You are on page 1of 11

QUẢN TRỊ HỌC

1.Nêu khái niệm về quản trị? Phân biệt khái niệm về quản lý và quản trị? Cho
ví dụ.
Các góc độ tiếp cận khái niệm về Quản trị
James H.Donnelly,JR., James L.Gibson và John M.Ivancevich cho rằng,
“Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp các
hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hành
động riêng rẽ không thể nào đạt được”
Stoner và Robbins Định nghĩa: Quản trị là một tiến trình bao gồm việc hoạch
định, tổ chức, quản trị con người, và kiểm tra các hoạt động trong một đơn vị, một
cách có hệ thống, nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị đó.
Lý thuyết hành vi (Behaviourism) lại xác định “Quản trị là hoàn thành công
việc thông qua con người”.
Như vậy, quản trị là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người
kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung.
Quản trị là quá trình làm việc với con người, thông qua con người để đạt mục
tiêu của tổ chức. Chủ thể quản trị là con người hoặc tổ chức. Đối tượng quản trị là
tất cả nguồn lực trong xã hội. Phương pháp của các nhà quản trị là hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm tra. Mục đích của quản trị là hướng tới mục tiêu đã đề ra
bằng việc phối hợp nguồn lực của tổ chức. Tiến trình quản trị là thực hiện các hoạt
động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác.
PHÂN BIỆT
Khái niệm quản lý: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản trị tới đối tượng
bằng những hình thức, phương pháp để đạt kết quả đề ra.
Về đối tượng
+ Quản lý là quản lý công việc.
+ Quản trị là quản trị con người.
Về bản chất
+ Chức năng của quản lý là đưa ra quyết định.
+ Quản trị thành lập ra mục tiêu, chính sách cho tổ chức.
1
Về chức năng
+ Quản lý có chức năng thi hành. Người quản lý hoàn thành công việc của mình
dưới sự giám sát nhất định. Chức năng quan trọng nhất của quản lý là thúc đẩy và
kiểm soát nhân viên.
+ Quản trị có chức năng tư duy. Các kế hoạch và chính sách được quyết định dựa
theo các tư duy. Chức năng quan trọng nhất của quản trị là lập kế hoạch.
Về cấp bậc
+ Quản trị là hoạt động cấp cao nhất
+ Quản lý là hoạt động cấp trung
Về mức độ ảnh hưởng
+ Các quyết định quản lý đưa ra bị ảnh hưởng bởi quyết định, quan điểm của nhà
quản lý.
+ Quản trị đưa ra quyết định bị ảnh hưởng bởi cộng đồng, chính phủ, phong tục,…
VD: Quản trị và quản lý trong một trường học
Quản trị thực hiện xây dựng chiến lược giáo dục tổng thể cho trường như xác định
chương trình học, mục tiêu giáo dục và cách tạo điều kiện để học sinh đạt được mục
tiêu này.
Quản trị sẽ quyết định cách sử dụng nguồn lực như giáo viên, phòng học và ngân
sách giáo dục.
Quản lý trong trường hợp này sẽ liên quan đến việc điều hành hàng ngày của
trường, gồm việc quản lý lịch học, quản lý nhân viên giáo viên và nhân viên hành
chính, và đảm bảo việc học tập diễn ra suôn sẻ.
Quản lý theo dõi việc tuân thủ các quy định giáo dục và quản lý tài chính của trường
như việc quản lý ngân sách và chi tiêu hàng ngày.
Trong từng trường hợp cụ thể thì người quản trị cũng có thể thực hiện vai trò của
người quản lý và ngược lại.
2.Vì sao nói: Quản trị là một khoa học và một nghệ thuật? Lấy ví dụ minh họa.
Tính khoa học của quản trị:

2
Khoa học quản trị xây dựng nền lý thuyết về quản trị, giúp nhà quản trị cách
tư duy hệ thống, khả năng phân tích và nhận diện đúng bản chất vấn đề và các kỹ
thuật để giải quyết vấn đề phát sinh.
Quản trị học là khoa học nghiên cứu phân tích về công việc quản trị trong tổ
chức thành các nguyên tắc, lý thuyết có thể áp dụng cho các tình huống quản trị.
Khoa học quản trị cung cấp cho các nhà quản trị:
+ Những phương pháp khoa học nhằm giải quyết các vấn đề quản trị
+ Những quan niệm, ý niệm nhằm phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất vấn
đề
+ Những kỹ thuật đối phó với các vấn đề trong công việc
Tính khoa học đòi hỏi nhà quản trị phải suy luận khoa học để giải quyết vấn
đề, không nên dựa vào suy nghĩ chủ quan, cá nhân.
Tính nghệ thuật của quản trị thể hiện:
-Nghệ thuật quản trị chính là những kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết, “mưu mẹo” và
“biết làm thế nào” để đạt được mục tiêu mong muốn với hiệu quả cao.
- Nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng phù hợp trong từng lĩnh vực,
trong từng tình huống:
+ Nghệ thuật sử dụng người.
+ Nghệ thuật quảng cáo.
+ Nghệ thuật giao tiếp, ứng xử.
+ Nghệ thuật giáo dục con người
+ Và trong bất cứ một lĩnh vực nào khác.
Mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật:
Nghệ thuật bao giờ cũng phải dựa trên nền tảng là sự hiểu biết về khoa học. Khoa
học và nghệ thuật quản trị không đối lập nhau mà bổ sung cho nhau. Khoa học phát
triển thì nghệ thuật quản trị cũng phát triển theo.
Nắm được khoa học quản trị, nhà quản trị sẽ giảm bớt được những nguy cơ thất
bại trong kinh doanh.

3
Nắm được nghệ thuật quản trị, sẽ giúp nhà quản trị giữ được sự bền vững trong
kinh doanh.
VD: Phạm Nhật Vượng đã xây dựng cho Vingroup một quy trình khoa học rõ ràng
và luôn đặt ra những chỉ tiêu cụ thể. Từ cấp lãnh đạo xuống cấp nhân viên, mọi vị
trí đều có chỉ tiêu riêng. Ông nắm bắt được tâm lí nhân viên để tạo một lộ trình thăng
tiến rõ ràng ngay từ đầu, kích thích sự ham học hỏi, cống hiến cho công việc. Chính
vì lẽ đó, tập đoàn Vingroup luôn đứng đầu trong chất lượng nhân sự và trở thành tập
đoàn mọi người muốn vào làm nhất. Tính nghệ thuật của ông Phạm Nhật Vượng
được thể hiện trong cách dùng người của mình.
3.Để quản trị thành công, nhà quản trị cần quan tâm đến những yếu tố tác động
cơ bản nào trong quá trình tổ chức, hoạt động của mình.
Robert Kreitner cho rằng để quản trị thành công có ba yếu tố cực kỳ quan trọng, đó
là:
+ Năng lực – Ability ( A),
+ Động cơ quản trị - Motivation to manage (M) và
+ Cơ hội đối với quản trị - opportunity to manage (O).
Công thức của sự thành công- Success ( S) có thể được trình bày theo các chữ viết
tắt bằng tiếng Anh như sau : S = A x M x O.
a) Năng lực về quản trị. Theo các công trình nghiên cứu của Hội đồng các trường
đại học về kinh doanh của Mỹ ( AACSB) những điểm mấu chốt có thể giúp cho mỗi
người hiểu tốt nhất về năng lực quản trị, đó là :
- Khả năng lãnh đạo
- Kỹ năng trình bày và giao tiếp bằng lời nói
- Giao tiếp bằng văn bản
- Hoạch định và tổ chức
- Thu thập thông tin và phân tích vấn đề
- Ra quyết định
- Uỷ quyền và kiểm tra
- Tự bản thân khách quan ( Nhận thức được mặt mạnh và mặt yếu của mình)

4
- Có khuynh hướng lãnh đạo ( có một quyết tâm cao và mong muốn lãnh đạo người
khác ở một kiểu chỉ huy điều khiển mới).
b) Động cơ quản trị
Trắc nghiệm của Miner giúp chúng ta xác định được mức độ mong muốn trở thành
nhà quản trị của mỗi người theo 7 phương diện của động cơ trở thành nhà quản trị
dưới đây :
1/ Có thái độ quan điểm tích cực theo hướng quyền lực ví dụ như muốn trở thành
người cấp trên;
2/ Mong muốn, khát khao thực hiện các trò chơi hay thể thao có tính cạnh tranh với
những người đồng hạng;
3/ Khát khao , mong muốn thực hiện cạnh tranh về nghề nghiệp hay trong các công
việc có liên quan với những người đồng hạng;
4/ Mong muốn thiết tha được tự quyết định và chịu trách nhiệm;
5/ Mong muốn sử dụng sức mạnh và quyền lực đối với kẻ khác;
6/ Thích đối xử theo lối đặc biệt, kể cả khi không ở chốn đông người;
7/ Ý thức về trách nhiệm không chỉ đối với bổn phận thông thường mà còn được
kết hợp với công việc quản trị.
c) Cơ hội đối với quản trị
Cơ hội cho các nhà quản trị ở nước ta đã, đang và sẽ có rất nhiều. Cơ hội
không tự nó biến thành thành công. Thành công của các nhà quản trị là sự kết hợp
chủ yếu giữa năng lực, động cơ, cơ hội và sự nhiều yếu tố khác nữa.
4.Hoạch định trong quản trị là gì? Phân tích các chức năng của quản trị?
Hoạch định có thể hiểu là một tiến trình trong đó nhà quản trị cần định hướng,
xác định hướng đi cho tổ chức trong tương lai; trong quá trình hoạch định nhà quản
trị cần phải xác định mục tiêu, hoạch ra những hành động nhằm đạt được mục tiêu
đợn vị đã đề ra.
Các chức năng trong quản trị: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát.
HOẠCH ĐỊNH

5
Chức năng hoạch định liên quan đến các mục tiêu và hành động cần thực hiện
để đạt được mục tiêu đó. Hiểu đơn giản là xác lập các mục tiêu, đề ra phương hướng
hoạt động để đạt được mục tiêu và cuối cùng là ra quyết định hành động để đạt mục
tiêu hiệu quả nhất.

Do đó để thực hiện chức năng này, nhà quản trị cần có cái nhìn tổng quan về
tương lai. Xác định các mục tiêu trong tương lai để dự đoán xu hướng môi trường
để có thể lên kế hoạch hành động để thích ứng. Chúng liên quan mật thiết tới tầm
nhìn và sứ mệnh của tổ chức.

Tổ chức

Tổ chức là chức năng thứ hai trong tiến trình quản trị, đóng vai trò đưa kế
hoạch gần hơn với thực tế. Khi đã có kế hoạch thực hiện trên tay, hành động tiếp
theo của nhà quản trị sẽ là tổ chức, phân bố nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực và
các nguồn lực khác một cách hợp lý và hiệu quả.

Tổ chức liên quan đến việc xác định các hoạt động cụ thể và phân bổ số lượng
nguồn lực tương ứng như thế nào. Cấu trúc hoá một cách chính thức về vị trí và vai
trò của mọi người trong tổ chức mục tiêu.

Chức năng tổ chức trong 4 chức năng quản trị có mối liên hệ mật thiết với
quản lý nhân sự. Các quyết định như thăng chức, cách chức, sa thải, sa thải, thuyên
chuyển… cũng bao gồm trong nhiệm vụ chung là “bố trí nhân sự”. Đảm bảo bố trí
đúng người, đúng việc, đúng mục tiêu.

Lãnh đạo

Thực hiện chức năng lãnh đạo, nhà quản trị có thể dùng quyền lực và quyền
hành của mình để thúc đẩy, ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên để đạt được mục
tiêu. Lãnh đạo tập trung vào con người nhiều hơn là nhiệm vụ mà họ đảm nhiệm.

6
Nhà quản trị sẽ có quyền hành để ra mệnh lệnh và yêu cầu nhân sự của họ
thực hiện. Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo tốt tức là họ sẽ có được quyền lực tạo ra sức
ảnh hưởng, truyền cảm hứng và thúc đẩy các cá nhân hoạt động tối đa khả năng của
họ. Thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực bằng các quyết định khuyến khích
khen thường…

Trong các bối cảnh tình huống khác nhau, khi thực hiện 4 chức năng quản trị,
các nhà quản trị phải linh hoạt thay đổi phong cách lãnh đạo của họ để thích ứng với
một số tình huống cụ thể như sau:

Chỉ đạo: Nhà quản trị ít bị ảnh hưởng ý kiến đóng góp của nhân viên. Thường hiệu
quả dành cho những nhân viên mới, những người cần nhiều sự chỉ đạo và đào tạo
ban đầu.

Huấn luyện: Dễ tiếp thu ý kiến đóng góp từ nhân viên hơn. Họ có thể trình bày ý
tưởng của mình với nhân viên để làm việc hợp tác và xây dựng lòng tin với các thành
viên. Phong cách lãnh đạo này có hiệu quả đối với những cá nhân cần sự hỗ trợ của
quản lý để phát triển hơn nữa các kỹ năng của họ.

Hỗ trợ: Tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng các mối quan hệ trong nhóm. Phong
cách lãnh đạo này có hiệu quả đối với những nhân viên đã phát triển đầy đủ các kỹ
năng nhưng đôi khi không nhất quán về hiệu quả công việc.

Ủy quyền : Quan tâm đến tầm nhìn của dự án hơn là hoạt động hàng ngày. Phong
cách lãnh đạo này hiệu quả với việc nhân viên có thể tự mình làm việc và thực hiện
các công việc mà không cần phải hướng dẫn nhiều. Người lãnh đạo có thể tập trung
nhiều hơn vào các mục tiêu cấp cao hơn là các nhiệm vụ.

7
Kiểm tra

Chức năng còn lại trong 4 chức năng quản trị là Kiểm soát. Chức năng này đề
cập đến việc kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động để đảm bảo thực hiện các mục
tiêu.

Để có thể kiểm soát và đánh giá một cách khách quan thì các nhà quản trị cần
có các phương pháp đo lường và phân tích hiệu quả hoạt động dựa trên mục tiêu.
Các điều chỉnh thường được các nhà quản trị sử dụng như điều chỉnh ngân sách, điều
chỉnh nhân lực…

Khi đã hiểu rõ chức năng quản trị là gì, chúng ta sẽ dễ dàng thấy được mối
quan hệ giữa các chức năng quản trị. Tất cả các chức năng quản trị đều là một phần
của quy trình quản trị và không thể độc lập với nhau. Tùy thuộc vào kỹ năng và vị
trí ở cấp độ tổ chức của nhà quản trị, thời gian và nguồn lực dành cho mỗi chức năng
sẽ khác nhau. Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát là 4 chức năng quản trị
hoạt động như một quá trình liên tục.

5.Mục đích và nội dung ứng dụng kỹ thuật SOWT trong quản trị là gì? Dùng
kỹ thuật SOWT đã học, hãy phân tích và đề xuất xây dựng phương án phát
triển khóa học Quản lý công K03 tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:
Strengths (Điếm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats
(Nguy cơ).
* Strengths: Điểm mạnh, những lợi thế nổi trội và rõ ràng
- Lợi thế của chủ thể quản lý trong phát triển tổ chức là gì?
- Công việc nào chủ thể quản lý làm tốt nhất trong phát triển tổ chức?
- Nguồn lực nào chủ thể quản lý cần, có thể sử dụng trong chiến lược phát triển tổ
chức?
- Ưu thế về phát triển tổ chức của chủ thể mà người khác thấy được ở đây là gì?

8
* Weaknesses: Những mặt hạn chế, yếu điểm
- Có thể cải thiện điều gì trong kế hoạch phát triển tổ chức?
- Công việc nào chủ thể quản lý làm tồi nhất trong kế hoạch phát triển tổ chức?
- Cần tránh làm gì khi thực hiện kế hoạch phát triển tổ chức?
* Opportunities: Cơ hội, xu hướng
- Cơ hội tốt cho phát triển tổ chức đang ở đâu?
- Xu hướng đáng quan tâm nào về phát triển tổ chức mà chủ thể quản lý đã biết?
*Threats: Trở ngại, thách thức
- Những trở ngại trong kế hoạch phát triển tổ chức đang gặp phải?
- Các đối thủ cạnh tranh trong chiến lược phát triển tổ chức sẽ làm gì?
- Những đòi hỏi đặc thù về kế hoạch phát triển tổ chức có thay đổi gì không?
- Thay đổi khoa học công nghệ có nguy cơ gì với chủ thể quản lý tổ chức hay không?
- Liệu có điểm yếu nào đang đe doạ chủ thể quản lý ở đơn vị, bạn?
Nội dung ứng dụng SWOT: Xây dựng chiến lược, Phát triển ý tưởng mới, Hỗ trợ ra
quyết định, Phòng ngừa rủi ro, Xây dựng kế hoạch tiếp thị,…
VD: Strengths (Sức mạnh):
Chất lượng đội ngũ giảng viên: Có các giảng viên có chuyên môn cao và kinh
nghiệm trong lĩnh vực Quản lý công.
Cơ sở vật chất: ĐHQG TPHCM có cơ sở vật chất hiện đại và đầy đủ tiện nghi hỗ
trợ giảng dạy.
Mạng lưới doanh nghiệp: Mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp giúp cung
cấp cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Weaknesses (Yếu điểm):
Makerting chưa đủ mạnh: nhiều người chưa biết đến ngành quản lý công được
đào tạo tại khoa chính trị hành chính
Hạn chế về nhân lực: đội ngũ giảng viên nòng cốt còn ít
Opportunities (Cơ hội):

9
Nhu cầu thị trường: Có nhu cầu ngày càng tăng về chuyên gia quản lý công trong
các doanh nghiệp và tổ chức.
Threats (Rủi ro):
Cạnh tranh: Sự cạnh tranh giữa các chương trình học Quản lý công từ các trường
đại học khác.
Thay đổi chính trị và kinh tế: Những biến động trong chính trị và kinh tế có thể
ảnh hưởng đến nguồn lực và hỗ trợ tài chính.
Phương án phát triển:
1. Đào tạo giảng viên: Tổ chức các khóa đào tạo cho giảng viên để nâng cao kỹ
năng giảng dạy và cập nhật kiến thức chuyên môn.
2. Tăng cường quan hệ doanh nghiệp: Mở rộng mối quan hệ với doanh nghiệp để
đảm bảo sinh viên có cơ hội thực tập và việc làm sau khi tốt nghiệp.
3. Tạo cơ hội học tập linh hoạt: Tổ chức các khóa học ngắn hạn, chứng chỉ và đào
tạo online để cung cấp sự linh hoạt cho sinh viên và chuyên gia đang làm việc.
4. Tăng cường quảng bá và tiếp cận thị trường: Tăng cường chiến lược tiếp cận
và quảng bá để thu hút sự chú ý từ học sinh và sinh viên quan tâm đến lĩnh vực
Quản lý công.
6.Ứng dụng công cụ kỹ thuật xương cá trong quản trị là gì? Hãy trình bày mục
đích và nội dung ứng dụng kỹ thuật xương cá trong quản trị? Cho ví dụ minh
họa
Sơ đồ xương cá là một công cụ phân tích thực trạng, giúp xác định các nguyên
nhân có thể có của vấn đề trong kế hoạch và đưa ra các giải pháp trong quá trình lập
kế hoạch nói chung và lập kế hoạch phát triển tổ chức nói riêng, nó có thể cho ra các
vấn đề của kế hoạch phát triển tổ chức một cách hiệu quả.
- Xác định vấn đề: ghi lại chính xác vấn đề một cách chi tiết (áp dụng 5w: what,
who, when, where, how). Viết vấn đề vào ô bên phải tờ giấy. Sau đó kẻ một đường
ngang, chia giấy của bạn ra làm 2. Lúc này bạn đã có “đầu & xương sống” của con
cá trong sơ đồ xương cá.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng: ứng với mỗi nhân tố, vẽ một nhánh “xương
sườn”. Cố gắng liệt kê càng nhiều nhân tố càng tốt, ví dụ hệ thống, cơ sở vật chất,

10
máy móc, nguyên liệu, yếu tố bên ngoài ..v..v… Nếu bạn có 1 nhóm để xử lý vấn đề
thì đây là lúc cần áp dụng các kỹ thuật brainstorming.
- Tìm ra nguyên nhân có thể có, thuộc về từng nhân tố (đã tìm ra trong bước 2),
ứng với mỗi nguyên nhân, lại vẽ một “nhánh xương con”. Nếu nguyên nhân của bạn
quá phức tạp, có thể chia nhỏ nó thành nhiều cấp.
- Phân tích sơ đồ: sơ đồ đã xây dựng là một danh sách đầy đủ các nguyên nhân có
thể xảy ra, bạn có thể kiểm tra, khảo sát, đo lường ... để xác định đâu là các nguyên
nhân chính rồi từ có có những kế hoạch cụ thể để sửa chữa.

11

You might also like