You are on page 1of 16

MÔN PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Chương 1:
Câu hỏi lý thuyết:
1. Các đặc điểm của thương nhân theo pháp luật Việt Nam?
1. Đặc điểm pháp lý của thương nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định: " Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế
được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên và có đăng ký kinh doanh." Theo khái niệm này, Thương nhân bao gồm:
+ Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp
+ Cá nhân
Tuy nhiên không phải tổ chức thành lập hợp pháp hoặc cá nhân nào cũng được
pháp luật Việt Nam công nhận là thương nhân. Để là thương nhân, các chủ thể nói
trên phải mang các đặc điểm pháp lý sau: 
Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại:
Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “ Hoạt động thương mại là hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.” Đây là
đặc điểm luôn đi liền với thương nhân. Muốn xem một chủ thể có phải thương nhân
hay không thì phải xem chủ thể đó có hoạt động thương mại hay không.
Thương nhân phải hoạt động độc lập: 
Hoạt động độc lập có nghĩa là có khả năng bằng hành vi của mình, nhân danh chính
mình tham gia các quan hệ pháp luật và tự chịu trách nhiệm đối với các hành vi đó.
Đặc điểm này để phân biệt thương nhân và các chủ thể khác tham gia vào quan hệ
thương mại. 
Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp không phải là thương nhân vì
không có khả năng tham gia và chịu trách nhiệm độc lập trong các quan hệ pháp
luật mà chỉ là đơn vị phụ thuộc của thương nhân.
Thương nhân phải hoạt động thương mại thường xuyên, mang tính chất nghề
nghiệp: 
Điều này có nghĩa là thương nhân, khi tham gia hoạt động thương mại thì phải thực
hiện hoạt động này thường xuyên, nguồn lợi kiếm được từ hoạt động thương mại là
nguồn lợi chính, thu nhập chính cho bản thân, tổ chức mình. 
Thương nhân phải đăng ký kinh doanh: 
Tính chất hợp pháp của thương nhân được thể hiện qua hành vi đã hoàn tất thủ tục
hành chính liên quan đến việc ra đời của chủ thể hoạt động thương mại. Đó là khi
thực hiện xong thủ tục đăng ký kinh doanh và được cấp:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( đối với doanh nghiệp ).
+ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh ( đối với cá nhân, nhóm kinh doanh, gia
đình có hoạt động thương mại thường xuyên ).
+ Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp HTX ( đối với hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã ).
Thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại:
Năng lực hành vi thương mại là khả năng của cá nhân, pháp nhân bằng những
hành vi của mình làm phát sinTh, thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật thương mại. 
 
2. Các quyền lợi chung của thương nhân: 
Điều 6 Luật thương mại 2005 quy định:
" 2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa
bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
3. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
4. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại
đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc
gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà
nước." 
Như vậy, thương nhân có quyền tự do kinh doanh các ngành nghề pháp luật không
cấm, tại các địa điểm và theo những cách thức pháp luật không cấm. Quy định nằng
khẳng định quyền tự do kinh doanh của các chủ thể đã được Hiến Pháp nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định. Các quyền tự do ấy được nhà nước
khuyến khích và bảo hộ qua pháp luật thương mại Việt Nam.
Tuy nhiên, với các ngành nghề độc quyền nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích
công cộng thì các thương nhân phải tuân theo. 
 
3. Chế độ trách nhiệm tài sản của thương nhân:
Chế độ chịu trách nhiệm tài sản của thương nhân có 2 loại: 
Trách nhiệm hữu hạn:
Trách nhiệm tài sản hữu hạn là loại trách nhiệm được giới hạn bởi phạm vi vốn đầu
tư vào hoạt động kinh doanh. Thương nhân có chế độ trách nhiệm hữu hạn là tổ
chức kinh tế có tư cách pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong
phạm vi vốn, tài sản của thương nhân mình. Trách nhiệm hữu hạn đc đặt ra đối với
thành viên của pháp nhân, họ chỉ phải chịu trách nhiệm trong khoản vốn mà họ đã
góp chứ không phải sử dụng các nguồn tài sản khác của mình để thanh toán nợ cho
pháp nhân.
Ví dụ: Công ty cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp nhà
nước, hợp tác xã, thành viên góp vốn của Công ty hợp danh.
Ưu điểm: ít rủi ro trong kinh doanh.
Hạn chế: khả năng huy vốn thấp hơn do rủi ro cho đối tác cao hơn.
Trách nhiệm vô hạn:
Trách nhiệm vô hạn là trách nhiệm tài sản không được giới hạn bởi phạm vi vốn đầu
tư vào hoạt động kinh doanh. Thương nhân có chế độ trách nhiệm tài sản này là cá
nhân và tổ chức kinh tế không có tư cách pháp nhân sẽ phải chịu trách nhiệm bằng
tất cả tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán nợ. Ngay cả khi thương nhân đã
được xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh thì họ vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ thanh toán này cho đến khi nào hết thì thôi.
Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, chủ hộ
kinh doanh cá thể.
Ưu điểm: dễ huy động vốn, tạo sự tin tưởng cho đối tác vì khả năng rủi ro của đối
tác thấp hơn.
Hạn chế: Rủi ro cao cho chính chủ sở hữu công ty vì phải chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình. 
 

2. Nội hàm khái niệm hoạt động thương mại theo Luật Thương mại 2005?\

Theo Luật thương mại , “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao
gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác“ (K1 Đ3 Luật thương mại).

Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại là  thương mại hàng hóa và
thương mại dịch vụ

– Mua bán hàng hoá  (Thương mại hàng hóa) là hoạt động thương mại, theo đó bên
bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận
thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở
hữu hàng hoá theo thỏa thuận (K8 Đ3 Luật thương mại)

– Cung ứng dịch vụ  (Thương mại dịch vụ) là hoạt động thương mại, theo đó một
bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác
và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán
cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (K9 Đ3Luật thương
mại)

Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, có những thương nhân chuyên kinh doanh
mua bán hàng hóa và có những thương nhân đồng thời là nhà sản xuất, cung ứng
dịch vụ. Vì vậy, pháp luật thương mại cũng có một số nội dung liên quan đến quá
trình đầu tư sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ như tiêu chuẩn, chất lượng sản
phẩm, hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ.

b. Đặc điểm của hoạt động thương mại

Là một trong những hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại có những đặc điểm sau đây:
+ Chủ thể: Hoạt động thương mại là quan hệ giữa các thương nhân hoặc ít nhất
một bên là thương nhân, người thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại có
tính chất nghề nghiệp

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh
(Đ6 Luật thương mại).

Ngoài ra, tham gia vào các hoạt động thương mại còn có các cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (Không
phải là thương nhân theo Luật thương mại)

+ Mục đích của người thực hiện hoạt động thương mại:   Lợi nhuận

+ Nội dung của hoạt động thương mại: 2 nhóm hoạt động cơ bản là mua bán hàng
hoá và cung ứng dịch vụ (thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ). Ngoài ra,
các hình thức đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng là những hoạt động thương
mại.

3. Điều kiện để một giao dịch pháp luật được xem là giao dịch thương mại theo Luật
Thương mại 2005?
4. Mối quan hệ giữa BLDS 2015, Luật Thương mại 2005 và luật chuyên ngành (trên
ví dụ về một loại hợp đồng cụ thể)?
5. Có ý kiến cho rằng, trên cơ sở nguyên tắc tự do thỏa thuận, hai bên đều là thương
nhân Việt Nam trong một hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện
tại Việt Nam có quyền thỏa thuận trong hợp đồng rằng, hợp đồng này chỉ chịu sự
điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ quy định pháp luật liên quan, hãy
nhận xét về ý kiến trên.
Bài tập :
Bài tập 01:  Hãy xác định pháp luật nào được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ hợp
đồng sau? Giải thích?
1. Công ty A (thương nhân Việt Nam, có trụ sở tại TPHCM) ký hợp đồng mua hàng
của một thương nhân Pháp (thương nhân ở nước xuất khẩu) để bán cho một
thương nhân Anh (thương nhân ở nước nhập khẩu) mà không làm thủ tục xuất
khẩu và nhập khẩu tại Việt Nam và các bên thoả thuận chọn luật áp dụng là pháp
luật thương mại của Pháp.
2. Công ty B (doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc và là DN chế xuất trong
khu chế xuất) ký hợp đồng mua bán hàng hoá với công ty C (không phải là DN
chế xuất và nằm ngoài khu chế xuất), theo đó hàng hoá được bên bán đưa ra khỏi
khu chế xuất để giao cho bên mua và các bên đã thoả thuận chọn luật áp dụng là
pháp luật thương mại của Hàn Quốc.
3. Công ty D (doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích) ký hợp đồng cung cấp dịch
vụ chăm sóc cây xanh cho công TNHHMTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Chương 2:
6. Giải thích sự khác biệt giữa các quy định của BLDS 2015 và Luật Thương mại
2005 về địa điểm giao hàng trong hoạt động mua bán hàng hóa.
6. So sánh nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng theo quy định của BLDS 2015 và
Luật Thương mại 2005.
6. Vấn đề pháp lý liên quan kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng?
6. Các thời điểm chuyển quyền sở hữu trong mua bán hàng hóa?
6. Các khía cạnh pháp lý của hợp đồng quyền chọn?
Bài tập:
Bài tập 02: Giá hàng hóa
Sự việc:
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa ký ngày 30/6/2013 giữa Công ty A (bên bán)
và Công ty B (bên mua), cả hai đều có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, các bên thỏa thuận
Công ty A giao 10 tấn thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn Quốc cho Công ty
B vào ngày 15/7/2013 với giá 12,5 triệu đồng/tấn, thanh toán trong vòng 5 ngày kể từ
ngày giao hàng.
Hàng được giao đúng thỏa thuận vào ngày 15/7/2013. Đến ngày 16/7/2013, qua
điện thoại, Công ty B đề nghị Công ty A giao thêm 5 tấn thép cùng loại, chậm nhất đến
ngày 20/7/2013 và công ty B sẽ thanh toán ngay cho cả hai lần giao hàng. Nhưng trong
cuộc điện thoại đó hai bên không đề cập đến giá cả.
Ngay sau khi giao thêm 5 tấn thép cùng loại vào ngày 20/7/2013, Công ty A yêu
cầu công ty B thanh toán giá 5 tấn thép giao đợt sau với giá 13,0 triệu đồng/tấn với lý do
giá thép cuộn tấm cán nóng xuất xứ Hàn Quốc trung bình trên thị trường vào ngày
20/7/2009 là 13,0 triệu đồng/tấn.  Cụ thể:
10 tấn x 12.500.000 đồng = 125.000.000 đồng
+
05 tấn x 13.000.000 đồng =   65.000.000 đồng
= Tổng cộng: 190.000.000 đồng
Công ty B chỉ chấp nhận trả tiền cho 5 tấn thép giao ngày 20/7/2013 bằng với giá
thép giao ngày 15/7/2013 là 12,5 triệu đồng/tấn, do Công ty B chỉ đặt thêm số lượng, còn
giá cả thì phải như đã thỏa thuận đối với 10 tấn thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ
Hàn Quốc giao trước đó. Do vậy, công ty B chỉ phải thanh toán tổng cộng số tiền là
187.500.000 đồng, còn công ty A phải tự chịu rủi ro do biến động giá cả thị trường, mặt
khác công ty A cũng có thể hưởng lợi nếu giá thị trường ngày 20/7/2013 sụt giảm. Trái
lại công ty A cho rằng trường hợp hai bên không thỏa thuận giá cả thì phải áp dụng giá
thị trường.
Câu hỏi:
Anh (chị) hãy nêu ý kiến và lập luận ý kiến giải quyết bất đồng nêu trên giữa công
ty A và công ty B.

Chương 3:
11. Khái niệm dịch vụ và hợp đồng dịch vụ?
11. Căn cứ khái niệm dịch vụ có thể xem những hoạt động thương mại nào được quy
định trong Luật Thương mại 2005 là hoạt động cung ứng dịch vụ?
11. Các đặc trưng cơ bản của hợp đồng dịch vụ so với hợp đồng mua bán hàng hóa?
11. Ý nghĩa của việc xác định một quan hệ hợp đồng là hợp đồng dịch vụ hay hợp
đồng mua bán hàng hóa.
11. Hợp đồng cung ứng dịch vụ phải có điều khoản thỏa thuận về giá dịch vụ?
11. Các trường hợp miễn trách nhiệm trong dịch vụ logistics?
11. Các trường hợp hạn chế trách nhiệm trong dịch vụ logistics?
11. Khi nào một hoạt động vận chuyển hàng hóa được xem là quá cảnh hàng hóa?
11. Phân biệt giữa chuyển khẩu hàng hóa và quá cảnh hàng hóa!
11. Phân tích giá trị pháp lý của chứng thư giám định trong các trường hợp khác nhau.
11. Trong trường hợp nào kết quả giám định bị coi là giám định sai và hậu quả pháp
lý của giám định sai?
Bài tập:
Bài tập 03: Hợp đồng mua bán logo nhựa TPR

Ngày 01/03/2007, công ty A ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty B, theo đó công
ty A bán cho công ty B 41.600 logo nhựa TPR gắn trên giày thể thao với hàm lượng Cadmium <
100mg/kg, mẫu mã do công ty B cung cấp.

Ngày 14/05/2007, công ty A giao hàng cho công ty B và sau đó, công ty B đã gắn số logo
này trên giày thể thao để xuất khẩu theo đơn hàng KJ-3360 mà công ty C (quốc tịch Đức) đã đặt.
Từ tháng 06 đến tháng 08/2007, công ty A đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho công ty B nhưng
công ty B chưa thanh toán tiền đủ cho công ty A, tổng số tiền còn thiếu là 274.000.000 VND.
Ngày 09/09/2007, công ty B nhận được email từ công ty C với nội dung thông báo là
logo nhựa gắn trên giày thể thao nói trên có hàm lượng Cadmium vượt quá tiêu chuẩn cho phép
(Cadmium > 100mg/kg), được chứng minh bằng các kết quả mà công ty đã giám định tại Đức
ngày 18/8/2007, 26/8/2007 và 01/09/2007.
Ngày 14/09/2007, công ty B gửi công văn thông báo cho công ty A về việc logo TPR
không đạt tiêu chuẩn cho phép và yêu cầu công ty A cung cấp logo TPR của kiểu giày KJ-3360
tồn kho của cùng lô hàng đã xuất sang Đức để gửi đi kiểm tra một lần nữa.
Ngày 27/09/2007, công ty A và công ty B đã cùng nhau niêm phong mẫu gửi đi kiểm tra
tại STR (Đài Loan). Kết quả kiểm tra của STR cho thấy hàm lượng Cadmium trong logo nhựa
TPR >100mg/kg. Dựa trên kết quả này, công ty B đã gửi thông báo yêu cầu công ty A cùng mình
trao đổi khắc phục những phí tổn nhưng không nhận được trả lời từ phía công ty A. Sau đó, công
ty A gửi mẫu này đi kiểm tra một lần nữa tại Vinacontrol, kết quả là hàm lượng Cadmium trong
logo nhựa TPR <100mg/kg. Vì vậy công ty A yêu cầu công ty B phải tái nhập toàn bộ lô hàng
logo nhựa TPR đã xuất sang Đức, cùng nhau lấy mẫu và gửi đi giám định một lần nữa có sự
chứng kiến của cả hai bên. Nếu lô hàng không phù hợp với hợp đồng sẽ tiến hành tái chế tại Việt
Nam và sau đó xuất sang Đức. Tuy nhiên chi phí tái nhập là rất lớn đồng thời nhận thấy thái độ
không hợp tác của công ty A nên công ty B đã không đồng ý với yêu cầu của công ty A.   
Ngày 01/01/2008, công ty A đã có đơn khởi kiện công ty B ra Tòa án nhân dân thành phố
H yêu cầu thanh toán tiền hàng là 274.000.000 VND và tiền lãi do chậm thanh toán. Công ty B
không đồng ý thanh toán khoản tiền theo như thỏa thuận trong hợp đồng mà chỉ thanh toán giá trị
thực tế của hàng hóa không đạt yêu cầu về chất lượng.
Đồng thời, công ty B yêu cầu công ty A bồi thường thiệt hại do việc công ty B vi phạm
đơn hàng với công ty C vì sử dụng logo do công ty A cung cấp, bao gồm tiền phạt vi phạm hợp
đồng và chi phí cho việc gia công tái chế tại Đức. Biết rằng chi phí phát sinh cho việc tái chế tại
Đức cao gấp nhiều lần so với Việt Nam và công ty C đã đồng ý cho công ty B nhận hàng về Việt
Nam để tái chế và tái xuất nhưng do không đạt được thỏa thuận với công ty A về việc tái chế này
(công ty A vẫn cho rằng mình không có lỗi dựa trên kết quả kiểm tra của Vinacontrol và công ty
A vào thời điểm giao hàng cho công ty B không biết được số hàng này sẽ được xuất sang nước
Đức và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng của Đức đối với hàng hóa) nên công ty B đã không nhận
hàng về.          

YÊU CẦU:
1. Anh (chị) hãy căn cứ sự việc nêu trên và quy định pháp luật để đề ra đường lối giải
quyết vụ án của Tòa án nhân dân thành phố H.
2. Giả sử ngày 14/12/2007 công ty B mới gửi thông báo cho công ty A về việc hàm
lượng Cadmium trong logo do công ty A sản xuất vượt quá tiêu chuẩn cho phép và
yêu cầu công ty A bồi thường thiệt hại thì vụ việc trên được giải quyết như thế nào?
Bài tập 04:
Sự việc: Công ty TNHH thương mại dịch vụ A kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa. Công ty
A có một đội xe vận tải chuyên dùng tương đối hiện đại. Trên cơ sở môi giới của một
thương nhân nước ngoài, công ty A đã ký một hợp đồng để vận chuyển 1 lô hàng cho
công ty B (một công ty quốc tịch Hà Lan) để vận chuyển hàng của công ty này từ cửa
khẩu Lao Bảo đến cửa khẩu Mộc Bài và giao cho một thương nhân Campuchia. Được
biết hàng hóa được thuê vận chuyển là pháo nổ. Yêu cầu:
1. Hãy cho ý kiến bình luận về việc ký kết và thực hiện hợp đồng nói trên của công ty A.
2.Sau khi vận chuyển lô hàng trên, công ty A lại ký tiếp một hợp đồng khác với công ty B để
vận chuyển nông sản từ Campuchia đến cửa khẩu Lao Bảo để giao cho cho một thương
nhân Trung Quốc. Do trong hợp đồng vận chuyển đầu tiên, công ty B chưa thanh toán đủ
thù lao cho công ty A nên công ty A đã quyết định giữ lại 3 tấn nông sản được vận
chuyển theo hợp đồng thứ 2 để thanh toán thù lao cho cả hai hợp đồng nói trên. Hỏi việc
làm trên của công ty A có phù hợp với quy định của Luật Thương Mại 2005 không? Giải
thích?
Chương 4:
22. Các đặc điểm chung của hoạt động trung gian thương mại?
22. Phân biệt tính chất pháp lý của mối quan hệ đại diện thương mại và môi giới
thương mại.
22. Phân biệt giữa đại diện thương mại và đại diện của VPĐD, chi nhánh của doanh
nghiệp cho doanh nghiệp.
22. Các mối quan hệ pháp lý trong hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa?
22. Các mối quan hệ pháp lý trong hoạt động đại lý thương mại?
22. Phân biệt quan hệ hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa với hợp đồng cung cấp-phân
phối.
22. Thương nhân sản xuất hàng hóa muốn tạo lập một mạng lưới tiêu thụ hàng hóa
thông qua các thương nhân độc lập sẽ cần cân nhắc những yếu tố pháp lý nào để
lựa chọn hình thức hợp đồng đại lý bán hay hình thức hợp đồng cung cấp-phân
phối?
Bài tập:
Bài tập 05: Tranh chấp hợp đồng môi giới thương mại
Sự việc:
Ngày 15/01/2008 Công ty A (bên A) ký kết với Công ty B (bên B) một hợp đồng
môi giới. Theo đó, Công ty B có nghĩa vụ môi giới Công ty A với Công ty C của nước C
để Công ty A xuất khẩu sản phẩm thiết bị lạnh công nghiệp của mình sang nước C.
Trong hợp đồng môi giới, điều khoản về thu lao và thanh toán có quy định như sau:
“2.1 Mức thù lao: “Bên B được hưởng thù lao bằng 1,2% giá trị hợp đồng mà Bên A ký kết
được với công ty C.”
“2.2 Phương thức thanh toán: Bên A thanh toán cho bên B bằng chuyển khoản vào tài khoản của
bên B bằng tiền đồng Việt nam theo tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam tại
thời điểm thanh toán.”  
“2.3 Thời hạn thanh toán: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được tiền thanh toán của Công
ty C.”
Ngày 30/6/2008 A đã ký kết được hợp đồng với C trên cơ sở môi giới của B. Trên
cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa, A đã giao lô hàng trị giá 10 triệu USD cho C tại cảng
TP. Hồ Chí Minh. Theo hợp đồng giữa A và C thì C được trả chậm sau 90 ngày kể từ
ngày được giao hàng để tạo điều kiện cho C xuất khẩu lô hàng đó sang nước D sau khi
hàng cập cảng tại nước C và dùng tiền thu được để thanh toán tiền hàng cho A. Tuy
nhiên, sau đó C không xuất khẩu được lô hàng sang nước D nên không có tiền để thanh
toán cho A.
Ngày 30/9/2008 B đã gửi công văn yêu cầu A thanh toán tiền thù lao môi giới là
120.000 USD, thời hạn thanh toán là 15/10/2008. Trong suốt thời gian đó đến 30/11/2010
A vẫn không thanh toán tiền thù lao môi giới cho B, nhưng do trong thời gian đó B có
nhiều thay đổi nhân sự nên không ai quan tâm đến việc này. Đến ngày 15/12/2010 B mới
lại gửi công văn yêu cầu một lần nữa A thanh toán tiền thù lao môi giới là 120.000 USD,
cộng với tiền lãi trên số tiền chậm trả tính từ 16/10/2008 đến 15/12/2010, theo lãi suất nợ
quá hạn trung bình trên thị trường vào ngày 15/12/2010 là 18%/năm, bằng 46.800 USD,
thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,
chi nhánh TP.HCM, tại thời điểm thanh toán. Thời hạn thanh toán đến 30/12/2010.
A cho rằng C chưa thanh toán tiền hàng nên A chưa phải thanh toán cho B. Mặt
khác đến thời điểm tháng 12/2010 thì thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu thanh toán thù
lao đã hết, nên đằng nào thì A cũng không có nghĩa vụ thanh toán nữa.
Hỏi:
1. Công ty B có quyền được hưởng thù lao môi giới từ hợp đồng môi giới với
Công ty A?
2. Công ty A đã có nghĩa vụ thanh toán tiền thù lao môi giới hay chưa?
3. Công ty B có quyền yêu cầu Công ty A thanh toán tiền lãi do chậm thanh toán
như trên hay không?
Bài tập 06: Ủy thác nhập khẩu
Sự việc:
Ngày 14/4/2006 nguyên đơn (DN Việt Nam) và bị đơn (DN Nhật Bản) đã ký kết
một hợp đồng, theo đó nguyên đơn mua của bị đơn 4.000 MT thép phế liệu. Điều 1 của
Hợp đồng quy định số lượng và phẩm chất thực tế sẽ căn cứ vào biên bản giám định của
NKKK tại cảng bốc hàng và biên bản giám định của Vinacontrol tại cảng dỡ hàng. Trong
trường hợp dung sai vượt quá ±5% so với tỷ lệ kích cỡ đã quy định trong hợp đồng theo
biên bản giám định của Vinacontrol và NKKK (như Điều 1 Hợp đồng đã ghi) thì tỷ lệ
vượt quá đó được trả theo giá 50 USD/MT.
Thực hiện hợp đồng, bị đơn đã giao cho nguyên đơn 4.018 MT thép phế liệu.
Nguyên đơn đã mời Vinacontrol đến làm giám định tại cảng dỡ hàng. Biên bản giám định
của Vinacontrol kết luận:
 Độ dày lớn hơn 40mm: 570 MT
 Độ dày từ 20mm đến 40mm
oChiều dài từ 2.000mm đến 3.000mm: 925 MT
oChiều dài lớn hơn 3.000mm: 180 MT
 Độ dày từ 6mm đến 19mm:                  1.220 MT
 Chiều rộng nhỏ hơn 100mm:                     1.123 MT
Theo kết quả giám định đó, một phần khối lượng thép được giao không đúng loại
quy định hoặc vượt quá tỷ lệ quy định của hợp đồng, cụ thể là:
 Độ dày >40mm (HĐ không cho phép): 570 MT
 Độ dày từ 20mm đến 40mm
o Chiều dài từ 2.000mm đến 3.000mm: 325 MT
o Chiều dài >3.000mm (HĐ không cho phép): 180 MT
 Chiều rộng <100mm (HĐ không cho phép):         1.123 MT
Tổng cộng số lượng hàng sai tỷ lệ kích cỡ là         2.198 MT
Dung sai theo hợp đồng 5% là:  4.018 x 5% = 200,9 MT
Số lượng thép sai tỷ lệ kích cỡ vượt quá 5% theo quy định của hợp đồng là:
     2.198 MT – 200,9 MT = 1.997,1 MT
Theo quy định của hợp đồng số thép này được tính theo giá 50 USD/MT thay cho
giá hợp đồng 137 USD/MT.
Số lượng thép bị đơn giao đúng theo quy định của hợp đồng là:
  4.018 MT – 1.997,1 MT = 2.020,9 MT
Số tiền mà nguyên đơn phải trả theo kết quả giám định thực tế của Vinacontrol là:
1.997,1 MT x   50 USD/MT =   99.855    USD
2.020,9 MT x 137 USD/MT = 276.863,3 USD
CỘNG = 376.718,3 USD
Số tiền mà nguyên đơn đã trả cho bị đơn theo L/C là: 561.152 USD.
Nguyên đơn đã khiếu nại đòi bị đơn hoàn trả số tiền 184.433,7 USD (là khoản tiền
chênh lệch giữa số tiền nguyên đơn đã trả theo L/C và số tiền nguyên chỉ phải trả theo
thực tế giao hàng: 561.152 USD – 376.718,3 USD = 184.433,7 USD). Do không được bị
đơn hoàn trả, nguyên đơn đã kiện bị đơn trước Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
(VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đòi bị đơn hoàn
trả số tiền nói trên.
Trong Văn thư đề ngày 5/11/2006 gửi cho trọng tài, bị đơn trình bày sự việc như
sau:
Công ty X Việt Nam ủy thác cho nguyên đơn nhập khẩu lô thép phế liệu để cán
lại. Trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, bị đơn đã thương lượng trực tiếp với Công
ty X và giao hàng theo hướng dẫn của công ty X, đồng thời phù hợp với thỏa thuận.
Lô hàng mà được coi là “thiếu tiêu chuẩn” trên thực tế đắt hơn loại hàng quy định
trong hợp đồng, cho nên công ty X đã quyết định nhận lô hàng này trên cơ sở thỏa thuận
giữa công ty X và bị đơn. Vì thế, bị đơn không thể hiểu được tại sao nguyên đơn lại khiếu
nại về lô hàng này.
Trong Văn thư đề ngày 13/11/2006 gửi trọng tài và đồng thời gửi bị đơn, nguyên
đơn trình bày như sau:
Nguyên đơn không hề biết việc thương lượng và thỏa thuận giữa bị đơn và công ty
X, đồng thời nguyên đơn không nhận được bất kỳ một thông báo nào của bị đơn và công
ty X. Theo hợp đồng ký ngày 14/4/2006, là một bên đương sự, nguyên đơn kiện bị đơn
căn cứ vào các khoản và điều kiện đã quy định trong hợp đồng. Vấn đề này không liên
quan gì đến người thứ ba.
Nguyên đơn đề nghị:
 Bị đơn phải thương lượng với công ty X để bồi thường tổn thất cho nguyên đơn.
 Trong trường hợp bị đơn không giải quyết được như vậy thì đề nghị trọng tài sẽ xử
vụ kiện vào ngày 5/12/2006.
Sau đó, nguyên đơn đã chủ động sang Nhật để thương lượng nhưng bị đơn không
có thiện chí giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.
Tại phiên xét xử, nguyên đơn đã xuất trình cho cho trọng tài hai văn thư: văn thư
của bị đơn đề ngày 2/12/2006 và văn thư trả lời của nguyên đơn đề ngày 3/12/2006. trong
văn thư ngày 2/12/2006 bị đơn không chấp nhận bồi thường số tiền hàng giao sai quy
cách, với lý do là bị đơn không đòi được nhà cung cấp bồi thường, số tiền khiếu nại mà
nguyên đơn đòi là quá lớn, không chấp nhận được, là một doanh nghiệp nhỏ và để tránh
nguy cơ phá sản, bị đơn không có khả năng chấp nhận bồi thường cho nguyên đơn. Trong
văn thư ngày 3/12/2006 nguyên đơn hoàn toàn bác bỏ lập luận của bị đơn trình bày trong
văn thư đề ngày 2/12/2006 và kiên quyết đòi bồi thường đúng như hợp đồng quy định.
Yêu cầu:
Anh (Chị) hãy trình bày quan điểm của mình về việc giải quyết tranh chấp trên.
Chương 5, chương 6
29. Sự khác biệt cơ bản giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cho thuê hàng
hóa và các vấn đề pháp lý liên quan đến sự khác biệt đó
29. Xác định và phân biệt phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng quy định của Luật
Thương mại 2005 về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và Luật Đấu thầu.
29. Các đặc trưng cơ bản của quan hệ nhượng quyền thương mại?
29. Các hạn chế về thời gian khuyến mại bằng hình thức giảm giá và ý nghĩa của các
hạn chế đó?
29. Mối quan hệ giữa quy định của Luật Thương mại về quảng cáo thương mại và
Luật Quảng cáo?
Bài tập:

Bài tập 07:


Công ty TNHH A là chủ sở hữu một trang trại nuôi gia súc. Trong đợt dịch lở mồm long
móng, mặc dù gia súc trong trang trại này không bị dịch nhưng do không giải quyết được
việc tiêu thụ nên ngày 12/2/2013 công ty TNHH A đã cho công ty TNHH B thuê toàn bộ
trang trại nói trên trong thời hạn 3 năm. Qua đợt dịch công ty TNHH A quyết định không
kinh doanh trang trại nữa nên ngày 25/12/2013 công ty A đã bán toàn bộ trang trại và đàn
gia súc cho DNTN C. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, DNTN C đến tiếp quản
trang trại và đàn gia súc, tuy nhiên, công ty B không đồng ý giao trang trại và đàn gia súc
cho DNTN C vì hợp đồng cho thuê chưa hết thời hạn.
Yêu cầu:
Căn cứ vào quy định của Luật Thương mại hiện hành, anh (chị) hãy bình luận
vụ việc và nêu ý kiến giải quyết bất đồng giữa công ty B và DNTN C.

Chương 7:
34. Giải thích các trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định tại Điều 294 Luật
Thương mại.
34. Giải thích và ví dụ về áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng dưới hình
thức “dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện”.
34. Sự xung đột giữa quyền áp dụng chế tài buộc thực hiên đúng hợp đồng dưới hình
thức “dùng biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện” đối với vi phạm không cơ
bản với nguyên tắc thiện chí trong luật hợp đồng?
34. So sánh các quy định về căn cứ áp dụng chế tài (i) tạm ngừng thực hiện hợp đồng,
(ii) đình chỉ thực hiện hợp đồng và (iii) hủy hợp đồng.
34. So sánh quy định về phạt vi phạm của LTM 2005 và BLDS 2005
34. So sánh các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (trong hợp đồng)
theo BLDS 2005 và căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại theo Luật Thương
mại 2005.
34. So sánh quy định của BLDS 2005 (Điều 305) về trách nhiệm dân sự do chậm thực
hiện nghĩa vụ và quy định của LTM 2005 (Điều 306) về quyền yêu cầu tiền lãi do
chậm thanh toán.
34. So sánh quy định về hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu theo quy định của
BLDS 2005 và của việc hợp đồng bị hủy theo quy định của Luật Thương mại
2005.
34. Chức năng của chế định khiếu nại trong pháp luật thương mại?
Bài tập
Bài tập 08: Bồi thường thiệt hại bằng mức chênh lệch giá
Sự việc:
Ngày 15/03/2012, thương nhân A và thương nhân B (đều có trụ sở tại TP. Hồ Chí
Minh) đã giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó các bên thỏa thuận A phải giao
hàng vào ngày 31/03/2012, B phải thanh toán tiền hàng chậm nhất vào ngày 07/4/2012.
Đến ngày giao hàng, A không thực hiện được việc giao hàng do không nhận được hàng
từ thương nhân C. B đã chuẩn bị kho bãi và các điều kiện để tiếp nhận hàng hóa nhưng
không được nhận hàng nên vào ngày 06/4/2012 đã gửi công văn cho A thông báo ngừng
thanh toán tiền hàng. Tiếp đó, ngày 07/04/2012, B có công văn gửi A yêu cầu giao hàng
chậm nhất đến ngày 15/4/2012. Ngày 08/4/2012 A có công văn gửi B hứa sẽ cố gắng
giao hàng chậm nhất vào ngày 29/04/2012. B không trả lời công văn này. Do nhu cầu về
sản xuất, ngày 20/04/2012, B đã mua hàng tương tự từ thương nhân D. Vào ngày
26/4/2012 C giao hàng cho A. Vào ngày 28/4/2012 A thực hiện giao số hàng đó cho B
nhưng B không nhận.
Ngày 01/7/2012 A khởi kiện B yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng mức chênh lệch
giữa giá thỏa thuận với B và giá bán thực tế mà A đã bán số hàng hóa đó cho thương
nhân E do B không nhận hàng.
B phản tố yêu cầu A bồi thường thiệt hại do phải mua hàng từ thương nhân D với
giá cao hơn giá hợp đồng với A.
Yêu cầu:
Anh (chị) hãy căn cứ quy định của Luật Thương mại 2005 để phân tích tình trạng
pháp lý của sự việc trên.

Bài tập 09: Cam kết "không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng"
Sự việc:
Ngày 06/6/2008, Công ty A (bên bán) và Công ty B (bên mua) ký kết một hợp
đồng mua bán 2.200 tấn urê được sản xuất và đóng gói tại Indonesia; đơn giá 2.251.500
đồng/tấn; ngay sau khi ký hợp đồng bên mua ký quỹ cho bên bán 20% giá trị hợp đồng,
số tiền này được tính vào lô hàng sau cùng, thanh toán đến đâu nhận hàng đến đó; thời
gian thực hiện nhận lô hàng không quá 45 ngày từ ngày giao kết hợp đồng, nếu quá thời
hạn trên mà bên mua không nhận hết hàng thì bên bán có quyền bán lô hàng còn lại. Số
tiền tổn thất về giá, các phí lãi vay, lưu kho bãi bên bán sẽ trừ vào tiền đặt cọc của bên
mua.
Thực hiện hợp đồng ngày 06/6/2008, Công ty B đã ký quỹ 20% giá trị hợp đồng
bằng 990.660.000 đồng. Sau thời hạn 45 ngày (đối với hợp đồng ngày 06/06/2008 là
ngày 21/07/2008), vào ngày 04/8/2008 Công ty A đã có công văn gửi Công ty B nêu rõ
Công ty B đã vi phạm nghĩa vụ nhận hàng; để đảm bảo tình hình tài chính, quay vòng
vốn nên Công ty A quyết định bán lô hàng mà Công ty B chưa thực hiện nhận hàng, cụ
thể sẽ bán 100 tấn phân urê với giá 2.000đ/kg. Vào cùng ngày, Công ty B có công văn trả
lời Công ty A với nội dung: Do tình hình nước lũ đang lên hàng tiêu thụ chậm, do đó
Công ty B không kịp thực hiện đúng thời gian của hợp đồng. Để đảm bảo tình hình tài
chính vòng quay vốn của Công ty A, Công ty B đồng ý theo tinh thần công văn của Công
ty A ngày 04/08/2008. Tuy nhiên Công ty B đề nghị cho phép kéo dài thời gian thực hiện
thêm 2 tháng nữa với số lượng hàng còn lại, cam kết đền bù mọi thiệt hại cho Công ty A.
Trong công văn ngày 07/8/2008 gửi Công ty B, Công ty A thông báo chỉ đồng ý
cho Công ty B được gia hạn 50% tổng số lượng phân urê trong thời hạn 30 ngày tính từ
ngày 45 (ngày hết hạn hợp đồng) cụ thể như sau: Ngày được gia hạn 21/07/2008 đến
ngày 19/08/2008, số lượng được gia hạn 1.100 tấn = 2.476.650.000đ. Công ty A không
đồng ý gia hạn thêm một thời gian nào nữa.  Nếu đến hết thời gian trên mà Công ty B
không nộp tiền để nhận hết số lượng phân còn lại thì Công ty A sẽ bán hàng và thanh lý.
Ngoài ra công văn còn có ghi chú: “Số lượng phân urê mà Công ty B đã nhận trong 50%
chưa hết, do đó chúng tôi đã bán số lượng còn lại trong 50% này. Giá bán và ngày bán
chúng tôi sẽ thông báo đến Công ty B bằng chứng từ số lượng cụ thể rõ ràng”. Tiếp theo
đó hai bên còn trao đổi một số công văn nữa, trong đó Công ty B đề nghị được gia hạn
tiếp thời hạn nhận hàng, còn Công ty A không chấp nhận gia hạn và thông báo về việc đã
bán một số lượng phân ure mà Công ty B không nhận hàng trong thời gian được gia hạn
và đơn giá bán số lượng phân đó. Tới ngày 05/09/2008 Công ty B đã ký hóa đơn nhận
148 tấn 900 kg urê của hợp đồng ngày 06/6/2008 (tương đương số tiền 335.248.350
đồng), nhưng thực tế đến ngày 27/10/2008 Công ty B mới nhận hàng để trừ vào tiền ký
quỹ theo biên bản thanh lý ngày 04/09/2008 do Công ty A lập.
Công ty B cho rằng Công ty A đã vi phạm cam kết “không được đơn phương hủy
bỏ hợp đồng” và khởi kiện yêu cầu buộc Công ty A phải trả lại tiền ký quỹ và bồi thường
thiệt hại do không giao hàng tương ứng với số tiền ký quỹ là 990.660.000 đồng.
Trong khi đó Công ty B cho rằng: Công ty A không còn nợ gì Công ty B, vì theo
hợp đồng thì Công ty B có lỗi không nhận hàng đúng thời hạn, nên thiệt hại hoàn toàn
thuộc về Công ty B, Công ty A đã nhiều lần làm công văn yêu cầu Công ty B phải
chuyển tiền và nhận hàng nhưng Công ty B nại ra những lý do không chính đáng, số hàng
mà Công ty A bán ra thị trường hoàn toàn ngoài thời gian mà Công ty A đã gia hạn cho
Công ty B. Số tiền Công ty B ký quỹ cho Công ty A đã được trừ vào các khoản như tiền
chênh lệch giá bán hàng, các loại phí, số lượng hàng mà Công ty B đã nhận theo biên bản
thanh lý hợp đồng do Công ty A lập ngày 04/09/2008, nên Công ty A không còn nợ gì
Công ty B.
Yêu cầu:
1. Căn cứ thỏa thuận của các bên “không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng”,
anh (chị) hãy nhận xét hành vi của Công ty A không tiếp tục giao hàng cho
Công ty B mà bán hàng này cho bên thứ ba có cấu thành một vi phạm hợp
đồng của Công ty A không? Giải thích?
2. Căn cứ sự việc nêu trên, anh (chị) hãy trình bày ý kiến về việc giải quyết tranh
chấp trên từ góc độ của cơ quan giải quyết tranh chấp.
Bài tập 10: Hợp đồng mua bán thiết bị điện tử (âm thanh, ánh sáng)
Sự việc:
Ngày 19/5/2006, Công ty TNHH P ký kết hợp đồng với Cửa hàng Âm thanh –
Ánh sáng – Nhạc cụ H (do bà Q làm chủ), theo đó Cửa hàng H bán cho Công ty P 8 thiết
bị điện tử (âm thanh, ánh sáng) với tổng giá trị hợp đồng là 109.366.000 đồng. Hợp đồng
và phụ lục hợp đồng còn ghi rõ số lượng, chủng loại, model, xuất xứ mỗi loại thiết bị,
thời gian giao nhận và bảo hành thiết bị.
Sau khi nhận hàng được khoảng 01 tháng Công ty P phát hiện 03 trong số 08 thiết
bị được giao không đúng xuất xứ như thỏa thuận hợp đồng. Ngày 27/7/2006 hai bên đã
lập biên bản thống nhất nội dung, theo đó: Cửa hàng H thừa nhận trong số hàng hóa đã
giao có thiết bị không đúng xuất xứ do Cửa hàng H nhận hàng từ tổng đại lý mà sơ suất
không kiểm tra xuất xứ dẫn đến giao sai hàng, Cửa hàng H đề nghị sẽ khắc phục bằng
việc bảo hành hàng hóa; đảm bảo hàng hóa hoạt động tốt tương tự hàng hóa đã cam kết,
phù hợp với yêu cầu của Công ty P; Cửa hàng H trả lại cho Công ty P số tiền 8.000.000
đồng ngay sau khi Biên bản này được lập. Sau đó Cửa hàng H đã giao 8.000.000 đồng
cho Công ty P còn các thỏa thuận khác không thực hiện. Ngày 5/9/2006, Công ty P có
công văn yêu cầu Cửa hàng H thay thế toàn bộ thiết bị tương đương. Ngày 27/9/2006,
Cửa hàng H có văn bản trả lời là không đồng ý.
Ngày 01/11/2006, Công ty P khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Cửa hàng H tiếp tục thực
hiện việc khắc phục hậu quả do đã vi phạm hợp đồng: Thay thế toàn bộ thiết bị đã cung
cấp cho Công ty P hoặc nhận lại thiết bị, trả lại tiền; bồi thường thiệt hại cho Công ty P
do phải thuê thiết bị thay thế tính từ ngày 28/9/2006 đến ngày Tòa án ra quyết định với
giá 300.000 đồng/ngày.
Cửa hàng H thừa nhận lời trình bày của Công ty P về việc ký kết hợp đồng và nội
dung biên bản làm việc ngày 27/7/2006 là đúng. Do giao 3 thiết bị không đúng xuất xứ
nên Cửa hàng H đã phải trả 8.000.000 đồng cho Công ty P để bù đắp số tiền chênh lệch
do 3 thiết bị sai xuất xứ và do Công ty P sử dụng hàng đã lâu nên không đồng ý nhận lại
hàng và trả lại tiền cũng như yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của Công ty P.
Yêu cầu:
1. Xác định biện pháp chế tài mà Công ty P đã áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp
đồng của Cửa hàng H? Căn cứ pháp lý khi áp dụng biện pháp chế tài đó?
2. Đối với 3 thiết bị giao không đúng xuất xứ như đã thỏa thuận, Cửa hàng H đã trả
8.000.000 đồng cho Công ty P để bù đắp số tiền chênh lệch do 3 thiết bị sai xuất
xứ. Tuy nhiên, Công ty P cho rằng mức hoàn trả 8.000.000 đồng như trên vẫn thấp
hơn khoản tiền chênh lệch giá giữa hàng theo hợp đồng mà hai bên ký kết với
hàng thực tế hai bên giao nhận đối với 3 loại thiết bị sai xuất xứ nên đã yêu cầu
Cửa hàng H phải tiếp tục hoàn trả phần còn lại. Yêu cầu của Công ty P trong
trường hợp này có phù hợp với quy định của pháp luật không? Giải thích?
3. Giả sử Công ty P áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng để buộc bên bán phải nhận lại
hàng và hoàn lại tiền, tuy nhiên Cửa hàng H lại lập luận rằng hàng hóa được bên
mua đưa vào sử dụng đã lâu thì không thể trả lại cho bên bán. Anh (chị) hãy giải
quyết hậu quả pháp lý trong trường hợp yêu cầu hủy hợp đồng được chấp nhận?

You might also like