You are on page 1of 18

ĐỀ CƯƠNG

CÔNG PHÁP QUỐC TẾ..............................................................................................................2


LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ.............................................................................................................5
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.............................................................................................10
LUẬT CẠNH TRANH & BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG.....................................................14
CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
LUẬT CẠNH TRANH & BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU

DÙNG
II. NHÓM CÂU HỎI 2
Câu 3:
 Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- Thứ nhất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh
doanh trên thị trường thực hiện, nhằm mục đích lợi nhuận. Có thể phân tích vấn đề này trên hai
khía cạnh:
+ Trên thị trường cạnh tranh, mỗi hành vi kinh doanh của một doanh nghiệp cũng chính là
hành vi cạnh tranh trong tương quan với các doanh nghiệp khác. Để thu được lợi nhuận, doanh
nghiệp buộc phải cạnh tranh với các đối thủ hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực nhằm giành
giật, thu hút khách hàng về phía mình. Do đó mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có thể bị xem
xét về tính chính đáng, phù hợp với thông lệ hay đạo đức kinh doanh và pháp luật về cạnh tranh
không lành mạnh có thể can thiệp vào nhiều hoạt động khác nhau của đời sống kinh. tế.
+ Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp tham gia hoạt
động kinh doanh trên thị trường. Ở đây, khái niệm doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng, bao
gồm mọi tổ chức hay cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận một cách thường xuyên và
chuyên nghiệp, hay sử dụng khái niệm của pháp luật thương mại là có tư cách thương nhân trên
thị trường.
- Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có tính chất đối lập, đi ngược lại
các nguyên tắc, thông lệ tổt trong kinh doanh, có thể hiểu là những quy tắc xử sự chung đã được
chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Đặc điểm này phần nào thể hiện nguồn gốc tập quán pháp của pháp luật về cạnh tranh không
lành mạnh, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh được hình thành và hoàn thiện qua bề
dày thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, không thể một sớm một chiều mà có được. Mặt khác, đặc
điểm này cũng đòi hỏi cơ quan xử lí về hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải có những hiểu
biết và đánh giá sâu sắc về thực tiễn thị trường để phán định một hành vi có đi ngược lại những
quy tắc xử sự chung trong kinh doanh tại một thời điểm nhất định hay không.
- Thứ ba, hành vi cạnh tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn chặn khi nó
gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác.
Đặc điểm này mang nhiều ý nghĩa về tố tụng và đặc biệt được chú ý khi việc xử lí cạnh tranh
không lành mạnh tại nhiều quốc gia được tiến hành trong khuôn khổ kiện dân sự và gắn liền với
yêu cầu bồi thường thiệt hại. Câu hỏi đặt ra là liệu việc chứng minh thiệt hại thực tế được coi là
bắt buộc để bắt đàu tiến trình xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không? Tuỳ thuộc
vào quy định của từng quốc gia cũng như quan điểm của cơ quan xử lí, có các cách thức nhìn
nhận khác nhau về hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong nhiều trường hợp, cơ
quan xử lí có thể chấp nhận việc “đe dọa gây thiệt hại”, cũng như các thiệt hại không tính toán
được cụ thể về cơ hội kinh doanh là đù để coi một hành vi cạnh tranh là không lành mạnh và
đáng bị ngăn cấm.

You might also like