You are on page 1of 3

1. Hiếm có nhà đàm phán trời sinh.

Đúng hay sai


Đúng. Vì mọi người thường cho rằng tất cả chúng ta đều được sinh ra với những
năng lực đa dạng nhưng thực tế môi trường xã hội và yếu tố giáo dục mới có ảnh
hưởng lớn đến kết quả của mỗi người. Các chuyên gia về đàm phán nhận định
rằng hầu hết các sinh viên đều có khả năng tích lũy được năng lực và sự tự tin.
Điều này chỉ ra rằng một cá nhân có trở thành một chuyên gia đàm phán hay
không đều dựa vào cách tiếp thu của người đó.
2. Trong giai đoạn của quá trình đàm phán thì giai đoạn đàm phán là
quan trọng nhất. Đúng hay sai
Đúng. Vì trong giai đoạn này các bên tiến hành bàn bạc, thỏa thuận những vấn
đề đôi bên cùng quan tâm như: hàng hóa, chất lượng, số lượng, giá cả, thanh
toán… nhằm đi đến ý kiến thống nhất, ký được hợp đồng.
3. Đàm phán không phải là đấu trường để hiện thực hóa những thành
tựu cá nhân. Đúng hay sai
Đúng. Vì trong tất cả các cuộc đám phán đều chịu ảnh hưởng bởi thái độ về quá
trình đám phán. Có thể có sự bất đồng về nhu cầu đàm phán bởi những người có
thẩm quyền. Một số đặc điểm của cuộc đàm phán có thể ảnh hưởng đến hành vi
của một người, ví dụ như một số người trở nên phòng thủ.
4. Nêu các phương pháp xác định BATNA
Nên xác định rõ giải pháp thay thế tốt nhất (BATNA) nếu thỏa thuận không
được hoàn toàn như ý muốn.
Cố gắng xác định BATNA của đối tác bằng cách tìm kiếm các thông tin liên
quan, đặt mình vào vị trí đối tác, tham khảo ý kiến của những người hiểu biết về
đối tác,…
Tìm và vận dụng được BATNA thành công là một nghệ thuật
5. Đàm phán theo kiểu cứng là đàm phán cố gắng tránh xung đột, dễ
dàng chịu nhượng bộ, nhằm đạt được thỏa thuận và giữ giùn mối quan hệ
giữa đôi bên. Đúng hay sai
Sai. Vì Đàm phán theo kiểu cứng còn gọi là đàm phán kiểu lập trường điển hình
trong đó người đàm phán đưa ra lập trường hết sức cứng rắn, rồi tìm mọi cách
bảo vệ lập trường của mình, lo sao đè bẹp cho được đối phương. Kiểu đàm phán
này thường dẫn đến kết quả thắng – thua (win – lose).
6. Hiếm khi chỉ một bên có tất cả thế mạnh. Đúng hay sai
Đúng. Vì trường hợp này thuộc 1 trong 4 nguyên tắc khi sử dụng thế mạnh thì
thế mạnh trong đàm phán. Thường thì mỗi bên đều có những điểm mạnh và cả
điểm yếu. Ví dụ: một công ty có thế mạnh là nguồn nhân lực dồi dào nhưng lại
thiếu vốn và công nghệ. Hoặc một nhà đầu tư có thế mạnh về vốn, về quan hệ
nhưng lại ít am hiểu về chuyên môn, thiếu kinh nghiệm kinh doanh...
7. Đàm phán là một hoạt động mang tính phổ biến. Đúng hay sai
Đúng, vì đây thuộc một trong hai bản chất của hoạt động đàm phán. Mang tính
phổ biến ở đây là về: mọi lĩnh vực, mọi cá nhân, mọi gia đình, mọi láng giềng,
mọi doanh nghiệp, mọi quốc gia.
8. Một cuộc đàm phán không phải là một sự kiện mà là một quá trình.
Nó phải được bắt đầu từ trước khi bạn đối diện với đối tác. Giải thích.
Đúng. Vì đàm phán không phải là một sự kiện mà phải là một quá trình. Nếu
muốn đạt được kết quả đàm phán như muốn, người đàm phán phải đầu tư thời
gian và công sức. Tuỳ vào tính chất quan trọng của cuộc đàm phán mà mức độ
đầu tư có thể khác nhau.
9. Thế mạnh chỉ tồn tại khi được bên kia thừa nhận. Đúng hay sai
Sai. Vì theo nguyên tắc khi sử dụng thế mạnh thì thế mạnh trong đàm phán chỉ
tồn tại ở điều được thừa nhận chứ không phải là sự thừa nhận của bất kì bên nào.
Vì trong đàm
phán, các bên thường tìm cách che giấu điểm yếu, đồng thời phô diễn điểm
mạnh. Đó chính là vấn đề mà các nhà đàm phán cần cân nhắc, suy xét kỹ. Năng
lựcvà ưu thế của họ có thể là có thật, những cũng có khi chỉ là biểu hiện bên
ngoài chứ không có thật.
10. Bất lợi khi phái đoàn tham gia đàm phán?
Lợi thế:
Kiến thức rộng, khả năng đa dạng hơn
Các thành viên trong nhóm có thể đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau hoặc
đóng vai trò khác nhau
Bất lợi:
Phối hợp không ăn ý
Các thành viên có mâu thuẫn
Bài tập TL
Sau khi tốt nghiệp loại khá trường Đại học Duy Tân vào năm 2020, bạn vào
làm việc cho một công ty cổ phần tại TP Đà Nẵng, với chức vụ Chuyên viên
kinh doanh & Marketing, hưởng mức thu nhập 6 triệu đồng/ tháng.Năm
nay, 2022, bạn muốn thu nhập tăng thêm 50% và nộp đơn ứng tuyển vào
một công ty cùng ngành nghề nhưng có quy mô lớn hơn, thành công hơn.
Tuần đến, bạn có lịch phỏng vấn chung kết với Hội đồng Tuyển dụng của
công ty mới, trong đó, quan trọng nhất là đàm phán về mức lương bạn yêu
cầu. Bởi vì công ty mới này chỉ muốn trả lương cho bạn bằng với mức
lương như công ty cũ của bạn mà thôi. Công ty mới đã nói với bạn rằng họ
sẽ không tuyển chọn bạn với mức thu nhập mà bạn mong muốn. Đứng góc
độ công ty, xác định điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu, BATNA và giá đề
nghị.
ĐÁP ÁN
- Điểm mạnh: 
+ Công ty chúng tôi có quy mô lớn, và đã có nhiều thành công trên thị trường
+ Thương hiệu công ty chúng tôi đã tồn tại khá lâu trên thị trường, cũng đã
chứng minh vị thế cũng như là sức ảnh hướng và niềm tin của khách hàng
+ Khi là bạn được tuyển dụng vào công ty chúng tôi bạn có thể tiếp xúc cũng
như là va chạm với các đối tác lới và các công việc có quy mô lớn thậm là đối
tác nước ngoài
- Điểm yếu:
+ Vì là quy môn công ty chúng tôi khá lớn nên về vấn đề nhân lực có tiềm năng
thì bên công ty chúng tôi vẫn chưa bao phủ toàn diện. Vì vậy đó là lý cho chúng
tôi mở buổi tuyển dụng nào để tuyển thêm nhân tài
- Mục tiêu: tuyển dụng thêm nhân tài cho công ty và với mức lương bằng với
các công ty khác
- BATNA:
- Giá đề nghị:

You might also like