You are on page 1of 3

I.

Kỹ năng Đàm Phán trong kinh doanh


KN : Đàm Phán là một sự tổng hợp các phương thức mà chúng ta sử
dụng để truyền đạt thông tin về điều mình mong muốn, ước nguyện và
trông đợi từ người khác. Đàm phán là quá trình hai hoặc nhiều bên làm
việc với nhau để đạt được thỏa thuận. Đàm phán là bàn bạc đê tìm ra
mọt giải pháp khả thi cho nhũng sự khác biệt, là quá trình hai hoặc
nhiều bên có lợi ích chung và lợi ích xung đột, cùng tìm ra và thống nhất
một giải pháp để giải quyết vấn đề.
Nguyên tắc cần lưu ý khi đàm phán trong kinh doanh
1. Cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong khi tiến hành đàm
phán
- Ít nhất một phần ba thông tin được tiếp nhận thông qua giọng nói
và cách trình bày của người đàm phán
- Một gương mặt rạng rỡ, thái độ tích cực sẽ giúp bạn nhanh chóng
gây được thiện cảm với đối tác, từ đó giúp bạn dễ dàng đàm phán
thành công.
- Hãy để đối tác cảm nhận được sự tôn trọng thông qua giọng điệu,
cách nói, thái độ của bạn.
2. Lắng nghe một cách cẩn thận nhất có thể
- Lắng nghe là một kĩ năng quan trọng khi đàm phán trong kinh
doanh.
- Luôn kiểm soát được lời nói và hành động của mình để thể hiện
bạn hiểu được người đang đối diện với bạn quan tâm, mong
muốn điều gì ở bạn.
- Hãy vận dụng những kiến thức mà bạn có để giao tiếp, vì bạn nói
càng nhiều, cho đi càng nhiều thì bạn cũng sẽ nhận lại rất nhiều.
- Tập luyện kĩ năng đặt câu hỏi, để kích thích đối tác của bạn nói
chuyện.
3. Xác định mục tiêu đàm phán và và bám sát trong suốt quá trình
đàm phán kinh doanh.
- Xác định rõ ai là những người bạn làm việc cùng, với mỗi đặc điểm
tính cách khác nhau, hãy áp dụng cách tiếp cận khác nhau, điều
này làm cho cuộc đàm phán dễ dàng hơn.
- Cần biết rõ mình muốn gì, trước khi đàm phán, bạn nên chia tách
mục tiêu cuối cùng thành những mục tiêu nhỏ, và đâu à nội dung
mình sẽ trao đổi với đối tác. Nếu mục tiêu càng cụ thể, bạn sẽ dễ
dàng theo đuổi và đạt được kết quả như mong muốn.
4. Kĩ năng trình bày, sử dụng từ ngữ một cách khôn khéo và linh
hoạt.
- Trong quá trình đàm phán, bạn nên chọn lọc từ ngữ một cách
khéo léo, đừng bao giờ nói là bạn có quan điểm hoàn toàn khác,
đừng quá đề cao bản thân mình. Bạn có thể chọn cách nói : “ Về
vấn đề này, tôi cũng nghĩ như vậy, nhưng bên cạnh đó, tôi chỉ
muốn nhấn mạnh thêm về điểm này,…”
- Đừng thể hiện là đối tác đã có quan điểm sai lầm, hay cái nhìn
phiến diện. Bạn có thể chọn cách nói: “ Cách nhìn nhận của
Anh/chị là một cách nhìn nhận đúng, nhưng chúng ta thử phân
tích trên một phương diện khác thử xem”.
- Khéo léo khi nói về sản phẩm, dịch vụ của mình, đừng bao giờ nói
là giá cả rẻ, thay vào đó hãy nói về nhũng tiện ích mà chỉ riêng sản
phẩm, dịch vụ của bạn mới có.
5. Hãy chắc chắn bạn để lại ấn tượng ban đầu thật tốt
- Trước tiên, phải tạo ra một bầu không khí nói chuyện thật thoải
mái, dễ chịu bằng một vài câu chào hỏi hòa đồng, thân thiện.
- Không nên bắt đầu đối thoại bằng những câu hỏi bạn đã sắp xếp
vì mục đích đã đặt ra của mình.
- Cư xử thật khéo léo, chú ý đến từng lời nói, cử chỉ và điều bộ bởi
không bao giờ có cơ hội thứ hai để có thể để lại ấn tượng ban
đầu.
II.Kỹ năng phân tích tài chính
Phân tích tài chính là trọng tâm của hoạch định chiến lược và chiến
thuật trong phát triển doanh nghiệp, là công cụ hữu ích giúp đánh giá
mặt mạnh yếu của doanh nghiệp, của đối thủ cạnh tranh, đối tác kinh
doanh. -> đưa ra chính sách, chiến lược phát triển phù hợp trong
tương lai.
Phân tích tài chính cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, chủ
nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra quyết định đầu tư, tín
dụng và các quyết định tương tự -> Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt
động, chủ động trong đầu tư, kiểm soát chi phí nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh, nâng cao trách nhiệm tỏng bảo toàn vốn, tài sản,…
Nhà lãnh đạo cần phân tích các báo cáo tài chính, bảng báo cáo hoạt
động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ,… để thực hiện đánh
giá xem xét các chỉ tiêu về mặt không gian thời gian, so sánh với tiêu
chuẩn định mức, so sánh với các doanh nghiệp khác,… là cơ sở để
doanh nghiệp, các nhà đầu tư, chủ nợ và các đối tác liên quan ra quyết
định của mình.

You might also like