You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA LUẬT

LUẬT CẠNH TRANH


CHỦ ĐỀ: CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH
MẠNH THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VÀ SỞ HỮU TRÍ
TUỆ

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương


Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Lời mở đầu
Ở nước ta ngày nay hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ dẫn đến
sự ra đời của rất nhiều doanh nghiệp. Đó là một bước nhảy vọt của nền kinh tế Viêt
Nam, nhưng song song đó một vấn đề vô cùng quan ngại là một số doanh nghiệp
đã làm trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại
hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
Doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Điển hình là những hành vi cạnh tranh
không lành mạnh. Và sự đua tranh về kinh tế giữa các nhà kinh doanh có những
lợi ích giống nhau trên cùng thị trường bằng các phương thức này thật sự là một
vấn đề vô cùng trở ngại của các cơ quan công quyền. Việc cạnh tranh không lành
mạnh không những tác động đến doanh nghiệp và người tiêu dùng mà nó còn tác
động không nhỏ đến nền kinh tế nước ta như nguồn thu doanh nghiệp suy giảm,
nhiều doanh nghiệp đóng cửa. Khi chất lượng sản phẩm giảm, uy tín của doanh
nghiệp cũng vì vậy mà mất lợi thế trên thị trường. Việc cạnh tranh không lành
mạnh còn khiến các doanh nghiệp nước ngoài cảm thấy e ngại khi đầu tư vào Việt
Nam, từ đó thâm hụt các nguồn từ nhà đầu khiến nước ta không thể phát triển. Do
đó, nước ta đã ban hành Luật Cạnh tranh cũng như quy định về những hành vi cạnh
tranh không lành mạnh.

2
Mục lục
I. Khái quát về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ..................................... 4
1. Khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ................................. 4
2. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm ............................... 4
II. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật thương mại và
sở hữu trí tuệ ......................................................................................................... 5
1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật sở hữu trí tuệ ............... 5
2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật thương mại ................... 8
3. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong NĐ 40/2018 ........................ 9
III. Thực tiễn về cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam ............................ 9
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 13
1. Văn bản pháp luật ...................................................................................... 13
2. Tài liệu internet........................................................................................... 13

3
I. Khái quát về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

1. Khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh


Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên
tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh
doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp khác.

Cơ sở pháp lý: Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018

2. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm


Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm được quy định tại Điều 45 Luật
Cạnh tranh 2018, cụ thể là những hành vi như sau:

1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các
biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ
sở hữu thông tin đó.

2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi
đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh
nghiệp đó.

3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp
hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng
xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
đó.

4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc
gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp
đó.

5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp
hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa,
dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp
khác;

b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh
nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

4
6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả
năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ
đó.

7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật
khác.

Sau khi khái quát về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì chúng ta có những
kết luận hành vi cạnh tranh không lành mạnh gồm những đặc điểm như:

 Về chủ thể: là doanh nghiệp (là tổ chức, cá nhân kinh doanh)


 Về mục đích: cạnh tranh trong kinh doanh
 Về tính chất: trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại
và các chuẩn mực khác trong kinh doanh
 Hậu quả: gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp
pháp của doanh nghiệp khác.

Ngoài những hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được nêu trong Luật Cạnh
tranh 2018. Thì chúng ta vẫn có những Luật khác nói về những hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, tuy một số luật không nêu cụ thể và rõ ràng như Luật Cạnh
tranh, nhưng nếu kết hợp những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật
Cạnh tranh thì chúng ta vẫn sẽ tìm ra được những điều luật này.

II. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật thương mại và
sở hữu trí tuệ

1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật sở hữu trí tuệ
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật sở hữu trí tuệ được quy định tại
Khoản 1 Điều 130 gồm có những hành vi như sau:

Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh
doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;

Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng,
chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung
cấp hàng hóa, dịch vụ;

Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế
có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng
nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu
người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử

5
dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính
đáng;

Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn
địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi
dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ
dẫn địa lý tương ứng.

Ngoài ra nếu căn cứ vào những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo
quy định tại Điều 45 của Luật cạnh tranh 2019 thì Luật sở hữu trí tuệ còn có những
hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ quy định tại Điều 130 mà còn được
quy định tại Điều 127 về Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh gồm
những hành vi:

Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện
pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ
sở hữu bí mật kinh doanh đó;

Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi
dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm
bộc lộ bí mật kinh doanh;

Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ
tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các
biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật
kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy
định tại các điểm a, b, c và d khoản này;

Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.

Ngoài ra còn có Điều 129 về Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên
thương mại và chỉ dẫn địa lý quy định cụ thể ở Khoản 1 và Khoản 3 những hành
vi như:

1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn
hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

6
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng
với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương
tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn
hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch
vụ;

c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ
trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm
theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng
hóa, dịch vụ;

d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu
dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất
kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới
hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng,
nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn
tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu
nhãn hiệu nổi tiếng.

3. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo
hộ:

a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất
xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các
tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

b) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;

c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo
hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm
cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;

d) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu
vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ
dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng
hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được
sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như
vậy.

Mặc dù, Luật sở hữu trí tuệ đã có quy định rõ về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh trong lĩnh vực này, nhưng khi chúng ta kết hợp với những hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong Luật Cạnh tranh thì vẫn tìm ra được những Điều luật không

7
được nêu rõ có quy định về hành vi trạnh canh không lành mạnh trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ.

2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật thương mại
Tuy Luật Thương mại 2005 không quy định rõ về những hành vi cạnh tranh không
lành mạnh nhưng căn cứ vào Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 thì chúng ta có thể suy
ra những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Luật Thương mại 2005 quy định
trong hành vi quảng cáo, cụ thể là theo quy định từ Khoản 5 đến Khoản 9 tại Điều
109 về Các quảng cáo thương mại bị cấm có quy định như sau:

Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức,
cá nhân.

Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.

Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công
dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời
hạn bảo hành của hàng hóa, dịch vụ.

Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm
quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân
khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tại Khoản 5 và Khoản 9 của Điều 100 Luật Thương mại 2005 về Các
hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mãi cũng có quy định một phần nhỏ về
cạnh tranh không lành mạnh như sau:

Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối
khách hàng.

Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Khác với Luật Sở hữu trí tuệ khi luật này đã có quy định rõ ràng về các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực của mình, thì Luật Thương mại lại
không có quy định rõ ràng về vấn đề này trong lĩnh vực của mình. Do đó khi tìm
hiểu về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực này, chúng ta cần phải
kết hợp với Luật Cạnh tranh để tìm ra được những Điều luật này.

8
3. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong NĐ 40/2018
Cũng giống như Luật Thương mại 2005 thì NĐ 40/2018 không có ghi rõ về những
hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong nghị định này. Chúng ta vẫn sẽ kết hợp
với Luật Cạnh tranh để tìm ra những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
nghị định này. Cụ thể, tại Điều 5 của Nghị định này nói về Những hành vi bị cấm
trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, trong đó Khoản 1 nói về
những hành vi mà các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bị cấm, ta thấy được trong
điều khoản này có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nằm ở Điểm a, điểm
b, điểm e Khoản 1 Điều 5 NĐ 40/2018 như sau:

Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký
hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp
đồng tham gia bán hàng đa cấp;

Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa
hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội
nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;

III. Thực tiễn về cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam
Cạnh tranh có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, là cơ sở khẳng định vị trí của nền kinh tế nước ta nói riêng và thế giới nói
chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cạnh tranh không lành
mạnh sẽ mang lại những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, doanh nghiệp và
người tiêu dùng.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), tính đến hết
năm 2018, có gần 400 hồ sơ khiếu nại, trong đó hơn 200 vụ đã được điều tra, xử
lý. Các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thường diễn ra dưới nhiều hình thức,
theo nhiều dạng khác nhau. Thông qua xử lý các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, các cơ quan quản lý đã thu về cho ngân sách nhà nước với tổng số tiền phạt
và chi phí xử lý đáng kể. Nếu năm 2007, tổng số tiền phạt là 85 triệu đồng, thì năm
2008, tổng số tiền phạt đã tăng lên gần gấp 10 lần (tương đương 805 triệu đồng,
đến năm 2016 là 2,114 tỷ đồng). Như vậy, số vụ vi phạm cạnh trạnh tranh không
lành mạnh không chỉ dừng lại như con số công bố chính thức hiện nay. Điều này
đồng nghĩa với việc số tiền xử phạt vi phạm cạnh tranh không lành mạnh sẽ tăng
lên một khi các chế tài mới được áp dụng từ ngày 1/12/2019 theo Nghị định số
75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh
tranh.

9
Theo khảo sát, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường hiện nay
phổ biến dưới các dạng như: Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh;
Hành vi ép buộc trong kinh doanh; Cung cấp thông tin không trung thực về doanh
nghiệp khác; Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; Hành
vi lôi kéo khách hàng bất chính; Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá
thành toàn bộ…
Kể từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhất là khi áp lực cạnh tranh trên thị
trường ngày một lớn, nền kinh tế Việt Nam cũng chứng kiến sự tồn tại của nhiều
loại hành vi cạnh tranh được coi là không lành mạnh. Trong số các hành vi đó phải
kể đến các dạng hành vi như: “Gây nhầm lẫn cho khách hàng” bằng cách nhái nhãn
mác, ăn theo các thương hiệu nổi tiếng: chẳng hạn như sữa bột cho trẻ em Grow
Plus và Grow Plus+; “Hành vi gièm pha, gây rối hoạt động kinh doanh đối thủ
cạnh tranh” chẳng hạn như việc tung tin đồn rằng ăn bột ngọt (mì chính) của hãng
bột ngọt Ajinomoto là “gây ung thư”. Ăn nước mắm Chinsu “gây ung thư”, cũng
như đăng tải các thông tin trên mạng xã hội về việc sử dụng dầu ăn từ thực vật tốt
hơn dầu ăn từ động vật.
Để hạn chế tình trạng này, Chính phủ đã ban hành các Luật, Nghị định quy định
về vấn đề cạnh tranh cũng như xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh
tranh. Tuy ban hành là thế, nhưng hành vi cạnh tranh không lành mạnh đâu đó vẫn
còn tồn tại trong cuộc sống do những kẻ xấu lợi dụng những “khe hở” của pháp
luật và gây ra những ảnh hưởng không tốt cho nền kinh tế cũng như cho xã hội.
Do đó, chúng ta cần phải chú trọng hơn ở nhiều khía cạnh để nhằm hạn chế và dần
dần triệt tiêu đi hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Luật cạnh tranh ở nước ta so với các nước phát triển vẫn còn rất non trẻ, do nước
ta vì tới tận năm 2004 thì Luật Cạnh tranh mới có cho mình một luật riêng, mà
trước đó nước ta vẫn còn sử dụng các văn bản chuyên ngành và các luật khác để
nói về vấn đề cạnh tranh. Do vẫn còn non trẻ và với xu hướng toàn cầu hóa, hội
nhập quốc tế và đặc biệt là sự phát triển của công nghệ số, các hình thức kinh
doanh nói chung và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói riêng ngày càng
phức tạp, đa dạng và khó đoán định. Do đó, việc thường xuyên cập nhật, hoàn
thiện khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp là
yêu cầu tất yếu. Trong thời gian tới, cần pháp điển hóa hệ thống pháp luật về cạnh
tranh không lành mạnh theo hướng thống nhất các quy định giữa các văn bản và
sửa đổi các quy định không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Ngoài ra, cần nên tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp,
đặc biệt với các hành vi liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh nhằm góp phần
răn đe, hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, qua đó góp phần bảo vệ
các doanh nghiệp làm ăn chính đáng và người tiêu dùng. Tăng cường công tác đào
tạo cán bộ: Đấu tranh với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là nhiệm vụ khá

10
mới mẻ đối với Việt Nam, do vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác này vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu thực tiễn. Trong thời gian tới, cần tiếp tục triển khai các hoạt
động đào tạo, tập huấn cán bộ, nhất là các cán bộ quản lý trực tiếp có đủ năng lực
chuyên môn. Trong đó, chú trọng phát triển, đào tạo lực lượng thẩm phán thích
hợp để chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm cần thiết khi phải xử lý các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh. Nước ta cũng nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh: Đối tượng tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh nên hướng tới là cộng
đồng doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền tới cộng đồng doanh nghiệp,
người dân về các quy định liên quan đến cạnh tranh được quy định tại Luật Cạnh
tranh năm 2018, Nghị định số 75/2019/NĐ-CP...
Cuối cùng, quan trọng hơn hết thì về phía người tiêu dùng cần tìm hiểu các quy
định của pháp luật để trở thành “người tiêu dùng thông minh”; Cần tẩy chay các
sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, vi phạm pháp luật, có dấu hiệu cạnh tranh
không lành mạnh. Bên cạnh đó, nếu phát hiện những sản phẩm, hàng hóa là sản
phẩm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể lên án và vận động người
tiêu dùng khác không sử dụng, tạo sức ép cho doanh nghiệp vi phạm, từ đó đẩy lùi
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh...

11
Kết luận

Quá trình xây dựng Luật Cạnh tranh năm 2018 cho thấy các nhà lập pháp Việt
Nam cũng còn nhiều lúng túng khi phải đối mặt với lĩnh vực đầy mới mẻ này.
Trong bối cảnh ấy, việc tham khảo, học tập kinh nghiệm nước ngoài trong việc xử
lý các vấn đề về cạnh tranh trong đó có cạnh tranh không lành mạnh là rất cần
thiết. Trong thời gian tới, nước ta cần có các chương trình hợp tác nghiên cứu, học
tập trao đổi kinh nghiệm với các nước có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực pháp
luật cạnh tranh nói chung và trong việc đấu tranh chống hành vi cạnh tranh không
lành mạnh nói riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan quản lý cạnh tranh của
Việt Nam và các cán bộ của cơ quan ấy có thêm kiến thức, năng lực và trình độ để
xử lý các vấn đề mà thực tiễn Việt Nam đặt ra.

12
Tài liệu tham khảo

1. Văn bản pháp luật


Nghị đinh 40/2018

Luật sở hữu trí tuệ 2005

Luật thương mại 2005

Luật cạnh tranh 2018

2. Tài liệu internet


https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-
hanh-vi-canh-tranh-khong-lanh-manh-7492/

https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thuc-trang-canh-tranh-khong-lanh-
manh-trong-doanh-nghiep-va-mot-so-kien-nghi-
318064.html#:~:text=Theo%20kh%E1%BA%A3o%20s%C3%A1t%2C%20c%C
3%A1c%20h%C3%A0nh,vi%20l%C3%B4i%20k%C3%A9o%20kh%C3%A1ch
%20h%C3%A0ng

13

You might also like