You are on page 1of 4

Câu 4 : Vai trò của giao tiếp bằng ngôn ngữ trong doanh nghiệp

1. Xúc tác để tăng doanh số ( Đối với khách hàng )

Giao tiếp là chất xúc tác chính giúp cho gia tăng doanh số bán hàng của các
doanh nghiệp hiện nay. Như các bạn đã biết, khách hàng chính là yếu tố giúp cho
các doanh nghiệp đi lên và vững mạnh. Một lượng khách hàng trung thành ngoài
yếu tố tin tưởng sản phẩm còn chủ yếu đến từ việc hài lòng với dịch vụ mà các bạn
đem lại. Vì vậy, các tư vấn viên, hay những nhân viên giao tiếp với khách hàng cần
nắm giữ nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh để chốt số lượng và gây dựng một
lượng khách hàng trung thành cao hơn.

2. Truyền đạt chiến lược và kế hoạch kinh doanh ( Đối với đồng nghiệp )

Đối với các đồng nghiệp, nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh giúp bạn nắm
giữ được chìa khóa trong việc truyền đạt chiến lược và kế hoạch kinh doanh tới tập
thể đồng nghiệp và cấp dưới của mình.

Đây là điều quan trọng để tạo nên sự gắn kết cũng như tuân thủ theo chiến lược
phát triển doanh nghiệp tốt nhất. Ngoài ra, giao tiếp tốt sẽ giúp bạn có được những
đóng góp hay sửa đổi cho những gì bạn còn thiếu sót trong công việc của mình. Kĩ
năng giao tiếp này chủ yếu được thể hiện thông qua việc thuyết trình và trao đổi
thông tin tại các cuộc họp phòng ban và doanh nghiệp

3. Tạo mối quan hệ đối tác ( Đối với đối tác )

Một điều quan trọng ngoài khách hàng còn là những đối tác – những đối tượng
tác hợp thành mối quan hệ cộng sinh và giúp đỡ qua lại. Việc giao tiếp và nắm giữ
được nghệ thuật giao tiếp sẽ giúp bạn đạt được một số điều sau:

 Ký kết hợp đồng thành công


 Tìm kiếm được những đối tác lâu dài và có giá trị lợi ích cao
 Đạt được những thỏa thuận có lợi trong công ty
 Giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh
 Gây dựng doanh nghiệp lớn mạnh và vững chắc
 Tạo mối liên kết với các đối tác trong thời gian dài
 …

4. Học hỏi và trao đổi kinh nghiệm kinh doanh ( Đối với các mối quan hệ
liên quan khác )
Đặc biệt và cũng là quan trọng nhất của các kĩ năng trong giao tiếp, dù cho là
giao tiếp trong kinh doanh hay giao tiếp trong đời sống, thì bạn vẫn là người được
hưởng lợi nhiều nhất và chả có thiệt thòi hay mất mát gì cả. Những gì bạn nhận lại
được có thể cao gấp 2-3 lần bạn cho đi, đó là những kinh nghiệm, những cơ hội
quý giá, những mối quan hệ có giá trị cao và lâu bền, là những danh vọng và tiền
tài,… Tất cả mọi thứ sẽ dễ dàng đến với bạn hơn khi bạn nắm giữ được nghệ thuật
giao tiếp trong kinh doanh.

Bất kỳ ai cũng đều muốn nghe những lời hay ho và ngon ngọt, cũng như đều
mong muốn nhận được những cách ứng xử nhã nhặn, lịch sự và tôn trọng đến từ
phía đối phương. Do vậy, hãy biết cách giao tiếp một cách tế nhị, đúng mực, không
suồng sã quá cũng không quá lơ đãng quá.

Một điều rất quan trọng trong giao tiếp, kể cả giao tiếp trong kinh doanh, đó
chính là kĩ năng lắng nghe. Nhiều bạn vẫn luôn lầm tưởng rằng giao tiếp chính là
nói, hay thực hiện các cử chỉ hành động để có thể diễn đạt được thông điệp của bản
thân. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần của giao tiếp thôi. Lắng nghe cũng là một điều
rất quan trọng và là kĩ năng khó nắm bắt nhất bởi một lí do rất đơn giản, đó chính
là cái tôi của bạn. Ai cũng muốn là người được nói vì họ đặt bản thân cao hơn đối
phương trong cuộc nói chuyện. Nhưng sai lầm ở đây là giao tiếp có nghĩa là sự
bình đẳng trao đổi giữa hai bên, do đó khi có người nói phải có nghe và ngược lại.
Ít người nhận thức được điều này hay biết được nhưng vẫn muốn giữ bản thân
quan trọng hơn người khác, dẫn tới việc các cuộc giao tiếp đều kết thúc trong thất
bại.

Từ đây, bài học rút ra cho các bạn muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như trau dồi
bản thân nhiều hơn nữa thì hãy học cách lắn trong giao tiếp, đặc biệt là các mối
quan hệ cấp trên cấp dưới, hay bạn đang muốn học hỏi điều gì từ ai đó,

5. Tránh hiểu lầm và đưa thông tin sai lệch

Đôi khi cách diễn giải loằng ngoằng, không rõ ý có thể là nguyên nhân khiến đối
tác hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch đi thông tin và thông điệp bạn muốn gửi tới. Điều
này sẽ gây ra những hậu quả xấu với quá trình kinh doanh. Nhưng nếu đạt đến
trình độ nghệ thuật giao tiếp tốt, nó sẽ giúp bạn hoàn thành công việc thậm chí là
sửa chữa lại sai lầm. Với những thông tin lỡ sai, bạn cũng có thể quay ngược 180
độ nếu có một cái miệng khôn khéo và một bề dày kinh nghiệm trong giao tiếp

6.Thúc đẩy quá trình kinh doanh

Khi kỹ năng giao tiếp tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng được nâng cấp, khách
hàng được giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, kịp thời thông qua giao tiếp
trực tiếp thì chỉ số kinh doanh tăng cao không phải là điều khó hiểu. Khi chỉ số
tăng cao đồng nghĩa với việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể.
Điều này có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển và công cuộc xây dựng thương hiệu
của doanh nghiệp trong lòng đối tác và khách hàng.

7. Tạo ra văn hóa hòa nhập chốn công sở

Sự động viên, chia sẻ của cấp trên đối với cấp dưới sẽ trở thành nguồn động lực to
lớn để họ cố gắng lao động hết mình. Sự giao tiếp thông qua ngôn ngữ trực tiếp
của ban quản lý với nhân viên sẽ góp phần tạo ra môi trường làm việc thân thiện và
thoải mái. Điều này tác động lớn tới tâm lý làm việc của nhân viên.

Ngoài ra giữa các nhân viên có sự tương tác giao tiếp tốt cũng sẽ tăng hiệu quả
trong công việc nhờ có sự hợp tác và thấu hiểu nhau.

8 Tăng tương tác với khách hàng

Nghệ thuật giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng sẽ là điều kiện để doanh
nghiệp nắm bắt tâm lý tiêu dùng (nếu có) của khách hàng (hoặc đối tác). Các cuộc
điều tra khách hàng, các đợt tiếp thị hoặc thiết lập kênh tương tác sẽ cung cấp cho
doanh nghiệp một cái nhìn sâu sắc về tâm lý khách hàng và giúp công ty có thể
thay đổi hoặc cải thiện sản phẩm nhằm đáp ứng đúng nhu cầu.

9. Hiểu và nắm bắt được thị trường


Sự tương tác với khách hàng là cơ sở để doanh nghiệp hiểu và nắm bắt thị trường.
Khi đội ngũ quản lý có sự hiểu biết tốt nhất về thị trường và đọc được tâm lý người
tiêu dùng thì các sản phẩm đến với khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Phát triển đội ngũ kinh doanh cốt lõi, đào tạo kỹ năng và khuyến khích mở các
kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm là cách làm thông minh để doanh nghiệp
của bạn tạo khoảng cách với các doanh nghiệp khác. 

You might also like