You are on page 1of 11

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SÀI GÒN

KHOA KINH DOANH – QUẢN LÝ




Môn học: Quản Trị Học

Đề Tài:
Lãnh đạo là gì? Trình bày 3 phong cách lãnh đạo sau:
Độc đoán; Dân chủ; Tự do? Cho ví dụ cụ thể?
GV hướng dẫn: Đỗ Duy Khương

Mã môn học: PCMG1112

Thái Vĩnh Kì (Leader): 21-0-00989


Trần Thị Nhật Linh: 21-1-00728
Huỳnh Lê Hoàng Phúc: 21-0-00743
Dương Nguyễn Ngọc Trâm: 21-1-00666
Hoàng Ngọc Như Quỳnh: 21-1-01132
Ngô Thanh Thúy: 21-1-00426
Nguyễn Đức Đạt: 21-0-00030
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022
I. KHÁI NIỆM
LÃNH ĐẠO LÀ GÌ:
Lãnh đạo là một quá trình mà một người có vai trò dẫn đầu, định
hướng cho những cá nhân trong tập thể làm điều đúng đắn, xây dựng
tập thể gắn kết, hoạt động nhịp nhàng để cùng phát triển đạt được
mục tiêu chung.
Có rất nhiều định nghĩa về lãnh đạo tuy nhiên các định nghĩa mang tính rút
gọn và đơn giản thì đều không giúp cho các độc giả hiểu được lãnh đạo là
gì mà càng khiến họ hoài nghi về vị trí lãnh đạo.
 Mục tiêu của người lãnh đạo xây dựng và hoạch định chiến lược,
tầm nhìn kế hoạch xa.
 Nhà lãnh đạo dùng ảnh hưởng của mình để lãnh đạo thành viên.
Theo như các tài liệu nghiên cứu, thì nhà lãnh đạo cần rất nhiều kiến thức
và kỹ năng cần có, tuy nhiên họ đều có những đặc điểm chung sau:
 Người có tầm nhìn.
 Người truyền cảm hứng.
 Người giỏi hoạch định chiến lược.
 Có tài về đào tạo, huấn luyện.

Phong cách lãnh đạo là gì


.- Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể
hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác.
- Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.
- Phong cách lãnh đạo là hệ thống các đấu hiệu đặc trưng của hoạt và
động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân
cách của họ.
- Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự
kiện, và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x
Môi trường.
II. PHÂN LOẠI

1. Phong cách lãnh đạo độc đoán:


Một trong những phong cách lãnh đạo được dùng trong doanh nghiệp, tổ
chức để phản ánh về quá trình quản lý và dẫn dắt toàn thể nhân viên phát
triển đó là phong cách lãnh đạo độc đoán .
Phong cách lãnh đạo độc đoán là gì? Ưu điểm và nhược điểm của
phong cách này như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây nhé
Khái niệm:
Phong cách lãnh đạo độc đoán là kiểu quản lý theo mệnh lệnh độc đoán
được biểu hiện đặc trưng bằng việc mọi quyền lực trong tổ chức đều tập
trung vào tay một người quản lý, người lãnh đạo. Họ quản lý tổ chức,
doanh nghiệp bằng ý chí của mình, trấn áp, bác bỏ ý chí và sáng kiến của
mọi thành viên trong tập thể.
Áp dụng:
- Phong cách này thường chỉ được áp dụng với một số trường hợp
như nhà lãnh đạo đã cầm chắc được sự thành công khi mà nhân
viên thực hiện theo ý mình hoặc khi nhận thấy rằng nhân viên có đủ
động lực để làm việc.

Ưu điểm
Phong cách chuyên quyền gắn liền với sự độc đoán có vẻ tiêu cực khi làm việc trong một
tập thể. Tuy nhiên, tính chất chuyên quyền sở hữu những ưu điểm mà các lãnh đạo khác
không có được. Khi người lãnh đạo là người hiểu biết nhất trong nhóm, phong cách chuyên
quyền có thể dẫn đến các quyết định nhanh chóng và hiệu quả trong điều hành doanh
nghiệp.

+ Tạo ra sự phân chia rõ ràng quyền hành giữa người lãnh đạo và các
thành viên trong công ty và tổ chức.

+ Ngăn chặn các doanh nghiệp hoặc dự án trở nên trì trệ vì tổ chức kém
hoặc thiếu lãnh đạo : Theo đó, người đứng đầu sẽ tự mình vạch ra kế
hoạch tối ưu nhất và yêu cầu các thành viên thực hiện theo chỉ thị
của mình. Nhờ vậy, ngăn chặn các doanh nghiệp hoặc dự án bị trì trệ
do tổ chức kém hoặc thiếu sự thống nhất.

 Giúp cho nhân viên cấp dưới có thể nhìn thẳng vấn đề và giải
quyết các vấn đề nhanh chóng nhất:

+ Giúp dập tắt được những mâu thuẫn nội bộ giữa các nhân viên và
giúp nhân viên làm việc nghiêm túc, tự ý thức được công việc hơn:
Trong những tình huống như vậy, các nhà lãnh đạo độc đoán sẽ có
sức ảnh hưởng lớn khiến các cá nhân buộc phải thực hiện nhiệm vụ
đúng thời hạn được giao. Một số dự án đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ
để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, những người lạm dụng phong cách lãnh đạo độc đoán này
thường bị gắn với cái mác bảo thủ và độc tài

- Tạo cảm giác khó chịu, gò bó đối với nhân viên Các nhà lãnh đạo
độc đoán có xu hướng bỏ qua những đề xuất mới và không tham
khảo ý kiến của các thành viên khác. Vì vậy, các thành viên cảm thấy
kỹ năng và ý kiến đóng góp của mình không được tôn trọng và không
hài lòng
- Nhân viên dễ làm việc theo kiểu thụ động.
- Hạn chế về khả năng sáng tạo của mỗi nhân viên khi làm việc.

>>> Tính chất độc đoán của người đứng đầu sẽ loại bỏ các giải pháp sáng
tạo cho các vấn đề, như vậy sẽ làm tổn hại đến thành công chung của
nhóm. Trong khi đó lực lượng lao động ngày nay được giáo dục tốt hơn về
kỹ năng và kiến thức và xu hướng hiện đại khuyến khích việc ra quyết định
ở tất cả các cấp bậc.

Ví dụ: Steve Jobs có 1 câu nói nổi tiếng: “Dân chủ không tạo nên những
sản phẩm tuyệt vời. Để làm được điều đó, anh cần một nhà độc tài thông
thái”. Câu nói này đã thể hiện phong cách lãnh đạo độc đoán của ông.
Steve Jobs tỏ thái độ hết sức quyết liệt đối với ý kiến của các chuyên gia
và chỉ hành động theo những nguyên tắc của riêng mình. Ông thường
xuyên đẩy mạnh quyền lực độc đoán của mình để đạt được những thành
công đặc biệt.

Jobs vô cùng quyết đoán và mạnh mẽ với các quyết định của mình. Khi
ông thấy gì đúng, ông sẽ bỏ mặc tất cả sự phản đối hay những chê trách
của người ngoài để dự tính của mình. Khi Jobs vừa trở lại Apple trong thời
kỳ đen tối nhất của Apple – giá cổ phiếu trượt giá liên tiếp và không phanh.
Quyết định đầu tiên của ông là phải hạ giá cổ phiếu ưu đãi, tất cả các bộ
phận tài chính đều phản đối ông, họ nói cần 2 tháng để họ nghiên cứu vấn
đề này nhưng ông nhất quyết làm và “ Phải làm ngay” và ông đã thành
công khi giá cổ phiếu từ 13 đô la tăng lên 20 đô la chỉ trong cùng một
tháng

https://www.testcenter.vn/blog/phong-cach-lanh-dao-doc-doan/

Bill Gates, một nhà lãnh đạo với phong cách lãnh đạo độc đoán khắc nghiệt như vậy, xét
theo lý thuyết sẽ phá sản nhưng hiện tại Microsoft đang rất thành công. Thái độ được cho là
tiêu cực của Gates được xem xét ở một khía cạnh khác. Gates là một nhà lãnh đạo hướng
vào kết quả cuối cùng của mỗi cá nhân xuất sắc, trong một tổ chức mà các cá nhân và
những người có động lực được lựa chọn kỹ càng.

Phong cách lãnh đạo rõ ràng rất khắc nghiệt của Gates đã thử thách những nhân viên phải
cố gắng vượt qua những thành tích trước đây của họ. Điều này có thể rất hiệu quả khi nhân
viên có khả năng, có động lực, và hầu như không cần sự hướng dẫn. Đó là tất cả những nét
tính cách của các nhân sự IT của Microsoft.

2. Phong cách lãnh đạo dân chủ:


Khái niệm
Là phong cách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sử dụng uy tín cá nhân
để đưa ra những tác động đến những người dưới quyền.
Áp dụng
-  Thường sử dụng hình thức động viên khuyến khích.
- Không đòi hỏi cấp dưới phục tùng tuyệt đối.
- Thường thu thập ý kiến của những người dưới quyền, thu hút, lôi cuốn
cả tập thể vào việc ra quyết định, thực hiện quyết định.
- Chú trọng đến hình thức tác động không chính thức, thông qua hệ thống
tổ chức không chính thức.

Phương pháp lãnh đạo này có thể được áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào,
từ doanh nghiệp tư nhân đến trường học và cơ quan chính phủ.
Phong cách lãnh đạo dân chủ cho phép các cá nhân tự do thảo luận và
chia sẻ ý kiến. Mặc dù tập trung vào bình đẳng nhóm và luồng ý kiến tự do,
vai trò của người lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm chính trong việc đưa ra
hướng dẫn và quyết định cuối cùng.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phong cách lãnh đạo dân chủ là một trong
những phương pháp quản lý hiệu quả nhất giúp cải thiện năng suất của
nhóm, khả năng đóng góp của các thành viên vào mục tiêu chung cũng
như thúc đẩy tinh thần. và sự gắn kết nội bộ.

Ưu điểm:.
+ Khích lệ để đưa ra ý kiến, khích lệ tranh luận
+ Phát huy được năng lực tập thể, trí tuệ, tính sáng tạo của tập thể.
+ Tạo cho cấp dưới sự chủ động cần thiết.
+ Quyết định của nhà quản trị thường được cấp dưới chấp nhận, ủng
hộ và làm theo.
+ Thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp.

Nhược điểm
- Nếu thiếu sự quyết đoán, NQT có thể trở thành người theo đuôi cấp
dưới, ba phải.
- Quyết định chậm, bỏ lỡ thời cơ.
- Nếu không có tài năng thực sự sẽ không dám chịu trách nhiệm cá
nhân.
- Xảy ra tình trạng “dân chủ giả hiệu”.

Ví dụ:
HENRY FORD
Một trong những người áp dụng thành công và sáng tạo nhất với phong
cách lãnh đạo dân chủ là Henry Ford. Với những triết lý của mình, ông gần
như đã thay đổi quan niệm về “lãnh đạo” của giới tư bản trong những năm
20-30 của thế kỷ XX, khi các công ty tư bản chỉ biết bóc lột và tranh giành
công nhân viên về phía mình.
Với ông, mục tiêu cao nhất không phải là lợi nhuận, mà là “mức độ hài lòng
của mỗi người chứ không phải số tiền ghi trên bản sao kê”. Ông chú trọng
xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và, bên cạnh đó, quan tâm
tới đời sống nhân viên của mình. Trong công việc, khi thảo luận với nhân
viên, Ford được đặt ở vị trí trung gian, khích lệ nhân viên nêu ra các ý kiến,
tranh luận, ai cũng có cơ hội được nói. Điều đó làm cho nhân viên của ông
cảm thấy được tôn trọng và có tinh thần cống hiến vì tập thể hơn – khi thấy
mình là một phần của team.
Nguồn: https://nguyentrungba.edu.vn/vi-du-ve-phong-cach-lanh-dao-dan-
chu

3. Phong cách lãnh đạo tự do


Khái niệm:
Lãnh đạo tự do là một phong cách lãnh đạo có thể truyền cảm hứng cho
những thay đổi tích cực ở nhân viên. Các nhà lãnh đạo tự do nói chung là
những người năng nổ, nhiệt tình và đam mê. Những nhà lãnh đạo này
không chỉ quan tâm vào quá trình vận hành công việc, họ còn tập trung vào
việc giúp các thành viên trong nhóm phát triển và làm tốt vai trò của mình.
Thông qua năng lực, tầm nhìn và cá tính của họ, các nhà lãnh đạo tự do
có thể truyền cảm hứng cho nhân viên phát triển bản thân và tạo động
lực làm việc hiệu quả hướng tới các mục tiêu chung cho hoạt động của
doanh nghiệp.
Áp dụng
Các nhà quản lý có thể áp dụng phương pháp này trong những điều kiện
sau:
 
- Các nhân viên có năng lực làm việc độc lập và chuyên môn tốt, có thể
đảm bảo hiệu quả công việc.
- Các nhà lãnh đạo có những công cụ tốt để kiểm soát tiến độ công việc
của nhân viên.
- Phong cách quản trị này phù hợp với nhà quản trị không có tính quyết
đoán cao và chính xác, mọi việc được đưa ra bàn bạc và giảm được các
sai lầm do quyết định của nhà quản trị đưa ra.

Ưu điểm:
+ Mỗi thành viên trong nhóm đều có xu hướng trở thành chủ thể cung
cấp những tư tưởng, ý kiến để giải quyết, những vấn đề cốt lõi do
thực tiễn đặt ra
+ Các thành viên có quyền tham gia vaoaf quyết dịnh các việc lớn của
tổ chức nên khai thác được tính sáng tạo của các nhân viên và vì vậy
có nhiều phương án để lựa chọn khi giải quyết 1 vấn đề.
+ phong cách này tạo cho nhân viên sự thoải mái trong công việc,
không bị gò bó dẫn đến sẽ làm cho hiệu quả công việc cao hơn.
Nhược điểm:
- Đôi khi tạo ra dân chủ quá chớn, mỗi người một ý kiến, dẫn đến
không thống nhất được, và có thể dẫn đến mục tiêu chung không
hoàn thành.
- Dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo, dẫn đến lơ là trong
công việc cho dù bản thân rất phù hợp với công việc đó
Ví dụ: Điển hình cho phong cách lãnh đạo tự do đó chính là phong cách
lãnh đạo của Mai Kiều Liên, một CEO giỏi đã giúp đưa thương hiệu
Vinamilk ᴠươn tầm quốc tế.
Theo Forbes Việt Nam: “Với bề dày dẫn dắt Vinamilk hơn 43 năm hầu hết
ở cương vị lãnh đạo cao nhất, bà Mai Kiều Liên đã là linh hồn của Công ty
sữa lớn nhất Việt Nam. Bà là người phụ nữ đầu tiên được Forbes Việt Nam
vinh danh giải thưởng “Thành tựu trọn đời”. Ở phương diện cá nhân, dấu
ấn của bà tại Vinamilk là tư tưởng đổi mới sáng tạo, khả năng hoạch định
chiến lược đúng đắn, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, gắn kết người lao
động để cống hiến vì mục tiêu chung đưa Công ty phát triển.”
Là gương mặt nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh, bà Mai Kiều Liên có
phong cách lãnh đạo người phụ nữ trong thời đại ngày nay.
Chia sẻ về định hướng cho Vinamilk trong thời gian tới, bà Liên cho biết:
“Mối quan tâm lớn nhất hiện nay của tôi chính là duy trì sự phát triển của
Công ty và đưa Vinamilk vươn tầm thế giới. Để thực hiện mục tiêu này,
Vinamilk đã và đang xây dựng, đào tạo thế hệ kế thừa đủ tâm và đủ tầm
cho sự tiếp nối để đưa Vinamilk bứt phá hơn nữa.”
Chứng tỏ bà có sự lãnh đạo tư do, bà đủ tin tưởng năng lực của người kế
thừa những người làm của mình để đưa ra những nhiệm vũ trọng trách to
lớn Tạo điều kiện làm ᴠiệc độc lập cho nhân ᴠiên ᴠà giúp đảm bảo được
hiệu quả công ᴠiệc.

Nguồn: https://vychi.com.vn/vi-du-ve-phong-cach-lanh-dao/
Tài liệu tham khảo thêm: https://www.careertoday.com.vn/phong-cach-lanh-dao-tu-do-a64
https://topviec.vn/phong-cach-lanh-dao-tu-do-la-gi-lam-sao-su-dung-phong-cach-lanh-dao-co-
hieu-qua/
https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/phong-cach-lanh-dao-tu-do-80509.htm
https://topviec.vn/phong-cach-lanh-dao-tu-do-la-gi-lam-sao-su-dung-phong-cach-lanh-dao-co-
hieu-qua/
https://www.careerlink.vn/cam-nang-tuyen-dung/nghe-thuat-quan-ly/su-dung-cac-phong-cach-
lanh-dao-phu-hop-va-hieu-qua
https://jobsgo.vn/blog/4-nhom-phong-cach-lanh-dao/
https://timviec365.vn/tin-tuc/phong-cach-lanh-dao-la-gi-lua-chon-phong-cach-lanh-dao-phu-hop-
nhat-new2544.html

Thuận lợi và khó khăn khi làm việc nhóm:


Thuận lợi: biết được điểm mạnh của các thành viên để phân chia công việc
hợp lí.

Khó khăn: tìm kiếm thông tin khá khó khăn.

Cách giải quyết xung đột: nhóm không xảy ra xung đột.

Công việc của các thành viên:


Thái Vĩnh Kì (leader): kiểm tra lại thông tin, ppt, phân chia công việc cho
các thành viên.

Trần Thị Nhật Linh: theo dõi tiến độ làm việc của các thành viên , giao và
nhắc nhở dealine, tổng hợp thông tin và làm word, tổng hợp bài và gửi file
về cho giảng viên (100%).

Huỳnh Lê Hoàng Phúc: làm ppt (100%).


Nguyễn Đức Đạt: tìm kiếm thông tin (100%).

Ngô Thanh Thúy: tìm kiếm thông tin (100%).

Dương Nguyễn Ngọc Trâm: tìm kiếm thông tin (100%).

Hoàng Ngọc Như Quỳnh: tìm kiếm thông tin (100%).

THUYẾT TRÌNH: Thái Vĩnh Kì, Trần Thị Nhật Linh, Nguyễn Đức Đạt,
Hoàng Ngọc Như Quỳnh.

Chiếu ppt: Huỳnh Lê Hoàng Phúc.

---------------------

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

You might also like