You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI – NGÔN NGỮ


-------------------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


MÔN: LUẬT HỌC SO SÁNH

BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH,


SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: THS. LÊ THỊ HỒNG LIỄU


Lớp: K14DCLU01
Nhóm: Gia tộc Trần Phan
Sinh viên thực hiện: Bùi Minh Trang
Trần Lê Thanh Tuấn
Nguyễn Thị Hồng Thư
Đào Thị Thanh An
Nguyễn Quốc Đạt
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................1

PHẦN 1. KHÁI NIỆM NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ


CHUYỂN GIỚI...........................................................................................4

PHẦN 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY VỀ


QUYỀN DÀNH CHO NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ
CHUYỂN GIỚI...........................................................................................4

PHẦN 3. LÝ DO PHÁP LUẬT VIỆT NAM CÓ NHỮNG QUY ĐỊNH


NHƯ TRÊN VỀ QUYỀN DÀNH CHO NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG
TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI.........................................................................6

PHẦN 4. SO SÁNH HỆ THỐNG PHÁP LUẬT GIỮA VIỆT NAM,


MỸ VÀ PHÁP..............................................................................................8

1. PHÁP LUẬT MỸ......................................................................................8


a. Phân biệt đối xử trong lao động.........................................................8
b. Hôn nhân và gia đình.........................................................................9
2. PHÁP LUẬT PHÁP..................................................................................10
a. Phân biệt đối xử trong lao động.......................................................10
b. Hôn nhân và gia đình.......................................................................11
3. PHÁP LUẬT VIỆT NAM.........................................................................13
a. Phân biệt đối xử trong lao động.......................................................13
b. Hôn nhân và gia đình.......................................................................15
c. Quyền chuyển đồi giới tính...............................................................18

PHẦN 5. QUYỀN DÀNH CHO NGƯỜI ĐỒNG TINH SONG TÍNH


VÀ CHUYỂN GIỚI DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NHÓM..........................21

KẾT LUẬN.................................................................................................25
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Tại Việt Nam, người đồng tính, song tính và chuyển giới là đối tượng ngày
càng được giới khoa học quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Trong
lĩnh vực khoa học pháp lý, vấn đề nghiên cứu về quyền và pháp luật của các đối
tượng này còn khá nhiều. Về lý luận, một số vấn đề vẫn chưa được làm rõ, ví dụ:
bản chất quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới; lý do pháp luật
phải ghi nhận quyền của các đổi tượng này; vị trí quyền của các đối tượng này
trong hệ thống pháp luật... Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu, luận giải
thấu đáo để góp phần xây dựng, bổ sung hệ thống cơ sở lý luận về quyền và pháp
luật của người đồng tính, song tính, chuyển giới.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2013 đã
nhấn mạnh "các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và
pháp luật" (khoản 1 Điều 14) và "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã
hội." (Điều 16). Những quy định mới này của Hiến pháp năm 2013 đặt ra nhiều
yêu cầu đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người nói chung
và quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới nói riêng. Bên cạnh đó,
hiện nay Việt Nam đang trong quá trình tổ chức thi hành hoặc xây dựng, hoàn
thiện một số văn bản pháp luật liên quan đến quyền của các đối tượng này như:
Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017), Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật lao động 2019, dự thảo Luật
chuyển đổi giới tính...

Xuất phát từ bối cảnh nêu trên, việc nghiên cứu về quyền của người đồng
tính, song tính và chuyển giới sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm

1
quyền con người, nâng cao giá trị xã hội của pháp luật tại Việt Nam và so sánh
với các quốc gia đang công nhận quyền của người đồng tính, song tính và chuyển
giới. Chính vì vậy, nhóm em đã quyết định chọn đề tài "Bảo vệ quyền của người
đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam – nhìn từ góc độ luật so sánh"
để triển khai mong muốn góp phần giải mã toàn diện và có hệ thống các nội dung
có liên quan.

2. Mục tiêu nghiên cứu:


Mục tiêu nghiên cứu của bài luận là so sánh về những quy định pháp luật của
Việt Nam và các nước đã công nhận quyền của người đồng tính, song tính và
chuyển giới, cụ thể là Pháp và Mỹ. Từ đó, đưa ra được những lập luận xác đáng,
toàn diện và phù hợp cho một hệ thống giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam về quyền của người đồng tính, song tính và chuyền giới trong thời gian
tới.
3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới trong hệ
thống pháp luật Việt Nam, trọng tâm đánh giá là các quyền đặc thù, đang bị hạn
chế, chưa được ghi nhận hoặc đã được ghi nhận nhưng có nhiều vần đề trong
thực tế, có đối chiếu với các hệ thống pháp luật của một số các quốc gia trên thế
giới về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới.
Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu một cách khái quát nhất các qui tắc pháp
luật của một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính và một số
các qui định của pháp luật trên thế giới về kết hôn đồng giới từ đó rút ra được
một số kinh nghiệm để điều chỉnh quan kết hôn đồng giới đối với Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê, phân tích số liệu cũng được nhóm sủ dụng để tập
hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực trạng người đồng
tính, song tính, chuyển giới và quan điểm về một số vần đề liên quan đến pháp
luật và quyền của cộng đồng LGBT tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra bài làm của
nhóm còn sử dụng phương pháp luật học so sánh hệ thống pháp luật của một số

2
nước để làm sáng tỏ sự phát triển của pháp luật về quyền của người đồng tính,
song tính, chuyển giới trên thế giới thời gian qua và những bài học kinh nghiệm
phù hợp vời tình hình của Việt Nam.
5. Kết cấu của đề tài:
Nội dung báo cáo gồm 5 phần như sau:
Phần 1: Khái niệm người đồng tính, song tính và chuyển giới
Phần 2: Quy định pháp luật việt nam hiện nay về quyền dành cho người
đồng tính, song tính và chuyển giới
Phần 3: Lý do pháp luật việt nam có những quy định như trên về quyền
dành cho người đồng tính, song tính và chuyển giới
Phần 4: So sánh hệ thống pháp luật giữa việt nam, mỹ và pháp
Phần 5: Quyền dành cho người đồng tinh song tính và chuyển giới dưới
góc nhìn của nhóm

3
PHẦN 1. KHÁI NIỆM NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ
CHUYỂN GIỚI

Người đồng tính : Người đồng tính (Lesbian, Gay) là người có cảm giác
hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người cùng giới.
Người song tính: Người song tính (Bisexsual) là người có cảm giác hấp
dẫn về tình cảm, thể chất với cả hai giới.
Người chuyển giới: Người chuyển giới (Transgender) là trạng thái khi một
người có giới tính sinh học không trùng với bản dạng giới hay thể hiện giới của
họ (ví dụ có cơ thể là nam và nghĩ mình là nữ, hoặc bề ngoài như nữ). Người
chuyển giới liên quan tới việc người đó nhận dạng hoặc thể hiện mình là nam
hay nữ, trong khi người đồng tính lại liên quan tới việc người đó yêu người cùng
giới hay khác giới.

PHẦN 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY VỀ QUYỀN
DÀNH CHO NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI

Ngày 03/8/2022, Bộ Y tế ban hành Công văn 4132/BYT-PC chấn chỉnh công
tác khám bệnh, chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới. Bộ
Y tế cho biết Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới đã khẳng
định đồng tính không phải là bệnh, vậy nên không thể “chữa”, không cần “chữa”
và cũng không thể thay đổi được. 
 Điều 36. Quyền xác định lại giới tính

1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.

Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới
tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần
có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

4
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký
thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù
hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác
có liên quan.

 Điều 37. Chuyển đổi giới tính

Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã
chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định
của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được
chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Như vậy, Bộ Luật dân sự 2015 đã chính thức ghi nhận quyền chuyển đổi
giới tính với tư cách là một quyền nhân thân gắn với mỗi cá nhân. Điều 37 Bộ
Luật dân sự 2015 ghi nhận chuyển đổi giới tính hoàn toàn độc lập với quyền xác
định lại giới tính (Điều 36 Bộ Luật dân sự 2015).

Hai quyền này mặc dù cùng liên quan đến giới tính của chủ thể nhưng về
bản chất cũng như các vấn đề pháp lý liên quan là khác nhau. Cụm từ “xác định
lại giới tính” nhằm trả lại giới tính thực cho những người bị khuyết tật bẩm sinh
về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Trong khi đó “chuyển
đổi giới tính” lại dùng để chỉ trường hợp cá nhân có nhận thức về giới tính khác
với giới tính sinh học của mình, tức là về mặt tự nhiên, người chuyển giới hoàn
toàn bình thường.

Chuyển đổi giới tính là một hoạt động phức tạp và tạo ra hệ quả to lớn do
đó không thể chỉ gói gọn trong một điều luật mà cần được quy định cụ thể trong
văn bản luật chuyên biệt, trong khi vấn đề xác định lại giới tính cho đến nay vẫn
chỉ được cụ thể hóa bằng nghị định và thông tư. Vấn đề lớn hiện nay là xây dựng
Luật với những nội dung gì, điều chỉnh ra sao, mặc dù Bộ Luật dân sự 2015 đã
ghi nhận quyền này nhưng quy định này chưa thể thực thi được.

5
Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định "không thừa nhận hôn nhân giữa những
người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8). Điều này có nghĩa là những người đồng
giới tính vẫn có thể chung sống, nhưng khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ không áp
dụng Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết Những người đồng tính sinh sống
với nhau nếu có sự tranh chấp thì sẽ áp dụng theo Bộ luật Dân sự chứ không áp
dụng Bộ luật Hôn nhân và Gia đình.

BS. Đỗ Thị Vân - Giám đốc Trung tâm Thông tin Tổ chức Phi Chính phủ
cho biết, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ NCG chiếm từ 0,3 - 0,5%
dân số. Như vậy, Việt Nam ước tính có khoảng từ 290.000 - 480.000 NCG. Một
bộ phận NCG gặp rất nhiều khó khăn khi chưa có hành lang pháp lý đối với
quyền của họ cả trong việc chuyển đổi giới tính, đặc biệt là vấn đề điều trị nội tiết
tố và thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính; việc bị phân biệt đối xử trong
cuộc sống, quyền về việc làm, học tập và sức khỏe cũng gặp những trở ngại lớn.

PHẦN 3. LÝ DO PHÁP LUẬT VIỆT NAM CÓ NHỮNG QUY ĐỊNH NHƯ


TRÊN VỀ QUYỀN DÀNH CHO NGƯỜI ĐỒNG TÍNH,
SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI

- Chủ nghĩa độc tôn dị tính là hệ thống những quan điểm để bảo vệ cho tính dục
khác giới, bao gồm ba thành tố cơ bản: quan điểm mặc định mọi người là dị tính;
quan điểm cho rằng dị tính là ưu việt hơn, xem những gì ngoài dị tính đều là thấp
kém hơn; và tiến tới chối bỏ, tạo sự thiên vị, phân biệt đối xử với những thiểu số
tính dục khác.

- Yếu tố văn hóa: Dường như ở các nước phương Tây, sự chấp nhận có phần dễ
dàng hơn các khu vực châu Á - vốn được xem là “cổ hủ”. Quan niệm văn hóa
truyền thống cũng khiến cho nhiều người nghi ngại khi đặt ra vấn đề công nhận
quyền bình đẳng của người NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH, CHUYỂN
GIỚI (về đạo đức, duy trì nòi giống, trật tự xã hội, nuôi dạy con cái...). - Các yếu

6
tố về chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo cũng ảnh hưởng khá lớn đến quan niệm về
người đồng tính, song tính, chuyển giới và quyền của họ.

- Yếu tố truyền thông và báo chí: Nếu truyền thông đúng đắn, đầy đủ thì nhận
thức của xã hội cũng theo chiều hướng tích cực hơn. Nếu truyền thông sai lệch,
tập trung phản ánh góc khuất trong đời sống của các đối tượng này thì xã hội sẽ
có cái nhìn thiếu thiện cảm về họ. Như vậy, nếu như truyền thông và báo chí
phản ánh các thông tin chân thực, đúng đắn sẽ đóng góp tích cực cho tiến trình
vận động bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới

- Các yếu tố khác: Các yếu tố về sự phát triển của khoa học và công nghệ, y
học... Ví dụ, nhu cầu chuyển đổi giới tính hay xác định giới tính thực chất là nhu
cầu xuất hiện từ rất lâu trong xã hội nhưng chỉ được đáp ứng trong xã hội hiện
đại khi các kỹ thuật phẫu thuật chuyển đổi giới tính/xác định giới tính được hình
thành và phát triển.

- Sự phát triển của xã hội cũng ảnh hưởng đến nhận thức của người dân. Tuy
nhiên, văn hóa thực chất là do con người tạo ra và con người hoàn toàn có thể
thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Điều 36 Khoản 1 Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã quy định nguyên tắc hôn nhân là
"một vợ - một chồng, vợ chồng bình đẳng", do vậy nếu quy định về kết hợp dân
sự (chung sống đồng giới) thì sẽ là trái với hiến pháp Việt Nam (vi hiến), bởi
kiểu chung sống này sẽ không có ai là vợ hoặc chồng. Theo nguyên tắc, các bộ
luật của 1 quốc gia luôn phải tuân thủ theo Hiến pháp, vì vậy mọi bộ luật tại Việt
Nam đều không được phép công nhận hôn nhân đồng giới và kết hợp dân sự.
Trước đây, theo pháp luật của Luật Hôn nhân gia đình năm 2000, kết hôn giữa
những người cùng giới tính là một trong 05 trường hợp cấm kết hôn. Cùng với sự
tiến bộ trong nhận thức của toàn xã hội về vấn đề kết hôn đồng giới. Hiện nay,
nước ta đã có cái nhìn cởi mở hơn về những người đồng tính cũng như hôn nhân
giữa họ. Điều này đã được thể hiện trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
hiện hành. Theo đó, hiện nay pháp luật không quy định hôn nhân đồng giới thuộc

7
vào các trường hợp bị cấm kết hôn. Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014
bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" từ ngày 1 tháng 1
năm 2015. Tại khoản 2 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ quy định:
không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. những người đồng
giới tính vẫn có thể chung sống, nhưng không được công nhận về mặt pháp lý.

PHẦN 4. SO SÁNH HỆ THỐNG PHÁP LUẬT GIỮA


VIỆT NAM, MỸ VÀ PHÁP

1. Pháp luật Mỹ

a. Phân biệt đối xử trong lao động

Vào đầu năm 2010, chính quyền Obama bao gồm bản sắc giới trong số các
lớp được bảo vệ chống phân biệt đối xử dưới quyền của Ủy ban cơ hội việc làm
bình đẳng (EEOC). Vào năm 2012, Ủy ban cơ hội việc làm bình đẳng đã phán
quyết rằng Tiêu đề VII của Đạo luật dân quyền năm 1964 không cho phép phân
biệt đối xử việc làm dựa trên nhận dạng giới tính vì đây là một hình thức phân
biệt giới tính. Vào năm 2015, Ủy ban cơ hội việc làm bình đẳng đã kết luận rằng
Tiêu đề VII không cho phép phân biệt xu hướng tình dục trong việc làm vì đây là
một hình thức phân biệt giới tính.

Hãng thông tấn AP cho biết phán quyết của Tòa tối cao ngày 15-6 ảnh
hưởng tới hàng triệu người thuộc cộng đồng LGBT ở Mỹ. Có khoảng 11,3 triệu
người LGBT đang sống ở nước này, trong đó có hơn 8 triệu người nằm trong lực
lượng lao động.

Việc phân biệt đối xử trong công sở với người đồng tính và chuyển giới vẫn
còn phổ biến tại xứ cờ hoa, Hãng tin Reuters cho biết thêm. Ít nhất 28 tiểu bang
của Mỹ thiếu các biện pháp toàn diện để bảo vệ những người lao động thuộc
cộng đồng LGBT khỏi các định kiến tại nơi làm việc.

8
Phán quyết có lợi cho những người thuộc thế giới thứ ba do thẩm phán Neil
Gorsuch soạn thảo và nhận được sự ủng hộ của 5 thẩm phán khác.

Việc diễn giải lại Khoản VII trong Đạo luật quyền dân sự vấp phải sự phản
đối của 3 thẩm phán bảo thủ trong Tòa tối cao. Họ cho rằng khái niệm bị phân
biệt đối xử vì "giới tính" khác hoàn toàn với khái niệm bị phân biệt đối xử vì "xu
hướng tính dục".

Theo AP, đây là vụ việc đầu tiên về LGBT được xử tại Tòa tối cao Mỹ kể
từ năm 2018, sau khi thẩm phán Anthony Kennedy nghỉ hưu và được thay bởi
thẩm phán Brett Kavanaugh có quan điểm bảo thủ.

Ông Kennedy được xem là người đại diện cho tiếng nói của cộng đồng
LGBT tại Mỹ, người đã thúc đẩy việc thông qua phán quyết lịch sử hợp pháp hóa
hôn nhân đồng tính trên toàn nước Mỹ năm 2015.

b. Hôn nhân và gia đình

Cuộc biểu tình năm 2011 ở New Jersey bởi Garden State Equality để ủng
hộ quyền kết hôn đồng giới và chống lại trục xuất của vợ chồng LGBT. Phong
trào giành được quyền kết hôn dân sự và lợi ích cho các cặp đồng giới ở Hoa Kỳ
bắt đầu từ những năm 1970 nhưng vẫn không thành công trong hơn bốn mươi
năm. Vào ngày 17 tháng 5 năm 2004, Massachusetts đã trở thành tiểu bang đầu
tiên của Hoa Kỳ và là khu vực tài phán thứ sáu trên thế giới hợp pháp hóa hôn
nhân đồng giới sau Tòa án tư pháp tối cao quyết định sáu tháng trước. Trước khi
hợp pháp hóa toàn quốc, hôn nhân đồng giới đã trở thành hợp pháp ở 36 tiểu
bang; 24 tiểu bang theo lệnh của tòa án, 9 bằng hành động lập pháp và 3 bởi
trưng cầu dân ý. Một số bang đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới bằng nhiều
hơn một trong ba hành động. Vào ngày 26 tháng 6 năm 2015, Tòa án Tối cao
Hoa Kỳ phán quyết trong Obergefell v. Hodges các tiểu bang phải cấp phép và
công nhận hôn nhân đồng giới. Do đó, hôn nhân đồng giới là hợp pháp ở tất cả
50 tiểu bang, Quận Columbia, Puerto Rico, đảo, Hoa Kỳ Quần đảo Virgin và

9
Quần đảo Bắc Mariana. Các quan chức trong Samoa thuộc Mỹ đã thảo luận về
việc liệu phán quyết có áp dụng cho lãnh thổ hay không; hiện tại hôn nhân đồng
giới không được cấp phép cũng không được công nhận ở đó. Kể từ khi
Obergefell v. Hodges được thông qua, Thượng nghị sĩ Greg Albritton đã đề xuất
các dự luật hoạt động như một công việc xoay quanh các cuộc hôn nhân đồng
giới và mười trong số sáu mươi tám thẩm phán đã ngừng cấp giấy phép kết hôn ở
Alabama. Vào ngày 10 tháng 4 năm 2019, Thượng viện Alabama đã thông qua
dự luật chấm dứt tất cả giấy phép kết hôn. Thượng nghị sĩ Albritton bắt chước dự
luật đã được bỏ phiếu tại Oklahoma năm 2015. Dự luật sẽ cho phép mọi người
kết hôn bằng cách loại bỏ phần nghi lễ và yêu cầu cặp vợ chồng nộp một bản
khai hoặc bản khai cho một thẩm phán quản chế, người sau đó sẽ ghi lại cuộc
hôn nhân thay vì cấp giấy phép kết hôn mà trong mắt các thẩm phán đang cho
phép khi họ không chấp thuận mối quan hệ mà họ sẽ cấp phép.

Việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính là hợp pháp,Nhận con nuôi bởi
các cặp vợ chồng đồng giới là hợp pháp trên toàn quốc kể từ tháng 6 năm 2015
sau phán quyết của Tòa án Tối cao trong Obergefell v. Hodges, mặc dù
Mississippi không có lệnh cấm nhận con nuôi đồng giới bị tòa án liên bang bãi
bỏ cho đến tháng 3 năm 2016.

2. Pháp luật Pháp


a. Phân biệt đối xử trong lao động

Bộ luật Lao động hiện hành đã nêu rõ, nghiêm cấm các hành vi phân biệt
đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín
ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và
hoạt động công đoàn. Thế nhưng ngoài kia, vẫn còn hàng ngàn môi trường làm
việc, đồng thời cũng có hàng ngàn ông chủ thiếu cái nhìn thiện cảm với người
LGBT.

10
Nhìn một cách tổng thể, Viện Nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường
cho thấy gần 30% số người được khảo sát từng bị từ chối việc làm vì là người
LGBT. Trong đó, tỷ lệ người chuyển giới bị từ chối khi xin việc chiếm 59.0%,
cao gấp ba lần so với nhóm đồng tính và song tính (19.6%). Người chuyển giới
cũng bị phân biệt đối xử trong việc trả lương hay thăng tiến khiến họ thường chỉ
giữ các vị trí cấp thấp, cơ bản mà khó giữ các vị trí quản lý hoặc cao hơn.

Với những hành vi phân biệt đối xử khác trong quá trình làm việc, thì: 8.8%
từng bị đuổi việc, 13.8% bị trả lương kém hơn so với người cùng vị trí, năng lực,
22.6% bị hạn chế thăng tiến, 13.5% bị buộc chuyển sang vị trí công việc khác,
3.7% không được giải quyết bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Họ còn bị đối mặt
với những nhận xét, hành động tiêu cực từ cả đồng nghiệp, sếp và khách hàng,
đối tác, với tỷ lệ cao từ 33% tới gần 50%. Các hành vi phân biệt đối xử khác mà
người tham gia khảo sát báo cáo còn có: bị hỏi thường xuyên về đối tượng yêu
đương, ghép đôi với đồng nghiệp khác giới… Các lý do giải thích cho hành vi
phân biệt đối xử thường không được công khai nói ra mà núp dưới các lý do
khác, nhưng người LGBT đều có thể cảm nhận được rõ ràng “bởi vì mình là
LGBT” mà có sự đối xử không công bằng.

b. Hôn nhân và gia đình

Cộng hòa Pháp (République française), là một quốc gia lớn nhất Tây Âu và
lớn thứ ba ở Châu Âu và có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa
khác. Tuyên ngôn nhân quyền về dân quyền năm 1789 đến nay là hơn 500 năm
vẫn còn nguyên giá trị. Những giá trị pháp lý về quyền cơ bản của con người
luôn được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tuy là quốc gia có Tuyên ngôn nhân
quyền về dân quyền từ rất sớm, xong cũng giống như nhiều 34 nước trên thế giới
để đi đến việc công nhận của pháp luật về kết hôn đồng giới nước Pháp đã trải
qua nhiều cuộc đấu tranh, đặc biệt là các cuộc biểu tình với quy mô lớn về ủng
hộ hôn nhân đồng giới và cũng không ít những cuộc biểu tình phản đối hôn nhân
đồng giới đã khiến tình hình chính trị tại Pháp trở nên căng thẳng.

11
Vào năm 1985, Quốc hội đã thông qua đạo luật cấm phân biệt đối xử với
người đồng tính trong công việc, vấn đề nhà ở, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ
công và tư. Ngày 30/12/2004, luật về chống phân biệt đối xử và bình đẳng được
ban hành, trong đó các Điều 20, 21 tại Mục 3 bổ sung thêm một số hành vi vi
phạm pháp luật quy định ở Luật ngày 29/7/1881 bao gồm: hành vi gây tổn
thương, lăng mạ, xúc phạm, xúi giục việc thù ghét hay bạo động hoặc kỳ thị một
người, nhóm người vì giới tính, xu hướng tình dục hoặc bệnh tật của họ. Các
hành vi tấn công, giết hại các nạn nhân đồng tính luyến ái sẽ bị xử phạt tùy theo
mức độ. Người đồng tính được quyền quan hệ tình dục khi 15 tuổi, được gia
nhập quân đội và hưởng hầu hết các quyền dân sự, kinh tế, chính trị khác giống
như người dị tính. Pháp luật Pháp không thừa nhận kết hôn đồng giới nhưng cho
phép các cặp đôi này chung sống dưới hình thức đối tác chung nhà (domestic
partnership), được thông qua vào năm 1999. Các cặp đôi này được pháp luật bảo
vệ, hưởng các quyền và nghĩa vụ như những cặp dị tính kết hôn khác. Họ được
phép nuôi con của một trong hai người với một người khác giới trước đó nhưng
không được quyền nhận nuôi con nuôi và thụ tinh nhân tạo. Ngày 23/4, Hạ viện
Pháp đã thông qua Luật thừa nhận kết hôn đồng tính và nhận con nuôi của những
cặp đồng tính. Trước đó, Thượng viện Pháp cũng đã thông qua Luật này. Luật
này chỉ đợi Tổng thống Francois Hollande phê chuẩn.

Tổng thống Francois Hollande từ năm 2012 đã cam kết thực hiện việc hợp
pháp hóa kết hôn đồng tính. Nhưng ở một quốc gia với hơn nửa dân số theo
Thiên Chúa giáo như Pháp, thì vấn đề kết hôn đồng tính vấp phải sự 35 phản đối
mạnh mẽ. Đây cũng là lý do chính khiến những cuộc biểu tình phản đối kết hôn
đồng tính thường xuyên xảy ra tại Pháp. Một số người quá khích đã dùng cả súng
để đe dọa những người đồng tính.

Ngày 18/5/2013 Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ký thông qua dự


luật hôn nhân đồng tính. Quyết định này đưa Pháp trở thành quốc gia thứ 9 ở
châu Âu và thứ 14 trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính và cho phép các

12
cặp đồng tính nhận con nuôi. 10 ngày sau khi Tổng thống Pháp ký dự luật trên,
cặp đồng tính đầu tiên có thể tổ chức lễ kết hôn.

Như vậy sau khi được pháp luật chính thức thừa nhận hôn nhân đồng tính
thì tại Pháp hiện nay có ba hình thức chung sống được pháp luật phân biệt. Sự
chung sống ở đây được mở rộng ra khỏi phạm vi giữa một người đàn ông và một
người đàn bà, mà còn gồm cả những người đồng tính luyến ái, cùng là đàn ông,
hay cùng là phụ nữ. "Tất cả" mọi người được chính thức "kết hôn" với nhau, mở
ra cho họ nhiều quyền lợi về thuế má, trợ cấp xã hội, thừa kế, xin con nuôi, lương
hưu trí... Dưới đây là ba hình thức sống chung được pháp luật của Pháp phân
biệt:

Le concubinage: sống chung không có hôn thú, không có hợp đồng, khái
niệm chỉ vị trí trong xã hội là "compagne" (bạn đường). Hai người, khác giới tính
hay đồng giới tính, sống chung với nhau một cách tự nhiên. Hình thức này rất ít
được pháp luật bảo vệ, về hành chính được xem như hai cá nhân riêng biệt.

Le PACS: sống chung có hợp đồng giữa hai người cùng giới tính hay khác
giới tính, khi nào không muốn sống chung với nhau nữa thì tuyên bố hủy hợp
đồng, đồng thời không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ chung thủy.

Le mariage: sống chung có kết hôn chính thức, có hôn thú giữa một người
đàn ông và một người đàn bà. Khái niệm vị trí trong xã hội là "époux/épouse",
hay "conjoint", "mari/femme" (chồng/vợ).

3. Pháp luật Việt Nam

a. Phân biệt đối xử trong lao động

Việc kỳ thị với người đồng tính còn diễn ra trong môi trường làm việc. Tình
trạng phân biệt về xu hướng tính dục của người lao động với nhau và của người
sử dụng lao động và người lao động về vấn đề thăng tiến, thu nhập, vị trí việc

13
làm vẫn đang diễn ra. Hiện nay chưa có luật chống phân biệt đối xử dựa trên xu
huớng tính dục cũng như đưa hành vi phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính
dục là hình thức kỷ luật lao động bị cấm trong Bộ luật Lao động 2019.

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 1 Công ước số 111 về phân biệt đối xử
trong việc làm và nghề nghiệp năm 1958 có quy định thuật ngữ phân biệt đối xử
bao gồm: mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi dựa trên chủng tộc, màu da, giới
tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội, có
tác động triệt bỏ hoặc làm phương hại sự bình đẳng về cơ hội hoặc về đãi ngộ
trong việc làm hoặc nghề nghiệp.

Căn cứ vào điểm a, khoản 1, Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định
Quyền và nghĩa vụ của người lao động: Người lao động có quyền làm việc; tự do
lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề
nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi
làm việc. Tại khoản 1, 2 và 3, Điều 8 của Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy
định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động: Phân biệt đối xử
trong lao động, ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục
tại nơi làm việc.

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về
việc làm việc không trọn thời gian dành cho người lao động: Người lao động làm
việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và
nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không
bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Trong quy định của pháp luật về bình đẳng giới đang còn hạn chế về việc
chỉ nêu nam và nữ nhưng lại không đề cập đến giới tính khác như đồng tính, song
tính và chuyển giới. Tại khoản 1, 2 Điều 13 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định
Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ
tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền

14
công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc
khác. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ
các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

Trong quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP có nêu
việc xử lí vi phạm về tuyển, quản lý lao động: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, độ tuổi, dân tộc,
màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm
HIV, khuyết tật

b. Hôn nhân và gia đình

Cùng với sự tiến bộ trong nhận thức của toàn xã hội về vấn đề kết hôn đồng
tính. Hiện nay, nước ta đã có cái nhìn cởi mở hơn về những người đồng tính cũng
như hôn nhân giữa họ. Điều này đã được thể hiện trong luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 hiện hành. Theo đó, hiện nay pháp luật không quy định hôn nhân
đồng tính thuộc vào các trường hợp bị cấm kết hôn. Tại khoản 2 điều 8 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 chỉ quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân
giữa những người cùng giới tính.”

Đây là một bước thay đổi lớn trong tư duy của những người làm công tác
lập pháp về người đồng tính. Qua quy định này cho thấy pháp luật đã thay đổi
cách nhìn với hôn nhân đồng tính. Pháp luật không nghiêm cấm một cách cứng
nhắc như trước đây mà chỉ không thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng
tính. Do đó, các cặp đôi đồng tính vẫn có thể tổ chức đám cưới trên thực tế, vẫn
được chung sống với nhau nếu có nhu cầu nhưng về mặt pháp lý thì sẽ không
được pháp luật thừa nhận là vợ chồng. Cùng với đó, Nghị định 82/2020/NĐ-CP
cũng không quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kết hôn
giữa những người đồng tính.

Có thể thấy, dù hiện nay pháp luật chưa thừa nhận kết hôn đồng tính nhưng
sự thay đổi nêu trên vẫn được coi là tín hiệu vui đối với những cặp đôi có cùng

15
giới tính, là kết quả của một quá trình vận động và thảo luận trong suốt một thời
gian dài. Vậy Cộng đồng LGBT Việt Nam nên mừng hay lo khi cuộc hôn nhân
của họ không được pháp luật bảo vệ.

Thứ nhất, về quan hệ nhân thân, giữa họ sẽ không có một ràng buộc nào về
mặt pháp lý. Tất nhiên, quan hệ giữa họ không được gọi là quan hệ vợ chồng cho
nên sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng. Họ sẽ
không được cấp “giấy đăng ký kết hôn”. Điều này đặt ra câu hỏi, đứa con do họ
nhận nuôi sẽ được cấp giấy khai sinh như thế nào. Vấn đề này vẫn đang bị bỏ
ngõ vì không xác định được cha và mẹ, tạo ra sự khó khăn cho nhà làm luật hiện
nay. Để trả lời cho câu hỏi này, cần xem xét quy định về điều kiện được nhận con
nuôi và được nhận làm con nuôi của Luật Nuôi con nuôi. Cụ thể, theo khoản 3
Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010, một đứa trẻ chỉ được nhận làm con nuôi của 01
người độc thân hoặc của hai người là vợ chồng.

Trong đó, để được công nhận là vợ chồng, cặp đôi cần phải đáp ứng điều
kiện nêu tại Khoản 1, Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: Nam từ đủ 20
tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, hai người tự nguyện kết hôn; không thuộc
trường hợp bị cấm, không bị mất năng lực hành vi dân sự… và phải đăng ký tại
cơ quan có thẩm quyền. Do Việt Nam chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới nên
cặp đôi đồng giới dù có làm đám cưới cũng không được xem là cặp vợ chồng
hợp pháp. Do đó, nếu muốn nhận con nuôi ở Việt Nam, một trong hai người của
cặp đôi đồng tình sẽ phải xin giấy xác nhận tình trạng độc thân và nhận con nuôi
dưới hình thức là một người độc thân.

Thứ hai, về quan hệ tài sản, giữa họ cũng sẽ không có “chế độ tài sản trong
thời kỳ hôn nhân”. Tức là quan hệ tài sản giữa họ “trong thời kỳ hôn nhân”
không được pháp luật bảo vệ. Như vậy, nếu có phát sinh tranh chấp, tài sản giữa
họ sẽ được giải quyết theo Bộ luật dân sự.

16
Một vấn đề được đặt ra, khi mà Bộ luật dân sự 2015 cho phép cá nhân có
quyền xác định lại giới tính thì liệu rằng cuộc hôn nhân hợp pháp của vợ chồng
khi một trong hai người (vợ hoặc chồng) chuyển giới có còn hợp pháp hay
không?.

Thứ nhất, chúng ta cần xác định nếu trường hợp vợ hoặc chồng sau khi
chuyển giới thì cuộc hôn nhân đó sẽ trở thành hôn nhân đồng giới.

Thứ hai, căn cứ vào Khoản 2, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì
hai người này đã vi phạm điều kiện kết hôn. Do đó, đây thuộc trường hợp kết hôn
trái pháp luật theo Khoản 6, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Kết hôn
trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định
tại Điều 8 của Luật này.”

Việc xử lý và hậu quả pháp lý của việc xử lý kết hôn trái pháp luật được
thực hiện theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Điều 11: Xử lý việc kết hôn trái pháp luật: Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được
Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự. Điều
12: Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật: Khi việc kết hôn trái
pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

Hiện nay, nhu cầu công nhận hôn nhân đồng tính ở Việt Nam là rất lớn. Các
cặp đôi đồng tính tại nước ta đều kỳ vọng rằng pháp luật Việt Nam cho phép kết
hôn đồng tính như các quốc gia khác trên thế giới. Những người trong cộng đồng
LGBT đều khao khát được kết hôn với những người có cùng giới tính để đồng
cảm, chia sẻ, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình.

Tuy nhiên để Việt Nam chấp nhận hôn nhân đồng tính thì cần rất nhiều thời
gian. Bản thân nước ta là nước có nền văn hóa Á Đông, nếu thừa nhận có thể sẽ
gây ra những hệ lụy tiêu cực với xã hội, không phù hợp với thuần phong mỹ tục,

17
truyền thống gia đình Việt Nam, không phù hợp quy luật sinh học và không bảo
đảm chức năng duy trì nòi giống của gia đình. Hiện tại, mọi người tuy đã có cái
nhìn cởi mở, tích cực hơn về cộng đồng LGBT nhưng để hợp pháp hóa hôn nhân
đồng tính thì lại là một vấn đề cần cân nhắc kĩ lưỡng.

Dưới góc độ pháp lý, nếu thừa nhận hôn nhân đồng tính thì sẽ phải sửa đổi,
bổ sung tất cả các quy định liên quan trong hệ thống pháp luật, như xác định
quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản, xác định cha, mẹ con. Cùng với đó là các vấn
đề sửa đổi hộ tịch sẽ phát sinh, gây ra việc khó khăn trong việc thực thi, quản lý

c. Quyền chuyển đồi giới tính

Quyền chuyển đổi giới tính được ví như một cuộc cách mạng về quyền
nhân thân của cá nhân trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Bởi lẽ, lần đầu tiên trong
lịch sử lập pháp, quyền chuyển đổi giới tính đã được ghi nhận một cách chính
thức tại Điều 37: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của
luật”.

Tuy nhiên, giữa quyền xác định lại giới tính và và quyền chuyển đổi giới
tính lại có sự khác biệt rất lớn cả về đối tượng, phương thức thực hiện và kết quả

Quyền xác định lại giới tính Quyền chuyển đổi giới
(Người liên giới tính) tính (Người chuyển giới)

Các đặc điểm giới tính Phát triển không điển hình Phát triển điển hình (rõ là
trên cơ thể (không rõ là nam hay nữ) nam hay nữ)

Giới tính mong muốn Tùy từng trường hợp (có Không giống nhau (sinh
so với giới tính khi thể nghĩ mình là nam, là nữ, ra cơ thể nam và nghĩ
sinh ra hoặc hài lòng với tình trạng mình là nữ; sinh ra cơ thể
cơ thể hiện tại) là nữ và nghĩ mình là

18
nam)
Mong muốn phẫu thuật
Có hoặc không Có
thay đổi giới tính

Quy định pháp luật về Cho phép (Điều 37 Bộ luật Cấm (khoản 1 Điều 4,
phẫu thuật chuyển đổi Dân sự 2015) Nghị định số
giới tính 01/2019/VBHN-BYT)

Phương thức để xác Phải có sự can thiệp của y Có hoặc không có sự can
định đúng giới tính học thiệp của y học

Kết quả sau khi phẫu Giới tính trùng hoặc không Giới tính không trùng với
thuật trùng với giới tính hiện có giới tính hiện có

Chính vì những khác biệt này mà khi quyền xác định lại giới tính được quy
định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã không giải quyết được nhu cầu của
những người chuyển giới trong thực tiễn. Rất nhiều trường hợp mong muốn
chuyển đổi giới tính nhưng không được chấp nhận vì lý do không có khuyết tật
bẩm sinh về giới hoặc giới tính đã định hình chính xác để thực hiện theo quy
định của Điều 36 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Việc không thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính đã gây ra nhiều bất cập
trong thực tiễn. Nhiều người vì khát khao được sống đúng với giới tính thật sự
của mình nên đã thực hiện phẫu thuật chuyển giới “chui” ở nước ngoài, khi trở
về nước, họ gặp rất nhiều khó khăn, không có giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ tuỳ
thân không khớp với thể hiện bên ngoài khiến họ gần như “sống ngoài vòng pháp
luật”, chịu nhiều thiệt thòi cả về y tế, việc làm, sinh hoạt hàng ngày, an sinh xã
hội; thậm chí nhiều trường hợp bị xâm hại nhưng không được bảo vệ thích đáng.

19
Ngoài việc ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân, Điều 37 Bộ
luật Dân sự năm 2015 còn ghi nhận: “Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền,
nghĩa vụ đăng ký

thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân
phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật
khác có liên quan”. Đây là cơ sở pháp lý để đảm bảo đảm các quyền nhân thân
của những người chuyển đổi giới tính về hộ tịch, hôn nhân gia đình, nhận nuôi
con nuôi,… Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy
định về những vấn đề này, do đó khi ban hành Luật chuyển đổi giới tính, ngoài
các điều kiện để thực hiện chuyển đổi giới tính thì cần chú ý đến một số vấn đề
khác về quyền nhân thân của cá nhân như sau:

 Thứ nhất, về điều kiện thay đổi giới tính pháp lý

Đầu tiên, cần xác định rõ về các khái niệm có liên quan bởi lẽ khi xác định
rõ các khái niệm mới có thể có các quy định phù hợp. Theo các tài liệu hiện hành
thì: Người chuyển giới là người có giới tính mong muốn khác với giới tính sinh
học của họ khi sinh ra, không phụ thuộc vào việc người đó đã trải qua hoặc
không trải qua việc điều trị y tế để chuyển sang bản dạng giới họ lựa chọn. Người
chuyển đổi giới tính là người mong muốn, hoặc đã trải qua phẫu thuật để đạt đến
sự trùng khớp giữa cơ quan sinh dục và bản dạng giới thực sự trong não của họ.

Từ đây, việc thay đổi giới tính pháp lý không nên có quy định bắt buộc phải
trải qua quá trình phẫu thuật chuyển đổi giới tính mà chỉ nên yêu cầu có sự xác
nhận đã trải qua quá trình kiểm tra tâm lý; đã sống với giới tính mong muốn và
sử dụng hoocmon đủ thời gian quy định. Việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính
hay không tuỳ thuộc vào mong muốn và điều kiện của mỗi cá nhân bởi không
phải ai cũng có điều kiện kinh tế và sức khoẻ để tiến hành phẫu thuật.

 Thứ hai, về thủ tục thay đổi họ tên và các giấy tờ tuỳ thân

20
Một trong những khó khăn của người chuyển giới ở Việt Nam là hoà nhập
với cuộc sống sau khi đã thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Vì pháp luật
Việt Nam chưa cho phép phẫu thuật chuyển đổi giới tính nên rất nhiều người có
nhu cầu chuyển đổi đã sang Thái Lan, Hàn Quốc,.. để thực hiện phẫu thuật. Khi
trở về, họ gặp rất nhiều vấn đề về thủ tục nhập cảnh, qua cửa kiểm tra khi lên
máy bay,… vì giấy tờ tuỳ thân không khớp với ngoại hình. Trong cuộc sống
hàng ngày, họ cũng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các giao dịch thông thường
liên quan đến việc sở hữu tài sản, hôn nhân, việc làm, sử dụng các dịch vụ y tế,…

 Thứ ba, các quyền nhân thân khác phù hợp với giới tính đã được chuyển
đổi

Một trong những lý do cản trở việc thông qua Luật chuyển đổi giới tính tại
các kỳ họp Quốc hội trước đây cũng như chậm trễ trong việc ban hành Luật
chuyển đổi giới tính chính là những tác động, ảnh hưởng đối với các quyền khác
có liên quan sau khi cá nhân thực hiện chuyển đổi giới tính.

Bên cạnh một số quyền nhân thân gần như không có sự liên quan, ảnh
hưởng khi cá nhân thực hiện quyền chuyển đổi giới tính thì có những quyền nhân
thân sẽ liên quan, ảnh hưởng rất nhiều sau khi tiến hành chuyển giới. Có thể kể
đến như các quyền: Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình;
Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình; Quyền của cá nhân đối với hình
ảnh.. Do đó, khi ban hành Luật chuyển đổi giới tính, cần có sự xem xét, đánh giá
tác động và dự trù các tình huống phát sinh liên quan đến các quyền nhân thân
khác để cá nhân có thể thực hiện tốt nhất quyền lợi của mình, bảo vệ quyền nhân
thân của cá nhân khỏi sự xâm phạm của các chủ thể khác.

PHẦN 5. QUYỀN DÀNH CHO NGƯỜI ĐỒNG TINH SONG TÍNH VÀ


CHUYỂN GIỚI DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NHÓM
Có thể thấy, người đồng tính, song tính và chuyển giới Việt Nam không
phải chịu những quy định hà khắc, phân biệt đối xử như một số quốc gia trên thế

21
giới. Ví dụ: pháp luật Việt Nam không có những quy định cấm hiện tượng đồng
tính/song tính, bỏ tù/tử hình người đồng tính/quan hệ đồng tính...

Về cơ bản người đồng tính, song tính và chuyển giới có các quyền như các
đối tượng khác trong xã hội. Các quyền của người đồng tính, song tính và chuyển
giới có thể phân chia thành hai nhóm: nhóm quyền chung và nhóm quyền đặc
thù. Pháp luật chưa ghi nhận một số quyền liên quan đến người đồng tính, song
tính và chuyển giới (quyền kết hôn của cặp đôi cùng giới, quyền nhận con nuôi
chung của cặp đôi cùng giới, quyền về mang thai hộ của cặp đôi đồng tính, song
tính và chuyển giới...).

Không có nhiều luật cụ thể quy định quyền để bảo vệ cho người đồng tính,
song tính và chuyển giới. Trong khi họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn ngay
trong cuộc sống hàng ngày của mình khi không có luật điều chỉnh riêng. Nổi bật
nhất cần quan tâm là về vấn đề hôn nhân gia đình và vấn đề phân biệt đối xử.

 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về quyền của ngƣời đồng tính, song tính,
chuyển giới tại Việt Nam:
+ Tiếp cận nhiều hơn với các giá trị văn hóa mới: Bản chất của yếu tố văn hóa,
truyền thống mang tính bối cảnh, mang tính chính trị và vì vậy luôn biến đổi
không ngừng. Chúng ta có thể tạo truyền thống mới và điều này diễn ra ở mọi
lúc, mọi nơi. Chính vì vậy, không thể dùng truyền thống, văn hóa để biện minh
cho sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người đồng tính, song tính, chuyển giới
+ Tiếp cận đầy đủ và toàn diện về bản chất quyền của người đồng tính, song tính,
chuyển giới: quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới có bản chất là
các nhu cầu tự nhiên của con người. Tuy nhiên tại nước ta thời gian qua, việc tiếp
cận vấn đề này còn chưa thực sự đầy đủ và toàn diện. Về bản chất, người đồng
tính, song tính, chuyển giới là những chủ thể bình thường của xã hội và nhu cầu
được pháp luật bảo vệ của họ là chính đáng, cần thiết.
+ Việc hoàn thiện pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới
phải chú trọng đến tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật và phải theo lộ trình

22
+ Cần chú trọng các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy thi hành
pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới
 Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về quyền của ngƣời đồng
tính, song tính, chuyển giới

+ Hoàn thiện quy định pháp luật về quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử
trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội
+ Hoàn thiện quy định pháp luật về quyền trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
+ Hoàn thiện quy định pháp luật về quyền tiếp cận pháp luật và được trợ giúp
pháp lý
+ Hoàn thiện quy định pháp luật về quyền trong lĩnh vực hành chính
+ Hoàn thiện quy định pháp luật về quyền trong lĩnh vực tư pháp hình sự
+ Hoàn thiện quy định pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính của người chuyển
giới
 Những khó khăn trong vấn đề lập pháp và hành pháp đối với quyền của
người đồng tính, song tính, chuyển giới
- Sự ảnh hưởng của quan niệm truyền thống
- Nhận thức về đồng tính, song tính, chuyển trong việc xây dựng, thi hành
pháp luật về quyền của các đối tượng này chưa đầy đủ, chưa thực sự tiếp
cận dựa trên quyền con người
- Tín ngưỡng, tôn giáo cũng ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm về người
đồng tính, song tính, chuyển giới; ghi nhận và thi hành pháp luật về quyền
của các đối tượng này tại Việt Nam
- Nguyên nhân từ các yếu tố khác:

+ Với vấn đề người người đồng tính, song tính, chuyển giới và quyền của người
người đồng tính, song tính, chuyển giới các nước thuộc khu vực châu Phi, châu
Á thường có thái độ “dè dặt” trong khi các nước thuộc khu vực châu Âu có thái
độ cởi mở, thúc đẩy và phát triển hơn. Tuy vậy, trong thời gian gần đây một số
nước thuộc khu vực châu Á đã có khá nhiều sự phát triển theo hướng bảo vệ,
thúc đẩy quyền của người người đồng tính, song tính, chuyển giới nhiều hơn (ví

23
dụ Đài Loan, Thái Lan...). Xu thế phát triển này đã ảnh hưởng đến Việt Nam, đặc
biệt trong hoạt động lập pháp (Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật hình sự năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017...).
+ Các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng có vai trò quan trọng trong
việc định hướng dư luận. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bên cạnh các thông tin tích
cực thì cũng còn tồn tại nhiều thông tin, bài viết tập trung khai thác góc tối của
cộng đồng người người đồng tính, song tính, chuyển giới (mại dâm, lừa đảo, lối
sống... - những vấn đề thực ra cũng xuất hiện khá phổ biến đối với người dị tính)
hoặc có những thông tin không đúng đắn, chưa đầy đủ về người người đồng tính,
song tính, chuyển giới. Với sự phổ biến của internet hiện nay, người dân, xã hội
dễ tiếp cận với các phương tiện truyền thông, đại chúng hơn so với các tài liệu
chính thống nên bị ảnh hưởng từ các phương tiện này nhiều hơn.
+ Các yếu tố về nơi cư trú, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề
nghiệp... cũng ảnh hưởng đến quan niệm về vấn đề người đồng tính, song tính,
chuyển giới .

24
KẾT LUẬN

Cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới ở trên thế giới đa
dạng về lứa tuổi, nghề nghiệp, học vấn, xu hướng tính dục và bản dạng giới.
Không ai có thể thống kê chính xác có bao nhiêu người trong cộng đồng ấy,
nhưng có một điều chắc chắn rằng, họ có thể là bất cứ ai xung quanh chúng ta,
nhưng với nhiều những nỗi niềm trăn trở, những khó khăn và thách thức, chỉ bởi
vì họ khao khát được là chính mình. Dù bí mật hoàn toàn hay công khai về xu
hướng tình dục hay bản dạng giới của mình, người đồng tính, song tính và
chuyển giới là những người bình thường như người dị tính. Họ cũng yêu thương
và muốn được yêu thương. Họ cũng có năng lực trí tuệ và thể chất để đóng góp
cho xã hội như những người bình thường khác.

Cùng với xu hướng chung của thế giới trong việc đấu tranh vì quyền của
nhóm người thiểu số về tính dục LGBT, vài năm gần đây Việt nam được ghi
nhận có những sự cởi mở và bước tiến vượt bậc về quyền của người đồng tính,
song tính và chuyển giới. Cộng đồng LGBT Việt Nam ngày càng cởi mở và dũng
cảm đương đầu với sự kỳ thị. Tiếng nói của họ đã biến thành những làn sóng đòi
quyền được bình đẳng, được lắng nghe và được tôn trọng. Mặc dù trên thực tế sự
kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn còn hiển hiện khi đề cập đến cơ hội học tập và việc
làm của họ, cũng như cơ hội có cuộc sống đôi lứa hạnh phúc, nhưng có thể thấy
truyền thông đã có vai trò tích cực trong việc đưa tin khách quan hơn về người
đồng tính và người chuyển giới, những nhà làm chính sách đã lắng nghe và có
cái nhìn cảm thông hơn với họ. Người đồng tính và người chuyển giới bắt đầu
được quan tâm nhiều hơn từ các góc độ đời sống, xã hội, văn hóa, thay vì chỉ chú
trọng vào vấn đề HIV như thời gian trước.

25
26

You might also like