You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG (ME4533)

BÀI TẬP 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG VÀ NHÀ QUẢN LÝ

LỚP L01 – CQ HK231

Giảng viên hướng dẫn:


TRẦN ĐẠI NGUYÊN

Sinh viên thực hiện:

STT Họ tên MSSV Ghi chú


1 Nguyễn Minh Ngọc Sơn 2014379
2 Đinh Thị Thanh Tuyền 2012364
3 Nguyễn Hồng Xuân 2015129
4 Nông Thị Uyên 2015017
5 Bành Thị Thùy Trang 2014793
6 Mai Thị Kim Hằng 2011161

TP. Hồ Chí Minh – 8/2023


1. Quản lý là gì?

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các
yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của
các khâu một cách hợp quy luật nhằm đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra có chủ
đích, theo đúng định hướng đã được đặt ra và đạt được mục tiêu mục tiêu xác định.
Quản lý thường được thực hiện dựa trên tổ chức và quyền lực và là hoạt động
không thể thiếu trong hoạt động của Nhà nước và bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào.
Hoạt động quản lý bao gồm việc thiết lập chiến lược, lập kế hoạch và điều phối các nỗ
lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông
qua việc áp dụng các nguồn lực như tài chính, nhân lực, công nghệ và nhân lực.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: quản lý là động từ gồm hai yếu tố.
“Quản” là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định và “Lý” là tổ chức và
điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định.
Ví dụ: Để quản lý khoản tiền chi tiêu cá nhân trong tháng, ta có các bước để thực
hiện quản lý khoản tiền chi tiêu trong tháng:
– Thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch quản lý chi tiêu
– Tính toán các khoản chi phí thiết yếu và các chi phí có thể phát sinh
– Từ bỏ thói quen mua sắm không cần thiết
– Sử dụng phần mềm thông minh để quản lý chi tiêu
– Áp dụng các quy tắc quản lý chi tiêu: 50/30/20, quy tắc 6 chiếc lọ, Quy tắc
quản lý chi tiêu 9-1 của người Do Thái,… ví dụ quy tắc 50/30/20: thu nhập được chia
theo tỷ lệ 50%, 30% và 20% tương ứng với các khoản chi phí cố định (tiền ăn uống, đi
lại, nhà ở và các hóa đơn tiện ích), sở thích cá nhân và tiết kiệm, đầu tư.
– Đánh giá tình hình tài chính cá nhân mỗi tháng

2. Quản lý đơn hàng là gì?

Quản lý đơn đặt hàng là hành động kiểm soát và theo dõi tình trạng của đơn
hàng gồm những công đoạn khác nhau như tiếp nhận đơn, đóng gói sản phẩm, vận
chuyển đơn hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh sau bán hàng. Quản lý đơn hàng
đảm bảo rằng quá trình từ khi nhận được đơn hàng cho đến khi giao hàng được thực
hiện một cách hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Nó đòi hỏi sự tương
tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp như bộ phận bán hàng, sản xuất, kho hàng,
vận chuyển và dịch vụ khách hàng.

3. Nhà quản lý là gì?

Nhà quản lý là người quản lý công việc, quản lý một tổ chức, một công ty hay
một doanh nghiệp. Là người có khả năng giao phó công việc, duy trì ổn định và giải
quyết những kế hoạch đặt ra để chúng được diễn ra một cách hoàn hảo và phải chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động mà họ quản lý.

4. Nhà quản lý cần có kỹ năng gì?

Nhà quản lý nói chung cần phải có các kỹ năng sau:


– Kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn: khả năng thực hiện một công việc cụ thể
– Kỹ năng tư duy, nhận thức: khả năng nắm bắt; nhận thức thông tin, tầm nhìn,
cơ hội, nguy cơ để đưa ra những chiến lược khả thi; khả năng chịu đựng áp lực cao;...
– Kỹ năng nhân sự: khả năng giao tiếp, lãnh đạo, kết nối, động viên…
Tùy vào nhà quản lý đang ở vị trí nào mà yêu cầu đối với các kỹ năng đó có thể
khác nhau.
Bên cạnh các kỹ năng cần có của 1 nhà quản lý thì chúng ta cũng có những cách
để cải thiện các kỹ năng để việc quản trị trở nên hiệu quả:
– Hiểu rõ về tính cách của từng thành viên trong nhóm của bạn
– Thiết lập lòng tin bằng cách tạo môi trường làm việc thân thiện
– Đặt mục tiêu rõ ràng và chia sẻ bức tranh lớn của doanh nghiệp
– Thường xuyên tạo các cuộc họp mặt giúp duy trì mối quan hệ, đánh giá hiệu
quả làm việc
– Tránh quản lý vi mô
– Thừa nhận sai lầm và đưa ra giải pháp
– Thể hiện sự linh hoạt trong công việc
5. Vai trò của nhà quản lý?

Nhà quản lý đóng vai trò quan trọng, góp phần chủ yếu quyết định hiệu quả và
sự phát triển bền vững của tập thể. Với chức trách của mình, người quản lí đảm đương
nhiều vai trò khác nhau. Có thể tổng hợp các vai trò cơ bản chung nhất mà tất cả
những người làm quản lý đều phải thực hiện:
– Vai trò Quan hệ
+ Là người đại diện: Thay mặt tổ chức, thực hiện các trách nhiệm xã hội, nghi lễ
và pháp lý. Mọi người nhìn bạn như một người có thẩm quyền và như một tấm gương
sáng.
+ Người lãnh đạo: Lãnh đạo đội nhóm, phòng ban hay thậm chí toàn bộ tổ chức
của mình; tạo động lực, khuyến khích, quản lý hiệu suất và trách nhiệm của mọi người
trong đội nhóm.
+ Người liên lạc: Liên lạc với các tổ chức, cá nhân bên ngoài và bên trong. Có
khả năng liên kết mạng lưới thay mặt cho tổ chức một cách hiệu quả.
– Vai trò Thông tin
+ Thu thập: Thường xuyên tìm kiếm thông tin liên quan tới tổ chức và ngành
nghề của mình. Đồng thời, thu thập thông tin về đội nhóm của mình liên quan đến
năng suất và phúc lợi của họ.
+ Truyền đạt: Giao tiếp, truyền tải những thông tin hữu ích cho đồng nghiệp và
đội nhóm của mình.
+ Người phát ngôn: Người quản lý đại diện và phát ngôn cho tổ chức của mình.
Chịu trách nhiệm truyền tải thông tin về tổ chức của mình tới những người ở bên
ngoài.
– Vai trò Ra quyết định
+ Thay đổi: Tạo và kiểm soát thay đổi trong tổ chức. Giải quyết các vấn đề, tạo
ra các ý tưởng mới, và thực hiện chúng.
+ Giải quyết xung đột: Chịu trách nhiệm giải quyết những tranh chấp, xung đột.
+ Phân bổ nguồn lực: Xác định cách sử dụng các nguồn lực của tổ chức sao cho
hiệu quả nhất. Điều này bao gồm việc phân bổ ngân sách, cũng như chỉ định nhân
viên và các nguồn lực khác.
+ Người đàm phán: Tham gia trực tiếp các cuộc đàm phán quan trọng trong đội
nhóm, phòng bạn hoặc tổ chức của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GoSell (2023), Quản lý đơn hàng như thế nào mới thực sự hiệu quả?, truy cập
từ: https://www.gosell.vn/blog/quan-ly-don-hang/#Quan_ly_don_hang_la_gi
2. Nguyễn Hương (2023), Quản lý là gì? Người quản lý có vai trò như thế nào
trong tổ chức?, Luật Việt Nam, truy cập từ: https://luatvietnam.vn/linh-vuc-
khac/quan-ly-la-gi-883-94186-article.html
3. Nguyễn Văn Dương (2023), Quản lý là gì? Khái niệm, vai trò và chức năng
của nhà quản lý?, Luật Dương Gia, truy cập từ: https://luatduonggia.vn/quan-
ly-la-gi-khai-niem-vai-tro-va-chuc-nang-cua-nha-quan-ly/
4. Prudential (2023), Quản lý chi tiêu trong gia đình hàng tháng như thế nào hợp
lý?, truy cập từ: https://www.prudential.com.vn/vi/blog-nhip-song-khoe/quan-
ly-chi-tieu-trong-gia-dinh-hang-thang-nhu-the-nao-hop-ly/
5. Timo (2023), Các phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả, tiết kiệm
được nhiều tiền hơn, truy cập từ: https://timo.vn/blogs/cach-quan-ly-chi-tieu-
ca-nhan/
6. 1Office (2022), 7 kĩ năng quản lý quan trọng của nhà quản trị và 7 cách cải
thiện kĩ năng quản lý cho bạn, truy cập từ: https://1office.vn/ky-nang-quan-
ly#II_7_Ky_nang_quan_ly_quan_trong_ma_mot_nha_quan_tri_doanh_nghiep
_phai_co

You might also like