You are on page 1of 3

Họ và tên: Nguyễn Thanh Bảo Trân

Lớp: KMC01
MSSV: 31181020319 THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn: Giao tiếp kinh doanh Đề bài: Những kỹ năng gì trong giao tiếp kinh
doanh hỗ trợ cho việc "bạn trở thành công dân
GVHD: Thạc sĩ. Lê Anh Huyền Trâm
toàn cầu"? Hãy phân tích cụ thể.
Bài làm:
Khi thời kì hội nhập quốc tế đang trên đà trở thành một xu hướng, mỗi một học sinh, sinh
viên như em nhận thức việc tự mình trang bị thêm các kỹ năng trong giao tiếp trong kinh
doanh thật sự rất cần thiết để có thể vững vàng, tự tin và thành công trong các thương vụ kinh
doanh, sự nghiệp tương lai phía trước. Trước hết, một cá nhân được xem là công dân toàn cầu
khi có nhiều hơn một quốc tịch, đi lại nhiều quốc gia và học hỏi được nhiều nền văn hóa, có
thu nhập cao, ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần giá trị vào một thế giới
rộng lớn hơn, có trách nhiệm, đam mê học hỏi những thứ mới mẻ để phát triển bản thân, sẵn
sàng hành động, dám chịu trách nhiệm cho những việc đó. Để trở thành một người như vậy,
dưới góc nhìn cá nhân em, việc nâng cao, nỗ lực trau dồi các kỹ năng giao tiếp trong kinh
doanh được trình bày dưới đây mà em nghĩ sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trên con đường dẫn
bước đến thành công rực rỡ trong tương lai mai sau.
1. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu
Trong giao tiếp kinh doanh, việc lắng nghe đối phương trình bày ý kiến, suy nghĩ là một
trong các kỹ năng quan trọng dẫn đến thành công mỹ mãn của một cuộc hội thoại. Rèn luyện
hiệu quả kĩ năng này sẽ giúp chúng ta tiếp thu những điều mới mẻ, chắt lọc đươc những bài
học đáng quí từ người nói và từ việc hiểu rõ dụng ý đó mà cũng sẽ phân tích, suy nghĩ để có
thể đưa ra những quan điểm cá nhân phù hợp với hoàn cảnh. Ngoài ra, nó còn cải thiện được
mối quan hệ tích cực giữa các đồng nghiệp, cấp trên – cấp dưới và đối tác kinh doanh để
thuận lợi hơn trong các mối làm ăn, hợp tác lâu dài. Mặc dù, khi xét về khía cạnh rộng lớn
như toàn cầu, việc lắng nghe tốt không hề dễ dàng bởi sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa,
môi trường xung quanh, trình độ chuyên môn,…gây không ít khó khăn trong việc tiếp thu
lượng thông tin. Tuy nhiên, tất cả các trở ngại đó sẽ được dần vượt qua nếu bản thân cố gắng
tìm hiểu trước đặc tính của nền văn hóa đó, rèn luyện sự tập trung và không ngừng cải thiện
vốn kiến thức của bản thân. Trong bất cứ cuộc trò chuyện nào, một công dân toàn cầu sẽ cần
phải có một thái độ tốt trong lúc lắng nghe, họ sẽ chủ động mang phong cách chuyên nghiệp
để thật sự nắm bắt được thông tin mà vì thế họ cũng sẽ nhận được sự lắng nghe chăm chú đến
từ đối phương lúc họ đang nói.
2. Kỹ năng nói và phản hồi
Bên cạnh nghe hiệu quả, kỹ năng nói và phản hồi cũng cần thiết đối với vai trò là một công
dân toàn cầu. Trong giao tiếp kinh doanh, người tham gia cần truyền đạt một cách rõ ràng,
thông tin, suy nghĩ, ý kiến của bản thân thông qua lời nói (ngôn từ) và cả phi ngôn từ để bổ
trợ thêm. Nội dung cũng cần ngắn gọn, súc tích, không lan man để tránh gây chán nản và làm
cho đối phương không nắm được ý chính của lời nói, dẫn đến thất bại không đáng có. Bởi
tính hiệu quả của giao tiếp bằng lời nói mà người nói có thể tạo sự gắn kết trực tiếp với
những người xung quanh và dễ dàng đi đến đồng thuận, cùng quan điểm. Ngoài ra, phản hồi
là diễn đạt lại những nội dung của người vừa nói bằng ngôn ngữ của chính mình cũng giúp
cho bản thân thể hiện rằng mình đang thật sự để tâm chủ đề này và sẵn sàng đóng góp ý kiến
vì một mục tiêu cụ thể của nhóm. Đặc biệt, đối với hội nhập quốc tế hiện nay, dùng tiếng anh
(ngôn ngữ chung của quốc tế) để giao tiếp sao cho hiệu quả mang lại những lợi ích đáng kể
được kể đến như sẽ tạo được dấu ấn cho đối phương, thể hiện nhận thức vị trí và vai trò để
đóng góp giá trị về kiến thức đến mục tiêu chung của việc hợp tác.
3. Kỹ năng viết
Bên cạnh kỹ năng nói thì thông tin còn được biểu đạt thông qua văn bản, dữ liệu, thư từ nhằm
thông báo những điều cần chú trọng và cải thiện. Nội dung văn bản viết cần được trình bày
dựa trên nguyên tắc 7C ngắn gọn, súc tích, rõ ràng nhưng cũng đảm bảo cung cấp trọn vẹn
thông tin và nên nhấn mạnh những điểm quan trọng mà người đọc cần chú ý. Với nhiều mục
đích viết báo cáo hay thư từ mà người viết chú ý vào bố cục và cách hành văn để tránh gây
sai sót không đáng có. Một ý tưởng sáng tạo nổi bật như thế nào thì sẽ được đánh giá thông
qua cách diễn đạt, trình bày để người xem nắm bắt rõ và phản hồi lại nếu cần. Dựa vào đối
tượng người từ nền văn hóa nào để gửi bài viết mà ta cần điều chỉnh văn phong, cách diễn đạt
sao cho phù hợp và viết bằng tiếng anh nên tóm gọn ý chính, phân tích vừa đủ, không dông
dài, vòng vo như ở tiếng Việt, luôn theo dõi qui trình gửi thư tín và phát hiện lỗi sai để sửa.
Khi viết báo cáo hiệu quả và đáp ứng những yêu cầu đặt ra, nó thể hiện người viết có theo dõi
toàn bộ quá trình thảo luận và tích cực đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề hay hướng đến
mục tiêu cụ thể nào đó. Bên cạnh đó, có thể thấy trong những buổi hội thảo mang tính quốc
tế, khi trình bày những bản báo cáo, thư tín thương mại, cá nhân nào diễn đạt ý tưởng bằng
bài viết, gửi thư điện tử đạt chuẩn, câu ngữ chuyên nghiệp và chú trọng hình thức thì sẽ được
xem trọng và nhận được sự quí mến từ mọi người xung quanh nên rèn luyện nhiều lần kỹ
năng này thật sự hữu ích trên con đường hướng đến một công dân toàn cầu.
4. Kỹ năng thuyết trình
Một kỹ năng khác không kém phần quan trọng đó là thuyết trình, tức là trình bày ý tưởng,
thông tin một cách hấp dẫn, chân thật đến người nghe để hướng được sự chú ý khán giả,
nhằm tăng tương tác trong một buổi thuyết trình. Người trình bày cần hiểu rõ cấu trúc của bài
nói sao cho phân chia nội dung nói sao cho phù hợp trong một khoảng thời gian nhất định,
truyền đạt hết những gì muốn nói và mong nhận được nhận xét tích cực từ phía thính giả. Để
tạo không khí vui vẻ, người trình bày có thể thêm thắt vào một câu chuyện hay ho, một vài
câu châm ngôn nổi tiếng hay là quan điểm cá nhân vào để thổi hồn vào trong bài nói thêm
màu sắc tạo một ấn tượng tốt đối với người nghe. Một công dân toàn cầu khi thuyết trình
trước những người không cùng nền văn hóa của mình cũng sẽ gặp một số thiếu sót như thiếu
các kiến thức hay kĩ năng được đòi hỏi ở một tiêu chuẩn cao ngày nay, đặc biệt ở các nước
đang phát triền được yêu cầu cao hơn để có thể phù hợp với các nước kinh tế tiên tiến, cường
quốc của thế giới. Do đó, chúng ta nên hằng ngày luyện tập nói trước gương để tăng sự tự tin,
dự đoán những câu hỏi tiềm năng và chuẩn bị thật tốt kỹ năng cùng kiến thức để đưa ra câu
trả lời, ứng biến những tình huống bất ngờ đến từ khán giả để dần dần mang phong thái
chuyên nghiệp của một công dân toàn cầu khi diễn thuyết trước đám đông.
5. Kỹ năng làm việc nhóm
Một kỹ năng sẽ hỗ trợ bạn đi xa hơn trong sự nghiệp, tương lai phía trước bởi mỗi một cá
nhân không thể sống và làm việc mà tách ra khỏi cộng đồng, đặc biệt trong lĩnh vực thương
mại thì việc hợp tác ăn ý lại mang lại một kết quả xứng đáng cho cả đội. Ví dụ như ở Nhật
Bản, một đất nước được xem là dù có thể một cá nhân lúc làm việc không đạt hiệu quả, tuy
nhiên khi vào một tập thể, họ biết cách phối hợp với nhau và trở thành đội mạnh nhất và đạt
công suất đáng kinh ngạc. Thời điểm xu thế hội nhập, lúc mà mọi người trên thế giới gặp mặt
để giao lưu và bàn bạc công việc thì cách làm việc nhóm có ăn ý hay không quyết định phần
lớn kết quả và thành công của một đội. Để đạt được mục tiêu trên thì mỗi thành viên cần trau
dồi cho bản thân một thế mạnh để phát huy và có thể góp phần làm cho cả nhóm phát triển
hoàn thiện hơn bởi vấn đề được nhìn một cách đa chiều trên nhiều phương diện, nguyên nhân
sẽ được xác định chính xác và sẽ tìm thấy hướng giải quyết tối ưu nhất. Mặc dù có thể gặp
một số rào cản về ngôn ngữ, phong thái làm việc hay văn hóa nhưng mỗi một cá nhân nên
chấp nhận sự khác biệt đó mà cố gắng chan hòa và đẩy năng suất của nhóm đi lên. Thành
công to lớn của một đội đến từ sự nỗ lực từ mỗi một thành viên khi đặt mục tiêu cả đội lên
trên hết.
6. Kỹ năng quản lí cảm xúc
Một cuộc hội thoại có thành công hay thất bại cũng ít hay nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố cảm
xúc hai bên nên khả năng quản lí được cảm xúc của bản thân, hiểu được những người xung
quanh cần phải được chú trọng. Mục đích là để tính táo điều chỉnh cảm xúc kịp thời, làm chủ
được hành động và hướng suy nghĩ của bản thân để không mù quáng mà phá hỏng một mối
quan hệ làm ăn hay trong cuộc sống hằng ngày. Có thể có những lúc rất tức giận hay quá vui
vẻ nhưng điều gì cũng cần có chừng mực nếu muốn có sự tôn trọng từ đối phương. Trí tuệ
cảm xúc của một công dân toàn cầu được đánh giá cao hơn bình quân bởi vì họ được hưởng
một môi trường giáo dục chuyên nghiệp và thấu hiểu được sự thiết yếu trong việc giám sát
tình hình của cuộc nói chuyện mà chủ động lái theo một hướng tích cực hơn, điều này sẽ làm
người khác thấy được sự chuyên nghiệp và sự chín chắn của họ thông qua sự nhạy bén, khéo
léo khi ứng xử tình hình. Dù có bị rơi vào thế bị động, tình hình đẩy đến cao trào không thể
giải quyết được thì từng người trong hội thoại biết tiết chế cơn giận dữ sẽ phần nào giảm bớt
tính căng thẳng và nếu mỗi bên chịu nhân nhượng thì vẫn sẽ duy trì sự bền vững lâu dài trong
mối quan hệ. Vì vậy, dù chuyện gì tồi tệ xảy ra thì thái độ, phản ứng lại của bản thân mới
được xem là yếu tố quyết định, với mục tiêu hướng đến một công dân toàn cầu thì kỹ năng
này cần thiết này phải được rèn luyện nhiều để không bị hoàn cảnh chi phối mà thất bại trong
giao tiếp, đặc biệt trong kinh doanh.

You might also like