You are on page 1of 4

1.

- Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và tác động tới con người và tổ chức; là đưa
ra những chủ trương, phương hướng phát triển tổ chức; nhằm thực hiện mục tiêu kinh
tế - xã hội đặt ra trong một giai đoạn, phù hợp với yêu cầu và điều kiện trong các giai
đoạn phát triển của tổ chức”.
2. Quản lý là ngành khoa học, nghệ thuật và một nghề nhằm huy động tất cả các nguồn
lực (nhất là nguồn nhân lực), thông qua các quy trình, kỹ thuật, tác động có chủ đích,
hướng tới việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
3. Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc
của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương
tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền
lực và sự tạo dựng ảnh hưởng.
House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng,
kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và
thành công của tổ chức họ trực thuộc.
4. Nghệ thuật lãnh đạo, quản lý: Đó là các kỹ năng vận dụng tri thức, kiến thức khoa
học lãnh đạo, quản lý một cách chủ động, sáng tạo, phù hợp và hiệu quả trong việc huy
động nguồn lực con người và mọi nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Nghệ thuật lãnh đạo, là nghệ thuật làm việc, ứng xử, phát huy tiềm năng con người
cho sự phát triển. Đối tượng tác động tổ chức điều hành trong lãnh đạo, quản lý là con
người là các nguồn lực và phương tiện mà con người sử dụng để tạo ra sản phẩm cho
nhu cầu của xã hội, trong đó con người là trung tâm. Nghệ thuật lãnh đạo quản lý thực
chất là nghệ thuật ứng xử với con người trong tổ chức, trong đơn vị sao cho cho con
người làm việc hết mình, say mê sáng tạo cao nhất, đóng góp nhiều nhất cho sự phát
triển nói chung, từng đơn vị nói riêng. Thiếu vắng con người với vị trí trung tâm của
đối tượng lãnh đạo, quản lý thì khái niệm lãnh đạo, quản lý trở nên vô nghĩa, trống
rỗng, không có lý do xuất hiện khái niệm này.

5. - Phong cách lãnh đạo là hệ thống các phương pháp, biện pháp làm việc tương đối
ổn định được người lãnh đạo sử dụng để tác động đến những người dưới quyền nhằm
đưa ra các quyết định quản lý phù hợp mục tiêu.
- Các phong cách lãnh đạo dựa trên yếu tố chủ quan và khách quan, nhưng yếu tố chủ
quan có ảnh hưởng lớn đến phong cách của người lãnh đạo, quản lý. Một trong những
yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo là tính cách, tính khí. Do vậy,
phong cách lãnh đạo được thể hiện ở người lãnh đạo một cách tương đối bền vững.
- Để lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp cần căn cứ vào tình huống và đối tượng
quản lý. Lãnh đạo được coi là hiệu quả khi sử dụng các phương pháp thích hợp để ra
quyết định giải quyết vấn đề.
6. Nhóm là một đơn vị xã hội gồm nhiều cá nhân cùng chia sẻ các giá trị, mục tiêu
hoặc nhu cầu chung và cùng tác động lẫn nhau ảnh hưởng đến cảm xúc, tình cảm và
hành vi của nhau. Nhóm là tập hợp một số người, cùng làm việc/hoạt động, hướng tới
việc đạt được một số mục tiêu nhất định.
7. Lợi ích của làm việc theo nhóm

- Mở rộng kết quả: Làm việc theo nhóm, kết quả đạt được bao giờ cũng lớn hơn rất
nhiều so với kết quả của từng cá nhân cộng lại. Bởi vì, điểm mạnh của người này sẽ bổ
trợ cho điểm yếu của người kia.
- Thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới, tạo ra động lực lớn hơn và sự mong muốn của mỗi cá
nhân được đóng góp vào thành công của nhóm.
- Tạo bầu không khí thân thiện: Trong tôt chức có các nhóm, mọi người sẽ biết cách
tôn trọng và làm việc với các khía cạnh khác nhau của một con người. Vì thế, các
thành viên trở nên linh hoạt hơn, cởi mở hơn.
- Thúc đẩy giải quyết vấn đề: Làm việc theo nhóm sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì thế,
việc ra các quyết định sẽ tốt hơn. “Ba ông thợ da bằng ông Gia Cát”.
- Chia sẻ trách nhiệm: Các thành viên của nhóm luôn xem xét bản thân mình, luôn tự
hỏi mình đóng góp được gì cho nhóm và cần thay đổi như thế nào để đóng góp được
nhiều hơn cho nhóm. Mỗi thành viên có ý thức rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu của
bản thân và đồng đội mình. Khi làm việc một mình, người ta chỉ quan tâm những gì
mình làm. Nhưng khi làm việc theo nhóm, người ta thường nỗ lực hơn vì không muốn
là người tạo ra cản trở cho nhóm.
- Quan hệ xã hội mở rộng và thích ứng nhanh hơn với sự thay đổi. Làm việc theo
nhóm sẽ khuyến khích mọi người thừa nhận sự khác nhau giữa các cá nhân, thừa nhận
những điểm của người khác không giống mình. Khí đó tổ chức trở thành tổ chức mang
tính học hỏi; mỗi cá nhân trong nhóm luôn học hỏi để mình trở nên có ích cho người
khác. Làm việc theo nhóm, mỗi cá nhân thừa nhận những khó khăn và hạn chế của bản
thân mình và người khác. Vì thế, làm việc theo nhóm sẽ thích ứng nhan hơn với sự
thay đổi.
8. Nhóm làm việc là tập hợp một số người, cùng làm việc/hoạt động, hướng tới
việc đạt được một số mục tiêu nhất định.
9. -Phong cách dân chủ là phong cách lãnh đạo trong đó người lãnh đạo ra quyết
định trên cơ sở bàn bạc, trao đổi và tham khảo ý kiến của cấp dưới
- Mặc dù lãnh đạo vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng nhưng mọi thành
viên đều có cơ hội tham gia, trao đổi tự do và thảo luận. Nhà lãnh đạo dân chủ
sẽ có trách nhiệm lắng nghe và lựa chọn ý kiến tối ưu nhất.
10. Đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
+ Thu hút người lao động tham gia vào công tac quản lý
+ Người lãnh đạo chỉ giải quyết các vấn đề lớn, quan trọng, còn lại giao
cho cấp dưới.
+ Thông tin hai chiều: Từ trên xuống và từ dưới lên. Các thành viên có
quan hệ chặt chẽ với nhau
- Sơ đồ thể hiện phong cách dân chủ
A
B NGƯỜI LÃNH ĐẠO D
C
- Ưu điểm: Cho phép khai thác những sáng kiến, kinh nghiệm của những
người dưới quyền, từ đó tạo ra sự thỏa mãn cho họ vì được thực hiện công việc
do chính mình đề ra.
- Nhược điểm: Tốn kém thời gian, tiền bạc

11. Nêu ưu điểm phong cách lãnh đạo độc đoán


- Phong cách chuyên quyền gắn liền với sự độc đoán có vẻ tiêu cực khi làm việc trong
một tập thể. Tuy nhiên, tính chất chuyên quyền sở hữu những ưu điểm mà các lãnh
đạo khác không có được. Khi người lãnh đạo là người hiểu biết nhất trong nhóm,
phong cách chuyên quyền có thể dẫn đến các quyết định nhanh chóng và hiệu quả.

- Nếu tổ chức của bạn bị đặt vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” phải đưa ra quyết định
nhanh chóng và không có thời gian để tham khảo ý kiến tập thể, thì phong cách lãnh
đạo độc đoán là phương án giải quyết tốt nhất.

- Theo đó, người đứng đầu sẽ tự mình vạch ra kế hoạch tối ưu nhất và yêu cầu các
thành viên thực hiện theo chỉ thị của mình. Nhờ vậy, ngăn chặn các doanh nghiệp hoặc
dự án bị trì trệ do tổ chức kém hoặc thiếu sự thống nhất.

- Trong một tập thể tập trung những người giỏi nhưng không thể hoàn thành dự án vì
vị trưởng nhóm thiếu năng lực tổ chức và không có khả năng đặt ra thời hạn? Trong
những tình huống như vậy, các nhà lãnh đạo độc đoán sẽ có sức ảnh hưởng lớn khiến
các cá nhân buộc phải thực hiện nhiệm vụ đúng thời hạn được giao. Một số dự án đòi
hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu
quả.Điều này cũng yêu cầu các thành viên trong tổ chức phải trau dồi thường xuyên để
có kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả, suy cho cùng sẽ có lợi cho sự thành công
của toàn nhóm.

12. Nêu nhược điểm phong cách lãnh đạo độc đoán
- Phong cách lãnh đạo độc đoán này thường bị gắn với cái mác bảo thủ và độc tài.
Hoặc đôi khi dẫn đến sự bất đồng quan điểm và phẫn nộ giữa các thành viên trong
nhóm.

- Các nhà lãnh đạo độc đoán có xu hướng bỏ qua những đề xuất mới và không tham
khảo ý kiến của các thành viên khác. Vì vậy, các thành viên cảm thấy kỹ năng và ý
kiến đóng góp của mình không được tôn trọng và không hài lòng.

- Tính chất độc đoán của người đứng đầu có thể loại bỏ các giải pháp sáng tạo cho các
vấn đề, như vậy sẽ làm tổn hại đến thành công chung của nhóm.

- Lãnh đạo độc đoán cũng dần không phổ biến như trước đây vì nhiều lý do. Chẳng
hạn, lực lượng lao động ngày nay được giáo dục tốt hơn về kỹ năng và kiến thức, đồng
thời sự phát triển của các ngành công nghiệp tri thức khuyến khích việc ra quyết định
ở tất cả các cấp.

You might also like