You are on page 1of 6

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài


Trong công cuộc đổi mới và phát triển toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo đã thu được nhiều thành công rực rỡ trên các lĩnh vực : chính
trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninhh quốc phòng. Trong xu thế quốc tế hóa , Việt
Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới,
có những bước tiến vứng chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, một trở ngại của quá trình
phát triển mà Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đó chính là "công lý" ngày
càng trở nên phức tạp và quan trọng. Công lý không chỉ là một khái niệm trừu
tượng mà còn là bản chất của sự sống còn và phát triển của một xã hội. Trong
một cộng đồng văn minh, công lý chính là “đại lượng công bằng” để dàn xếp
những mâu thuẫn, xung đột không thể tránh khỏi xảy ra giữa các thành viên
trong cộng đồng trên cơ sở nguyên tắc “trao cho mọi người những gì họ xứng
đáng, trao cho mỗi người cái họ đáng hưởng”, hay đó là nghĩa vụ “hoàn lại, trả
lại cho mọi người cái mà họ có quyền được hưởng”. Do đó, việc đảm bảo sự
công bằng và đối xử công bằng trong hệ thống pháp luật đồng thời trở nên vô
cùng quan trọng. Nhiều câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra như “Làm thế nào để
định nghĩa và đo lường công bằng trong xã hội ngày nay?”, “Trong thế giới đa
dạng và phức tạp, làm thế nào để đảm bảo rằng mọi người đều được tiếp nhận
cơ hội và quyền lợi tương đương mà không phụ thuộc vào địa vị xã hội?”,...
Việc giải đáp những vấn đề đó vừa là mục tiêu, vừa là một thách thức đặt ra đối
với các nhà lập pháp nói riêng và đối với toàn thể cộng đồng nói chung. Trên
thực tế, vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp cơ quan tư pháp còn thiếu sót trong
việc thực thi vai trò của mình dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.Những thiếu sót
đó đến từ sự bất công trong áp dụng nguyên lý công bằng, sự tắc trách của
người mang quyền lực nhà nước, chênh lệch xã hội về tài chính, địa vị,…
Nghiên cứu về lẽ công bằng và các vấn đề xoay quanh nó giúp chúng ta hiểu và
nắm rõ hơn về cơ sở lý thuyết, từ đó góp phần đưa ra những hướng đi cụ thể
trong thực thi công lý trong xã hội đương đại, thúc đẩy tìm ra những giải pháp
linh hoạt, đổi mới để đảm bảo mọi người đều có cơ hội, không bị phụ thuộc vào
địa vị xã hội, xây dựng một xã hội công bằng và bền vững. Từ những vấn đề nêu
trên, tôi lựa chọn đề tài “Công lý và các điều kiện bảo đảm công lý” làm niên
luận của mình.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua tìm hiểu nghiên cứu cho thấy ở mức độ trực tiếp và gián tiếp khác nhau đã
có một số công trình đề cập đến đề tài công lý và các điều kiện đảm bảo công lý
như :
 Dưới góc độ giáo trình, sách chuyên khảo:
Tác phẩm “Dân luật khái luận” của Vũ Văn Mẫu (1914-1998), Sài Gòn, năm
1961.

Trong tác phẩm, tác giả cho rằng công lý là cứu cánh của pháp luật, khi xét xử
đôi khi phải dựa vào công lý để sửa chữa một phần tính chất quá nghiêm khắc
của pháp luật, vì nếu đem thi hành pháp luật với tinh thần quá câu nệ, người ta
sẽ gần như đi tới chỗ bất công. Pháp luật được ban hành không được trái với
nguyên lý pháp luật, đó là lý tưởng mà xã hội theo đuổi – an ninh, công lý và
tiến bộ xã hội. Nếu không tôn trọng các nguyên lý pháp luật, nhà lập pháp sẽ vô
tình bước chân vào con đường thoái hóa trong lịch trình tiến hóa của nhân loại.
Tác phẩm “Dân luật khái luận” của Vũ Văn Mẫu (1914-1998), Sài Gòn, năm
1961.

Trong tác phẩm, tác giả cho rằng công lý là cứu cánh của pháp luật, khi xét xử
đôi khi phải dựa vào công lý để sửa chữa một phần tính chất quá nghiêm khắc
của pháp luật, vì nếu đem thi hành pháp luật với tinh thần quá câu nệ, người ta
sẽ gần như đi tới chỗ bất công. Pháp luật được ban hành không được trái với
nguyên lý pháp luật, đó là lý tưởng mà xã hội theo đuổi – an ninh, công lý và
tiến bộ xã hội. Nếu không tôn trọng các nguyên lý pháp luật, nhà lập pháp sẽ vô
tình bước chân vào con đường thoái hóa trong lịch trình tiến hóa của nhân loại.
 Dưới góc độ luận án Tiến Sĩ và luận văn Ths luật học:
Luận án tiến sĩ Luật học "Công lý và sự thể hiện công lý trong Hiến pháp Việt
Nam." (2020) của TS. Nguyễn Xuân Tùng đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
về công lý và sự thể hiện của công lý trong Hiến pháp Việt Nam; phân tích, đánh
giá những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và yếu kém trong thực tiễn
phát huy các giá trị công lý trong tổ chức, quản lý xã hội và trong hoạt động bảo
vệ công lý, tìm ra nguyên nhân của thực trạng này. Luận án cũng đã đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động triển khai, phát huy các giá trị công lý
trong Hiến pháp, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nâng cao
trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, đồng thời, góp
phần hoàn thiện lý luận về công lý trong Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Công trình nghiên cứu “Ba hướng tiếp cận điển hình về vấn đề công lý trong
lịch sử” của PGS. TS. Nguyễn Minh Tuấn, in trong sách "Công lý và Quyền tiếp
cận công lý: Một số vấn đề lý luận - thực tiễn", Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà nội,
2018, tr.47-55 tập trung phân tích ba hướng tiếp cận điển hình về các vấn đề
công lý trong lịch sử là (1) thuyết vị lợi, (2) thuyết chủ nghĩa tự do và (3) thuyết
đạo đức tối thượng về bảo vệ phẩm giá con người, cũng như đưa ra những nhận
định khoa học về vấn đề này.
 Một số đề tài. Bài viết khoa học:
Bài đăng "Bảo đảm quyền tiếp cận công lý-một yêu cầu trong việc bảo đảm
quyền con người của tòa án." (2017) trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật
học, Tập 33, Số 1 của Chu Thị Ngọc đã khẳng định rằng mục đích quan trọng
nhất của tố tụng tư pháp là bảo đảm cho mọi đối tượng trong xã hội có quyền
tiếp cận công lý, tiếp cận Tòa án một các không hạn chế và được xét xử công
bằng trong thời gian hợp lý; hiện thực hóa vai trò bảo vệ công lý, bảo vệ quyền
con người là nhiệm vụ hàng đầu của Tòa án để người dân tin tưởng và lựa chọn
Tòa án làm thiết chế bảo vệ quyền của mình. Tuy không đề cập tới các yếu tố
bảo đảm công lý nhưng vấn đề bảo đảm quyền tiếp cận công lý chính là một
khía cạnh có vai trò quan trọng trong công cuộc bảo đảm thực thi công lý và bảo
đảm quyền con người.
Bài đăng "Quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế." (2022) trên tập san Khoa học và kỹ
thuật trường Đại học Bình Dương, tập 5, số 2 của Trần Mộng Bình đã nghiên
cứu cụ thể hơn về đối tượng nghiên cứu trong đề tài về quyền tiếp cận công lý,
đó là người khuyết tật. Trong bài viết, tác giả bàn về quyền tiếp cận công lý của
người khuyết tật, thực trạng áp dụng pháp luật và đưa ra một số giải pháp giúp
đảm bảo tốt hơn quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế thông qua các công cụ pháp lý như hệ
thống pháp luật dành cho người khuyết tật, hệ thống tư pháp; công nghệ hiện
đại; sự chủ động của người khuyết tật và khuyến khích cộng đồng người khuyết
tật khác áp dụng quyền tiếp cận công lý của mình.
Bài viết “Tiếp cận công lý và các nguyên lý của nhà nước pháp quyền” của Vũ
Công Giao, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học số 25, năm
2009.

Trong bài viết, tác giả phân tích khái niệm và đặc điểm của tiếp cận công lý với
nghĩa công lý là sự đền bù hoặc khắc phục cho những bất công hoặc thiệt hại do
cá nhân hay chủ thể khác gây ra. Việc tiếp cận công lý được thực hiện thông qua
việc tiếp cận với các thiết chế tư pháp chính thống (thông thường được hiểu là
hệ thống các cơ quan tư pháp như các Cơ quan điều tra, Công tố, Tòa án…) và
không chính thống (thông thường được hiểu là hệ thống các luật tục, các cơ chế
hòa giải dựa trên cộng đồng…).

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của bài viết đúng như tên gọi của nó – Công lý và các
điều kiện đảm bảo công lý qua đó giải quyết một số vấn đề của lý luận và thực
tiễn về công lý và các điều kiện đảm bảo công lý trong luật Việt Nam và nghiên
cứu so sánh với quy định tương ứng với một số nước về công lý và các điều kiện
đảm bảo công lý . Ngoài ra, còn phân tích thực tiễn xét xử ở nước ta về công lý
và điều kiện đảm bảo công lý .
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về về lĩnh vực công lý là một đề tài rất rộng lớn và đã được nhiều
nhà chuyên môn nghiên cứu, với đề tài công lý và các điều kiệm đảm bảo công
lý tôi muốn làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến công lý và các điều kiện
đảm bảo công lý, qua đó góp phần bổ sung về nguồn tư liệu nghiên cứu về đề tài
này:
Thứ nhất, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về công lý, bao gồm: nguồn
gốc; khái niệm; chức năng, vị trí, vai trò; phân loại; mối quan hệ; hệ thống các
tư tưởng,
Thứ hai, trình bày các thiết chế bảo vệ công lý; điều kiện đảm bảo; các tiêu chí
đánh giá; kinh nghiệm của một số quốc gia; phân tích các thách thức và hạn chế;
Thứ ba, từ những phân tích, đánh giá về lý luận về công lý và các điều kiện bảo
đảm công lý; thực tiễn hoạt động thực thi công lý, kiến nghị, đề xuất một số các
giải pháp để bảo đảm các giá trị của công lý và thực thi công lý một các hiệu
quả.
5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật Mác-Xít, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan
điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền, về công lý và các điều kiện
đảm bảo công lý, cũng như các công trình khoa học của các nhà khoa học- luật
gia trong và ngoài nước.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng
phương pháp cụ thể của khoa học như: phương pháp phân tích tổng hợp, thống
kê, đối chiếu và đặc biệt là phương pháp so sánh luật học... từ đó rút ra đánh giá
kết quả, kết luận về đề xuất những kiến nghị hoàn thiện liên quan đến công lý .
6 .Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài viết gồm ba
chương như sau:
Chương 1. Một số vấn đề chung về công lý và các điều kiện đảm bảo công lý
Chương 2. Những quy định của pháp luật Việt Nam về Công lý và các điều kiện
đảm bảo công lý
Chương 3. Thực tiễn về công và những kiến nghị để hoàn thiện hơn những quy
định trong luật Việt Nam về công lý và các điều kiện đảm bảo công lý

You might also like