You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)


Bài thi học phần: Nguyên lý Quản lý kinh tế Số báo danh: 16
Mã số đề thi: 03 Lớp: 2173TECO2031
Ngày thi: 17/12/2021 Tổng số trang: 08 Họ và tên: Đỗ Thị Hồng Hà
Điểm kết luận: GV chấm thi 1: …….
………………………......
GV chấm thi 2: …….
………………………......

BÀI LÀM

Câu 1:

 Bản chất và vai trò của công cụ kế hoạch trong quản lý kinh tế là:
Kế hoạch theo nghĩa hẹp là phương án hành động trong tương lai, theo nghĩa rộng là quá
trình xây dựng, quán triệt, chấp hành và giám sát, kiểm tra việc thực hiện phương án hành
động trong tương lai. Trong quản lý kinh tế, với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, kế
hoạch là một chương trình hành động của chủ thể quản lý bao gồm việc xác định mục tiêu,
các điều kiện và cách thức, biện pháp cần thiết để thực hiện và đạt được mục tiêu đó một
cách tối ưu. Việc làm đó có thể được chủ thể quản lý thực hiện ở các cấp độ quản lý khác
nhau tùy thuộc vào phạm vi phụ trách, có thể là ở một đơn vị kinh tế, một ngành, địa phương
hay trên phạm vi cả nước.
* Bản chất của công cụ kế hoạch là:
- Kế hoạch là các quyết định của chủ thể quản lý về mục tiêu, biện pháp và các đảm bảo vật
chất cần thiết để thực hiện mục tiêu đó trong một thời kỳ nhất định. Điều này có nghĩa kế
hoạch là một công cụ quản lý có tính định hướng trong tổ chức và điều khiển các hoạt động
kinh tế.
- Ở phạm vi vĩ mô, kế hoạch nhà nước nói chung là công cụ hướng tới thực hiện các nhiệm
vụ: Bảo đảm những đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, huy
động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực của xã hội, đảm bảo các cân đối tổng thể nền
kinh tế, điều tiết hoạt động sản xuất - kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở. Kế hoạch vĩ
mô của nhà nước bởi vậy mang tính định hướng, hướng dẫn và gián tiếp là chủ yếu.

Họ tên SV/HV: Đỗ Thị Hồng Hà - Mã LHP: 2173TECO2031 Trang 1/8


- Còn ở phạm vi vi mô, kế hoạch của các đơn vị kinh tế cơ sở là kế hoạch kinh doanh,
phương án hoạt động phù hợp với yêu cầu của thị trường cũng như những chính sách điều
tiết vĩ mô của nhà nước. Mục tiêu của kế hoạch của các đơn vị kinh tế cơ sở là đạt được lợi
nhuận cao và phát triển bền vững.
* Vai trò của công cụ kế hoạch trong quản lý kinh tế được thể hiện ở các khía
cạnh sau đây:
- Thứ nhất, nhờ kế hoạch mà chủ thể quản lý và đối tượng quản lý biết được mục tiêu và
lựa chọn giải pháp thích hợp để đạt tới mục tiêu đó một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Ở
phạm vi vĩ mô, kế hoạch tạo ra khuôn khổ, đường hướng và xác lập một ngôn ngữ chung,
qua đó mọi chủ thể, tổ chức, mọi ngành, mọi thành phần kinh tế cũng như các cá nhân trong
hệ thống/tổ chức kinh tế hành động tự giác, chủ động và thống nhất.
- Thứ hai, kế hoạch là những tư duy và tầm nhìn chiến lược, bao quát để hướng tới tương lai
trên cơ sở những tiên đoán của chủ thể quản lý đối với sự phát triển của đối tượng quản lý
trong bối cảnh luôn có sự thay đổi của môi trường hoạt động. Bởi vậy, công cụ kế hoạch góp
phần hình thành tư duy nhìn xa, trông rộng cho nhà quản lý. Hay nói cách khác, công cụ kế
hoạch có vai trò hình thành tầm nhìn chiến lược cho nhà quản lý, giúp họ phát hiện và giải
quyết vấn đề một cách chủ động, có tính toán và dự báo khoa học, phù hợp và tối ưu nhất ở
mọi hoàn cảnh thay đổi trong quá trình vận động và phát triển của đối tượng quản lý.
- Thứ ba, kế hoạch không chỉ là một công cụ quản lý mà còn là căn cứ để tổ chức bộ máy
quản lý, kiểm tra và đánh giá hiệu quả các hoạt động quản lý kinh tế.
Bên cạnh những vai trò trên, bản thân công cụ kế hoạch cũng có tính hai mặt. Nếu kế hoạch
không chính xác, thiếu cơ sở khoa học sẽ gây hậu quả xấu cho sự phát triển của một nền
kinh tế cũng như đối với một đơn vị kinh tế cơ sở. Đặc biệt là khi các yếu tố ngẫu nhiên, yếu
tố khách quan tác động làm đảo lộn mọi dự kiến ban đầu thì hậu quả đó càng trở nên nghiêm
trọng. Mặt khác, trong một số trường hợp, các chương trình mục tiêu, các phương án hành
động dễ gây ra “đường mòn” trong suy nghĩ và hành động của chủ thể quản lý. Từ đó, hạn
chế tính năng động, linh hoạt và mềm dẻo trong các hoạt động kinh tế, nhất là trong cơ chế
thị trường hiện nay.
 Sự khác nhau cơ bản giữa kế hoạch trong cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp trước đây và kế hoạch trong cơ chế thị trường hiện nay là:

Tiêu chí Kế hoạch trong cơ chế tập trung Kế hoạch trong cơ chế thị
quan liêu, bao cấp trường
Công cụ quản - Nhà nước quản lí nền kinh tế chủ - Thị trường giữ vai trò là công

Họ tên SV/HV: Đỗ Thị Hồng Hà - Mã LHP: 2173TECO2031 Trang 2/8


lý yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa cụ phân bổ các nguồn lực kinh
trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tế. Trong quá trình sản xuất và
tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các trao đổi, các yếu tố thị trường
doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở như cung cầu, giá cả có tác động
các quyết định của cơ quan nhà nước điều tiết quá trình sản xuất hàng
có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp hóa, phân bổ các nguồn lực kinh
lệnh được giao. Tất cả phương tế và tài nguyên thiên nhiên như
hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, tư liệu sản xuất, sức lao
vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ động,…
máy, nhân sự, tiền lương…đều do
các cấp có thẩm quyền quyết định.

Mô hình nền Nền kinh tế khép kín, chủ yếu dựa Nền kinh tế phát triển mạnh, mở
kinh tế vào nguồn lực của đất nước, tự cung, rộng sự liên thông với các thị
tự cấp, tự lực cánh sinh; chưa chú trường trong khu vực và trên
trọng đến sự hợp tác, giao lưu; chưa toàn thế giới. Ra sức tiếp thu
quan tâm đến việc áp dụng khoa học những thành tựu khoa hoc kĩ
công nghệ vào sản xuất. thuật. Sản xuất hiệu quả và có
năng suất cao hơn, quy mô rộng
rãi hơn.
Hình thức sở Nền kinh tế chỉ có hai thành phần sở Nền kinh tế có 3 chế độ sở hữu:
hữu hữu về tư liệu sản xuất là: Sở hữu toàn dân, tập thể, tư nhân.Từ các
Nhà nước và sở hữu tập thể, được hình thức sở hữu cơ bản hình
thể hiện dưới dạng Quốc doanh và thành nhiều thành phần kinh tế
Hợp tác xã. với các hình thức tổ chức sản
xuất, kinh doanh đa dạng, đan
xen, hỗn hợp.
Hình thức phân Nhà nước quy định chế độ phân phối Kết hợp chặt chẽ những nguyên
phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công tắc phân phối của chủ nghĩa xã
nhân viên theo định mức qua hình hội và nguyên tắc của kinh tế thị
thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu trường, được thể hiện qua chế độ
với mức giá khác xa so với giá thị phân phối chủ yếu theo kết quả
trường đã biến chế độ tiền lương lao động, hiệu quả kinh tế, phúc
thành hiện vật, thủ tiêu động lực lợi xã hội. Đồng thời để huy

Họ tên SV/HV: Đỗ Thị Hồng Hà - Mã LHP: 2173TECO2031 Trang 3/8


kích thích người lao động và phá vỡ động mọi nguồn lực kinh tế cho
nguyên tắc phân phối theo lao động. sự phát triển chúng ta còn thực
hiện phân phối theo mức đóng
góp vốn và các nguồn lực khác.
Tác động Nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng, Nền kinh tế trở nên năng động
không có cạnh tranh, kìm hãm tiến và phát triển hơn, cạnh tranh
bộ của khoa học kĩ thuật, triệt tiêu mạnh mẽ và gay gắt tuân theo
động lực kinh tế của người lao động, quy luật vốn có của thị
không kích thích được tính năng trườngnhư quy luật giá trị, quy
động, sáng tạo của đơn vị sản xuất luật cung cầu, quy luật cạnh
kinh doanh. Trong thời kỳ này, phân tranh; doanh nghiệp cũng như
bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là người lao động có cơ hội thể
chủ yếu, coi thị trường chỉ là công hiện khả năng, năng lực, cũng
cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch. như sự sáng tạo của bản thân.

Câu 2:
1. Vai trò của chính sách hỗ trợ của chính phủ trong giai đoạn dịch bệnh:

 Các chính sách hỗ trợ của chính phủ trong giai đoạn dịch bệnh:
Năm 2021, Việt Nam và thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid – 19, Ngoài việc chống
dịch, Chính phủ các nước trong đó có Việt Nam đã và đang có nhiều biện pháp, chính sách
hỗ trợ giúp cho doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch như sau:
Chính phủ quyết nghị thực hiện biện pháp, chính sách hỗ trợ người lao động và người sử
dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số
68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó
khăn do đại dịch COVID-19 nhằm hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp
khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh,
giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời
sống và an toàn cho người lao động. Nghị quyết nêu rõ, nguyên tắc hỗ trợ phải bảo đảm hỗ
trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách;
bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện. Đồng thời phải
phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành, địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể để
linh hoạt triển khai, đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc và kịp thời các chính sách hỗ trợ.

Họ tên SV/HV: Đỗ Thị Hồng Hà - Mã LHP: 2173TECO2031 Trang 4/8


- Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Người sử
dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm
xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng.
- Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Người sử dụng lao động đã đóng
đủ bảo hiểm xã hội hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng
4/2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 15% lao động tham
gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm tháng 4/2021.
- Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động: Người sử dụng lao động
được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ bảo hiểm
thất nghiệp khi đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính
đến thời điểm đề nghị hỗ trợ; thay đổi cơ cấu công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42
Bộ luật Lao động; có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10%
trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020
- Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng
lương: Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự
đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư
thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo
dục nghề nghiệp bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
để phòng, chống dịch COVID-19 có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ
việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên,
tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp
đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
- Chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ em:
+ Người lao động tại điểm 4, 5, 6 Mục II đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000
đồng/người; đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm
1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha.
+ Trẻ em phải điều trị do nhiễm COVID-19 hoặc cách ly y tế theo quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền được ngân sách nhà nước đảm bảo các chi phí điều trị và tiền ăn
theo quy định tại điểm 8 Mục II Nghị quyết này; được ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm
1.000.000 đồng/trẻ em trong thời gian điều trị, cách ly từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày
31/12/2021.
- Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải điều trị nhiễm COVID-
19 (F0), từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị
thực tế nhưng tối đa 45 ngày. Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người

Họ tên SV/HV: Đỗ Thị Hồng Hà - Mã LHP: 2173TECO2031 Trang 5/8


phải thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ
ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.
- Hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ
chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật
biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) phải dừng hoạt động từ
15 ngày trở lên để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết
ngày 31/12/2021.
- Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế
và phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết
ngày 31/12/2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch
COVID-19 được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một lần 3.000.000 đồng/hộ.
- Tặng sổ tiết kiệm cho con đoàn viên tử vong do Covid-19: Công đoàn Viên chức Việt
Nam ban hành  ngày 26/10/2021 về rà soát, lập hồ sơ đề nghị trao "Sổ tiết kiệm Công đoàn
Việt Nam" cho trẻ em mồ côi là con đoàn viên công đoàn tử vong vì dịch Covid-19.
- Sửa Quyết định 23/2021/QĐ-TTg về hỗ trợ người lao động, NSDLĐ khó khăn do Covid-
19: Ngày 06/11/2021, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành Quyết định 33/2021/QĐ-
TTg sửa đổi Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ
người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
- Nghị định 92/2021 về miễn, giảm thuế TNDN, GTGT cho DN khó khăn: Chính phủ vừa
ban hành Nghị định 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ
doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19.
- Sửa Nghị quyết 68 về hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ khó khăn do Covid-19: Chính phủ ban
hành Nghị quyết 126/NQ-CP sửa đổi Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về hỗ trợ người
lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do COVID-19.
- Thông qua gói miễn, giảm thuế TNDN, TNCN, GTGT cho nhiều đối tượng: Ngày
19/10/2021, UBTVQH thông qua Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH14 về giải pháp nhằm hỗ
trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.
- Đối tượng, mức hỗ trợ Covid-19 đợt 3 tại TP.HCM: Theo Công văn 3181/UBND-
VX năm 2021, TP.HCM hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19
trên địa bàn (đợt 3) từ ngày 01 – 15/10/2021.
- Nghị quyết 116/NQ-CP hỗ trợ NLĐ, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng COVID-19
từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP về chính
sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19
từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Họ tên SV/HV: Đỗ Thị Hồng Hà - Mã LHP: 2173TECO2031 Trang 6/8


- Dùng 30.000 tỷ đồng từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ lao động: Thường vụ Quốc hội
đồng ý dùng 30.000 tỷ đồng kết dư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động
đang tham gia đóng Quỹ này.
- TP.HCM hỗ trợ tuyến đầu chống dịch 1,5 - 10 triệu đồng/người: Sở Y tế TP.HCM có
Công văn 6277/SYT-KHTC ngày 03/9/2021 triển khai Nghị quyết 12/2021/NQ-HĐND về
chính sách đặc thù hỗ trợ lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

 Vai trò của chính sách hỗ trợ của chính phủ trong giai đoạn dịch bệnh:
Trong thời gian qua Chính phủ đã có những bước đi kiên quyết và đúng đắn, kiềm
chế sự lây lan bùng phát của đại dịch COVID-19, đó là thành quả rất đáng tự hào. Bên
cạnh đó là những biện pháp, chính sách đã đem lại kết quả tuyệt vời và đáng tự hào như:
- Giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng nợ nần, cầm cự trong giai đoạn khó khăn và đến
thời điểm hiện nay khi các cơ hội sản xuất kinh doanh dần mở ra, Ngân hàng Nhà nước tiếp
tục giảm lãi suất điều hành tạo mặt bằng lãi suất cho vay thấp hơn. Điều này có ý nghĩa rất
quan trọng đối với doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Việc hạ lãi suất chung cũng như
tiếp tục gia tăng các gói tín dụng ưu đãi của ngân hàng thương mại có ý nghĩa rất quan trọng
trong tiến trình dần hồi phục và có thể tạo sức bật cho nền kinh tế thời gian tới
- Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo ngành y tế phối với các bộ, ngành khác để triển khai nhiều
giải pháp nhằm bảo đảm có đủ nguồn vaccine tiêm cho nhân dân trong điều kiện nguồn cung
cấp vaccine rất khan hiếm. Việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 lần này được đánh
giá là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay ở nước ta, theo đó, đã tiêm an toàn xấp
xỉ 65 triệu liều vaccine, đạt tỉ lệ 63,6% số người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất một liều
vaccine và 25,5% đã tiêm đủ 2 liều vaccine.
- Việc giảm mức đóng bảo hiểm và hỗ trợ đến những người dân bị ảnh hưởng từ dịch Covid-
19 đã giúp mọi người dân vượt qua phần nào khó khăn, cuộc sống được ổn định hơn, tạo
động lực cho người dân cố gắng vượt qua đại dịch.
- Bên cạnh đó, nhà nước đã có những chính sách kịp thời hỗ trợ công nhân đi làm xa quê
hương, cung cấp lương thực thực phẩm và hỗ trợ tiền cho mỗi công nhân. Việc làm này vô
cùng ý nghĩa thể hiện tinh thần tương thân tương ái, sẻ chia của Chính phủ đến mọi công
dân. Không chỉ giúp công nhân yên tâm ở lại nơi xa quê hương mà còn giúp doanh nghiệp sẽ
có nguồn nhân lực ngay khi công ty, doanh nghiệp được mở hoạt động trở lại.
- Các chính sách nghị quyết được đề ra kịp thời đã định hướng việc huy động, phân bổ và sử
dụng các nguồn lực từ các cấp chính quyền cùng chung tay xây dựng và có những hướng đi
đúng đắn giúp đỡ người dân, thể hiện sự sát cánh, tinh thần yêu thương, nhằm giải quyết các

Họ tên SV/HV: Đỗ Thị Hồng Hà - Mã LHP: 2173TECO2031 Trang 7/8


vấn đề từ người dân, doanh nghiệp về mọi mặt kịp thời và hiệu quả. Điều này có nghĩa các
to lớn và vĩ đại.
- Nhìn chung, các giải pháp, chính sách ban hanh có sự kết hợp của chinh sách tài khóa,
chính sách tiền tệ và các chinh sách hỗ trợ nhanh hoặc an sinh xã hội khác, trong đó bao gồm
nhôm giải pháp ngắn hạn, cơ chế, chính sách trong một số nhanh, linh vực cụ thể, nhôm giải
pháp dài hạn, ngắn hạn để thao gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; Cơ bản phù
hợp với tác động của dịch bệnh , tương đồng với cách tiếp cận của nhiều quốc gia trên thế
giới, được người dân và cộng đồng đanh giá cao cũng như là sự đồng tinh, biết ơn.
- Kết quả đã góp phần đẩy lùi đại dịch, tiếp tục và thúc đẩy nền kinh tế vĩ mô, giúp Việt
Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế dương vào năm 2020, duy trì triển vọng kinh tế phát
triển, củng cố niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào các chinh sách của Chính phủ.
=> Có thể thấy rằng, các chính sách được ban hành trong bối cảnh cấp bách, chưa có
tiền lệ với nguồn nhân lực nhà nước có hạn nhưng thể hiện được sự đồng hanh của Nhà
nước với cộng dân, doanh nghiệp. Các chính sách vẫn gặp phải những hạn chế nhưng tiếp
thêm cho ta nguồn lực để mọi công dân, doanh nghiệp, công ty cũng như đồng bào đang ở
nước ngoai có thể yên tâm, đặt niềm tin vào chinh phủ nước Việt Nam ta cùng chung sức
vượt qua khó khăn dịch Covid-19 gây ra.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong giai
đoạn dịch bệnh:
* Về phía nhà nước:
- Nhà nước cần tìm hiểu rõ thông tin từng khu vực, từng đối tượng trước khi ban hanh các
chính sách giúp đỡ người dân hay khu vực.
- Đặc biệt cần kiểm soát kỹ lưỡng khi giao ngân sách nhà nước cho các cán bộ làm nhiệm vụ
giúp đỡ tận tay đến người dân có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch.
- Trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp và người dân nên giảm bớt những thủ tục không cần
thiết để họ được hỗ trợ kịp thời và nhanh nhất.
- Khi các doanh nộp đơn cần hỗ trợ cần kiểm tra kỹ tranh trường hợp giấy tờ giả làm thất
thoát ngân sách nhà nước, trong khi rất nhiều người có hoan cảnh khó khăn cần cấp bách
giúp đỡ
- Trước khi ban hanh chính sách hay biện pháp nào cần xem kỹ tinh khả thi và khả năng hiệu
quả đến đâu. Tránh trường hợp ra ồ ạt chính sách nhưng không giải quyết được những vấn
đề nan giải, bức thiếp của người dân.
- Luôn thực hiện các hoạt động tuyên truyền ý thức đến mọi công dân về phòng chống đại
dịch để những đồng bào vung xâu vung xa cũng được tiếp cận và biết cách phòng chống.

Họ tên SV/HV: Đỗ Thị Hồng Hà - Mã LHP: 2173TECO2031 Trang 8/8


- Nên có những chính sách, biện pháp ưu tiên giúp đỡ người dân không có công việc và cũng
không có khả năng di chuyển về địa phương.
- Luôn lắng nghe và sẻ chia khó khăn ở mức cho phép với mọi người dân.khô
- Nhà nước và Chính phủ nên xây dựng các giải pháp ngắn hạn, dài hạn cụ thể. Ngắn hạn để
kịp thời giúp những công dân thất nghiệp, không có khả năng tham gia lao động trong đại
dịch covid-19. Giải pháp dài hạn để xây dưng chiến lược cụ thể đẩy lùi dịch bệnh và xây
dựng nền kinh tế tiếp tục ổn, phát triển và đặt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
* Về phía các tổ chức , doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh:
- Các doanh nghiệp nên chú ý cập nhật thường xuyên, kịp thời các văn bản, nghị quyết mà
Nhà nước ban hành.
- Doanh nghiệp, công ty nên chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản pháp lý.
- Nâng cao ý thức và trách nghiệm trước hết là với các thanh viên trong công ty, sau là với
cả cộng đồng.
- Nên có các chính sách, biện pháp hỗ trợ thành viên trong công ty, công nhân trong doanh
nghiệp. Đặc biệt nên tìm hiểu những người có hoàn cảnh khó khăn, những người trong tình
trạng đi làm ăn xa, chưa có điều kiện trở về địa phương.
- Tránh vì mục đích cá nhân mà nảy lòng tham khi Chính phủ có biện pháp giúp đỡ các công
nhân nhưng lại không đưa đến tai người công nhân, đồng thời không nên tạo giấy tờ sai sự
thật để xin tài trợ trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn.
- Luôn nâng cao đạo đức nghề nghiệp và có những hành động đẹp như giúp đỡ, tài trợ người
dân gặp hoan cảnh khó khăn do ảnh hưởng Covid-19.
* Về phía người dân :
- Luôn chủ động nâng cao ý thức bảo vệ chính bản thân và những người xung quanh để dịch
bệnh được kiểm soát và giảm dần.
- Không nên vì mục đích cá nhân mà đưa những thông tin sai sự thật làm cộng đồng hoang
mang và làm phiền đến chính quyền phải vào cuộc trong khi đang cần nguồn nhân lực nghi
hướng xóa bỏ đại dịch.
- Mỗi người dân hãy tuyên truyền, nhắc nhở người thân, bạn bè và những người xung quanh
cùng chung tay chống lại dịch bệnh Covid-19.
- Nếu phát hiện ai nảy lòng tham khi không là đối tượng được hưởng chính sách giúp đỡ mà
cố tinh làm giả giấy tờ cần báo lên cơ quan chức năng gần nhất.
- Mỗi công dân cùng chung tay cố gắng, có niềm tin ở Chính phủ, các cấp chính quyền để
đẩy lùi dịch Covid-19 và giúp đất nước ổn định, phát triển, thực hiện được mục tiêu kinh tế
đề ra.

Họ tên SV/HV: Đỗ Thị Hồng Hà - Mã LHP: 2173TECO2031 Trang 9/8


---Hết---

Họ tên SV/HV: Đỗ Thị Hồng Hà - Mã LHP: 2173TECO2031 Trang 10/8

You might also like