You are on page 1of 4

Câu 1:

Theo nhóm em thì không tăng và cũng không giảm thẩm quyền của Viện kiểm sát
trong tố tụng dân sự vì tuy vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự không nhiều và
quan trọng như trong tố tụng hình sự nhưng Viện kiểm sát vẫn thực hiện chức năng kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự; có trách nhiệm tham gia các phiên toà,
phiên họp, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp
luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.
Trong Pháp lệnh 1989 về giải quyết vụ án dân sự thì Viện kiểm sát đóng vai trò
tương đối cao (được cho ý kiến và đóng vai trò trong việc xét xử về nội dung và nhận xét
về thủ tục tố tụng mà Tòa án tiến hành.)
Tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì thẩm quyền của Viện kiểm sát bị hạ xuống,
Viện kiểm sát chỉ có quyền phát biểu về mặt tố tụng chứ không có quyền phát biểu về
mặt nội dung.
Điều 21. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự
1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực
hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo
đảm việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.
2. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên toà đối với những vụ án do Toà án thu thập
chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của
Toà án, các vụ việc dân sự mà Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Toà án.
Nhưng qua đến Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì vai trò của Viện kiểm sát lại trở về
như cũ.
Điều 21. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự
1. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các
quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho
việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.
2. Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ
thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh
chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.
3. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn thi hành Điều này.
So với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã bổ
sung quy định VKS phải tham gia phiên toà sơ thẩm đối với các vụ án dân sự do Toà án
thụ lý trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng; Kiểm sát viên phải tham gia phiên họp
xét khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện; tại phiên toà sơ thẩm, Kiểm sát viên
không chỉ phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật tố tụng mà còn phát biểu ý kiến
về việc giải quyết vụ án; trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, bên cạnh việc thu thập
tài liệu, chứng cứ để thực hiện thẩm quyền kháng nghị, kiến nghị, Kiểm sát viên còn có
nhiệm vụ, quyền hạn yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ,…Các quy định mới
Hiến pháp và pháp luật nêu trên đã thể chế hoá những tư tưởng tiến bộ của cải cách tư
pháp. Hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động tố tụng dân sự nói riêng phải xuất từ
mục tiêu bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Đây là
những tư tưởng tiến bộ, đồng thời phù hợp với thực tiễn công tác giải quyết các vụ việc
dân sự ở nước ta. Việc tăng cường trách nhiệm của VKSND trong trong tố tụng dân sự
cũng thể hiện Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định và tin tưởng vào vai trò quan trọng của
VKSND trong hệ thống các cơ quan tư pháp.
Câu 2:
Cơ quan tiến hành kê biên, xử lý căn nhà như trên là sai luật vì: Căn cứ vào bản án,
Tòa tuyên “Giao cho anh Nguyễn Văn C quản lý, sử dụng căn nhà cấp 3 và đất tại TP H
có giá trị 1 tỉ đồng  và có trách nhiệm thối lại cho chị  Nguyễn Thị  V ½ giá trị căn nhà là
500 triệu đồng. Khi cháu T đủ 18 tuổi, anh Nguyễn Văn C có trách nhiệm giao lại nhà và
đất nói trên cho cháu T toàn quyền sở hữu”
Vì Tòa tuyên cho anh C chỉ quản lý và sử dụng, khi cháu T đủ 18 tuổi thì anh C có
trách nhiệm phải giao lại căn nhà cấp 3 và đất cho cháu T. Do vậy, đây không phải là tài
sản của anh C mà là tài sản cháu T, nên cơ quan thi hành án không thể tiến hành kê biên
căn nhà.
Tại Bản án phúc thẩm cũng đã tuyên ngôi nhà và đất đó là tài sản chung và phân
chia tại toà án, ½ trị giá căn nhà và đất là 500 triệu thuộc quyền sở hữu của chị V, còn ½
trị giá căn nhà còn lại đương nhiên là của anh C  và anh C được quyền  tự nguyện giao lại
cho cháu T toàn quyền sở hữu cũng phù hợp pháp luật. Nhưng bản án phúc thẩm lại ghi
nhận sự tự nguyện không phù hợp ở chỗ là “anh C có trách nhiệm giao cả căn nhà và đất
cho cháu T khi cháu T đủ 18 tuổi”. Như vậy, ngôi nhà đó đã xác định rõ ràng thuộc
quyền sở hữu của cháu T, không còn là tài sản chung để phân chia đảm bảo cho nguyên
tắc quyền và nghĩa vụ (một bên được nhận tài sản và có nghĩa vụ trả lại giá trị chênh lệch
cho bên kia). Điều đó là không phù hợp. Bởi vì, mọi tài sản chung đều được cung cấp,
xác định tại Toà án để phân chia cho nhau và Toà phúc thẩm đã biết rõ vấn đề này, nếu
ghi nhận sự tự nguyện của anh C giao cả nhà và đất chung đó cho cháu T thì sẽ không
còn tài sản nào khác để thối lại ½ giá trị căn nhà 500 triệu cho chị V, mà Anh C chỉ được
hưởng tài sản chung theo quy định pháp luật là ½ trị giá căn nhà thôi, còn lại là của chị V,
mà anh C lại giao cả căn nhà cho cháu T.
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 1
Nhiệm vụ chung: Mỗi thành viên tự chuẩn bị bài cá nhân và tranh luận, thống nhất
bài vào buổi họp nhóm
Tên MSSV Mức độ Nhận xét
hoàn thành
Bùi Minh Trang 200711005 100% Đầy đủ bài cá nhân và họp nhóm
8
Trần Lê Thanh Tuấn 200711005 100% Đầy đủ bài cá nhân và họp nhóm
1
Đào Thị Thanh An 200711004 100% Đầy đủ bài cá nhân và họp nhóm
7
Nguyễn Thị Hồng Thư 200711005 100% Đầy đủ bài cá nhân và họp nhóm
2
Nguyễn Quốc Đạt 200711004 100% Đầy đủ bài cá nhân và họp nhóm
4
Tăng Tú Trinh 200711001 0% Không nộp bài cá nhân và không
7 họp nhóm (không có lý do)

You might also like