You are on page 1of 19

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI 2


ĐỀ BÀI: SỐ 25

HỌ VÀ TÊN : LÊ THU PHƯƠNG


MSSV : 440345
LỚP : N02-TL1
MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................3
MỞ ĐẦU...............................................................................................................4
NỘI DUNG...........................................................................................................4
I. Khái quát chung về nhượng quyền thương mại......................................4
1. Lịch sử hình thành của nhượng quyền thương mại................................4
2. Nhượng quyền thương mại là gì?..............................................................5
3. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại.................................................5
3.1. Chủ thể của nhượng quyền thương mại.............................................5
3.2. Đối tượng của nhượng quyền thương mại.........................................6
3.3. Luôn có sự kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành
công việc của bên nhận quyền......................................................................6
3.4. Nhượng quyền thương mại luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa
bên nhượng quyền và bên nhận quyền........................................................7
3.5. Trong hệ thống NQTM, bên nhượng quyền và bên nhận quyền có
sự độc lập về tài chính và địa vị pháp lý......................................................7
3.6. Hoạt động nhượng quyền thương mại mang tính hệ thống và đồng
nhất…………………………………………………………………………..7
4. Các loại hình nhượng quyền thương mại.................................................8
4.1. Căn cứ theo bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại....8
4.2. Căn cứ theo cách thức tiến hành nhượng quyền của chủ thương
hiệu cho bên nhận quyền...............................................................................9
4.3. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ.............................................................10
5. Ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền thương mại......................10
5.1. Ưu điểm...............................................................................................10
5.5.1. Đối với bên nhượng quyền..............................................................10
5.5.2. Đối với bên nhận quyền..................................................................11
5.5.3. Đối với nền kinh tế..........................................................................11

1
5.2. Nhược điểm.........................................................................................12
II. So sánh hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt động đại lý
thương mại.......................................................................................................12
III. Liên hệ thực tiễn....................................................................................14
IV. Ví dụ minh hoạ cho hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt
động đại lý thương mại...................................................................................15
1. Ví dụ về hoạt động nhượng quyền thương mại.....................................15
2. Ví dụ về hoạt động đại lý thương mại.....................................................15
KẾT LUẬN.........................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................18

2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. NQTM: nhượng quyền thương mại


2. USD: đô la Mỹ
3. VBPL: văn bản pháp luật
4. LTM: Luật Thương mại
5. ĐLTM: đại lý thương mại

3
MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá là xu hướng chính và tất yếu trong xã hội ngày nay, càng mở
rộng thì phạm vi tác động của nó càng ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đời
sống xã hội đặc biệt là kinh tế-chính trị. Từ đó, hoạt động thương mại đã xúc tiến
nhiều chuyển biến đến nền kinh tế ở Việt Nam, trên thế giới, hoạt động NQTM
đã xuất hiện từ lâu. Song cùng các phương thức kinh doanh khác, năm 1990
NQTM đã một bước tiến chân vào thị trường Việt Nam, tuy nhiên còn mờ nhạt.
Những năm gần đây, cùng với sự hội nhập sâu rộng từ nền kinh tế khu vực và
thế giới, Việt Nam ngày càng phát triển nền kinh tế sôi động. NQTM cùng đó
mà phát triển, để thấy được tầm quan trọng và hoạt động của NQTM, em xin
chọn đề tài số 25: “Trình bày khái niệm và đặc điểm của hoạt động NQTM ?
Trên cơ sở đó, so sánh hoạt động NQTM và hoạt động ĐLTM. Liên hệ thực tế và
lấy ví dụ minh hoạ cho các hoạt động nói trên.”

NỘI DUNG
I. Khái quát chung về nhượng quyền thương mại
1. Lịch sử hình thành của nhượng quyền thương mại

NQTM hiện đại bắt đầu diễn ra tại Hoa Kỳ những năm 1850, thời điểm đó,
công ty I.M.Singer với mong muốn phân phối mạnh mẽ việc tiêu thụ máy khâu
do công ty sản xuất đã tạo ra hệ thống NQTM sơ khai. NQTM thực sự phát triển
mạnh mẽ và bùng nổ từ sau năm 1945 với sự ra đời của hàng loạt hệ thống cửa
hàng, khách sạn… phân phối theo kiểu bán lẻ có sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng,
thương hiệu… là đặc điểm nhận ra những hệ thống kinh doanh phương pháp
này.

Ngày nay, NQTM trở thành một trong những ngành dịch vụ có doanh số rất
lớn, tập trung nhiều vào các lĩnh vực như: nhà hàng, giáo dục, thời trang… sự
lớn mạnh của các tập đoàn xuyên quốc gia trong lĩnh vực đồ ăn nhanh, khách sạn
4
– nhà hàng đã góp phần to lớn vào loại hình này trên khắp thế giới. Tính đến
nay, NQTM đã xuất hiện trên 160 quốc gia với hơn 17.000 hệ thống nhượng
quyền với doanh thu hàng nghìn tỉ USD mỗi năm.

2. Nhượng quyền thương mại là gì?

NQTM hay nhượng quyền kinh doanh (Franchise/Franchising) là thuật ngữ


xuất hiện tại Mỹ vào giữa thế kỉ 19, từ đó đến nay đã có nhiều cơ quan, tổ chức
hay các VBPL của nhiều quốc gia về phương thức kinh doanh này. Tại Việt
Nam, quy định về nhượng quyền thương mại được quy định tại Điều 284 Luật
Thương mại 2005.

 Bản chất NQTM là phương thức kinh doanh liên quan đến việc sử dụng
chung thương hiệu: chủ sở hữu doanh nghiệp (bên nhượng quyền) cấp
phép cho bên thứ 3 (bên nhận quyền) quyền sử dụng nhãn hiệu, tên
thương hiệu… của mình. Đổi lại, bên thứ 3 phải trả một khoản phí NQTM
cũng như các chi phí liên quan khác cho bên nhượng quyền.
 Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại
3. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại
3.1. Chủ thể của nhượng quyền thương mại

Chủ thể của quan hệ NQTM bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền,
các chủ thể này có thể là cá nhận hoặc pháp nhân, là công dân trong nước hoặc
người nước ngoài. Đa số các bên tham gia quan hệ NQTM là thương nhân, tuy
nhiên đôi khi họ không phải là thương nhân, đặc biệt trong trường hợp NQTM
diễn ra ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công, ngành nghề tự do,… (VD: hoạt
động của nhà thư vấn về hôn nhân được thực hiện một bên bởi nhận quyền).

Bên nhận quyền phải trả phí cho bên nhượng quyền, trong các hệ thống
nhượng quyền, bên nhận quyền đều phải trả phí cho bên nhượng quyền quyền để

5
được tham gia vào hệ thống NQTM. Chi phí chuyển nhượng quyền bao gồm phí
nhượng quyền ban đầu và phí định kì (hưởng trên doanh thu hoặc phí cố định),
phí dịch vụ, phí cấp phép, phí quảng cáo… các loại phí khác về cung cấp dịch vụ
cho bên nhận quyền để có thể được thoả thuận giữa hai bên.

Có thể có hai hoặc nhiều bên tham gia vào quan hệ NQTM, bên nhượng
quyền và bên nhận quyền có tư cách pháp lý độc lập với nhau và tự chịu trách
nhiệm đối với những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

3.2. Đối tượng của nhượng quyền thương mại

Đối tượng NQTM ở đây là “quyền thương mại”, có mối liên hệ đặc biệt với
các đối tượng là sở hữu trí tuệ. Trước đó, NQTM được xem là nhượng quyền
phân phối sản phẩm còn hiện nay đa số các quốc gia đều theo quan điểm cho
rằng NQTM là nhượng quyền phương thức kinh doanh. Chính vì lí do đó,
“quyền thương mại” không chỉ dừng ở việc sử dụng tên hay thương hiệu mà còn
mở rộng gồm nhiều quyền khác trong hoạt động kinh doanh. NQTM là một hệ
thống nhất tạo nên bởi nhiều quyền và nghĩa vụ khác nhau, như vậy “quyền
thương mại” là thứ tài sản vô hình nhưng lại mang giá trị kinh tế lớn.

3.3. Luôn có sự kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều
hành công việc của bên nhận quyền

Quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành hoạt động
kinh doanh của bên nhận quyền được pháp luật đa số các quốc gia trên thế giới
thừa nhận. Như vậy, bên nhượng quyền hoàn toàn có quyền kiểm tra việc thực
hiện các quyền thương mại của bên thứ ba. Sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối
với bên nhận quyền sẽ trở nên vỗ nghĩa nếu bên nhượng quyền không thực hiện
quyền kiểm soát hoạt động điều hành kinh doanh của bên nhận quyền. Quyền và
nghĩa vụ này của bên nhượng quyền đã tạo nên sự cam kết quan trọng trong việc

6
xây dựng tính thống nhất của hệ thống chuyển NQTM và sự ổn định của chất
lượng hàng hoá dịch vụ.

3.4. Nhượng quyền thương mại luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết
giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền

Giống các quan hệ kinh tế khác luôn cần đòi hỏi sự thiếp lập mật thiết giữa
các ban với nhau, tính mật thiết của mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên
nhận quyền thể hiện ngay từ sau khi các bên hình thanh nên quan hệ NQTM. Kể
từ thời điểm đó, bên nhượng quyền phải tiến hành cung cấp tài liệu, đào tạo nhân
viên của bên nhận quyền. Không chỉ có thế, mà sự lớn mạnh và phát triển theo
thời gian của toàn hệ thống, bên nhượng quyền phải thường xuyên trợ giúp kĩ
thuật, đào tạo nhân viên của bên nhận quyền đối với những ứng dụng mới áp
dụng chung cho cả hệ thống. Như vậy, bên nhượng quyền và bên nhận quyền
phải tạo ra mối quan hệ thông suốt toàn quá trình NQTM để tạo ra được một bản
sao hoàn hảo. Việc kiểm tra, giám sát vừa là quyền cũng là nghĩa vụ của bên
nhượng quyền.

3.5. Trong hệ thống NQTM, bên nhượng quyền và bên nhận quyền
có sự độc lập về tài chính và địa vị pháp lý

Tuy rằng trong hệ thống NQTM có sự giám sát chặt chẽ của bên nhượng
quyền với bên nhận quyền nhưng theo pháp luật của các quốc gia thì bên nhận
quyền lại là các cá nhân hoặc các pháp nhân độc lập về mặt tổ chức lẫn tài chính,
không phụ thuộc vào bên nhượng quyền. Đây là đặc điểm của hệ thống kinh
doanh NQTM với các hình thức khác gần giống như như đại lý hay chi nhánh
thương mại.

3.6. Hoạt động nhượng quyền thương mại mang tính hệ thống và
đồng nhất

7
NQTM là sự phát triển đồng bộ của thương hiệu để là nền tảng tạo ra sự
thống nhất của một hình ảnh, để khách hàng có thể hưởng được sự thoải mái và
hài lòng như nhau khi vào bất kì một hệ thống kinh doanh nào của bên nhận
quyền. Để có một bản sao hoàn hảo của cả một hệ thống phải chịu tác động của
nhiều điều kiện khác nhau của tuỳ từng cơ sở của bên nhận quyền mà trong khi
đó NQTM không cho phép bất kì sự khác biệt nào trong cùng hệ thống. Hệ thống
NQTM như một dây chuyền mà mỗi bên nhận quyền là một mắt xích quan trọng
của cả hệ thống, vì thế NQTM sẽ mang tính hệ thống và đồng nhất. Có thể
NQTM sẽ là một điểm sáng để phát triển một thương hiệu nhưng cũng có thể là
một rủi rõ làm ảnh hưởng tới toàn bộ một hệ thống. Đây là một điểm nhạy cảm
của NQTM, có thể giúp một thương hiệu phát triển một cách nhanh chóng nhưng
đồng thời cũng có thể làm cho uy tín của một thương hiệu sụp đổ.

4. Các loại hình nhượng quyền thương mại


4.1. Căn cứ theo bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại

Thứ nhất, nhượng quyền phân phối sản phẩm là hình thức NQTM trong đó
bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ
quảng cáo… trên phạm vi quốc gia và quan trọng nhất là sản phẩm. Bên nhượng
quyền không cung cấp cho bên nhân quyền cách thức điều hành kinh doanh. Hay
đơn giản hơn, đây là cách thức NQTM nhằm mục đích phân phối sản phẩm,
ngoài được phép sử dụng sản phẩm, tên thương hiệu, nhãn dán… bên nhận
quyền sẽ không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào từ bên nhượng quyền, bên nhận
quyền sẽ độc lập quản lý cơ sở kinh doanh của mình và ít bị ràng buộc bởi những
quy định của bên nhượng quyền. Hình thức này có ưu điểm là dễ nhượng quyền,
không có nhiều điều kiện của các bên tham gia, tuy nhiên chủ thương hiệu khó
để kiểm soát tính đồng bộ của hệ thống.

8
Thứ hai, nhượng quyền phương thức kinh doanh là bên nhận quyền sẽ sản
xuất dịch vụ/sản phẩm theo chỉ dẫn của bên nhượng quyền và bán những sản
phẩm đó dưới nhãn hiệu của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền sẽ chuyển
giao toàn bộ quyền sản xuất, công thức sản xuất…, theo phương thức này, chuẩn
mực của toàn hệ thống kinh doanh của các bên nhận quyền phải tuân thủ tuyệt
đối. Hình thức nhượng quyền phương thức kinh doanh có thể đạt được những
tiêu chí nghiêm ngặt của toàn hệ thống, giúp hệ thống đảm bảo được tính đồng
bộ về chất lượng của thương hiệu được nhượng quyền, hạn chế tối đa vi phạm
trong khi kinh doanh.

4.2. Căn cứ theo cách thức tiến hành nhượng quyền của chủ thương
hiệu cho bên nhận quyền

Thứ nhất, nhượng quyền cho từng cơ sở là hình thức NQTM, khi đó bên
nhượng quyền trực tiếp nhượng quyền cho từng đối tác riêng lẻ để mở rộng cơ
sở kinh doanh duy nhất trong một khu vực địa lý nhất định. Ưu diểm của hình
thức này là bên nhượng quyền có thể trực tiếp làm việc với bên nhận quyền, tuy
nhiên khi số lượng bên nhận quyền quá lớn sẽ gây khó khăn cho người nhượng
quyền trong việc kiểm soát hệ thống.

Thứ hai, nhượng quyền đa cơ sở, đây là hình thức NQTM thông qua đó thiết
lập nhiều hơn một cơ sở kinh doanh. Hình thức này có hai dạng:

Nhượng quyền phát triển khu vực: Bên nhận quyền có quyền mở nhiều hơn
một cửa hàng nhượng quyền tại khu vực cụ thể trong một thời hạn xác định. Bên
nhận quyền thường cam kết sẽ mở được bao nhiêu cửa hàng trong một thời gian
nhất định nếu không sẽ mất quyền.

Nhượng quyền độc quyền: Bên nhận quyền ngoài được quyền mở nhiều hơn
một cửa hàng nhượng quyền tại khu vực trong thời gian xác định còn được bán

9
nhượng quyền lại cho những người khác (người nhận quyền thứ cấp) trong khu
vực xác định. Phần phí nhượng quyền thu được từ bên nhận quyền thứ cấp được
chia cho chủ sở hữu thương hiệu và bên nhận nhượng quyền theo thoả thuận.

 Hai hình thức này chỉ áp dụng khi chủ sở hữu thương hiệu muốn mở rộng
hệ thống ra ngoài nước hoặc những khu vực khác vì hai loại hình này có
thể phát triển nhanh chóng mô hình kinh doanh trên phạm vi rộng. Tuy
nhiên lại hạn chế phần nào quyền chủ động của chủ thương hiệu, khó đảm
bảo tính đồng bộ
4.3. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

Thứ nhất, NQTM trong nước là quan hệ nhượng quyền trong phạm vi một
quốc gia, do pháp luật của quốc gia đó điều chỉnh. Thứ hai, NQTM quốc tế là
quan hệ NQTM có yếu tố nước ngoài, do pháp luật quốc gia của các nước điều
chỉnh.

5. Ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền thương mại


5.1. Ưu điểm
5.5.1. Đối với bên nhượng quyền

Thứ nhất, phát triển thương hiệu và nhân rộng mô hình kinh doanh. Một khi
mô hình kinh doanh của doanh nghiệp đã được thanh công và nhân rộng một
cách nhanh chóng thì thương hiệu của doanh nghiệp cũng lớn mạnh theo thời
gian. Nhờ đó, bên nhượng quyền sẽ có được hệ thống kinh doanh lớn, chiếm lĩnh
nhiều thị trường mà bản than không cần bỏ nhiều vốn. Phương thức NQTM là sự
kết hợp giữa doanh nghiệp lớn với hệ thống quản lý bài bản giúp doanh nghiệp
nhỏ có thể nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường.

10
Thứ hai, tăng doanh thu, bên nhượng quyền có thể nhận được phí nhượng
quyền ban đầu, phí doanh thu hàng tháng hay còn có các khoản thu khác từ việc
bán các nguyên liệu đặc thù cho bên nhận quyền.

Thứ ba, tiết kiệm được chi phí, bên nhượng quyền sẽ tiết kiệm được nhiều chi
phí khi nhập nguyên liệu với số lượng lớn để phân phối cho các bên nhận quyền.
Ngoài ra chi phí quảng cáo sẽ giảm thiểu khi chia nhỏ cho các cửa hàng trong hệ
thống NQTM.

Thứ tư, tận dụng được nguồn nhân lực sãn có của bên nhận quyền. Bên nhận
quyền sẽ tận dụng được nguồn lực không nhỏ từ phía bên nhận quyền mà không
cần tốn nhiều chi phí như thuê người đào tạo cho bên nhận quyền thứ nhất thì sẽ
tận dụng chính nhân lực đã đào tạo cho bên nhận quyền thứ nhất để đi đào tạo
cho bên nhận quyền thứ ba hay thứ tư.

5.5.2. Đối với bên nhận quyền

Thứ nhất, giảm thiểu rủi ro, khi mới bước chân vào thị trường, những doanh
nghiệp nhỏ lẻ dễ bị thất bại vì phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn sẵn có
và lâu đời trên thị trường, việc nhận quyền lại các thương hiệu vốn có trên thị
trường sẽ không phải trải qua gia đoạn xây dựng và phát triển ban đầu. Do vậy
giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, được sử dụng thương hiệu và nhận sự hỗ trợ từ phía bên nhượng
quyền. Khi đó, bên nhận quyền sẽ thâm nhập được ngay vào thị trường vì đã có
sãn uy tín về chất lượng của thương hiệu. Hơn nữa, bên nhận quyền luôn nhận
được sự hỗ trợ từ phía chủ thương hiệu như đào tạo, quảng cáo,… bên nhượng
quyền sẽ hỗ trợ cho bên nhận quyền trong suốt quá trình hoạt động.

5.5.3. Đối với nền kinh tế

11
Thứ nhất, hoạt động NQTM giúp luân chuyển vốn trong xã hội. Khi các
doanh nghiệp cùng đồng thời tham gia vào kinh doanh, họ sẽ đóng góp một phần
thu nhập đáng kể vào ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế. Bên cạnh đó,
nhờ khả năng thành công cao trên mô hình NQTM giúp giảm thiểu tổn thất kinh
tế.

Thứ hai, chuyển giao công nghệ và phương thức kinh doanh từ các nước phát
triển, thông qua việc nhận quyền, doanh nghiệp các nước đang phát triển sẽ có
cơ hội tiếp cận với công nghệ tiên tiến của các nước phát triển.

Thứ ba, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận và tiêu dùng sản phẩm của
các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới với chất lượng đồng đều. Các cửa hàng
nhận quyền đều phải đảm bảo tính đồng nhất do người nhượng quyền đề ra, vì
vậy, người tiêu dùng trên khắp nơi trên thế giới đều có cơ hội sử dụng những sản
phẩm chính hãng, đảm bảo chất lượng mà không phải đi ra nước ngoài.

5.2. Nhược điểm

Thứ nhất, hạn chế khả ngăng sáng tạo, khi tham gia vào mô hình NQTM, bên
nhận quyền phải chấp nhận tính linh hoạt bị hạn chế trong cách điều hành hoạt
động kinh doanh. Còn có các hạn chế về vị trí hoạt động hay sản phẩm cung cấp.

Thứ hai, hạn chế lợi nhuận, trong hợp đồng NQTM, bên nhận quyền luôn
phải trả cho bên nhượng quyền một khoản tiền theo thoả thuận từ trước, như vậy
đây chính là một bất lợi vì họ đang phải trả trên chính lợi nhuận của mình.

Thứ ba, tổn thất danh tiếng, mặc dù là NQTM nhưng để đảm bảo hoàn toàn
từ khâu xử lý lẫn bán hàng của những cửa hàng nhận quyền, sẽ rất khó khăn cho
bên nhượng quyền. Nếu một cơ sở nhận quyền không phục vụ đúng như yêu cầu
của hệ thống, sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ danh tiếng của cả hệ thống.

12
II. So sánh hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt động đại lý
thương mại

NQTM ĐLTM
Căn cứ pháp Điều 284 Luật Thương mại 2005 Điều 166 Luật Thương mại 2005

Trách nhiệm Khi tiến hành nhượng quyền thì bên Bên giao đại lý vẫn là chủ sở
của các bên nhượng quyền và bên nhận quyền hữu của hàng hóa hoặc tiền giao
trong quan hệ được xác định là hai chủ thể kinh cho bên đại lý vì vậy khi bên đại
doanh độc lập và mối quan hệ gắn kết lý không bán được hàng hóa
giữa hai bên là cùng kinh doanh dưới hoặc có vấn đề về rủi ro đối với
một tên chung ở đây là nhãn hiệu, hàng hóa thì bên giao địa lý phải
thương hiệu của hàng hóa. Vì vậy, chịu trách nhiệm. Ngoài ra, bên
bên nhận quyền phải chịu trách giao đại lý có nghĩa vụ đảm bảo
nhiệm về mọi rủi ro liên quan đến về chất lượng của hàng hóa, dịch
hàng hóa cũng như chịu trách nhiệm vụ vì vậy khi có bất cứ phát sinh
với khác hàng về chất lượng của sản về chất lượng của hàng hóa thì
phẩm.  bên giao đại lý phải chịu trách
nhiệm.
Sự tự do trong Bên nhận quyền có nghĩa vụ chấp Bên đại lý được quyền chủ động
hoạt động của nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng trong việc tổ chức hoạt
bên nhận đại dẫn của bên nhượng quyền, tuân thủ động mua bán hàng hóa,, cung
NQTM/ĐLTM các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa ứng dịch vụ sao cho phù hợp với
điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của hoạt động kinh doanh của mình
thương nhân nhượng quyền và điều và không cần đảm bảo sự thống
hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhất với các bên đại lý khác.
nhựng quyền thương mại. Ngoài ra,

13
bên nhượng quyền có quyền kiểm tra
hoạt động của bên nhận quyền nhằm
bảo đảm sự thống nhất của hệ thống
nhượng quyền thương mại và sự ổn
định về chất lượng hàng hóa, dịch
vụ. 
Nghĩa vụ tài Do được “nhượng quyền” nên bên Bên nhận đại lý được nhận thù
chính của các nhận quyền phải trả phí nhượng lao khi làm đại lý do bên giao
bên quyền (theo quy định tại Hợp đồng đại lý chi trả thông qua một
Nhượng quyền thương mại) cho bên trong các hình thức như hưởng
nhượng quyền thương mại. hoa hồng, hưởng chênh lệch giá,
hoặc một khoản tiền cụ thể được
quy định trong hợp đồng làm đại
lý.

III. Liên hệ thực tiễn

Phương thức kinh doanh NQTM xuất hiện tại Việt Nam từ trước 1975, thông
qua một số hệ thống nhượng quyền các trạm xăng của Mỹ như: Mobil, Exxon…
Cùng với tốc độ phát triển của loại hình kinh doanh NQTM, LTM 2005 đã đề
cập đến NQTM. Trong những năm gần đây, xu hướng phát triểnh nhanh chóng,
Việt Nam đã và đang trở thành thị trường tiềm năng được nhiều các thương hiệu
lớn ở quốc tế và khu vực quan tâm, tìm kiếm cơ hội hợp tác NQTM.

Từ 2007 đến 2018, Việt Nam đã cấp phép cho 213 doanh nghiệp nước ngoài
nhượng quyền tại Việt Nam như: KFC, Pizza Hut,… Lotteria. Lĩnh vực được
NQTM nhiều nhất là các thương hiệu cửa hàng chuỗi thức ăn nhanh chiếm
41,3%, các thương hiệu bán lẻ nội thất mĩ phẩm, hàng hoá tiêu dùng khác chiến
14
15.9%... Trong nước, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng hình thành quy
mô NQTM để phát triển thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu, đặc biệt Phở 24
đã được cấp phép nhượng quyền ra nước ngoài.

Việc phát triển kinh doanh theo phương thức NQTM đã giúp các doanh
nghiệp tận dụng được tối đa nguồn vốn, nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh
doanh. Hiện xu hướng NQTM tại Việt Nam chủ yếu vẫn dừng lại ở mô hình
nhượng quyền độc quyền khi thương hiệu quốc tế trao quyền cho một doanh
nghiệp nội địa phát triển hệ thống chi nhánh trên toàn quốc gia. Rất ít thương
hiệu quốc tế tại Việt Nam có thể phát triển thị trường qua hình thức nhượng
quyền thứ cấp khi đối tác cấp 1 tiếp tục nhượng quyền từng chi nhánh hoặc từng
khu vực cho một đối tác tiếp theo.

IV. Ví dụ minh hoạ cho hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt
động đại lý thương mại
1. Ví dụ về hoạt động nhượng quyền thương mại

Từ những lý thuyết nói trên, đây là một số ví dụ về NQTM như: Nhượng


quyền phân phối sản phẩm: coca cola, pepsi,… (các sản phẩm như nước đóng
chai giải khát…). Nhượng quyền công thức kinh doanh: KFC, Domino, Pizza
Hut,… (các sản phẩm kinh doanh như thực phẩm, đồ ăn nhanh…). Nhượng
quyền cho từng cơ sở: cà phê Trung Nguyên, Hilton Hotel… Nhượng quyền độc
quyền: tại thị trường Việt Nam (Công ty Aptech của Ấn Độ nhượng quyền độc
quyền cho Tập đoàn FPT). Nhượng quyền phát triển khu vực: Tập đoàn Cirle-K
thực hiện nhượng quyền tại Thái Lan. Nhượng quyền liên doanh (hình thức hợp
tác giữa chủ thương hiệu và đối tác mua nhượng quyền – kết hợp các nguồn lực
để đạt được lợi thế trên thị trường. Nhượng quyền liên doanh là hình thức
NQTM được ít chủ thương hiệu lựa chọn vì hình thức này tồn tại nhiều rủi ro

15
nếu liên doanh thất bại): Công ty liên doanh McDonald’s Golden Arches
Restaurant là thành quả của hoạt động nhượng quyền tại Anh của McDonald’s.

2. Ví dụ về hoạt động đại lý thương mại

Hiểu đơn giản thì đại lý (agency) là đại diện bán hàng cho doanh nghiệp. Họ
là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng. Doanh
nghiệp sẽ thoả thuận và cho phép đại lý nhân danh mình để bán các mặt hàng
cho người tiêu dùng, các đại lý sẽ được phía doanh nghiệp trả thù lao thích đáng.
Ví dụ như các đại lý của một số hãng xe như Honda hay Yamaha… giá giao tại
đại lý sẽ được ấn định, tuy nhiên giá bán lại do bên đại lý quyết định.

Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định, bên
giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc
cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định. Ví dụ: Công ty TNHH nước
giải khát Cocacola Việt Nam là đại lý độc quyền của Cocacola tại Việt Nam.

Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên
đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua hàng hoá,
cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.

Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực
thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với
danh nghĩa của tổng đại lý. Ví dụ: Điện lạnh Điện máy Hà Nội là Tổng đại lý
phân phối điều hoà Panasonic.

16
KẾT LUẬN

Mặc dù thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng nhưng vẫn còn
những thách thứ do hoạt động NQTM ở Việt Nam còn mang tính tự phát và
thiếu chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam khi nhượng quyền ra nước
ngoài không chỉ phải cạnh tranh quyết liệt với các nhà nhượng quyền hàng đầu
tại thị trường quốc tế mà còn đối mặt với những khó khăn chủ yếu liên quan đến
kinh tế. Để giúp các doanh nghiệp trong nước tận dụng được các cơ hội trong hội
nhập để phát triển NQTM, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi cho các đối tác
nước ngoài mở rộng thị trường tại Việt Nam, trong thời gian tới, hoạt động
NQTM của Việt Nam cần chú trọng thêm vào các cơ hội hay Nhà nước ban hành
các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hơn nữa, doanh nghiệp NQTM trong nước cũng gặp khó khăn khi phải trả
một lượng phí khá lớn để thuê mặt bằng kinh doanh. Việc gia hạn hợp đồng thuê
không thuận lợi làm người nhận quyền phải chuyển nhiều địa điểm kinh doanh
làm mất đi lượng khách hàng cố định. Làm ảnh hưởng đến doanh thu của bên
nhận quyền. Có thể thấy để loại hình thương mại nhượng quyền thương mại
được lan rộng và nhiều doanh nghiệp nước ngoài thấy tầm quan trọng của quốc
gia ta, rất cần sự chú trọng của Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm và
ban hành những điều lệ có lợi cho việc nhượng quyền thương mại.

17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Thương mại Đại học Luật Hà Nội


2. Luật Thương mại năm 2005
3. Luật Doanh nghiệp 2014
4. Bộ luật Dân sự 2015
5. Nghị định 35/2006/NĐ – CP quy định về Nội dung của nhượng quyền
thương mại
6. Nghị định 108/2018/NĐ – CP ngày 23/08/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ – CP ngày 14/09/2015 về
đăng ký doanh nghiệp
7. Thông tư 09/2006/TT – BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Công thương
hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
8. Quyết định số 106/2008/QĐ – BTC ngày 17/11/2008 của Chính phủ về
việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký
hoạt động nhượng quyền thương mại

18

You might also like