You are on page 1of 22

THẢO LUẬN

CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, XỬ LÝ


TÀI LIỆU VÀ VIẾT BÀI LUẬN PHÁP LUẬT

TS. Đào Lệ Thu


Viện Luật so sánh
1. THẢO LUẬN CÁC VẤN ĐỀ VỀ NỘI DUNG VIẾT
LUẬN PHÁP LUẬT

Cách xác định vấn đề của bài luận

Cách phát triển vấn đề

Cách tóm lược những luận điểm trái chiều


Bước 3: Định hình
vấn đề cần giải
quyết và hướng
triển khai bài luận
Vấn đề

1. Xác định vấn đề cần


giải quyết Đối tượng
2. Xác định được đối Phạm vi
tượng, phạm vi vấn đề
cần triển khai khi viết.
3. Xác định phương Phương
pháp giải quyết vấn đề.
pháp
Thực hành
Đề bài: Tại sao nói nghề luật là nghề vinh quang nhưng cũng là nghề
nguy hiểm? Bạn có đồng quan điểm về nghề luật như vậy không?
Hãy phân tích những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và đạo đức mà
sinh viên luật cần trang bị và rèn luyện để có thể phù hợp với những
sứ mệnh và đặc trưng của nghề luật? Theo bạn các phương pháp học
tập dựa trên tình huống giúp hình thành và trau dồi những kĩ năng
nào cho người hành nghề luật?
Yêu cầu:
- Vấn đề cần giải quyết?
- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của vấn đề?
- phương pháp giải quyết vấn đề?
Bước 5: Viết bản
thảo bài luận
3. Viết nhận định mở
đầu cho bài luận
Nhận định này là lập luận mà
người học đang xây dựng
Nhận định này nên được viết
dưới dạng một luân điểm.
Ví dụ:
“Việc áp dụng các phương
pháp dạy học lấy người học
làm trung tâm trong bối cảnh
của Trường Đại học Luật Hà
Nội tuy khó nhưng hoàn toàn
có khả năng thực hiện."
Thực hành
Viết nhận định mở đầu cho bài luận về vấn đề sau:

Tại sao nói nghề luật là nghề vinh quang nhưng cũng là nghề nguy hiểm? Bạn
có đồng quan điểm về nghề luật như vậy không? Hãy phân tích những yêu
cầu về kiến thức, kĩ năng và đạo đức mà sinh viên luật cần trang bị và rèn
luyện để có thể phù hợp với những sứ mệnh và đặc trưng của nghề luật?
Bước 5: Viết bản
thảo bài luận
5. Phát triển các lập luận
Viết thành bài luận với các
luận điểm dưới hình thức các
câu đầy đủ.
Viết mỗi lập luận thành một
nhận định để phát triển và hỗ
trợ cho nhận định toàn bài đưa
ra ban đầu.
Cung cấp các thông tin làm
minh chứng
Thực hành
Xác định luận điểm, luận cứ trong đoạn viết sau! Đoạn viết đã có
minh chứng chưa? Hãy bổ sung nếu thiếu!
“1. Vinh quang nghề luật
Nghề luật là một nghề có vị trí, vai trò rất quan trọng trong cơ chế thực
thi pháp luật, duy trì và bảo vệ công lý, dân chủ, công bằng và bình đẳng
trong xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức,
bảo vệ quyền con người. Chỉ có những người hành nghề luật mới có thể
đảm bảo, duy trì và phán xét các chủ thể khác trong xã hội có tuân thủ và
thực thi đúng pháp luật hay không. Hoạt động của những người hành nghề
luật sẽ tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác nhau
trong xã hội. Vì thể, nghề luật đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và
bảo vệ trật tự xã hội.”
(Học viện Tư pháp, Đạo đức nghề luật, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2011, tr.27)
Nhận xét về đoạn viết của sinh viên về sứ mệnh của luật sư
Luật sư với sứ mệnh của mình ngày càng trở thành chỗ dựa, niềm tin cho tất cả mọi người, để cho tất
cả mọi người được hưởng sự công bằng. Tại Việt Nam, vị trí luật sư trong xã hội ngày càng quan trọng,
điểm hình là khi Luật Luật sư năm 2006 được sửa đổi bổ sung năm 2012 đã có hiệu lực, ngày càng gia
tăng số người hành nghề luật sư và chất lượng được đảm bảo chặt chẽ hơn. Cùng với đó người dân ngày
càng biết rõ tầm quan trọng của luật sư và thay vì tự giải quyết các vấn đề pháp lý, họ đã chủ động tới gặp
luật sư hơn.
Sứ mệnh của luật sư được quy định tại Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam
(Ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng luật sư toàn quốc) như
sau: ‘’Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát
triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa’’. Như vậy ta có thể thấy
được sứ mệnh cao cả của một người luật sư trong nền tư pháp nước nhà. Để có thể thực hiện được sứ
mệnh cao cả đó, người luật sư cần có phẩm chất tốt, hành nghề bằng cái đức, cái tâm, phải hiểu được
thiên chức cao quý đó của nghề là một người bảo vệ công lý, lẽ phải, phải dũng cảm và bản lĩnh để vượt
qua những trở ngại và thử thách gặp trong quá tình hành nghề. nghề luật sư đem lại sự công bằng cho mọi
người có niềm tin vào pháp luật mà ở đó là luật sư, người có bản lĩnh của một hiệp sỹ mới thực hiện sứ
mệnh cao cả của mình trên trận tuyến bảo vệ nền công lý.
Thực hành
Nhận xét đoạn viết về yêu cầu đối với các phương pháp trong đào tạo
luật
Các luật gia là những người luôn thực hiện các công việc có tính chất “giải
quyết vấn đề” nên nhiệm vụ chính của các trường luật là trang bị cho sinh viên
của mình các công cụ cần thiết để giải quyết vấn đề. Vấn đề mà người hành nghề
luật phải giải quyết sẽ rất đa dạng và sẽ có sự thay đổi nhất định theo thời gian,
trước hết bởi luật pháp có sự thay đổi. Các giảng viên luật không thể cung cấp
mọi câu trả lời cho sinh viên nhưng có thể thông qua các phương pháp giảng dạy
giúp sinh viên chủ động và thành thạo sử dụng các phương pháp học để phát
triển các kĩ năng lập luận, tư duy và như vậy họ có thể áp dụng trong hành nghề
luật bất kể gặp phải vấn đề pháp lý nào. Do đó, đào tạo luật phải thúc đẩy các kĩ
thuật và phương pháp dạy – học tạo động lực phát triển nhãn quan và tư duy
pháp lý, kĩ năng phản biện và lập luận logic, kĩ năng hùng biện và tranh biện. Bên
cạnh đó, các kĩ năng xã hội như giao tiếp, thuyết phục, hợp tác cũng cần được
trau dồi cho sinh viên trong quá trình đào tạo luật vì nghề nghiệp của họ trong
tương lai rất cần những kĩ năng này. Việc sử dụng các phương pháp dạy học đổi
mới và hiện đại cũng sẽ tạo cho sinh viên ý thức và thói quen chủ động, linh hoạt
trong giải quyết vấn đề.
Bước 5: Viết bản
thảo bài luận
6. Tóm lược những luận
điểm/lập luận trái chiều
Bài luận có tính thuyết phục
cần giải quyết được những
quan điểm trái ngược.

Cần viết có tính lược dẫn các


luận điểm trái với luận điểm
của bản thân, sau đó sử
dụng minh chứng và phân
tích để lập luận rằng tại sao
quan điểm của mình có tính
thuyết phục hơn quan điểm
trái chiều kia.
Thực hành
Khái niệm “tài sản tham nhũng” được nghiên cứu khá nhiều trong thời gian vừa qua, xuất phát từ sự cần thiết
tăng cường hiệu quả việc thu hồi tài sản do tham nhũng mà có. Có những quan điểm khác nhau về loại tài sản
này.
Quan điểm thứ nhất cho rằng đó là tài sản có được từ hành vi tham nhũng, ví dụ: tài sản do phạm tội tham
ô; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt mà có.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Tài sản tham nhũng gồm: (1) Tài sản có được từ hành vi tham nhũng như:
Tài sản do phạm tội tham ô; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ,
quyền hạn khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh
hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác; (2) Tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng,
gồm các loại: tài sản có được từ hành vi tham nhũng nhưng đã được người phạm tội hợp pháp hóa bằng cách
đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, biến tiền “bẩn” thành tiền “sạch”, đầu tư vào các công ty để xây dựng
nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí…; tiền được dùng để mua động sản, bất động sản… nhưng người có
chức vụ, quyền hạn không đứng tên mà để cho người khác trong gia đình, bạn bè... đứng tên thay; …
Tác giả đồng ý với quan điểm thứ nhất, vì tài sản tham nhũng phải là nguồn lợi thu được một cách trực
tiếp từ chính hành vi phạm tội tham nhũng. Các tài sản phái sinh trên cơ sở hành vi tham nhũng được nêu ở
quan điểm thứ hai thực chất là tài sản có được từ hành vi phạm tội rửa tiền.
2. THẢO LUẬN CÁC VẤN ĐỀ VỀ HÌNH THỨC BÀI
LUẬN PHÁP LUẬT

Cách trích dẫn

Cách làm footnote

Cách làm danh mục tài liệu tham khảo


Phương pháp trích dẫn

Trích nguyên Trích dẫn tài liệu


văn? tham khảo như thế
nào?

Trích dẫn ý?

14
Phương pháp trích dẫn
1. Trích dẫn nguyên văn (khi trích nguồn phải ghi rõ số trang)
Với đoạn trích ngắn (3-4 dòng):
- dùng ngoặc kép;
- in nghiêng
Với đoạn trích dài
- lùi vào một hàng so với đoạn viết bình thường;
- dùng cỡ chữ nhỏ hơn so với đoạn viết bình thường;
- không dùng ngoặc kép, không in nghiêng
Trích điều luật: luôn in nghiêng
Phương pháp trích dẫn
1. Trích dẫn nguyên văn
Đoạn trích ngắn (3-4 dòng):
Đúng như một nhà nghiên cứu đã nhận định: “việc xác định tội phạm và áp dụng hình
phạt đối với tội phạm là một hoạt động thực thi quyền lực nhà nước và hiệu lực của luật
hình sự đặt trong mối quan hệ với hoạt động này trở nên đồng nghĩa với thực hiện quyền
lực nhà nước.”
Đoạn trích dài:
Nếu như việc tội phạm hóa những hành vi nguy hiểm nào đó phải tuân thủ các yêu
cầu của nguyên tắc pháp chế và các yêu cầu khác và như vậy không cho phép quyền tự
quyết của nhà làm luật, thì việc quy định hiệu lực của luật hình sự lại cho phép quyền tự
quyết của họ. Một nhà nghiên cứu đã nhận định:
Nhìn chung, nhà lập pháp được tự do xác định giới hạn hay phạm vi áp dụng của luật
hình sự. Ví dụ như nhà lập pháp có quyền tự do quy định hiệu lực của luật hình sự đối với
một số tội phạm bất kể chúng được thực hiện ở đâu, bao gồm cả những trường hợp khi
chúng được thực hiện ở lãnh thổ của quốc gia khác hay ở những nơi không thuộc lãnh thổ
của quốc gia nào (ví dụ như tại vùng biển khơi, ở ngoài vũ trụ).
Phương pháp trích dẫn
1. Trích dẫn ý (không nhất thiết phải ghi rõ số trang)
Thẩm quyền tài phán hình sự là một khái niệm rộng và đa nghĩa. Theo
nghiên cứu so sánh của Dubber, trong thời kì phong kiến, thẩm quyền tài phán
hình sự thường được hiểu là quyền lực về mặt pháp luật hình sự (một khía
cạnh của quyền cai trị) của vua chúa đối với thần dân trong vương quốc của
mình, hẹp hơn nữa là quyền lực của chúa đất đối với người dân địa phương.
Sau đó ở giai đoạn cận đại, thẩm quyền này gắn với việc thực hiện quyền lực
của các thiết chế của nhà nước như cảnh sát, tòa án. Vì vậy ở những giai đoạn
này thẩm quyền tài phán hình sự nói chung và hiệu lực của luật hình sự nói
riêng bị giới hạn bởi các yếu tố cộng đồng, chính trị, quốc tịch và địa lý, mà
trọng tâm là yếu tố chính trị và địa lý. Thẩm quyền tài phán hình sự lúc này chỉ
mang đặc tính cục bộ và chỉ có ý nghĩa giải quyết những vấn đề pháp lý hình sự
của vương quốc, vùng lãnh thổ hay quốc gia.
(Xem: Markus D. Dubber (2013), “Criminal Jurisdiction and Conceptions of Penality”,
University of Toronto Law Journal, Vol. 63, Issue 2, tr.247-257.)
Cách làm footnote

Vào References
Vào Insert Footnote
Ghi nguồn trích dẫn (theo tiêu chuẩn)
Cách chỉ dẫn nguồn tại footnote
Văn bản pháp luật: Điều (khoản, điểm), Bộ luật (Luật) … số … năm…; Nghị định, Nghị
quyết số …. của Chính phủ/ Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao …ngày
…tháng … năm…
Án lệ: Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông
qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày
06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Sách: Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Phần
Chung, NXB. Công an nhân dân, tr.122.
Bài tạp chí: Đào Lệ Thu (2018), “Đối tượng nghiên cứu của luật hình sự so sánh”, Tạp
chí Luật học, 2018, số 7, tr.95-98.
Websites, links: Phạm Minh Tuyên, Phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên của
Tòa án thông qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự - Kết quả, những bất cập hạn chế
và nguyên nhân,
http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/hvta/27676686/27677461?p_page_id=276774
61&pers_id=28346379&folder_id=&item_id=96168833&p_details=1, truy cập ngày
08/05/2019.
CÁCH LÀM DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - HLU

Danh mục tài liệu tham khảo


Văn bản pháp luật: xếp theo thứ bậc của văn bản và năm ban hành
Tài liệu tiếng Việt: xếp theo alphabet
Tài liệu nước ngoài: xếp theo alphabet

20
Nhận xét về danh mục tài liệu tham khảo sau:
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
[1] Bộ luật Hình sự 2015, Nxb. Lao động, H, 2014.
[2] Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ xb, H., 2006.
[3] Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Chính trị Quốc gia,
H., 2009, trang 119.
[4] Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Công ước quốc tế về các Quyền kinh tế,
xã hội và văn hóa năm 1966, giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con
người, Nxb. Lao động Xã hội, H., 2011.
[5] Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Công ước về các Dân tộc và bộ lạc bản
địa ở các quốc gia độc lập năm 1989, giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền
con người, Nxb. Lao động Xã hội, H, 2011.
[6] Tuyển tập Hiến pháp một số quốc gia, Nxb. Hồng Đức, H, 2012.
[7] Hiến pháp năm 2013, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2014.
[8] Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
Bước 6: Định
dạng/tạo hình
thức bài luận
Kiểm tra dàn trang, lề,
phông chữ, đánh số trang…
Kiểm tra độ dài của bài
luận theo tiêu chuẩn của
môn học
Chú ý các lỗi: viết hoa,
viết tắt, dấu câu (không
dùng dấu chấm ở các tiêu
đề)
Chú ý sự thống nhất giữa
chú thích và danh mục tài
liệu tham khảo.

You might also like