You are on page 1of 19

2017

1. Đúng. căn cứ Điều 3(4) LCT 2018: “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận
giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh
tranh” Có thể thấy, theo quy định của PLCT 2018, chỉ cần giữa các doanh nghiệp có hành vi
thỏa thuận, và thỏa thuận có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh là đã vi phạm LCT,
không xét đến điều kiện, thỏa thuận đã được thực hiện trên thực tế hay đã gây ra tác động hạn
chế cạnh tranh hay chưa.
(Pháp luật cạnh tranh hiện hành cấm hành vi thỏa thuận của các bên chứ không quan trọng
nội dung thỏa thuận đã được thực hiện hay chưa.)
2. Trước hết, thỏa thuận giữa chủ thầu là Fomo và bên dự thầu là Mosa là thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh vì (i) Chủ thể tham gia thỏa thuận là các doanh nghiệp hoạt động độc lập, (ii) Sự
thống nhất về ý chí của các bên tham gia thỏa thuận (cùng hành động để gây hạn chế cạnh
tranh của 06 doanh nghiệp còn lại đó là cung cấp thông tin nhằm bảo đảm Mosa sẽ thắng
thầu). Cam kết này được đưa ra trong cuộc gặp mặt của các bên. (iii) Thứ ba, xét về hậu quả
thì thỏa thuận này có khả năng làm triệt tiêu khả năng tiếp cận và cạnh tranh của những doanh
nghiệp dự thầu không tham gia thỏa thuận, cụ thể là 06 doanh nghiệp. Từ đó, có thể nhận định
đây chính là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh năm
2018. Cụ thể, hành vi thỏa thuận giữa chủ thầu là Fomo và bên dự thầu là Mosa nhằm đảm
bảo Mosa sẽ thắng thầu là Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi
tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo khoản 4 Điều 11 LCT
2018. Thỏa thuận này bị cấm theo khoản 2 Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018.
3. Hành vi của 6 dn là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Điều 11(4), giống với
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của Fomo và Mosa là thỏa thuận theo chiều dọc, thì thỏa thuận
giữa 6 doanh nghiệp là thỏa thuận theo chiều ngang.
4. Hành vi tự nguyện khai báo giúp UBCTQG hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
phát hiện, điều tra và xử lý của Veđa giúp doanh nghiệp này được miễn hoặc giảm mức xử
phạt theo Chính sách khoan hồng nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều
112:
a) Veđa đã tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại
Điều 11 của Luật này;
b) Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều
tra;
c) Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi
phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm;
d) Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi
phạm.
Theo điểm a khoản 7 Điều 112 LCT 2018, Doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng khoan
hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này được miễn 100% mức phạt tiền.
Xét thấy, Veđa là doanh nghiệp đầu tiên tố cáo hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của 06
doanh nghiệp dự thầu còn lại.
Nếu Veđa khai báo trung thực và hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều
tra và xử lý thì Veđa được xem xét miễn 100% mức phạt tiền sau khi nộp đơn xin hưởng
khoan hồng, tuy nhiên không được miễn trừ đối với hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục
hậu quả (nếu có).
Như vậy, Veđa không thoát khỏi việc chịu trách nhiệm trước luật cạnh tranh.
5. Vì theo khoản 3 Điều 113. Đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, Hội đồng xử lý vụ việc
hạn chế cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền
Tịch thu tang vật, phương tiện
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được
Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh
doanh;
Cải chính công khai
Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm
→ Không bao gồm biện pháp BTTH

Câu 1:
2. Nhận định sai, đối với trường hợp Khiếu nại vụ việc cạnh tranh tại Điều 77 LCT, thì cơ
quan cạnh tranh chỉ tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh sau khi có quyết định điều tra vụ
việc cạnh tranh. (Quy định về quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh tại Điều 80 luật này).
3. Nhận định sai, căn cứ Điều 37 LCT, UBCTQG thẩm định chính thức vụ việc tập trung
kinh tế trong thời hạn 90 kể từ ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ quy định tại Điều 36.
4. Nhận định sai, còn phải đáp ứng một trong các điều kiện được quy định tại Điều 14 LCT.
5. Nhận định sai, trừ những vụ việc cạnh tranh bị UBCTQG phát hiện có dấu hiệu vi phạm
LCT. Trong trường hợp này, không cần có bên khiếu nại theo Điều 77 LCT thì UBCTQG
mới điều tra và xử lý.
6. Nhận định sai, căn cứ theo Điều 45.2 LCT 2018 chỉ khi hành vi đưa thông tin so sánh mà
không có bằng chứng chứng minh cho nội dung so sánh thì mới là hành vi cạnh tranh không
lành mạnh theo quy định của điều này.
Câu 2:
Công ty A vi phạm hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường được quy định tại LCT 2018. cụ
thể là hành vi “ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho
khách hàng” (Điều 27.1.b), bởi các căn cứ:
Thứ nhất, Công ty A được xác định là doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể được
quy định tại Điều 24.1 vì có thị phần 35%>30% trên thị trường liên quan.
Thứ hai, Công ty A có hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu khi yêu cầu các cửa hàng bán với
giá thấp nhất là 2 triệu đồng mỗi túi.

2016
1. Nhận định sai. CĂn cứ Điều 45.1.a “Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh
doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó”
=> Các thông tin này phải được doanh nghiệp áp dụng các cơ chế bảo hộ nhằm ngăn
cản việc bị tiếp cận, thu thập, tìm hiểu và phổ biến thông tin mới gọi là bí mật kinh
doanh được pháp luật bảo vệ, tức là nếu như thông tin đấy giúp doanh nghiệp nắm giữ
có lợi thế hơn nhưng doanh nghiệp không có ý thức bảo mật mà cung cấp ra bên
ngoài thì dù có giá trị thực sự, pháp luật cũng sẽ không bảo hộ.
2. Đúng??? Căn cứ Điều 46 LCT thì UBCTQG mới là cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng cạnh tranh, và đưa ra quyết định xử lý vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh.
3. Sai. Doanh nghiệp theo khoản 1 Điều 2 LCT thì cá nhân kinh doanh (bao gồm cả cá
nhân có đăng ký và không đăng ký kinh doanh) cũng được gọi là doanh nghiệp. Trong
khi đó, khoản 10 Điều 4 LDN 2020 thì doanh nghiệp là “tổ chức” có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích kinh doanh, tức không bao gồm cá nhân không đăng ký
kinh doanh.
4. Nhận định sai. Theo khoản 2 Điều 3 LCT 2018, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
là Hành vi hạn chế cạnh tranh. Còn hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi
của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và
các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến
quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác (khoản 6 Điều 3)
Câu 3:
A là doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường bia đặc biệt, nắm giữ hơn 52% thị phần. Trên thị
trường bia đỏ, thị phần của A còn cao hơn, với 68%. Mới đây, A quyết định mở rộng thị
trường ra sản phẩm bia trái cây khác, là bia lê. Mặc dù đã tiến hành một chiến dịch quảng cáo
mạnh mẽ, doanh số bán hàng bia lê của A cũng không tăng. Sau hơn một năm, thị phần bia lê
của A vẫn thấp hơn 1%. Trong kế hoạch cuối cùng để tăng doanh thu đối với sản phẩm bia lê,
A đã quyết định bán sản phẩm này trong khoảng thời gian 3 tháng với mức giá thấp hơn mức
tổng chi phí sản xuất trung bình.
B, doanh nghiệp đứng đầu thị trường bia lê đã gửi đơn khiếu nại đến Cục quản lý cạnh tranh
với cáo buộc A đã thực hiện hành vi định giá huỷ diệt.
Hỏi:
1. ubctqg có bắt buộc phải điều tra vụ việc này không? Cơ sở pháp lý?
Phải điều tra, vì ko có ai khác
2. A có thể bị cáo buộc vi phạm Luật cạnh tranh với hành vi gì? Tại sao?
Biểu hiện khách quan được mô tả là hành vi lạm dụng, giống như nhận định đầu tiên kia kìa.
Tuy nhiên, ko thể xử lý được vì thị phần có 1% (không thống lĩnh) – vụ này mượn vụ Tân
Hiệp Phát kiện để ra đề đó.
Hành vi cạnh tranh ko lành mạnh: k6 điều 45

TÌNH HUỐNG

A là một doanh nghiệp sản xuất, phân phối các mặt hàng gia dụng trên thị trường. Để tăng
doanh số bán hàng, doanh nghiệp A đặt pa – nô trước địa điểm bán hàng với nội dung: “Vào
ngày 10 tháng 8 năm 2018, doanh nghiệp A sẽ có chương trình khuyến mại tặng quà có giá
trị lên đến 1/3 giá trị của hóa đơn mua hàng, chương trình khuyến mại này chỉ áp dụng cho
khách hàng có hóa đơn mua hàng với giá trị từ 10 triệu đồng trở lên”. Nhận được thông tin
này, khách hàng B đã đến doanh nghiệp A mua hàng vào thời điểm tổ chức khuyến mại. Do
có hóa đơn mua hàng lên đến 15 triệu nên khách hàng B yêu cầu được nhận quà tặng nhưng
nhân viên của doanh nghiệp A đã từ chối tặng quà cùng với lời giải thích là: “Chương trình
khuyến mại này chỉ áp dụng cho 5 khách hàng đầu tiên mua hàng” theo đăng ký của công ty
với cơ quan nhà nước, kèm minh chứng B không thuộc đối tượng năm khách hàng đầu tiên.

Anh chị hãy phân tích các quy định tương ứng của Luật cạnh tranh 2018 để xác định
hành vi nêu trên của doanh nghiệp A có hợp pháp không? Giải thích tại sao?
Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định hành vi lôi kéo
khách hàng bằng hình thức đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về
khuyến mại nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác là một trong những hành vi
cạnh tranh không lành mạnh. Vì đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên đây sẽ là
hành vi lôi kéo khách hàng bằng hình thức đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho
khách hàng về khuyến mại nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác, và hành vi này
trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mức khác trong
kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp khác.

Như vậy, các hoạt động khuyến mại bị cấm theo Luật cạnh tranh khi:

– Được tiến hành bởi tổ chức, cá nhân kinh doanh, hiệp hội ngành nghề hoạt động tại Việt
Nam hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.
– Nhằm mục đích thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác (cạnh tranh).
– Trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác
trong kinh doanh.
– Gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp khác.
1. Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Về nguyên tắc, chủ thể của Luật cạnh tranh 2018 (điều 2) là các chủ thể tiến hành các hoạt
động kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận, chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia hoạt động
kinh doanh trên thị trường. Ở đây, khái niệm doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng, bao
gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập, hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam, cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.

Trong vụ việc này, chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại nhằm thu hút khách hàng của doanh
nghiệp khác là doanh nghiệp A.

Như vậy, có thể thấy rằng Doanh nghiệp A – một doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh
doanh trên thị trường, theo quy định của pháp luật cạnh tranh là chủ thể của hành vi nhằm
cạnh tranh không lành mạnh.

2. Hành vi vi phạm của Doanh nghiệp A


Doanh nghiệp A đã vi phạm điểm a Khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi lôi kéo
khách hàng bằng hình thức đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về
khuyến mại nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác.

Đối tượng tác động trực tiếp của các hành vi này là khách hàng bao gồm khách hàng hiện tại
và cả khách hàng tiềm năng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Đối tượng tác động gián tiếp là
các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của Doanh nghiệp A trên thị trường.

Nội dung khuyến mại là hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn về các thông tin liên quan. Các
khuyến mại gây nhầm lẫn thường cung cấp những thông tin mập mờ, không đầy đủ, không rõ
ràng, làm cho người tiêu dùng có những hiểu nhầm về khuyến mại.

Mục đích của hành vi là nhằm gây nhầm lẫn cho khách hàng, qua đó tác động đến sức mua
hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình, đồng thời cạnh tranh không lành mạnh với doanh
nghiệp khác. Đối với vụ việc này Doanh nghiệp A đã đưa ra khuyến mại về sản phẩm của
mình như sau: “Vào ngày 10 tháng 8 năm 2018, doanh nghiệp A sẽ có chương trình khuyến
mại tặng quà có giá trị lên đến 1/3 giá trị của hóa đơn mua hàng, chương trình khuyến mại
này chỉ áp dụng cho khách hàng có hóa đơn mua hàng với giá trị từ 10 triệu đồng trở lên”.
Trong khi đó, thực tế thì : “Chương trình khuyến mại này chỉ áp dụng cho 5 khách hàng đầu
tiên mua hàng theo đăng ký của công ty với cơ quan nhà nước.”.

Nếu như người tiêu dùng chỉ đọc thông tin mà doanh nghiệp A khuyến mại, rõ ràng họ sẽ
hiểu rằng chỉ cần mua hàng trong ngày 10 tháng 8 năm 2018 và có hóa đơn trên 10tr đồng sẽ
được khuyến mại. Đây là hành vi không trung thực, trái với chuẩn mực đạo đức thông thường
trong kinh doanh, nhằm mục đích cạnh tranh.

Về việc gây thiệt hại của hành vi khuyến mại trên, dựa vào các thông tin khuyến mại, người
tiêu dùng sẽ đem so sánh với các sản phẩm cùng loại của công ty khác, họ sẽ có xu hướng
muốn tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp A hơn vì thế sẽ làm giảm sức tiêu thụ sản phẩm
của công ty khác. Hành vi của doanh nghiệp A đã gây cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt
hại cho các doanh nghiệp đối thủ.

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng Doanh nghiệp A đã thực hiện hành vi
khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định trên.

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI


1. Khiếu nại vụ việc cạnh tranh là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết cạnh
tranh.
Nhận định sai, căn cứ khoản 2 Điều 80 LCT thì trường hợp Ủy ban cạnh tranh quốc gia phát
hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh thì vụ việc cạnh tranh có thể bị điều tra
bởi quyết định của thủ trưởng cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh. Đối với trường hợp này
không có thủ tục khiếu nại.

2. Thoả thuận giữa các doanh nghiệp với nhau về số lượng, khối lượng sản suất hàng
hoá là thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
Nhận định sai, căn cứ khoản 3 Điều 11 LCT thì thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng,
khối lượng sản suất hàng là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Trước mắt, nếu thỏa thuận giữa
các doanh nghiệp không phải là thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát về số lượng, khối lượng
hàng hóa thì không phải là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, không phải thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh thì không thể là “hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm được.

3. Hai doanh nghiệp có tổng thị phần 70% trên thị trường liên quan thì đương nhiên
đươc xem là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
Nhận định sai, căn cứ tại khoản 3 Điều 24 có quy định, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn
10% trên thị trường liên quan. Vậy, nếu một trong hai doanh nghiệp trên có một doanh
nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan thì nhóm 2 doanh nghiệp này không
được coi là nhóm 2 doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
* Thật ra, quy định tại khoản 3 trên đây là quy định nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp có
vị trí thống lĩnh lách luật. Ví dụ doanh nghiệp A có tổng thị phần trên thị trường liên quan là
45%, doanh nghiệp A này cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh với doanh nghiệp
B có tổng thị phần là 4%. Vậy tổng thị phần của hai doanh nghiệp này chỉ 49%, ta không thể
xử được theo điểm b khoản 2 Điều 24 (nhóm 2 doanh nghiệp phải có thị phần trên thị trường
liên quan phải từ 50% trở lên) và ta cũng không thể xử doanh nghiệp A theo khoản 1 Điều 24
(khoản 1 quy định trường hợp chỉ 1 doanh nghiệp hành động, ở trên hợp này là hai doanh
nghiệp). Vậy nên trong trường hợp này ta không có cơ sở xử lý hành vi của A. Nếu khoản 3
được bổ sung, thì ta sẽ coi doanh nghiệp B không được coi là thành viên trong nhóm doanh
nghiệp, lúc này, thực tế là hai doanh nghiệp nhưng ta đã loại bỏ B (vì B có thị phần nhỏ hơn
10%), không còn B thì hai doanh nghiệp trên chỉ còn một doanh nghiệp là A, ta sẽ xử A theo
khoản 1 Điều này (một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường)

4. Chỉ doanh nghiệp có vị trí độc quyền mới bị cấm áp đặt các điều kiện gây bất lợi cho
khách hàng.
Nhận định sai, căn cứ tại khoản 1 Điều 27, nhóm doianh nghiệp có vị trí thống lĩnh vẫn có
khả năng bị cấm các hành vi áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng này.

5. Đưa thông tin gian dối về hàng hoá, dịch vụ là hành vi lôi kéo khách hàng bất chính
theo luật cạnh tranh.
Nhận định sai, căn cứ điểm a khoản 5 Điều 45 LCT thì hành vi đưa thông tin gian dối cho
khách hàng về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm lôi kéo khách hàng là hành
vi lôi kéo khách hàng bất chính. Còn việc đưa thông tin gian dối nhưng không phải đưa cho
khách hàng hoặc không nhằm mục đích lôi kéo khách hàng bất chính thì không phải là hành
vi lôi kéo khách hàng bất chính theo luật cạnh tranh.

6. Người tham gia tố tụng cạnh tranh có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc
mình trong tố tụng cạnh tranh.
Nhận định sai, căn cứ Điều 55 LCT quy định người tham gia tố tụng cạnh tranh có quyền
dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có người phiên dịch.
Phải chú ý là trong Điều khoản này quy định Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng cạnh
tranh là tiếng việt nhưng pháp luật vẫn cho phép người tham gia tố tụng cạnh tranh sử dụng
ngôn ngữ của mình khi tham gia tố tụng nhé.

7. Trước khi thực hiện hành vi mua lại doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải làm thủ
tục thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh.
Nhận định sai, căn cứ khoản 4 Điều 29 LCT thì hành vi mua lại doanh nghiệp là hành vi tập
trung kinh tế. Căn cứ khoản 1 Điều 33 LCT thì khi doanh nghiệp có hành vi tập trung kinh tế
mà thuộc ngưỡng phải thông báo tập trung kinh tế thì phải thông báo tập trung kinh tế cho uỷ
ban cạnh tranh quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Trường hợp không thuộc
ngưỡng thông báo thì không cần thông báo cho cơ quan quản lý cạnh trạnh.

8. Phiên điều trần trong vụ việc cạnh tranh về hành vi hạn chế cạnh tranh có bản chất
là một phiên toà xét xử vụ việc cạnh tranh.
Nhận định đúng, căn cứ theo khoản 4 Điều 91 LCT, trước khi ra quyết định xử lý vụ việc hạn
chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần; căn cứ
theo khoản 5 Điều 93 LCT, tại phiên điều trần, người tham gia phiên điều trần trình bày ý
kiến và tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; căn cứ theo khoản 5 Điều
91 LCT thì hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trên cơ sở thảo luận, bỏ phiếu kín và
quyết định theo đa số. Vậy, phiên điều trần bản chất là cơ hội để Hội đồng xử lý vụ việc hạn
chế cạnh tranh xét hỏi và các bên trả lời, tranh luận, sau đó bỏ phiếu kín và quyết định theo
đa số, do đó phiên điều trần trong vụ việc cạnh tranh về hành vi hạn chế cạnh tranh có bản
chất là một phiên toà xét xử vụ việc cạnh tranh.

10. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh chỉ bị cấm khi thi phần kết hợp trên thị trường
liên quan của các doanh nghiệp tham gia thoả thuận từ 30% trở lên.
Nhận định sai, nhưng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Điều 11 bị cấm tại Điều 12, không bao
gồm điều kiện các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải có thị phần trên thị trường liên
quan từ 30%. Chỉ cần các doanh nghiệp có thỏa thuận là se bị xử lý

11. Mọi hành vi bán hàng hoá dưới giá thành toàn bộ nhằm gây khó khăn cho đối thủ
cạnh tranh đều bị cấm thực hiện.
Nhận định sai,Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 27 và khoản 6 Điều 45 LCT thì hành vi bán hàng
hoá dưới giá thành toà bộ dẫn đến loại bỏ hoặc khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác
mới là hành vi bị cấm theo luật cạnh tranh nên hành vi bán hàng hoá dưới giá thành toà bộ
nhằm gây khó khăn cho dối thủ cạnh tranh có thể chưa phải là hành vi bị cấm theo luật cạnh
tranh.

12. Để xác định hành vi hạn chế cạnh tranh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không
cần xác định chính xác đối tượng và mức độ thiệt hại vật chất cụ thể.
Nhận định sai, căn cứ khoản 2 Điều 3 LCTthì hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác
động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, vậy nên khi xác định hành vi hạn
chế cạnh tranh, cơ quan nhà nước cần xác định hành vi hạn chế cạnh tranh đó nhắm tới đối
tượng nào, hành vi đó có gây hay có khả năng gây hạn chế cạnh tranh hay không mới xác
định được hành vi đó có phải là hành vi hạn chế cạnh tranh hay không.

13. Hành vi mua hơn 50% tài sản của doanh nghiệp khác là hành vi tập trung kinh tế.
Nhận định sai, Căn cứ theo khoản 4 Điều 29 LCT quy định mua lại doanh nghiệp là việc một
doanh nghiệp trực tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác
đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Vậy, nếu hành vi mua hơn 50% tài sản của doanh nghiệp khác nhưng không đủ để chi phối
doanh nghiệp bị mua lại hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại thì không được
phải là hành vi tập trung kinh tế.

14. Hành vi mua sáng chế về và không sử dụng là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường bị cấm.
Nhận định sai, căn cứ theo tinh thần của khoản 3 Điều 28 NĐ 116/2005/NĐ-CP thì hành vi
mua sáng chế và không sử dụng là hành vi cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ. Căn cứ
theo điểm c khoản 1 Điều 27 LCT thì doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống thị
trường mới bị cấm hành vi cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng
gây ra thiệt hại cho khách hàng. Vậy hành vi mua sáng chế về và không sử dụng không phải
do doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc không gây thiệt hại hoặc
không có khả năng gây thiệt hại cho khách hàng thì đây không phải là hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường bị cấm.

15. Thỏa thuận cùng phát triển sản phẩm mới giữa các doanh nghiệp đối thủ là thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
Nhận định sai, căn cứ theo Điều 11 LCT thì thỏa thuận cùng phát triển sản phẩm mới giữa
các doanh nghiệp đối thủ không thuộc các hành vi được quy định từ khoản 1 đến khoản 10
Điều này, nhưng có thể rơi vào khoản 11 Điều này (thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả
năng gây tác động hạn chế cạnh tranh). Vậy nếu xét theo khoản 3, khoản 4 Điều 12 Luật này
thì hành vi được quy định tại khoản 11 Điều 11 trên vẫn có khả năng bị cấm. Nhưng, trường
hợp không thỏa khoản 3, khoản 4 Điều 12 là không gây tác động hoặc có khả năng gây tác
động một cách đáng kể trên thị trường thì hành vi này không bị cấm..

16. Tất cả hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều được xử lý theo trình tự, thủ tục
của Luật cạnh tranh
Nhận định sai, căn cứ khoản 2 Điều 4 LCT quy định trường luật khác có quy định về việc xử
lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định
của Luật đó.

17. Tất cả thỏa thuận về giá hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh
tranh đều là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
Nhận định sai, Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 LCT thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi
thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn
chế cạnh tranh. Vậy nếu hành vi thỏa thuận về giá hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp
là đối thủ không gây tác động và cũng không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh thì
thỏa thuận này không phải thỏa thuận hạn chế cạnh tranh từ đó không bị cấm.

18. Hành vi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh có mục đích nhằm
đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu công nghệ, xuất khẩu hàng hóa không bị coi là thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh
Nhận định sai, căn cứ theo khoản 11 Điều 11 LCT quy định hành vi thỏa thuận khác vói các
thỏa thuận được quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này nếu gây tác động hoặc có khả
năng gây tác động hạn chế cạnh tranh cũng là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Căn cứ khoản 3
và khoản 4 Điều 12, thỏa thuận tại khoản 11 Điều 11 LCT cũng bị cấm nếu thỏa mãn điều
kiện luật định.

Tuy nhiên, nếu thỏa mãn điều kiện miễn trừ tại Điều 14 Luật này thì các doanh nghiệp trên
cần phải làm những thủ tục liên quan để được xét miễn trừ.
19. Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều có thể được xem xét cho hưởng miễn
trừ.
Nhận định sai, căn cứ theo khoản 1 Điều 14 LCT thì các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được
quy định tại các khoản 4, 5, và 6 Điều 11 LCT không được xét miễn trừ.

20. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện hành vi bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
Nhận định sai, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 27 LCT thì doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh
thị trường chỉ bị cấm hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nếu
hành vi đó dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh mà thôi.

21. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm tham gia tất cả các thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh.
Nhận định sai, khi có hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh cũng như các doanh nghiệp khác, chỉ bị cấm theo Điều 12 Luật này (Điều luật cấm các
hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh).

22. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể được xem xét cho hưởng miễn
trừ nếu nhằm mục đích tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
trên thị trường quốc tế
Nhận định sai, pháp luật không cho phép miễn trừ đối với tất cả các hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường

23. Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh, nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại, cơ quan cạnh
tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Nhận định sai, căn cứ theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 110 LCT quy định các hình thức
xử lý bao gồm hình phạt chính, hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả không có
hình thức yêu cầu bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 54 Luật này quy
định hoạt động tố tụng cạnh tranh phải tuân theo quy định của Luật này. Nên không có cơ sở
cho việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại cùng với việc xử lý hành vi vi phạm pháp
luật cạnh tranh.

24. Ủy ban cạnh tranh quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với các quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Nhận định sai, căn cứ theo khoản 2 Điều 100 LCT thì khi giải quyết khiếu nại quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh đối với vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế, cạnh tranh không
lành mạnh thì chủ tịch ỦY ban cạnh tranh quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chứ
không phải là Uỷ ban cạnh tranh quốc gia.

25. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến Ủy ban cạnh tranh quốc
gia khi có quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm Luật
Cạnh tranh
Nhận định sai, người không có năng lực hành vi dân sự thì không có quyền khiếu nại.
26. Quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh luôn có hiệu lực thi hành ngay
Nhận định sai, Căn cứ theo Điều 95 LCT thì quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực
pháp luật kể từ ngày kết thúc thời giạn khiếu nại theo quy định tại Điều 96 Luật này, trừ
trường hợp ở khoản 2 Điều 99 của Luật này.

BÀI TẬP – CHỈ XÁC ĐỊNH HÀNH VI CÓ THỂ VI PHẠM


1. Công ty TNHH A và Công ty CP B là hai công ty chuyên sản xuất các sản phẩn dinh
dưỡng cho trẻ em. Trong một chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm nước uống dinh
dưỡng X của Công ty A, Công ty A đã dùng pano quảng cáo với khẩu hiệu “Nhà vô địch
làm từ X”. Công ty CP B ngay lập tức đáp trả bằng việc dùng một pano quảng cáo với
hình ảnh sản phẩm nước uống dinh dưỡng Y do Công ty CP B sản xuất với khẩu hiệu
“Không cần vô địch, chỉ cần con thích”. (2 điểm)
Hành vi của công ty B có thể vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 45 LCT: Đưa thông
tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách
hàng của doanh nghiệp khác (các bạn cũng có thể chứng minh nó không vi phạm quy định
này, tùy lập luận nhé)
3. A là một doanh nghiệp sản xuất, phân phối các mặt hàng gia dụng trên thị trường. Để
tăng doanh số bán hàng, doanh nghiệp A đặt Pano trước địa điểm bán hàng với nội
dung “Vào ngày 10/8/2018, doanh nghiệp A sẽ có chương trình khuyến mại tặng quà có
giá trị lên đến 1/3 giá trị của hóa đơn mu hàng, chương trình khuyến mại này chỉ áp
dụng cho khách hàng có hóa đơn mua hàng với giá trị từ 10 triều đồng trở lên”. Nhận
được thông tin này, khách hàng B đã đến doanh nghiệp A mua hàng vào thời điểm tổ
chức khuyến mại. Do hóa đơn mua hàng đến 15 triệu đồng nên khách hàng B yêu cầu
được nhận quà tặng theo chương trình khuyến mại nhưng nhân viên của doanh nghiệp
A đã từ chối tặng quà cùng với giải thích là: “Chương trình khuyến mại này chỉ áp
dụng cho năm (05) khách hàng đầu tiên mua hàng” theo đăng ký của Công ty với cơ
quan nhà nước, kèm mình chứng B không thuộc đối tượng năm (05) khách hàng đầu
tiên.
Anh (Chị) hãy phân tích các quy định tương ứng của Luật Cạnh tranh 2018 để xác định
hành vi nêu trên của doanh nghiệp A có hợp pháp không? Giải thích tại sao?

Hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 45 LCT – hành vi đưa thông tin gây nhầm
lẫn cho khách hàng về khuyến mại liên quan đến hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp nhằm
thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác.
4. Công ty Ánh Dương ký hợp đồng với các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong đó có điều
khoản yêu cầu các khách sạn, khu nghỉ dưỡng này không được nhận đơn đặt phòng của
bất cứ công ty du lịch nào khác ngoài Ánh Dương đối với du khách từ Nga, Ukraina và
các nước Cộng động các quốc gia độc lập (CIS).
Nếu Ánh Dương có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền thì hanh vi này vi phạm
quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 27 LCT – hành vi yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng
chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng – nếu hành vi
này dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị
trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác.
5. Công ty M có 40% thị phần trên thị trường phim nhựa nhập khẩu khi phân phối
phim cho các doanh nghiệp khác chiếu đã có các hành vi: (i) Áp đặt chính sách Giá thuê
phim tối thiểu trên mỗi người xem là 25.000 đồng (sau thuế) (nghĩa là nếu rạp bán mỗi
vé với giá 50.000 đồng thì phần M hưởng là 25.000 đồng/vé. Tuy nhiên, nếu giá vé trên
50.000 đồng, M lại áp dụng chia 50:50 như cũ); (ii) Buộc các doanh nghiệp này phải
thuê thêm phim khác kèm theo phim muốn thuê. (Ví dụ, muốn có phim Transformers –
một phim dạng “bom tấn”, thì phải lấy kèm phim Ice Age là một phim hoạt hình).
Hành vi thứ nhất, áp đặt chính sách Giá thuê phim tối thiểu trên mỗi người xem là 25.000
đồng (sau thuế) (nghĩa là nếu rạp bán mỗi vé với giá 50.000 đồng thì phần M hưởng là
25.000 đồng/vé. Tuy nhiên, nếu giá vé trên 50.000 đồng, M lại áp dụng chia 50:50 như cũ) có
thể vi phạm điểm b khoản 1 Điều 27 LCT – hành vi áp đặt giá bán hàng hóa dịch vụ bất hợp
lý nếu chứng minh được bất hợp lý và gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách
hàng.

Hành vi thứ hai, buộc các doanh nghiệp này phải thuê thêm phim khác kèm theo phim muốn
thuê là hành vi vi phạm điểm tại điểm đ khoản 1 Điều 27 LCT – hành vi yêu cầu doanh
nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của
hợp đồng – nếu hành vi này dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác
tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác.

7. Công ty A là công ty chuyên mua cá da trơn để xuất khẩu sang Châu Âu tháng 4 năm
2015 thị trường châu Âu có nhiều biến động theo đủ như theo đó nhu cầu của mua cá từ
x giảm 30% so với thời gian trước vì vậy công ty x thông báo đến nông dân là nhu cầu
mua cái của công ty này giảm và giá mua cũng chỉ là 7.500₫ chi phí sản xuất cá của
nông dân là 10.500₫ theo anh chị hành vi trên có vi phạm pháp luật cạnh tranh ? Tại
sao?
Nếu công ty A có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền thì hành vi này có thể vi
phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 LCT – hành vi áp đặt giá mua bất hợp lý nếu giá
trên là bất hợp lý và gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng.

8. Công ty A chiếm thị phần 35% trên thị trường thu mua thanh long ruột đỏ ở Việt
Nam (do có đặt hàng tiêu thụ thanh long thường xuyên tại Đài Loan) đã giảm giá thu
mua thanh long đến 20% khi không có biến động về cầu tại Đài Loan.
Công ty A có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền thì hành vi này có thể vi phạm
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 LCT – hành vi áp đặt giá mua bất hợp lý nếu giá trên là
bất hợp lý và gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng.

9. Công ty X niêm yết trước trụ sở của công ty này thông báo như sau: “Chúng tôi là
đại diện phân phối các sản phẩm của Công ty Y sản xuất”. Trong thực tế công ty X và
Công ty Y không ký kết được hợp đồng phân phối do không thỏa thuận được điều
khoản về xúc tiến bán hàng.
Hành vi có thể vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 45 LCT – hành vi đưa thông tin
gian dối cho khách hàng về doanh nghiệp nếu nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp
khác.

Luật cạnh tranh được coi là đạo luật tiếp cận mặt trái của thị trường vì nó quy định về các
hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Các hành vi này là những mặt
trái của thị trường, có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội.
Cụ thể, các hành vi hạn chế cạnh tranh là những hành vi của các doanh nghiệp nhằm loại trừ,
hạn chế sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Các hành vi này có thể bao
gồm:

 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: Đây là những thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhằm
hạn chế cạnh tranh, chẳng hạn như thỏa thuận phân chia thị trường, thỏa thuận ấn định
giá bán, thỏa thuận hạn chế sản xuất,...
 Lạm dụng vị trí thống lĩnh: Đây là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường nhằm hạn chế cạnh tranh, chẳng hạn như nâng giá bán, giảm chất lượng sản
phẩm,...
 Tập trung kinh tế: Đây là việc một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp sáp
nhập, mua lại hoặc hợp nhất với nhau, dẫn đến việc giảm số lượng doanh nghiệp trên
thị trường.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi của các doanh nghiệp nhằm cạnh
tranh với nhau bằng những thủ đoạn không chính đáng, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp
pháp của các doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng. Các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh có thể bao gồm:

 Quảng cáo gian dối: Đây là hành vi quảng cáo sai lệch, gây hiểu nhầm cho khách
hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
 Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Đây là hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu, bản
quyền, sáng chế,... của doanh nghiệp khác.
 Bán hàng đa cấp bất chính: Đây là hành vi bán hàng đa cấp không đúng với quy định
của pháp luật, nhằm trục lợi bất chính.

Các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh có thể gây ra những tác động
tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội, bao gồm:

 Giá cả sản phẩm, dịch vụ tăng cao, gây khó khăn cho người tiêu dùng.
 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ giảm sút, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi của
người tiêu dùng.
 Hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gây mất cân bằng thị trường.
 Tăng nguy cơ độc quyền, dẫn đến việc doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường có
thể lạm dụng sức mạnh thị trường để gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Do đó, Luật cạnh tranh có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường cạnh tranh lành
mạnh, bình đẳng trên thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Luật cạnh
tranh được coi là đạo luật tiếp cận mặt trái của thị trường vì nó quy định về các hành vi hạn
chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, những mặt trái của thị trường có thể gây ra
những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội.

Cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh được ví như “chú chó canh cửa” vì có vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trên thị trường.

Cụ thể, cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh có các nhiệm vụ sau:

 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh.


 Xác minh, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.
 Thẩm định tập trung kinh tế.
 Hợp tác quốc tế về cạnh tranh.
Các nhiệm vụ này tương tự như nhiệm vụ của một chú chó canh cửa. Chú chó canh cửa có
nhiệm vụ bảo vệ tài sản của chủ nhà khỏi những kẻ xâm nhập. Tương tự, cơ quan thực thi
pháp luật cạnh tranh có nhiệm vụ bảo vệ môi trường cạnh tranh khỏi những hành vi vi phạm
pháp luật cạnh tranh.
Các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi
trường cạnh tranh, bao gồm:
 Giá cả sản phẩm, dịch vụ tăng cao, gây khó khăn cho người tiêu dùng.
 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ giảm sút, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi của
người tiêu dùng.
 Hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gây mất cân bằng thị trường.
 Tăng nguy cơ độc quyền, dẫn đến việc doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường có
thể lạm dụng sức mạnh thị trường để gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Do đó, cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi
trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trên thị trường. Các hành động của cơ quan thực thi
pháp luật cạnh tranh có thể được ví như những tiếng sủa của chú chó canh cửa, nhằm cảnh
báo và răn đe các doanh nghiệp có ý định vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Ngoài ra, cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh cũng có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến
pháp luật cạnh tranh. Đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của các
doanh nghiệp và người tiêu dùng về pháp luật cạnh tranh, góp phần tạo ra môi trường cạnh
tranh lành mạnh, bình đẳng trên thị trường.
1. Khi khiếu nại vụ việc cạnh tranh không lành mạnh sau khi hoàn tất việc giao nộp
chứng cứ bên khiếu nại có phải nhận lại biên bản giao nộp chứng cứ hay không?
Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 35/2020/NĐ-CP, theo quy định tại Điều 66 Luật Cạnh
tranh 2018
Như vậy, bên khiếu nại có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Cơ quan
điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trong quá trình
điều tra, giải quyết vụ việc cạnh tranh.

Việc giao nộp chứng cứ phải được lập thành biên bản.
Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số
bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao
nộp và chữ ký của người nhận và dấu của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Ủy ban
Cạnh tranh Quốc gia.
Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc cạnh tranh và một bản
giao cho bên giao nộp chứng cứ giữ.
Hay nói cách khác, khi hoàn tất việc giao nộp chứng cứ bên khiếu nại được giao nhận
biên bản giao nộp chứng cứ giữ còn lại.
2. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thuộc nhiệm vụ quyền
hạn của cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 59 Luật Cạnh tranh 2018 về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy
ban Cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố tụng cạnh tranh như sau:
3. Trong khi điều tra vụ việc cạnh tranh thì bên đề nghị triệu tập người làm
chứng có bắt buộc phải trình bày lý do phải có người làm chứng hay không?
Căn cứ tại Điều 84 Luật Cạnh tranh 2018
Như vậy, trong quá trình điều tra, các bên có quyền đề nghị Cơ quan điều tra vụ việc
cạnh tranh triệu tập người làm chứng.
Bên đề nghị triệu tập người làm chứng có nghĩa vụ trình bày lý do cần thiết phải có
người làm chứng để Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định.
4. Quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên khi điều tra vụ
việc cạnh tranh thuộc nhiệm vụ của ai?
Căn cứ tại Điều 62 Luật Cạnh tranh 2018 về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ
quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
Như vậy, Quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên khi điều tra
vụ việc cạnh tranh thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ
việc cạnh tranh.
Trong đó, theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 thì tố tụng cạnh
tranh là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Cạnh tranh 2018.
5. Người làm chứng trong vụ việc cạnh tranh trong trường hợp nào thì không
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi từ chối khai báo?
Căn cứ tại Điều 69 Luật Cạnh tranh 2018
6. Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc cạnh tranh có thể
được các cơ quan nào triệu tập theo quy định?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Cạnh tranh 2018 thì người biết các tình tiết
có liên quan đến nội dung vụ việc cạnh tranh có thể được Cơ quan điều tra vụ việc
cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia tố tụng cạnh
tranh với tư cách là người làm chứng.
Lưu ý: Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
Trong đó, mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự
2015 như sau:
7. Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh được quy định như thế nào theo quy định của
pháp luật?
Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh được quy định tại Điều 54 Luật Cạnh tranh 2018 như
sau:
8. Biên bản ghi lời khai của vụ việc cạnh tranh có được ghi sửa đổi, bổ sung theo
quy định hay không?
Căn cứ tại Điều 83 Luật Cạnh tranh 2018 về lấy lời khai trong vụ việc cạnh tranh:
9. Hành vi chặn đầu xe, chèo kéo khách vào quán có thể bị xử phạt vi phạm hành
chính như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về phạm vi áp dụng như sau:
Bên cạnh đó, tại Điều 17 Nghị định 75/2019/NĐ-CP có quy định về hành vi ép buộc
trong kinh doanh như sau:
Tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 75/2019/NĐ-CP cũng có quy định như sau:
Lưu ý: Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Nghị định
75/2019/NĐ-CP trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên..
10. Tập quán tiêu dùng có được xem là 01 rào cản mở rộng thị trường hay
không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 35/2020/NĐ-CP về rào cản gia nhập, mở rộng
thị trường như sau:
11. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không thông báo kết quả thẩm định sơ bộ khi
kết thúc thời hạn 30 ngày theo quy định thì việc tập trung kinh tế có được thực
hiện hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 36 Luật Cạnh tranh 2018 về thẩm định sơ bộ việc tập trung
kinh tế như sau:
12. Vụ việc cạnh tranh có thể bị đình chỉ điều tra trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 86 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh
như sau:
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 80 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về quyết định điều
tra vụ việc cạnh tranh như sau:
13. Hủy điều tra: Điều 98
14. Khôi phục điều tra: k1 điều 87
15. Khi tham gia tố tụng cạnh tranh, người phiên dịch có được phép tiếp xúc với
người tham gia tố tụng cạnh tranh khác không?
Khi tham gia tố tụng cạnh tranh, người phiên dịch có các quyền và nghĩa vụ được quy
định tại Điều 71 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:

You might also like