You are on page 1of 10

MÔN LUẬT CẠNH TRANH – 1 TÍN CHỈ

----------------------------------
CÂU HỎI LÝ THUYẾT & BÀI TẬP & YÊU CẦU KỸ NĂNG
I. CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Phân tích và bình luận về đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh 2018
2. Phân tích và bình luận về phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018
3. Phân tích các nguyên tắc cơ bản trong việc áp dụng Luật Cạnh tranh
2018
4. Phân tích khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại Khoản 6
Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018
5. Phân tích hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh và cho ví
dụ về hành vi này
6. Phân tích hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp
khác và cho ví dụ về hành vi này
7. Phân tích và cho ví dụ về hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp khác theo qui định của Luật Cạnh tranh 2018
8. Hãy phân tích hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của
doanh nghiệp khác và cho 02 ví dụ về hành vi này.
9. Phân tích và cho ví dụ về hành vi Lôi kéo khách hàng bất chính trong
Luật Cạnh tranh 2018
10. Trình bày các quy định về việc xác định thị trường liên quan theo Luật
Cạnh tranh 2018
11. Bình luận về các tiêu chí xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường
12. Phân tích quy định về nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
13. Hãy cho biết các căn cứ để xác định sức mạnh thị trường đáng kể của
các doanh nghiệp theo qui định của Luật Cạnh tranh 2018 và phân tích, bình
luận về cách thức xác định những căn cứ này.
14. Phân tích các tiêu chí đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn
chế cạnh tranh một cách đáng kể theo qui định của Luật Cạnh tranh 2018.

1
15. Phân biệt Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu
thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ. ở khỏa 2 điều 11 với hành
vi Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản
trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại
cho khách hàng quy định tại điểm c khoản 1 điều 27 luật cạnh tranh 2018.
16. Bình luận về các hình thức tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh
Việt Nam
17. Phân tích ý nghĩa của việc thông bao tập trung kinh tế
18. Phân tích các tiêu chí nhằm thoả mãn các điều kiện để được hưởng miễn
trừ đối với các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm
19. Nêu và phân tích quy định về chương trình khoan hồng theo luật cạnh
tranh 2018.
20. Phân tích và bình luận về chức năng của Ủy ban cạnh tranh quốc gia.

II. HÃY CHO BIẾT CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI.
GIẢI THÍCH
1. Mọi trường hợp mua lại DN đều được coi là một hình thức tập trung
kinh tế.
2. Hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao
dịch với mình là hành vi ép buộc trong kinh doanh theo khoản 2 Điều 45
Luật cạnh tranh 2018.
3. Cung cấp thông tin về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián
tiếp đưa thông tin về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng
tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là hành vi cạnh
tranh không lành mạnh bị cấm.
4. So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại
của doanh nghiệp khác là hành vi lôi kéo khách hàng bất chính.
5. Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh
nghiệp.

2
6. Khi kết thúc thời hạn quy định thẩm định sỏ bộ tập trung kinh tế mà Ủy
ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ do vụ
việc phức tạp thì việc tập trung kinh tế chưa được thực hiện
7. Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định tại Điều
12 của Luật cạnh tranh 2018 đều được miễn trừ có thời hạn nếu các thỏa
thuận đó có lợi cho người tiêu dùng.
8. Theo Luật Cạnh tranh 2018, doanh nghiệp thực hiện các hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trường thì không được hưởng miễn trừ.
9. Chỉ các Doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên
quan mới được xem là Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị
trường.
10. Tất cả các vụ việc cạnh tranh đều được giải quyết theo quy định của
Luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
11. Mọi hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn
đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh đều bị cấm.
12. Năm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có tổng
thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.
13. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế
trong thời hạn không quá 150 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập
trung kinh tế.
14. Việc tập trung kinh tế chỉ được thực hiện sau khi có kết quả thẩm đinh
chính thức của Ủy ban cạnh tranh Quốc gia.
15. Ủy ban cạnh tranh Quốc gia có quyền điều tra và xử lý tất cả các vụ
việc cạnh tranh.
16. Tất cả các vụ việc cạnh tranh đều phải được xem xét và xử lý thông qua
phiên điều trần.
17. Việc thực hiện tập trung kinh tế mà không gây tác động hoặc không có
khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường
thì được tự do thực hiện và không chịu sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh.
18. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh chỉ tiến hành điều tra vụ việc cạnh
tranh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

3
19. Bất kì tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến cơ quan quản
lý cạnh tranh khi có quyền và lợi ích bị xâm hại do hành vi vi phạm Luật
cạnh tranh.
20. Chỉ khi xảy ra thiệt hại thực tế thì cơ quan nhà nước mới có quyền xử
phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh
21. Hộ kinh doanh không chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh
22. Trong mọi trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại
vẫn tiếp tục được thi hành.
23. Mức phạt tiền tối đa trong mọi trường hợp đối với hành vi vi phạm quy
định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường,
lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành
vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm
thực hiện hành vi vi phạm.
24. Tất cả các doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh
Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
bị cấm đều được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
25. Trong mọi trường hợp phiên điều trần phải được tổ chức công khai.
III. BÀI TẬP

Bài số 1

Theo đơn khởi kiện, từ năm 2017, tập đoàn X bán nhiều sản phẩm, thiết bị
cho công ty T. Năm năm sau, hai bên chấm dứt mọi quan hệ, giao dịch.
Nhưng cũng từ lúc đó, công ty T liên tục đưa ra thông tin không trung thực
về X trên một số trang thông tin điện tử… Chẳng hạn, công ty T. cho đăng
hình ảnh các sản phẩm bị rỉ sét của X, gây hoang mang cho người tiêu dùng
trong khi sản phẩm của X rất chất lượng, bảo hành trọn đời sản phẩm.
Hay như công ty T cho đăng tải các bài viết có những đánh giá chủ quan,
không có căn cứ, chỉ trích, cho rằng X đã “qua cầu rút ván”, “kinh doanh
thiếu văn hóa”, “thiếu đạo đức trong kinh doanh”, “tàn nhẫn và thủ đoạn” và
“không có chữ tín”, “không đáng tin cậy”...

4
Công ty T còn cho đăng nhiều “Phiếu thu thập ý kiến khách hàng”, trong đó
có nội dung phê phán việc chấm dứt mối quan hệ mua bán giữa X và T, tổ
chức dàn dựng chụp hình ảnh nhãn hiệu, logo của X kèm theo hình ảnh một
số đối tượng có hành động biểu tượng chỉ tay phản đối, tẩy chay sản phẩm X,
phát tán rộng khắp...
Theo tập đoàn X, việc phát tán các thông tin sai sự thật trên các phương tiện
truyền thông và chuyển tiếp cho khách hàng, đối tác của X trong một thời
gian dài chính là nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín và gây ảnh hưởng xấu đến
hoạt động kinh doanh của X tại Việt Nam.
Việc làm này gây hậu quả là không những đã gây nhầm lẫn và làm lệch lạc
nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu X mà còn trực tiếp làm tổn
hại đến hoạt động kinh doanh của nguyên đơn. Đồng thời ảnh hưởng xấu đối
với hình ảnh thương hiệu và uy tín kinh doanh của X.
Do vậy, X đã đàm phán với công ty T yêu cầu chấm dứt các hành vi trên.
Nhưng công ty này đòi phải thanh toán 180.000 euro, trong đó có 20.000
euro trả cho việc lấy lại tên miền có liên quan thương hiệu X; 160.000 euro
bồi thường cho công ty T vì chi phí họ đã đầu tư vào thời điểm còn hợp tác
với X.
Các yêu cầu trên của công ty T không có cơ sở nên tập đoàn X đề nghị tòa
buộc công ty T phải chấm dứt các hành động trên ngay lập tức và vô điều
kiện.
Theo anh (chị), hành vi của công ty T có phải là hành vi cạnh tranh
không lành mạnh hay không? Nếu có là hành vi gì?

Bài số 2
Công ty trách nhiệm hữu hạn A có trụ sở quận 1 Thành phố HCM sản xuất
bia Laser, Công ty trách nhiệm hữu hạn B (có vốn đầu tư nước ngoài) hoạt
động trong khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất bia Tiger,
bia Heineken và bán trên phạm vi toàn quốc. Ngày 12/6/2007 Công ty A
khiếu nại đến Ủy ban cạnh tranh quốc gia, yêu cầu xử lý Công ty TNHH B
về hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh. Theo khiếu nại của
Công ty A thì Công ty B có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường

5
bia thành phố HCM (với thị phần là 50%), để loại bỏ đối thủ cạnh tranh khi
ký các hợp đồng đại lý độc quyền để các đại lý chỉ bán bia và quảng cáo bia
của công ty B trên thị trường thành phố HCM làm cho Công ty A không thể
phân phối sản phẩm của mình.

Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh sẽ phải điều tra những vấn đề gì để giải
quyết khiếu nại của công ty A? Công ty A có khả năng vi phạm Luật cạnh
tranh không? Tại sao?

Bài số 3
Do chi phí sản xuất ở VN tăng cao, công ty thép A đã đặt một công ty Trung
Quốc tại tỉnh Quảng Tây gia công sản xuất sắt xây dựng theo tiêu chuẩn Việt
Nam và dán nhãn hiệu thép của của công ty A.Nhờ đó công ty thép A bán sắt
xây dựng ở VN với giá thấp hơn thị trường. Theo gương công ty A, các công
ty sản xuất thép khác là B và C cũng đặt Trung Quốc gia công và cùng với A
tạo ra cuộc chạy đua giảm giá sắt xây dựng rất được lòng khách hàng. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp sản xuất thép còn lại, chiếm khoảng 78% thị trường
sắt- xây dựng một mặt cáo buộc các công ty A, B, C vi phạm luật cạnh tranh,
mặt khác cùng đồng ý thực hiện một giá bán tối thiểu chung (giá sàn).Theo
yêu cầu của các doanh nghiệp này, hiệp hội các nhà sản xuất thép VN cũng
làm đơn kiến nghị chính phủ ra qui định thực hiện giá sàn về sắt xây dựng.
Hỏi Công ty A có vị phạm luật cạnh tranh không? Các doanh nghiệp còn lại
có vi phạm luật cạnh tranh không? Tại sao?

Bài số 4

Vừa qua, 16 công ty bảo hiểm (hầu hết là doanh nghiệp trong nước) đã cùng
ký một thỏa thuận nâng mức phí bảo hiểm tiêu chuẩn xe ô tô, với lý do đưa
ra là “nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh tỷ lệ bồi
thường cao".

6
Theo nội dung hợp đồng bảo hiểm mà nhiều hãng bảo hiểm đề nghị ký với
khách hàng, kể từ đầu tháng 10 vừa qua, mức phí tiêu chuẩn bảo hiểm vật
chất xe ô tô, hay còn gọi là mức phí tối thiểu đã tăng từ 1,3% lên 1,56% một
năm (chưa tính 10% thuế VAT).
Theo biểu phí mà Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thông qua hồi tháng 10 vừa
qua, có 6 loại xe tăng phí. Ngoài phí tiêu chuẩn kể trên, chỉ được áp dụng đối
với xe mới đăng ký sử dụng lần đầu trong vòng 3 năm, thì các xe cũ (đăng
ký sử dụng từ 3 năm trở lên) sẽ được điều chỉnh tăng nếu áp dụng điều khoản
bồi thường không khấu hao thay bộ phận mới.
Các loại ô tô khác như kinh doanh vận tải hàng hoá cũng tăng lên mức phí
hàng năm là 1,83%; vận tải hành khách liên tỉnh (1,07%); chở hàng đông
lạnh (2,62%), đầu kéo (2,84%).
Riêng bảo hiểm taxi có mức tăng mạnh nhất (3,95%). Và đó là lý do mà
nhiều thành viên Hiệp hội taxi yêu cầu hiệp hội của mình có ý kiến phản ứng
về việc thỏa thuận nâng phí bảo hiểm nói trên. Đại diện một hãng taxi tại Hà
Nội nói rằng, mức phí bảo hiểm như trên là “không chấp nhận được”.
Trong việc tăng phí này, theo văn bản của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam gửi
tổng giám đốc các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, thì việc tăng phí là
kết quả của việc ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa các thành viên
hiệp hội tại Hội nghị CEO phi nhân thọ lần thứ 6
Các công ty đã ký bản thỏa thuận nâng phí bảo hiểm ô tô gồm:
Bảo Việt; Bảo hiểm Petrolimex (Pjico); Bảo hiểm Dầu khí (PVI);
SamsungVina;Toàn cầu; Bảo hiểm Viễn Đông (VASS); Công ty liên doanh
Bảo hiểm quốc tế Việt Nam (VIA); Công ty Bảo hiểm của Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam (BIC); Bảo Long; Bảo Ngân; Bảo Minh; Bảo Tín;
AAA; Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC); Bảo hiểm Bưu điện (PTI)
và Công ty Bảo hiểm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(Agribank).
Có 16 công ty bảo hiểm (chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước) đã ký vào
thỏa thuận này; nhưng có một số công ty (chủ yếu là các hãng bảo hiểm
nước ngoài) cũng là thành viên của Hiệp hội Bảo hiểm như AIG, Groupama,

7
UIC, VNI, ACE, Fubon, Liberty và QBE chưa ký vào thỏa thuân nêu trên dù
đã được Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Phùng Đắc Lộc ký văn
bản nhắc nhở.
Hiện tại, mức phí tiêu chuẩn mà các hãng này đang áp dụng thấp hơn, dao
động từ 1,4% đến 1,5%/năm, cũng là có tăng so với mức tiêu chuẩn vẫn
được áp dụng (1,3%/năm).
[Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20081122/dong-loat-nang-muc-phi-bao-
hiem-xe-o-to/289144.html

1. Dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, anh (chị) nhận xét như thế nào về
thỏa thuận nâng mức phí bảo hiểm của 16 doanh nghiệp như đã đề cập trong
tình huống?
2. Theo anh (chị), Hiệp hội Bảo hiểm Việt nam có vi phạm Luật Cạnh
tranh 2018 hay không? Nếu có thì hành vi vi phạm đó là gì?

Bài số 5

Ba công ty thu mua cà phê tại tỉnh Đ thống nhất cùng thực hiện trong 2 tuần
đầu tháng 12/2017 chỉ thu mua cà phê của nông dân mỗi ngày tối đa 60 tấn
(giảm hơn 30% so với năm trước) với giá 30 triệu đồng/tấn cà phê xô, thấp
hơn giá thị trường 1 triệu đồng/tấn.

Hãy phân tích các quy định của pháp cạnh tranh có liên quan và xác định ba
doanh nghiệp trên có vi phạm Luật Cạnh tranh không, biết rằng thị phần kết
hợp của ba doanh nghiệp này trên thị trường liên quan là 62%.

Bài tập 6

V.A là hãng hàng không lớn, có thị phần trên 80% trên đường bay nội địa.
Để cạnh tranh, hãng này thường xuyên giảm giá vé trên các đường bay nội
địa có P.A khai thác. Đặc biệt, ngày 04/11/2017, P.A khai trương đường bay

8
Hà Nội – Cà Mau, V.A đã giảm giá vé đến 50% cho đường bay này. Nhiều
chuyên gia trong lĩnh vực hàng không nhận định không thể có lợi nhuận nếu
khai thác đường bay với giá vé (đã giảm) của V.A.
Có quan điểm cho rằng V.A đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để cung
ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Hãy cho
biết ý kiến của anh (chị) về quan điểm vừa nêu.

Bài tập 7

Công ty A là công ty chuyên sản xuất hóa mỹ phẩm có thị phần chiếm 29%
trên thị trường liên quan. Công ty này dự định sẽ nâng giá một sản phẩm dầu
gội đầu mà công ty đang bán rất chạy nên đã quyết định tạm thời giảm lượng
cung loại dầu gội đầu này trong khoảng 1 tháng trước khi tăng gía bán. Cùng
thời gian đó, một cổ đông của công ty cổ phần hóa mỹ phẩm B chào bán
100% cổ phần của ông ông X là một cổ đông lớn (nắm giữ 35% tổng số cổ
phần phổ thông của công ty B. .Công ty A đã mua lại toàn bộ số cổ phần
trong công ty B của ông X. Biết rằng công ty B có thị phần khoảng 35% trên
thị trường liên quan. Hỏi có hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh trong trường
hợp nêu trên không? Tại sao?

Bài tập 8

Bằng các qui định của Luật Cạnh tranh hiện hành, hãy cho biết hành vi sau
đây có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không? Giải thích. Nếu có hành vi
vi phạm thì xử lý như thế nào? CTCP X là doanh nghiệp sản xuất nước uống
đóng chai. Công ty TNHH Y chuyên phân phối nước giải khát. Ngày
19/05/2015 hai công ty này kí kết hợp đồng phân phối với các nội dung như
sau:
a. Công ty Y cam kết chỉ phân phối mặt hàng nước uống đóng chai của X
và không bán bất cứ sản phẩm nào của đối thủ cạnh tranh của công ty X;

9
b. Công ty Y cam kết không bán thấp hơn giá của hàng hóa được liệt kê tại
phụ lục bán lẻ của hợp đồng phân phối.

Bài tập 9

Công ty sữa Cao Nguyên sản xuất sản phẩm sữa tươi Himilk theo công thức
mới có khả năng làm giảm cholesterol cho người dùng. Công ty muốn đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm này nên đồng ý cho nhiều đối tác phân phối sản
phẩm sữa tươi Himilk. Tuy nhiên, công ty Cao Nguyên đưa ra điều kiện
muốn trở thành nhà phân phối sản phẩm Himilk, các công ty đối tác phải
mua một số cổ phần nhất định của công ty Cao Nguyên, nhằm đảm bảo bí
mật công thức chế biến sữa Himilk không bị rò rỉ ra bên ngoài trong quá
trình phân phối.

Vậy công ty Cao Nguyên có vi phạm điểm đ khoản 1 điều 27 Luật cạnh
tranh 2018 không? Giải thích ?

IV. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG


Chuẩn bị các bộ hồ sơ sau:

1. Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế;


2. Hồ sơ xin hưởng miễn trừ đối với thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm;
3. Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh.

10

You might also like