You are on page 1of 77

TÀI LIỆU ÔN THI MÔN LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ

1. Kỹ năng nghe của luật sư, những điều cần lưu ý ?


Kỹ năng nghe của luật sư là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghi ệm, ti ếp thu
và nhận thức có chủ ý, có chọn lọc những thông tin bằng lời nói từ người khác, đáp
ứng yêu cầu hoạt động nghề luật sư một cách hiệu quả nhất.
Khi rèn luyện kỹ năng nghe, luật sư cần chú ý:
- Chuẩn bị tốt để xác định mục đích, nội dung cần nghe, am hiểu điều mình sẽ
nghe; phân tích xử lý thông tin kịp thời để trao đổi, ứng đối khi tranh luận.
- Lắng nghe ngay cả những điều không hợp lý.
- Chịu đựng, tuy nhiên có khi cũng phải ngắt lời, hướng người nói vào trọng tâm
- Tự chủ, nghiêm túc, tôn trọng người khác khi nghe.

2. Khái niệm và ý nghĩa kỹ năng nói của luật sư ? Phân biệt kỹ năng nói c ủa
luật sư khác với nói thông thường ?
Kỹ năng nói của luật sư là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, sử dụng
ngôn từ chọn lọc, phương cách thích hợp, diễn đạt ý tưởng, lập luận, tình c ảm c ủa
mình để tác động, thuyết phục người khác một cách hiệu quả nhất.
- Yêu cầu khi nói
+ Nội dung nói phản ánh đúng sự thật khách quan.
+ Nói ngắn gọn, tập trung vào chủ đề chính.
+ Nói có căn cứ, viện dẫn pháp luật chính xác, có tính thuyết phục cao.
+ Lập luận chặc chẽ, sắp xếp sự kiện hợp lý.
+ Rèn luyện kỹ năng hùng biện, tốc độ nói phù hợp hoàn cảnh, lúc nhanh, lúc
chậm, lúc trầm, lúc bỏng, lúc hùng hồn, lúc sâu lắng, chú ý tâm lý người nghe.
+ Có tính thuyết phục cao, luật sư cần chuẩn bị tốt tư liệu, luận cứ trước khi nói.
- Ý nghĩa kỹ năng nói của luật sư
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp tốt nhất của khách hàng.
+ Bảo vệ công lý, lẽ phải; đảm bảo dân chủ, công bằng xã hội.
+ Làm sáng tỏ sự thật khách quan.
+ Hạn chế đến mức thấp nhất án oan, án sai.
+ Bảo vệ Đảng, nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Phân biệt kỹ năng nói của luật sư khác với nói của chủ thể khác
Luật sư nói với mục đích cung cấp dịch vụ pháp lý, sử dụng ngôn ngữ pháp lý để
nêu lên những nội dung được sắp xếp một cách khoa học, logic, chặc ch ẽ, có l ợi cho
khách hàng. Khi nói, tư cách nói của luật sư là chức năng bổ trợ tư pháp, có tư cách
độc lập, góp phần bảo vệ công lý, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

3. Kỹ năng đọc của luật sư, những điều cần lưu ý ?


Kỹ năng đọc của luật sư là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để phát
âm thành lời nói từ chữ viết một cách rõ ràng, trôi chảy, sinh động, thuy ết ph ục. Nhìn
xem và nhận thức được một cách hiệu quả nhất từ văn bản viết, những thông tin cần
thiết phục vụ cho hoạt động của luật sư, đáp ứng tốt nhất mục đích đặt ra khi đọc.

1
Khi rèn luyện kỹ năng đọc, luật sư cần lưu ý:
- Xác định chủ đích, yêu cầu đọc làm gì ? Xác định đ ối t ượng nghe đ ể xây d ựng
phong cách và thái độ phù hợp, xem xét cả điều kiện không gian, th ời gian, c ần th ực
hành trước và tự điều chỉnh để hoàn thiện.
- Xác định chủ đích, yêu cầu trước khi đọc, chọn lọc văn bản, vấn đề cần đọc.
- Luyện tập: đọc diễn cảm, sinh động; đọc và tóm tắt nội dung từ văn bản viết.

4. Trình bày nguyên tắc viết và các yêu cầu của bài viết ?
Kỹ năng viết của luật sư là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, sử dụng
chữ viết chuẩn xác, thích hợp để diễn tả ý tưởng, lập luận, tình cảm của mình m ột
cách thuyết phục, hiệu quả nhất.
- Nguyên tắc viết:
+ Rõ ý, rõ từ, không gây hiểu lầm.
+ Ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, cô đọng những điểm cần thiết.
+ Chính xác, cụ thể không được sai sót.
+ Đầy đủ, hoàn chỉnh.
+ Đảm bảo sự phù hợp giữa các thành phần trong bài viết.
+ Văn phong nhã nhặn, lịch sự thể hiện sự tôn trọng người đọc.
+ Thể hiện sự cân nhắc thận trọng, chuẩn mực pháp lý.
- Yêu cầu của bài viết:
+ Xác định đề tài viết.
+ Cơ cấu bài viết phải đủ 03 phần mở đầu, nội dung, kết luận. Trong đó: m ở đ ầu
là giới thiệu về vấn đề pháp lý sẽ lập luận, tranh luận tr ực ti ếp ho ặc gián ti ếp; n ội
dung là phần chính của bài viết để chứng minh quan điểm của mình về một vấn đ ề
pháp lý; kết luận là tổng hợp những gì đã trình bày, xác đ ịnh quan đi ểm, yêu c ầu, chú
ý gia công phần kết luận để có tính thuyết phục cao.
+ Nêu rõ nội dung từng phần, gồm ý chính và ý phụ, m ỗi ý ph ải có đ ủ 03 y ếu t ố
là lý luận kèm chứng cứ và căn cứ pháp luật.

5. Kỹ năng hỏi của luật sư, những điều cần lưu ý ?


Kỹ năng hỏi của luật sư là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để nhận
được thông tin hữu ích, đáp ứng yêu cầu hoạt động luật sư một cách hiệu quả nhất.
Khi rèn luyện kỹ năng hỏi, luật sư cần lưu ý:
- Nghiên cứu, chuẩn bị kỹ, xác định những vấn đề cần hỏi.
- Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng từng ý, không hỏi theo kiểu mớm cung, vi ện
dẫn bút lục trước khi hỏi.
- Phải lường trước phản ứng của người được hỏi.
- Thận trọng khi hỏi, chất vấn người khác.
- Chủ động, khiêm tốn, nhã nhặn khi hỏi.

6. Khái niệm, yêu cầu của công cụ lập luận ? Mối quan hệ của công cụ này ?
Kỹ năng lập luận của luật sư là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đưa ra
quan điểm, giải pháp pháp lý và lý lẽ chứng cứ để chứng minh quan đi ểm, gi ải pháp
đó là đúng đắn, phù hợp quy định pháp luật.

2
- Yêu cầu của công cụ lập luận:
+ Ý kiến thể hiện quan điểm của luật sư dưới dạng khẳng định hoặc phủ định
một vấn đề pháp lý nào đó yêu cầu phải chính xác; nhằm bảo vệ quyền và l ợi ích h ợp
pháp cho khách hàng; đúng pháp luật, đúng đường lối chính sách c ủa Đ ảng; tuân th ủ
đúng quy tắc đạo đức của luật sư.
+ Lý lẽ kết hợp với chứng cứ luật sư sử dụng để chứng minh cho lu ận đi ểm c ủa
mình yêu cầu phải làm rõ quan điểm đã đưa ra; phải đúng và bảo vệ được quyền lợi
của khách hàng; phải chặc chẽ, sắc bén; hướng tới kết quả phù hợp với yêu cầu của
khách hàng.
+ Bằng chứng kết hợp lý lẽ luật sư sử dụng để chứng minh cho quan điểm của
mình yêu cầu đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ; đảm bảo giá tr ị ch ứng minh theo
hướng có lợi cho khách hàng; có sự lựa chọn kỹ, sắp xếp một cách khoa học; ph ải
thuyết phục.
- Mối quan hệ của các công cụ: phải có sự liên kết chặc chẽ nhau, tạo nên sức
mạnh tổng hợp lập luận của luật sư.

7. Tranh luận đạt hiệu quả cao, đảm bảo những yêu cầu, kinh nghiệm gì ?
Kỹ năng tranh luận của luật sư là khả năng vận dụng các kiến thức về lập luận,
pháp luật, kiến thức khác, kinh nghiệm thực tiễn của lu ật s ư m ột cách nhu ần nhuy ễn,
linh hoạt, hiệu quả và sáng tạo trong cuộc tranh luận nhằm bảo vệ được quyền, lợi ích
hợp pháp của khách hàng, của luật sư trong nghề luật sư.
Để cuộc tranh luận của luật sư diễn ra đúng quy định pháp lu ật, có hi ệu qu ả cao
phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản đó là:
- Về chủ thể: có ít nhất 02 bên tham gia tranh luận, bên th ứ ba đ ứng gi ữa là tòa
án, trọng tài hoặc cơ quan tài phán khác làm nhiệm vụ điều khi ển, phân x ử vi ệc tranh
luận của các bên.
- Về trình tự, thủ tục: dựa trên quy định pháp luật về tố tụng.
- Về nội dung: có ít nhất một vấn đề chưa thống nhất, có xung đ ột v ề quy ền, l ợi
ích, quan điểm với nhau cần phải làm rõ.
- Về sử dụng ngôn từ pháp lý, chuẩn mực pháp lý yêu cầu lu ật s ư ph ải v ận d ụng
linh hoạt, chủ động.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy tranh luận đạt hiệu quả cao, luật sư cần:
- Phát huy hiệu quả của kỹ năng lập luận trong tranh luận.
- Đặt mình vào vị trí của đối phương và hướng trọng tâm vào vấn đề tranh luận.
- Dẫn dắt đối phương đồng ý với một trong các quan điểm của mình; luật sư cố
gắng tìm một quan điểm chung với đối phương, mục tiêu là làm cho đ ối ph ương l ắng
nghe, thay đổi quan điểm riêng của đối phương.
- Luật sư cần có quan điểm rõ ràng và nhất quán với quan điểm đó.
- Không ngừng rèn luyện kỹ năng tranh luận, học tập kinh nghiệm của các nhà
hùng biện, luật sư giỏi đi trước để đúc kết kinh nghiệm riêng cho mình.

8. Hình thức hành nghề luật sư quy định trong Luật Luật sư ? Vì sao ?
Điều 23, Luật Luật sư năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy đ ịnh
hình thức hành nghề của luật sư là luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành
nghề sau đây:
3
1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành
lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo h ợp đ ồng lao
động cho tổ chức hành nghề luật sư;
2. Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 của Luật này.
Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao
động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
2. Trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách
cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề c ủa mình theo quy
định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
3. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý
cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký h ợp đ ồng lao
động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia t ố t ụng trong v ụ
án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý
theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.
Luật Luật sư quy định hình thức hành nghề luật sư như trên là bởi vì th ực ti ễn
cho thấy các cơ quan nhà nước, các tổ chức đặc biệt là doanh nghi ệp đang th ật s ự có
nhu cầu tuyển dụng luật sư làm việc cho riêng mình với t ư cách là lu ật s ư riêng, giúp
giải quyết những vấn đề pháp lý liên quan. Ngoài ra, xét v ề tính ch ất thì ngh ề lu ật s ư
là nghề tự do, các luật sư có thể tự do lựa chọn hình thức hàng nghề phù hợp v ới năng
lực và điều kiện thực tế của mình. Mặt khác, nhiều nước trên thế giới tồn tại hình thức
hành nghề luật sư với tư cách cá nhân nên sau khi Việt Nam gia nhập T ổ ch ức th ương
mại thế giới WTO và tham gia ký kết các Điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động
hành nghề luật sư. Luật Luật sư năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) đã quy
định hình thức hành nghề luật sư theo xu hướng chung của thế giới.

9. Nghề luật sư là một nghề tự do ?


- Người hành nghề luật sư, các tổ chức hành nghề không phải t ổ ch ức nhà n ước,
không phải chịu sự quản lý như cán bộ, công chức, viên chức.
- Luật sư hành nghề tuân theo quy định pháp luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
- Tự do lựa chọn khách hàng phù hợp với khả năng, trình độ của luật sư.
- Tự do thỏa thuận thù lao, trừ các vụ việc hình sự theo quy định pháp luật.
- Luật sư được tự do lựa chọn hình thức hành nghề là hành nghề trong tổ chức
hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức
hàng nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành
nghề với tư cách cá nhân.

10. Chức năng xã hội của luật sư ?


Thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư là cầu n ối đ ể đ ưa pháp lu ật
vào cuộc sống, góp phần tích cực trong việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng
pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của c ơ quan, t ổ ch ức, cá nhân và b ảo
đảm trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy các thành phần kinh t ế phát tri ển, ổn đ ịnh th ị
trường kinh doanh, doanh nghiệp an tâm đầu tư, mở rộng quan hệ sản xuất, t ạo công
ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

4
Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do,
dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh.
Nhà nước chỉ làm những gì pháp luật cho phép, công dân được làm tất cả
những gì luật không cấm, việc tuân thủ pháp luật trở thành ý thức tự giác trong t ừng
hành vi ứng xử của mỗi công dân là nền tảng vững chắc để xây dựng xã h ội dân ch ủ,
công bằng, văn minh. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần tích cực trong việc
xây dựng và bảo đảm thực hiện hiệu quả cơ chế này.
Quy định về chức năng xã hội của luật sư theo hướng đầy đủ, toàn diện như Điều
3, Luật Luật sư năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) là cơ sở pháp lý quan
trọng để nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chính b ản thân lu ật s ư
về vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội.

13. Hoạt động của nghề luật sư góp phần phát triển kinh tế - xã hội ?
Thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư là cầu n ối đ ể đ ưa pháp lu ật
vào cuộc sống, góp phần tích cực trong việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng
pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của c ơ quan, t ổ ch ức, cá nhân và b ảo
đảm trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy các thành phần kinh t ế phát tri ển, ổn đ ịnh th ị
trường kinh doanh, doanh nghiệp an tâm đầu tư, mở rộng quan hệ sản xuất, t ạo công
ăn việc làm cho người lao động.
Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, th ương
mại góp phần quan trọng trong việc tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, lành
mạnh theo đúng pháp luật. Luật sư tham gia hoạch định chính sách kinh doanh cho
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên th ị trường trong và
ngoài nước, đặc biệt là giúp doanh nghiệp phòng ngừa những rủi ro trong kinh doanh
và đại diện cho doanh nghiệp trong giải quyết tranh chấp phát sinh.
Hàng năm, luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư nộp một khoản thuế không
nhỏ từ nguồn thu của khách hàng cho ngân sách nhà nước ở địa phương.

11. Nghề luật sư là một nghề cao quý ?


Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của
luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ; góp phần phát triển kinh tế, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh.
Nghề luật sư hàm chứa mục đích, phẩm chất cao đẹp đòi hỏi luật sư phải có trình
độ, năng lực cao, có văn hoá và đạo đức trong sáng.
- Về mục đích: Mọi hoạt động hành nghề của luật sư hướng tới bảo vệ công lý,
bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Về phẩm chất:
+ Luật sư là người có tư cách phẩm chất đạo đức trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ
luật và xã hội cao.

5
+ Người hành nghề luật sư đòi hỏi phải có trình độ cao về kiến thức chuyên môn,
thành thạo, chuyên sâu về nghiệp vụ, có năng lực độc lập giải quyết các tình huống
phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
+ Luật sư là người có văn hoá ở trình độ chuyên môn, mọi hành vi ứng xử đều
chứa đựng các giá trị về chân thiện mỹ.

12 Giữ bí mật thông tin của khách hàng ?


Quy tắc số 12, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định: Lu ật s ư
có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hi ện d ịch v ụ pháp lý và c ả
khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy
định của pháp luật; luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và
nhân viên của mình cam kết không tiết lộ những bí m ật thông tin mà h ọ bi ết đ ược và
giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Từ khái niệm yêu trên và hoạt động thực tiễn nghề luật sư, rút ra:
- Khái niệm “Bí mật thông tin”:
+ Là những bí mật nghề nghiệp có liên quan đến vụ việc luật sư đảm nhận;
+ Bao gồm các bí mật điều tra, bí mật về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, tình
hình tài chính, bí quyết kinh doanh, bí mật về đời tư hoặc những thông tin khác của
khách hàng được xác định là bí mật.
+ Những TT liên quan đến hồ sơ vụ việc mà luật sư đang t ư v ấn cho khách hàng
mà luật sư thu thập được từ các nguồn khác nhau cũng cần phải được giữ bí mật.
- Đặc điểm trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng của luật sư như sau:
+ Việc giữ bí mật thông tin về khách hàng của luật sư phát từ hoạt động nghề
nghiệp của luật sư, dịch vụ pháp lý giữa luật sư với khách hàng.
+ Nguồn thông tin về khách hàng rất đa dạng, có thể do khách hàng cung c ấp
hoặc do luật sư thu thập hoặc từ nguồn khác mà luật sư biết được.
+ Giữ bí mật thông tin về khách hàng trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư
vừa là nghĩa vụ pháp lý vừa là quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư,
hay nói cách khác là vừa mang tính bắt buộc vừa mang tính tự nguyện.
+ Giữ bí mật thông tin về khách hàng trong hoạt động nghề nghi ệp c ủa lu ật s ư là
hoạt động mang tính tín nhiệm, tin cậy: khách hàng tín nhi ệm lu ật s ư m ới có th ể
thành thật, thẳng thắn trình bày các thông tin của mình; ngược lại luật sư giữ bí mật
thông tin về khách hàng để tạo sự tin cậy.

14. Luật sư có nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng ?
Bảo vệ tốt nhất lợi ích khách hàng là một trong những quy tắc quan trọng hàng
đầu trong bản quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp luật sư. Luật sư có nghĩa v ụ
bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng, dùng mọi biện pháp có
thể theo quy định pháp luật để bảo vệ khách hàng. Luật sư khi ti ếp nh ận v ụ vi ệc c ủa
khách hàng không được phân biệt đối xử về giới tính, tuổi tác, khuyết tật, tình tr ạng
tài sản. Đặc biệt, luật sư không được để tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khác chi phối
đạo đức và ứng xử nghề nghiệp làm sai lệch mục đích của nghề luật sư.
Luật sư không được chủ động xúi giục, kích động khách hàng kiện tụng hoặc
thực hiện những hành vi khác trái pháp luật; gợi ý hoặc đặt điều kiện đ ể khách hàng
tặng cho tài sản của khách hàng cho luật sư hoặc cho những người thân của luật sư.
6
Luật sư không được lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính
với khách hàng
Luật sư không được từ chối vụ việc đã nhận, trừ trường hợp bất kh ả kháng ho ặc
theo quy định pháp luật.

15. LSVN hiện nay có nhiều cản trở nhưng rất có triển vọng phát triển ?
Số lượng luật sư hiện có ở nước ta so với dân số còn rất thấp (1/14.500 người
dân, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1.526, Singapore là 1/1.000, Nh ật B ản là
1/4.546, Pháp là 1/1.000, Mỹ là 1/250). Số lượng luật sư phát tri ển ch ưa cân đ ối gi ữa
khu vực thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và mi ền núi, trung du. Kho ảng 20%
vụ án hình sự trong cả nước có sự tham gia của luật sư, nhiều địa phương ở các tỉnh
miền núi, vùng sâu, vùng xa, số lượng luật sư không đủ để bào chữa trong các v ụ án
bắt buộc có sự tham gia của luật sư làm nhiều vụ án ph ải t ạm hoãn, kéo dài, gây khó
khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án.
Hiệu quả tham gia tố tụng của luật sư chưa cao, chưa có cơ chế bảo đảm cho luật
sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp. Số lu ật
sư có khả năng, kiến thức tranh tụng quốc tế còn rất hạn chế, nên trong các tranh chấp
thương mại với nước ngoài, phía Việt Nam vẫn chủ yếu phải thuê luật sư nước ngoài.
Nhận thức của các cơ quan nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là
Tòa án và Viện kiểm sát về vị trí, vai trò của luật sư ch ưa đ ầy đ ủ nên ý ki ến phát bi ểu
của luật sư chưa thực sự được tôn trọng, vì vậy, nội dung c ủa các quy ết đ ịnh, các b ản
án chưa phản ánh đầy đủ quan điểm, lập luận của luật sư; tính tranh tụng thật sự t ại
phiên tòa chưa cao.
Đoàn luật sư chưa thực hiện tốt vai trò tự quản của mình, ch ưa có bi ện pháp u ốn
nắn, chấn chỉnh kịp thời đối với những luật sư có biểu hi ện gi ảm sút v ề đ ạo đ ức, tiêu
cực về nhận thức chính trị.
Trong tương lai, nghề luật sư sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam bởi vì:
+ Đảng, nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp cải cách m ạnh m ẽ v ề t ổ
chức, hoạt động của các hệ thống chính trị, trong đó có vi ệc đ ổi m ới t ổ ch ức ho ạt
động lập pháp, hành pháp và tư pháp, nâng cao vai trò, vị thế của nghề luật sư.
+ Nền kinh tế đang từng bước khởi sắc thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã tạo ra vị thế và những cơ h ội
mới phát triển đất nước.
+ Vai trò nghề luật sư trong xã hội ngày một được nâng cao, chất lượng, uy tín
của luật sư ngày một lớn hơn, hoạt động hành nghề của luật sư, các tổ chức hành nghề
luật sư ngày phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa.
+ Chất lượng của đội ngũ Luật sư đã được nâng lên đáng kể, về cơ bản đủ khả
năng cung cấp dịch vụ pháp lý tin cậy cho khách hàng. Trong số nh ững ng ười đã qua
đào tạo nghề luật sư, có nhiều người đã tập sự hành nghề trong các tổ chức hành ngh ề
luật sư nước ngoài tại Việt Nam nên có hiểu biết về pháp luật quốc tế và thông th ạo
ngoại ngữ. Một số luật sư Việt Nam đã theo học các khoá đào tạo nghề lu ật sư ở nước
ngoài và được công nhận là luật sư của nước sở tại (Mỹ, Úc, Pháp).
+ Sự ra đời của Liên đoàn luật sư Việt Nam đã tạo cho giới luật sư có mái nhà
chung, là nơi tập hợp đoàn kết đội ngũ luật sư góp phần vào vi ệc b ảo v ệ công lý, b ảo

7
vệ pháp chế, thực hiện cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quy ền, thúc đ ẩy s ự
phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh - ổn định chính trị.

16. Nghĩa vụ của luật sư trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí ?
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ
giúp pháp lý theo quy định pháp luật, giúp người được trợ giúp pháp lý b ảo v ệ quy ền,
lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý th ức tôn tr ọng và ch ấp
hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, b ảo v ệ công lý, b ảo
đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Điều 3, Luật Luật sư năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định
chức năng xã hội của luật sư như sau: Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp
phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và l ợi ích h ợp
pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nước
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Do đó, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân là chức năng, trách nhi ệm xã
hội của luật sư. Luật sư có nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho
người nghèo và các đối tượng khác nhau theo quy định pháp luật.
Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, luật sư phải luôn tận tâm, tích c ực v ới ng ười
được trợ giúp như đối với khách hàng trong những vụ việc có nhận thù lao. Đây
chính là nghĩa vụ đối với xã hội của luật sư phải thực hiện trợ giúp pháp lý và là
một trong những quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư, bắt buộc luật sư ph ải
tuân thủ trong suốt quá trình hành nghề của mình. Việc trợ giúp pháp lý miễn phí là
lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư.

17. Phân biệt TGPL theo Luật TGPL năm 2006 và Luật Luật sư ?
Luật trợ giúp pháp lý Luật Luật sư năm 2006 (sửa
Tiêu chí phân biệt
năm 2006 đổi, bổ sung năm 2012)
- Khái niệm - Trợ giúp pháp lý là việc - Trợ giúp pháp lý là lương tâm
cung cấp dịch vụ pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp của
miễn phí cho người được trợ luật sư. Luật sư có nghĩa vụ
giúp pháp lý theo quy định thực hiện trợ giúp pháp lý miễn
pháp luật, giúp người được phí cho người nghèo và các đối
trợ giúp pháp lý bảo vệ tượng khác theo quy định của
quyền, lợi ích hợp pháp của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn
mình, nâng cao hiểu biết pháp LSVN bằng sự tận tâm, vô tư
luật, ý thức tôn trọng và chấp và trách nhiệm nghề nghiệp
hành pháp luật; góp phần vào như các vụ việc có nhận thù lao
việc phổ biến, giáo dục pháp
luật, bảo vệ công lý, bảo đảm
công bằng xã hội, phòng
ngừa, hạn chế tranh chấp và
vi phạm pháp luật.
- Chủ thể thực hiện - Người thực hiện trợ giúp - Luật sư và tổ chức hành nghề
trợ giúp pháp lý pháp lý là Trợ giúp viên pháp luật sư (văn phòng luật sư, công
lý và người tham gia trợ giúp ty luật)
8
pháp lý (Cộng tác viên của
Trung tâm trợ giúp pháp lý
nhà nước; Luật sư; Tư vấn
viên pháp luật làm việc trong
tổ chức tư vấn pháp luật.
- Tham gia tố tụng, - Luật sư, trợ giúp viên pháp - Luật sư và tổ chức hành nghề
đại diện ngoài TT lý được tham gia tố tụng và luật sư (văn phòng luật sư, công
đại diện ngoài tố tụng ty luật)
- Phạm vi hoạt động - Đơn vị hành chính cấp tỉnh - Phạm vi đăng ký
- Vị trí, vai trò - Trợ giúp pháp lý là trách - Trợ giúp pháp lý là nghĩa vụ
nhiệm của Nhà nước. Nhà của Luật sư và tổ chức hành
nước giữ vai trò nồng cốt nghề luật sư (văn phòng luật sư,
trong việc thực hiện, tổ chức công ty luật)
thực hiện trợ giúp pháp lý

Câu 18. Làm rõ các chủ thể trong hoạt động trợ giúp pháp lý ?
Điều 3, Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 quy định: trợ giúp pháp lý là vi ệc cung
cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy đ ịnh c ủa Lu ật
này, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp c ủa mình, nâng
cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào vi ệc
phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã h ội, phòng ng ừa,
hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước; Nhà nước giữ vai trò nòng cốt
trong việc thực hiện, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; khuyến khích, t ạo đi ều ki ện
để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, tổ chức hành nghề luật sư và Lu ật s ư,
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện, đóng góp, hỗ trợ hoạt động tr ợ
giúp pháp lý (Điều 6, Luật Trợ giúp pháp lý).
Trợ giúp pháp lý là chủ trương của Đảng, nhà nước; là lĩnh v ực ho ạt đ ộng mang
tính nhân đạo nhằm bảo vệ người nghèo, người có công với cách m ạng, ng ười già cô
đơn, người tàn tật, trẻ em không nơi nương tựa…
Chủ thể trong hoạt động trợ giúp pháp lý bao gồm 02 chủ thể:
18.1. Chủ thể thứ nhất: người được trợ giúp pháp lý
Điều 10, Luật Trợ giúp pháp lý quy định đối tượng được trợ giúp pháp lý bao
gồm: Người nghèo; người có công với cách mạng; người già cô đơn, người tàn t ật và
trẻ em không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đối tượng khác.
Đối tượng khác, gồm: phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị
mua bán, nạn nhân bị bóc lột sức lao động hoặc bị xâm hại tình d ục; ph ụ n ữ đang
trong quá trình chuẩn bị thủ tục kết hôn và ly hôn; phụ nữ có tranh chấp, vướng
mắc pháp luật, người bị hại, bị can, bị cáo trong thời gian mang thai, đang nuôi con
nhỏ dưới 36 tháng; phụ nữ là người khuyết tật hoặc đang bị các bệnh hiểm nghèo;
phụ nữ là người lao động bị sa thải trái pháp luật hoặc nạn nhân b ị l ừa đ ảo trong
quan hệ lao động, trong quan hệ hôn nhân gia đình hoặc bị tước đoạt tài sản trái
pháp luật và các đối tượng khác được trợ giúp pháp lý theo quy định tại các Điều
ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
9
18.2. Chủ thể thứ hai: người thực hiện trợ giúp pháp lý
Điều 20, Luật trợ giúp pháp lý quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý gồm:
trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý.
Người tham gia trợ giúp pháp lý gồm: cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp
pháp lý nhà nước; Luật sư cộng tác viên; Tư vấn viên pháp lu ật làm vi ệc trong t ổ
chức tư vấn pháp luật.
Trợ giúp viên pháp lý giữ vai trò nòng cốt thực hiện trợ giúp pháp lý bằng các
hình thức: Tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp
của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào chữa; người bảo vệ
quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; người đại diện hoặc người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính;
đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các công việc
có liên quan đến pháp luật; thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác.
Luật sư hoạt động theo quy định của pháp luật về luật sư, việc tham gia
nhiệm vụ trợ giúp pháp lý với tư cách là cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp
lý nhà nước, được thực hiện các hình thức như trợ giúp viên pháp lý.
Cộng tác viên, tư vấn viên pháp luật chỉ được tham gia lĩnh vực tư vấn pháp
luật: hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp lu ật, giúp so ạn th ảo
văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
Tóm lại, đối tượng được trợ giúp pháp lý thường là người yếu thế trong xã hội,
họ rất dễ bị tổn thương, họ ít hiểu biết về mặt pháp luật và thường bị xâm phạm về
quyền của mình. Do đó, người thực hiện tư vấn và trợ giúp pháp lý cần phải:
+ Thực sự yêu thương và cảm thông với hoàn cảnh của người những người
yếu thế trong xã hội.
+ Phải nắm bắt được tâm lý của họ thuộc đối tượng yếu thế trong xã hội cho
nên họ thường tự kỳ thị với chính bản thân họ, sống xa lánh mọi người là những
đối tượng dễ bị tổn thương, dễ xúc động, không công ăn việc làm, không có thu
nhập, thường là những người nghèo. Trong số họ có những người trong quá khứ
có những lỗi lầm và vướng mắc với pháp luật cho nên họ thường ngại tiếp xúc
với người khác.
+ Phải có kỹ năng thu thập thông tin, xử lý thông tin.
+ Phải nắm vững các quy định của pháp luật
+ Phải nắm bắt được tâm lý và kỹ năng giao tiếp với từng đối tượng cụ thể.

19. Tham nhũng là gì ? Giải pháp phòng, chống tham nhũng ?


Điều 1, Luật phòng, chống tham nhũng: “ Tham nhũng là hành vi của người có
chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.
Người có chức vụ, quyền hạn gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức
+ Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực
hiện nhiệm vụ, công vụ đó v.v…
Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đ ạt đ ược
hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng.
Chủ thể tham nhũng sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương
tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình ho ặc cho ng ười khác. M ột ng ười
10
có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vì động cơ vụ lợi nhưng
hành vi đó không lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì không coi là tham nhũng.
Mục đích của hành vi tham nhũng phải là mục đích vụ lợi. Nếu chủ thể thực hiện
hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà không xuất phát từ động cơ vụ lợi thì hành vi
đó không là hành vi tham nhũng.
Giải pháp phòng, chống tham nhũng
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác
phòng, chống tham nhũng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông về công tác phòng,
chống tham nhũng. Các cấp uỷ đảng, chính quyền cần dành sự quan tâm đúng mức
lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức trong toàn xã
hội về tác hại của tệ tham nhũng và để từng cán bộ, đ ảng viên, công ch ức, viên ch ức
xác định rõ hơn trách nhiệm của mình trong phòng, chống tham nhũng. G ắn ch ặt ch ẽ
công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tham nhũng với việc học t ập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, kiên quyết loại bỏ những c ản tr ở v ề th ể ch ế và
thủ tục hành chính tạo điều kiện cho sách nhiễu, tham nhũng.
- Phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Huy đ ộng s ức
mạnh quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

20. Luật sư A ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng để làm người đại diện
cho họ trong một vụ kiện dân sự với khoản thù lao được thỏa thuận. Tuy nhiên, quá
trình giải quyết vụ kiện rất phức tạp, kéo dài nên khoản thù lao không đ ủ chi phí,
trong khi vụ kiện vẫn còn tiếp tục giải quyết.
Luật sư A sẽ xử sự thế nào trong tình huống trên, lập luận chứng minh ?
=> Luật sư A cần trao đổi trực tiếp với khách hàng v ề tính ph ức t ạp và th ời gian
giải quyết vụ án.
- Nếu được khách hàng thông cảm và tự nguyện đóng góp thêm chi phí thì hai
bên sẽ ký tiếp phụ lục hợp đồng với những điều, khoản cụ thể.
- Nếu khách hàng không tự nguyện thì luật sư A vẫn tiếp tục thực hi ện h ợp đ ồng
mà không đòi hỏi thêm bất cứ khoản tiền nào ngoài khoản tiền đã thỏa thu ận trong
hợp đồng. Vì Luật Luật sư năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) và Quy t ắc
đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định cụ thể như sau:
+ Điểm d, khoản 1, Điều 9, Luật Luật sư: ngoài khoản thù lao và chi phí đã th ỏa
thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý thì luật sư không được nhận,
đòi hỏi thêm bất cứ một khoản tiền nào hoặc lợi ích nào khác.
+ Quy tắc 8.2: Trong khi thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng,
luật sư không để tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khác chi ph ối đ ạo đ ức và ứng x ử ngh ề
nghiệp làm sai mục đích của nghề luật sư.
+ Quy tắc 8.3: Luật sư không được từ chối tiếp tục thực hi ện v ụ vi ệc đã nh ận tr ừ
trường hợp bất khả kháng hoặc được khách hàng đồng ý.
Luật sư A xử sự như trên là phù hợp theo quy định pháp luật, giữ được uy tín,
thanh danh của giới luật sư, xứng đáng sự tin cậy của xã hội đối với nghề luật sư./.

11
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner

You might also like