You are on page 1of 40

ND 1: Khái quát về luật thương mại

1. Khái niệm LTM


LTM là một ngành luật tư điển hình trong hệ thống pháp luật quốc gia điều chỉnh các quan hệ
phát sinh giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhân với các chủ thể khác hoặc
giữa các chủ thể khác với nhau trong lĩnh vực thương mại hoặc các hành vi thương mại
2. Thương nhân
- KN: Vốn dĩ Luật Thương mại được coi là luật của các thương gia. Vì vậy, khái niệm thương
nhân (thương gia) luôn được xác định trong pháp luật thương mại của các nước nói chung và của
Việt Nam nói riêng.
Theo Điều 1 Bộ luật Thương mại của Cộng hoà Pháp năm 1807 thì:“Thương nhân là người thực
hiện các hành vi thương mại và lấy đó làm nghề nghiệp thường xuyên của mình”.
Để trở thành thương nhân, một người nào đó phải có hai điều kiện:
+ Thực hiện những hành vi thương mại;
+Thực hiện những hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên.
Ngoài ra, trong quá trình thi hành Bộ luật Thương mại, các thẩm phán và các học giả pháp lý đều
thừa nhận thêm hai điều kiện nữa: Thực hiện hành vi mang danh nghĩa của chính mình và vì lợi
ích của mình, có năng lực hành vi thương mại.
Như vậy, khái niệm đầy đủ về thương nhân theo pháp luật của Cộng hoà Pháp được xác định:
Thương nhân là những người có năng lực hành vi thương mại, thực hiện hành vi thương mại một
cách độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của mình và lấy đó làm nghề nghiệp
thường xuyên.
Với quan niệm, hành vi thương mại là hành vi của các thương gia, pháp luật thương mại Cộng
hoà Liên bang Đức quy định về thương nhân (thương gia) có phần phức tạp hơn. Theo pháp luật
thương mại Đức, thương gia bao gồm các loại: Thương gia đương nhiên, thương gia do đăng ký,
thượng gia do hình thức pháp lý, thương gia nhỏ và thương gia giả tạo. Còn theo Điều 1 Bộ luật
Thương mại Việt Nam cộng hoà năm 1972: “Thương gia là những người làm hành vi thương
mại cho chính mình và lấy hành vi ấy làm nghề nghiệp thường xuyên của mình”.
Như vậy, pháp luật thương mại của các nước trên thế giới đều xác định chính xác cả về nội hàm
(các thuộc tính của thương nhân), cả về ngoại diên (các loại thương nhân) của khái niệm thương
nhân.
Khái niệm thương nhân được pháp luật thương mại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi
nhận trong Luật Thương mại năm 1997. Theo quy định của khoản 6 Điều 5 Luật Thương mại
năm 1997: “Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh
hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên”.
1
Tương tự như vậy, khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 xác định: “Thương nhân bao gồm
tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên và có đăng ký kình doanh”.
- Đặc điểm của thương nhân:
+ Là người thực hiện hoạt động thương mại
+ Là người thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập
Vd: người làm công ăn lương, người quản lý do chủ doanh nghiệp thuê, người quản lý một chi
nhánh hoặc một cửa hàng thương mại ... đều không phải là thương nhân.
+ Thực hiện hoạt động thương mại một cách thường xuyên
+ Thương nhân phải là người có đăng ký kinh doanh
- Phân loại thương nhân:
+ Cá nhân là thương nhân: nghĩa là thương nhân đó là một con người cụ thể
Có đầy đủ dấu hiệu pháp lý của thương nhân
Có đầy đủ năng lực pháp lustj và năng lực hành vi để hoạt động thương mại
Thương nhân là cá nhân phải chịu TN vô hạn về mọi nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại:
tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động thương mại
Phải tiến hành đăng kí kinh doanh tại cơ quan NN có thẩm quyền.
+ Thương nhân là pháp nhân:
Một tổ chức đc coi là thương nhân khi có đủ điều kiện của pháp nhân, đồng thời có đủ dấu hiệu
của thương nhân
Thương nhân là pháp nhân gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, cty Nhà nước, cty hợp danh,
hợp tác xã
Thương nhân là pháp nhân phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương
mại trong phạm vi số vốn, số tài sản của pháp nhân.
+ Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình:
Tổ hợp tác đc hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác của từ 3 cá nhân trở lên, có chứng thực của
UBND xã, phường thị trấn, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất
định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm
Hộ gia đình gồm nhiều thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh
tế chung trong lĩnh vực sản xuất nông lâm ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vữ sản xuất kinh doanh

2
khác do pl quy định. Chịu TNDS bằng tài sản chung của hộ, nếu tài sản chung ko đủ các thành
viên phải chịu TN liên đới bằng tài sản riêng.
Tổ hợp tác, hộ gia đình đc cấp giấy chứng nhận đki thương mạu thì trở thành thương nhân
Trong tổ chức và hoạt động của thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình cần chú ý một số điểm cơ
bản:
 Tổ trưởng hay chủ hộ là đại diện của tổ hợp tác, hộ gd và có thể ủy quyền cho thành viên
khác làm đại diện
 THT phải có ít nhất 2 tv trở lên, ít nhất chủ hộ phải là người thành niên và có NLHVDS
đầy đủ
 Giao dịch do tổ trưởng, chủ hộ xác lập thực hiện vì lợi ích chung làm phát sinh quyền và
nv cho cả tổ, cả hộ
 Tài sản chung do các tổ viên, thành viên đóng góp, tạo lập hoặc đc cho chung, tặng chung
 Chịu trách nhiệm bằng tài sản chung, nếu ts chung ko đủ thì các tổ viên, tv chịu TN liên
đới bằng ts riêng
--> TN hữu hạn là loại TN ts đc giới hạn bới phạm vi vốn đầu tư vào kinh doanh
--> TN vô hạn là loại TN tài sản mà theo đó người có nghĩa vụ phải chịu TN thanh toán bằng
toàn bộ tài sản thuộc sỡ hữu của mình, ko phân biệt tài sản đó có cam kết đầu tư vào kinh
doanh hay ko

3. Hành vi thương mại


- Bản chất của hành vi thương mại
+ Điều 3 LTM 2005: hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lời khác
--> Dưới giác độ học thuật, khái niệm hành vi thương mại được xem xét ở đây tương ứng với
khái niệm hoạt động thương mại cụ thể: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư...
+ Điều 4 LDN 2014: kinh doanh là việc thực hiện liên tục môth, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm
mục đích kiếm lời trực tiếp hay gián tiếp
+ Hành vi thương mại mục đích kiếm lời
+ Bản chất pháp lý: Hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng

3
- Các loại hành vi thương mại:
+ Dựa vào bản chất:
 Hành vi thương mại thuần túy: là hành vi thương mại thuộc về bản chất
 Hành vi thương mại phụ thuộc: là hành vi có bản chất dân sự nhưng do thương nhân thực
hiện theo nhu cầu nghề nghiệp hay nhân lúc hành nghề
+ Dựa vào chủ thể:
 Hvi thương mại song phương: 2 bên đều là thương nhân
 Hvi thương mại đơn phương: 1 bên là thương nhân
ND 2: Các loại hình thương nhân
1. Hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân
1.1. Hộ gia đình
1.2 Doanh nghiệp tư nhân
- KN: Căn cứ vào điều 183 luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân
không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp
trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
- Đặc điểm:
Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư phải nắm được những đặc điểm của loại hình
doanh nghiệp này để có sự lựa chọn đúng đắn.
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ
Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như ở các công ty nhiều chủ sở hữu,
nguồn vốn của DN cũng chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.
Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp
Nguồn vốn ban đầu của Doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ tài sản của chủ Doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động, chủ Doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư, chỉ phải khai
báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp giảm vốn xuống dưới mức đã đăng kí. Vì
vậy, không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của Doanh nghiệp Tư
4
nhân và phần còn lại thuộc sở hữu của chủ Doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là không thể tách
bạch tài sản của chủ Doanh nghiệp Tư nhân và tài sản của chính Doanh nghiệp Tư nhân đó.
Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lí
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất, vì vậy cá nhân có quyền quyết định mọi
vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân. Chủ Doanh nghiệp tư nhân
là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân.
Về phân phối lợi nhuận
Vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra đối với Doanh nghiệp tư nhân bởi Doanh nghiệp tư nhân
chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp
sẽ thuộc về một mình chủ Doanh nghiệp. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là cá nhân duy nhất
đó sẽ có nghĩa vụ chịu mọi rủi ro trong kinh doanh.
Doanh nghiệp Tư nhân không có tư cách pháp nhân
Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức phải có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với
những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp Tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản
của Doanh nghiệp Tư nhân không độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh nghiệp Tư
nhân.
Chủ Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá
trình hoạt động
Do tính chất độc lập về tài sản không có nên chủ Doanh nghiệp Tư nhân – người chịu trách nhiệm
duy nhất trước mọi rủi ro của Doanh nghiệp sẽ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn. Chủ Doanh
nghiệp Tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong
phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản trong trường
hợp phần vốn đầu tư đã đăng kí không đủ.
2. Công ty
- KN (truyền thống): Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hoặc pháp nhân)
bằng một sự kiện pháp lý nhằm thực hiện mục tiêu chung
- Đặc điểm:
+ Sự liên kết của hai hay nhiều người
+ Thông qua một sự kiện pháp lý (ký hợp đồng thành lập công ty, thông qua điều lệ)
+ Được thành lập để thực hiện mục tiêu chung
- Nếu cty thành lập với mục đích kinh doanh --> cty thương mại (LTM điều chỉnh), cty được
thành lập với mục đích phi lợi nhuận --> cty dân sự

5
- Cty đối nhân: thành viên có quan hệ gần gũi, tin cậy lẫn nhau, ko chú trọng đến phần vốn góp
- Cty đối vốn: chú trọng tới phần vốn góp của các thành viên mà sự quen biết, tin cậy lẫn nhau
giữa họ là ko cần thiết
2.1. Công ty hợp danh
- là công ty kinh doanh trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh dưới
một tên hãng chung và cùng liên đới chịu TN vô hạn về mọi khoản nợ của cty + điều 177
- Đặc điểm:
+ Được thành lập bởi 2 hay nhiều người (cá nhân, tổ chức)
+ Các thành viên phải chịu TN liên đới và vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty
+ Mỗi thành viên của công ty hợp danh để có tư cách thương nhân và đều là đại diện theo pháp
luật của công ty
- CTHD là hình thức công ty đối nhân điển hình
- Thành viên hợp danh: nhân danh cty tiến hành hoạt động cty, được tham gia họp và biểu quyết
tại HDTV, chịu TN liên đới
- Thành viên vốn góp: tham gia họp biểu quyết tại HDTV về việc sửa đổi bổ sung điều lệ, quyền
và nghĩa vụ của thành viên vốn góp, tổ chức lại, giải thể cty,..
--> CTHD có bản chất là sự kết hợp của các thương nhân đơn lẻ, nếu hợp đồng thiết lập CTHD
ko quy định ai là người quản lý cty thì mỗi thành viên cty đều là người quản lý --> phải quyết
định theo nguyên tắc nhất trí.
2.2. Công ty TNHH
Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên
là tổ chức, cá nhân.
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật
Doanh nghiệp 2020. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các
điều 51, 52 và 53 LDN 2020
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân
làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty).
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
6
Lưu ý: chủ sỡ hữu CTTNHH 1 tv phải tách biệt ts của chủ sở hữu cty với ts cty. Đối với chủ sở
hữu cty là cá nhân còn phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gd với chi tiêu trên cương vị là chủ
tịch cty và giám đốc cty
Chủ sở hữu cty chỉ đc quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều
lệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường họp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc
cá nhân khác, cty phải đki chuyển đổi thành CTTNHH 2 tv trở lên trong thời hạn 15 ngày, kể từ
ngày chuyển nhượng
Ko đc rút lợi nhuận khi cty ko thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ khác
2.3. Công ty cổ phần
Theo quy định tại Điều 111 LDN 2020, Công ty cổ phần (Công ty CP) là doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng
tối đa;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
– Công ty cp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
3. Doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp xã hội
3.1. Doanh nghiệp NN
Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ,
tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
Như vậy hiện nay có các loại hình doanh nghiệp nhà nước như sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Tiêu chí Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp tư nhân

7
- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm
nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm
giữ 100% vốn điều lệ;
cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);
Chủ sở hữu - Doanh nghiệp do Nhà nước nắm
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng
dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ
số cổ phần có quyền biểu quyết.
phần có quyền biểu quyết.
- Công ty cổ phần;
- Công ty TNHH 1 thành viên;
- Công ty cổ phần;
- Công ty TNHH 2 thành viên;
Hình thức tồn tại - Công ty TNHH 1 thành viên;
- Công ty hợp danh;
- Công ty TNHH 2 thành viên.
- Doanh nghiệp tư nhân (quy định tại
Chương VII Luật Doanh nghiệp
2020).
Quy mô lớn. Thường được tổ chức Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh
Quy mô theo các hình thức như công ty mẹ nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh
- công ty con, tập đoàn kinh tế. nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Hoạt động chủ yếu ở các ngành
nghề kinh tế then chốt. Một số
ngành, nghề kinh doanh độc quyền
như: - Hoạt động trong phạm vi ngành
- Hệ thống truyền tải điện quốc nghề quy định tại Quyết định
gia; 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ
Ngành nghề hoạt động thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Nhà máy thủy điện có quy mô lớn
đa mục tiêu, nhà máy điện hạt - Không được kinh doanh các ngành
nhân; nghề độc quyền dành cho các doanh
nghiệp nhà nước.
- In, đúc tiền và sản xuất vàng
miếng;
- Xổ số kiến thiết;

3.2. Doanh nghiệp xã hội


Căn cứ điều 10 LDN 2020 quy định về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội như
sau:
8
- Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
+ Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
+ Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
+ Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm
thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
- Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có
quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong
việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
+ Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác
của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
+ Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong
suốt quá trình hoạt động;
+ Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí
quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng
ký;
+ Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo
cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt thực hiện mục
tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư theo quy định tại điểm b và
điểm c khoản 1 Điều này.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.
Như vậy, từ căn cứ trên ta có thể biết doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành
lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp với mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội,
môi trường vì lợi ích cộng đồng đồng thời doanh nghiệp sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau
thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
ND 3: Tổ chức lại doanh nghiệp
1. Chia, tách, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp
* Chia: Khi một doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn rất dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng
trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Quy định về chia doanh nghiệp của Luật doanh
nghiệp 2020 giúp cho doanh nghiệp quản lý được hiệu quả nhất, phù hợp với nhu cầu và khả năng
hoạt động của doanh nghiệp.

9
Chia doanh nghiệp là trường hợp một doanh nghiệp bị chia thành hai hay nhiều doanh nghiệp
mới và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp cũ. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị chia
được chuyển từ doanh nghiệp bị chia sang cho các doanh nghiệp mới.
Ví dụ: Công ty TNHH X chuyển một phần vốn góp của các thành viên ra bên ngoài để thành lập
công ty TNHH Y và công ty TNHH Z. Hoạt động này được xem là hoạt động chia doanh nghiệp.
Công ty Y và công ty Z là hai công ty được chia ra từ công ty X. Công ty X sẽ chấm dứt hoạt
động và các công ty mới kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty X
Theo quy định tại điều 198 Luật doanh nghiệp 2020 thì việc chia doanh nghiệp được áp dụng đối
với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần có thể chia công ty bằng một phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với
tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ
lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới hoặc
toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương
ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới hay kết hợp cả
hai trường hợp trên.
Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông
qua nghị quyết, quyết định chia công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Điều lệ
công ty. Nghị quyết, quyết định chia công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ
sở chính của công ty bị chia, tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc, cách thức và thủ tục chia
tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; cách thức phân chia, thời hạn và thủ tục chuyển đổi
phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc
giải quyết nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty. Nghị quyết, quyết định
chia công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn
15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết;
Về hệ quả của hoạt động chia doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty bị chia
chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các
công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao
động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và
người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.
Trong quá trình hoạt động, công ty có thể có những khoản nợ chưa thanh toán đối với một số tổ
chức, cá nhân, đây là các nghĩa vụ mà công ty có trách nhiệm thực hiện bằng tất cả tài sản của
mình. Do đó, các doanh nghiệp được hình thành sau hoạt động chia phải cùng nhau có trách
nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ của doanh nghiệp bị chia và doanh nghiệp bị tách. Theo khoản
1 Điều 288 Bộ luật dân sự năm 2015 thì nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải
thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực
hiện toàn bộ nghĩa vụ. Do đó, chủ nợ của doanh nghiệp bị chia có quyền yêu cầu bất cứ doanh
nghiệp nào trong số các doanh nghiệp được hình thành sau hoạt động chia phải thực hiện toàn bộ
10
nghĩa vụ. Đây là cơ chế góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, khách hàng
và người lao động của công ty bị chia.
* Tách: Tách doanh nghiệp là biện pháp chuyển một phần tài sản của công ty hiện có để thành
lập hoặc một số công ty cùng loại chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang
công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. VD: Công ty cổ phần X vì
muốn mở rộng hoạt động đã chuyển một phần cổ phần sang một công ty mới và thành lập công
ty cổ phần Y. Hoạt động này gọi là hoạt động tách doanh nghiệp. Sau khi tách doanh nghiệp,
công ty cổ phần X vẫn còn hoạt động song song với công ty tách là công ty cổ phần Y.
Theo quy định tại điều 199 Luật doanh nghiệp 2020 thì việc tách doanh nghiệp được áp dụng là
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có
thể tách doanh nghiệp bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (công ty bị tách)
để thành lập một hoặc một số công ty mới (công ty được tách); chuyển toàn bộ phần vốn góp, cổ
phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần,
phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới; hoặc kết hợp cả hai hình thức trên.
Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty thông qua quyết
định tách công ty. Quyết định tách công ty có các nội dung như tên, địa chỉ trụ sở chính của công
ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công
ty; giá trị tài sản, quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời
hạn thực hiện tách công ty. Nghị quyết, quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ
và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông
qua nghị quyết.
Hậu quả pháp lý của việc tách doanh nghiệp là công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ
và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên giảm xuống,
đồng thời sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới
chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và
người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.
* Hợp nhất: điều 200. Theo đó, Hợp nhất doanh nghiệp là trường hợp hai hoặc một số công ty
(gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp lại, gộp lại thành một công ty mới (gọi là công ty hợp
nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp
nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Luật Doanh nghiệp năm 2020 không
quy định điều kiện về loại hình, vốn pháp định của các công ty hợp nhất. Tuy nhiên, công ty bị
hợp nhất phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về hợp nhất công ty.
Ví dụ: Công ty A và công ty B có thể hợp nhất để tạo thành công ty C bằng cách chuyển hết toàn
bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty A và B sang công ty C. Sau khi hợp nhất thì công ty A
và B sẽ chấm dứt sự tồn tại ( A+ B = C).

11
Trong đó:
A là công ty bị hợp nhất 1
B là công ty bị hợp nhất 2
C là công ty hợp nhất (của A và B).
- Hệ quả:
Hợp nhất doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp áp dụng với loại hình công ty đối
vốn, theo đó, một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty mới bằng cách chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt
tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Sau khi công ty hợp nhất đăng ký doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty
hợp nhất được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ
chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
Công ty hợp nhất đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công
ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất công ty.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ
liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công
ty hợp nhất. Trường hợp công ty bị hợp nhất có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương nơi công ty hợp nhất đặt trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công
ty hợp nhất đặt trụ sở chính phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh
doanh nơi công ty bị hợp nhất đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp
nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đối với trường hợp hợp nhất mà theo đó Công ty hợp nhất có thị phần từ trên 30% thị phần liên
quan thì đại diện hợp nhất của Công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh
trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Cấm các
trường hợp hợp nhất mà theo đó Công ty hợp nhất có thị phần trên 30% trên thị trường có liên
quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
- Khi nào nên hợp nhất:
Hợp nhất doanh nghiệp có thể nói là một hình thức tập hợp sức mạnh nhanh nhất và ngắn nhất.
Khi hai hay một số công ty hợp nhất thì sẽ tạo nên công ty mới lớn mạnh về nhiều mặt như tài
chính, nhân sự hay cả thị phần. Việc hợp nhất doanh nghiệp giữa các công ty cùng lĩnh vực sẽ
tạo ra sức mạnh, sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên việc hợp nhất cũng đồng nghĩa với
việc công ty cũng cần tổ chức lại bộ máy quản lý, nhân sự khi mô hình công ty lớn hơn. Ngoài ra
việc hợp nhất sẽ là gánh nặng của doanh nghiệp nếu các doanh nghiệp bị hợp nhất đang có các
khoản nợ hay các nghĩa vụ tài chính chưa được giải quyết.

12
Hợp nhất doanh nghiệp mang đến cho các chủ kinh doanh nhiều lợi ích khác nhau. Không những
được bồi đắp về mặt nguồn vốn, mà hình thức này còn gia tăng cơ hội phát triển của công ty.
Hiểu một cách chính xác, hợp nhất doanh nghiệp chính là một hình thức tập hợp sức mạnh trong
thời gian ngắn nhất. Việc hợp nhất giữa các công ty cùng lĩnh vực sẽ tạo nên một sức cạnh tranh
cực lớn trên thị trường. Do đó, khi bạn cảm thấy doanh nghiệp của mình còn hạn hẹp về khả năng
tài chính hoặc nhân lực, thì có thể bắt đầu tìm kiếm bạn đồng hành. Trên thị thức, có rất nhiều
công ty, doanh nghiệp đang rơi vào tình huống này.
Tuy nhiên, việc hợp nhất doanh nghiệp cũng có một vài điểm hạn chế. Khi thực hiệp hợp nhất,
các doanh nghiệp cần tổ chức lại bộ máy quản lý, nhận sự cũng như mô hình kinh doanh. Có thể,
vấn đề hợp nhất sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp nếu các doanh nghiệp bị hợp nhất đang
có khoản nợ. Đây chính là một thách thức khá lớn đối với các doanh nghiệp. Do đó, trước khi
quyết định hợp nhất công ty, các bạn nên xem xét và tìm hiểu kỹ lưỡng những công ty còn lại.
- Lưu ý: Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị
trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản
lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường
có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
* Sáp nhập: Theo khoản 1 Điều 201 LDN 2020: Sáp nhập doanh nghiệp (Sáp nhập DN) được
hiểu là việc một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác
(công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Điều kiện để sáp nhập DN
– Trường hợp sáp nhập mà công ty nhận sáp nhập chiếm từ 30% đến 50% thị phần của thị trường
liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty nhận sáp nhập bắt buộc phải thông báo cho Cơ quan
quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp được quy định khác trong Luật
cạnh tranh.
– Nghiêm cấm các trường hợp sáp nhập mà trong đó công ty nhận sáp nhập chiếm trên 50% thị
phần của thị trường liên quan, trừ trường hợp được quy định khác trong Luật cạnh tranh.
Thủ tục sáp nhập DN
Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp
nhập.
Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận
sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương
án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần

13
vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của
công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập.
Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông
qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
Lưu ý: Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động
biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
Bước 3: Tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định:
Hồ sơ thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập bao gồm các giấy tờ
sau đây:
– Hợp đồng sáp nhập;
– Biên bản họp và Quyết định của công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập;
– Biên bản họp và Quyết định của của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập. Trừ
trường hợp công ty nhận sáp nhập chiếm từ 65% phần vốn góp, cổ phần có quyền biểu quyết của
công ty bị sáp nhập;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các
công ty bị sáp nhập;
– Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục II-5 ban
hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.
Hậu quả pháp lý sáp nhập công ty
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được
hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp
đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
2. Chuyển đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp
* KN: Chuyển đổi doanh nghiệp là tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp sẽ thay đổi
từ hình thức pháp lý này sang hình thức pháp lý khác, thay đổi các yếu tố tạo nên loại hình doanh
nghiệp như mối quan hệ giữa các thành viên, mối quan hệ giữa các thành viên với công ty, chế
độ trách nhiệm, tổ chức quản lý nội bộ... Chuyển đổi doanh nghiệp có thể dẫn đến thay đổi các
mối quan hệ sở hữu, ví dụ: từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên, hay từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên...
Việc chuyển đổi doanh nghiệp không làm chấm dứt hay thay đổi nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp
chuyển đổi vì về nguyên tắc doanh nghiệp là chủ thể trong các quan hệ kinh doanh, bản thân
doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của
14
doanh nghiệp. Do đố, pháp luật chi can thiệp vào chuyển đổi doanh nghiệp mức độ cần thiết về
thủ tục chuyển đổi, các trường hợp chuyển đổi, bảo vệ bên thứ ba, các khoản nợ... Khi chuyển
đổi doanh nghiệp mà tài sản của doanh nghiệp tăng lên, thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp
tăng lên theo. Tuy nhiên, việc chuyển đổi có thể làm thay đổi chế độ trách nhiệm của (các) chủ
sở hữu của doanh nghiệp.
* Đặc điểm:
Chuyển đổi doanh nghiệp là hoạt động mang tính thủ tục pháp lý, hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường trước, trong và sau quá trình chuyển đổi. Chuyển đổi doanh
nghiệp có một số đặc điểm dưới đây:
về chủ thể quyết định việc chuyển đổi: chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc cơ quan có quyền quyết
định cao nhất trong doanh nghiệp quyết định.
về lý do chuyển đổi: thường xuất phát từ ý chí tự chuyển của (các) chủ sở hữu nhằm triển khai
định hướng phát triển công ty phù họp với điều kiện mới của chủ đầu tư, song cũng có thể mang
tính bắt buộc để tránh nguy cơ giải thể (ví dụ khi số lượng thành viên công ty giảm dưới mức tối
thiểu, nếu không muốn giải thể, lại không kết nạp thêm thành viên mới thì doanh nghiệp phải
chuyển đổi).
về hệ quả của việc chuyển đổi: (i) làm thay đổi loại hình doanh nghiệp, về thủ tục pháp lý, tất yếu
cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền sẽ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho
doanh nghiệp sau chuyển đối, (ii) có thể làm thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp, nếu khi chuyển
đổi doanh nghiệp xuất hiện thêm thành viên công ty hay cổ đông mới. Tuy nhiên, cũng có những
trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp không có sự thay đổi về chủ sở hữu của doanh nghiệp mà
chi thay đổi về loại hình doanh nghiệp, như chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân làm chủ.
* Các hình thức chuyển đổi:
Từ quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 và nghị định hướng dẫn việc chuyển đổi doanh
nghiệp có thể được thực hiện dưới các hình thức sau đây:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn <--> Công ty cổ phần
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên <-> Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên
+ Doanh nghiệp tư nhân -> Công ty trách nhiệm hữu hạn
2.1. Chuyển đổi hình thức pháp lý của công ty TNHH và công ty cổ phần
a) CTTNHH chuyển đổi thành CTCP
Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công
ty cổ phần theo các phương thức sau đây:
15
- Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp
vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
- Chuyển đổi thành cồng ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
- Chuyển đổi thành công ty cồ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một
hoặc một số tồ chức, cá nhân khác;
- Kêt hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Luật doanh nghiệp năm 2020 sử dụng phương pháp liệt kê khi quy định về các phương thức tổ
chức lại loại hình doanh nghiệp, nhưng lại khắc phục được nhược điểm của phương pháp liệt kê
bằng cách quy định phương thức cuối cùng bao giờ cũng là sự kết hợp của các phương thức nêu
ở trên. Tuy nhiên, phương thức cuối cùng quy định tại Luật doanh nghiệp nãm 2020 sẽ là bất hợp
lý bởi lẽ phương thức (a) tự bản thân nó thì không thể kết hợp với các phương thức (b) và (c)
được. Cụ thể, phương thức (a) chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi loại hình về mặt hình thức từ công
ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phàn mà không có huy động thêm tổ chức/cá nhân khác
góp vốn cũng như không bán phần vốn góp cho tổ chức/cá nhân khác, với điều kiện là số thành
viên của công ty trách nhiệm hữu hạn trong trường hợp này phải chí ít từ 03 thành viên trở lên.
b) CTCP chuyển đổi thành CTTNHH một thành viên
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên theo phuơng thức sau đây:
- Một cổ đông nhận chuyển nhuợng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ
đông còn lại;
- Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của
tất cả cổ đông của công ty;
- Công ty chỉ còn lại một cổ đông trong thời gian vượt quá thời hạn yêu cầu số lượng tối thiểu
công ty cổ phần theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020.
Khác với các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác, trong trường hợp công ty cổ
phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì các nhà làm luật chỉ liệt
kê ba phương thức có thể xảy ra và kết quả của ba phương thức này đều dẫn đến việc là số lượng
chủ sở hữu cuối cùng của doanh nghiệp là một (hoặc cá nhân hoặc tổ chức, hoặc là cổ đông hiện
hữu của công ty hoặc một cá nhân/tổ chức khác mà không là cổ đông).
Lưu ý: theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn
đầu tư bằng cổ phần, phần vốn góp quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 phải thực hiện theo
giá thị trường, giá được định theo phướng pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc
phương pháp khác.
c) CTCP chuyển đổi thành CTTNHH hai thành viên trở lên
16
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách
nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên theo phương thức sau đây:
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng
cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với huy động thêm tổ chức, cá nhân
khác góp vốn;
- Chuyển đổi thành cồng ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với chuyển nhượng toàn bộ hoặc một
phần của toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn kết hợp các phương thức quy định tại các điểm
a, b và c khoản này.
Trong trường hợp này việc chuyển đổi có thê dẫn đến sự thay đổi số lượng chủ sở hữu của công
ty (từ tối thiểu là 03 cổ đông sẽ có thể tăng lên hoặc giảm đi số lượng chủ sở hữu, và giảm trong
trường hợp này cũng không được giảm quá 02 vì công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên là doanh nghiệp trong đó số lượng thành viên dao động từ 02 đến 50 thành viên).Trong trường
hợp này việc chuyển đổi có thê dẫn đến sự thay đổi số lượng chủ sở hữu của công ty (từ tối thiểu
là 03 cổ đông sẽ có thể tăng lên hoặc giảm đi số lượng chủ sở hữu, và giảm trong trường hợp này
cũng không được giảm quá 02 vì công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh
nghiệp trong đó số lượng thành viên dao động từ 02 đến 50 thành viên).
2.2. Chuyển đổi hình thức của doanh nghiệp tư nhân: DNTN chuyển đổi thành CTTNHH
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty
trách nhiệm hữu hạn theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ các điều kiện theo quy định ;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu) hoặc thành viên (đối với
trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản
của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh
toán đủ số nợ khi đến hạn;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý
về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văh bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành
viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
Đây là điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2020 trên thực tế, trước khi Luật doanh nghiệp năm
2020 có hiệu lực thì các doanh nghiệp tư nhân nếu muốn chuyển sang loại hình công ty trách
17
nhiệm hữu hạn thì đều phải thực hiện hai bước, một là giải thể doanh nghiệp tư nhân, và hai là
thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải tốn thời gian và
chi phí để thực hiện cà hai bước này. Để giải quyết bài toán đó, Luật doanh nghiệp năm 2020 đã
linh hoạt hơn cho doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ cần phải thực
hiện một bước, đó là đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp tư nhân
đó thỏa mãn các điều kiện quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020.
Thù tục thực hiện việc chuyển đổi được quy định bởi Luật doanh nghiệp năm 2020 và nghị định
hướng dẫn, thì doanh nghiệp có thể đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng
ký thay đổi nội dung đãng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
khác, trừ trường hợp đãng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật. Thông qua đó giúp các nhà
đầu tư tiết kiệm chi phí và đơn giản thủ tục hành chính trong việc thực hiện việc chuyển đổi.
ND 4: Giải thể và phá sản doanh nghiệp
1. Giải thể doanh nghiệp
- Khái niệm: Giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trong
điều kiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán hoặc bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ tài sản
của doanh nghiệp.
- Đặc điểm:
- Về bản chất: Giải thể doanh nghiệp là một quá trình với những hoạt động nhằm chấm dứt sự
tồn tại của doanh nghiệp, để doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Đây là quá trình diễn ra với các
hoạt động: hoạt động kinh tế (thanh lý tài sản, thanh toán nợ) và hoạt động pháp lý (thủ tục hành
chính để “xoá tên” doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh).
- Về lý do giải thể (điều 207): Lý do giải thể khá đa dạng, có thể xuất phát từ vi phạm pháp luật
của doanh nghiệp hoặc ý chí tự nguyện của chủ doanh nghiệp.
Đa phần, doanh nghiệp giải thể khi chủ đầu tư không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh hoặc kinh
doanh thua lỗ nhưng chưa đến mức độ mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Bên cạnh đó, lý do
vi phạm pháp luật của doanh nghiệp cùng với việc bị áp dụng chế tài đính chỉ hoạt động và rút
giấy phép sẽ dẫn đến trường hợp giải thể bắt buộc, ví dụ như trường họp khai man hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp, kinh doanh trái phép, số lượng thành viên giảm dưới mức tối thiểu mà không xử
lý, khắc phục trong thời gian luật định...
- Về điều kiện giải thể: Doanh nghiệp chỉ thực hiện thủ tục giải thể để rút khỏi thị trường khi bảo
đảm thanh toán hết các khoản nợ, thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản. Nếu mất khả năng thanh
toán khoản nợ đến hạn, doanh nghiệp thuộc trường hợp áp dụng pháp luật phá sản để chấm dứt
hoạt động. Như vậy, có thể nói, khả năng thanh toán của doanh nghiệp là yếu tố quyết định việc
doanh nghiệp rút khỏi thị trường thông qua thủ tục giải thể hay phá sản.

18
- Chủ thể quyết định việc giải thể: Chủ sở hữu doanh nghiệp là người quyết định việc giải thể
doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh không có thẩm quyền đồng ý hay phản đối việc giải
thể mà chỉ xem xét tính hợp lệ của hô sơ giải thể và khi không có khiếu nại về việc giải thể thì sẽ
quyết định cập nhật tình trạng “đã giải thể” của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp (trước đây gọi ỉà chấp thuận hồ sơ giải thể và xoá tên doanh nghiệp trong
Sổ đăng ký kinh doanh).
Đối với các trường hợp giải thể bắt buộc, chủ sở hữu doanh nghiệp buộc phải quyết định giải thể
doanh nghiệp trên cơ sở quyết định đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp của cơ quan có thẩm quyền hay quyết định của Toà án. Trong trường hợp này, mặc dù
không trực tiếp ra quyết định giải thể nhưng về bản chất, có thể coi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền là chủ thể quyết định giải thể doanh nghiệp, vì chủ sở hữu doanh nghiệp ra quyết định giải
thể mà không xuất phát từ tự do ý chí của mình.
- Các TH giải thể:
Giải thể tự nguyện là trường hợp chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp theo ý chí của chủ sở
hữu doanh nghiệp. Giải thể tự nguyện diễn ra khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều
lệ công ty mà không có quyết định gia hạn hoặc khi chủ sở hữu doanh nghiệp không muốn tiếp
tục kinh doanh. Tuy nhiên, giải thể không phải là cách duy nhất để chủ sở hữu doanh nghiệp dừng
các hoạt động kinh doanh và giải phóng khỏi các nghĩa vụ tài sản. Bán doanh nghiệp và chuyển
giao các quyền và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp cho người mua là giải pháp ưu việt có thể
được chủ doanh nghiệp lựa chọn nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế. Do vậy, trong thực tiễn kinh
doanh, giải thể doanh nghiệp thường chỉ tiến hành khi việc bán doanh nghiệp không thực hiện
thành công.
Giải thể bắt buộc là trường họp chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp theo ý chí của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khi có sự vi phạm pháp luật của doanh nghiệp trong quá trình thành lập
và hoạt động của doanh nghiệp đó.
Giải thể bắt buộc khi công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu mà không có giải pháp
khắc phục trong thời gian luật định hoặc khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong
quá trình thành lập, hoạt động và bị xử lý đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi công ty có số lượng thành viên giảm dưới mức tối
thiểu (giảm dưới 03 thành viên đối với công ty cổ phần, giảm dưới 02 thành viên đối với công ty
TNHH hai thành viên trở lên, giảm dưới 02 thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh), công
ty cần có giải pháp khắc phục trong một khoảng thời gian nhất định, như kết nạp thêm thành viên
mới, chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác cỏ quy định về số lượng thành viên tối thiểu
ít hơn (theo pháp luật Việt Nam thì thời gian này là 06 tháng). Nếu không xử lý được theo những
cách này, công ty thuộc trường hợp phải tiến hành giải thể.

19
Chế tài thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là chế tài nghiêm khắc đặt ra với các vi
phạm pháp luật nghiêm trọng như giả mạo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được thành
lập bởi những người bị cấm thành lập doanh nghiệp, ngừng hoạt động thời gian dài mà không
thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế... Có thể nói, chế tài này là một trong
những công cụ hiệu quả để hậu kiểm việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Sau khi nhận
quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp buộc phải tiến hành thủ
tục giải thể doanh nghiệp.
- Điều kiện giải thể:
về nguyên tắc, doanh nghiệp chỉ được rút khỏi thị trường khi xử lý ổn thoả các nghĩa vụ đã tạo
lập ra trong quá trình thành lập và hoạt động. Do đó, pháp luật luôn coi đây là điều kiện quan
trọng để giải thể một doanh nghiệp. Nếu không đáp ứng được điều kiện này, thủ tục phá sản có
thể được áp dụng để doanh nghiệp châm dứt hoạt động.
Doanh nghiệp được giải thể khi đáp ứng điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;
- Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Toà án hoặc trọng tài.
Về lý thuyết, có thể chấp nhận những cách thức “bảo đảm thanh toán hết nợ và nghĩa vụ tài sản
khác” như sau:
+ Các khoản nợ đã được thanh toán dứt điểm, thể hiện qua hồ sơ giải thể;
+ Một số khoản nợ được tổ chức, cá nhân khác, kể cả tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp
liên quan, cam kết thanh toán nợ sau khi doanh nghiệp giải thể. Trường hợp này cần lưu ý đến
các quy định về chuyển giao nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự;
+ Đối với giải thể chi nhánh, doanh nghiệp có chi nhánh giải thể có nghĩa vụ thực hiện trả nợ, vì
thực chất các khoản nợ được tạo ra từ hoạt động của chi nhánh là khoản nợ của doanh nghiệp.
- Thủ tục giải thể:
Bước 1: Quyết định giải thể
Thông qua quyết định giải thể được tiến hành bởi chủ sở hữu/đồng chủ sở hữu của doanh nghiệp,
đó là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân (đối với doanh nghiệp tư nhân), hội đồng thành viên (đối
với công ty TNHH hai thành viên trở lên) và đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần).
Trường họp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp buộc
phải quyết định giải thể mà không có sự lựa chọn nào khác. Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục
thông qua quyết định giải thể theo thủ tục tương ứng với từng loại doanh nghiệp, đó là triệu tập
họp hội đồng thành viên ở công ty TNHH hai thành viên trở lên, triệu tập họp đại hội đồng cổ
đông ở công ty cổ phần.

20
Trên cơ sở biên bản họp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp một
chủ sở hữu thì không có biên bản này), người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký quyết
định giải thể doanh nghiệp với các nội dung chủ yếu: Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua
quyết định giải thể; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và họ, tên, chữ
ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Điều 208 LDN 2020)
Phương án thanh lý tài sản và trả nợ cũng như phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ việc
thanh lý họp đồng cần phải được coi là nội dung quan trọng khi quyết định giải thể doanh nghiệp.
Bước 2: Thực hiện quyết định giải thể
Sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp được thông qua hợp pháp, doanh nghiệp chủ động tổ
chức thực hiện nội dung quyết định này. Các công việc chù yếu được tiến hành để thực hiện quyết
định giải thể bao gồm:
- Gửi quyết định giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong
doanh nghiệp;
- Công khai quyết định giải thể, phương án giải quyết nợ bằng cách đăng tải các văn bản này trên
cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và niêm yết tại trụ sở chính, chi nhánh, văn
phòng đại diện của doanh nghiệp. Phương án xử lý nợ phải rõ các thông tin về chủ nợ, khoản nợ,
thời hạn và phương thức thanh toán, thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;
- Thực hiện thủ tục thanh lý tài sản và thanh toán nợ theo phương án đã thông báo công khai.
Việc thực hiện thanh toán nợ sẽ theo thứ tự ưu tiên nếu như pháp luật hiện hành có quy định nội
dung này. Ví dụ: Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định các khoản nợ của doanh nghiệp được
thanh toán theo thứ tự sau đây:
+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các
quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký
kết;
+ Nợ thuế;
+ Các khoản nợ khác.
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho
chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỉ lệ sở hữu phần
vốn góp, cổ phần.
Trong giai đoạn này, cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng doanh nghiệp “đang làm
thủ tục giải thể” ưên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Kết thúc thủ tục giải thể
21
Thủ tục giải thể kết thúc khi cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý “doanh
nghiệp đã giải thể” hên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đối với trường hợp giải thể bắt buộc, cần lưu ý rằng, doanh nghiệp bị cập nhật tình trạng “đang
làm thủ tục giải thể” ngay khi có quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều
này bảo đảm tính chất bắt buộc của việc giải thể. Bên cạnh đó, người quản lý doanh nghiệp có
liên quan phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc thực không
đúng quy định về giải thể trong trường hợp doanh nghiệp bị bắt buộc giải thể.
- Hậu quả pháp lý: Sau khi giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó đã chấm dứt tư cách chủ
thể, doanh nghiệp không thể tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh. Sau khi doanh nghiệp
đã giải thể thì doanh nghiệp không còn là đối tượng bị xử phạt với tư cách là tổ chức kinh tế nữa.
2. Phá sản doanh nghiệp
- Khái niệm: Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp,
hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Trong đó, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không
thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
(Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014)
- Đặc điểm:
– Về lý do phá sản: lý do duy nhất dẫn đến phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đó là doanh nghiệp,
hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thơi hạn 03 tháng từ ngày đến
hạn thanh toán
– Phá sản là thủ tục phục hồi doanh nghiệp đặc thù vì trình tự, thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản là một thủ tục tư pháp. Đây là một giai đoạn trong thủ đoạn trong thủ tục
giải quyết yêu cầu phá sản, được tiến hành sau khi Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản
doanh nghiệp và chính Tòa án quyết định thủ tục phục hồi này.
Hoạt động phục hồi này nằm dưới sự giám sát nghiêm ngặt của Tòa án. Khác với việc khi doanh
nghiệp gặp khó khăn, chủ doanh nghiệp có thể tự thực hiện tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh
doanh. Quá trình phục hồi này hoàn toàn phụ thuộc ý chí của chủ doanh nghiệp, từ việc quyết
định có phục hồi hay không, đến tự quyết các phương án phục hồi doanh nghiệp,…
– Phá sản là thủ tục thanh lý nợ đặc biệt. Gọi đây là một thủ tục thanh lý nợ đặc biệt vì:
+ Việc đòi nợ và thanh toán nợ mang tính tập thể. Tất cả các chủ nợ đều có cơ hội tham gia vào
quá trình đòi nợ và thanh toán nợ. Các chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu
doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ. Pháp luật đã phân chia chủ nợ
thành các nhóm khác nhau, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và

22
chủ nợ có bảo đảm( Khoản 3 Điều 4 Luật Phá sản 2014), các yêu cầu của chủ nợ sẽ được xem
xét công bằng, tại cùng một thời điểm, địa điểm và theo thứ tự ưu tiên nhất định.
Các chủ nợ không thể đòi thanh toán riêng khoản nợ của mình mà phải thông qua thủ tục gửi giấy
đòi nợ. Chủ nợ không gửi giấy đòi nợ hoặc tiến hành đòi nợ riêng lẻ sẽ không được tham gia vào
quá trình phân chia tài sản của doanh nghiệp sau này.
+ Việc đòi nợ và thanh toán các khoản nợ tiến hành thông qua một cơ quan đại diện có thẩm
quyền. Luật Phá sản quy định cơ quan có thẩm quyền ở đây chính là Tòa án. Việc thanh toán nợ
của doanh nghiệp cũng không diễn ra trực tiếp mà phải thông qua đại diện là Quản tài viên hoặc
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Các chủ nợ nhận được khoản thanh toán cho khoản nợ ở
đây chứ không do doanh nghiệp mắc nợ trực tiếp trả.
+ Việc thanh toán khoản nợ được tiến hành trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp. Điều
này được hiểu là nợ bao nhiêu thì phải đủ lại bấy nhiêu mà nghĩa vụ của doanh nghiệp mắc nợ sẽ
chấm dứt sau khi dùng toàn bộ tài sản của mình để trả nợ mặc dù có thể thanh toán chưa đủ cho
các khoản nợ. Vì sau khi thanh lý tài sản để trả nợ, Tòa án ra quyết định phá sản doanh nghiệp,
doanh nghiệp không còn tồn tại cũng như không còn tài sản gì thì không có bất kì tài sản để có
thể thanh toán hết khoản nợ. Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho chủ doanh nghiệp tư nhân,
thành viên hợp danh trong công ty hợp danh; trong trường hợp này, trách nhiệm thanh toán nợ
vẫn còn tồn tại đến khi khoản nợ được thực hiện xong.
+ Việc thanh toán các khoản nợ được tiến hành theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Thông thường, việc thanh toán nợ có thể diễn ra bất cứ khi nào, do các bên tự do lực chọn
phương thức thanh toán. Nhưng trong phá sản doanh nghiệp, việc thanh toán các khoản nợ được
tiến hành sau khi có quyết định của Tòa án. Thanh toán nợ trong quá trình giải quyết yêu cầu phá
sản doanh nghiệp phải trên cơ sở quyết định của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý tài sản hay
của Tòa án.
– Thủ tục phá sản thường dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Trong thủ tục
phá sản, Tòa án có thể phải ra quyết định pháp lý đặc biệt như quyết định chấm dứt sự tồn tại của
doanh nghiệp và tiến hành thanh lý tài sản. Sau khi quyết định tuyên bố phá sản được tiến hành,
doanh nghiệp sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký.
– Thủ tục phá sản là thủ tục có khả năng giúp con nợ phục hồi hoạt động kinh doanh. Pháp luật
phá sản đặt ra mục tiêu giúp các doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng phá sản, khôi phục hoạt động
kinh doanh đó chính là giai đoạn phục hồi doanh nghiệp
- Thủ tục: Thủ tục phá sản doanh nghiệp quy định trong Luật Phá sản 2014 diễn ra gồm các bước
sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

23
Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản.
Bước 2: Tòa án nhận đơn
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông
báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.
Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án trả lại đơn.
Bước 3: Tòa án thụ lý đơn
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản,
biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.
Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp,
hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).
Bước 4: Mở thủ tục phá sản
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên
quan.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm
quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực
hiện hợp đồng...
Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…
Bước 5: Hội nghị chủ nợ
Triệu tập Hội nghị chủ nợ:
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.
Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51%
tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.
Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:
- Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
- Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Đề nghị tuyên bố phá sản.
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
24
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc
hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh
toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
- Thanh lý tài sản phá sản;
- Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân
chia tài sản.
* Chủ thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản DN: Tại Luật Phá sản 2014 quy định
thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp là Tòa án nhân dân, theo đó:
“1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân
dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc
đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và
thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để
giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác
xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, cả Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện đều có thẩm quyền giải
quyết cầu phá sản doanh nghiệp theo phạm vi lãnh thổ.
ND 5: Hợp đồng thương mại
1. Khái quát
- Khái niệm: k1d3. Theo đó, hợp đồng thương mại là thỏa thuận giữa các thương nhân với thương
nhân, thương nhân với các bên liên quan nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa
các bên trong hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ,
đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác.
- Đặc điểm:
25
Chủ thể: chủ yếu là thương nhân
Hình thức: lời nói, hành vi nhưng do tc phức tạp --> chủ yếu dưới hình thức văn bản
Đối tượng: là hàng hóa hoặc dịch vụ (giống dân sự nhưng hàng hóa dịch vụ thường có tính chất
phức tạp hơn). Trường hợp đặc biệt là hợp đồng thành lập công ty...
- Phân loại hợp đồng thương mại: trong quá trình phát triển của nền kinh tế và đặc điểm giao
dịch người ta phân chia hợp đồng thương mại dựa trên các tiêu chí như:
+ Theo các lĩnh vực kinh doanh thương mại: VD hợp đồng dịch vụ làm đẹp, hợp đồng dịch vụ
cho thuê xe, thuê nhà, hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật, hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng,
hợp đồng mua bán dụng cụ y tế…
+ Theo nghĩa vụ của hợp đồng: VD hợp đồng cung cấp thông tin, hợp đồng bảo mật thông tin,
hợp đồng học tập nghiên cứu…
+ Theo hình thức của hợp đồng: VD hợp đồng song phương, hợp đồng đa phương, hợp đồng song
ngữ…
Một số loại hợp đồng thương mại phổ biến hiện nay gồm:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, gồm: hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
- Hợp đồng dịch vụ gồm: Hợp đồng cung ứng dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa, hợp đồng
cung ứng dịch vụ chuyên ngành (hợp đồng dịch vụ tài chính, bảo hiểm,...)
- Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư thương mại khác...
2. Một số loại HDTM cơ bản
* Hợp đồng mua bán hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa các bên,
theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận
thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá
theo thoả thuận.
Có thể tạm chia hợp đồng mua bán hàng hoá thành hai loại:
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế: đối tượng của HD đang tồn tại ở nước ngoài, HD đc giao
kết ở nc ngoài, các bên trong HD ko cùng quốc tịch
- Đặc điểm:
Về chủ thể: chủ yếu là thương nhân, có thể trong nước và cả nước ngoài, có thể không là thương
nhân nhưng vẫn áp dụng luật thương mại điều chỉnh nếu lựa chọn áp dụng

26
Về hình thức: Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được
xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định
phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó (Điều 24 Luật Thương mại)
Về đối tượng: là hàng hóa, hàng hóa bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành
trong trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai (khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại)
Về nội dung: quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán. Theo đó, bên bán có nghĩa
vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa
vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Mục đích của các bên mua bán là lợi nhuận.
Nội dung chủ yếu của HDMBHH
Là các điều khoản, hông bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào, tuy nhiên
với điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán nói chung gồm:
– Đối tượng của hợp đồng.
– Chất lượng và giá cả của hàng hóa.
– Phương thức thanh toán.
– Thời hạn và địa điểm giao nhận hàng.
Các điều kiện có hiệu lực của HDMBHH:
– Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Đối với các thương
nhân khi tham gia hợp đồng phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh hợp pháp đối với hàng
hóa được mua bán. Trong trường hợp mua bán hàng hóa có điều kiện kinh doanh thì thương nhân
phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật.
– Đại diện của các bên giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền, có thể là đại diện theo pháp luật
hoặc đại diện theo ủy quyền. người không có quyền đại diện, khi giao kết sẽ không làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được đại diện, trừ trường hợp bên giao kết kia biết hoặc
phải biết về việc không có quyền đại diện.
– Mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp luật, không
trái đạo đức xã hội hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định
của pháp luật.
– Hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp
luật: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện
chí, trung thực và ngay thẳng.
– Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.

27
* Hợp đồng dịch vụ: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch
vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho
bên cung ứng dịch vụ.” (điều 513 BLDS)
– Đặc điểm chung của hợp đồng dịch vụ trong dân sự, đó là :
+ Là hợp đồng song vụ: Cả bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ đều có quyền và nghĩa
vụ của mình, trong đó quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
+ Là hợp đồng ưng thuận: Có hiệu lực ngay từ thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản
chủ yếu của hợp đồng.
– Đặc điểm riêng :
+ Đối tượng của hợp đồng dịch vụ trong thương mại là dịch vụ. Đối tượng dịch vụ của hợp đồng
dịch vụ trong thương mại có phạm vi hẹp hơn đối tượng công việc của hợp đồng dịch vụ trong
dân sự. Theo nghĩa đơn thuần thường hiểu thì dịch vụ có thể là mọi hành vi của chủ thể này thực
hiện công việc mang lại hiệu quả có lợi cho chủ thể khác. Dịch vụ là đối tượng của hợp đồng dịch
vụ trong thương mại còn phải được thực hiện vì mục đích sinh lời. Nhưng như vậy thì phạm vi
của hợp đồng dịch vụ sẽ bao gồm cả những hợp đồng khác như hợp đồng gia công, hợp đồng vận
chuyển,…
Dịch vụ đó phải là dịch vụ có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm và không trái đạo đức
xã hội.
Nội dung: Nội dung của hợp đồng dịch vụ bao gồm tổng hợp các điều khoản trong hợp đồng.
Trong một hợp đồng dịch vụ, các bên có thể thỏa thuận về: đối tượng, giá dịch vụ, thời hạn hoàn
thành dịch vụ, thời hạn thanh toán…
– Bên cung ứng dịch vụ
+ Cung ứng dịch vụ và thực hiện các công việc liên quan đúng chất lượng, thời hạn, địa điểm và
các thỏa thuận khác
+ Bảo quản và phải giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch
vụ sau khi hoàn thành việc cung ứng dịch vụ.
+ Báo ngay cho khách hàng về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không đảm bảo
chất lượng để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ.
+ Giữ bí mật về thông tin mà mình được biết trong thời gian cung ứng dịch vụ nếu có thỏa thuận
hoặc pháp luật có quy định
Nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một
kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù
hợp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận cụ thể về tiêu

28
chuẩn kết quả cần đạt được thì bên cung ứng phải có nghĩa vụ cung ứng dịch vụ với kết quả phù
hợp với tiêu chuẩn thông thường của loại dịch vụ đó, trừ trường hơp có thỏa thuận khác.
Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ cung ứng dịch vụ với nỗ lực và khả năng cao nhất nếu tính
chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt
được kết quả mong muốn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Nghĩa vụ của khách hàng
+ Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện
việc cung ứng dịch vụ, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
+ Hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng có thể cung ứng dịch vụ một
cách thích hợp.
+ Trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên
cung ứng dịch vụ khác, khách hàng phải điều phối hoạt động của các bên cung ứng dịch vụ để
không gây cản trở đến hoạt động của bên cung ứng dịch vụ nào.
+ Thanh toán tiền cung ứng dịch vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khi giao kết hợp đồng,
nếu các bên không thỏa thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bất
kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó
trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý,
phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
- Hợp đồng trung gian thương mại:
KN: Theo quy định của Luật Thương mại 2005, các hoạt động dịch vụ trung gian thương mại như
đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại
phát sinh trên cơ sở thực hiện giao kết hợp đồng giữa bên thuê dịch vụ trung gian thương mại và
bên thực hiện dịch vu trung gian thương mại.
Hợp đồng trung gian thương mại là hình thức pháp lý của hoạt động trung gian thương mại.
* Đặc điểm:
- Thứ nhất, theo quy định các điều 141, 150, 156, 167 của Luật Thương mại 2005, một bên trong
hợp đồng trung gian thương mại luôn là Thương nhân (bên đại diện, bên môi giới, bên nhận ủy
thác, bên đại lý). Họ có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba.
- Thứ hai, trong hợp đồng trên, bên trung gian được thực hiện hoạt động với tư cách pháp lý hoàn
toàn độc lập và tự do trong quan hệ với bên thuê dịch vụ (bên ủy quyền) và bên thức ba.
Theo quy định của Luật Thương mại 2005:
+ Khi thực hiện dịch vụ đại diện cho thương nhân, bên trung gian được nhân danh người ủy quyền
và thực hiện giao dịch với bên (hoặc các bên) thứ ba trong phạm vi được ủy quyền.
29
+ Khi thực hiện dịch vụ môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa hoặc đại lý thương mại,
bên trung gian sử dụng danh nghĩa của mình.
Việc xác định được tư cách của bên trung gian trong hợp đồng trên với bên (hoặc các bên) thứ ba
giúp xác định nghĩa vụ phát sinh với bên thứ ba sẽ thuộc về ai.
- Thứ ba, hợp đồng này là hợp đồng song vụ, có tính đền bù.
Trong hợp đồng, bên ủy quyền và bên nhận quỷ quyền đều có các quyền và nghĩa vụ với nhau.
Đồng thời, khi thực hiện xong nhiệm vụ được giao, bên nhận ủy quyền được trả một khoản thù
lao từ bên ủy quyền.
Hình thức:
Hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương với văn bản. Các hình thức đó là điện báo,
telex, fax, thông điệp dữ liệu (là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và lưu trữ bằng
phương tiện điện tử) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. – Khoản 15 Điều 3 Luật
Thương mại 2005.
* Các loại hợp đồng: Theo quy định của pháp luật, hiện nay có 4 hợp đồng trung gian thương
mại. Đó là: Hợp đồng đại diện cho thương nhân; + Hợp đồng môi giới thương mại; + Hợp đồng
ủy thác mua bán hàng hóa; + Hợp đồng đại lý thương mại
ND 6: Giải quyết tranh chấp thương mại
1. Khái quát
* Tranh chấp thương mại:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định rằng Hoạt động thương mại là
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc
tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Dựa vào khái niệm trên có thể suy ra rằng tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng)
giữa hai bên hợp tác với nhau về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh thương
mại.
- Đặc điểm:
Thứ nhất, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại.
Thứ hai, chủ thể của tranh chấp thương mại là thương nhân bởi vì chính các thương nhân là chủ
thể thực hiện các hoạt động thương mại. Các bên trong tranh chấp thương mại có thể đều là doanh
nhân hoặc chỉ có một bên là thương nhân.

30
Thứ ba, nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột, mâu thuẫn về quyền và lợi ích
vật chất mà các bên trong tranh chấp hướng đến.
* giải quyết tranh chấp thương mại: là quá trình phân xử để làm rõ quyền và nghĩa vụ hợp pháp
của các bên, buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm của mình đối với bên bị vi
phạm.
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
2.1. Tòa án
* Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
Căn cứ theo Chương II Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Tòa
án bao gồm:
- Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự
- Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
- Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật
- Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
- Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự
- Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
- Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
- Bảo đảm tranh tụng trong xét xử
* Những tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Căn cứ theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về kinh doanh,
thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký
kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và
đều có mục đích lợi nhuận.

31
- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng
phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản
lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám
đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập,
hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình
thức tổ chức của công ty.
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết
của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại
Căn cứ theo Điều 319 Luật thương mại 2005 quy định: Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các
tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ
trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông
báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
2.2. Thương lượng:
Thương lượng được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện
bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không
cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự,
thủ tục giải quyết.
Kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không
có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình
thương lượng.
2.3. Hòa giải:
Hình thức hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận
chọn làm trung gian hoà giải.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP: Hòa giải thương mại là phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung
gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
* Nguyên tắc hòa giải
Căn cứ Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định việc hòa giải phải dựa trên các nguyên tắc
sau:
- Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
32
- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
- Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội,
không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.
* Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải
thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải.
Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp
hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
2.3. Trọng tài:
* Bản chất của Trọng tài thương mại
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định, trọng tài thương mại là
phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật
Trọng tài thương mại 2010.
- Góc độ hình thức giải quyết: Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức giải
quyết tranh chấp ngoài thủ tục tư pháp do các bên có tranh chấp lựa chọn để giải quyết tranh chấp
cong thông qua hoạt động của trọng tài viên
- Góc độ là một cơ quan tổ chức: Trọng tài thương mại là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động
với tư cách là một tổ chức nghề nghiệp, do các trọng tài viên thành lập ra để giải quyết các tranh
chấp TM
a) Trọng tài vụ việc (ad hoc)
là hình thức trọng tài do các bên có tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết một vụ tranh
chấp cụ thể giữa các bên có tranh chấp và khi giải quyết xong vụ tranh chấp đó, trọng tài sẽ chấm
dứt sự tồn tại
b) Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế)
Theo PLVN, trọng tài thường trực đc tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng
tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân
Mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, có danh sách trọng tài viên riêng, đặc biệt là quy tắc
tố tụng riêng đc xây dựng căn cứ vào đặc thù của từng trung tâm.
* Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
Căn cứ Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài bao gồm:
33
- Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm
và trái đạo đức xã hội.
- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo
điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác.
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
* Điều kiện giải quyết tranh chấp
Căn cứ Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài như sau:
- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi,
thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của
người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá
sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng
tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp
các bên có thoả thuận khác.

34
1. Phân biệt DNTN và HKD
Giống: ko có tư cách pháp nhân + chịu TN vô hạn đối với các quyền và nghĩa vụ cúa DNTN,
HKD
Khác: Về chủ thể: DNTN do một cá nhân làm chủ góp toàn bộ vốn, tự chịu toàn bộ lợi ích, TN.
Điều kiện làm chủ DNTN là cd Vn trên 18t, có thể là người nc ngoài nhưng phải thỏa mãn các
điều kiện về hành vi TM do pl đất nc đó quy định / HKD do cá nhân là cd VN hoặc một nhóm,
một hộ gd làm chủ, cùng nhau quản lý, phát triển mô hình và cùng chịu TN về hd của mình
Về quy mô kinh doanh: nhỏ nhưng lớn hơn HKD. Có thể do cá nhân nc ngoài làm chủ / nhỏ hơn
DNTN, do một cá nhân hoặc một nhóm người làm chủ
Về số lượng người lao động: ko giới hạn số lượng / dưới 10 ld, trên 10 ld phải đki thành lập DN
Về điều kiện kd: phải đki kd ở cấp tỉnh để đc cấp giấy chứng nhận đki kd, phải có con dấu trong
quản lý đc cq công an cấp / chỉ trong một số TH nhất định, đki kd ở cấp huyện và ko có con dấu
Loại hình kd: đc phép kd xuất, nhập khẩu / ko đc xnk
Cơ cấu rổ chức, quản lý: DNTN chặt chẽ hơn HKD
2. phân biệt CTCP và Cty TNHH
Giống: tv có thể là cá nhân, tổ chức + có sự tách bạch về ts của cty và ts của các tv + đều có tư
cách pháp nhân + là loại hình cty đối vốn + tv góp vốn chịu TN trong phạm vi vốn góp của mình
+ tv cty có quyền chuyển nhượng vốn theo qd của pl
Khác: số lượng: ko giới hạn cổ đông, tuy nhiên tối thiểu phải có 3 cổ đông trở lên / giới hạn từ 1-
50 tùy thuộc TNHH 1 tv hoặc 2 tv trở lên
Tính chất hd: CTCP có tổ chức phức tạp hơn, hd mang tính xh sâu rộng + dễ dàng huy động đc
nguồn vốn lớn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, do đó chia sẻ đc rủi ro trong hdkd
của DN / cty TNHH chịu ít ràng buộc pháp lý hơn, có số vốn ít hơn do cty chỉ có quyền phát hành
trái phiếu, khả năng chịu rủi ro cao hơn
Vốn: đc phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn + vốn điều lệ của CTCP đc chia thành nhiều
phần bằng nhau đc gọi là cổ phần + góp vốn: các cổ đông sáng lập pahir cùng nhau đki mua tối
thiểu 20% tổng số cổ phần phổ thông đc quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đki
mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày CTCP đc cấp giấy chứng nhận đkkd / ko đc phép phát
hành cổ phiếu + vốn điều lệ của cty TNHH tính theo tỷ lệ % vốn góp + góp vốn: tv phải góp vốn
phần vốn góp cho cty đủ và đúng loại ts như đã cam kết khi đki thành lập DN trong thời hạn 90
ngày, kể từ ngày đc cấp giấy CN đã đki DN. Đc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp khi góp đủ
và đúng loại ts như đã cam kết trong đúng tg quy định + TH ko góp đủ và đúng hạn, cty làm thủ
tục điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ góp vốn của thành viên theo thực tế góp

35
Cơ cấu tổ chức: Có hai mô hình: a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức giữ dưới
50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát); + b) Đại hội đồng cổ đông, Hội
đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là
thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị). / Có một mô hình:
Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm
soát (công ty có ít hơn 11 thành viên không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát)
Chuyển nhượng phần vốn góp: cổ phần dcd tự do chuyển nhượng, việc huyển nhượng đc thực
hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông quan giao dịch trên thị trg chứng khoán
/ nếu tv muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình thì trc tiên phải
chào bán phần vốn góp đó cho các tv còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong
cty TNHH với cùng đk + tv chỉ có thể chuyển nhượng cho người ko phải là tv nếu các tv còn lại
của cty TNHH ko mua hoặc ko mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán
Chế độ quản lý: ciệc thành lập và quản lý phức tạp hơn do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các qd của
pl + các TH hoạt động đối kháng nhau về lợi ích luôn xảy ra ở các cty này / quyền quản lý cty
đc gắn chặt với các tv tham gia thành lập cty dựa theo số vốn đóng góp + các TH hd đối kháng
nhau về lợi ích ít xảy ra hơn so với cty cổ phần
3. Pb DNTN và CTHD
Giống: Thành viên hợp danh và chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt
động của doanh nghiệp. + Thành viên hợp danh chỉ được thành lập 1 công ty hợp danh, và chủ
doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân. + Không được phát hành chứng
khoán hoặc trái phiếu để huy động vốn.
Về tư cách pháp lý: không có tư cách pháp nhân. / công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Về chủ thể : do một cá nhân thành lập. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân.
/ ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân thành lập.
Về cơ cấu tổ chức : đơn giản, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc người quản lý khác (trong
trường hợp chủ doanh nghiệp tư vấn không trực tiếp quản lý và thuê người khác quản lý). / phức
tạp hơn, hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên của công ty. Hội đồng thành viên bầu một
thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
Về trách nhiệm tài sản :chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của doanh nghiệp. / Các thành
viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành
viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào
công ty.

36
Về đại diện theo pháp luật : chủ sở hữu là người đại diện theo pháp luật. / Các thành viên hợp
danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của
công ty. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau
đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.
Về vốn : vốn đầu tư do chủ sở hữu doanh nghiệp tự đăng ký. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân
không hoàn toàn độc lập với tài sản của chủ sở hữu. / bao gồm vốn góp của thành viên hợp danh
khi thành lập và vốn góp của thành viên góp vốn. Tài sản của công ty hợp danh độc lập hoàn toàn
với tài sản của cá nhân thành viên hợp danh.
Về quyền đối với phần vốn góp : chủ sở hữu có thể cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân. /
thành viên hợp danh không có quyền chuyển nhượng phần góp vốn trừ trường hợp được các thành
viên hợp danh khác đồng ý. Thành viên góp vốn được tự do chuyển nhượng vốn góp.
4. PB HKD với tổ hợp tác
Căn cứ: Luật doanh nghiệp 2020, Nghị định 78/2015/NĐ-CP / Bộ luật dân sự 2015
Định nghĩa: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân
Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được
đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh“. / Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp
đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên,
cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng
chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.
Đặc điểm: Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp: cá nhân, nhóm người, hộ gia đinh nhân
danh chính mình tham gia vào hoạt động kinh doanh. Mặc dù là chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp
nhưng hộ kinh doanh lại không có tư cách của doanh nghiệp, không có con dấu, không được mở
chi nhánh, văn phòng đại diện, không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như
hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật Phá sản khi kinh doanh thua lỗ. Khi tham gia giao
dịch, cá nhân hoặc đại diện theo nhóm người hay đại diện hộ gia đình nhân danh mình mà không
nhân danh hộ kinh doanh để thực hiện hoạt động kinh doanh. + Điểm đặc biệt lưu ý đó là trường
hợp hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải chuyển loại hình đăng ký thành lập
doanh nghiệp theo quy định. / Trong trường hợp chấm dứt, tổ hợp tác phải báo cáo cho Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn đã chứng thực hợp đồng hợp tác. Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định.
Tài sản: Toàn bộ tài sản của thành viên / 1. Tài sản do các tổ viên đóng góp, cùng tạo lập và được
tặng cho chung là tài sản của tổ hợp tác. 2. Các tổ viên quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác
theo phương thức thoả thuận. 3. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải được
toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý.

37
Quyết định: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân
Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ. + Đối
với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt
động kinh doanh của hộ (như chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân). + Đối với
hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của
hộ do các thành viên trong nhóm hoặc hộ gia đình quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử
một người làm đại diện cho nhóm hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài. / 1. Đại diện của
tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự là tổ trưởng do các tổ viên cử ra. Tổ trưởng tổ hợp tác có
thể uỷ quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho tổ. 2. Giao dịch dân
sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác theo
quyết định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả tổ hợp tác.
Trách nhiệm: Cá nhân, nhóm người hoặc các thanh viên như trong hộ chịu trách nhiệm đến cùng
về mọi khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh (trách nhiệm vô hạn). Hay
nói cách khác, khi phát sinh khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết
nợ, không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có; không phụ thuộc vào
việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh. / 1. Tổ hợp tác phải chịu
trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện
nhân danh tổ hợp tác. 2. Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của tổ; nếu tài sản không
đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương
ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình.
Phạm vi hoạt động: Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh mang tính nghề nghiệp
thường xuyên, nghĩa là hộ kinh doanh hoạt động một cách chuyên nghiệp và thu nhập chính của
họ phát sinh từ hoạt động kinh doanh. Vì vậy, tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Hộ
gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn
chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp
kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. / Tổ hợp tác cùng đóng góp tài
sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm
là chủ thể trong các quan hệ dân sự.
5. PB DNTN với Cty TNHH 1 thành viên
Giống: Đều là các loại hình doanh nghiệp do một chủ sở hữu thành lập. + Nếu chuyển nhượng
một phần vốn hoặc tiếp nhận phần vốn thì phải thay đổi loại hình doanh nghiệp. + Nếu chuyển
nhượng toàn bộ vốn phải thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu. + Cả hai loại hình doanh nghiệp
đều không được phát hành cổ phiếu.+ Giám đốc, Tổng giám đốc có thể được thuê thông qua hợp
đồng lao động.
Khác:

38
Chủ sở hữu: Là cá nhân. Cá nhân này đồng thời không được là chủ hộ kinh doanh, thành viên
công ty hợp danh. / Cá nhân, tổ chức
Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu: Chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. (Trách nhiệm vô hạn) / Chủ sở hữu chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
(Trách nhiệm hữu hạn)
Góp vốn: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Tài sản
được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục
chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. / Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị tài sản do chủ
sở hữu góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Chủ sở hữu công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.
Thay đổi vốn điều lệ: Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc
giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Trường hợp giảm vốn
đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn
sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh. / Công ty giảm vốn điều lệ trong các trường
hợp sau đây: – Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh
doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. – Vốn điều lệ không được
chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn
điều lệ: Bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người
khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác thì
phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Quyền phát hành trái phiếu: Không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. / Có thể
phát hành trái phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị hạn chế quyền phát hành cổ
phần
Tư cách pháp lý: Không có tư cách pháp nhân / Có tư cách pháp nhân
Cơ cấu tổ chức: Chủ sở hữu tự quản lý hoặc thuê người quản lý. / Có thể lựa chọn 01 trong 02
mô hình sau: – Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; – Hội đồng
thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. / Hạn chê quyền vốn góp, mua cổ
phần vốn góp của DN: Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ
phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần /
Không bị hạn chế
6. Pb cổ phiếu và trái phiếu
Giống: Cổ phiếu và trái phiếu là phương thức để Công ty huy động nguồn vốn + Cổ phiếu và trái
phiếu đều là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu.

39
Khác:
Về bản chất: Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một
phần vốn điều lệ công ty. / Trái phiếu là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền
sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu.
Về chủ thể có thẩm quyền ban hành: chỉ có Công ty cổ phần có quyền phát hành cả cổ phiếu. Công
ty trách nhiệm hữu hạn không có quyền phát hành cổ phiếu / công ty cổ phần và CTTNHH đều
có quyền phát hành trái phiếu.
Tư cách chủ sở hữu: Người sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ đông của công ty cổ phần / Người sở
hữu trái phiếu không phải là thành viên hay cổ đông của công ty, họ trở thành chủ nợ của công
ty.
Quyền của chủ sở hữu: Người sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần trở thành cổ đông của công
ty và tùy thuộc vào loại cổ phần họ nắm giữ, họ có những quyền khác nhau trong công ty. Người
sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần được chia lợi nhuận (hay còn gọi là cổ tức), tuy nhiên lợi
nhuận này không ổn định mà phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Họ có quyền tham
gia vào việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty, tham gia biểu quyết các vấn đề của
công ty, trừ cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không được dự họp Đại hội đồng
cổ đông và biểu quyết các vấn đề của công ty. / Người sở hữu trái phiếu do công ty phát hành
được trả lãi định kì, lãi suất ổn định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
Thời gian sở hữu: Không có thời hạn cụ thể, nó phụ thuộc vào ý chí và quyết định của chủ sở hữu
cổ phiếu. / Có một thời hạn nhất định được ghi trong trái phiếu.

40

You might also like