You are on page 1of 11

KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT

LÝ THUYẾT
Câu 1: Phân tích các giai đoạn của đàm phán và cần tránh những gì?

1. Chuẩn bị: “Cẩn tắc vô áy náy”


- Xác định mục đích của cuộc đàm phán: tính cần thiết của cuộc đàm phán; mục tiêu cụ
thể cần đạt được là gì? Có thể sử dụng phương pháp SMART để xác định mục tiêu đàm
phán.
- Nghiên cứu kỹ tài liệu, thông tin liên quan: hiểu giao dịch và thỏa thuận giữa các bên,
hiểu các vấn đề pháp lý có liên quan và các giải pháp.
- Tìm hiểu về đối tác (người đàm phán/ người có thẩm quyền quyết định): Để hiểu đúng
và đầy đủ về đối tác, người đàm phán phải tiến hành thu thập các thông tin, thông tin
càng nhiều và chính xác thì sẽ càng có khả năng thắng lợi trên bàn đàm phán.

2. Tiến hành đàm phán:


- Chia sẻ thông tin:
• Không thể hiện sự tranh đua: thể hiện sự thiện chí, tự tin
• Bình tĩnh với các yếu tố bất ngờ
- Thiết lập mối quan hệ:
• Hiểu rõ tâm thế của người đối diện.
• Sử dụng kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng im lặng.

3. Mặc cả, trả giá


Là giai đoạn đưa ra đề nghị, chấp nhận hoặc phản bác đề nghị của đối phương để đi đến
giải pháp thống nhất.
- Xác định rõ điều mình muốn, điều bên kia muốn.
- Phân tích những bất lợi của đối phương nếu họ không chấp nhận phương án mình đưa
ra.
- Đưa ra những lập luận, chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu của đối phương là không
hợp pháp hoặc không hợp lý.
• Chiến thuật :
- Có đi có lại
- Im lặng

1
- Thể hiện thái độ trọng thị
- Đọc tâm trạng đối phương
- Phản công
• Những điểm lưu ý:
- Không để tình cảm xen vào;
- Không để mất tự chủ
- Không thể hiện mục đích bắt buộc phải đạt được thỏa thuận đưa ra.
- Không nên chỉ biết nhân nhượng.
- Không nên đổ lỗi cho đối phương.
- Không làm đối phương mất thể diện
 Những điều cần tránh trong đàm phán:
- Sự thiếu tôn trọng đối với bên kia: Cần phải chủ động mở đầu cuộc đàm phán bằng thái
độ lịch sự, hòa nhã và thiện cảm, cần phải tôn trọng đối phương. Trong đàm phán, thường
xuyên quan sát một cách kín đáo và tế nhị cách cư xử của đối tác để có thể điều chỉnh kịp
thời, hợp lý cách cư xử của mình.
- Nói quá nhiều: Nếu nói quá nhiều khi đàm phán sẽ làm đối tác không tập trung vì phải
dung nạp một lượng thông tin quá nhiều và có thể dẫn đến hiểu lầm. Vì vậy cần phải nói
đủ nghe rõ, ngắn gọn và tập trung vào các ý chính và nên nói chậm hơn lúc bình thường.
Như thế đối tác sẽ có thời gian để nghe, tiếp nhận và hấp thụ các thông tin, lý lẽ mà nhà
đàm phán muốn truyền đạt.
- Phụ lòng tin của đối phương: trong quá trình đàm phán, những lợi ích được nêu ra cũng
như tiến độ thực hiện như thế nào, những cam kết cần phải được đảm bảo thực hiện được
để tạo sự tin tưởng cho đối phương cũng như uy tín cho bản thân.
- Cố kết bạn với đối phương: không nên cố tạo mối quan hệ thân thiết với đối phương, vì
sẽ làm cho khách hàng có sự nghi ngờ về tính chuyên nghiệp cũng như sự khách quan đối
với vụ việc.
- Định kiến, tự ti với những rào cản/tự ái: mối quan hệ của hai bên trước đó, bên kia
mạnh hơn: không nên có thái độ cứng nhắc trong quá trình đàm phán mà phải có thái độ
điềm tĩnh, tự tin, cố gắng đạt được mục đích của mình trên cơ sở không khí đàm phán
thân mật, thoải mái cho cả hai bên. Không tự ti, rụt rè mà phải giữ vững quan điểm và lập
trường của mình để có thể hướng tới lợi ích toàn vẹn cho cả đôi bên.
Câu 2 (CLC41E): Anh/chị hãy phân tích tầm quan trọng của việc trao đổi, tiếp xúc
với khách hàng trước khi khởi kiện. Những nội dung cơ bản mà LS cần làm rõ
trong quá trình trao đổi với khách hàng.

2
 Tầm quan trọng của việc trao đổi, tiếp xúc với khách hàng trước khi khởi kiện:
- Tiếp xúc trực tiếp, trao đổi với khách hàng giúp luật sư có thể hiểu rõ đối tượng khách
hàng của mình. Trên thực tế có rất nhiều loại khách hàng (KH VN, NN, cá nhân, doanh
nghiệp,…), mỗi KH lại có đặc điểm, tâm lý khác nhau, việc tiếp xúc trực tiếp giúp LS có
thể am hiểu KH của mình là ai để từ đó có hướng tư vấn và tiếp xúc phù hợp nhất.
- Tiếp xúc với KH giúp LS có thể gợi mở để KH trình bày đầy đủ, đúng sự thật, khai thác
đúng hướng mà mình cần, nếu chưa hiểu rõ có thể yêu cầu trình bày lại.
- KH luôn muốn bảo vệ cái sai của mình, muốn LS biến cái sai của mình thành cái do đó
khách hàng tìm mọi cách để thuyết phục luật sư hiểu như mình. Khi tiếp xúc LS có thể
căn cứ vào tâm lý, biểu cảm để đánh giá khách hàng đúng, hay khách hàng đang chủ
quan nguỵ biện, ngộ nhận để có hướng tư vấn phù hợp, tránh bị KH dẫn dắt theo lối suy
nghĩ sai.
- Trao đổi, tiếp xúc trước khỏi kiện giúp KH có thể an tâm, tin tưởng vào LS hơn.
- Giúp LS có thêm kinh nghiệm khi tiếp xúc với nhiều loại KH khác nhau, cải thiện khả
năng giao tiếp.
 Những nội dung cơ bản mà LS cần làm rõ trong quá trình trao đổi với khách
hàng?
- Luật sư cần xác định rõ nội dung chủ yếu của vụ việc và phạm vi yêu cầu của khách
hàng
- Xác định rõ phạm vi tư vấn đối với vụ việc liên quan đến nhiều lĩnh vực.
- Tìm hiểu rõ bản chất của sự việc mà khách hàng cần tư vấn. Luật sư phải lắng nghe
khách hàng trình bày và ghi chép đầy đủ nội dung chính, ý chính, trên cơ sở đó đặt câu
hỏi để làm rõ thêm. Thông thường, lần đầu tiên tiếp xúc, luật sư chưa thể nắm bắt một
cách chắc chắn bản chất của sự việc đó hơn nữa, khách hàng thường trình bày theo ý chủ
quan và bỏ qua nhiều chi tiết mà họ cho là không cần thiết. Vì vậy, luật sư cần gợi ý
những vấn đề để khách hàng trình bày đúng bản chất của vụ việc. Luật sư tư vấn nên lưu
ý khách hàng, chỉ có thể đưa ra giải pháp chính xác, đầy đủ và đúng pháp luật nếu khách
hàng trình bày vấn đề trung thực và khách quan. 
- Luật sư nên nói rõ với khách hàng rằng mình sẽ bảo vệ quyền lợi tốt nhất dành cho
khách hàng. Không cam kết chắc chắn kết quả của cùng của vụ việc.
- Cung cấp, làm rõ cho khách hàng biết về nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của
Luật sư để khách hàng an tâm chia sẻ vụ việc một cách cụ thể, trả lời mọi thắc mắc liên
quan đến việc giải quyết vụ việc của Luật sư.
- Thoả thuận thù lao và thanh toán chi phí
- Thời hạn tư vấn dự kiến
- Thống nhất cách thức làm việc và cách tính thù lao tư vấn, nói rõ lộ trình, kết quả có thể
đáp ứng mục đích của khách hàng hay không ?
Câu 3(CLC41A): Phân tích quy tắc: “Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự
thật khách quan”
Quy tắc 2 trong Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định hư
sau: “Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật

3
chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề
nghiệp”. 
- Trong hoạt động nghề nghiệp, luật sư phải độc lập trong tư duy, suy nghĩ và hành động
trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, không bị chi phối bởi bất cứ một áp lực hoặc lợi ích
vật chất và tinh thần nào để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp luật sư;
- Trung thực, tôn trọng sự thật khách quan thể hiện bản chất nghề nghiệp luật sư, là điều
kiện để tạo lập niềm tin với khách hàng, với cơ quan nhà nước và với cộng đồng xã hội;
- Nếu không tuân thủ Quy tắc này sẽ dẫn tới hậu quả là làm mất uy tín, danh dự của luật
sư, làm mất niềm tin của khách hàng và xã hội đối với luật sư và hành nghề luật sư.
- Luật sư phải là người tuân thủ pháp luật, không được trực tiếp hay gián tiếp làm bất cứ
những việc gì gây ảnh hưởng bất lợi hoặc khả năng làm ảnh hưởng bất lợi đến tính độc
lập, liêm chính và uy tín của luật sư. Luật sư không được tư vấn hoặc giúp đỡ khách hàng
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc gian trá. Thông thường luật sư phải từ chối
hoặc rút lui khỏi một vụ việc nếu khách hàng yêu cầu luật sư làm một việc phạm pháp
hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Để tạo vị thế của luật sư với xã hội và niềm
tin với khách hàng, luật sư phải có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng.
Luật sư chỉ nhận những vụ việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ việc theo phạm
vi yêu cầu của khách hàng. Không được nhận việc nếu có xung đột hoặc có nguy cơ xung
đột vì quyền lợi với khách hàng khác. Trong quan hệ với khách hàng luật sư không nên
để áp lực tài chính ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng của mình nên
tách bạch hai vấn đề thì việc luật sư cung cấp cho khách hàng những lời khuyên mới vô
tư và trong sáng.
Nội dung cần lưu ý trong đơn khởi kiện dân sự của luật sư (CÂU NÀY CHƯA
CHẮC, CHƯA LÀM XONG NHA, TẠI HONG BIẾT LÀM)
Đơn khởi kiện là văn bản bắt buộc phải có trong bất kì hồ sơ khởi kiện nào. Khoản 1
Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 khẳng định, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện
phải làm đơn khởi kiện.
- Về hình thức: đơn khởi kiện phải đúng mẫu ( được ban hành kèm theo Nghị quyết số
01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao). Đơn khởi kiện phải thể hiện thông tin của người khởi kiện, người bị kiện,
người liên quan, tên Toà án giải quyết, danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi
kiện…
- Về nội dung: Phải thể hiện rõ nội dung bị xâm phạm, vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải
quyết đối với người bị kiện, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Câu 4: Phân tích quy tắc “Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng” (Quy tắc 3 trong
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Ban hành kèm theo
Quyết định số 68/QĐ-HDLSTQ ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng luật sư
toàn quốc). (2 điểm)

4
Quy tắc 3: Luật sư có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách
hàng, tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ
năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng theo quy
định của pháp luật, Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư.

- Thứ nhất: Luật sư cần hành động vì lợi ích tốt nhất của khách hàng nhưng đồng thời
cũng cần tuân thủ pháp luật và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Luật sư bằng trình độ
chuyên môn dùng quy định pháp luật để bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng.
Tuy nhiên, Luật sư trong quá trình hành nghề của mình có thể được khách hàng yêu cầu
tư vấn về một việc làm trái pháp luật (ví dụ buôn lậu hay sản xuất vũ khí) hay làm thế nào
để không trái pháp luật nhưng khách hàng vẫn đạt được mục đích và có lợi nhất cho
khách hàng (ví dụ luật quy định không rõ và làm thế nào để “lách luật”). Trong trường
hợp này, luật sư sẽ không tư vấn hoặc đại diện cho khách hàng trong những vụ việc như
vậy.
- Thứ hai: Không phân biệt đối xử và không làm xấu hơn tình trạng của khách hàng. Do
tính chất nghề nghiệp, quan hệ giữa luật sư với khách hàng không chỉ là một quan hệ mua
bán thông thường theo đó một bên trả tiền và một bên cung cấp dịch vụ. Khi tham gia các
vụ việc này, luật sư có thể phải đặt sang một bên các yếu tố cá nhân (ví dụ tiền phí thu
được thấp, hay cách nhìn nhận của xã hội về việc luật sư tư vấn cho những đối tượng
khách hàng mà xã hội lên án), để tiến hành công việc hoàn toàn dựa trên các chuẩn mực
và quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
- Thứ ba: Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng trên cơ sở tận tâm với công việc và có
kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách
hàng, luật sư phải tận tâm với công việc đồng thời có kiến thức chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp cần thiết. Tận tâm đòi hỏi luật sư dành thời gian để bảo đảm chất lượng dịch
vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng. Ngoài ra, Luật sư cần có kiến thức chuyên môn, kỹ
năng nghề nghiệp, chủ động, tích cực nâng cao trình độ, chuyên môn. Luật sư cũng cần
tham gia đầy đủ các khóa đào tạo bắt buộc, các buổi hội thảo chuyên đề pháp lý của Bộ
Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các đoàn luật sư để được cập nhật về các kỹ
năng nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn cần thiết.
Như vậy, luật sư có nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất lợi ích khách hàng trong phạm vi
pháp luật cho phép. Luật sư không được thực hiện những hành vi trái quy định pháp luật
để bảo vệ lợi ích của khách hàng, không được phân biệt đối xử với khách hàng (cho dù
phí thấp hay khách hàng là đối tượng mà xã hội lên án) và không được làm xấu hơn tình
trạng của khách hàng. 
Câu 5: Khi nhận hồ sơ vụ án hình sự từ cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư phải tuân
thủ nguyên tắc nào một cách triệt để. Trình bày kỹ năng thực hiện nguyên tắc này.
(2 điểm)

5
Khi nhận hồ sơ vụ án hình sự từ cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư phải tuân thủ nguyên
tắc tôn trọng trật tự hồ sơ đã được sắp xếp (bởi cơ quan tiến hành tố tụng) một cách triêt
để.
Để đảm bảo tính toàn diện, tính đầy đủ của hồ sơ vụ án hình sự thì Luật sư cần phải có
phương pháp nghiên cứu phù hợp, tuân theo mục đích nghiên cứu thông qua các kỹ năng:
- Đọc, xem xét một cách tổng thể các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để có phương
pháp nghiên cứu khoa học, hiệu quả và trích dẫn tài liệu, bút lục có trong hồ sơ đúng và
chính xác.
- Nhớ thứ tự sắp xếp hồ sơ vụ án để khi kết thúc việc nghiên cứu hồ sơ, bàn giao lại hồ sơ
cho cơ quan tiến hành tố tụng không bị thất lạc, mất thời gian tìm lại,
- Sắp xếp tiểu hồ sơ của mình để tiện cho việc tra cứu, trích dẫn khi thực hiện bào chữa
tại phiên toà.
Câu 6: Trình bày (ngắn) vai trò của quy tắc đạo đức đối với cá nhân hành nghề
trong các lĩnh vực, công việc thực hành pháp luật. Yêu cầu phải có dẫn chứng tình
huống gắn liền với công việc cụ thể. (6 điểm)
- Nghề luật sư là một nghề có truyền thống cao quý, gắn liền với số phận pháp lý của
con người. Thông qua hoạt động của mình, luật sư thực hiện chức năng xã hội cao
cả : Bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân; bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần
xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Cũng như sông có nguồn, cây có gốc, nhà có nền, đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa là
nguồn, là gốc, là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Không có đạo đức nghề nghiệp,
nghề luật sư không thể tồn tại, phát triển. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và tự
chịu trách nhiệm cá nhân về uy tín nghề nghiệp của mình, với mục tiêu phụng sự
công lý, tôn trọng và dựa trên pháp luật thì trước hết phải xuất phát từ một nền tảng
đạo đức. Nếu không xuất phát từ nền tảng này thì luật sư khó có thể có ý thức tôn
trọng và tuân thủ pháp luật khi hành nghề.
- Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư có giá trị là các chuẩn mực đạo đức của giới luật
sư, tạo cơ sở để luật sư tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong sinh hoạt và hành
nghề; là thước đó giúp luật sư giữ gìn phẩm chất, uy tín của mỗi cá nhân; từ đó khiêm
tốn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề, góp phần nâng cao uy tín
nghề nghiệp của giới luật sư trong xã hội. Đây cũng chính là một văn bản mang tính
quy phạm nội bộ thể hiện rõ nét nhất cơ chế quản lý theo phương thức “tự quản kết
hợp với quản lý nhà nước” của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
- Ví dụ: Một luật sư muốn hết lòng với công việc, thì người luật sư đó phải giữ được
tính độc lập trong công việc của mình. Trong trường hợp này luật sư không bị chi
phối hoặc lệ thuộc vào ý kiến khác làm ảnh hưởng tới xây dựng quan điểm , phương
án bào chữa và quyền lợi khác của khách hàng .Luật sư phải tôn trọng HĐXS và đại

6
diện VKS, có thái độ ứng xử đúng mực khi thực hiện quyền xét hỏi người làm chứng
và những người tham gia tố tụng khác có quyền lợi đối lập với khách hàng.  
- Ví dụ: Trong quá trình quan hệ với khách hàng để giao kết việc cung cấp dịch vụ
pháp lý đòi hỏi người luật sư chỉ nhận những công việc phù hợp với chuyên môn ,
khả năng của mình. Tuyệt đối không chạy theo lợi ích vật chất mà vượt quá khả năng
của mình.Một khi luật sư nhận việc mà biết chắc rằng công việc đó vượt quá khả
năng của mình thì đương nhiên không mang lại kết quả tốt cho khách hàng thậm chí
bế tắc trong công việc .Kết quả là không chỉ ảnh hưởng tới uy tín của không chỉ
người luật sư đó mà quan trọng hơn là gián tiếp làm giảm niềm tin của khách hàng
với luật sư nói chung.

Câu 7: Theo em, để giữ được “cái tâm” (đạo đức) trong nghề luật, người hành
nghề luật cần có những điều kiện gì? (trình bày không quá 3 điều kiện) (3 điểm)

Khái niệm: Đạo đức nghề luật là các nguyên tắc, chuẩn mực mang giá trị đạo đức chính
đáng nhằm điều chỉnh hành vi nghề nghiệp, đề cao trách nhiệm khi hành nghề và hướng
đến chân thiện mỹ của những người làm nghề luật.

- Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan: Người hành nghề luật phải độc
lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất
kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Người hành nghề luật
cũng cần phải độc lập khỏi quyền lợi của chính mình trong khi hành nghề và phải có
trách nhiệm tận tâm để bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho khách hàng và không thể
đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của khách hàng, hay bòn rút của khách hàng.

- Giữ gìn phẩm giá, uy tín nghề nghiệp, xứng đáng với sự tin cậy của xã hội: Người
hành nghề luật phải luôn giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp; không ngừng trau dồi
đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt chức năng nghề nghiệp của
mình, tôn vinh nghề nghiệp. Người hành nghề luật cần hành nghề với cái đức và cái tâm
của mình và có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống.

- Giữ bí mật: Khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, những người hành nghề luật
phải có nghĩa vụ giữ bí mật nói chung bởi vì giữ bí mật là một trong những giá trị cốt lõi
của đạo đức nghề luật. Người hành nghề luật phải giữ bí mật về nội dung tranh luận,về
những thư từ liên lạc, nội dung tranh chấp,… theo yêu cầu của các bên. Tuy nhiên, luật
pháp cũng quy định trong một số trường hợp thì nghĩa vụ giữ bí mật của luật sư sẽ được
gỡ bỏ bởi yêu cầu vì lợi ích chung cao hơn hoặc ngăn chặn một thảm họa chẳng hạn.

Câu 8: Em hãy chứng minh: Việc phân nhóm khách hàng (theo độ tuổi, giới tính,
trình độ,… ) của luật sư, người tư vấn là cần thiết trong hoạt động tiếp xúc, tư vấn
cho khách hàng nhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt động này (3 điểm).

7
Trong quá trình hành nghề, luật sư, tư vấn viên có thể tiếp xúc với nhiều đối tượng khách
hàng với những đặc điểm tâm lý cũng như trình độ hiểu biết pháp luật, yêu cầu tư vấn
hoàn toàn khác nhau. Việc phân nhóm đối tượng khách hàng giúp người tư vấn tổ chức
buổi tiếp xúc phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng từ đó dễ dàng đạt được hiệu
quả cao trong hoạt động tiếp xúc, tư vấn.
Khi phân nhóm khách hàng dựa trên tiêu chí quốc tịch của khách hàng giúp luật sư hay
người tư vấn có cách ứng xử phù hợp với khách hàng, tránh các hành vi không phù hợp
với nền văn hóa của từng đối tượng khách hàng cụ thể, tạo được ấn tượng tốt với khách
hàng. Đồng thời, việc phân loại này cũng giúp cho người tư vấn có chuẩn bị về ngôn ngữ
giao tiếp để thu thập thông tin một cách tối ưu nhất từ khách hàng cũng như từ tài liệu mà
khách hàng cung cấp. Ví dụ: khách hàng là người Trung Đông hầu hết theo đạo Hồi nên
họ có phong tục tập quá khá nặng nề, trong khi tiếp xúc tránh không đề cập đến vấn đề
chính trị.
Phân nhóm khách hàng dựa trên tiêu chí về tư cách chủ thể giúp người tư vấn tránh được
trường hợp xác định sai thẩm quyền đại diện của khách hàng khi trao đổi. Trường hợp
này thường dẫn đến việc người tư vấn sẽ lãng phí thời gian với cá nhân không có thẩm
quyền đại diện và đồng nghĩa với điều đó là việc họ không có quyền tự đưa ra các quyết
định về việc sử dụng dịch vụ pháp lý của người tư vấn. Việc phần loại này còn giúp
người tư vấn khai thác thông tin có có định hướng phù hợp với từng đối tượng khách
hàng, làm tăng hiệu quả cho quá trình thu thập thông tin – quá trình có ảnh hưởng quyết
định đến việc giải quyết vấn đề pháp lý của người tư vấn. Ví dụ: khách hàng là cá nhân,
người tư vấn cần thu thập các thông tin về nhân thân của khách hàng để làm cơ sở tư vấn;
còn trong trường hợp cá nhân đến làm việc với tư cách đại diện theo ủy quyền hoặc đại
diện theo pháp luật cho một tổ chức thì bên cạnh các thông tin về cá nhân người đó, thì
cần đặc biệt khai thác các thông tin nhằm xác định thẩm quyền đại diện của người đến
làm việc.
Câu 9: Nêu những kỹ năng cần thiết để viết bài bào chữa. Điều gì là quan trọng
nhất trong quá trình thu thập chứng cứ để viết bài bào chữa.
a) Những kỹ năng cần thiết để viết bài bào chữa:

- Kỹ năng thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa: Luật sư cần có
kế hoạch, chủ động điều tra, thu thập chứng cứ. Tuỳ theo vụ án cụ thể luật sư cần dự kiến
những tài liệu, đồ vật, chứng cứ trong vụ án cần xác minh, thu thập, sau đó chủ động tự
điều tra, thu thập các chứng cứ cần thiết theo kế hoạch của mình. Nhiệm vụ của Luật sư
là bảo vệ tối đa các quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo. Vì vậy, các tài liệu, đồ vật, tình
tiết mà luật sư định thu thập phải là những tài liệu, đồ vật, tình tiết có lợi đối với bị cáo để
chứng minh bị cáo không có tội, phạm tội nhẹ hơn hoặc được giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự, giảm nhẹ mức bồi thường. Sau khi thu thập được các tài liệu, đồ vật, tình tiết cần
thiết, Luật sư cần phân tích, đánh giá các tài liệu đó, tìm ra những điểm có ý nghĩa đối

8
với việc bào chữa và đề xuất, thuyết phục người tiến hành tố tụng, Hội đồng xét xử đồng
ý với những đánh giá của mình để ra những quyết định có lợi cho bị can, bị cáo.

- Kỹ năng chuyên môn để xác định điều luật áp dụng và hướng bào chữa: Khi bào chữa
cho thân chủ, thì cần xác định vấn đề pháp lý, nghiên cứu kỹ càng hồ sơ hình sự đặc biệt
là bản cáo trạng để có cái nhìn tổng quan về vụ việc, từ đó đưa ra hướng bào chữa có lợi
nhất cho thân chủ như: vô tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, yêu cầu điều tra bổ sung,
hay vấn đề trách nhiệm dân sự khác.

- Kỹ năng chuẩn bị luận cứ bào chữa: Để xây dựng được một bài bào chữa ngắn gọn, xúc
tích, lập luận chặt chẽ, logic và có sức thuyết phục, Luật sư phải tập trung trí tuệ phân
tích các quan điểm, nhận định, đánh giá luận cứ buộc tội của Kiểm sát viên về diễn biến
vụ án, đặc điểm phạm tội, các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và các luận cứ buộc tội.
Trên cơ sở đó, so sánh với nhận định, đánh giá, quan điểm của mình sau khi nghiên cứu
hồ sơ vụ án, xem xét hiện trường, tài liệu, chứng cứ, vật chứng có liên quan, tìm hiểu
nhân thân bị cáo và tham khảo ý kiến cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc biết vụ
việc và đưa ra luận cứ của mình.

b) Điều quan trọng nhất trong quá trình thu thập chứng cứ để viết bài bào chữa:

Để các đồ vật, tài liệu thu thập được có giá trị chứng minh, bảo vệ quyền và lợi hợp pháp
của người được trợ giúp pháp lý thì Luật sư cần thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục thu thập
đồ vật, tài liệu theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và cung cấp cho cơ quan tố
tụng vào thời điểm có lợi nhất cho bị can, bị cáo. Khi cung cấp cho cơ quan điều tra, Luật
sư có quyền yêu cầu người tiếp nhận hoặc văn thư của cơ quan điều tra, Điều tra viên lập
biên bản về việc cung cấp, giao nộp và yêu cầu giao cho mình một bản. Đối với các đồ
vật, tài liệu có lợi cho người được trợ giúp pháp lý mà Luật sư không thể thu thập được
thì có thể đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng thu thập.

Câu 10: Theo em, những điểm yếu của người tư vấn và người bào chữa trong kỹ
năng viết bài tư vấn và bài bào chữa là gì? Làm thế nào để khắc phục những hạn
chế đó.

 Những điểm yếu của người tư vấn và người bào chữa trong kỹ năng viết bài tư
vấn và bài bào chữa:
- Các văn bản trình bày thiếu trật tự logic.
- Diễn đạt nội dung dài dòng, không súc tích hoặc quá ngắn gọn dẫn đến khách hàng
không hiểu được người tư vấn, người bào chữa muốn nói gì.
- Sử dụng nhiều từ ngữ có thể khiến khách hàng hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau dẫn đến
hiểu sai ý của người tư vấn.

9
- Thông thường, để làm cho văn bản bớt nặng nề, dài dòng, người viết hay sử dụng cách
viết tắt những cụm từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Tuy nhiên, nếu làm dụng việc viết
tắt quá nhiều và không được quy ước sẽ khiến người được tư vấn không hiểu được vấn
đề.
- Sử dụng các thuật ngữ chuyên môn quá chuyên biệt để diễn đạt sẽ khiến khách hàng
không thể hiểu được.
- Sai sót về hình thức như lỗi chính tả, ngữ pháp, ý bị lặp lại,… hay sai sót về nội dung
như cách diễn đạt, dùng từ…
 Làm thế nào để khắc phục những hạn chế đó.
- Tổng hợp các tài liệu mà Luật sư sẽ sử dụng và viện dẫn khi bào chữa, tư vấn.
- Lập đề cương chi tiết của bài bào chữa, bài tư vấn theo bố cục rõ ràng ba phần (mở bài,
thân bài, kết bài), ưu tiên sử dụng câu đơn và các từ đơn nghĩa, hạn chế sử dụng các thuật
ngữ chuyên môn.
- Sau mỗi phần trình bày chốt lại những vấn đề quan trọng nhất đã được phân tích ở trên
thành từng điểm cụ thể để khách hàng và HĐXX có thể dễ dàng theo dõi và xem xét.
- Người bào chữa, người tư vấn phải kiểm tra bản bào chữa bằng cách đọc lại và rà soát
lại nội dung, kiểm tra các lỗi chính tả, ngữ pháp, ý bị lặp lại,…một cách kĩ lưỡng.
Câu 11: Anh chị hãy phân tích Kỹ năng và mục đích nghiên cứu đơn khởi kiện với
tư cách là luật sư của bên nguyên đơn. (4 điểm)

- Kỹ năng: Đơn khởi kiện phải có ngày tháng làm đơn, đơn được gửi cho Tòa án nào, địa
chỉ, thông tin của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Nội dung khởi kiện phải nêu lên được nguồn gốc phát sinh tranh chấp, thực trạng, những
chứng cứ. Qua nội dung khởi kiện, Tòa án mới lấy làm căn cứ để thụ lý và giải quyết. Về
yêu cầu khởi kiện, cần nêu rõ yêu cầu của nguyên đơn là gì, muốn Tòa án giải quyết
những vấn đề gì. Tránh trình bày một cách chung chung dẫn đến tòa án yêu cầu bổ sung
sửa đổi đơn khởi kiện gây mất thời gian. Chữ ký cuối đơn phải là do người khởi kiện ký
hoặc điểm chỉ thì đơn khởi kiện đó mới có giá trị.

- Mục đích:

+ Đơn khởi kiện là văn bản pháp lý đầu tiên mà chúng ta nộp cho Tòa án yêu cầu giải
quyết tranh chấp. Việc viết đơn khởi kiện phải đảm bảo hình thức và nội dung đúng với
quy định và được Tòa án nhận đơn ngay từ lần đầu nộp đơn.

+ Việc nghiên cứu đơn khởi kiện để giúp xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối
với tranh chấp, xác định được nguồn gốc phát sinh tranh chấp, thực trạng, chứng cứ được
nêu ra từ đó đánh giá một cách toàn diện những chứng cứ có lợi, bất lợi cho thân chủ.

10
Bên cạnh đó cũng xác định được yêu cầu của thân chủ với bên bị đơn để từ đó đưa ra
hướng giải quyết tốt nhất.

11

You might also like