You are on page 1of 18

iao tiếp là điều có tính sống còn đối với bất kì sự quan hệ nào của nhân loại.

Và kỹ năng giao tiếp là phương tiện tiên quyết cho sự thành bại trong giao
tiếp. Mục đích
 của giao tiếp là truyển tải được những thông điệp. Đây là quá trình liên quan
đến cả người gửi và người nhận thông điệp. 
Quá trình này có khả năng bị mắc lỗi do thông điệp thường được hiểu hoặc
dịch sai đi bởi 1 hay nhiều hơn những thành phần khác tham gia vào quá
trình này. Bằng cách truyền đạt được thông điệp của mình đi một cách thành
công, bạn đã truyền đi được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách
hiệu quả. Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ không
phản ánh được những cái đó của chính bạn, gây nên sự sụp đổ trong giao
tiếp và những dào cản trên con đường đạt tới mục tiêu của bạn - cả trong đời
tư và trong sự nghiệp. 
1) Kỹ năng nói
Kỹ năng nói không còn chỉ là một “điểm cộng” trong giới kinh doanh – nó đã
trở thành một yêu cầu thiết yếu. Hãy giới hạn những điểm chính. Luôn luôn
nhớ rằng nói không giống như viết. Nói không thể chi tiết như viết, đừng bắt
người nghe chịu đựng quá nhiều thông tin. Nhiệm vụ của người nói là làm nổi
bật những điểm quan trọng giới hạn những điểm quan trọng sẽ có cơ hội tốt
để đạt mục tiêu. Một điểm quan trọng là đơn giản vấn đề nhưng không giống
như sơ sài, người nghe sẽ nhớ những điểm chính dễ dàng và dùng những
điểm chính đó để nhớ một số hay tất cả những điểm quan trọng hơn, nếu bắt
nhớ nhiều quá họ sẽ rối loạn.. Khi đã giới hạn những điểm chính, phải làm
cho mỗi điểm đó nổi bật lên. Phải dự kiến một chương trình làm việc, một
phác họa đại cương, một ý tưởng là chúng ta sẽ đi tới đâu với bài thuyết trình
của mình. Khi nói nên dùng một câu chuyển tiếp minh bạch, không nên dùng
một từ chuyển tiếp ngắn gọn như khi viết. Đừng ngại ngùng vì cứ lăp đi lặp
lại thường xuyên khi thuyết trình
2) Kỹ năng nghe

Nghe là một trong những kỹ năng quan trọng của quá trình viết. Nó giúp xác
định được những nhu cầu, những vấn đề, tâm trạng hoặc mức độ quan tâm
của người nói. Quá trình giao tiếp trở nên tốt hơn, nếu như các bên tham gia
vào giao tiếp biết lắng nghe một cách có hiệu quả. Hãy có một dáng điệu lắng
nghe tích cực, cải thiện cách suy nghĩ và biết mình phải nói gì trong lúc lắng
nghe. Đấy là những tín hiệu cho ng nói thấy người nghe đang lắng nghe họ
một cách tích cực. Lắng nghe là một trong những chìa khóa chủ chốt cho
phép cư xử và ngoại giao.
• Dáng điệu lắng nghe tích cực: Dáng điệu lắng nghe tích cực được cho là
dấu hiệu phi ngôn ngữ. Phải hết sức chú ý đến dấu hiệu này, những cử chỉ
phi ngôn ngữ không thích hợp có thể làm cho người ta hiểu lầm một cách tai
hại. Giữ tư thế và cử chỉ cởi mở tỏ ra sẵn sàng nghe người nói nói, đừng có
bộ mặt đờ đẫn trơ như đá, hãy bày tỏ quan tâm: nhướn mày hay cau mày,
thỉnh thoảng mỉm cười hay gục gặc đầu. Dấu hiệu quan trọng nhất của sự
lắng nghe đó là tiếp xúc bằng mắt, không luôn luôn nhìn chằm chằm vào
người nói nhưng thời gian tiếp xúc bằng mắt phải khá nhiều. Sự thiếu tiếp xúc
bằng mắt có thể bị cọi là làm cao hay hợm hĩnh.
• Nói gì trong lúc lắng nghe? Trong phần lớn thời gian lắng nghe ta không nói
gì cả. Bí quyết để biết lắng nghe là biết chịu đựng sự im lặng. Hãy nghĩ rằng
đó là cơ hội để nghe người khác nói, dù cảm thấy khó chịu phải im lặng. Tuy
vậy, ngoài sự im lặng cũng có thể nói một vài câu chuyện để khuyến khích
người khác nói. Trước hết hãy đặt câu hỏi để người ta bắt đầu nói. Hỏi để
làm sáng tỏ hay để biết chi tiết, để nhắc rằng mình hiểu. Thứ hai, dùng
những câu ngắn có tính khuyến khích người ta nói thêm.
3) Kỹ năng viết
Kỹ năng viết không hề đơn giản, đó là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều
giai đoạn khác nhau. Bạn sẽ nhận được những gì bạn nói, do vậy cần phải
viết một cách rõ ràng, ngắn gọn và chính xác. Để có được một bài viết thành
công dù đó là một bức thư, một công văn, một báo cáo hay bất cứ thứ gì
khác cũng cần phải có một công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, sau đó là sự thống
nhất và tầm quan trọng, kế đến là bố cục và cách làm nổi bật, sự mạch lạc và
cuối cùng là độ dài vừa phải. 
• Chuẩn bị: Phải khẳng định chắc chắn tất cả những gì cần phải viết trong
bức thông điệp, nhận định được đâu là ý chính, đâu là ý phụ, sau đó sắp xếp
các ý tưởng theo một thứ tự thích hợp. Nếu đầu óc chưa hiểu rõ vấn đề này
thì người viết khó tránh khỏi lúng túng khi muốn diễn đạt các ý tưởng thành
ngôn ngữ. 
• Tính thống nhất và tầm quan trọng: Vứt bỏ mọi thông tin không liên hệ với
những ý tưởng chính làm cho tài liệu thống nhất quanh mục tiêu giao tiếp và
nhiệm vụ cụ thể. Chú ý phân phần giới thiệu và phần kết luận là những phần
cốt yếu mà người đọc có khả năng nhiều nhất. Trong phần giới thiệu, hãy
kiến tạo sự quan tâm và và thái độ tiếp thu của người đọc. Trong phần kết
luận, phát biểu lại ý chính để người nghe nắm rõ hơn điều bạn muốn truyền
tải. 
• Bố cục và cách làm nổi bật: Hãy phân chia những ý tưởng có hệ thống, thứ
bậc và sắp xếp chúng thế nào cho có tính thuyết phục. Làm sao cho người
đọc nhìn thấy rõ ràng và quan trọng là phải nhất quán. 
• Mạch lạc: Các ý tưởng phải có tính liên kết chặt chẽ. Điều này liên quan đến
cách sử dụng những từ liên kết, hình thức ngữ pháp. 
• Độ dài thích hợp: Hãy viết ngắn gọn. Tài liệu ngắn nhất luôn là tài liệu có
hiệu quả nhất. Cần biên soạn tài liệu với độ dài thích hợp. Hãy lưu tâm đến
thì giờ của người đọc, đừng bắt họ phải vất vả với những thông tin không cần
thiết, mặt khác, cũng không cần phải cắt bỏ những thông tin thiết yếu.
4) Kỹ năng phản hồi
Phản hồi là một hình thức đáp ứng. Khi ta đọc hay lắng nghe, mục đích là để
hiểu những gì người khác viết hay nói. Khi ta thực hiện phản hồi, mục đích là
làm thay đổi hay tác động vào những gì người khác làm. Sự phản hồi tốt nhất
bao gồm cả lời phê bình viết và nói. Sự thực hiện phản hồi có hiệu quả đặt
trên cơ sở hai tiêu chuẩn: lòng tin cậy và sự hiểu biết. Kỹ năng phản hồi có
hiệu quả có tính thiết yếu cho sự thành công tong bất cứ công việc hay tổ
chức nào. Nó cho phép làm việc hữu hiệu hơn, tăng thêm khả năng tham gia
tập thể, duy trì liên hệ công việc tốt hơn
• Sự tin cậy: Sự phản hồi sẽ không có hiệu quả nếu người khác không tin cậy
bạn. Bạn có thể đưa ra những đề nghị rất hay nhưng không có kết quả gì vì
người khác nghi ngờ ý định của bạn và giữ thé chủ. Hãy xem xét chính động
cơ của mình, hãy chiếm lòng tin của người khác và thận trọng đưa ra những
lời phê bình cả tích cực lẫn tiêu cực.
• Sự hiểu biết: Thực hiện phản hồi là để đạt được sự hiểu biết. Hãy chỉ rõ cho
người ta bức tranh toàn cảnh, đừng nhồi nhét vào óc người ta một đống chi
tiết rời rạc. Hãy tập trung vào những kết quả có ý nghĩa nhất, đừng nghĩ rằng
mình phải có bổn phận nói hết những điều mình nghĩ cho người khác nghe.
Theo Từ điển Tiếng Việt “Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu được trong
một lĩnh vực nào đó vào thực tế”. Kỹ năng giao tiếp là quá trình sử dụng các phương tiện
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để định hướng, điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp
đạt tới mục đích nhất định.

Kỹ năng của con người thường được đánh giá qua các thao tác, các hoạt động cụ thể và
hiệu quả thực tiễn. Nhưng để có kỹ năng tốt, con người cần có hiểu biết đúng về những
gì mình đang làm, đang thực hiện.

Một người có thể bắt chước người khác nhiều thao tác và làm nhiều lần rồi trở nên thành
thục, hoặc thành thói quen. Kỹ năng như vậy được đánh giá là đã có, nhưng thụ động,
chưa đầy đủ. Những kỹ năng này chỉ phù hợp trong một số lĩnh vực kỹ thuật có thao tác
đơn giản.
Người có kỹ năng tốt là người có khả năng làm đúng và chính xác các yêu cầu về nghiệp
vụ, nhưng đồng thời hiểu được vì sao lại cần làm như vậy. Chỉ khi họ thao tác thành thạo
với tất cả tâm huyết và sự chủ động của mình, khi đó mới được coi là kỹ năng tốt. Điều
này đặc biệt quan trọng đối với kỹ năng giao tiếp, vì kỹ năng này không chỉ là những thao
tác đơn thuần với máy móc mà là sự thể hiện hành vi đối với con người.

Ví dụ: Nếu các cơ sở y tế bắt buộc các y, bác sĩ phải chào hỏi người bệnh khi họ đến,
cảm ơn khi họ về…và cử một bộ phận đi kiểm tra, nếu thấy ai không thực hiện sẽ xử
phạt. Vì vậy, lâu dần các y, bác sĩ có thể thực hiện được việc chào hỏi, cảm ơn, nhưng
nét mặt họ không cho thấy điều ấy được nói lên từ trái tim, từ suy nghĩ thật. Người bệnh
luôn cảm nhận được điều này.

Vì vậy, để có kỹ năng giao tiếp tốt, đội ngũ cán bộ y tế cần phải được hướng dẫn thực
hiện cách thức đối xử với lãnh đạo, đồng nghiệp và người bệnh, đồng thời cần có sự giải
thích, phân tích để mọi người đều hiểu rõ vì sao cần làm như vậy và thực hiện bằng sự
tự giác của bản thân.

Vai trò của kỹ năng giao tiếp, ứng xử

Đối với cơ quan, tổ chức

Giao tiếp là hoạt động diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống và trong cơ quan,
công sở. Do vậy, kỹ năng giao tiếp tốt hay chưa tốt, phù hợp hay chưa phù hợp, đều có
tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức và
mỗi cá nhân.

Nếu mỗi thành viên có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt sẽ góp phần tạo nên sự thống nhất,
cố kết tập thể, tạo nên sức mạnh nội lực để hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đặt ra;
Tạo ấn tượng tốt với khách, khẳng định thương hiệu và uy tín trong xã hội.

Ngược lại, nếu kỹ năng giao tiếp của một số hoặc nhiều thành viên không phù hợp sẽ
đưa đến những tác động tiêu cực như: mất đoàn kết, các thành viên không gắn bó và
hết lòng vì tập thể, hiệu quả hoạt động của toàn cơ quan bị giảm sút…

Đối với từng cán bộ, công chức, viên chức


Nếu có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt, mỗi thành viên trong tập thể sẽ thấy sự tự tin, luôn
tìm thấy niềm vui trong công việc; luôn tích cực, hăng hái, sáng tạo. Kỹ năng giao tiếp tốt
cũng góp phần giúp mỗi người thêm yêu nghề, có trách nhiệm với nghề để đóng góp
nhiều cho cơ quan, tổ chức. Ngược lại, người có kỹ năng giao tiếp tốt thường có tâm lý
thiếu tự tin, luôn mặc cảm, chán nản, bực tức hoặc luôn bất mãn, bất hợp tác, làm giảm
hiệu quả trong công việc và gây cản trở cho công việc chung.

Đối với khách đến giao dịch      

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt của mỗi thành viên sẽ góp phần tạo cảm tình, ấn tượng tốt,
tạo sự tin tưởng đối với cơ quan; đồng thời, góp phần tạo dựng và duy trì sự hợp tác lâu
dài, bền vững, hiệu quả. Ngược lại, nếu kỹ năng giao tiếp, ứng xử không phù hợp của một
số thành viên sẽ làm mất cảm tình, gây cho khách sự bực bội, bất hợp tác; gây ấn tượng
không tốt, làm mất uy tín và thương hiệu của cơ quan, tổ chức. Và chính họ, khi không
có ấn tượng tốt sẽ tiếp tục tuyên truyền và gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và thương hiệu
của cơ quan.

Liên hệ vấn đề này đến các cơ sở y tế, có thể thấy rõ vai trò của kỹ năng giao tiếp, ứng
xử. Các cán bộ y tế, dù làm ở văn phòng hay trực tiếp khám bệnh, điều trị, nếu họ có kỹ
năng giao tiếp, ứng xử tốt sẽ tạo thiện cảm đối với những người đến giao dịch, bệnh
nhân và người nhà bệnh nhân. Nếu kết hợp với trình độ chuyên môn cao, người bệnh sẽ
không chỉ dành thiện cảm mà còn dành cho cơ sở y tế sự tin cậy. Hiện nay, người bệnh
có quyền chọn bệnh viện, chọn dịch vụ để chữa bệnh. Giá dịch vụ của các bệnh viện cơ
bản là thống nhất. Vậy người bệnh sẽ chọn nơi nào có đội ngũ y, bác sĩ giỏi và ân cần,
tôn trọng, chia sẻ với bệnh nhân.

Các biểu hiện của kỹ năng giao tiếp, ứng xử

Kỹ năng là cách thức con người thể hiện cách ứng xử của mình với người khác. Kỹ năng
giao tiếp, ứng xử được thể hiện qua các biểu hiện sau đây:

Thái độ, cử chỉ

Khi gặp nhau, con người thường quan tâm đến thái độ của người đối diện. Thái độ thể
hiện ở 3 điểm cơ bản: nét mặt, ánh mắt, nụ cười. Khi giao tiếp, người có văn hóa ứng xử
tốt thường có nét mặt thoải mái, có ánh mắt thân thiện và nụ cười nhẹ nhàng. Đó là
những biểu hiện ban đầu thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Ngược lại, nét mặt
căng thẳng, ánh mắt lạnh lùng, thờ ơ sẽ làm người giao tiếp với mình cảm thấy nặng nề,
lo ngại. Như vậy, cuộc giao tiếp sẽ không hiệu quả.

Cùng với thái độ, dáng điệu và cử chỉ của mỗi người cũng là biểu hiện dễ thấy khi giao
tiếp. Dáng điệu chững chạc đàng hoàng thì gây sự kính trọng tự nhiên, còn ngược lại sẽ
gây ác cảm. Cử chỉ thể hiện nhiều nhất qua các động tác tay, chân. Cùng là việc chỉ
đường, mời ngồi, nếu dùng một ngón tay sẽ là trịch thượng, nếu khum năm ngón lại, bàn
tay hơi cong, mời khách ngồi thì lại thể hiện thái độ thân tình, trân trọng người khác.

Lời nói

Khi giao tiếp, rất ít khi chúng ta không dùng đến lời nói. Vì vậy, lời nói là biểu hiện quan
trọng của việc ứng xử. Lời nói có thể làm cho người khác vui, phấn khích, bớt lo lắng,
cũng có thể làm cho người khác bị tổn thương, sợ hãi. Các cụ xưa đã dặn “ Lời nói không
mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Lời nói không chỉ thể hiện qua nội dung, mà còn thể hiện qua giọng nói (âm lượng, tốc
độ) và cách nói. Trong quan hệ xã giao, hoặc với người mới gặp, chúng ta nên sử dụng
câu có chủ ngữ để thể hiện sự tôn trọng. Nếu là quan hệ thân tình, có thể lược bớt chủ
ngữ, nhưng cũng cần hạn chế.

Ví dụ: Nên hỏi: “Bác quê ở đâu?” hoặc “Bác từ đâu đến?”. Không nên hỏi: “Quê ở đâu?”
hoặc “Tỉnh nào?”

Trang phục

Thông qua trang phục, chúng ta biết được địa vị xã hội, khả năng kinh tế, và chuẩn mực
đạo đức cũng như thẩm mỹ cá nhân của từng người. Nếu trang phục không phù hợp thì
sẽ tạo sự khó chịu và mất tự tin cho chính người nói. Khi đi làm, các cán bộ y tế cần
chọn trang phục phù hợp với môi trường công sở (nếu là cán bộ hành chính, văn phòng)
và mặc đồng phục đối với các y, bác sĩ. Bộ trang phục màu trắng của ngành y thể hiện
nhiều ý nghĩa: sự sạch sẽ, sự minh bạch, sự vô trùng (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng)

Các yếu tố tác động đến kỹ năng giao tiếp, ứng xử

Các yếu tố bên trong tổ chức


Nói một cách khái quát, văn hóa hay lối sống - của tổ chức ảnh hưởng mang tính quyết
định đến hiệu quả giao tiếp công vụ. Cụ thể hơn, các yếu tố của văn hóa trong công sở
là:

Mục tiêu của tổ chức: Mục tiêu chung của tổ chức có thể được cụ thể hơn thành các
khẩu hiệu, phương châm hành động thành văn hoặc bất thành văn đang được duy trì
trong tổ chức.

Lịch sử của tổ chức.

Cơ cấu tổ chức: Cách thức phân công, phối hợp chức năng, nhiệm vụ; số lượng nhân
viên và năng lực của họ so với chức trách mà họ gánh vác.

Hệ thống các quy trình, thủ tục làm việc.

Các chuẩn mực xử sự, các nghi thức, nghi lễ.

Nhà quản lý cấp cao nhất và nhà quản lý các cấp khác: Năng lực (về tầm nhìn, hiểu biết,
kĩ năng và mức độ thành thụ về chuyên môn, về giao tiếp), và tâm huyết.

Bản thân các bên tham gia giao tiếp.

Hoàn cảnh hiện thời của tổ chức: Tổ chức đang rất thành công? Đang gặp nhiều trở
ngại? Đang trong cơn khủng hoảng? Hay đang trong giai đoạn trì trệ?...

Điều kiện vật chất cho thực thi.

Các yếu tố bên ngoài tổ chức

Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia, địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị…

Tình hình địa lý, tự nhiên, và thời tiết.

Hệ thống các chính sách, thủ tục của ngành, của cả hệ thống trong đó tổ chức và cá
nhân là một thành viên hoặc chịu trách nhiệm phục tùng.

Xu hướng, cách thức giao tiếp của dân tộc, của cộng đồng dân cư nơi công sở đóng trụ
sở, tiếp xúc với và trực tiếp phục vụ.
Mức độ phát triển khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông; và
tính phổ biến trong ứng dụng các tiến bộ đó trong ngành, trong cộng đồng.  

Các yếu tố liên quan đến các bên tham gia giao tiếp

Mức độ thành thục trong thực thi công vụ.

Sự hiểu biết về nhiệm vụ của cá nhân, cách tổ chức trông đợi ở họ, nhiệm vụ và năng lực
của các bên liên quan, phạm vi tự quyết, giới hạn phối hợp…

Khả năng làm việc nhóm

Khả năng chấp nhận người khác trong đời sống làm việc.

Một số kỹ năng giao tiếp bề mặt như nói trước đám đông và thuyết trình, nghe, đọc cho
người khác, soạn thảo văn bản, đưa ra các phản hồi phê phán với người khác...

Tính cách cá nhân, kiểu người trong giao tiếp.

Kỹ năng lắng nghe là gì? Đó là phương tiện giúp bạn giao tiếp thành công trong cuộc sống thường
ngày, bất kể môi trường công sở hay họp hội bè bạn. Để biết cách lắng nghe trong giao tiếp hiệu
quả hơn, mời bạn cùng tham khảo bài viết sau.

Kỹ năng lắng nghe là gì?

Nghe là quá trình thụ động tiếp nhận âm thanh. Còn lắng nghe là quá trình chủ động khi
ta tập trung và mong muốn tiếp nhận, thấu hiểu thông tin của người nói, để phân tích lời
nói đối phương và đối đáp phù hợp.

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp cần được rèn luyện trong thời gian dài mới thành thạo,
giúp bạn áp dụng triệt để vào môi trường làm việc, đời sống gia đình, tâm sự bè bạn…

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe thể hiện ở nhiều phương diện. Muốn thành công
trong ngành nghề nào cũng phải biết lắng nghe, đặc biệt khi làm quản lý, bán hàng, tư
vấn, luật sư… Lắng nghe giúp bạn nắm bắt tâm tư tình cảm, ngụ ý, quan điểm của đồng
nghiệp, khách hàng, đối tác, sếp… tạo sự gắn kết và hợp tác hiệu quả trong công việc.

Trong cuộc sống hằng ngày, biết lắng nghe sẽ giúp xây dựng và phát triển mối quan hệ.
Nếu bạn biết tiếp thu ý kiến, ủng hộ và khích lệ đúng cách, cuộc nói chuyện sẽ thoải mái
hơn, tạo sự thân thiết và tin tưởng hơn.  Đồng thời khi xảy ra xung đột, lắng nghe giúp
xoa dịu tình hình và sáng suốt đưa ra giải pháp hòa giải.

Tổng quan về Kỹ năng giao tiếp là gì?


Kỹ năng giao tiếp là một trong số các kỹ năng quan trọng trong nhóm   kỹ năng mềm. Có lẽ
bạn đã nghe nhắc nhiều đến khái niệm này, và cũng hiểu tầm quan trọng của kỹ năng giao
tiếp trong cuộc sống cũng như công việc. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu một cách
đúng đắn về Giao tiếp và các kỹ năng giao tiếp. Vậy cùng tôi điểm qua một số khái niệm cơ
bản nhất về kỹ năng giao tiếp là gì nhé.

Kỹ năng giao tiếp - Khái niệm: Kỹ năng giao tiếp là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện
bên ngoài và những biểu hiện tâm lý bên trong của đối tượng và bản thân chủ thể giao tiếp; là khả năng
sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; biết cách tổ chức điều chỉnh, điều khiển quá
trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giao tiếp. - Kỹ năng giao tiếp được hình thành qua các con đường: •
Những thói quen ứng xử được xây dựng trong gia đình • Do vốn kinh nghiệm cá nhân qua tiếp xúc với
mọi người trong các mối quan hệ xã hội. • Rèn luyện trong môi trường qua các lần thực hành giao tiếp

1. Kỹ năng giao tiếp là gì?


Kỹ năng giao tiếp là kỹ thuật vận dụng kiến thức, kinh nghiệm nhằm truyền tải thông điệp, ý
đồ giữa một chủ thể tới một hoặc một nhóm chủ thể khác thông quan ngôn ngữ quy ước
mà cả 2 bên đều hiểu. Kỹ năng giao tiếp bao gồm cả hoạt động thu nhận, phân tích, xử lý và
truyền tải thông tin nhằm đạt được những mục đích nhất định. Kỹ năng giao tiếp được rèn
luyện, học hỏi liên tục thông qua quá trình trải nghiệm thực tế của mỗi người. Trong đó:


o
 Kỹ năng: Là khái niệm để chỉ việc vận dụng kiến thức, quy tắc, hành vi
ứng xử một cách linh hoạt thuần thục. Kỹ năng được tích luỹ qua kinh nghiệp thực tế,
học hỏi và rèn luyện không ngừng
 Giao tiếp: Là hoạt động trao đổi thông bằng các “ngôn ngữ quy ước”
liên tục và qua lại giữa 2 bên, nhằm truyền tải thông điệp, thu thập thông tin hoặc tìm
kiếm các ý đồ khác nhau.
 Ngôn ngữ quy ước: Là khái niệm để chỉ các hành động bao gồm: lời
nói, ngôn ngữ cơ thể, hành động, âm thanh, cử chỉ, ký hiệu, chữ viết… các hành động
này được quy ước và hiểu bởi cả 2 bên. Ngôn ngữ quy ước phải đảm bảo truyền đạt
được thông tin mà người tham gia giao tiếp có thể hiểu và thực hiện được.
2. Đặc điểm của kỹ năng giao tiếp là gì?
Giao tiếp là một kỹ năng mềm vì vậy ngoài mang những đặc trưng mà bất kì kỹ năng mềm
nào cũng có, kỹ năng giao tiếp cũng có những đặc điểm riêng. Vậy những đặc điểm đó của
kỹ năng giao tiếp là gì?

Đặc điểm 1: Dựa trên nguyên tắc WIN – WIN


Đặc điểm đầu tiên và cơ bản nhất của giao tiếp và kỹ năng giao tiếp là dựa trên nguyên tắc
Win – Win. Cho dù bạn dùng thủ thuật, kỹ năng gì đi chăng nữa thì giữa 2 người giao tiếp với
nhau cả 2 đều đạt được mục đích riêng nào đó. Vì vậy để có thể giao tiếp hiệu quả việc đầu
tiên bạn cần làm là thoả mãn nhu cầu của người đối diện. Càng làm cho người đối diện thoả
mãn bao nhiêu thì quá trình giao tiếp càng thành công bấy nhiêu. Tất nhiên việc làm thoả
mãn đối phương phải nhằm mục đích làm thoả mãn nhu cầu thông tin của chính bạn.

Trong mỗi trường hợp khác nhau nguyên tắc Win – Win cũng mang nghĩa khác nhau. Quá
trình giao tiếp có thể là dùng thông tin đổi lấy thông tin; đôi khi giao tiếp là sử dụng thông tin
để đổi lấy lợi ích nào đó. Ví dụ: Nói chuyện phiếm thì cả 2 bên cùng thấy vui vẻ; bức cung: 1
bên sẽ có được thông tin, 1 bên giảm đau đớn, giải toả tâm lý sợ sệt…

Đặc điểm 2: Kỹ năng giao tiếp không phải yếu tố bẩm sinh
Trong tất cả các loại kỹ năng, không có kỹ năng nào thuộc về yếu tố bẩm sinh. Với kỹ năng
giao tiếp cũng vậy, cách duy nhất để có kỹ năng tốt là rèn luyện, học hỏi không ngừng, thông
qua các trải nghiệm thực tế mà đúc rút kinh nghiệm. Mức độ thành công của mỗi người
trong việc vận dụng kỹ năng giao tiếp cũng hoàn toàn khác nhau.
Trong quá trình giao tiếp cũng không có bất kì một quy tắc cố định nào cho tất cả các
trường hợp. Việc áp dụng lý thuyết một cách khô cứng, dập khuôn sẽ mang lại hiệu quả
ngược. Vì vậy hãy trau dồi kỹ năng bằng cách thực hiện thường xuyên, liên tục, và cải thiện
không ngừng.

Đặc điểm 3: Kỹ năng giao tiếp mang tính nhận thức.


Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng thuộc phạm trù của nhận thức cá nhân. Mỗi cá nhân khi tham
gia vào quá trình giao tiếp đều ý thức được về hành vi của mình. Đặc biệt kỹ năng giao tiếp
không đơn thuần là giao tiếp thông thường; kỹ năng giao tiếp được thực hiện sau hàng loạt
các phân tích, điều chỉnh bằng lý chí của người thực hiện.

Giao tiếp không phải là hoạt động lặp đi lặp lại và không hình thành phản xạ giao tiếp. Một
số hành vi trong kỹ năng giao tiếp có thể hành thành nhờ phản xạ. Nhưng nhìn chung để tạo
hành phản xạ họ phải thực hành và rèn luyện liên tục thông qua nhận thức cá nhân. Vì vậy
con người dù ít dù nhiều luôn nhận thức được mục đích, nội dung, diễn biến phương tiện của
quá trình giao tiếp.

Đặc điểm 4: Kỹ năng giao tiếp có tính kế thừa và chọn lọc


Đặc điểm tiếp theo của kỹ năng giao tiếp là tính kế thừa và chọn lọc và sáng tạo. Đặc điểm
này không chỉ thể hiện với các cá nhân mà còn xảy ra với nhóm người, cộng cồng và cả nền
văn hoá. Bằng cách học hỏi, tự tích luỹ, truyền đạt kiến thức kỹ năng giao tiếp không ngừng
được tiếp thu và kế thừa. Với các nhân mỗi người cũng có sự tìm tòi, tự thay đổi cải thiện đó
là quá trình chọn lọc và học hỏi.

Kỹ năng giao tiếp trong thế kỷ 21 chia sẻ và cải thiện không ngừng nhờ hoạt động giao thoa
của các nền văn hoá. Mỗi người không chỉ vận dụng mà còn cần có sự thích nghi khi thay
đổi môi trường giao tiếp. Hiệu quả của tiến trình giao tiếp đạt được nhờ tính linh hoạt và phù
hợp.

Đặc điểm 5: Kỹ năng giao tiếp có tính chủ thể.


Kỹ năng giao tiếp là một loại kỹ năng mang tính cá nhân hoá rất cao. Kỹ năng giao tiếp được
học tập, tích luỹ và rút kinh nghiệp bởi chính bạn. Chính vì những lý do này mà kỹ năng giao
tiếp có tính chủ thể hay còn gọi là cá nhân hoá. Không có một khuôn khổ, quy tắc hay đánh
giá chung nào cho hành vi giao tiếp của bạn. Đôi khi kỹ năng của bạn đúng ở môi trường
này nhưng chưa chắc đúng ở môi trường khác. Ví dụ Giao tiếp nên sử dụng ngôn ngữ phổ
thông để có được thiện cảm, nhưng bạn lại không nên về nơi bạn sống làm việc đó. Vậy việc
áp dụng kỹ năng giao tiếp thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào cá nhân bạn, miễn sao nó đạt
hiệu quả giao tiếp.

Đặc điểm 6: Kỹ năng giao tiếp vận dụng nhiều nhóm kỹ năng
Đặc điểm cuối cùng của kỹ năng giao tiếp là gì? Vây đó chính là việc kỹ năng giao tiếp là sự
kết hợp và vận dụng của nhiều nhóm kỹ năng mềm khác nhau. Việc sử dụng ít hay nhiều, và
sử dụng loại kỹ năng nào trong hoạt động giao tiếp phụ thuộc vào mục đích giao tiếp là gì.
Các kỹ năng thường được sử dụng trong giao tiếp như: Kỹ năng diễn đạt; Kỹ năng đặt câu
hỏi; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng phân tích, tổng hợp. Đặc điểm vận dụng nhiều nhóm kỹ năng
là đặc điểm chung thường thấy của tất cả đây cũng là đặc điểm chung của tất cả loại kỹ
năng khác trong bộ kỹ năng mềm.

Vai trò của kỹ năng giao tiếp là gì?


Như chúng ta đã biết giao tiếp là công diễn ra hàng ngày với tần suất dày đặc. Việc giao tiếp
hiệu quả đóng một vai trò vô cùng lớn trong cuộc sống và trong công việc. Có kỹ năng giao
tiếp tốt đồng nghĩa với việc bạn đã có cho mình những cơ hội tốt hơn trong cuộc sống. Vai
trò của kỹ năng giao tiếp được chia làm 2 nhóm: vai trò trong cuộc sống và vai trò trong
công việc. Vậy những vai trò của kỹ năng giao tiếp là gì?

Vai trò 1: Tạo thiện cảm với mọi người xung quanh.
Vai trò đầu tiên của kỹ năng giao tiếp là tạo được thiện cảm cho mọi người xung quanh. Bạn
có thể thấy rằng với những người có kỹ năng giao tiếp kém họ thường bị tách ra khỏi đám
đông; hoặc rất khó có những mới quan hệ mới. Ngôn ngữ đúng, hành xử chuẩn mực tạo ra
thiểm cảm ngay lập tức xoá đi khoảng cách giữa người với người. Điều này giúp bạn dễ
dàng hoà nhập với môi trường có những mối quan hệ mới tối đẹp. Nếu kỹ năng giao tiếp
được xây dựng trên nền tảng của sự trân thành sẽ tạo dựng được niềm tin, ủng hộ của mọi
người.

Vai trò 2: Thấu hiểu người đối diện.


Kỹ năng giao tiếp là vận dụng linh hoạt các kỹ năng lắng nghe, phân tích, chia sẻ. Vì vậy nếu
bạn có kỹ năng giao tiếp tốt đồng nghĩa với việc bạn dễ dàng thấu hiểu người đối diện. Bạn
cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe phân tích và đặt câu hỏi một cách thường xuyên liên tục.
Giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin, nếu bạn không có kỹ năng đặt câu hỏi sẽ rất
dễ làm mất lòng người khác và tạo ra tâm lý đề phòng. Đồng thời nếu bạn có thông tin mà
không thế xử lý thông tin ngay lập tức thì cũng không đạt được hiệu quả giao tiếp như mong
muốn. Khi bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp đến tầm nghệ thuật giao tiếp bạn sẽ dễ dàng nắm
bắt tâm lý người đối diện.

Vai trò 3: Duy trì giữ vững các mối quan hệ.
Có kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn duy trì và giữ vững các mối hệ đã có. Trong kỹ năng giao
tiếp có kỹ năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ sẵn có. Nếu bạn tạo dựng được các mối
quan hệ mà không thể duy trì nó gì sớm muộn bạn cũng đánh mất đi mối quan hệ của mình.
Để có thể gìn giữ các mối quan hệ bạn cần thường xuyên liên lạc, tạo ra các sự kiện có ỹ
nghĩa nhằm tạo cơ hội để gặp gỡ giao tiếp. Ngoài hình thức giao tiếp mặt đối mặt (Face –
To – Face) thì bạn có thể sử dụng các phương thức giao tiếp khác như: email, inbox, gọi
diện, coment… Miễn sao các hành động của bạn thuộc nhóm các hành vi giao tiếp.

Vai trò 4: Nâng cao hiệu suất công việc.


Trong doanh nghiệp, tổ chức kỹ năng mềm vô cùng quan trọng, trong đó giao tiếp là hoạt
động chủ đạo. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có khả năng kết nối, truyền đạt thông tin tốt
hơn tới đồng nghiệp, đối tác. Thông qua việc chia sẻ trao đổi thông tin mà các kế hoạch,
mục tiêu trở nên xuôn sẻ đạt hiện suất cao hơn. Nếu kỹ năng giao tiếp của bạn kém có thể
dẫn đến việc chia sẻ thông tin sai lệch gây hiểu nhầm và thiếu tính nhất quán.

Kỹ năng giao tiếp cũng là một trong những yếu tố giúp tạo nên đội nhóm vững mạnh. Nếu
bạn là nhóm trưởng cách bạn giao tiếp với mọi người sẽ tạo nên sự gắn kết, thấu hiểu. Sự
đoàn kết của đội nhóm cũng được tạo nên từ cá hoạt động tạo ra động lực mạnh mẽ cho
các cá nhân. Các cuộc họp, buổi chia sẻ cũng sẽ trở nên sôi động, nhiệt huyết, nhiều ý kiến
đóng góp phản biện giúp nâng cao hiệu quả công việc.

Vai trò 5: Gia tăng cơ hội trong công việc.


Khi bạn có kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ nhận được sự ủng hộ, hợp tác của động nghiệp, tin
tưởng của cấp trên. Cùng với kiến thức chuyên môn bạn sẽ dễ dàng có được vị trí cao trong
công việc. Giao tiếp giúp bạn thấu hiểu nhân viên, hiểu được tâm tư, tình cảm, mong muốn,
điểm mạnh điểm yếu của từng người. Từ đó bạn có thể đề bạt, bổ nhiệm các vị trí phù hợp
khai thác hết tiềm năng của nhân sự mà mình quản lý.

Kỹ năng giao tiếp tốt chưa chắc đã giúp bạn có được thành công, nhưng nếu bạn muốn
thành công bắt buộc bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Nhưng bạn cũng cần phải nhớ rằng
một trong những sai lầm của lãnh đạo là quá thân thiện. Kỹ năng giao tiếp tốt không nhất
thiết phải thân thiết, không phải chia sẻ mọi thứ. Kỹ năng giao tiếp là sự tiết chế, điều chỉnh
đúng mức và hợp lý để đạt mục tiêu trong giao tiếp.

Vai trò 6: Mở rộng mối quan hệ và khách hàng.


Trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là Sale kỹ năng giao tiếp quyết định đến thành bại của
hoạt động bán hàng. Trước khi thuyết phục (chốt sale) bạn cần tạo dựng một mối quan hệ
ngắn hạn với khách hàng của mình. Kỹ năng giao tiếp tốt góp phần tạo thiện cảm, hứng thú
với khách hàng. Khi bạn đã có được thiện cảm với khách hàng lúc này bạn sẽ dễ dàng có
được niềm tin và thuyết phục khách hàng ra quyết định mua hàng.

Với những khách hàng trung thành giao tiếp tạo mối quan hệ càng có vai trò quan trọng.
Việc giao tiếp thường xuyên tạo ra mối liên kết lâu dài, bền vững với khách hàng của bạn.
Người nhân viên có kỹ năng giao tiếp tốt cũng sẽ có kỹ năng xử lý tình huống tốt. Họ không
chỉ là người bán hàng còn là đại diện cho hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp mà họ
đang làm việc.

Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp


Để có được kỹ năng tốt không phải một sớm một chiều, và cũng không phải đọc một vài
quyển sách mà có được. Để có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt bạn cần không ngừng học
hỏi, trau dồi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm. Vậy làm thế nào để có thể rèn luyện được kỹ
năng giao tiếp hiệu quả. Trước tiên chúng ta sẽ cùng điểm qua một số kỹ năn giao tiếp cơ
bản trước nhé.

Các kỹ năng giao tiếp cơ bản là gì


Các kỹ năng giao tiếp cơ bản thực chất là khái niệm để chỉ các kỹ năng mềm được sử dụng
trong quá trình giao tiếp. Như đã chia sẻ trong phần kỹ năng giao tiếp là gì chúng ta có thể
thấy một số kỹ năng giao tiếp cơ bản thường dùng như: Kỹ năng diễn đạt; kỹ năng lắng
nghe; Kỹ năng đặt câu hỏi; kỹ năng phân tích vấn đề; Kỹ năng thuyết phục, kỹ năng ra quyết
định… Tôi sẽ điểm qua một vài nét cơ bản về các kỹ năng giao tiếp đó.

1. Kỹ năng diễn đạt trong kỹ năng giao tiếp là gì?


Kỹ năng diễn đạt là một trong kỹ năng bắt buộc phải có trong giao tiếp, giao tiếp là quá trình
trao đổi thông tin qua lại. Trong khi đó diễn đạt vừa là kỹ năng vừa là công cụ truyền đạt
thông tin. Vì vậy trong quá trình giao tiếp bạn cần lựa chọn phương thức truyền đạt rõ ràng,
rành mạch đúng trọng tâm. Việc lựa chọn câu từ, ngữ điệu, cường độ và tốc độ nói là vô
cùng quan trọng quyết định đến cảm xúc và thái độ của người đối diện.

Diễn đạt trong giao tiếp không đơn thuần chỉ chỉ là sử dụng lời nói. Diễn đạt trong giao tiếp
có thể là khẩu hình miệng, ánh mắt, cử chỉ (ngôn ngữ cơ thể). Với các hình thức giao tiếp
khác như chữ viết, thư từ bạn cần thực hiện theo các quy ước có sẵn tránh việc việc gây khó
chịu cho người xem. Tất cả những kỹ năng này đều cần thực học tập và rèn luyện mỗi ngày
để nó trở thành kỹ năng của riêng bạn

2. Kỹ năng lắng nghe trong kỹ năng giao tiếp là gì?


Trong bài viết về kỹ năng lắng nghe là gì tôi đã chia sẻ rất nhiều về các kỹ thuật liên quan
đến lắng nghe. Bởi giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin qua lại, chính vì vậy bạn phải học
được cách lắng nghe. Lắng nghe là cách để bạn tôn trọng người đối diện, cũng là công cụ
để bạn thấu hiểu đối phương một cách hiệu quả. Lắng nghe không đơn thuần là việc ngồi
nghe và nghi nhớ những gì đối phương nói. Lắng nghe còn là quá trình chắt lọc thông tin, là
kỹ thuật tạo ra khoảng nghỉ để tạo điều kiện cho đối phương chia sẻ nhiều hơn. Nếu cuộc
hội thoại đang diễn ra và bạn dừng lại 1 nhịp đối phương sẽ cảm thấy có khoảng trống và tự
nhiên phản xạ là tiếp tục chia sẻ để lấp vào khoảng trống đó.
3. Kỹ năng đặt câu hỏi trong kỹ năng giao tiếp là gì?
Giao tiếp không chỉ là chia sẻ vì vậy kỹ năng đặt câu hỏi là yếu tố quyết định đến thành công
của hoạt động giao tiếp. Mọi chủ để sẽ đi vào ngõ cụt nếu không tồn tại những câu hỏi.
Những câu hỏi cho phép bạn khai thác thông tin, tạo ra chủ đề mới cho cuộc hội thoại. Các
câu hỏi được sử dụng trong giao tiếp thường là các câu hỏi hỏi mở, nó sẽ giúp cơ hội để
chia sẻ nhiều hơn.

Bạn tuyệt đối không được sử dụng các câu hỏi đóng (những câu hỏi mang tính lựa chọn)
như: Em ăn cơm chưa; em ngủ chưa; nay em đi chơi có vui không, em có mệt không. Các
câu hỏi trong giao tiếp cũng cần sử dụng đúng lúc đúng chỗ, đừng đưa đối phương vào thế
phải trả lời liên tục. Nếu bạn liên tục hỏi sẽ gây cảm giác nhàm chán, và như bạn đang điều
tra hơn là giao tiếp.

4: Kỹ năng phân tích trong kỹ năng giao tiếp là gì?


Phân tích trong kỹ năng giao tiếp là gì? Rõ ràng giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin qua
lại mà, phân tích kiểu gì bây giờ? Trong thực tế Kỹ năng phân tích vấn đề ngay lập tức là một
kỹ năng quan trọng. Trong hoạt động giao tiếp cùng với các kỹ năng như lắng nghe, đặt câu
hỏi, bạn cần phải liên tục phân tích các thông tin nạp vào. Việc phân tích và phản hồi thông
tin liên tục được thực hiện một cách có chủ đích trong suy nghĩ. Từ các phân tích đầu vào
bạn mới có thể đưa ra các phản hồi tương ứng và hiệu quả trong quá trình giao tiếp.

5. Kỹ năng thuyết phục trong kỹ năng giao tiếp là gì?


Kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp không phải lúc nào cũng được sử dụng. Tuỳ vào mục
đích của hoạt động giao tiếp mà bạn có sử dụng kỹ năng này hay không. Theo đó trong chia
sẻ của tôi về Thuyết phục là gì? tôi đã có nhắc đến vai trò quan trọng của thuyết phục. Nếu
cuộc hội thoại của bạn nhằm mục đích thay đổi suy nghĩ, hành động của đối phương thì
không thể không áp dụng kỹ thuật thuyết phục.
Tuy vậy kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp là một phần rất nhỏ. Có nghĩa rằng trước khi
thuyết phục bạn đã phải thực hiện hàng loạt các kỹ năng như gây ấn tượng, tạo sự tin tưởng,
phân tích, chia sẻ… Thay vì việc liên tục đưa ra dẫn chứng, chứng minh nhằm thay đổi suy
nghĩ của đối phương; thì thuyết phục trong giao tiếp thường được cài cắm và sử dụng ở gần
cuối của mỗi hoạt động giao tiếp.

Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp là gì


Dưới đây là cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Vì không có một thứ tự nào cụ thể vì
vậy tôi không thể chia thành các bước thực hiện. Những cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp
này được tổng hợp dựa trên kinh nghiệm cá nhân và một số nghiên cứu. Cùng tham khảo
xem những cách thực hiện là gì nhé.
Cách 1: Nâng cao kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội
Với tôi kiến thức luôn là thứ được đề cao nhất, kỹ năng chỉ là công cụ hỗ trợ để bạn thể hiện
kiến thức mà thôi. Với kỹ năng giao tiếp cũng vậy, muốn có cuộc giao tiếp thành công buộc
bạn phải có kiến thức sâu rộng. Kiến thức chuyên môn sâu sẽ giúp bạn thể hiện bản thân;
trong khi đó kiến thức xã hội rộng giúp bạn dễ dàng hoà nhập với môi trường. Ngoài ra
những kiến thức công cụ cũng đặc biệt quan trọng ví dụ: Kiến thức vền nhân tướng học, kiến
thức về đọc vị… Về bản chất kỹ năng giao tiếp cũng là một loại kiến thức được tích luỹ lâu
dài. Vì vậy bạn cần học tập và rèn luyện song song giữa kiến thức cứng và kiến thức ngoài
chuyên môn hệ.

Cách 2: Rèn luyện sự tự tin.


Để thể hiện các kỹ mà bạn có bạn cần có sự tự tin trong mọi tình huống. Cách duy nhất mà
bạn có thể thực hiện điều này là chuẩn bị thật kỹ trước trong mọi trường hợp. Luyện tập
thường xuyên cũng là cách để bạn nâng cao sự tự tin. Cách mà tôi vẫn thường thực hiện là
nâng dần các cấp độ của sự tự tin ví dụ: Ban đầu tôi ngồi cuối lớp-> sau chuyên lên bàn đầu
-> giơ tay phát biểu. -> Thuyết trình trước lớp -> Thuyết trình trước khoa -> Thuyết trình trước
trường. -> Thuyết trình trước đội nhóm -> Thuyết trình trước hàng nghìn người… Từ những
hành động nhỏ hãy thay đổi và ép bản thân vượt qua. Bạn cũng có thể tham khảo thêm chia
sẻ về tự tin là gì để có thể làm chủ mảnh ghép cảm xúc này. Có như vậy bạn mới có được
sự sự tin trước mọi tình huống.
Cách 3: Học ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể được xem là một khái niệm, một lĩnh vực khác trong quá trình rèn luyện
phát triển bản thân. Ngôn ngữ cơ thể bao gồm hàng loạt các chuẩn mực, quy tắc thực hiện
động tác và biểu cảm trên cơ thể. Khác với các kiến thức về kỹ năng mềm, ngôn ngữ cơ thể
được hướng dẫn và hệ thống hoá thành giáo trình và sách. Vì vậy bạn có thể học và tập
luyện khi ở nhà một mình, lưu ý rằng bạn cần thực hành một cách nghiêm túc và thường
xuyên. Bởi lẽ ngôn ngữ cơ thể không được sử dụng một cách đúng đắn sẽ rất gượng gạo và
gây tác dụng ngược.

Cách 4: Rèn luyện các kỹ năng mềm


Kỹ năng giao tiếp được xây dựng dựa trên việc sử dụng các kỹ năng mềm khác. Vì vậy
không thể đưa kỹ năng giao tiếp đứng riêng, bạn buộc phải học tất cả các kỹ năng và sử
dụng chúng một cách linh hoạt.

Cách 5: Cải thiện giọng nói trong rèn luyện kỹ năng giao tiếp là gì
Giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày chủ yếu chúng ta sử dụng ngôn ngữ để thực hiện tiến
trình giao tiếp. Vì vậy giọng nói đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc truyền đạt
thông tin. Có một vài yếu tố ảnh hưởng đến giọng nói của một người bao gồm: âm lượng,
tốc độ, khoảng nghỉ, nhấn nhá, tông giọng… Việc kiểm soát giọng nói không phải điều dễ
dàng, nhất là những bạn “khuyết tật: về giọng nói. Đối với những người bình thường cũng
vậy, nếu chúng ta quá nhập tâm vào câu chuyện chúng ta cũng rất dễ quên đi việc điều
chỉnh giọng nói của mình.
Cách 6: Chuẩn bị về chủ đề giao tiếp.
Trong nhiều trường hợp trước khi thao gia các buổi gặp gỡ hãy bớt chút thời gian nghĩ về
những người bạn sẽ gặp, chủ đề mà bạn sẽ nói. Có thể những gì bạn dự tính sẽ sảy ra hoặc
không nhưng bằng việc chuẩn bị trước các chủ đề sẽ giúp bạn tự tin hơn. Ngoài ra tư suy
đặt vấn đề, dự đoán sẽ giúp bạn luôn chủ động trong mọi tình huống, hình thành tư duy
nhạy bén hơn. Giống như việc học tiếng anh khi đi “săn Tây” bạn sẽ chuẩn bị các chủ đề và
dự đoán các tình huống phát sinh. Tuy vậy không nên quá căng thẳng với những cuộc gặp
quan trọng thả lỏng, thoải mái cũng là cách để cân bằng mọi thứ tốt hơn.

Cách 7: Loại bỏ các rào cản


Giao tiếp là hoạt động được thực hiện bởi nhiều người, với nền tảng kiến thức và văn hoá
khác nhau. Vì vậy quá trình giao tiếp luôn tồn tại các rào cản, từ đó nâng cao kỹ năng giao
tiếp của mình. Các rào cản trong quá trình giao tiếp bao gồm: Thiếu kinh nghiệm; thiếu kiến
thức; các yếu cảm xúc; bất đồng ngôn ngữ… Đây là những rào cản rất lớn mà bạn cần loại
bỏ trong quá trình giao tiếp của mình. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến các vấn đề về ngoại
hình, trang phục, hơi thở… Những yếu tố này tưởng như đơn giản nhưng nó lại ảnh hưởng vô
cùng lớn đến tâm lý và hiệu quả giao tiếp.

Cách 8: Luyện tập thường xuyên


Cuối cùng việc bạn cần làm là luyện tập thường xuyên, mọi loại kỹ năng đều cần có sự rèn
luyện không ngừng nghỉ. Với kỹ năng giao tiếp để luyện tập bạn có 2 cách gôm: Tự luyện
tập, và luyện tập cùng người khác. Tuỳ vào môi trường và tính chất công việc của bạn mà
bạn sẽ chọn cho mình hình thức luyện tập phù hợp.


o

 Tự luyện tập: là cách mà bạn tự tạo ra cho mình các chủ đề, dự
đoán phản ứng của đối phương và chia sẻ về chủ đề mà mình định nói. Thông
thường cách mà tôi thực hiện việc này là đứng trước gương, vừa thuyết trình, vừa
thay đổi biểu cảm, ngôn ngữ cơ thể, và cả tông giọng.
 Luyện tập cùng người khác: Đây là hình thức được khuyến
khích áp dụng nhất bởi không gì tốt hơn ngoài thực chiến. Bạn cần tìm bạn bè của
mình, tham gia các hoạt động chia sẻ, hoạt động cộng đồng, nơi mà bạn có cơ hội
trò chuyện giao lưu. Cố gắng đưa vào các kỹ năng lý thuyết và luyện tập nó thật
nhiều

You might also like