You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: KỸ NĂNG MỀM

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


BÀI TẬP LỚN SỐ PHÁCH SỐ PHÁCH SỐ BÁO DANH
Tên học phần: Kỹ năng mềm

ĐIỂM KẾT LUẬN Cán bộ chấm thi 1 Bài thi kết thúc học phần:
(Ký & ghi rõ họ tên):
Bằng số Bằng chữ Kĩ Năng Mềm
Học kỳ II Năm học 2021-2022
Phần thông tin của thí sinh
1. Họ và tên sinh viên:
Cán bộ chấm thi 2
(Ký & ghi rõ họ tên):
Nguyễn Văn Đức
2. Ngày sinh: 13/03/2001
3. Mã SV:1950010428
4. Lớp học phần:KNMem.6_LT
Điểm chấm vòng 2:
TC 1: …… điểm
TC 2: …… điểm
TC 3: …… điểm
TC 4: …… điểm
TC 5: …… điểm
TC 6: …… điểm
TC 7: …… điểm
Cộng điểm: …… điểm
     BÀI THU HOẠCH  

Qua thời gian học tập và bồi dưỡng kiến thức từ học phần kĩ năng
mềm dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của giảng viên TS.Lê Thị Kim
Tuyết em thấy bản thân đã có rất nhiều những thay đổi tích cực sau khi
học xong 5 chuyên đề của học phần kĩ năng mềm. 
Đầu tiên là chuyên đề về kĩ năng giao và ứng sử. Giao tiếp là hành
động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể ( có thể là cá nhân hay một
nhóm ) tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu
tượng và quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu. Đặc điểm của nó là
phức tạp, gấp rút về mặt thời gian ,có thể  gặp rủi ro nhưng đảm bảo hai
bên cùng có lợi. Những lợi ích mà nó đem lại là truyền tin nhanh, chức
năng phối hợp hành động, điều khiển, điều chỉnh hàng vi,tạo lập mối quan
hệ,hình thành và phát triển nhân cách. Vậy nguyên nhân dẫn đến thất bại
trong giao tiếp là gì? Có rất nhiều nguyên nhân. Có thể do suy diễn sai,
nhận thức khác nhau, thời gian không phù hợp, khác biệt về văn hóa và có
các quan niệm sai trong giao tiếp.
Bản thân em khi giao tiếp nhiều với mọi người trong nhóm sẽ rèn
luyện được kĩ năng giao tiếp của mình giúp cho mọi việc trong trong giao
tiếp của em với mọi người thuận lợi hơn.
Mỗi câu nói của em nói ra, em sẽ cố gắng hạn chế nói bậy, kém
lịch sự và thô tục
Bản thân em mỗi khi gặp và về em sẽ đều nói xin chào và tạm biệt,
như vậy sẽ giúp cho em càng thân với mọi người hơn.
Bản thân em trước đây trong giao tiếp còn nhiều mặt hạn chế vì
chưa hiểu được tầm quan  trọng của nó cũng như cách thức để có thể giao
tiếp tốt, nhận thức còn nhiều sai lệch dẫn đến nhiều cuộc giao tiếp chưa
được chọn vẹn, không tạo lập được những mối quan hệ tốt. Nhưng sau khi
học xong chuyên đề về kĩ năng giao tiếp và ứng sử bản thân em đã cải
thiện được rất nhiều điểm yếu trong giao tiếp. Em đã xóa bỏ được dào cản
e ngại trước đám đông, tự tin thuyết trình để có thể nêu ra được ý kiến cá
nhân của bản thân và điều quan trọng nhất là em đã làm chủ được cảm xúc
và lan tỏa được nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người .  
Thứ hai là chuyên đề về kĩ năng giải quyết xung đột. Xung đột là
việc xảy ra nhiều trong cuộc sống mức độ có từ nhỏ tới to và với bản thân
em nó xảy ra rất nhiều. Về bản chất xung đột có hai mặt tích cực và tiêu
cực. Về mặt tích cực, là những lợi ích mà việc này mang lại, ví dụ như
khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và gia tăng độ thấu hiểu của các thành
viên trong nhóm. Ngược lại mặt tiêu cực mà nó đem lại sẽ gây ra những
tác hại như chia rẽ nội bộ, giảm sự gắn kết, ảnh hưởng kết quả lao động
chung. Do vậy, bạn cần rèn luyện kỹ năng giải quyết xung đột để có thể
xử lý dứt điểm các tranh chấp này và duy trì mối quan hệ cũng như tổ
chức vững mạnh. Vậy làm thế nào để giải quyết xung đột một cách trọn
vẹn nhất ? Đầu tiên bạn phải đi tìm nguồn gốc của xung đột, hãy học cách
lắng nghe và đưa ra hướng giải quyết công bằng nhất. Động viên gắn kết
mọi người lại, biến xung đột thành những cơ hội mới. Tuỳ vào hoàn cảnh
mà bạn có thể lựa chọn các phong cách sau để phù hợp với các loại xung
đột đó. Phong cách  thỏa hiệp, phong cách lảng tránh, phong cách cạnh
tranh phong cách hợp tác .  
Bản thân em cũng đã trải qua rất nhiều cuộc xung đột như: Tranh
luận trong việc làm việc nhóm, vì một số bất đồng quan điểm nên đã xảy
ra xung đột.
Xung đột với bạn cùng phòng trọ vì không nấu cơm, tiền trọ…
Thứ ba là kĩ năng giải quyết các vấn đề. Bản chất cuộc sống là tính
có vấn đề, nếu không được trang bị kĩ năng giải quyết vấn đề thì nhiều
người sẽ mất định hướng, thất bại trong các mối quan hệ, trong học tập và
trong cuộc sống dẫn đến các hệ lụy trong cuộc sống như: tự tử, nghiện
hút… Vấn đề là trạng thái mà ở đó có sự mâu thuẫn hay có khoảng cách
giữa thực tế và mong muốn. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề? Quy
trình sau sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề một cách dễ dàng và hiệu quả
nhất. Đầu tiên, hãy xác định nguồn gốc của vấn đề. Rồi tập trung phân
tích: nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp và cả nguyên nhân sâu xa. Sau đó
tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề, có thể bằng cách tổ chức một nhóm để
thu thập nhiều ý kiến đóng góp của mọi người. Xem xét và lựa chọn các ý
tưởng khả thi để thực hiện. Cuối cùng là đánh giá mức độ phù hợp của
phương pháp với tiêu chuẩn và mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình tìm ra
cách giải quyết vấn đề bạn cần dựa trên  một số nguyên tắc sau: phương
án phải có lợi cho các bên liên quan, luôn bám sát vào mục tiêu, biết lắng
nghe, thấu cảm và cố gắng hiểu người khác, không áp đặt độc đoán và cố
chấp . 
Bản thân em đã đã từng gặp rất nhiều các tình huống khó khăn như
giá trọ tăng cao không đủ tiền đóng trọ, em đã phải giải quyết bằng cách
đó là đi tìm việc làm thêm để tạo thêm thu nhập, hoặc khi em gặp bài toán
khó em đã đi nhờ những người giỏi hơn mình để được giúp đỡ.
Bản thân em đã áp dụng quy trình và những nguyên tắc trên để tìm
ra hướng giải quyết trong vấn đề làm việc nhóm. Trong quá trình làm việc
nhóm , có đôi lúc xảy ra vấn đề. Bất đồng ý kiến, không có tiếng nói
chung. Nhưng chỉ cần mỗi người chịu bớt cái tôi của mình xuống một chú,
học cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau, cùng đồng lòng tìm ra
phương án thông minh và tối ưu nhất. Chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao
khiến cho mọi đều cảm thấy hài lòng. Nhóm của em đang làm rất tốt vấn
đề này nên việc hoạt động nhóm lúc nào cũng suôn sẻ và đạt kết quả
tốt.    
Kĩ năng thứ tư là kĩ năng quản lý thời gian. Thời gian là “vàng
bạc”, nhưng nó là vàng là bạc khi mình biết cách quản lý và sử dụng nó
một cách hợp lí. Thời gian là nguồn lực không thể tái tạo, thời gian là thứ
vô giá mà vật chất không thể nào đánh đổi được. Vậy mà xung quanh
chúng ta lại tồn tại rất nhiều yếu tố gây lãng phí thời gia. Có thể do bạn
bè, gia đình hoặc những người thân xung quanh chúng ta hay chính chúng
ta không biết cách sắp xếp công việc và cuộc sống thế nào cho phù hợp
nhất. Vậy làm thế nào để quản lý thời gian một cách hiệu quả nhất? Nó
bao gồm hai yếu tố chính. Thứ nhất là lập thời gian biểu, thứ hai là nghệ
thuật từ chối. Để lập được thời gian biểu đầu tiên bạn phải xác định rõ
mục tiêu để làm chủ được thời gian. Liệt kê ra những công việc cần làm.
Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên và quan trọng nhất là phải có tính kỉ
luật cao. Bạn phải nghiêm túc thực hiện và hoàn thành công việc theo thời
gian biểu đã lập ra. Còn nghệ thuật từ chối, bạn hãy tập từ chối những vấn
đề không quá cần thiết hoặc nằm ngoài phạm vi của bản thân. Nó sẽ
không xấu nếu bạn biết từ chối đúng cách. Dùng lời cảm ơn vì sự tin
tưởng của đối phương  dành cho bạn và khéo léo từ chối họ vì mình không
thể giúp được, khuyên đối phương tìm người khác vì có thể họ sẽ làm tốt
hơn mình. Cuối cùng có thể dùng một lời mời hẹn sẽ giúp đỡ vào thời
điểm khác để kết thúc cuộc trò chuyện. Đây được coi là nghệ thuật từ chối
vì khi dùng khi dùng nó vào thời điểm thích hợp bạn sẽ không làm mất
lòng đối phương.  
Bản thân em cũng tự quản lí thời gian của mình bằng cách lập thời
gian biểu cho mình, sắp xếp thời gian làm việc hợp lí ví dụ: một ngày có
24 giờ thì em dành 8 tiếng cho thời gian ngủ, 10 tiếng dành để đi học và
học bài 4 tiếng để dành cho thời gian làm việc mình thích và 2 tiếng còn
lại để xem phim và lướt web.
Mỗi giây mỗi phút trôi qua không thể nào lấy lại được , vậy nên
trước khi làm việc gì bạn nên có kế hoạch cụ thể để quản lý thời gian một
cách khoa học nhất . Con đường thành công đi nhanh hay chậm , đến đích
hay không phụ thuộc phần lớn vào cách sử dụng thời gian . Thời gian
chính là viên gạch xây nên cuộc sống này , vậy nên đừng lãng phí nó. 
  Cuối cùng là kĩ năng thuyết phục. Kĩ năng thuyết phục là đưa ra tình tiết,
sự kiện, phân tích, giải thích làm cho người khác cảm thấy đúng, tin tưởng và
làm theo . Các yếu tố lớn ảnh hưởng đến quá trình thuyết phục là sự uy tín, lập
luận logic và cách thể hiện tình cảm. Để đạt được mục đích thuyết phục chắc
chắn không thể thiếu sáu quy tắc sau: quy tắc qua thị giác, quy tắc yêu mến, quy
tắc cho nhận, quy tắc của sự khan hiếm, quy tắc công nhận xã hội và quy tắc cam
kết kiên định. Mấu chốt của kĩ năng thuyết phục là dựa trên nguyên tắc thuyết
phục chứ không phải áp đặt.
Bản thân em cũng đã thuyết phục thành công bác chủ trọ giảm tiền
phòng của mình vì phòng em ở một mình nên chi phí rất tốn kém và bằng
những lời lẽ thuyết phục em đã thuyết phục thành công được bác chủ trọ
giảm tiền phòng của mình xuống
Hay em cũng đã thuyết phục bố mẹ đồng ý cho em đi học tiếng
Trung. Em đã đưa ra các lí do học tiếng Trung vừa là một sở thích của bản
thân em cũng vừa là muốn phục vụ cho công việc sau này. Nhưng bố mẹ
thì thấy rằng, tiếng Trung là môn không có trong chương trình học nên
không cần phải học, học chỉ tốn thời gian và tiền bạc mà lại không có ích.
Nhưng bằng sự kiên trì với niềm đam mê của mình em đã từ từ giải thích
cho bố mẹ hiểu rằng với ngành thiết kế thời trang của mình biết thêm một
thứ tiếng sẽ là một lợi thế lớn. Có cơ hội làm việc với người nước ngoài,
rất giúp ích cho công việc sau này . Ông ngoại cũng rất ủng hộ em việc
này nên đã tác động một phần không nhỏ đến bố mẹ giúp em thành công
thuyết phục bố mẹ đồng ý cho em đăng kí lớp học tiếng Trung . 
Sau khi học xong năm chuyên đề của học phần kĩ năng mềm . Em
nhận thấy bản thân mình đã có rất nhiều những thay đổi tích cực, các
chuyên đề đã học đều áp dụng rất gần vào trong thực tế đời sống giúp em
hoàn thiện bản thân mình hơn. Em cảm ơn cô giáo TS.Lê Thị Kim Tuyết
đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt thời gian vừa qua. Những phương pháp
dạy và học của cô đã giúp chúng em gắn kết với nhau hơn khi mà tình
hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạ, chúng em chưa thể đến trường gặp
mặt nhau trực tiếp. Nhưng với các cách hoạt động nhóm của cô đã giúp
chúng em hiểu hơn về nhau và trở lên thân thiết hơn .  
Bài thu hoạch của em đến đây là kết thú, em mong nhận những ý
kiến, góp ý của thầy(cô) để bản thân em có thể làm tốt hơn trong những
bài thu hoạch lần sau. Em xin chân thành cảm ơn ! 
 

You might also like