You are on page 1of 7

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG

BÀI THI CUỐI KỲ


KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Giảng viên: Phí Thị Thúy Nga


Nhóm lớp học: 18
Họ và tên: Vũ Trọng Tuân
Mã sinh viên: B19DCVT337
SĐT: 0969645143

Hà Nội, Tháng 5/2022


Câu 1: Trình bày đặc điểm tâm lý của nhóm. Nếu Anh/chị được ghép vào một nhóm
mà mình không thích thì nên ứng xử thế nào để nhóm vẫn hoạt động hiệu quả?
LG:
1. Đặc điểm tâm lý của nhóm:
 Hiện tượng tâm lý lây lan:
- Lây lan tâm lý là quá trình lan tỏa trạng thái cảm xúc từ người
này sang người khác một cách nhanh chóng và nằm ngoài cấp độ
ý thức, tư tưởng.
- Là hiện tượng tâm lý được hình thành trên cơ sở của sự bắt chước
vô ý thức.
- Thường thể hiện rõ nhất ở các đám đông.
- Trong nhóm sự lây lan tâm lý diễn ra trong quá trình giao tiếp
giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với tập thể.
- Mỗi thành viên trong nhóm phải hướng đến những cảm xúc tích
cực để tạo lập một môi trường tập thể lành mạnh, an toàn, đồng
thời cần hạn chế, ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực.
 Dư luận trong nhóm:
- Dư luận trong nhóm là những đánh giá, bình luận của số đông
người trong nhóm về những sự việc, hiện tượng, hành vi diễn ra
trong quá trình làm việc hoặc sinh hoạt nhóm.
- Dư luận chính thức là khi người lãnh đạo đồng tình, nhất trí, công
khai.
- Dư luận không chính thức được các thành viên trong nhóm ngầm
truyền cho nhau mà không có sự hưởng ứng hay công bố của
người lãnh đạo.
- Dư luận thường xuất phát từ những thái độ, hành vi, sự việc, hiện
tượng bất thường do một cá nhân hay một số người trong nhóm
gây ra, ảnh hưởng đến người khác làm nảy sinh những hành vi
của người khác.
- Do sức mạnh và sự ảnh hưởng ghê ghớm của dư luận, mọi người
muốn tạo được dư luận tốt thì phải có những thái độ, hành vi tốt.
 Áp lực nhóm:
- Áp lực có thể được tạo ra từ phía nhóm hoặc nảy sinh từ chính
nhận thức của mỗi cá nhân.
- Nhận thức ở đây bao gồm sự nhìn nhận, đánh giá sự việc và khả
năng ứng phó của bản thân.
- Áp lực phụ thuộc vào nhận thức của từng người nên một vấn đề
có thể là áp lực đối với người này nhưng lại là vấn đề bình
thường với người khác.
- Có áp lực tích cực và có áp lực tiêu cực.
- Áp lực tích cực giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách để
hoàn thành nhiệm vụ, giúp phát triển bản thân.
- Áp lực tiêu cực khiến người ta không có động lực để cố gắng,
không tin vào chính mình và tập thể, không hoàn thành được mục
tiêu đề ra.
- Là thành viên của một nhóm, cần phải chấp nhận và sẵn sàng đón
nhận những áp lực có thể xảy ra, chúng ta cần tìm cách giải tỏa
các áp lực.
2. Nếu được ghép vào một nhóm mà mình không thích thì để nhóm vẫn hoạt động
hiệu quả chúng ta cần:
 Cố gắng tích cực tham gia vào các hoạt động chung của nhóm mình
đang tham gia.
 Hoàn thành tốt các công việc mà mình được giao đúng hạn.
 Tích cực tham gia đóng góp ý kiến của mình để hoạt động nhóm được
hoàn thành một cách tốt nhất.
 Không nên gây nên bất đồng với những thành viên trong nhóm mặc dù
đó là những người mà mình không muốn làm việc chung.
 Nếu hoàn thành phần công việc trước thời hạn, chúng ta có thể giúp đỡ
những thành viên khác trong nhóm để hoàn thành công việc nhóm
nhanh hơn, hiệu quả làm việc cao hơn.

Câu 2: Anh chị hãy nêu tầm quan trọng của giao tiếp trong hoạt động nhóm? Cho biết
nhưng nguyên nhân gây ra việc giao tiếp kém hiệu quả và cách khắc phục?
LG:
 Tầm quan trọng của giao tiếp trong hoạt động nhóm:
- Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn
ngữ cơ thể để truyền tải, diễn đạt, trao đổi thông tin, là tập hợp
những quy tắc, cách ứng xử, phản hồi,… giữa người nói và người
nghe nhằm đạt mục đích nhất địch.
- Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của mỗi người ngay từ khi sinh ra
cho tới khi mất đi, một đứa trẻ dù chưa biết nói nhưng biết cất
tiếng khóc, cười nói để giao tiếp.
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội, bởi vì xã hội là một cộng
đồng có sự liên kết với nhau, con người kết nối với nhau thông
qua giao tiếp.
- Giao tiếp là cơ thể của sự tồn tại, phát triển của con người trong
học tập, công việc và cuộc sống.
- Kỹ năng giao tiếp giúp mở rộng mối quan hệ, điều này tạo điều
kiện để phát triển bản thân, duy trì cuộc sống và không bị cô lập
với cộng đồng.
- Kỹ năng giao tiếp giúp phối hợp hành động, nhờ giao tiếp mọi
người mới hiểu được mong muốn, yêu cầu, mục đích của người
khác, từ đó giúp hoàn thành mục đích chung.
- Giao tiếp giúp hình thành và phát triển nhân cách, từ đó giúp
hoàn thiện bản thân.
- Kỹ năng giao tiếp tốt là cầu nối của thành công.

 Nguyên nhân gây ra giao tiếp kém hiệu quả:


- Do thiếu kiến thức, vì không hiểu biết rộng nên không biết nói gì
với người đối diện.
- Do tự ti về bản thân, đó là rào cản ngăn bạn nói chuyện với người
khác, không biết bắt đầu và giao tiếp với người khác như thế nào
vì sợ người ta đánh giá.
- Thói quen đổ lỗi, vì như vậy bạn sẽ không thể mở lòng và sẽ làm
tổn thương người đối diện giao tiếp.
- Thiếu sự tương tác, điều này làm cho cuộc giao tiếp bế tắc, làm
cho người đối diện không biết phải nói những gì.
- Không biết lắng nghe người khác, điều này làm bạn không biết
người đối diện truyền đạt điều gì và thể hiện sự không tôn trọng
người nói.
- Tín hiệu truyền kém, điều này làm bạn không thể hiểu hết ý của
người truyền đạt.
- Định kiến người khác, do bất đồng ngôn ngữ , thời gian giao tiếp
không hợp lý.
 Biện pháp khắc phục:
- Chúng ta cần cải thiện kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết của bản
thân.
- Học cách lắng nghe những lời người khác muốn truyền đạt cho
bạn.
- Tích cực tương tác qua lại trong khi giao tiếp với người khác.
- Tự tin giao tiếp sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều từ người
khác, giúp bạn có thể phát triển được bạn thân, đây cũng là cách
giúp bạn đến thành công.
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn truyền tải đầy đủ ý đến
người nghe.
- Loại bỏ những từ dư thừa, nói ngắn gọn súc tích để tăng tính
thuyết phục và tạo sự tự tin.
- Tránh sao nhãng mất tập trung trong quá trình giao tiếp.
- Hình dung cuộc hội thoại trước khí nói sẽ giúp bạn cảm thấy tự
tin khi giao tiếp.

Câu 3: Trình bày các kỹ năng cần thiết của người lãnh đạo. Theo Anh/chị người lãnh
đạo giỏi là người như thế nào? Hãy cho ví dụ về vài mẫu người lãnh đạo/quản lí giỏi
mà anh/chị ngưỡng mộ, họ có những điểm gì đáng để học tập?
LG:
 Các kỹ năng cần thiết của người lãnh đạo:
- Kỹ năng lập kế hoạch: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của
nhà lãnh đạo. Họ xây dựng tầm nhìn chiến lược cho công ty,
đồng thời cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà
công ty cần đạt tới. Có khả năng quản lý và lập kế hoạch, thì nhà
lãnh đạo mới có thể duy trì, phát triển và thay đổi được tầm nhìn
chiến lược khi cần thiết.
- Kỹ năng truyền cảm hứng: Biết cách truyền cảm hứng cho người
khác và bạn sẽ nhận được những điều mà bạn mong đợi khi bạn
quan tâm nhiều đến họ. Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn
cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với
cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi có vấn
đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng
giải quyết hợp tình hợp lý.
- Kỹ năng giao tiếp: Nhà lãnh đạo phải có một kỹ năng giao tiếp
tốt bằng cả văn nói và văn viết, vì điều đó sẽ bộc lộ được khả
năng nhiều mặt của bạn và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành
công của công ty. Muốn thuyết phục được nhân viên tin mình,
theo mình, nhà lãnh đạo phải biết cách truyền đạt thông tin.
Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, nhà lãnh đạo
phải biết cách khuyến khích, động viên, hay muốn có các bản hợp
đồng, nhà lãnh đạo cũng phải biết cách thương thuyết.
- Kỹ năng điều hành cuộc họp-thảo luận: để cho mọi người đều có
thể đóng góp ý kiến, đồng thời nắm bắt được hết tất cả mọi thông
tin trong cuộc thảo luận.
- Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện
nhân tài – người có khả năng bổ sung những khiếm khuyết của
bạn thay vì biết cách khen ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ
công việc một cách hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phải
có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người giỏi, những
người dám đặt những mục tiêu vô cùng thách thức và tìm cách để
thực hiện nó.

 Người lãnh đạo giỏi là:


- Người lãnh đạo nói được làm được: điều này giúp người khác
tâm phục, là giá trị cốt lõi cho sự trung thành lâu dài
- Người lãnh đạo có tầm nhìn xa: Một tầm nhìn xa sẽ giúp lãnh đạo
vạch trước những chiến lược hoạt động dài hạn, dự đoán trước
những biến động có thể xảy ra trong tương lai để chuẩn bị, tìm
cách thích nghi và đón đầu cơ hội.
- Biết lắng nghe nhân viên: Một sự thành công được tạo nên vì có
sự xây dựng của 1 nhóm người, người lãnh đạo giỏi sẽ biết cách
lắng nghe các ý kiến của nhân viên vì mỗi người có một cách
nghĩ khác nhau, đây là một điều dẫn đến thành công.
- Khát vọng và nghị lực: Người lãnh đạo nhóm hiệu quả trước hết
phải có mong muốn, hứng thú và thậm chí có khát vọng trở thành
lãnh đạo và có nghị lực mạnh mẽ để đạt được khát vọng của
mình. Phẩm chất này giúp họ luôn nỗ lực theo một cách nào đó
để xứng đáng với vai trò là người lãnh đạo.
- Chính trực: Sự tin cậy xuất phát từ việc nói đúng sự thật, nói đi
đôi với làm, trước sau nhất quán.
- Nhạy cảm: Người lãnh đạo cần nhạy cảm để hiểu biết đúng về
mình, về người khác và những gì đang/sẽ diễn ra trong nhóm và
môi trường xung quanh, từ đó người lãnh đạo sẽ đưa ra cách giải
quyết phù hợp.
- Tự tin: Người lãnh đạo cần phải tin vào chính mình mới làm cho
người khác tin tưởng mình được. Để có được sự tự tin thực sự,
người lãnh đạo phải có sự trang bị kỹ lưỡng cho bản thân về nền
tảng văn hóa, trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức, kỹ năng thành
thạo và không ngừng trau dồi hoàn thiện bản thân.
- Hiểu biết rộng: Khi đã trở thành người lãnh đạo, không nhất thiết
phải hiểu sâu về chuyên môn nhưng cần hiểu biết rộng để điều
hành công việc cho cả một tập thể bao gồm nhiều con người,
nhiều bộ phận với những chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
- Có khả năng gây ảnh hưởng đối với người khác: Các nhà quản trị
học hiện đại đều đồng nhất cho rằng người lãnh đạo cần phải có
khả năng gây ảnh hưởng, gây tác động đối với người khác.
- Thông minh: Chỉ số thông minh được đánh giá dựa trên nhiều
khía cạnh khác nhau như trí thông minh về tư duy lô-gic, về xã
hội, về cảm xúc, về nghệ thuật, về vận động,…Không ai có được
trí tuệ hoàn hảo, tuy nhiên một người lãnh đạo cần rèn luyện để
có chỉ số thông minh càng cao càng tốt. Điều này sẽ giúp cho họ
dễ dàng, thuận lợi hơn khi xử lí các tình huống hay công việc,
nhanh chóng tạo được uy tín trước tập thể.

 Ví dụ về người lãnh đạo giỏi:


- Bill Gates, nhà sáng lập tập đoàn MicroSoft Inc. Các công ty
được thành lập bởi những nhà lãnh đạo có phẩm chất này sẽ phát
triển đựa trên tầm nhìn về tương lai và sự suy đoán của nhà lãnh
đạo.  Họ rất tò mò muốn khám phá thế giới bên ngoài, xem
những yếu tố gì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty về lâu
dài, đồng thời có khả năng xây dựng nên những kế hoạch nhằm
khắc phục và xoá bỏ những trở ngại tiềm ẩn mà những người
khác khó có thể thấy được.
- Gordon Moore, nhà sáng lập Tập đoàn Intel. Đối với những nhà
lãnh đạo có khả năng phân tích cao, công ty của họ sẽ phát triển
dựa trên sự tập trung vào việc giải quyết các vấn đề thuộc lỗi hệ
thống. Một số lĩnh vực điển hình cần phải có những phẩm chất
như thế này là các ngành khoa học, những lĩnh vực chuyên về
máy móc và máy tính. Đối với những công ty chuyên kinh doanh
trong các lĩnh vực này, nhà lãnh đạo thường tỏ ra vượt trội hơn
trong việc giải quyết các vấn đề vĩ mô, họ là người có tầm hiểu
biết sâu rộng và biết lắng nghe ý kiến nhân viên.
- Anita Roddick, nhà sáng lập Công ty The Body Shop.  Cơ chế
hoạt động là: cố gắng điều chỉnh công ty khi nó phát triển chệch
hướng so với sự vận động chung của toàn thế giới, đồng thời sửa
chữa những sai lầm đó. Mẫu nhà lãnh đạo này luôn có một khả
năng kiên định và lãnh đạo công ty một cách liêm chính và có
đạo đức.

You might also like