You are on page 1of 18

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ LÃNH ĐẠO

I. KHÁI NIỆM
 Lãnh đạo là cư xử của một cá nhân khi anh ta chỉ đạo các hoạt động của nhóm
để đạt được mục tiêu chung (Hemphill & Coons, 1957)
 Lãnh đạo là sự ảnh hưởng (tác động) mang tính tương tác, được thực hiện
trong một tình huống, được chỉ đạo thông qua quá trình thông tin để đạt tới
những mục tiêu cụ thể (Tannenbaum, Weschler và Masarik,1961)
 Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới những hoạt động của nhóm có tổ chức để
đạt được mục tiêu (Rauch & Behling, 1984)
 Quản trị là những cách thức, những thủ đoạn để đưa một tổ chức với những
nguồn lực hữu hạn đạt đến một mục tiêu được đề ra của tổ chức đó…( chức
năng hoạch định, tổ chức )
Nhà lãnh đạo làm việc để sáng tạo ra những chủ trương đường lối, chính sách để
nhà quản trị hiện thực hóa những chủ trương, đường lối và chính sách đó. Đồng
thời cải tiến, khời xướng một đường lối mới. Đối mặt với hiện trạng để hoàn thiện
nó. Nhà lãnh đạo là người mà các thành viên khác luôn kỳ vọng những gì tốt đẹp
nhất, hoàn hảo nhất, là “phao cứu sinh” cho những hoàn cảnh, trạng thái bế tắc.
- Tạo sự khác biệt và truyền cảm hứng cho người khác
- Tạo ra những giá trị mới trong hệ thống
- Thể hiện sức hấp dẫn bởi nghị lực và niềm tin sắt đá
- Hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo
- Sẵn sàng đón nhận sự thay đổi
II. BẢN CHẤT CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
- Công việc nặng nhọc và căng thẳng
- Công việc là khác biệt, đa dạng và không liên tục
- Tương tác với đồng sự và những người bên ngoài tổ chức
- Tương tác đối mặt và giao tiếp thông qua lời nói
III. TỐ CHẤT, PHẨM CHẤT, KỸ NĂNG VÀ ĐẠO ĐỨC
 TỐ CHẤT:
- Tự tin và thông minh
- Quyết đoán và thẳng thắn
- Nhiệt huyết và chịu được áp lực cao
- Khả năng thích ứng
- Am hiểu môi trường xã hội
- Tham vọng và định hướng thành tựu
- Có tinh thần hợp tác
- Mạnh dạn
- Đáng tin cậy
- Thống trị
- Nghị lực
- Kiên trì
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm
 Các cách tiếp cận chủ yếu trong Nghiên cứu về lãnh đạo:
- Tiếp cận về quyền lực & sự ảnh hưởng
- Tiếp cận về phẩm chất
- Tiếp cận về hành vi
- Tiếp cận về tình huống
- Tiếp cận hiện đại
CHƯỜNG II: KỸ NĂNG VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
I. Kỹ năng nhà quản trị/ lãnh đạo
- Kĩ năng nhân sự (Human skills)
- Kĩ năng tư duy (Conceptual skills)
- Kĩ năng kỹ thuật (Technical skills)
1. Kỹ năng giao tiếp linh hoạt
- Giao tiếp linh hoạt bao gồm việc biết lắng nghe và thấu hiểu người khác,
thậm chí khi họ có ý kiến trái ngược với bạn. Khả năng này giúp xây dựng
mối quan hệ tốt với cấp dưới, đồng nghiệp và các bên liên quan. -
 Lắng nghe chân thành
 Luyện tập kỹ năng non-verbal ( cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt và giọng
điệu )
 Tập trung vào giải pháp
 Thay đổi tư duy
2. Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Người lãnh đạo đôi khi phải đối mặt với các vấn đề phức tạp. Khả năng giải
quyết vấn đề giúp bạn phân tích tình hình, tìm ra các giải pháp tiếp cận và
đưa ra quyết định tối ưu.
 Hiểu rõ vấn đề
 Phân tích nguyên nhân
 Thu thập dữ liệu
 Xác định các phương án
 Ưu điểm và nhược điểm
 Lập kế hoạch thực hiện
3. Kỹ năng ra quyết định
- Đưa ra quyết định là một phần quan trọng của vai trò lãnh đạo. Người lãnh
đạo cần phải tổng hợp thông tin, phân tích rủi ro, và đưa ra quyết định dựa
trên tầm nhìn và mục tiêu của tổ chức.
 Thu thập thông tin đầy đủ
 Xác định mục tiêu rõ ràng
 Sử dụng bản chất logic
 Suy xét lâu hơn nếu cần
 Thực hiện SWOT Analysis
4. Tư duy chiến lược
- Tư duy chiến lược (strategic thinking) là khả năng suy nghĩ và lập kế hoạch
với tầm nhìn xa hơn, nhằm định hình mục tiêu dài hạn và đưa ra quyết định
có chiến lược để đạt được những mục tiêu đó. Đây là một khía cạnh quan
trọng của kỹ năng lãnh đạo và quản lý, giúp bạn thấu hiểu được cách tất cả
các phần tử trong tổ chức hoạt động cùng nhau để đạt được sự thành công
dài hạn.
 Tìm hiểu về tư duy chiến lược
 Xác định mục tiêu dài hạn
 Phân tích môi trường
 Xác định ưu tiên
 Phát triển kế hoạch chiến lược
5. Kỹ năng lập kế hoạch
- Lập kế hoạch bao gồm xác định mục tiêu, thiết lập ưu tiên, và phân công
nhiệm vụ. Kế hoạch phải chi tiết và linh hoạt để đảm bảo rằng tổ chức có thể
thích nghi với sự thay đổi.
 Quản lý thời gian
 Sử dụng công cụ kế hoạch
 Điều chỉnh kế hoạch
6. Kỹ năng quản lý con người
- Kỹ năng lãnh đạo quản lý con người giúp bạn phát triển tài năng, xử lý mâu
thuẫn, và xây dựng sự hòa thuận trong nhóm làm việc.
 Lắng nghe
 Xây dựng mối quan hệ
 Giải quyết mâu thuẫn
7. Xây dựng sự tin cậy
- Sự tin cậy là một phần quan trọng của lãnh đạo. Bạn phải là người mà mọi
người có thể dựa vào và tin tưởng. Điều này bao gồm đáp ứng các cam kết
và đảm bảo tính minh bạch trong quyết định và hành động của bạn.
 Luôn tuân thủ cam kết
 Giữ bí mật và đạo đức
 Không lợi dụng quyền lực
8. Truyền cảm hứng và tạo động lực
- Người lãnh đạo không chỉ là người quản lý công việc mà còn là người
truyền động viên và tạo động lực cho nhóm làm việc. Hãy tạo một môi
trường đầy sáng tạo và động viên để tạo động lực cho đội ngũ của bạn.
 Làm theo ví dụ: là người dẫn đầu bằng việc làm => thể hiện đam mê và
sự cam kết đối với mục tiêu
 Khuyến khích phát triển cá nhân
9. Kỹ năng giao quyền hiệu quả
- là khả năng của một người lãnh đạo để chia sẻ quyền lực, trách nhiệm và
nhiệm vụ với nhân viên hoặc thành viên trong tổ chức một cách thông minh
và hiệu quả. Kỹ năng lãnh đạo giao quyền đúng người giúp tăng sự tự trách
nhiệm và tạo cảm giác kiểm soát trong nhóm làm việc. Bên cạnh đó còn tạo
điều kiện cho sự phát triển cá nhân, tạo động viên và thúc đẩy sự đóng góp
tối ưu của mọi người trong tổ chức.
 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu rõ ràng
 Xác định người phù hợp
 Giải thích rõ về quyền hạn và trách nhiệm
 Theo dõi và đánh giá
 Tạo không gian cho sáng tạo và đề xuất
 Tin tưởng và đặt niềm tin vào người được giao việc
10. Khả năng giảng dạy và cố vấn
- Lãnh đạo cũng đóng vai trò giảng dạy và cố vấn. Chia sẻ kiến thức và kinh
nghiệm với người khác giúp họ phát triển nhanh hơn và cũng tạo mối quan
hệ tương tác tích cực trong tổ chức.
 Chia sẻ kiến thức
 Hỗ trợ phát triển
II. Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo của nhà quản lý gây tác động đáng kể đến hiệu suất làm
việc, chất lượng công việc của nhân viên cũng như tâm lý đội ngũ.

1. Nghiên cứu của Kurt Lewin


 Phong cách độc đoán (AUTOCRATIC)
Là phong cách lãnh đạo với sự tập trung quyền lực cao độ. Với việc nắm giữ
tất cả những mối quan hệ và thông tin chủ yếu, nhà lãnh đạo độc quyền đưa
ra các quyết định . Kiến thức kinh nghiệm cá nhân sẽ giúp nhà lãnh đạo giải
quyết hầu như toàn bộ vấn đề của tổ chức.

- Đối tương sử dụng: những người có thái độ chống đối hoặc không có cam
kết cao
- Ưu điểm: giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Cần thiết khi tập thể mới
được thành lập
- Nhược điểm: triệt tiêu tính sáng tạo của nhân viên
 Phong cách dân chủ (DEMOCRATIC)
PCLĐ dân chủ là phong cách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sử dụng uy tín
cá nhân đưa ra những tác động đến người dưới quyền. Nói cách khác họ rất
ít sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ để tác động đến người dưới quyền.

- Đối tượng sử dụng: những người có tinh thần hợp tác, những người thích
làm việc tập thể
- Ưu điểm: khai thác sáng kiến của mọi người, nhân viên hồ hởi làm việc
- Nhược điểm: tốn kém thời gian, nếu người lãnh đạo nhu nhược thì khó thực
hiện.
 Phong cách tự do (DELEGATIVE)
Là phong cách phát triển cao của phong cách dân chủ với mức độ ủy quyền
cao cho cấp dưới. Người lãnh đạo chỉ định hướng nhiệm vụ, kiểm tra và hỗ
trợ….Hầu như mọi quyết định hành động đều do cấp dưới tự quyết định. Tự
do hóa về thông tin được thiết lập và công bố để các thành viên khác sử
dụng phục vụ cho quá trình thực hiện công việc
- Đối tượng sử dụng: những người có đầu óc cá nhân, những người hướng nội
hay những người vượt trội trong công việc chuyên môn.
- Ưu điểm: nhân viên tự giác làm việc với trách nhiệm cao. Tự do phát huy
sáng kiến, sáng tạo
- Nhược điểm: dễ sinh ra hiện tượng hôn loạn trong tổ chức
 Để trở thành NQT giỏi cần kết hợp được cả 3 phong cách để phát huy được
ưu điểm và khắc phục nhược điểm của nó.

Hiệu quả lãnh đạo :

- Mức độ thành công của nhóm ( tổ chức ) : mục tiêu, hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội
- Thái độ của người dưới quyền đối với lãnh đạo: nhiệt tình trách nhiệm, ý
thức tự giác
- Sự đóng góp của người lãnh đạo đối với sự phát triển của nhóm theo đánnh
giá của người dưới quyền và của bên ngoài

Kết quả của ảnh hưởng có thể tạo ra:

− Sự hưởng ứng nhiệt tình, trách nhiệm

− Tuân thủ, phục tùng theo bổn phận− Chống đối, kháng cự

Nguyên nhân cơ bản về kết quả sự hưởng ứng nhiệt tình, trách nhiệm đó là:

+ Người lãnh đạo tài giỏi và có đạo đức: có khả năng ảnh hưởng đến người khác,
chi phối được chiều hướng sự việc nhằm đạt kết quả..

+ Nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn bằng cách kết nối hiện tại với tương lai mang lại
tương lai tốt hơn cho tổ chức, cho mục tiêu của tổ chức.

+Nhà lãnh đạo phải tạo được mối quan hệ tốt trong tổ chức: kỳ vọng và tin tưởng
vào nhân viên dưới quyền của mình, tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực của
mình.

+ Uy tín của nhà lãnh đạo

*Kỹ năng lãnh đạo là một trong những yếu tố tiên quyết, giúp các nhà lãnh đạo
thành công hơn trên con đường sự nghiệp, nó đóng vai trò hết sức quan trọng đối
với sự phát triển và thành công của một tổ chức, doanh nghiệp.
Lãnh đạo không phải là khái niệm dành riêng cho những người sinh ra để làm lãnh
đạo. Những kỹ năng lãnh đạo có thể được lĩnh hội và trau dồi. Kết hợp những kỹ
năng với niềm khao khát cháy bỏng thì không có gì có thể cản trở bạn trở thành
một nhà lãnh đạo.

Một người lãnh đạo xuất sắc là người sẽ truyền động lực cho cấp dưới của mình,
giúp họ phát huy hết khả năng của mình để cống hiến cho công việc cũng như dẫn
dắt đội ngũ vượt qua thử thách. Trong bất kỳ tổ chức, công ty nào, vai trò của
người lãnh đạo đặc biệt quan trọng trong việc dẫn dắt sự thành công của tập thể.
Ngược lại, một lãnh đạo tồi có thể tiêu diệt hết động lực của nhân viên, khiến họ
hoặc sẽ rời khỏi tổ chức hoặc sẽ lụi tàn tài năng. Vậy phẩm chất và kỹ năng lãnh
đạo là không thể thiếu với một nhà lãnh đạo để phục vụ cho công việc quản lý.

CHƯƠNG 3 : QUYỀN LỰC TRONG LÃNH ĐẠO


I. ĐỊNH NGHĨA
1. QUYỀN LỰC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG
- Quyền lực là sự ảnh hưởng tiềm năng của chủ thể lên hành vi và thái độ của đối
tượng
- Sự ảnh hưởng là sự thay đổi trong thái độ, giá trị, niềm tin và hành vi của đối
tượng mục tiêu do bị tác động của các phương pháp gây ảnh hưởng.
II. CƠ SỞ QUYỀN LỰC
*Quyền lực vị trí : (do vị trí mang lại quyền lực)
- Quyền lực chính thức: Quyền lực gắn liền với vị trí chính thức trong tổ chức
(quyền hợp pháp). Khả năng gây ảnh hưởng được đảm bảo bằng cơ sở pháp lý
thông qua các quyết định bổ nhiệm, quy định quyền hạn của người lãnh đạo. Điều
kiện tiên quyết cho việc chấp nhận quyền lực chính thức của một người là sự nhận
thức của người khác về tính hợp pháp của người đó trong vị trí lãnh đạo của tổ
chức.
- Quyền lực khen thưởng: Là khả năng gây ảnh hưởng lên những người khác do
người này kiểm soát một số thứ được nhiều người mong muốn. Quyền lực khen
thưởng có thể tạo nên sự phục tùng, tuân thủ; ít khi tạo ra sự tận tụy. Một thứ phần
thưởng mà bất cứ người lãnh đạo nào cũng có là: khen ngợi và cảm ơn! Để gia
tăng khả năng gây ảnh hưởng:
+ Xác định đúng những phần thưởng nào sẵn có;
+ Xác định đúng phần thưởng mà nhân viên đánh giá cao;
+ Thiết lập chính sách rõ ràng, công bằng, minh bạch trong quản lý phần thưởng.
- Quyền lực trừng phạt, ép buộc: Là khả năng gây ảnh hưởng thông qua việc sử
dụng các biện pháp chế tài để phạt, dựa trên cơ sở Người phục tùng sợ bị trừng
phạt hay lấy đi những thứ có giá trị. Quyền phạt chỉ có hiệu quả khi nó được sử
dụng cho một nhóm nhỏ. Nếu lạm dụng dễ gây ra sự thù địch.
- Quyền lực kiểm soát thông tin : việc kiểm soát đối với thông tin làm tăng khả
năng chuyên môn của người lãnh đạo và tạo cho người lãnh đạo có nhiều quyền
lực chuyên môn hơn so với những người dưới quyền.
- Quyền lực kiểm soát môi trường: Kiểm soát điều kiện làm việc, bố trí môi
trường, thiết kế công việc, thiết kế tổ chức.
*Quyền lực cá nhân :
- Tài năng chuyên môn/ Quyền chuyên môn : khả năng giải quyết vấn đề; giúp đỡ
hướng dẫn, chỉ dạy; Uy tín, tin cậy
- Sự thân thiện/ sự chân thành/ quyền tham chiếu: Gần gũi Thân thiết Yêu quý
Ngưỡng mộ Kính trọng; Cở mở Chân thành Tận tâm Tận tụy Bảo vệ.
- Sự thu hút, hấp dẫn: Sự quyến rũ, ấn tượng; sức thuyết phục; lòng nhiệt tình.
*Quyền lực chính trị:
- Việc kiểm soát đối với quá trình ra quyết định
- Liên minh
- Kết nạp
- Thể chế hóa
III. QUYỀN LỰC VÀ HIỆU QUẢ
1. Quyền lực hợp pháp: là quyền lực bắt nguồn từ địa vị pháp lý của nhà lãnh đạo, là
những quyền đã được pháp luật quy định.
- Ví dụ: Một ông chủ có thể giao các dự án, một cảnh sát có thể bắt giữ một công dân,
và một giáo viên có thể phân công điểm.
2. Quyền lực khen thưởng:
- Ví dụ: một người quản lý có thể thưởng tăng lương, thăng chức, tiền thưởng hoặc
thậm chí là những lời khen đơn giản cho những nhân viên bán hàng đạt chỉ tiêu của họ.
Những phần thưởng này có thể tăng động lực làm việc của nhân viên.
3. Quyền lực cưỡng chế: Quyền lực cưỡng bức là quyền lực cứng mà trong đó nhà
lãnh đạo sử dụng các biện pháp răn đe, trừng phạt buộc cấp dưới thực hiện theo chỉ
đạo, mệnh lệnh của mình.
- Ví dụ: sa thải, kỷ luật, chỉ trích,…
4. Quyền lực chuyên môn:
- Ví dụ: Giám đốc tiếp thị tại công ty của bạn có thể đã thăng tiến lên vị trí của họ nhờ
kiến thức của họ trong lĩnh vực tiếp thị.
5. Quyền lực tham chiếu
- Ví dụ: Những người nổi tiếng có sức hút, đó là lý do tại sao họ có thể ảnh hưởng đến
tất cả những fan hâm mộ họ. Trong một môi trường làm việc, một người quyến rũ thường
làm cho mọi người cảm thấy tốt và yêu mến hơn.
6. Quyền lực thông tin:
- Ví dụ: Trưởng các bộ phận, hoặc thậm chí là người có vị trí cao nhất trong tổ chức
thường là các đầu mối thông tin; họ chính là những người đầu tiên nắm bắt thông tin từ
ngoài vào, sau đó truyền đạt lại cho các nhân viên của mình.
IV. CÁC CHIẾN LƯỢC ẢNH HƯỞNG :
- Mục đích :
+Đạt được sự giúp đỡ
+ Giao việc cho người khác
+ Đạt được điều gì từ người khác
+ Hoàn thiện việc thực hiện nhiệm vụ
+ Khởi xướng và tạo sự thay đổi
- Đối tượng : Cấp trên, đồng sự, cấp dưới
1.Chiến lược thân thiện :
Gây thiện cảm để mọi người nhìn mình như “người tốt”
Kỹ năng cần có: Kỹ năng quan hệ
Hành động cần có:
- Làm cho người khác thấy họ quan trọng
- Hành động một cách hiêm tốn và công nhận tài năng người khác
- Cư xử một cách thân thiện
- Luôn luôn thể hiện sự thanah thiện, gần gũi bằng các hành vi phi ngôn ngữ: vỗ vai,
siết tay, mỉm cười …
- Làm cho công việc, nhiệm vụ trở nên quan trọng
- Yêu cầu một cách lịch sự
- Chờ đợi đúng lúc để nêu vấn đề
- Thông cảm với khó khăn, vấn đề của người khác
2. Chiến lược mặc cả
Cho đi cái gì đó nhằm đạt được cái khác, hai bên cùng có lợi.
Hành động cần có:
- Đưa ra phần thưởng
- Nhắc nhở về những việc xảy ra trong quá khứ
- Thực hiện sự hy sinh cá nhân
- Thực hiện sự giúp đỡ
- Đưa ra các thay đổi về trách nhiệm và nghĩa vụ
3. Chiến lược đưa ra lý do
Đưa ra thông tin, dữ kiện đầy đủ để bảo vệ ý kiến của mình. Chứng tỏ đây là nhiệm vụ do
tình thế khách quan.
Hành động cần có:
-Đưa ra những phán quyết một cách chi tiết
- Đưa ra những thông tin ủng hộ
- Giải thích lý do
- Các vấn đề được trình bày một cách logic
4. Chiến lược quyết đoán
Tiếp cận trực tiếp, liên quan đến luật lệ, quy định, qui chế, hoặc những quan hệ được thỏa
thuận, cam kết.
Hành động cần có:
- Kiểm tra hoạt động của đối tượng.
- Đưa ra những đòi hỏi, những yêu cầu
- La lớn và nói sao cho đối tượng có thể nghe được
- Đưa ra giới hạn thời gian một cách chặt chẽ
- Cằn nhừng, la lối, nhắc nhở liên tục, thể hiện giận dữ
- Trích dẫn các thỏa thuận, quy định, quy chế …
5. Chiến lược tham khảo cấp trên:
Sử dụng hỗ trợ từ thứ bậc cao hơn trong tổ chức để đạt mục tiêu.
Hành động cần có:
- Đề nghị cấp trên có sự ép buộc với người khác
- Đề cấp đến mong muốn, nguyện vọng của cấp trên
- Tham khảo vấn đề với cấp trên. Nếu sự dụng quá nhiều sẽ bị đánh giá là kẻ bất tài
trong mắt cả cấp trên và cấp dưới.
6. Chiến lược liên minh:
Sử dụng hỗ trợ của người khác để đạt được mục tiêu.
Hành động cần có:
- Đạt được sự ủng hộ của người khác, đồng sự
- Sử dụng các buổi họp chính thức để trình bày yêu cầu. Nếu sự dụng quá nhiều sẽ bị
đánh giá là bè phái hay âm mưu lật đổ
7. Chiến lược trừng phạt:
Sử dụng hình phạt như rút bỏ đặc quyền, ưu đãi, vị trí, tự do..
Có thể sử dụng với cấp trên:
- Chỉ làm đúng trách nhiệm, không hơn
- Gợi ý khả năng báo cáo vấn đề với cấp cao hơn
CÂU HỎI ÔN TẬP

CHUYÊN ĐỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC:


1. Định nghĩa và vai trò của trí tuệ cảm xúc:
- Định nghĩa: Trí tuệ cảm xúc (EI) là “khả năng giám sát cảm xúc của chính
mình và của người khác, để phân biệt giữa chúng và sử dụng thông tin này
để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của một người”. Như vậy có thể hiểu
Trí tuệ cảm xúc là một thuật ngữ chung dùng để chỉ mức độ năng lực của
chúng ta về các kỹ năng cá nhân và giao tiếp cho thấy rằng việc nắm vững
các kỹ năng cá nhân và giao tiếp giữa các cá nhân là yếu tố quyết định quan
trọng nhất cho sự thành công trong hoạt động công việc.
- Vai trò : Nó không chỉ quan trọng đối với bản thân mà còn quan trọng không
kém đối với sự tương tác với người khác. Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng, sở hữu trí
tuệ cảm xúc giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Tương tự như vậy, trí
tuệ cảm xúc là một phần quan trọng của sự hình thành cũng như sự phát triển của
các mối quan hệ có ý nghĩa của con người. Đó là điều cần thiết để xây dựng một
cuộc sống cân bằng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trí tuệ cảm xúc giúp cải thiện
sức khỏe thể chất, tinh thần, các mối quan hệ, khả năng lãnh đạo, giải quyết xung
đột và giúp bạn thành công trong cuộc sống. Trí thông minh cảm xúc đã trở thành
một trong những yếu tố quyết định chính trong các tổ chức khác nhau, vì nó giúp
cải thiện lợi nhuận và thành công của toàn bộ tổ chức. Một nhân viên có trí tuệ
cảm xúc tốt có khả năng không chỉ cải thiện bản thân mà còn cả những người
xung quanh.
*Thành phần hợp thành trí tuệ cảm xúc:
a. Self – Awareness: Tự nhận thức bản thân

Đây là một kỹ thuật lãnh đạo mạnh mẽ bằng cách chính các nhà lãnh đạo tự nhận thức
sử dụng kỹ năng này để biết khiêm nhường bản thân với người khác, một tư duy cầu
tiến rộng mở cùng với tự ý thức có trách nhiệm cao trong công việc và biết tha thứ lỗi
lầm cho người khác nằm thấu hiểu và đảm bảo các thành viên trong nhóm cảm thấy
thoải mái, an toàn khi làm việc và đóng góp hết khả năng của mình.

b. Self – Regulation: Tự điều chỉnh bản thân

Khi nhà lãnh đạo có được đức tính như trên sẽ mang lại cho cấp dưới cảm giác an
toàn vàmđược tôn trọng. Họ sẽ giải quyết các tình huống nơi công sở một cách thỏa
đáng bằng cách nhìn sự việc theo hướng khách quan, bao quát, tìm hiểu kĩ càng
nguyên nhân cũng như là quan sát tỉnmỉ cẩn thận mọi việc trước khi đưa qua quyết
định gây ảnh hưởng đến người khác. Bên cạnh đó, việc tự điều chỉnh tốt bản thân giúp
nhà lãnh đạo thích nghi nhanh chóng trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt và
nhiều sự toan tính, họ sẽ bình tĩnh và đủ bản lĩnh hơn để đối mặt với những tình
huống khó khăn.

c. Empathy: Sự đồng cảm

Sở hữu được đức tính này giúp nhà lãnh đạo thấu hiểu nhân viên của mình hơn, biết
được hoàn cảnh của họ như thế nào, tôn trọng những ý kiến khác biệt của cấp dưới từ
đó sáng suốt đưa ra những chính sách giữ chân nhân viên; bên cạnh đó, còn giúp đàm
phán hiệu quả hơn với các đối tác kinh doanh. Đồng thời, nhà lãnh đạo cũng nhận lại
không chỉ là sự kính nể mà còn là lòng trung thành, tín nhiệm từ người khác.

d. Motivation: Động lực

Để xây dựng EI trong lãnh đạo, người lãnh đạo cần nhận ra và khám phá nguồn động
lực của mình. Điều này có thể đạt được thông qua việc tự thẩm tra, tự phân tích và tự
đặt câu hỏi về những gì thực sự đánh thức và thúc đẩy mình. Bằng cách hiểu rõ động
lực của mình, người lãnh đạo có thể sử dụng nó để tạo động lực cho bản thân và nhóm
làm việc.

e. Social Skill: Kỹ năng xã hội

Những kỹ năng này giúp lãnh đạo tạo ra một môi trường làm việc hòa đồng, nơi mọi
người cảm thấy được tôn trọng, động viên và động lực. Kỹ năng xã hội cũng giúp
lãnh đạo hiểu và đáp ứng tốt hơn đến nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Bằng
cách lắng nghe và thấu hiểu, lãnh

đạo có thể tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và đáng tin cậy của nhân viên.
Ngoài ra, kỹ năng xã hội cũng giúp lãnh đạo xây dựng mối quan hệ tốt với các bên
liên quan, như đối tác, khách hàng và cộng đồng. Việc có một mạng lưới quan hệ
mạnh mẽ và tương tác xã hội tích cực giúp lãnh đạo tạo ra cơ hội mới, đàm phán hiệu
quả và đạt được mục tiêu tổ chức.
2. Trí tuệ cảm xúc có những phương án nào để nhà quản trị tốt hơn ?
- Sự ảnh hưởng của EQ đến phong cách lãnh đạo
+ Trí tuệ rất hữu ích cho việc quản lý căng thẳng
+ Trí tuệ cảm xúc cho phép nhà quản trị hiểu người khác tốt hơn
+ Trí tuệ cảm xúc cải thiện sự tự nhận thức của nhà quản trị
+ Trí tuệ cảm xúc giúp nhà quản trị giao tiếp hiệu quả
- Lợi ích của việc áp dụng EQ trong lãnh đạo:
+ EQ giúp kiểm soát cảm xúc và hiệu quả lãnh đạo
+ EQ và trí tuệ văn hóa tăng cường giao tiếp hiệu quả
+ EQ giúp doanh nghiệp phát triển, tăng hiệu suất làm việc
+ EQ giúp các nhà lãnh đạo vượt qua thách thức, khả năng thích ứng nhanh
CHUYÊN ĐỀ : LÃNH ĐẠO SỰ THAY ĐỔI VÀ XUNG ĐỘT
1. Xung đột là gì, thay đổi là gì và khác nhau ntn ?

- Sự thay đổi là quá trình hoặc tình trạng mà tổ chức, nhóm hoặc cá nhân phải trải
qua để thích nghi với môi trường, yêu cầu, hoặc một thời đại mới.

- Thay đổi có thể xuất phát từ nhiều nguồn, bao gồm thay đổi trong môi trường
kinh doanh, công nghệ, chính sách, hoặc mục tiêu tổ chức.
- Lãnh đạo trong việc quản lý sự thay đổi đòi hỏi khả năng thúc đẩy và hướng dẫn
nhóm, tổ chức đối mặt và thay đổi một cách hiệu quả và tích cực để cải thiện và
phát triển mục tiêu chung.

- Xung đột là tranh chấp giữa các quan điểm, mục tiêu, hoặc quyền lợi của các cá
nhân hoặc nhóm trong tổ chức.

- Xung đột có thể xuất phát từ nhiều nguồn, như sự không thống nhất trong quan
điểm, sự cạnh tranh về tài nguyên, sự không hiểu biết hay giao tiếp kém.

- Lãnh đạo có vai trò quan trọng trong việc quản lý xung đột để đảm bảo rằng nó
không gây hại đến hiệu suất và mục tiêu tổ chức. Cách tiếp cận quản lý xung đột
có thể bao gồm sự trung lập, thúc đẩy sự thấu hiểu, và tạo điều kiện ch0 giải quyết
xung đột một cách xây dựng.

* Lý do tại sao người ta lại không thích sự thay đổi và chống đối sự thay đổi ?

- Phạm phải vùng an toàn hoặc không chắc chắn về thông tin đó, xung đột về mặt
lợi ích sau này của họ.
2. Xung đột xảy ra bởi nguyên nhân gì ?

- Không hoà hợp về mục tiêu: Cụ thể, các sở thích khác nhau nên các mục tiêu cá
nhân của các thành viên trong tổ chức có thể không giống nhau. Khi có những
hoạt động ảnh hưởng chung đến tập thể sẽ dễ dàng nảy sinh mâu thuẫn, xung đột
với nhau.

- Những tài nguyên hiếm: Có thể gây ra những xung đột khi những tài nguyên này
không được phân bổ theo đúng nhu cầu của các đơn vị.

- Những sai lệch về thông tin: Là một trong những yếu tố gây xung đột do khả năng
lắng nghe chưa tốt, truyền đạt thông tin không đầy đủ, sự khác biệt giữa cách
truyền đạt và nhìn nhận sự việc. Mức độ không chính xác càng cao thì nguy cơ
gây ra những hiểu lầm càng lớn.

- Sự phụ thuộc lẫn nhau trong công việc xảy ra khi hai hoặc nhiều người phụ thuộc
vào nhau để hoàn thành công việc và khi mức độ phụ thuộc lẫn nhau tăng lên thì
khả năng xảy ra xung đột cũng tăng lên.

- Căng thẳng/áp lực từ nhiều người.

- Giao tiếp không rõ ràng, không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến
- xung đột.
3. Có phương án gì để giảm thiểu sự chống đối khi gặp sự thay đổi?
- Giáo dục thông tin: cưỡng chế, thương lượng, đàm phán với họ hoặc tham gia,
thúc đẩy và trợ giúp họ. Sử dụng thủ thuật lôi kéo, vận động và thu nạp
4. Xung đột tiêu cực và tích cực:
- Tích cực : Thảo luận với nhau để đưa ra phương án giải quyết
- Tiêu cực: Để cảm xúc cá nhân quá nhiều làm ảnh hưởng đến những người xung
quanh và không có điểm dừng.
Những biện pháp giải quyết xung đột:

- Phương pháp thỏa hiệp: Phương pháp này phù hợp để giải quyết những trường
hợp xung đột quan trọng, khi vấn đề đã trở nên căng thẳng nhưng hai bên vẫn nhất
quyết giữ vững quan điểm của mình.

- Phương pháp hòa giải: Phương pháp này có thể được sử dụng khi sự ưu tiên của
người lãnh đạo trong việc giải quyết xung đột là duy trì mối quan hệ và thúc đẩy
sự tôn trọng lẫn nhau.

- Phương pháp né tránh: Phương pháp né tránh có thể được sử dụng cho những
xung đột ít nghiêm trọng hơn và không ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân hoặc lợi ích
chung của nhóm hoặc tổ chức, khi hậu quả của vấn đề lớn hơn lợi ích.

- Phương pháp hợp tác: Với phương pháp hợp tác, nếu những mâu thuẫn đã tồn tại
một thời gian dài trong nhóm và cần tạo cơ hội hàn gắn mối quan hệ giữa các cá
nhân và tạo cơ sở hợp tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công việc hàng
ngày của nhóm thì đây là một cách giải quyết vô cùng hiệu quả.

- Phương pháp cạnh tranh: Việc sử dụng phương pháp cạnh tranh nên được áp
dụng khi bạn chắc chắn ý kiến của mình đúng trong cuộc tranh luận và khi muốn
tiết kiệm thời gian chờ đợi sự đồng thuận của các quản lý để giải quyết các tình
huống khẩn cấp một cách ổn thỏa nhất.

CHUYÊN ĐỀ : LÃNH ĐẠO ĐA THẾ HỆ

2. Có những thế hệ nào?

Tại Việt Nam, độ tuổi lao động từ 15 tuổi đến 60 tuổi 9 tháng đối với nam và 15 tuổi
đến 56 tuổi đối với nữ. Một số quốc gia khác trên thế giới có độ tuổi nghỉ hưu cao
hơn, ví dụ như Hy Lạp là 67 tuổi. Như vậy, những người lao động hiện nay họ sẽ
thuộc thế hệ sinh từ khoảng từ năm 1956 đến 2008. Họ được chia thành các nhóm gọi
là Gen X, Gen Y và Gen Z.
2.1 Gen X:
2.1.1 Đặc điểm của Gen X:
Thế hệ X là những cá nhân được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến
năm 1980. Họ trưởng thành và trải qua nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như: Việt Nam
hoàn toàn giải phóng (1975) và xây dựng chủ nghĩa xã hội, “thời bao cấp” 1975 – 1986;
Bức tường Berlin sụp đổ 1989; Cách mạng máy tính (bắt đầu từ những năm 1970)…
Họ có một vài đặc điểm chung như:
 Coi trọng quyền tự chủ và độc lập;
 Kỹ năng làm việc và chuyên môn tốt;
 Tin tưởng vào khả năng cân bằng công việc và cuộc sống của bản thân;
 Kỷ luật cao;
 Cảm xúc ít biểu đạt ra bên ngoài.
2.2 Gen Y:
2.2.1 Đặc điểm của Gen Y:
2.2.1.1 Khái niệm Gen Y
Gen Y, hay còn gọi là Millennials, chỉ những người được sinh ra trong khoảng từ
năm 1981 đến năm 1996. Cái tên Gen Y – thế hệ Millennials bắt nguồn từ việc họ được
sinh ra trong giai đoạn chuyển giao thiên niên kỷ.
Những sự kiện quan trọng trong giai đoạn trưởng thành của Gen Y: Liên Xô tan rã
1991; Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997; Bong bóng dot-com 1995-2001; Cuộc tấn
công 11/9/2001;…
Đặc trưng của Gen Y:
- Rất giỏi công nghệ;
 Thích tìm tòi, sẵn sàng học hỏi;
 Có tư duy cởi mở, lạc quan;
 Có sự quan tâm đến các vấn đề xã hội cao.
Xu hướng chung của Gen Y khi làm việc:
 Chú trọng kết quả hơn quá trình.
Phong cách làm việc coi trọng kết quả là lý do Gen Y thích công việc có tính linh
hoạt. Một khi họ hoàn thành được công việc nhanh hơn thời gian dự kiến, họ sẽ càng có
động lực để làm nhiều hơn dự định.
 Cần lời khen và được công nhận.
Được đồng nghiệp và sếp ghi nhận có thể tạo động lực khá lớn cho Gen Y. Sự chú ý
và khen ngợi giúp họ tin rằng họ có thể làm tốt hơn kỳ vọng.
 Hợp làm việc nhóm.
Thay vì hoạt động riêng lẻ, họ thường chọn cách làm việc nhóm. Họ có tinh thần
trách nhiệm cao và gắn bó với cộng đồng.
 Hay “nhảy” việc.
Có lẽ điểm trừ trong mắt nhà tuyển dụng mà phần lớn Gen Y đều có là họ dễ tự ái
và hay thay đổi. Bản chất họ là những người luôn kiếm tìm thứ mới mẻ và luôn đặt kỳ
vọng rất cao trong học tập, công việc. Vì vậy, ở một chỗ lâu dài không phải điều thường
thấy ở thế hệ này.
2.3 Gen Z:
2.3.1 Đặc điểm của Gen Z:
Generation Z hay Gen Z là nhóm người sinh từ năm 1995 đến năm 2012 (có người
nói từ năm 1997 đến năm 2015). Họ đã và đang trải qua các sự kiện như khủng hoảng
kinh tế toàn cầu năm 2008; đại dịch Covid – 19; Bùng nổ mạng xã hội…
Đặc điểm của Gen Z: Hầu hết các thành viên Gen Z đều được tiếp xúc và sử dụng
công nghệ từ nhỏ. Họ cảm thấy rất thoải mái và chào đón công nghệ, di động, internet và
mạng xã hội, từ Facebook, Google, Youtube, Instagram, v.v. Gen Z có thể sử dụng và tìm
kiếm thông tin nhanh chóng.
Gen Z có những đặc điểm riêng như:
 Có tính cạnh tranh cao;
 Tôn trọng sự đa dạng;
 Thích làm việc độc lập, đa nhiệm;
 Có xu hướng “nhảy” việc cao hơn những thế hệ trước;
 Nhạy bén với công nghệ;
 Tư duy sáng tạo, cởi mở;
 Gen Z nhạy bén ứng dụng công nghệ vào kinh doanh.
3. Thế hệ Gen Z có ưu điểm và nhược điểm gì trong môi trường công sở ?
Ưu điểm :
- Khả năng sử dụng công nghệ
Trong khi Millennials được coi là “Người tiên phong về kỹ thuật số”, những người
chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội. Thì Gen
Z lại được sinh ra trong bối cảnh đổi mới công nghệ đỉnh cao, nơi mọi thông tin có
thể truy cập ngay lập tức và Social (mạng xã hội) ngày càng phổ biến.

- Sự kết nối xã hội và tương tác trực tuyến

Thế hệ Gen Z là thế hệ đầu tiên lớn lên trong môi trường mạng xã hội, và họ có sự
phụ thuộc mạnh mẽ vào các nền tảng trực tuyến để kết nối và tương tác với bạn bè,
đồng nghiệp và thế giới xung quanh. Điều này thể hiện trong cách họ làm việc, với
sự sáng tạo và sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề trong công việc.

Họ cũng có khả năng tận dụng mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến để xây dựng
mối quan hệ chuyên nghiệp và cơ hội làm việc. Gen Z thường sử dụng các trang
web chia sẻ việc làm, mạng xã hội chuyên nghiệp như LinkedIn, và thậm chí cả
TikTok để tạo video CV để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

-Làm việc độc lập, tự chủ


-Linh hoạt trong công việc

-Hiện đại trong cách làm việc

Nhược Điểm Của Gen Z:

 Khoảng thời gian chú ý của Gen Z rất ngắn, trung bình chỉ khoảng từ 6-8
giây.
 Gen Z hay làm một lúc nhiều việc nên thường bị căng thẳng.
 Thế hệ Z không sợ hãi khi bắt đầu bày tỏ và chia sẻ ý kiến của họ. Điều này
có thể khiến nhiều người khó chịu.

CHUYÊN ĐỀ: LÃNH ĐẠO ĐA VĂN HÓA


1. Ý nghĩa của việc thực hiện lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa
Đa văn hóa theo chiều hướng tích cực vì
- Môi trường đa văn hóa giúp các cá nhân có cơ hội để phát triển bản thân và thể
hiện cá tính của mình. Ở đây, các cá nhân sẽ thấy bản thân được tôn trọng và được
là chính mình. Đồng thời, họ cũng sẽ học được cách cân bằng lợi ích giữa cá nhân
và tập thể. Không chỉ vậy, đây còn là nơi cá nhân sẽ được trực tiếp cọ xát và học
hỏi từ những người xung quanh, từ đó có cái nhìn khách quan và tiến bộ hơn trong
cả công việc và cuộc sống.
- Đối với tổ chức, môi trường đa văn hóa không chỉ là nơi nuôi dưỡng mà còn là nơi
thu hút nhân tài trong các lĩnh vực khác nhau. Từ đó tạo nên lực lượng dồi dào và
linh hoạt, có khả năng sáng tạo cao, thay đổi và thích nghi với các loại biến động
từ bên ngoài. Điều này cũng giúp cho công ty thực hiện mục tiêu của mình nhanh
hơn và hiệu quả hơn.
- Bản thân người lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa cũng sẽ phát triển được các
kỹ năng của mình một cách hiệu quả hơn. Họ vừa phải có một sự thấu hiểu, tư duy
cởi mở, vừa có sự sáng suốt, cứng rắn, để đảm bảo mọi sự phát triển đều đi đúng
hướng.

2. Nếu mình là một nhà lãnh đạo hoàn toàn mới được tuyển dụng vào một môi
trường đa văn hóa, nhưng văn hóa ở phòng ban đó có chiều hướng tiêu cực,
họ có những ánh mắt phán xét mình vì chưa biết mình là ai. Vậy thì mình
nên hòa nhập và chấp nhận luôn để có thể hòa đồng với mọi người hay thay
đổi? vì sao?

Trả lời: Nếu em là một nhà lãnh đạo mới trong môi trường có văn hóa tiêu cực
thì em sẽ thay đổi văn hóa của môi trường làm việc đó, bởi vì:

- Trên thực tế, thành công trong tất cả các việc ưu tiên xuất phát từ môi trường văn
hóa tích cực của tổ chức.
- Chúng ta có thể thấy, việc duy trì và phát triển môi trường đa văn hóa phụ thuộc
rất lớn vào nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo sẽ là người truyền cảm hứng, khuyến khích
và tạo cơ hội cho các cá nhân tự tin sáng tạo, phát triển sự độc đáo của riêng mình
trong một môi trường đa văn hoá. Đây cũng chính là yếu tố then chốt để duy trì
“sự đa dạng” trong môi trường này. Không chỉ vậy, nhà lãnh đạo còn đóng vai trò
trung gian, dung hòa sự khác biệt, đảm bảo mọi người đều có thể có tiếng nói
chung khi hợp tác và không xung đột lợi ích với nhau. Ngoài ra, nhà lãnh đạo là
cầu nối quan trọng gắn kết nhân viên với công ty, cá nhân với tập thể, đảm bảo
những “khác biệt” sẽ trong chừng mực và không ảnh hưởng đến tầm nhìn chung
và mục tiêu mà công ty, tổ chức muốn.

You might also like