You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2021 – 2022

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Quản trị dịch vụ Số báo danh: 15

Mã số đề thi: 27 Lớp: 2217TEMG2911

Ngày thi: 03/06/2022 Tổng số trang: Họ và tên: Hoàng Thị Hằng

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1:

GV chấm thi 2:

Bài làm:
Câu 1: Nhà cung cấp nhượng quyền dịch vụ cần quan tâm tới các vấn đề gì? Đâu là vấn
đề cần được quan tâm nhất trong bối cảnh hiện nay và tại sao?
Đầu tiên, tìm hiểu về khái niệm nhượng quyền dịch vụ:
Nhượng quyền dịch vụ: là một hình thức nhượng quyền thương mại/nhượng quyền kinh
doanh. Trong đó, nhượng quyền dịch vụ thể hiện mối quan hệ hợp đồng giữa bên nhượng
quyền và bên nhận quyền, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền
tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh
doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương
mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên
nhượng quyền.
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều
hành công việc kinh doanh
Nhà cung cấp nhượng quyền dịch vụ cần quan tâm tới các vấn đề sau:
Sự tự chủ của bên nhận quyền:
Bên nhận quyền dịch vụ là bên sử dụng quyền thương mại của bên nhượng quyền để kinh
doanh và phải trả một khoản phí nhất định cho việc sử dụng quyền thương mại này
Sự tự chủ bên nhận quyền là sự tự do được cho phép trong hoạt động của đơn vị. Mức độ
tự chủ của bên nhận quyền được xem như là một chức năng của quy mô chương trình hoạt
động. Nó bị kiểm soát trong hợp đồng chuyển nhượng và sự thành công của thương hiệu
mà quảng cáo quốc gia đạt được.

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 1/…..


Bên nhận quyền mặc dù kinh doanh, cung ứng dịch vụ dưới thương hiệu của bên nhượng
quyền lại hoàn toàn chủ động trong việc kinh doanh của mình, việc có lãi hay chịu lỗ không
liên quan trực tiếp đến bên nhượng quyền. Sự tự chủ này thể hiện ở chỗ: Bên nhận quyền
khai thác hệ thống nhượng quyền thương mại vì lợi ích của chính mình và bên nhận quyền
được tự do thực hiện các hoạt động khác ngoài hợp đồng nhượng quyền thương mại. Tuy
nhiên, bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quyền
thương mại của bên nhận quyền, kiểm soát việc kinh doanh của bên nhận quyền. Bên nhận
quyền có thể sáng tạo trong kinh doanh, nhưng cần phải thông qua và được xét duyệt từ
phía bên nhượng quyền thì mới áp dụng vào vận hành kinh doanh
Quy mô của chương trình hoạt động rất quan trọng để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn
thống nhất về chất lượng và dịch vụ xuyên suốt toàn bộ chuỗi. Đó là:
- Các đặc điểm kỹ thuật của bên nhượng quyền: Quy trình vận hành hoạt động hằng ngày,
lựa chọn địa điểm, hệ thống kế toán, cung cấp nguồn lực,… =) Bên nhượng quyền hỗ trợ
bên nhận quyền
- Sự kiểm tra thường xuyên của cơ sở. =) Cho thấy sự tự do nhưng trong phạm vi cho phép,
bị kiểm soát
- Quyền mua lại các cửa hàng không tuân theo hợp đồng =) Sự tự do ngoài hợp đồng
Nhà cung cấp thiết lập một cách rõ ràng mong đợi của khách hàng, do đó thật khó cho các
nhà nhượng quyền đi chệch hướng
Hợp đồng nhượng quyền:
Đây là một loại hợp đồng đặc thù ký kết trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại.
Nói cụ thể, hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa
vụ giữa bên nhượng quyền và nhận quyền liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương
mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại được coi là phượng tiện để duy trì mối quan hệ giữa
bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Nội dung không thể thiếu trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại nào, đó chính là đối tượng nhượng quyền thương mại là ‘’ quyền thương
mại’’, bao gồm những yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ như tên thương mại, quyền tác giả,
nhãn hiệu, hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, bí mật thương mại, bí quyết kỹ thuật,…Các
yếu tố này thống nhất, không tách rời tạo nên sự trọn vẹn quyền thương mại
Thông thường, hợp đồng này bao gồm nghĩa vụ cụ thể của bên nhận quyền nhưng không
rõ ràng về trách nhiệm của bên nhượng quyền và thường xuyên không có sự quan tâm của
bên nhượng quyền giành cho bên nhận quyền. Hợp đồng nhượng quyền để tránh các kiện
tụng trong tương lai, nên được chuẩn bị để bảo vệ cả hai bên và bảo tồn sức mạnh cạnh
tranh của toàn bộ tổ chức nhượng quyền thương mại.
Căn cứ vào quy mô và tính phân quyền, hợp đồng nhượng quyền có các phân loại như sau:
Hợp đồng nhượng quyền đơn lẻ; Hợp đồng tái nhượng quyền; Hợp đồng nhượng quyền
khu vực
Căn cứ vào tính chất phân phối dịch vụ, hàng hóa, hợp đồng nhượng quyền được chia
thành: Hợp đồng nhượng quyền kèm phân phối; Hợp đồng nhượng quyền không kèm phân
phối.

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 2/…..


Xử lý các xung đột:
Trong hoạt động nhượng quyền thương mại dịch vụ, thường sẽ xảy ra những xung đột vì
mục tiêu khác nhau của bên nhượng quyền và bên nhận quyền về các vấn đề như: Lệ phí
được quy định và phân phối lợi nhuận như thế nào? Khi nào thiết bị của bên nhận quyền
được nâng cấp và chi phí được chia sẻ như thế nào? Và nếu không xử lý tốt có thể để lại
hậu quả nghiêm trọng
Ví dụ: Khi xảy ra xung đột, đối tác nhận quyền trong thời gian này, họ mua hàng hoá khác,
thay đổi cách phục vụ, thay đổi công thức của sản phẩm, đưa thêm những sản phẩm mà
không phù hợp với mô hình của bạn, sản phẩm chưa được bạn phê duyệt sử dụng trong hệ
thống,... Điều này khiến cho khách hàng “bối rối”, cảm thấy thương hiệu của bạn không
giữ đúng cam kết, có thể khách sẽ phàn nàn về những thay đổi không phù hợp với phong
cách họ đã quen đối với thương hiệu của bạn,... Đây là rủi ro lớn ảnh hưởng đến toàn hệ
thống
Hệ thống nhượng quyền thương mại là một tổ chức lớn, đòi hòi phải quản lý liên tổ chức.
Cho nên, nhiệm vụ quan trọng của bên nhượng quyền là phát triển chính sách và quy trình
để xử lý xung đột trước khi nó có thể làm chia rẽ và suy yếu toàn hệ thống
Vì vậy, trong nhượng quyền dịch vụ, phải có hợp đồng nhượng quyền thương mại thông
minh và công bằng
Vấn đề cần được quan tâm nhất trong bối cảnh hiện nay là: Hợp đồng nhượng
quyền
Lý do:
+ Trong bối cảnh hiện nay, việc ăn cắp tên thương hiệu sản phẩm dịch vụ, sáng chế, bí
quyết kinh doanh tồn đang xảy ra rất nhiều. Xét trong bối cảnh của nghành công nghiệp
nhượng quyền, thật rất cần thiết cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền hiểu thế nào
là một bí mật thương mại, việc bảo vệ bí mật thương mại trở nên rất quan trọng, nhằm duy
trì lợi thế cạnh tranh của hệ thống nhượng quyền. Do đó, vấn đề hợp đồng nhượng quyền
rất cần được quan tâm
- Một hợp đồng nhượng quyền bao gồm nhiều điều khoản có các quy định chi tiết, rõ ràng
để nhằm bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ, các sáng chế, bí quyết kinh doanh (ví dụ những
điều khoản chi tiết, rõ ràng như: nghiêm cấm bên nhận quyền chuyển giao, công bố bất kỳ
thông tin, tài liệu, hay bài viết nào có liên quan đến hệ thống nhượng quyền khi chưa có sự
kiểm duyệt của bên nhượng quyền,…) thì việc bị ăn cắp là điều không thể
- Có một hợp đồng nhượng quyền thương mại minh bạch, chi tiết, thông minh thì:
Thứ nhất, hợp đồng nhượng quyền thương mại minh bạch, chi tiết, thông minh sẽ vừa
kiểm soát được vấn đề sự tự chủ của bên nhận quyền, vừa xử lý được các xung đột
Thứ hai, đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho hoạt động nhượng quyền
thương mại, bảo vệ được bí mật thương mại. Hợp đồng không có khe hở để có thể làm việc
phi pháp thì việc chấp hành nghiêm túc các điều khoản hợp đồng nhượng quyền thương
mại là điều đương nhiên, nếu có vi phạm thì tức khắc sẽ phải chịu những cam kết trong
hợp đồng

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 3/…..


Thứ ba, hợp đồng nhượng quyền đầy đủ, thông minh giúp bên nhượng quyền tránh được
những rủi ro trong quan hệ nhượng quyền thương mại; đồng thời đảm bảo quyền lợi cho
bên nhận quyền
- Bên nhượng quyền tránh được rủi ro: Bên nhận quyền thực hiện kinh doanh ‘’quyền
thương mại’’ dưới sự kiểm soát của bên nhượng quyền về cách bài trí, phương thức kinh
doanh,.. Dù có quyền kiểm soát trong tay bên nhượng quyền, đặc biệt nếu một hợp đồng
không đầy đủ thì vẫn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro từ hoạt động nhượng quyền này nếu
như bên nhận quyền thực hiện không phù hợp với những gì các bên đã thỏa thuận mà không
lo sợ việc vi phạm hợp đồng. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm của bên nhận quyền mà bên
nhượng quyền có thể bị mất uy tín với khách hàng và đôi khi là sự sụp đổ cả hệ thống
nhượng quyền. Với thời đại hiện nay, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể lan truyền nhanh
chóng, rộng rãi đến khách hàng.
Rõ ràng, nếu không có một hợp đồng nhượng quyền, chi tiết, cụ thể về các vi phạm để bảo
vệ quyền của bên nhượng quyền thì quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhượng quyền
không thể đảm bảo được trên thực tế
- Đảm bảo quyền lợi cho bên nhận quyền: Quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đã được
pháp luật thương mại ghi nhận nhưng ở mức độ chung chung. Điều này có thể dẫn đến việc
bên nhận quyền sẽ đưa ra một quy định không chuẩn lực nhằm hạn chế một số quyền của
bên nhận quyền nhằm mục đích tự bảo vệ mình trong quan hệ giữa quyền thương mại. Vì
vậy, việc có hợp đồng nhượng quyền đưa ra những quy định cụ thể để đảm bảo lợi ích các
bên là công bằng là điều rất cần thiết
Câu 2: Giải quyết tình huống
+ Tóm tắt tình huống: Hoa được đề nghị làm quản lý nhân sự nhưng chưa có kinh nghiệm
với cách thức tổ chức và quản lý lao động tại trung tâm tiếng Anh.
+ Phân tích tình huống: Chức vụ quản lý nhân sự của Hoa là: sự khai thác và sử dụng
nguồn nhân lực của trung tâm gia sư tiếng Anh một cách hợp lý và hiệu quả. Quản lý nhân
sự bao gồm hoạt động hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động liên quan
đến việc thu hút, duy trì, sử dụng hiệu quả nhân lực về cả mặt số lượng lẫn chất lượng cho
trung tâm nhằm đạt kết quả tối ưu cho cả trung tâm và người lao động
+ Giải quyết tình huống: Đề xuất các nội dung tổ chức và quản lý lao động trong kinh
doanh dịch vụ này giúp Hoa
Để làm tốt chức vụ quản lý nhân sự của mình, Hoa cần phải nắm rõ cách thức tổ chức và
quản lý lao động tại trung tâm này như sau:
 Trung tâm hoạch định nhân lực:
Hoạch định nhân lực là một quá trình dự báo, nghiên cứu, xác định nhu cầu nhân lực, với
tình huống này trung tâm gia sư tiếng anh để từ đó đưa ra những chính sách, chương trình
hành động cho tương lai đảm bảo cho trung tâm có đủ nhân lực với tính cách và kỹ năng
phù hợp với công việc, nhằm thực hiện mục tiêu trung tâm đề ra
Hoạch định nhân lực chính là cơ sở cho các hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực cho
trung tâm, góp phần tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng trong chu trình thực hiện. Đồng thời
giải đáp cho tổ chức và quản lý những vấn đề như: Mục đích nâng cao lượng nhân lực, đối

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 4/…..


tượng hướng đến, nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển của trung tâm hay
không
Hoạch định nhân lực của trung tâm có thể được triển khai theo các bước qua sơ đồ sau:

- Phân tích môi trường xác định mục tiêu và chiến lược: là cơ sở cho việc xác định
mục tiêu, chiến lược cho quá trình kinh doanh dịch vụ của trung tâm, từ đó hoạch định
nguồn nhân lực cho trung tâm
- Phân tích hiện trạng nhân lực: Đánh giá sơ bộ xem nguồn nhân lực hiện tại nhằm
đảm bảo thực hiện mục tiêu trung tâm. Phụ trách các phòng ban quản lý nhân sự, giảng
viên, các phòng ban liên quan báo cáo về số lượng, trình độ chuyên môn, sức khỏe, kỹ
năng, kinh nghiệm giảng dạy hay quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách tuyển dụng, chế độ
lương, đãi ngộ. Trên cơ sở khối lượng công việc và báo cáo của các ban quản lý, trung tâm
sẽ tiến hành, đưa vào kế hoạch bổ sung, điều chỉnh nhân lực cho các phòng ban. Các phòng
ban có thể tự chủ kiểm tra, rà soát tình hình nhân lực của mình báo cáo lên ban tổ chức
nguồn nhân lực để trung tâm đưa vào kế hoạch hằng năm
- Dự báo nhu cầu và phân tích cung-cầu nhân lực: dựa trên mục tiêu theo kế hoạch
trung hạn, dài hạn. Ban tổ chức nguồn nhân lực sẽ tiến hành ước lượng quy mô kinh doanh
dịch vụ trong thời gian tới. Từ đó dự báo nhu cầu về mặt số lượng và kỹ năng chuyên môn
đối với đội ngũ người làm ở trung tâm. Đánh giá, phân tích mức độ sẵn có, chất lượng
nguồn nhân lực tại thời điểm đánh giá
- Đề ra chính sách đi đôi với kế hoạch thực hiện công việc quản lý nhân lực: Từ những
phân tích trên, tổ chức và quản lý của trung tâm sẽ đưa ra những chính sách, kế hoạch
chương trình hành động phù hợp nhằm chuẩn bị và xây dựng đội ngũ lao động chất lượng
và đầy đủ rồi báo cáo với quản lý trung tâm tiếng anh
- Kiểm tra, đánh giá: Các quản lý bên trung tâm sẽ đưa ra những chương trình về tuyển
dụng, đào tạo năng lực chuyên chuyên môn hay tinh giảm số lượng và tiến hành kiểm tra
để tránh sai lệch với kế hoạch đề ra.
 Trung tâm tuyển dụng nhân lực:
Trung tâm với quy trình tuyển dụng nhân lực là quá trình tìm kiếm, lựa chọn đội ngũ nhân
lực để đáp ứng nhu cầu sử dụng của trung tâm, bổ sung nguồn lực cần thiết để thực hiện
mục tiêu giảng dạy tiếng Anh, tăng khả năng ngoại ngữ của nhiều người.
Quy trình tuyển dụng như sau:

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 5/…..


Đối với các phòng ban quản lý:
- Cụ thể vào 1 tháng trong năm sẽ lập nhu cầu tuyển dụng cho năm sau rồi chuyển về phòng
Tổ chức nguồn lực tổng hợp để tổng quản lý trung tâm phê duyệt. Trường hợp đột xuất
phải có giải thích cụ thể chuyển về phòng tổ chức nguồn nhân lực tổng hợp để trình hội
đồng quản lý xin bổ sung kế hoạch theo quy định
- Phối hợp với phòng tổ chức nguồn nhân lực thực hiện tuyển dụng người lao động trên cơ
sở định biên được phê duyệt và tuân thủ theo quy trình tuyển dụng
- Tiếp nhận lao động thử việc, hướng dẫn, kèm cặp và đánh giá kết quả rồi gửi về phòng
tổ chức nguồn nhân lực
Đối với phòng tổ chức nguồn nhân lực:
- Căn cứ nguồn nhân lực, yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất sản phẩm dịch vụ hằng năm, chiến
lược phát triển, tình hình trung tâm, nhu cầu lao động, số lượng lao động, lao động cần bổ
sung và lập nhu cầu tuyển dụng hằng năm hoặc đột xuất cho trung tâm
- Trên cơ sở nhu cầu tuyển dụng lao động phối hợp với các phòng ban có liên quan tham
mưu cho tổng quản lý, hội đồng quản lý phê duyệt nhu cầu tuyển dụng để triển khai công
tác tuyển dụng phù hợp với thực tế
- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy trình tuyển dụng. Tổng hợp kết quả tuyển dụng báo
cáo quản lý tuyển dụng, tổng quản lý trung tâm
- Hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ cá nhân của người lao động trúng tuyển, Sau đó, lập báo cáo
đánh giá kế hoạch sử dụng lao động, đăng ký kế hoạch sử dụng lao động với các đại diện
chủ sở hữu, bộ phận quản lý lao động tại địa phương theo quy định Nhà nước.
 Trung tâm bố trí và sử dụng nhân lực
Gồm hoạt động định hướng và quá trình biên chế nội bộ tổ chức với các hoạt động như
thuyên chuyển, đề bạt. Cần thực hiện có kế hoạch, dựa trên chính sách và thủ tục được thiết
kế hợp lý đáp ứng yêu cầu công việc và nhu cầu phát triển của người làm

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 6/…..


- Định hướng: là một chương trình được thiết kế nhằm giúp người làm mới làm quen
với trung tâm và bắt đầu công việc hiệu quả.
- Quá trình biên chế nội bộ: là quá trình bố trí lại người trong nội bộ của trung tâm để
đưa đúng người làm đúng việc, để đáp ứng nhu cầu của kinh doanh dịch vụ và làm cho các
nhu cầu trưởng thành, phát triển của cá nhân phù hợp yêu cầu trung tâm.
Về công tác biên chế nội bộ: Trung tâm hướng đến mục tiêu nhằm nâng cao chất
lượng công tác quản lý nhân lực của mình, việc thuyên chuyển người lao động sang vị trí
công tác mới hay đề bạt lên chức vụ khác đều được Tổng quản lý trung tâm cân nhắc cẩn
thận và theo đúng quy định.
- Thôi việc: là một quyết định chấm dứt quan hệ lao động giữa cá nhân người lao động
và tổ chức, thường xảy ra dưới dạng: sa thải, tự thôi việc,…Quyết định này có thể có
nguyên nhân về kỷ luật, cung ứng dịch vụ hoặc do từ người là. Và vai trò của phòng nhân
lực là tìm ra biện pháp thỏa đáng để ít tổn hại nhất có thể cho cả hai bên
 Trung tâm đánh giá nhân lực:
Là việc đưa ra những nhận xét, đánh giá có tính quản lý về mức độ tốt hay kém trong thực
hiện công việc của từng người trong trung tâm, trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn
đã được đặt ra và thảo luận về sự đánh giá đó với mọi người của trung tâm
Quy trình đánh giá được thực hiện như sau:
- Xem xét hoặc xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc với một hệ thống các chỉ tiêu
để thể hiện yêu cầu hoàn thành công việc về mặt số lượng và chất lượng. Để kết quả đánh
giá có hiệu quả thì tiêu chuẩn cần được xây dựng một cách hợp lí và khách quan, phản ánh
được kết quả và hành vi cần có để thực hiện tốt công việc
- Người đánh giá sử dụng các phương pháp đánh giá để tiến hành đo lường sự thực hiện
công việc của từng nhân viên thông qua so sánh thực tế thực hiện công việc với tiêu chuẩn.
Có thể sử dụng: Phương pháp thang đo đánh giá đồ họa, phương pháp danh mục kiểm tra,
phương pháp ghi chép các sự kiện, phương pháp so sánh, phương pháp quản lý bằng mục
tiêu,…
- Các kết quả đánh giá được thảo luận với từng người trong trung tâm để nhằm hoàn thiện
sự thực hiện công việc. Các kết quả sẽ được cung cấp đến bộ phận tổ chức và quản lý nhân
lực, được lưu giữ trong hồ sơ nhân viên, làm cơ sở đề ra quyết định về nhân lực có liên
quan đến công việc của cá nhân người lao động
 Trung tâm đào tạo và phát triển nhân lực
+ Đào tạo: là các hoạt động học tập nhằm giúp người lao động có thể thực hiện hiệu quả
hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, trang bị kĩ năng mới hoặc thay đổi những quan điểm
cũ bằng quan điểm tư tưởng mới tiến bộ nâng cao năng lực
Quy trình đào tạo thường được xây dựng như sau:

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 7/…..


- Xác định nhu cầu đào tạo: xác định khi nào, bộ phận nào cần đào tạo, cho đối tượng nào
và bao nhiêu người. Tổ chức cần dựa vào các phân tích và đánh giá tình hình thực hiên
công việc, từ đó xem xét những vấn đề vừa nêu
- Xác định mục tiêu đào tạo: nhằm xác định kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo
như những kỹ năng cần thiết, trình độ kỹ năng có được sau đào tạo, số lượng và cơ cấu học
viên, thời gian đào tạo
- Lựa chọn đối tượng đào tạo: lựa chọn người cụ thể để đào tạo, dựa trên nghiên cứu và
xác định nhu cầu và động cơ đào tạo, tác dụng đào tạo và khả năng nghề nghiệp của từng
người
- Xây dựng chương trình đào tạo: hệ thống các môn học và bài học được dạy, cho thấy kiến
thức, kỹ năng nào thì cần được dạy và dạy trong bao lâu để lựa chọn phương thức đào tạo
thích hợp
- Dự tính chi phí đào tạo: bao gồm chi phí học, chi phí cho việc giảng dạy
- Lựa chọn và đào tạo người dạy: có thể lựa chọn người dạy từ những người trong nội bộ
trung tâm hoặc thuê ngoài, thiết kế nội dung chương trình đào tạo phù hợp với công việc ở
trung tâm
- Đánh giá chương trình và kết quả: đánh giá qua các tiêu thức: mục tiêu đào tạo có đạt
không, điểm yếu/mạnh của chương trình đào tạo, tính hiệu quả kinh tế thông qua đánh giá
chi phí và kết quả của chương trình (gồm kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người học,
khả năng vận dụng, kỹ năng lĩnh hội, sự thay đổi tích cực,..)
+ Phát triển: là quá trình chuẩn bị và bồi dưỡng năng lực cần thiết cho đội ngũ cán quản
lý, nhân viên của trung tâm để hướng đến chiến lược dài hạn trong tương lai
- Quy hoạch phát triển: lựa chọn những cá nhân có phẩm chất, năng lực vượt trội, đưa vào
diện quản lý dẫn dắt trung tâm trong tương lai để bồi dưỡng, đào tạo thêm kiến thức, kỹ
năng

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 8/…..


- Luân chuyển: Việc điều chuyển các quản lý trong quy hoạch từ công việc này sang công
việc khác để nhằm cung cấp kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực, nâng cao năng lực
- Cơ hội thăng tiến: tạo động lực giúp quá trình phát triển nhân lực của trung tâm đạt hiệu
quả cao. Một cơ hội bình đẳng sẽ khiến các bộ phận, nhân viên của trung tâm nổ lực hết
mình, trau đồi kĩ năng, kiến thức đáp ứng nhu cầu cao hơn
- Tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi: được đặt ra trong chiến lược phát triển của
trung tâm, là nền tảng phát triển nhân lực hiệu quả và toàn diện.
VD những cá nhân có kết quả hoàn thành xuất sắc công việc trong ba năm liên tiếp, đạo
đức nghề nghiệp tốt sẽ được trung tâm lưu lại, đưa vào danh sách cán bộ quản lý để báo
với tổng quản lý xem xét, và có thể được xét thăng tiến lên các phòng ban chuyên môn cao
hơn.
=) Đào tạo và phát triển của trung tâm mang lại sự thỏa mãn nhu cầu học hỏi, thay
đổi hành vi nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp cho từng người làm;
đồng thời giúp trung tâm tăng hiệu quả công việc và lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy
nhiên, nó khá tốn kém chi phí, gây gián đoạn công việc, có thể nhân viên được đào tạo
xong lại chuyển nơi làm việc
 Trung tâm đãi ngộ nhân lực:
Là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để người lao động
có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu chung
Chính sách đãi ngộ được thực hiện qua hai hình thức cơ bản là đãi ngộ tài chính và đãi ngộ
phi tài chính. Đãi ngộ tài chính được thực hiện bằng các công cụ tài chính như tiền lương,
tiền thưởng, phụ cấp, chế độ phúc lợi,… Đãi ngộ phi tài chính bao gồm các hình thức biểu
dương, khen thưởng, bố trí và phân công công việc đúng với năng lực chuyên môn, sự
quan tâm kèm cặp của người quản lý trực tiếp với nhân viên, tạo điều kiện làm việc thuận
lợi khi làm việc cho trung tâm
Những đãi ngộ này giúp quản lý, nhân viên đều cảm thấy vui vẻ, hòa mình vào công việc,
chăm chỉ hơn, phát huy hết khả năng của mình để đạt hiệu quả tốt nhất.
---Hết---

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 9/…..

You might also like