luật của nước nơi có
BĐS đó” ( Đ680 BLDS 2015)
QUY PHẠM THỰC CHẤT
Quy phạm định rõ các quyền, nghĩa vụ, biện pháp, chế tài đối với các chủ thể tham gia
Các quốc gia cùng thống nhất điều ước quốc tế,tập quán quốc tế, án lệ quốc tế và nội
luật hoá
ÁP DỤNG BỘ LUẬT DÂN SỰ
Mối quan hệ luật chung – luật riêng
Luật riêng quy định: áp dụng luật riêng
Luật riêng ko quy định: áp dụng luật chung
Hoạt động thương mại ko được qui định trong LTM và trong các luật khác thì áp dụng
quy định của BLDS. ( K3 Đ4 LTM 2005)
ÁP DỤNG LUẬT CHUYÊN NGÀNH
Mối quan hệ luật chung – luật riêng
Luật riêng quy định: áp dụng luật riêng
Luật riêng ko quy định: áp dụng luật chung
Luật chung: luật TM
Luật riêng: luật xây dựng, luật king doanh bảo hiểm, luật kinh doanh BĐS, luật hàng
ko dân dụng,..
Hoạt động thương mại đặc thù được qui định trong luật khác thì áp dụng qui định của
luật đó (K2 Đ4 LTM 2005)
VD: áp dụng luật chyên ngành: mức phạt vi phạm hợp đồng ko vươctj quá 12% giá
trị phần hợp đồng vi phạm với công trình xây dụng sửdungj vốn nhà nước (Đ146 luật
xây dựng 2014)
 Công trình xây dụng vốn nhà nước: mứ phạt tối da 12% theo qui định LXD
 Công trình xây dụng vốn khác: mức phạt tối đa 8% theo qui định LXD
ÁP DỤNG LUẬT NƯỚC NGOÀI, ĐUQT, TQQT, TQTMQT
- Thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài
Pháp luật nước ngoài được áp dụng nếu pháp luật nước ngoài đó ko trái với nguyên tắc
cơ bản của pháp luật VN
- Thoả thuận áp dụng ĐUQT, TQQT, TQTMQT
áp dụng ĐUQT, TQQT, TQTMQT nếu ko trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật VN
Nếu dẫn chiếu đến luật VN thì luật TM sẽ được áp dụng
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƯƠNG MẠI
1. Hoạt động thương mại phải tuân theo luật TM và pháp luật có liên quan
- Hoạt động thương mại thực hiệntreen lãnh thổ nước CHXHCNVN
- Hoạt động ko nhằm mục đích sinh lời của 1 bên trong giao dịch với thương
nhân thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCNVN trong trường hợp bên thực hiện
hoạt động ko nhằm mục đích sinh lời đó chọn áp dụng LTM
- Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước CHXHCNVN trong
trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng luật này hoặc luật nước ngoài
ĐUQT nà nước CHXHCNVN mà VN là thành viên có qui định áp dụng luật
thương mại
2. Hoạt động thương mại đặc thù được qui định trong luật khác thì ápdungj qui
định luật đó
3. Hoạt động thương mại ko được quy định trong LTM và các luật khác thì áp
dụng qui định của BLDS
4. Thoả thuận áp dụng luật nước ngoài
Pháp luật nước ngoài được áp dụng nếu pháp luật nước ngoài đó ko trái các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN
Thoả thuận áp dụng luật VN
Luật thương mại sẽ được áp dụng
5. Thoả thuận áp dụng ĐUQT, TQQT, TQTMQT
Áp dụng ĐUQT, TQQT, TQTMQT nếu ko trái các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật VN
Nếu dẫn chiếu đến luật VN thì luật thương mại sẽ được áp dụng
1.2.3 Các phương thức giải quyết tranh chấp
1.2.3.1Khái niệm, đặc điểm, vai trò các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
a. Khái niệm, đặc điểm phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Tòa án
Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Tòa án (các phương thức giải
quyết tranh chấp thay thế Alternative Dispute Resolution – ADR) là phương thức giải
quyết tranh chấp không cần đến sự tham gia của Tòa án với tư cách là cơ quan tài phán,
bao gồm:
+ Thương lượng
+ Hòa giải
+ Trọng tài
Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Tòa án:
- Thể hiện ý chí tự nguyện của các bên tranh chấp
- Thương lượng do các bên tự giải quyết; Hòa giải và Trọng tài có sự tham gia của bên
thứ ba:
+ Hòa giải: Hòa giải viên
+ Trọng tài thương mại: Trọng tài viên
- Bên thứ ba tham gia không mang quyền lực nhà nước (quyền tư pháp)
- Trình tự, thủ tục mềm dẻo, linh hoạt hơn phương thức GQTC bằng Tòa án (Lựa chọn
thời gian, địa điểm, ngôn ngữ, trình tự thủ tục, người tham gia GQTC)
- Đảm bảo được bí mật kinh doanh các bên
 Tố tụng Tòa án bắt đầu khi nào? Từ khi tòa án ra quyết định thụ lý vụ án
Vai trò của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án:
+ Khắc phục được các hạn chế của GQTC tại Tòa án, không phù hợp với một số tranh
chấp cụ thể:
- Trình tự thủ tục thiếu linh hoạt
- Thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài (qua nhiều cấp xét xử)
- Quyền tự định đoạt của các bên hạn chế hơn
- Nguy cơ bị tiết lộ bí mật kinh dianh cao hơn, ảnh hưởng uy tín doanh nghiệp
+ Phương thức hòa giải, thương lượng, trọng tài: các bên giàn xếp với nhau, không xác
định bên thắng bên thua, kết quả thỏa mãn mục tiêu các bên, tiết kiệm chi phí, thời gian
và giữ được mối quan hệ của các bên.
+ Đối với các tranh chấp thương mại quốc tế, phương thức giải quyết tranh chấp ngoài
Tòa án khách quan hơn.
Thẩm phán phải sử dụng ngôn ngữ, nguyên tắc tố tụng của quốc gia
Hướng đến bảo vệ bên có cùng quốc tịch
+ Phương thức thương lượng, hòa giải không loại trừ giải quyết tại Tòa án, tạo tâm lý
thoải mái cho các bên khi giải quyết tranh chấp, dễ đạt được thỏa thuận.
Phương thức trọng tài thương mại vẫn có sự hỗ trợ từ Tòa án bảo vệ quyền lợi và lợi
ích hợp pháp của các bên tranh chấp.
1.2.3.2 Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại thông qia hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực
nhà nước để đưa ra pháp quyết có tính chất bắt buộc đối với các bên.
Tòa án là cơ quan nhà nước nằm trong hệ thống tư pháp
Giới hạn vụ việc theo lãnh thổ hoặc theo thỏa thuận của các bên
Có thẩm quyền giải quyết đương nhiên
Đặc điểm:
- Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng toà án thông qua hoạt động của bộ máy tư pháp và
nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết.
- Tuân thủ theo trình tự, thủ tục luật định chặt chẽ
- Phán quyết của Toà án được đảm bảo thi hành bởi các biện pháp cưỡng chế, thể hiện
sức mạnh nhà nước
- Giải quyết theo nhiều cấp xét xử
- Bảo đảm công bằng, khách quan, đúng pháp luật
- Được tiến hành khi mà việc áp dụng cơ chế thương lượng. hoả giai không có hiệu quả
và các bên tranh chấp cũng không thoa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại trọng
tài.
- Phạm vi và thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết tranh chấp thương mại được
pháp luật các nước quy định khác nhau.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại:
Anh, Mỹ, Hà Lan, Nhật... Toà án dân sự
Đức Pháp, do, Bi... Toà thương mại (Tòa chuyên trách)
Nga: Toà án trọng tài
THƯƠNG LƯỢNG:
Là phương thức GQTC thường được các bên lựa chọn đầu tiên
Hầu hết các quốc gia đều khuyến khích áp dụng phương thức thương lượng để giải
quyết tranh chấp.
Việt Nam không quy định cụ thể
Anh: ban hành hướng dẫn năm 1995 yêu cầu kiểm tra các bên tranh chấp có hiểu biết
về các phương thức GQTC ngoài Toà án, Thẩm phán có quyền yêu cầu các bên nỗ lực
giải quyết bằng phương thức GQTC ngoài Toà án.
* Ưu điểm:
- Đơn giản, ít tốn kém;
- Không chịu nhiều sự ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý;
- Đảm bảo tối đa bí mật kinh doanh, uy tín của các doanh nghiệp
- Ít làm tổn thương quan hệ giữa các bên tranh chấp.
* Nhược điểm: việc thực thi kết quả thượng lượng phụ thuộc vào sự tự nguyện (thiện
chí) của các bên mà không có cơ chế pháp lý nào đảm bảo.
2. Hòa giải:
Có sự hỗ trợ tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để thuyết phục, giúp đỡ
các bên tranh chấp.
Bên thứ ba là bên trung lập.
Bên thứ ba không có quyền quyết định mà nhằm tạo điều kiện cho các bên giải quyết
xung đột, bất hoà
Bên thứ ba không được đưa ra phương án giải quyết bắt buộc đối với các bên
Nghị định 22 /2017/CP về Hoà giải thương mại
Thời gian hoà giải không được trừ ra khi tính thời hiệu khởi kiện.
Do đó, các bên không hứng thú với hoà giải vì sẽ mất thời hiệu khởi kiện
Khác với:
Hoà giải là thủ tục bắt buộc tiền xét xử trong tố tụng Toà án
Hoà giải theo thoả thuận các bên trong quá trình giải quyết bằng Trọng tài
Ở Úc, trong tranh chấp lao động, các bên tiến hành hoà giải (bên trung gian thứ ba)
trước khi giải quyết tại Toà án – tương tự Việt Nam
3. Trọng tài thương mại:
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và
được tiến hành giải quyết bởi một trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài theo quy định
của Luật áp dụng và chấp thuận sự ràng buộc pháp lý, tuân thủ phán quyết trọng tài.
Anh:
Trọng tài ra đời trước Toà án, năm 224
Các thương nhân sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án Hoàng gia
(Royal Courts) từ lúc bắt đầu phát triển thương mại trong nước và thương mại quốc tế
Tòa án - chủ yếu quan tâm đến tranh chấp đất đai và những hành vi phương hại đến
nền hòa bình
Thương nhân dựa vào các Tòa án đặc biệt như Courts of the Boroughs hoặc Courts of
the Fair and of the Staple
Thế kỷ 16, Toà án thông luật (Common Law) ra đời nhưng không thoả mãn nhu cầu
của thương nhân
Năm 1698 Luật trọng tài - The Arbitration Act
Thế kỷ 18-19. Trọng tài chịu sự can thiệp mạnh mẽ của Tòa án
Năm 1889, 1950, 1975, 1979, 1996, 1979 Luật Trọng tải
Pháp:
Thế kỷ 16, Nghị định Moulins 1566, Trọng tài là phương thức giải quyết duy nhất và
bắt buộc đối với tranh chấp thương mại
Sau Cách mạng Vô sản Pháp, Hội đồng Lập pháp cho rằng trọng tải là phương thức
thường xuyên và tự nhiên để giải quyết tranh chấp và duy trì công lý
Năm 1960 Phòng Thương mại quốc tế
Luật Trọng tài Pháp hiện nay: trọng tài trong nước và quốc tế
Việt Nam:
Sắc lệnh 29 ngày 12/3/1947 của Chủ tịch nước
Nghị định 20/TTg ngày 14/11/1960 về Tổ chức Trọng tải kinh tế Nhà nước (xử lý hợp
đồng kinh tế)
Nghị định 75/CP. Nghị định 24/HĐBT, Nghị định 62/HĐBT, Pháp lệnh trọng tài kinh
tế năm 1990
Trọng tài kinh tế là cơ quan nhà nước (cơ quan hành chính) xử lý vi phạm hợp đồng
kinh tế  quản lý công tác hợp đồng kinh tế
Vừa có chức năng tư pháp vừa có chức năng hành chính (chấm dứt vai trò này
1/7/1994 khi Toà án kinh tế ra đời)
Pháp lệnh Trọng tài thương mại số 8/2003/PL-UBTVQH Luật Trọng tài thương mại
năm 2010
Đặc điểm:
- Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể
- Trọng tài cũng là bên thứ ba trung lập giúp các bên giải quyết bất đồng (Hoà giải viên
không có thẩm quyền đưa ra phán quyết có tính chất ràng buộc Phán quyết của trọng
tài viên hoặc hội đồng trọng tài có giá trị chung thẩm, có tính chất bắt buộc)
- Trọng tài là phương thức giải quyết tư (phi chính phủ) không mang quyền lực như
Toà án
- Tố tụng Trọng tài mềm dẻo, linh hoạt hơn
- Trọng tài thường nhận được sự hỗ trợ của cơ quan quyền lực nhà nước
Toà án ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, hỗ trợ chọn trọng tài
viên đối với hình thức trọng tài vụ việc
Cơ quan thi hành án hỗ trợ thi hành phán quyết của Trọng tải
Chương 3. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG HOÀ GIẢI
Trước khi có các quy định pháp luật, các bên đã biết tìm đến các chuyên gia để hỗ trợ
giải quyết tranh chấp
Phương pháp không mang tính tư pháp (non – judicial)
Tập trung thoả mãn các nhu cầu thương mại hơn là bảo vệ các quyền mang tính
pháp lý của các bên, đem lại lợi ích thực chất cho các bên
- Hoà giải là phương pháp tiền tố tụng
- Hoà giải là phương thức giải quyết tự nguyện
Cơ sở pháp lý: bộ luật dân sự năm 2015, nghị định 22/2017 (dựa trên luật mẫu
UNCITRIAL về hoà giải thương mại quốc tế và thoả thuận giải quyết tranh chấp quốc
tế thông qua hoà giải)
Hoà giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thoả
thuận và được hoà giải viên thương mại làm trung gian hoà giải hỗ trợ giải quyết tranh
chấp (điều 3 nghị định 22/2017).
** Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải
Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ.
Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo
đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.
Điều 4 nghị định 22/2017
Phương thức: hoà giải sẽ hướng đến thoả mãn nhu cầu các bên (quyền, lợi ích hợp
pháp) hơn là thăng và thua
Kết quả hoà giải thành:
- Một là 2 bên tự nguyện
- Hai là yêu cầu toà án công nhận hoà giải thành
Khi hoà giải các bên được tạm dừng và chấm dứt hoà giải không cần lý do
3.1 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải
3.1.1 Sự tự nguyện của các bên tham gia
*Tự nguyện thoả thuận, tham gia
- Việc tham gia hoà giải của các bên tranh chấp là hoàn toàn tự nguyện
Sự tự do ý chí của các bên thống nhất lựa chọn giải quyết bất đồng bằng hoà giải
Thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng hoà giải trước hoặc sau khi tranh chấp
xảy ra là điều kiện cần để một vụ tranh chấp thương mại có thể được hoà giải
*Tự nguyện tuân thủ kết qủa hoà giải
Việc tự nguyện thực thi kết quả hoà giải của các bên quyết định hiệu quả của việc giải
quyết tranh chấp bằng phương pháp này
Việc thực hiện kết quả hoà giải thanhg của các bên sẽ được hỗ trợ bởi Toà án có
thẩm quyền bằng thủ tục công nhận hoà giải thành.
Nghị định 22/2017, khoản 9 điều 419 BLTTDS 2015
- Việc sử dụng các thông tin có được từ quá trình hoà giải trong các thủ tục tố
tụng khác sau đó nếu có)
Bất kỳ tài liệu hoặc bất kỳ thông tin nào chỉ có thể có được thông qua thủ tục hoà giải
không được sử dụng làm chứng cứ trong các thủ tục tố tụng tại tòa án, trọng tài hoặc
các thủ tục tố tụng khác sau này. Các bên không được yêu cầu hoà giải viên làm nhân
chứng trong bất kỳ thủ tục tố tụng nào đối với tranh chấp đã qua thủ tục hoà giải hoặc
tranh chấp khác phát sinh từ cùng giao dịch đó. Khoản 5 điều 11 Quy tắc hoà giải
VMC
3.1.2 Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Các bên tranh chấp có quyền ngang nhau trong việc:
- Đưa ra chứng cứ, có nghĩa vụ chứng minh;
- Đối xử bình đẳng với nhau;
- Bình đẳng thương thảo (với sự hỗ trợ của hoà giải viên) để các bên tự mình đạt
được thoả thuận trên cơ sở đồng thuận’
- Yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hoà giải mà không cần giải thích lý do
9điểm b, khoản 1 điều 13 Nghị định 22/2017/NĐ-CP)
3.1.3 Đảm bảo bí mật thông tin
Trừ trường hợp các bên có thoả thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác,
các bên có nghĩa vụ giữ bí mật các thông tin liên quan đến vụ việc hoà giải. Nghĩa vụ
bảo mật thông tin của:
- Hoà giải viên
- Các bên
Nghị định 22/2017 khoong quy định cụ thể sự khác biệt về phạm vi của các nghĩa vụ
này, giải quyết hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ
Luật mẫu của UNCITRAL về hoà giải thương mại quốc tế và một sô quy tắc hoà giải
của các trung tâm hoà giải ở nước ta, nghĩa vụ bảo mật trong thủ tục hoà giải có thể
chia thành 3 nhóm:
- Nghĩa vụ bảo mật của hoà giải đối với ácc bên tranh chấp
- Nghĩa vụ bảo mật giữa các bên tham gia hoà giải với nhau
- Việc sử dụng các thông tin có được từ quá trình hoà giải trong các thủ tục tố
tụng khác sau đó (nếu có)
Quyền của hoà giải viên
Hoà giải viên có quyền làm việc riêng với từng bên tranh chấp để tìm hiểu nguyện
vọng của mỗi bên và biết được giới hạn cuối cùng (bottom line) mà mỗi bên có thể
chấp nhận trong việc giải quyết tranh chấp của mình (những vấn đề mà một bên không
muốn tựi mình tiết lộ với bên kia) để hỗ trợ các bên đạt được nguyện vọng
Dẫn đến nghĩa vụ bảo mật thông tin của hoà giải viên
- Nghĩa vụ bảo mật của hoà giải đối với các bên tranh chấp
“Khi một bên cung cấp thông tin cho hoà giải viên và yêu cầu rằng thông tin đó phải
được hoà giải viên giữ bí mật với bên kia của tranh chấp thì hoà giải viênkhoong được
phép tiết lộ cho bên kia” Đ.9 Luật mẫu UNCITRAL
“Bất cứ thông tin nào được trao đổi giữa một bên với hoà giải viên trong phiên họp
riêng là bí mật và không được tiết lộ tới bất kỳ bên nào khác tham gia hoà giải, trừ khi
có sự đồng ý trước của bên đã cung cấp thông tin.” Khoản 3 điều 11 quy tắc hoà giải
của trung tâm hoà giả Việt Nam thuộc trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VMC
- Nghĩa vụ bảo mật giữa các bên tham gia hoà giải với nhau
“Trừ khi các bên có thoả thuận khác, tất cả các thông tin liên quan đến quá trình hoà
giải phải được giữ bí mật, trừ khi việc tiết lộ là theo yêu cầu của pháp luật hoặc cho
mục đích thực thi kết quả hoà giải thành” Đ.10 luật mẫu UNCITRAL
“Không ai được ghi âm, ghi hình hay ghi biên bản chính thức của bất cứ giai đoạn nào
của thủ tục hoà giải, trừ hoà giải viên được thực hiện ghi chép để phục vụ cho việc tiến
hành hoà giải.” khoản 4 điều 11 Quy tắc hoà giải của VMC
- Việc sử dụng các thông tin có được từ quá trình hoà giải trong các thủ tục
tố tụng khác sau đó (nếu có)
“`Các bên tham gia hoà giải không đươc cung cấp một số thông tin nhất định của quá
trình hoà giải cho quá trình tố tụng sau đó nhằm thúc đẩy các bên cơi mở, chia sẽ thẳng
thắn và xây dựng giải pháp để thúc đẩy hoà giải” Luật mẫu UNCITRAL
 Các bên không được quyền sử dụng các thông tin trong thủ tục tố tụng tại Toà
án hoặc trọng tài (diễn ra sau đó)
Hoà giải viên và các bên tham gia hoà giải, bao gồm cả những người tham gia với tư
cách hỗ trợ hành chính trong thủ tục hoà giải đều không được phép dựa vào hoặc đưa
ra với tư cách là chứng cứ hoặc lời chứng trong thủ tục tố tụng trọng tài hoặc bất kỳ thủ
tuicj tư pháp nào sau đó bất kỳ thông tin nào sau đây:
+ Đề nghị của một bên đối với việc đưa tranh chấp ra hoà giải hoặc nguyện vọng của
một bên đối với việc tham gia vào thủ tục hoà giải
+ Quan điểm hoặc đề xuất của một bên về phương án giải quyết tranh chấp trong quá
trình hoà giải
+ Tuyên bố hoặc cam kết mà môttj bên đưa ra trong quá trình hoà giải
+ Các đề xuất của hoà giải viên
+ Nguyện vọng của một bên đối với việc tán thành đề xuất của hoà giải viên
+ Văn bản được soạn thảo với mục đích duy nhất là phục vụ cho thủ tục hoà giải
Khoản 1 điều 11 Luật mẫu UNCITRAL về hoà giải thương mại quốc tế
“Bất kỳ tài liệu hoặc bất kỳ thông tin nào chỉ có thể có được thông qua thủ tục hoà giải
không được sử dụng làm chứng cứ trong các thủ tục tố tụng tại tòa án, trọng tài hoặc
các thủ tục tố tụng khác sau này. Các bên không được yêu cầu hoà giải viên làm nhân
chứng trong bất kỳ thủ tục tố tụng nào đối với tranh chấp đã qua thủ tục hoà giải hoặc
tranh chấp khác phát sinh từ cùng giao dịch đó.” Khoản 5 điều 11 Quy tắc hoà giải
VMC
3.1.4 Nội dung hoà giải không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội,
không trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba
Sự khác biệt giữa kết quả hoà giải thương mại và kết quả của việc giải quyết tranh chấp
thương mại bằng Toà án hoặc trọng tài:
+ Thoả thuận hoà giải thành không nhất thiết phải căn cứ vào hoặc phải tuân thủ
các quy định của luật áp dụng, kết quả đạt được dựa trên sự thương lượng/ thoả hiệp
các bên tranh chấp cân nhắc đến lợi ích của từng bên, với điều kiện là kết quả đó
“không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội, không nhằm
trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba”
+ Bản án của Toà án, trọng tài phải dẫn chiếu Luật áp dụng
3.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong hoà giảit do các bên quyết định. Vì hoà
giải là phương thức GQTC mà các bên có quyền tự quyết (trình tự, thủ tục, địa điểm,
thời gian, hoà giải viên…)
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong hoà giải phải tuân thủ nghị định
22/2017. Vì toà án sẽ xem xét ra quyết định công nhận kết quả hoà giải thành đã được
thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải thương mại (điều 416 BLTTDS năm
2015)
*Tranh chấp được hoà giải thương mại phải đáp ứng 2 điều kiện
- Tranh chấp đó thuộc phạm vi được giải quyết bằng hoà giải thương mại quy
định tại Điều 2 Nghị định 22/2017/NĐ-CP
Tranh chấp giữa các bên phát sinh từi hoạt động thương mại
+ Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại
+ Tranh chấp khắc giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hoà giải
thương mại
- Trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá
trình giải quyết tranh chấp, ácc bên phải có thoả thuận giải quyết tranh chấp
bằng phương thức hoà giải tại điều 2 và Điều 6 Nghị định 22/2017
3.2.1 Phạm vi giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải
Hoà giải thương mại có thể được sử dụng để giải quyết các tranh chấp sau đây:
+ Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác. (khoản 1 điều 3 LTM 2005)
(căn cứ vào đối tượng tranh chấp)
+ Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại
Một bên tiến hành giao dịch với mục đích sinh lợi (kinh doanh, thương mại) trong khi
bên còn lại có thể có mụck đích sinh hoạt tiêu dùng hoặc mục đích khác
(căn cứ vào chủ thể tranh chấp)
+ Tranh chấp khắc giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hoà giải
thương mại
(các trường hợp dư liệu không thuộc 2 trường hợp trên)
Điều 2 nghị định 22/2017
3.2.2 Thoả thuận hoà giải thương mại
Thoả thuận oà giải là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp có thể
phát sinh hoặc đã phát sinh bằng phương thức hoà giải
*Về thời gian xác lập
=> Thoả thuận hoà giải thương mại có thể được xác lập trước hoặc sau khi tranh
chấp xảy ra
=> Các bên thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng hoà giải “tại bất cứ thời điểm nào
của quá trình giải quyết tranh chấp”; Đ6 nghị định 22/2017
Hoà giải thương mại có thể được sử dụng ngay cả khi các bên đã đưa tranh chấp ra giải
quyết tại Toà án hoặc trọng tài. Các bên có thể rút đơn kiện, đơn yêu cầu giải quyết
tranh chấp đã nộp đến Toà án hoặc hội đồng trọng tài để tiến hành hào giải với nhau
(Hoà giải tố tụng: trong quá trình Tioaf án hoặc trọng tài đã thụ lý giải quyết vụ tranh
chấp, các bên tranh chấp cũng có thể hoà giải với nhau với sự hỗ trợ của Thẩm phán,
Hội đồng trọng tài)
*Về hình thức:
Thoả thuận hoà giải thương mại có teher được xác lập dưới hình thức:
 Một điều khoản trong hợp đồng tương mại
 Thoả thuận riêng
Thoả thuận hoà giải thương mại phải được lập bằng văn bản
Điều 11 nghị định 22/2017
3.3. Hòa giải viên và tổ chức hòa giải thương mại
3.3.1. Hòa giải viên thương mại
3.3.1.1. Tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự, có phẩm
chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan;
- Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được
đào tạo từ 02 năm trở lên;
- Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và
các lĩnh vực liên quan.
Hòa giải viên thương mại được thực hiện hòa giải thương mại với tư cách là hòa giải
viên thương mại vụ việc hoặc hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương
mại
Tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại
Tiêu chuẩn định lượng Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời
gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo
là 02 năm trở lên;
Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
Tiêu chuẩn định tính Có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc
lập, vô tư, khách quan;
Có ký năng hòa giải, hiểu biết pháp luật,
tập quán kinh doanh, thương mại và các
lĩnh vực liên quan.

ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TIÊU CHUẨN HÒA GIẢI
VIÊN THƯƠNG MẠI
Pháp luật Việt Nam không chú trọng vào việc quản lý chất lượng hòa giải viên và
không có quy định cụ thể để đánh giá khả năng và kinh nghiệm của hòa giải viên
thương mại. Thiếu các quy định cụ thể để xác định rõ một người có thỏa mãn các yếu
tố định tính
Việc kiểm định chất lượng hòa giải viên thương mại ở nước ta mang tính hình thức và
khó có thể được thực thi một cách thực chất.
SO SÁNH VỚI UC, SINGAPORE VỀ TIÊU CHUẨN HÒA GIẢI VIÊN THƯƠNG
MẠI
Ucs, Singapore có hệ thuống cấp phép dựa trên các tiêu chí được thương lượng hóa cụ
thể:
- Phải có chứng chỉ đã trải qua khóa đào tạo hòa giải viên
- Tiêu chí kinh nghiệm thực tế được thể hiện cụ thể bằng số lượng vụ việc đã
tham gia hòa giải
Ngoài ra, Singapore còn yêu cầu người muốn được cấp chứng nhận hòa giải viên phải
cung cấp phản hồi của các vụ đã hòa giải để góp phần xác định chất lượng của hòa giải
viên.
SO SÁNH TIÊU CHUẨN HÒA GIẢI VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ TIÊU CHUẨN
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
- GIỐNG NHAU
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; có phẩm chất đạo đức, có uy tín, đọc lập, vô tư,
khách quan; hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên
quan.
+ Những người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp
hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính là đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì không
được làm hòa giải viên thương mại, trọng tài thương mại
- KHÁC NHAU
Tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại Tiêu chuẩn trọng tài thương mại
Trình độ đại học trở lên Có trình độ đại học và dã qua thực tế
( tiêu chí bắt buộc, không có ngoại lệ) công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở
lên
Ngoại lệ: trong trường hợp đặc biệt,
chuyên gia có trình độ chuyên môn cao
và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn
Kinh nghiệm 2 năm trở lên 5 năm trở lên
Hạn chế không áp dụng đối với hòa giải Những người đang là Thẩm phán, Kiểm
viên thương mại sát viên, điều tra viên, chấp hành viên,
công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ
quant hi hành án không được đồng thời
là trọng tài thương mại
Cơ sở pháp lý: Đ 7 Nghị định 22/2017 Đ 20 LTTTM 2010
3.3.1.2. Điều kiện thực thi nhiệm vụ của hòa giải viên thương mại
Hòa giải viên hoạt động tại Trung tâm hòa giải
- Đáp ứng các điều kiện Đ 7 Nghị định 22/2017
- Điều kiện khác theo quy định cụ thể của trung tâm hòa giải thương mại
Hòa giải viên độc lập (hòa giải theo vụ việc)
- Đáp ứng các điều kiện Đ 7 Nghị định 22/2017
- Phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đ 8 Nghị
định 22/2017
ĐIỀU KIỆN THỰC THI NHIỆM VỤ CỦA HÒA GIẢI VIÊN ĐỘC LẬP
Hòa giải viên chỉ có thể thực thi nhiệm vụ hòa giải một vụ tranh chấp cụ thể khi được
các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn hay được trung tâm hòa giải chỉ định theo quy
tắc hòa giải của trung tâm được các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp
cho mình (Đ 12 Nghị định 22/2017)
LỰA CHỌN, CHỈ ĐỊNH HÒA GIẢI VIÊN THƯƠNG MẠI
Hòa giải viên thương mại do các bên thỏa thuận lựa chọn từ danh sách hòa giải viên
thương mại của tổ chức hòa giải thương mại hoặc từ danh sách hòa giải viên thương
mại vụ việc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố (Đ 12 Nghị
định 22/2017)
3.3.1.3. Quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại
CÁC QUYỀN CƠ BẢN CỦA HÒA GIẢI VIÊN THƯƠNG MẠI
- Tự mình quyết định việc nhận hay không nhận thực hiện hòa giải một vụ tranh
chấp thương mại nhất định;
- Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp theo yêu
cầu của pháp luật hoặc được các bên tranh chấp cho pháp bằng văn bản
- Quyền được hưởng thù lao cho công việc hòa giải của mình
- Các quyền khác theo quy định của Nghị định 22/2017 và của pháp luật có liên
quan (K1 Đ 9 Nghị định 22/2017)
PHÍ HÒA GIẢI
- Mức thù lao của hòa giải viên thương mại được xác định theo thỏa thuận giữa
hòa giải viên và các bên tranh chấp trong trường hợp các bên chọn hòa giải viên
vụ việc để giải quyết tranh chấp cho mình.
- Trong trường hợp các bên tranh chấp lựa chọn trung tâm hòa giải để giải quyết,
phí hòa giải sẽ thực hiện theo biểu phí của trung tâm đó.
Thông thường, phí hòa giải được tính theo giá trị tranh chấp.
Một số trung tâm hòa giải đưa ra biểu phí khá linh hoạt để các bên lựa chọn bao gồm
biểu phí theo giờ và biểu phí trọn gói
Nhìn chung chi phí để hòa giải tranh chấp thương ại thấp hơn rất nhiều so với chi phí
tố tụng Tòa án hay trọng tài vì thông thường hòa giải diễn ra trong thời gian ngắn và
căn cứ vào việc đạt được các thỏa thuận thương mại nhiều hơn là việc phân định các
quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên.
BIỂU PHÍ HÒA GIẢI CỦA TRUNG TÂM HÒA GIẢI VIỆT NAM (VMC)
*Phí đăng ký hòa giải là: 3.000.000 đồng
Trị giá vụ tranh chấp Phí hòa giải
(không bao gồm phí đăng ký hòa giải)
Đơn vị tính: đồng Việt Nam
100.000.000 trở xuống 8.000.000
100.000.001 đến 1.000.000.000 8.000.000+5,0% số tiền vượt quá
100.000.000
1.000.000.001 đến 5.000.000.000 53.000.000 + 2,0% số tiền vượt quá
1.000.000.000
5.000.000.001 đến 10.000.000.000 133.000.000 + 1,3% số tiền vượt quá
5.000.000.000
10.000.000.001 đến 50.000.000.000 198.000.000 + 0,5% số tiền vượt quá
10.000.000.000
50.000.000.001 đến 100.000.000.000 398.000.000 + 0,3% số tiền vượt quá
50.000.000.000
100.000.000.001 đến 500.000.000.000 548.000.000 + 0,2% số tiền vượt quá
100.000.000.000
500.000.000.001 trở lên 1.348.000.000 + 0,1% số tiền vượt quá
500.000.000.000

NGHĨA VỤ CỦA HÒA GIẢI VIÊN THƯƠNG MẠI1


- Tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử của giải giải viên thương mại,
độc lập, vô tư, khách quan, trung thực
- Tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và
không trái đạo đức xã hội
- Bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường
hợp các bên thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật
- Thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiền hành
hòa giải
- Không được đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong
các bên, không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp
đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (
đảm bảo tính trung lập, khách quan của hòa giải viên)
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP và cả pháp luật
liên quan
3.3.1.4. Những vấn đề hòa giải viên không được phép thực hiện

1
Theo khoản 2 điều 9 nghị định 22/2017
NHỮNG HÀNH VI BỊ CẤM ĐỐI VỚI HÒA GIẢI VIÊN THƯƠNG MẠI
- Tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hòa
giải, trừ trường hợp được các bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp
luật có quy định khác
- Vi phạm quy tắc đạo đức hòa giải viên thương mại
- Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ khoản tiền, lợi ích nào khác từ các bên ngoài khoản
thù lao và phí đã thỏa thuận
- Các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật
3.3.1.5. Thủ tục đăng ký để trở thành hòa giải viên thương mại
Không áp dụng đối với hòa giải viên hành nghề tại các tổ chức hòa giải thương mại
Tổ chức hòa giải thương mại công nhận hòa giải viên căn cứ vào các tiêu chuẩn tối
thiểu đối với hòa giải viên thương mại quy định tại Điều 7 Nghị định 22/2017
Các trung tâm này có nghĩa vụ lập danh sách gửi đến Cục Bổ trợ tư pháp trực thuộc Bộ
Tư pháp để công bố (điểm c K1 Đ 42 Nghị định 22/2017) và phải được gửi đến Sở Tư
pháp, nơi trung tâm hòa giải thương mại đã đăng ký hoạt động (điểm a K2 Đ 24 Nghị
định 22/2017)
 Việc đăng ký hoạt động với tư cách là hòa giải viên thương mại chỉ đặt ra đối
với hòa giải viên vụ việc
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ ĐỂ TRỞ THÀNH HÒA GIẢI VIÊN ĐỘC LẬP
Cơ quan đăng ký
Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đề nghị thường trú.
Trường hợp người đề nghị đăng ký là người nước ngoài thì đăng ký tại Sở Tư pháp
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó tạm trú
Thời hạn
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sở Tư pháp ghi tên
người đề nghị đăng ký vào danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc và công bố
danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc trên Công thông tin điện tử của sở
Trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền
khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký2
- Giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc thương mại theo
mẫu do Bộ Tư pháp ban hành
2
Điều 8 Nghị định 22/2017
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt
nghiệp đại học hoặc bằng sau đại học
- Giấy tờ chứng minh đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02
năm trở lên có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc
Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài
phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp
được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên
CHẤM DỨT TƯ CÁCH HÒA GIẢI VIÊN ĐỘC LẬP
Chấm dứt hoạt động với tư cách hòa giải viên thương mại vụ việc3
Hòa giải viên thương mại vụ việc quyết định thôi làm hòa giải thương mại bằng cách
gửi văn bản thông báo đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng
ký hòa giải viên thương mại vụ việc. Sở Tư pháp xóa tên hòa giải viên thương mại đó
khỏi danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc của Sở.
3.3.2. Tổ chức hòa giải thương mại
Tổ chức hòa giải thương mại bao gồm:
- Các trung tâm hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định
tại Nghị định 22/2017
VD: Trung tâm hòa giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC), Trung tâm hòa
giải thương mại Sài Gòn (SGM)…
- Các trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài
thương mại thực hiện hoạt động hòa giải thương mại
VD: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VCCI) thành lập Trung tâm hòa giải viên
Việt Nam (VMC)
Trung tâm hòa giải thương mại là tổ chức có tư cách pháp nhân, có tên riêng, có
con dấu, có tài sản riêng, độc lập, được thành lập với mục đích hòa giải cho các
bên tranh chấp.
(Không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng được thu phí để duy trì hoạt động)
Có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện:
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc, chỉ được tiến hành hoạt động hòa giải thương mại sau
khi được Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt chi nhánh cấp giấy
đăng ký hoạt động
3
ĐIỀU 8 NGHỊ ĐỊNH 22/2017
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc, được thành lập nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ
hội tiến hành hoạt động hòa giải thương mại, không có chức năng tự mình thực hiện
hoạt động hòa giải thương mại
3.3.2.1. Thủ tục xin phép thành lập trung tâm hòa giải thương mại
Chủ thể có quyền thành lập trung tâm hòa giải thương mại
Mọi công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản
1 điều 7 Nghị định 22/2017 và muốn thành lập Trung tâm hòa giải thương mại gửi 01
bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp
Cơ quan đăng ký thành lập: Bộ Tư pháp
Thời hạn
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp giấy phép
thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại
Trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền
khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật
3.3.2.2. Đăng ký hoạt động trung tậm hòa giải thương mại4
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định cấp Giay phép thành lập của Trung tâm
hòa giải thương mại có hiệu lực
Trung tâm gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở
Hết thời hạn này, nếu Trung tâm hòa giải thương mại không đăng ký hoạt động thì
Giay phép thành lập không còn giá trị, trừ trường hợp có lý do chính đáng
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giay đăng ký hoạt động, trung tâm hòa
giải thương mại phải đăng báo hằng ngày của Trung ương hoặc báo định phương nơi
đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu về thông tin hoạt
động của Trung tâm.
3.3.2.3. Hoạt động của các tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại
nước ngoài, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam thì được
phép hoạt động tại Việt Nam
Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức

4
ĐIỀU 22 NGHỊ ĐỊNH 22/2017
- Chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài(sau đây gọi là chi
nhánh)
- Văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài(sau đây gọi là
văn phòng đại diện)
Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài muốn thành lập chi nhánh, văn phòng đại
diện ở Việt Nam phải được Bộ tư pháp Việt Nam cấp giấy phép thành lập trên cơ sở hồ
sơ do tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài lập theo quy định tại Điều 36 Nghị định
22/2017
3.4. Trình tự thủ tục giải quyết tranh cấp thương mại bằng hòa giải
Bước 1 : Các bên tranh chấp xác lập thỏa thuận hòa giải5
- Có thể được xác lập trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra hoặc tại bất cứ thời
điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp
- Có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc
dưới hình thức thỏa thuận riêng
Bước 2: Lựa chọn, chỉ định hòa giải viên thương mại6
- Từ danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại
- Từ danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương công bố
*Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận về số lượng các hòa giải viên thương mại
Bước 3: tiến hành hòa giải7
Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến
hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải
Nếu vụ việc được thỏa thuận hòa giải tại một trung tâm hòa giải thương mại, tiến trình
thực hiện hòa giải thường được quy định trong quy tắc tố tụng của trung tâm đó
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên
thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy
phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận
Hòa giải viên có thể trao đổi riêng với mỗi bên tranh chấp để tìm hiểu nguyện vọng và
yêu cầu của từng bên, sau đó bằng kinh nghiệm và kỹ năng của mình giúp các bên tìm
được tiếng nói chung

5
Điều 6 Nghị định 22/2017
6
Điều 12 Nghị định 22/2017
7
Điều 14 Nghị định 22/2017
Tại bất kỳ điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền
đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp
Hòa giải viên thương mại không có quyền đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp mà
chỉ có thể đưa ra các đề xuất
Các bên tranh chấp có quyền quyết định việc giải quyết tranh chấp của mình như thế
nào trên cơ sở đồng thuận. Hòa giải viên thương mại chỉ có thể hỗ trợ các bên trong
quá trình đưa ra quyết định đó và ghi nhận kết quả hòa giải thành của các bên bằng
cách ký chứng kiến văn bản hòa giải thành của các bên
Quyền của các bên8
- Lựa chọn trinh tự, thủ tục hòa giải, hòa giải viên thương mại, địa điểm, thời gian
để tiến hành hòa giải
Các bên không có thỏa thuận, hòa giải viên sẽ quyết định ngôn ngữ, thời gian và địa
điểm tiến hành hòa giải. Thông thường, hòa giải viên sẽ tham vấn với các bên trước khi
đưa ra quyết định này
Trong trường hợp các bên có yêu cầu thông dịch viên, chi phí này sẽ do bên yêu cầu
chi trả
- Đồng ý hoặc từ chối hòa giải, yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải
- Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai
Thông thường, việc hòa giải được tiến hành không công khai. Trừ trường hợp được các
bên đồng ý, hào giải viên không được tiết lộ nội dung mà mình biết trong quá trình hòa
giải cho bất kỳ bên thứ ba nào biết.
- Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung hòa giải
- Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan
Nghĩa vụ của các bên
- Trình bày đúng sự thật, các tình tiết của tranh chấp, cung cấp thông tin , tài liệu
có liên quan đến vụ tranh chấp theo đề nghị của hòa giải viên thương mại
- Thi hành kết quả hòa giải thành
- Trả thù lao và chi phí dịch vụ hòa giải thương mại, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của nghị định này và pháp luật có liên quan
Bước 4: Xác lập văn bản hòa giải thành
Hòa giải thành
8
Điều 13 Nghị định 22/2017
Lập văn bản và kết quả hòa giải thành
Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy
định của pháp luật dân sự
Nội dung văn bản về kết quả hòa giải thành cũng phải được hòa giải viên và các
bên giữ bí mật, trừ trường hợp việc công khai là cần thiết để phục vụ việc công
nhận và thi hành kết quả hòa giải thành đó
Hòa giải không thành
Các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh
chấp9
Bước 5: Chấm dứt thủ tục hòa giải10
Thủ tục hòa giải chấp dứt trong các trường hợp sau:
- Khi các bên đạt được kết quả hòa giải thành
 Hòa giải thành công
- Khi hòa giải viên thương mại xét thấy không cần hiết tiếp tục thực hiện hòa giải,
sau khi tham khảo ý kiến của các bên
 Hòa giải không đem lại kết quả như mong đợi
- Theo đề nghị của một hoặc các bên tranh chấp
 Cơ sở tự nguyện thỏa thuận, không cần xem xét ký do

- Chương III Nghị định 22/2017 (mang tính nguyên tắc)


- Quy tắc hòa giải của trung tâm hòa giải (có thể sửa đổi, bổ sung)
- Thỏa thuận của các bên
Các bên có thể thay đổi, bổ sung quy tắc của trung tâm hòa giải nếu được trung tâm
đông ý, và không trái pháp luật
VD: Trung tâm hòa giải Việt Nam VMC, Trung tâm hòa giải quốc tế Việt Nam
VIACMC
3.5. Công bố kết quả hòa giải thương mại
Cơ sở pháp lý
- Nghị quyết sô 49, NQ/TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 về chiến lược cải cách
ngành tư pháp đến năm 2020

9
Điều 15 Nghị định 22/2017
10
Điêu 15 Nghị định 22/2017
“Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải,
trọng tài; Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó’’
- Điều 16 Nghị định 22/2017
“ Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp
luật tố tụng dân sự’’
- Khoản 7 Điều 27 BLTTDS 2015
Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là một trong những yêu cầu về
dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Chương XXXIII BLTTDS 2015 quy định về thủ tục công nhận kết quả hòa giải
thành ngoài Tòa án
Điều kiện 11để kết quả hòa giải thành của thủ tục hòa giải thương mại được Tòa án xem
xét ra quyết định công nhận
- Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
- Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội
dung thỏa thuận hòa giải, Trường hợp nội dụng thỏa thuận hòa giải thành liên
quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý
- Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận
- Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không
vi phạm điều cấm của Luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh
nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba
Đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án phải được gửi đến Tòa án
nhận dân cấp huyện nơi người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành cư trú trong
thời hạn 06 tháng, kể từ ngày đạt được thỏa thuận hòa gaiir thành
Nội dung: khoản 2 điều 418 BLTTDS 2015
Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án:
Điều 363, 364, 365 BLTTDS 2015
Thời hạn chuẩn bị đơn yêu cầu là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Hết
thời hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Thời hạn mở
phiên họp xét đơn yêu cầu là 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở phiên họp.
Thủ tục tiến hành phiên họp xét đơn yêu cầu: Điều 367 và Đ 369 BLTTDS 2015
Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án khi có đủ các
điều kiện quy định tại Đ 417 của BLTTDS 2015
11
Điều 417 BLTTDS 2015
Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 417 BLTTDS 2015, thẩm phán
ẽ ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành. Tuy nhiên, việc không công
nhận kết quả hòa giải thành của Tòa án không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp
lý của kết quả hòa giải mà chỉ dẫn đến hậu quả là kết quả hòa giải thành sẽ không được
cưỡng chế thi hành bởi cơ quant hi hành án dân sự theo quy định của thủ tục thi hành
án dân sự (K6 Đ 419 BLTTDS 2015). Các bên có thể tự nguyện thi hành kết quả hòa
giải thành.
Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài: Tòa án có
hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Khi đã được Tòa án công nhận, kết quả hòa giải thành được cưỡng chế thi hành bởi
cơ quant hi hành án dân sự.

You might also like