You are on page 1of 5

KIỂM TRA 1 TIẾT

BỘ MÔN: NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ


MÃ SINH VIÊN: 22D160245
LỚP HC: K58F3
HỌ VÀ TÊN: MAI THU THUỶ
Câu 1: Khái niệm quản lý kinh tế:
Quản lý là sự tác động của các chủ thể quả lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được
mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

Đối
Chủ thể Mục
tượng Quản lý
quản lý tiêu
quản lý

Kinh tế là phạm trù đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội của con người. Phạm
trù này có thể hiểu là tổng thể (hoặc một phần) những yếu tố sản xuất và những
quan hệ vật chất của con người phát sinh trong quá trình sản xuất trực tiếp, phân
phối, lưu thông, trao đổi, tiêu dùng của cải, vật chất ở những giai đoạn phát triển
nhất định của xã hội loài người nhất định của xã hội loài người, với mấu chốt nằm
ở hai vấn đề quan hệ sở hữu và lợi ích.
Quản lý kinh tế là sự tác động liên tục, có chủ đích, có hướng đích của chủ thể quản
lý lên đối tượng quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế, phát huy
tốt nhất mọi tiềm năng và tận dụng cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra
trong điều kiện biến động của môi trường.

Mục
Đối
Chủ thể tiêu Quản lý
tượng
quản lý kinh tế - kinh tế
quản lý
xã hội
Trong đó:
- Chủ thể quản lý là những tổ chức và cá nhân những nhà quản lý cấp trên.
- Đối tượng quản lý là các tổ chức, cá nhân những nhà quản lý cấp dưới hoặc
tập thể và các cá nhân người lao động. Bên cạnh đó đối tượng quản lý kinh
tế là các hoạt động, hành vi của các cá nhân, tổ chức.
 Quản lý kinh tế chính là quản lý con người.
Chủ thể quản lý kinh tế tác động có chủ đích có hướng đích lên đối tượng quản lý
kinh tế.
 Ví dụ: Quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm từ nông trại đến cửa hàng.
Chủ thể quản lý: Doanh nghiệp, nhà phân phối.
Đối tượng quản lý: Quá trình vận chuyển, lưu trữ, quản lý hàng hoá.
Quản lý kinh tế là một lĩnh vực đa diện phức tạp vừa mang tính khoa học vừa
đòi hỏi nghệ thuật vì:
Thứ nhất, về tính khoa học của quản lý kinh tế.
- Quản lý kinh tế có đối tượng nghiên cứu riêng, phương pháp nghiên cứu
riêng. Chủ thể quản lý phải nắm vững các quy luật khách quan liên quan đến
quá trình vận động của hệ thống xã hội, nghiên cứu các hình thức biểu hiện
cụ thể của các quy luật chứ không dựa trên kinh nghiệm cá nhân hay trực
giác.
- Quản lý kinh tế nghiên cứu các quan hệ kinh tế. Các quan hệ này là một hình
thức của quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và điều hành,
quan hệ phân phối) thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người,
trong quá trình tiến hành hoạt động kinh tế.
- Quản lý kinh tế phải thu thập, phân tích dữ liệu vận dụng các quy luật khách
quan, xu hướng biến động của thị trường cả trong và ngoài nước. Điều này
đòi hỏi các kiến thức liên quan tới kiến thức vè thống kê, kinh tế học và công
nghệ thông tin.
Thứ hai, tính nghệ thuật của quản lý kinh tế.
- Quản lý cần cần có khả năng lãnh đạo phải tạo động lực cho nhân viên và
giao tiếp hiệu quả để đạt được mục tiêu chung.
- Tài nghệ thuật quản lý kinh tế phụ thuộc và bản thân chủ thể quản lý thông
qua khả năng thiên bẩm cũng như khả năng tiếp nhận, xử lý thông tin, vận
dụng nguyên lý linh hoạt đúc kết kinh nghiệm, giao tiếp ứng xử…
- Cần phải biết định hướng dài hạn, xác định mục tiêu và lập kế hoạch để có
được chúng.
Tóm lại, quản lý kinh tế không chỉ là áp dụng kiến thức khoa học và còn là sự kết
hợp tinh tế với nghệ thuật để đạt được hiệu suất tốt nhất trong quản lý kinh tế.
Câu 2: Trình bày chức năng hoạch định của quản lý kinh tế:
Chức năng hoạch định trong quản lý kinh tế là một phần quan trọng của quá trình
quản lý. Hoạch đinh chính là quá trình ấn định các nhiệm vụ, mục tiêu, lựa chọn
phương pháp tốt nhất để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đó. Từ đó có thể hiểu:
Chức năng hoạch định của quản lý kinh tế là quá trình ấn định nhiệm vụ, mục tiêu,
phương pháp và phương tiện nhằm đạt mục tiêu nhất định của toàn bộ nền kinh tế
hoặc của các đơn vị cơ sở trong từng giai đoạn. Chức năng này được hình thành
dựa trên cơ sở mục tiêu và quyết tâm thực hiện mục tiêu quản lý, quyền hạn và
trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi bộ phận quản lý, các quy luật kinh tế khách quan.
Nội dung của chức năng hoạch định bao gồm việc ấn định các mục đích, mục tiêu,
chiến lược, chính sách, chương trình, dự án và ngân sách mà tổ chức phải thực
hiện. Quá trình hoạch định bao gồm: chức năng dự báo và chức năng lập kế hoạch.
Trong đó, chức năng dự báo là cơ sở tiên đoán, nhận định về những biến đổi về môi
trường cũng như xu hương tương lai để xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nền
kinh tế hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế cơ sở; còn chức năng
kế hoạch được thực hiện thông qua việc lựa chọn phương thức, phương tiện sử
dụng để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định đó.
1. Chức năng dự báo
- Phân tích, dự đoán xu hướng biến đổi của môi trường và tác động của
xu hướng ấy tới đối tượng quản lý.
Muốn thưc hiện tốt dự báo cần đảm bảo các yêu cầu sau:
 Dự đoán kịp thời và có cơ sở khoa học phản ánh đầy đủ cả về lượng
và chất.
 Nhà quản lý phải có chuyên môn, kinh nghiệm đầy đủ phương tiện
phục vụ cho công tác dự báo.
- Xác định mục tiêu.
Các mục tiêu phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
 Đảm bảo tính chính xác,
 Bên cạnh những chỉ tiêu định tính mục tiêu cần phái phản ánh
thông qua các chỉ tiêu định lượng có thể đo lường được,
 Mục tiêu tổng quát có thể được chi tiết hoá bằng nhiều mục tiêu cụ
thể trong đó có thể xác định mục tiêu ưu tiên tập trung nguồn lực,
 Hệ thống mục tiêu phải gắn với mục tiêu xã hội và môi trường
nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.
2. Chức năng kế hoạch
Kế hoạch là một chức năng quản lý được thục hiện thông qua việc xác định
phương thức và các đảm bảo vật chất cần thiết để thực hiện mục tiêu trong
thời kỳ nhất định, bao gồm cả kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Thực
hiện chức năng kế hoạch chính là tiến hành xây dựng chương trình hành
động với phương án, phương tiện và lộ trình tương ứng, bước đi cụ thể nhằm
thực hiện mục tiêu quản lý đã xác định.
Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
 Kế hoạch phải hướng tới thực hiện tốt mục tiêu quản lý;
 Nội dung của kế hoạch đảm bảo tính khoa học, rõ ràng, hợp lý trên
cơ sở mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của tổ chức kinh tế; sự phân
cấp và đòi hỏi các quy luật khách quan và các chỉ tiêu, định mức
xác định trong mục tiêu; có sự thống nhất giữa các kế hoạch ngắn
hạn, trung hạn, dài hạn và thống nhất với các kế hoạch phát triển
các lĩnh vực khách liên quan.
 Kế hoạch phải phản ánh rõ nội dung công việc, chủ thể thực hiện,
thời gian, không gian triển khai việc…
 Phương thức thực hiện mục tiêu phải phù hợp với thực tế
 Kế hoạch phải đám bảo tính ổn định tương đối vừa có khả năng
thích nghi với các biến đổi của môi trường và đóng góp vai trò
trong việc tạo dựng cũng như duy trì giá trị tinh thần và truyền
thống của đơn vị kinh tế cơ sở, địa phương hoặc quốc gia.
Liên hệ thực tiễn vận dụng chức năng hoạch định trong quản lý kinh tế ở nước
ta:
Kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông trong giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn đến
năm 2050. Đây là rất quan trọng trong việc định hình chiến lược phát triển và nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân.
1. Dự báo và mục tiêu:
 Dự báo: Dự kiến dân số TP.Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tăng và tăng
cường phát triển kinh tế.
 Mục tiêu:
o Giai đoạn 2020-2025: Xây dựng và nâng cấp hệ thống đường,
cầu, giao lộ và các tuyến đường quan trọng; Đầu tư vào hệ
thống giao thông công cộng như tàu điện ngầm, xe buýt và tàu
điện.
o Giai đoạn 2026-2030: Hoàn thiện các dự án hạ tầng giao thông
đã khởi công trong giai đoạn trước; Đẩy mạnh phát triển hạ tâgf
kỹ thuật như viễn thông, thoát nước và điện.
o Tầm nhìn đến năm 2050, TP.Hồ Chí Minh sẽ trở thành một
trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học công hàng đầu khu vực;
Đảm bảo hệ thống giao thông hiện đại an toàn hiệu quả.
2. Mục tiêu cụ thể:
 Đường bộ:
o Xây dựng hơn 652km đường bộ,
o Đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường cao tốc, quốc lộ kết nối
TP.Hồ Chí Minh với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam.
 Đường sắt và xe buýt nhanh – BRT:
o Xây dựng 212km đường sắt và xe buýt nhanh – BRT
o Hoàn thành và đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị (metro)
số 1 (Bến Thành – Suối Tiên)
o Triển khai xây dựng tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham
Lương)
 Các công trình trọng điểm khác:
o Xây dựng các cầu lớn, nút giao thông, đầu tư các tuyến đường
kết nối vùng
o Đầu tư vào các dự án kết nối giao thông tĩnh, đô thị thông minh.
Theo kế hoạch tổng mức đầu tư dự kiến trong 10 năm tới là 970.654 tỷ đồng. Kế
hoạch này hứa hẹn tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho TP.Hồ Chí Minh
trong tương lai.

You might also like