You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Thực học – Thực Hành - Thực Danh – Thực Nghiệp


KHOA DƯỢC

TIỂU LUẬN KỸ NĂNG GIAO TIẾP HỌC PHẦN 2

Tên đề tài : Để rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp, bản thân anh /chị cần rèn
luyện những nội dung nào trong các nội dung của học phần kỹ năng giao tiếp 2.

Giảng viên hướng dẫn:Th.S Võ Minh Thành


Sinh viên thực hiện: Mai Đan Thảo
MSSV: 2311554862
Khoá: K23
Ngành/ chuyên ngành: Dược học/Quản lý và cung ứng thuốc

Tp HCM,ngày 14 tháng 03 năm 2024


MỤC LỤC

Tên đề tài : Để rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp, bản thân anh /chị cần rèn
luyện những nội dung nào trong các nội dung của học phần kỹ năng giao tiếp 2.......1
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................................3
I/Những điều được học........................................................................................................4
1.1Khái niệm cơ bản về quản trị cuộc đời.......................................................................4
1.2 Kỹ năng giao tiếp tiêu biểu........................................................................................5
II/Các kỹ năng giao tiếp.......................................................................................................5
Kỹ năng làm việc nhóm,tổ chức công việc và lãnh đạo hiệu quả...................................5
Kỹ năng tìm kiếm công việc,chuẩn bị hồ sơ và phỏng vấn xin việc...............................6
II/Những điều cần rèn và nâng cao......................................................................................7
1.1 Các ưu điểm...............................................................................................................7
1.2 Các nhược điểm.........................................................................................................7
1.3. Cơ hội.......................................................................................................................7
1.4. Thách thức................................................................................................................7
1.1 Đừng lắng nghe một cách thụ động...........................................................................7
1.2 Không ép bản thân phải nói nhiều hơn mức cần thiết...............................................7
1.3 Tin rằng lời nói có giá trị...........................................................................................8
1.4 Chuẩn bị trước cho các buổi họp...............................................................................8
1.5 Sẵn sàng đối mặt với nỗi sợ giao tiếp........................................................................8
1.6 Tránh lỗi cần tránh trong giao tiếp............................................................................8
LỜI NÓI ĐẦU
Rất vinh hạnh khi được các bạn đọc bài này của mình nếu ở Kỹ năng giao
tiếp(HP1) cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tư duy giao
tiếp xã hội và kỹ năng giao tiếp cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp xã
hội.Để người học nắm vững những vấn đề khoa học cơ bản về tâm lý giao
tiếp và nguyên tắc giao tiếp có hiệu quả trong hoạt động thuyết trình, phỏng
vấn xin việc làm chuyên nghiệp, phân tích đánh giá bản thân, để hình thành
tính chủ động, năng động, tự tin trong quá trình lập nghiệp và học tập suốt
đời. Biết vận dụng có hiệu quả các kỹ năng lắng nghe, ứng xử, điều hành,
giải quyết vấn đề và kỹ năng sống trong giao tiếp khách hàng, đồng nghiệp
thông qua các yếu tố ngôn ngữ nói, viết và ngôn ngữ cơ thể phù hợp với
chuẩn mực đạo đức xã hội và môi trường xung quanh.Thì đến Kỹ năng giao
tiếp (HP2) sẽ định hướng cho sinh viên về chiến lược quản trị cuộc đời và
thông qua học phần này giới thiệu và hướng dẫn cho sinh viên những nguyên
lý giao tiếp chuyên sâu, những kỹ năng cần thiết đối với một công dân thời
đại công nghệ 4.0. Hướng dẫn cho sinh viên ứng dụng các nguyên lý và kỹ
năng được học vào việc giao tiếp trong cuộc sống và trong công việc, lập
chiến lược để quản trị cuộc đời, công việc và học tập.Để rèn luyện kỹ năng
tốt không phải chỉ cần học theo lý thuyết là đủ mà cần phải rèn luyện học tập
từng ngày vì học chưa bao giờ là đủ.

Chúc các bạn thuận buồm xuôi gió thật nhiều sức khoẻ và thành công !
I/Những điều được học
1.1Khái niệm cơ bản về quản trị cuộc đời
 Tổng quan về các kỹ năng cần thiết và kỹ năng quản trị
chiến lược cuộc đời

Quản trị cuộc đời là cách thức chúng ta lãnh đạo, điều khiển định hướng quản lý chính
mình như thế nào để có được cuộc đời như mong muốn. Đó là những điều đặc biệt cần
thiết cho cuộc đời nhưng lại chưa hoặc rất ít được dạy ở trường, nhất là ở bậc phổ thông
trước khi bước vào đại học.Từ thời xa xưa ông cha ta đã ví việc quản trị cuộc đời qua
nhiều câu thục ngữ như “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng..”có rất nhiều người luôn
muốn chiến thắng người khác hiểu người khác nhưng ngay cả bản thân họ còn chẳng thể
nào hiểu rõ được bản than của mình nếu bạn không hiểu được mình sẽ chẳng biết mình
muốn gì và phải làm gì sẽ chẳng có mục tiêu hay lý tưởng sống thì khó mà đề ra được
chiến lược nói gì là đến được đích cuối cùng.
Nhưng để quản trih cuộc đời tốt không phải một ngày một giờ là đủ phải học từng ngày
học từ cái dễ nhất đến cái khó nhất như một bật thang phải đi từ thấp đến cao vì không ai
sinh ra mà tự nhiên đã giỏi đã biết
Có nhiều yếu tố cấu thành kỹ năng giao tiếp:
Ngôn ngữ: Sử dụng từ ngữ, cụm từ, ngữ điệu và ngữ khí phù hợp để truyền đạt ý kiến
một cách dễ hiểu và lôi cuốn.
Lắng nghe: Không chỉ là biết nói, kỹ năng giao tiếp còn liên quan đến khả năng lắng
nghe đồng cảm và tôn trọng người khác. Việc lắng nghe tốt giúp tăng cường sự hiểu biết
và tạo sự đồng thuận.
Góc nhìn: Biết cách đưa ra quan điểm và lập luận một cách logic, thuyết phục để người
khác có thể chấp nhận hoặc hiểu và chia sẻ quan điểm đó.
Giao tiếp phi ngôn ngữ: Bao gồm cử chỉ, diễn cảm, ngôn ngữ cơ thể, và biết đọc dấu hiệu
phi ngôn ngữ của người khác.
Giải quyết xung đột: Khả năng giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong giao tiếp để
duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người khác.
Tự tin: Tự tin trong việc diễn đạt ý kiến và ý tưởng, không sợ trình bày quan điểm mình
và nói chuyện trước đám đông.
Kiên nhẫn: Kỹ năng giao tiếp còn bao gồm kiên nhẫn và sự thấu hiểu khi người khác có
thể không hiểu hoặc đồng ý ngay lập tức.
Tương tác xã hội: Khả năng tạo mối quan hệ tốt đẹp và tương tác trong cộng đồng xung
quanh, đồng nghiệp và bạn bè.
1.2 Kỹ năng giao tiếp tiêu biểu
 Hiểu được bản thân và quản lý cảm xúc
Đã là con người làm sao tránh khỏi những lúc tức giận không làm chủ được cảm xúc của
mình,nhưng nếu bạn biết kiềm chế và quản lý được cảm xúc của mình thì nó sẽ là một
bước đà tốt cho việc thành công của mình bạn cũng thấy đó người quản lý được cảm xúc
của mình chưa chắc đã thành công nhưng những người thành công luôn quản lý được
cảm xúc của mình.Cho dù độ tuổi nào bạn điều cần hiểu đạo lý “Nếu bạn đúng thì việc gì
bạn phải tức giận,còn nếu bạn sai bạn không có tư cách tức giận”nếu trong trường hợp
nào đó ai cũng tức giận nhưng nếu bạn làm chủ được cảm xúc của mình mà không tức
giận thì bạn chính là một người đặc biệt.
Ai cũng có góc nhìn khác nhau,điều là một sự việc nhưng cách nghỉ khác thì lại cho ra
một kết quả khác
Nếu bạn làm chủ được cảm xúc của mình thì mọi quyết định của bạn sẽ cẩn thận an toàn
hơn hãy học cách tĩnh lặng và nhìn nhận mọi vấn đề theo chiều hướng tích cực vì món
quà lớn nhất mà tạo hoá ban cho chúng ta là ngày mai.

II/Các kỹ năng giao tiếp


Kỹ năng làm việc nhóm,tổ chức công việc và lãnh đạo hiệu quả
“Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao”trong thời đại 4.0 nếu
muốn đi được đường dài thì chúng ta cần phải có nhóm có người đồng hành như xây
dựng một công ty không thể nào một người mà tạo nên được,xây một ngôi nhà vững trãi
thì cũng cần nhiều ô gạch để tạo nên. Mọi thành viên trong nhóm sẽ càng đồng lòng
hướng tới mục tiêu và dốc sức cho thành công chung của tập thể khi họ cùng nhau xác
định và vạch ra phương pháp đạt được chúng. Khi các thành viên cùng góp sức giải quyết
một vấn đề chung, họ học hỏi được cách xử lý mọi nhiệm vụ đơn giản hay khó khăn; họ
học hỏi từ những thành viên khác trong nhóm. Thúc đẩy quản lý theo nhóm là cách tốt
nhất để phát huy năng lực của các thành viên nhóm Hoạt động theo nhóm mang lại cơ hội
cho các thành viên thoả mãn những nhu cầu về bản ngã, được đón nhận và thể hiện mọi
tiềm năng. Thông qua việc 8 quản lý theo nhóm, các thành viên có thể biết được điểm
nạnh và điểm yếu của nhau để có sự phân công công việc hiệu quả và mang lại sự hoàn
thiện trong làm bải nhóm. Hoạt động theo nhóm giúp phát huy khả năng phối hợp những
bộ óc sáng tạo để đưa các quyết định đúng đắn.Một nhóm là sự cộng tác giữa các thành
viên tạo nên một hợp thể và cho ra được các kết quả tốt đẹp.Trong tất cả các mối quan hệ
điều có giai đoạn và nhóm cũng không ngoại lệ,hình thành và xung đột cho dù là cha mẹ
với con cái thì chắc chắn vẫn sẽ xảy ra xung đột nói gì là những người xa lạ với những
tính cách khác nhau thì xung đột là điều khó tránh và đây là lúc nhóm trưởng thực hiện
vai trò quan trọng của mình một nhà lãnh đạo tốt giúp tạo ra môi trường làm việc tích
cực, khuyến khích các thành viên trong nhóm phát triển kỹ năng, tạo ra một môi trường
gắn kết, bền chặt và giải quyết các xung đột,Muốn làm việc hiệu quả thì cần có quy tắc
tôn trọng,chia sẻ,hết lòng,nguyên tắc.
Thái độ là điều vô cùng quan trọng trong giao tiếp thái độ của bạn có thể quyết định được
thua hay thắng của tập thể và trong làm việc nhóm cũng vậy:có mục tiêu chung,giao tiếp
hiệu quả,người nhóm trưởng vững mạnh,phân công hiệu quả,đảm bảo phân công rõ ràng
về trách nhiệm của từng cá nhân trong nhóm,quản lý xung đột,sự tin tưởng,tôn trọng mọi
người,đề cao vai trò,tránh tiêu cực,tự kiểm tra và liên tục cải tiến các quy trình, hoạt động
thực tiễn và sự tương tác cảu thành viên trong nhóm.

Kỹ năng tìm kiếm công việc,chuẩn bị hồ sơ và phỏng vấn xin việc


Cho dù là học đại học,cao đẳng,hay học nghề thì điều chung một mục tiêu là có được một
công việc cho mình.Nhưng cuộc sống ngày càng cạnh tranh thì buộc chúng ta phải chỉnh
chu và có kiến thức để tìm dược việc làm phù hợp cho bản thân.Đầu tiên muốn xin được
công việc bạn phải cần hành trang vững vàng kiến thức,kỹ năng,thái độ.Kiến thức bạn
phải cần giỏi chuyên môn xác định rõ mục tiêu của bản thân mình và bước tiếp theo là
tìm kiếm công việc cho mình có thể qua báo đài,trung tâm giới thiệu việc làm,thông báo
của các đơn vị…và đến bước cực kì quan trọng là chuẩn bị hồ sơ dù bạn là sinh viên mới
ra trường hay là người đã đi làm lâu năm, thì khi viết CV sẽ không thể bỏ qua những kỹ
năng nổi bật nhằm thu hút sự ý của nhà tuyển dụng đối với hồ sơ xin việc của mình nếu
bạn viết CV ấn tượng chắc chắn chính là mở bài tốt đẹp cho bài văn tìm công việc của
bạn.Bước nộp hồ sơ cũng là một bước quan trọng có thể nộp qua email và được thông
qua thì đến bước phỏng vấn

II/Những điều cần rèn và nâng cao


1.1 Các ưu điểm
Từ một người không viết được một hồ sơ hoàn chỉnh nay đã viết được một CV tạm ổn
Đã tự tin mà giao tiếp và có kỹ năng giao tiếp tốt.Lúc trước mình là một người rất dễ nổi
nóng dễ bị cảm xúc chi phối qua khoá học dần học được cách kiềm chế giải quyết tình
huống theo hướng tích cực
Biết lắng nghe và thấu hiểu người khác có những xung đột lúc trước cũng là vì không
hiểu được vấn đề của câu chuyện
Sợ trách nhiệm chắc chính là điều mà đa số các bạn trẻ điều có qua buổi học phần nào
nhận ra mình đã lớn đến lúc phải chịu trách nhiệm những lời mình nói những việc mình
làm
Cẩn thận và chi tiết hơn
1.2 Các nhược điểm
Vẫn còn bị những lời tiêu cực của người khác mà ảnh hưởng
Kinh nghiệm thực tế vẫn chưa nhiều
Cái tôi vẫn còn cao đôi khi chưa chịu chấp nhận được lời góp ý của người khác
Trình độ giao tiếp bằng ngoại ngữ vẫn còn nhiều hạn chế
1.3. Cơ hội
Đang được học và đào tạo trong môi trường giáo dục kinh tế hàng đầu Việt Nam.
Được tiếp xúc với các anh chị có năng lực lãnh đạo, quản lí tốt, có nhiều kinh nghiệm và
tham gia các hoạt động trong trường và các câu lạc bộ.
Nhu cầu của con người ngày một tăng cao thì không chỉ dừng lại ở việc ăn no mặc ấm mà
là ăn ngon mặc đẹp.
1.4. Thách thức
Kiến thức chuyên môn còn hạn chế, chưa tiếp cận những vấn đề trong thực tế.
Thiếu kỹ năng và khó thích nghi với môi trường làm việc.
Khó khăn trong việc tìm kiếm chất riêng bản thân.
Xu hướng môi trường thay đổi.
III/Kế hoạch rèn luyện đối với từng kỹ năng
1.1 Đừng lắng nghe một cách thụ động
Không lắng nghe một câu chuyện một cách thụ động, lắng nghe những không hiểu vấn
đề, sẽ khiến mất điểm trong mắt người đối diện. Trở thành một người lắng nghe tích cực,
có cử chỉ đồng cảm, hay lời nói góp ý thay vì chỉ ngồi nghe thụ động không cảm xúc.
1.2 Không ép bản thân phải nói nhiều hơn mức cần thiết
Chỉ nên nói vừa đủ, không nên trình bày quá nhiều, thể hiện quá lố, điều này sẽ dễ khiến
người đối diện cảm thấy mệt mỏi.
1.3 Tin rằng lời nói có giá trị
Để cải thiện kỹ năng giao tiếp cho mình, hướng nội thì nên tin rằng những nội dung nói
đều có giá trị. Khi bạn nhận thức được việc lời nói của có giá trị sẽ tự tin hơn và sẵn sàng
mở lòng để chia sẻ nhiều điều hay ho đến mọi người.
1.4 Chuẩn bị trước cho các buổi họp
Bất cứ ai cũng cần phải chuẩn bị cẩn thận nội dung trước các buổi họp. Khi biết rằng nên
làm gì thì mình trở nên tự tin hơn khi nói chuyện.
1.5 Sẵn sàng đối mặt với nỗi sợ giao tiếp
Kể cả khi bạn rất tự tin vào nội dung đã chuẩn bị và luyện tập mọi thứ hoàn hảo thì vẫn
có thể xảy ra những vấn đề phát sinh không lường trước được. Vậy nên hãy chuẩn bị
trước tinh thần sẽ đối mặt với mọi tình huống có thể xảy đến, can đảm đón nhận và mạnh
mẽ vượt qua nỗi sợ giao tiếp.
1.6 Tránh lỗi cần tránh trong giao tiếp
Không có sự chuẩn bị trước.
Trả lời lan man và vòng vo.
Trả lời ngập ngừng hoặc ậm ừ.
Ngắt lời người khác đang nói.
Chê bai, nói xấu người khác.
Nhắc đến vấn đề tôn giáo, dân tộc.
Nói quá to khi không cần thiết.
Có những cử chỉ, hành động thiếu tôn trọng.
Lời nói, ánh mắt và nụ cười thiếu chân thành.
Nóng nảy, hấp tấp và vội vàng.

You might also like