You are on page 1of 15

VIỆN KSND TỈNH BÌNH ĐỊNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


HUYỆN TÂY SƠN

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN GIẢI PHÁP CÔNG TÁC


Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác
kiểm sát việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong giải quyết
các vụ án tranh chấp liên quan đến đất đai

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến, cải tiến phương pháp làm việc
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định

1. Tác giả giải pháp công tác:


Họ và tên: Võ Thị Mỹ Hạnh
Ngày, tháng, năm sinh: 02/03/1992
Đơn vị công tác: Viện kiểm sát nhân dân huyện Tây Sơn
Chức vụ: Chuyên viên
Điện thoại: 0912 376 911 - Email: vomyhanhtmk35@gmail.com
2. Đồng tác giả sáng kiến, cải tiến phương pháp làm việc: Không
3. Tóm tắt giải pháp công tác:
- Tên giải pháp công tác: “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát
việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong giải quyết các vụ án tranh chấp liên quan đến
đất đai”
- Lĩnh vực áp dụng giải pháp công tác: Kiểm sát án dân sự.
3.1 Tính mới: Để giải quyết tranh chấp đất đai thực sự triệt để và công
bằng, vấn đề thu thập chứng cứ một cách hợp pháp và hiệu quả là rất quan trọng.
Thu thập tài liệu, chứng cứ không chỉ là hoạt động của riêng Thẩm phán mà trong
một số trường hợp, Kiểm sát viên được phân công kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong giải quyết các vụ việc dân sự cũng cần theo dõi chặt chẽ và đưa ra yêu
cầu khi cần thiết. Những giải pháp mà tôi đưa ra được đúc kết trong quá trình công
tác tại đơn vị, qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn trong công tác nhằm nâng cao
hiệu quả của khâu công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự nói chung
và trong kiểm sát giải quyết các vụ án tranh chấp liên quan đến đất đai nói riêng.
3.2 Khả năng ứng dụng:

1
Giải pháp trên đã được áp dụng tại đơn vị từ năm 2017 đến nay và các giải
pháp này đã được đưa vào biên bản thống nhất liên ngành trong công tác kiểm sát
việc giải quyết các vụ việc dân sự giữa Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân huyện
Tây Sơn và mang lại nhiều kết quả tích cực.
3.3 Tính hiệu quả
Nếu việc thu thập tài liệu chứng cứ trong hồ sơ không đầy đủ thì sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến tính chính xác và đúng đắn trong các bản án, quyết định của
Tòa án. Các giải pháp bản thân tôi đưa ra nhằm mục đích giúp Kiểm sát viên nắm
được hồ sơ vụ án, biết được những tài liệu nào cần thiết cho việc giải quyết vụ án
một cách đúng đắn cũng như việc thu thập tài liệu, chứng cứ của Thẩm phán trong
quá trình giải quyết vụ án đã đầy đủ và đúng pháp luật hay không. Thông qua việc
thực hiện những giải pháp này trong 03 năm qua, bộ phận kiểm sát xét xử các vụ việc
dân sự của đơn vị đã đạt được những kết quả sau:
- Tỉ lệ giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai được cải thiện qua
từng năm, hạn chế những vụ việc tranh chấp đất đai mâu thuẫn gay gắt và kéo dài.
Các vụ việc khiếu nại, tố cáo về đất đai mà Viện kiểm sát tiếp nhận và xử lý giảm
đáng kể.
- Việc nghiên cứu hồ sơ các vụ án dân sự tranh chấp liên quan đến đất đai
của Kiểm sát viên được thực hiện một cách có hệ thống, quan điểm giải quyết vụ
án của Kiểm sát viên và Thẩm phán không có sự mâu thuẫn.
- Trong 03 năm 2017-2019, không có bản án, quyết định giải quyết các vụ
việc tranh chấp đất đai của TAND huyện Tây Sơn bị kháng cáo, kháng nghị và
phải hủy, sửa do liên quan đến việc thu thập, tài liệu chứng cứ chưa đầy đủ và hợp pháp.
- Đề xuất Lãnh đạo Viện ban hành 04 kiến nghị về việc thu thập tài liệu,
chứng cứ của TAND huyện Tây Sơn.
- Công tác phối hợp giữa hai ngành ngày càng Tòa án – Viện kiểm sát được
tăng cường chặt chẽ hơn. Kiểm sát viên và Thẩm phán thực sự năng động, linh
hoạt, sáng tạo hơn trong công tác giải quyết án, chủ động trao đổi, bàn bạc để giải
quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết án.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn vị là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Xác nhận của Lãnh đạo đơn vị Tây Sơn, ngày 10 tháng 10 năm 2019
Người viết đơn

Võ Thị Mỹ Hạnh
Thuyết trình giải pháp
2
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
KIỂM SÁT VIỆC THU THẬP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ TRONG
GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tranh chấp đất đai luôn chiếm một tỉ lệ lớn trong các dạng tranh chấp về dân
sự được Tòa án thụ lý giải quyết. Giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến nhiều
vấn đề phức tạp thuộc về pháp luật và những quan hệ xã hội, ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi ích thiết thân của các tổ chức, cá nhân. Đất đai là loại tài sản rất lớn đối với
người dân. Những tranh chấp đất đai thường gây nên những mâu thuẫn, xung đột
lợi ích gay gắt, do đó, nếu không được giải quyết triệt để sẽ dễ gây ra tình trạng
khiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị tại địa phương. Trong
nhiều năm qua, việc giải quyết các tranh chấp đất đai tại Tòa án gặp rất nhiều khó
khăn bởi các yếu tố pháp luật, yếu tố xã hội, yếu tố lịch sử…Rất nhiều Bản án,
Quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị, xử đi xử lại nhiều lần, kéo dài
hàng chục năm nhưng vẫn chưa có kết quả cuối cùng.
Trong quan hệ pháp luật đất đai, việc xem xét giải quyết tranh chấp đất đai
là một trong những biện pháp quan trọng để pháp luật đất đai phát huy được vai trò
trong đời sống xã hội. Thông qua việc giải quyết tranh chấp đất đai, Nhà nước điều
chỉnh các quan hệ đất đai cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của xã hội.
Đồng thời, giáo dục ý thức tuân thủ và tôn trọng pháp luật cho mọi công dân, ngăn
ngừa những vi phạm pháp luật có thể xảy ra.
Tranh chấp đất đai thường mang nhiều yếu tố lịch sử, do đó, việc thu thập tài
liệu chứng cứ gặp nhiều khó khăn do thời gian đã lâu hoặc vì điều kiện biến động
của chiến tranh. Để tranh chấp đất đai được giải quyết hiệu quả và triệt để, việc thu
thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án là cực kỳ quan trọng.
Do đó, trong quá trình giải quyết vụ án, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc
thu thập tài liệu, chứng cứ của Thẩm phán được phân công thụ lý giải quyết vụ án.
Đối với những vụ án được đưa ra xét xử, khi Tòa án chuyển hồ sơ để Viện kiểm
sát nghiên cứu xét xử, Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ hồ sơ, đánh giá các tài liệu
chứng cứ đã thu thập được có đầy đủ để làm căn cứ giải quyết vụ án không, trường
hợp thấy chưa có đủ căn cứ, Kiểm sát viên phải thực hiện quyền yêu cầu theo quy
định của Bộ luật tố tụng dân sự, yêu cầu Tòa án tiếp tục thu thập tài liệu, chứng cứ.
Vì vậy, cần có giải pháp hiệu quả để kiểm sát chặt chẽ việc Thẩm phán thu thập tài
liệu chứng cứ hợp pháp và đầy đủ nên tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất
lượng công tác kiểm sát việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong giải quyết các vụ án
tranh chấp liên quan đến đất đai”.
3
2. Mục đích, nhiệm vụ
- Tìm ra giải pháp để kiểm sát việc thu thập, tài liệu chứng cứ làm căn cứ
giải quyết vụ án tranh chấp liên quan đến đất đai của Thẩm phán hợp pháp và đúng
đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết triệt để tranh chấp, không để án tồn đọng
kéo dài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như tình hình
chính trị tại địa phương.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc
dân sự, góp phần bảo đảm việc giải quyết các vụ, việc dân sự kịp thời, đúng pháp
luật, phát hiện được vi phạm để thực hiện quyền năng pháp lý của Viện kiểm sát là
quyền yêu cầu, kiến nghị để Tòa cùng cấp kịp thời khắc phục vi phạm trong hoạt
động thu thập tài liệu, chứng cứ.

PHẦN II. NỘI DUNG


1. Cơ sở lý luận
4
Trong vụ án dân sự, chứng cứ là yếu tố cực kỳ quan trọng để làm căn cứ giải
quyết vụ án. Theo quy định tại Điều 93 BLTTDS, “Chứng cứ trong vụ việc dân sự
là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp,
xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo
trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để
xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản
đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”.
Chứng cứ trong tố tụng dân sự phải bảo đảm 03 thuộc tính là tính khách
quan (là những gì có thật); tính liên quan (được dùng làm căn cứ để xác định yêu
cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như
những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự) và tính
hợp pháp (được giao nộp hoặc thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTDS quy
định).
Khoản 2 Điều 6 BLTTDS quy định “Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự
trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong
những trường hợp do Bộ luật này quy định.”. Khoản 2 Điều 97 BLTTDS quy định
các biện pháp mà Tòa án được tiến hành để thu thập tài liệu, chứng cứ bao gồm:
a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm
chứng;
c) Trưng cầu giám định;
d) Định giá tài sản;
đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được,
nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
h) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
i) Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.
Tranh chấp liên quan đến đất đai là một trong những dạng tranh chấp dân sự,
do đó, việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án cũng phải
tuân theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
2. Thực trạng công tác kiểm sát giải quyết các vụ án tranh chấp liên
quan đến đất đai tại đơn vị
2.1 Số liệu

5
Số vụ Giải quyết
Tổng số
án
án dân Công nhận sự Kháng
Năm tranh
sự thụ Đình chỉ thỏa thuận Xét xử cáo
chấp
lý của đương sự
đất đai

01 vụ (Y
2017 56 20 8 3 3
án)

01 vụ
(sửa án
2018 72 21 15 0 1 do đương
sự tự thỏa
thuận)

2019 01 vụ
(sửa án về
(số liệu 92 25 11 0 2 phần tài
đến tháng sản trên
10/2019) đất)

2.2 Thực trạng công tác thu thập tài liệu, chứng cứ trong giải quyết các
vụ án tranh chấp đất đai của Tòa án địa phương
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định “Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý
để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn
liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai, tranh
chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Sổ đỏ hoặc không có
một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai (Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất) và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc giải
quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ:
a) Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp
đất đai đưa ra;
b) Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích
đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa
phương;

6
c) Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
đ) Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử
dụng đất.
Như vậy, ngoài Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì những yếu tố được
quy định tại Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP là căn cứ quan trọng để giải quyết
các vụ án tranh chấp liên quan đến đất đai.
Trong quá trình giải quyết, Tòa án sử dụng chứng cứ thu được từ nhiều hoạt
động khác nhau phục vụ việc giải quyết vụ án. Bên cạnh các biện pháp được
BLTTDS quy định là thu thập chứng cứ, Tòa án còn sử dụng chứng cứ thu thập
được qua hoạt động hòa giải, xét xử tại phiên tòa dân sự sơ thẩm, phiên tòa phúc
thẩm để giải quyết vụ án cũng như hoạt động thu nộp chứng cứ do đương sự cung
cấp. Hiện nay, Tòa án nhân dân huyện Tây Sơn đang thụ lý giải quyết nhiều vụ án
dân sự tranh chấp liên quan đến đất đai, trong số đó có nhiều vụ án thụ lý hơn 10
năm trước vẫn chưa giải quyết được do gặp khó khăn trong việc thu thập tài liệu
chứng cứ.
Việc thu thập tài liệu, chứng cứ cần thiết để làm sáng tỏ sự thật khách quan
của vụ án tranh chấp đất đai không phải là điều đơn giản, cũng không chỉ là hoạt
động cung cấp và thu thập từ phía đương sự và Tòa án mà cần có sự phối hợp của
các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giải quyết vụ án. Tòa án nhân dân
huyện Tây Sơn hiện có hơn 15 vụ án tranh chấp liên quan đến đất đai đang tạm
đình chỉ giải quyết do cần đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu chứng cứ thì mới
giải quyết được vụ án theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 214 BLTTDS.
3. Các giải pháp trong công tác kiểm sát việc thu thập tài liệu, chứng cứ
trong giải quyết các vụ án tranh chấp liên quan đến đất đai
3.1 Kiểm sát chặt chẽ các hoạt động thu thập tài liệu chứng cứ của
Thẩm phán
Để giải quyết một vụ án tranh chấp về đất đai, theo tác giả, cần phải thu thập
tài liệu, chứng cứ về các vấn đề sau:
a) Thu thập chứng cứ nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất
- Nguồn gốc đất: Nếu do khai phá thì ai khai phá thời gian nào; nếu được
thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi thì ai để thừa kế, tặng cho, chuyển
nhượng, trao đổi; việc thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi đất tranh chấp có
thật không và có đúng quy định pháp luật không?

7
- Quá trình sử dụng: Thực tế đất tranh chấp là do ai trực tiếp sử dụng. Thời
gian sử dụng đất. Nếu không sử dụng thì lý do vì sao.
Để làm rõ các vấn đề trên, Kiểm sát viên cần kiểm tra tài liệu có trong hồ sơ
để xác định Thẩm phán đã thực hiện các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu,
chứng cứ chưa, cụ thể: Thẩm phán đã tiến hành lấy lời khai của đương sự, tổ chức
phiên họp hòa giải, đối chất giữa các đương sự. Trên cơ sở đó còn những vấn đề
chưa rõ hoặc mâu thuẫn thì tiến hành xác minh, lấy lời khai của những người sau:
Người sống lân cận, lâu năm gần đất tranh chấp nhất là những người lớn tuổi còn
minh mẫn; Trưởng ban nhân dân ấp nơi có đất tranh chấp tại thời điểm cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và tại thời điểm xảy ra tranh chấp quyền sử dụng
đất; công chức địa chính tại thời điểm cấp giấy chứng nhận; người khai phá, người
tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi, nếu người đồng thừa kế…
b) Thu thập chứng cứ về kê khai, đăng ký qua các thời kỳ
- Đất tranh chấp qua các thời kỳ là do ai kê khai, đăng ký;
- Có sự thay đổi diện tích, thay đổi người kê khai đăng ký qua các thời kỳ
không. Nếu có thì làm rõ lý do vì sao. Ý kiến của người đã đứng tên kê khai đăng
ký liên quan đến đất tranh chấp như thế nào.
Để làm rõ các vấn đề trên cần yêu cầu cơ quan đang lưu giữ tư liệu địa chính
đó, có thể là Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng tài nguyên và môi trường cấp
huyện hoặc cấp tỉnh nếu cấp huyện không còn lưu giữ tài liệu…
c) Thu thập chứng cứ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đúng thẩm quyền, trình tự,
thủ tục; đúng đối tượng sử dụng đất theo quy định pháp luật không?
- Trên cơ sở đó, Tòa án hủy hay không hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Thẩm quyền giải quyết vụ án là của Tòa án cấp huyện hay Tòa án cấp tỉnh.
Để làm rõ vấn đề này, Thẩm phán yêu cầu cơ quan đang lưu giữ hồ sơ cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có thể là Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng
tài nguyên và môi trường cấp huyện hoặc cấp tỉnh nếu cấp huyện không còn lưu
giữ tài liệu… Ngoài ra, Tòa án phải gửi Công văn yêu cầu UBND cùng cấp có ý
kiến về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tranh chấp có đúng
quy định pháp luật không, cũng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
có đúng đối tượng sử dụng đất hay không. Để UBND cùng cấp sớm có văn bản
phúc đáp Tòa án vấn đề này, Thẩm phán cần gửi kèm các tài liêu chứng cứ về
nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, việc kê khai đang ký đất qua các thời kỳ như
đã đề cập với Công văn của Tòa án. Qua đó, UBND cùng cấp có nhiều căn cứ để
phúc đáp cho Tòa án.

8
Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa
ra; các biên bản giải quyết của cơ quan chức năng; biên bản hòa giải ở xã, phường;
thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đang có
tranh chấp; quá trình kê khai, đóng thuế sử dụng đất hàng năm; sự phù hợp của
hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch sử dụng chi tiết đã
được xét duyệt…
Kiểm sát viên phải đánh giá được việc áp dụng pháp luật và giải quyết các
vấn đề nêu trên, đưa ra quan điểm giải quyết các vấn đề đó, làm cơ sở để kiểm sát
việc giải quyết án của Tòa án.
Kiểm sát viên cũng phải nghiên cứu toàn bộ các tài liệu, chứng cứ có trong
hồ sơ vụ án để xác định các vấn đề như: Quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp là
quan hệ gì, tính chất và nội dung tranh chấp như thế nào ? Nguyên đơn có yêu cầu
gì? Ý kiến của bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như thế nào
đối với yêu cầu của nguyên đơn và bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hay không? Các bên xuất trình được
những tài liệu, chứng cứ gì về tranh chấp, các tình tiết liên quan đến vụ án?….
- Kiểm sát việc cung cấp, giao nộp, thu thập chứng cứ: Để làm rõ các vấn đề
chứng cứ, Kiểm sát viên phải trả lời được các câu hỏi chứng cứ trong hồ sơ vụ án
do Tòa án lập đã đầy đủ chưa? Tiêu chuẩn để xác định chứng cứ đầy đủ là chứng
cứ đó đã làm rõ các tình tiết, nội dung của vụ án cần phải chứng minh chưa? Tình
tiết nào của vụ án chưa đủ chứng cứ chứng minh hoặc lý giải chưa thuyết phục?
Chứng cứ đó đã đủ cơ sở bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các đương sự không?
- Các tài liệu, chứng cứ được thu thập ở giai đoạn sơ thẩm gồm: Đơn khởi
kiện, các tài liệu, chứng cứ kèm theo của đương sự, các tài liệu do Tòa án thu thập,
các quyết định, biên bản và bản án quyết định sơ thẩm…
3.2 Trực tiếp tham gia kiểm sát hoạt động thẩm định tại chỗ
Điểm đ khoản 2 Điều 97 BLTTDS quy định xem xét, thẩm định tại chỗ là
một biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án. Thẩm phán có quyền chủ
động xem xét, thẩm định tại chỗ khi xét thấy cần thiết. Điều 101 BLTTDS quy
định hoạt động xem xét, thẩm định tại chỗ không bắt buộc phải có sự tham gia của
Viện kiểm sát, tuy nhiên, trong những năm qua, tất cả các hoạt động xem xét, thẩm
định tại chỗ trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp liên quan đến đất đai do Tòa
án nhân dân huyện Tây Sơn thực hiện đều mời Kiểm sát viên tham gia.
Xem xét thẩm định tại chỗ là một trong những biện pháp xác minh thu thập
chứng cứ do Tòa án thực hiện, có sự tham gia chứng kiến của đại diện UBND hoặc
Công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức quản lý và đương sự, nhằm giúp cho cơ

9
quan tố tụng xác định chính xác diện tích, hình thể thửa đất có tranh chấp, làm cơ
sở cho việc giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật.
Khi tham gia hoạt động xem xét, thẩm định, Kiểm sát viên cần chú ý kết quả
đạt được khi xem xét thẩm định tại chỗ, trong đó yếu tố quan trọng nhất là xác
minh làm rõ được nguồn gốc đất tranh chấp được hình thành từ thời điểm nào và
trong điều kiện hoàn cảnh nào, làm cơ sở để chấp nhận hay bác đơn khởi kiện của
nguyên đơn. Để thực hiện được yêu cầu này, cần phải xác định:
+ Hiện trạng sử dụng đất do ai đang quản lý;
+ Vị trí, kích thước, hình thể thửa đất tranh chấp (mô tả tứ cận)
+ Tình trạng thửa đất (đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
chưa, đã đăng ký địa chính hay chưa, trên đất tranh chấp có những tài sản gì, nếu là
tranh chấp nhà gắn liền với đất thì xác định cụ thể các tài sản gắn liền với nhà, việc
đầu tư cơi nới, sửa chữa so với ban đầu, nguồn gốc hình thành những tài sản này,
để làm cơ sở chấp nhận hay không chấp nhận đơn khởi kiện.
Một số dạng vi phạm thường gặp trong hoạt động xem xét, thẩm định tại chỗ
thường gặp là:
- Khi thẩm định không so sánh số liệu đo đạc địa chính do cơ quan có thẩm
quyền quản lý, nên khó thi hành án sau này.
- Thẩm định không chi tiết, không phản ánh đầy đủ thực trạng đất đang được
sử dụng.
- Số liệu thẩm định không đúng với số liệu đo đạc thực tế
- Việc thẩm định gắn liền với chia tách thửa đất nhưng không tham khảo ý
kiến của cơ quan chuyên môn, dẫn đến khi bản án có hiệu lực vẫn không thể thi
hành được, do việc chia tách thửa đất không đảm bảo điều kiện pháp luật quy định.
Vì vậy, một số nội dung cần chú ý khi Kiểm sát viên tham gia hoạt động
xem xét, thẩm định tại chỗ là:
- Đối chiếu nội dung đương sự khởi kiện với diện tích đất tranh chấp được
xác định trong biên bản thẩm định, đảm bảo phải có sự thống nhất.
- Kiểm tra toàn bộ Biên bản thẩm định có đối chiếu với chứng cứ khác, đảm
bảo phải có sự thống nhất giữa nội dung thẩm định với những tài liệu chứng cứ
khác. Nếu không rõ hoặc không thống nhất cần yêu cầu Tòa án tiếp tục xác minh
thu thập chứng cứ.
3.3 Thực hiện quyền yêu cầu của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự

10
Quyền yêu cầu của Viện kiểm sát trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ
việc dân sự được quy định cụ thể hóa tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và được
hướng dẫn thực hiện tại Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-
TANDTC ngày 31/8/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân
tối cao. Liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai, Kiểm
sát viên có thể yêu cầu Tòa án xác minh thu thập tài liệu chứng cứ theo quy địnhh
tại Khoản 3 Điều 58 và Điều 22 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-
TANDTC ngày 31/8/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân
tối cao như sau:
1. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nếu Kiểm sát viên xét thấy cần
xác minh, thu thập thêm chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự
kịp thời, đúng pháp luật thì Kiểm sát viên gửi văn bản yêu cầu Tòa án xác minh,
thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 BLTTDS.
2. Trước khi mở phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên gửi văn bản yêu cầu
Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ cho Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự.
Văn bản yêu cầu phải nêu rõ chứng cứ cần xác minh, thu thập, lý do cần xác minh,
thu thập chứng cứ đó. Tòa án gửi cho Kiểm sát viên bản sao tài liệu, chứng cứ
ngay sau khi Tòa án thu thập được. Nếu tại phiên tòa, phiên họp, Tòa án mới nhận
được tài liệu, chứng cứ đó thì Tòa án công bố tài liệu, chứng cứ theo quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 254, khoản 1 Điều 303 BLTTDS.
Tại Viện KSND huyện Tây Sơn, khi Tòa án chuyển hồ sơ vụ án dân sự để
Kiểm sát viên nghiên cứu tham gia phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên đã kiểm sát
chặt chẽ việc thu thập tài liệu, chứng cứ xem có đủ căn cứ để giải quyết vụ án
chưa. Trường hợp Kiểm sát viên nhận thấy còn thiếu chứng cứ thì trực tiếp trao
đổi, bàn bạc với Thẩm phán để thu thập thêm chứng cứ. Nếu Thẩm phán vẫn
không thực hiện thì Kiểm sát viên yêu cầu bằng văn bản để Thẩm phán thực hiện
theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
3.4 Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Kiểm sát viên và Thẩm phán
Tại Biên bản thống nhất liên ngành 2017, 2018, 2019 cũng như quy chế phối
hợp liên ngành giữa Tòa án nhân dân huyện Tây Sơn và Viện kiểm sát nhân dân
huyện Tây Sơn đều có nội dung:
- Khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự, nếu phát hiện việc thu thập chứng cứ
chưa đầy đủ, Kiểm sát viên có văn bản yêu cầu Thẩm phán xác minh, thu thập
chứng cứ. Trường hợp Thẩm phán không thống nhất với yêu cầu của Kiểm sát viên
thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do và gửi cho Viện kiểm sát biết.
- Viện kiểm sát có thể xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để đảm bảo cho
việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo quy định của pháp luật.

11
- Trong việc xác minh, thu thập chứng cứ giải quyết vụ án: Kiểm sát viên
được phân công kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự cùng với Thẩm phán được phân
công thụ lý giải quyết vụ việc dân sự bàn bạc, đánh giá các tài liệu chứng cứ có
trong hồ sơ, xác định những chứng cứ cần thiết phải thu thập, bổ sung thêm để giải
quyết triệt để vụ việc. Đối với những yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ của
Viện kiểm sát, Thẩm phán phải thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự.
- Trước khi ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, Thẩm phán và Kiểm
sát viên cùng bàn bạc và đánh giá chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ vụ án về mặt tố
tụng và nội dung, nếu xét thấy có đủ căn cứ thì Thẩm phán mới ra Quyết định đưa
vụ án ra xét xử, không để xảy ra tình trạng vụ án đã được đưa ra xét xử nhưng phải
hoãn hoặc tạm đình chỉ để thu thập thêm chứng cứ hoặc án bị hủy, sửa vì vi phạm
thủ tục tố tụng.
4. Vụ việc cụ thể đã áp dụng giải pháp và kết quả đạt được
4.1 Vụ án đang trong quá trình giải quyết
Trong một vụ án cụ thể về Tranh chấp quyền sử dụng đất thụ lý năm 2005
giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Sương (địa chỉ: Bình Tân- Tây Sơn) và bị đơn
là bà Đoàn Thị Hợi. Ngày 19/6/2019, TAND huyện Tây Sơn có Công văn số
654/CV-TA yêu cầu UBND xã Bình Tân cung cấp thông tin và tài liệu chứng cứ
về việc:
+ Bà Nguyễn Thị Sương có tất cả bao nhiêu người con? Họ tên? Năm sinh?
Hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện nay?
+ Bà Nguyễn Thị Sương còn sống hay đã chết? Những người thuộc hàng
thừa kế thứ nhất của bà Nguyễn Thị Sương gồm những ai?
Ngày 18/9/2019, TAND huyện Tây Sơn đã ra Quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án số 16/2019/QĐST-DS tạm đình chỉ giải quyết vụ án do cần đợi cơ
quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ.
Kiểm sát viên Viện KSND huyện Tây Sơn xác định việc yêu cầu UBND xã
Bình Tân cung cấp tài liệu chứng cứ về những nội dung trên là không đúng, vì:
- Đối với nội dung “Bà Nguyễn Thị Sương có tất cả bao nhiêu người con?
Họ tên? Năm sinh? Hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện nay?”, đây là thông tin của
người khởi kiện, do đó cần phải yêu cầu nguyên đơn có nghĩa vụ cung cấp để làm
căn cứ giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 3 Điều 70 BLTTDS. Việc TAND
huyện Tây Sơn yêu cầu UBND xã cung cấp là không đúng quy định của BLTTDS.
- Đối với nội dung “Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà
Nguyễn Thị Sương gồm những ai?”: việc xác định hàng thừa kế, diện thừa kế được

12
thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và thuộc thẩm quyền của Tòa án,
UBND xã không có thẩm quyền xác định những ai thuộc hay không thuộc hàng
thừa kế. Vì vậy, việc TAND huyện Tây Sơn yêu cầu UBND xã cung cấp chứng cứ
là không có căn cứ và không cần thiết.
TAND huyện Tây Sơn ra Quyết định tạm đình chỉ với lý do cần đợi cơ quan,
tổ chức cung cấp tài liệu chứng cứ như trên là không đúng, không thực hiện hết
nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định, kéo dài thời gian giải quyết vụ án,
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Kiểm sát viên đã đề xuất
Lãnh đạo Viện ban hành kiến nghị yêu cầu Chánh án TAND huyện Tây Sơn có
biện pháp kiểm tra và chỉ đạo Thẩm phán khắc phục vi phạm.
4.2 Vụ án đã được xét xử
Nội dung vụ án:
Ngày 11/08/2010, các đồng nguyên đơn do ông Lê Văn Tỳ (sinh năm 1935,
trú tại 275/12 Lê Hồng Phong – TP Quy Nhơn – Bình Định) là đại diện, nộp đơn
khởi kiện đến Tòa án với nội dung: tộc họ Lê yêu cầu vợ chồng ông Vương Văn
Công (sinh năm 1964) và bà Nguyễn Thị Vân (sinh năm 1969) cùng trú tại An
Vinh 1 – Tây Vinh – Tây Sơn – Bình Định trả lại 120m2 diện tích đất mà cha ruột
của bà Vân là ông Nguyễn Đình Cư đã mượn trong phần đất thờ cúng của tộc họ
Lê (có di chúc do ông bà để lại) để nuôi gà vào năm 1998. Phần đất này hiện nay
đang nằm trong tổng diện tích đất 253m2 tại thửa số 1579, tờ bản đồ 05 đã được
UBND huyện Tây Sơn cấp Giấy chứng nhận QSD đất cho ông Vương Văn Công
và bà Nguyễn Thị Vân vào năm 1998 và được cấp đổi vào năm 2009 xác định vợ
chồng ông Công bà Vân được sử dụng đối với diện tích 253m2 tại thửa 166, tờ bản
đồ số 13 (thửa 1579, tờ bản đồ 05 cũ).
Các đồng nguyên đơn cho rằng nguồn gốc thửa đất hiện đang tranh chấp là
120m2 thuộc thửa 166, tờ bản đồ số 13 có tổng diện tích là 253m2 là đất mà ông
Nguyễn Đình Cư là cha ruột của bà Vân (bị đơn) đã mượn trong phần đất thờ cúng
của tộc họ Lê để nuôi gà, có giấy cam kết mượn đất vào ngày 09/6/1998. Vợ chồng
bị đơn Vương Văn Công và Nguyễn Thị Vân cho rằng đất này do cha mẹ bà là ông
Nguyễn Đình Cư – Phạm Thị Ngọc đã sử dụng từ trước năm 1975. Ngày
28/6/1998, UBND huyện Tây Sơn đã cấp GCN QSDĐ cho vợ chồng chị sử dụng
với diện tích là 263m2 tại thửa 1579, tờ bản đồ 05 ở An Vinh 1, Tây Vinh, Tây
Sơn, Bình Định. Ngày 20/8/2009, UBND huyện cấp đổi lại GCNQSDĐ xác định
vợ chồng ông Công bà Vân được sử dụng 253m2 tại thửa 166, tờ bản đồ số 13
(thửa 1579, tờ bản đồ 05 cũ) nên không chấp nhận trả lại đất.
Ông Lê Văn Tỳ cung cấp “Giấy làm cam kết” ghi ngày 09/6/1998, người
cam kết ghi tên “Nguyễn Đình Cư” với nội dung: ông Cư mượn đất trống của tộc
họ Lê để nuôi gà, sau này tộc họ đòi thì trả lại. Tuy nhiên, giấy cam kết này không
13
nói rõ diện tích đất mượn là ở đâu, diện tích bao nhiêu. Ông Cư đã chết năm 2006,
không để lại bút tích gì để so sánh (không giám định được chữ viết).
Đối với việc giám định chữ ký, chữ viết của ông Nguyễn Đình Cư trong
“Giấy làm cam kết” ghi ngày 09/6/1998: Trong quá trình giải quyết vụ án ở giai
đoạn sơ thẩm lần 1, vì không xác định được bất kỳ tài liệu nào có chữ ký, chữ viết
của ông Nguyễn Đình Cư còn tồn tại nên không thể tiến hành giám định chữ ký,
chữ viết của ông Cư trong “Giấy làm cam kết” ghi ngày 09/6/1998. Khi giải quyết
lại vụ án ở cấp sơ thẩm, Kiểm sát viên đã nghiên cứu và yêu cầu Thẩm phán được
phân công giải quyết vụ án tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ sau:
- Các loại giấy tờ liên quan đến việc kê khai đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu của
ông Nguyễn Đình Cư thuộc hộ số 92 ở An Vinh 1 – Tây Vinh – Tây Sơn – Bình
Định và bản gốc các giấy tờ viết tay của ông Nguyễn Đình Cư liên quan đến việc
cấp Giấy CMND của ông Cư từ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã
hội Công an tỉnh Bình Định.
- Bản khai nhân khẩu đề ngày 26/12/1976 có chữ ký của ông Nguyễn Đình
Cư ở phần “người tự khai cam đoan và ký tên”.
- Bản khai danh sách nhân khẩu đề ngày 15 tháng 12 năm 1976 có chữ ký
của ông Nguyễn Đình Cư ở phần “chủ hộ ký ghi rõ họ tên” tại hồ sơ đăng ký
quyền sử dụng đất ngày 16/9/1995 của ông Nguyễn Đình Cư do UBND xã Tây
Vinh lưu giữ.
Từ các tài liệu chứng cứ trên, ngày 10/4/2018, TAND huyện Tây Sơn đã ra
Quyết định trưng cầu giám định, trưng cầu Phân viện khoa học hình sự - Bộ Công
an tại Đà Nẵng thực hiện giám định đối với chữ viết, chữ ký, số trên toàn bộ bản
gốc “Giấy làm cam kết” ghi ngày 09/6/1998 với mẫu so sánh là các tài liệu đã thu
thập được có phải do cùng một người ký, viết ra hay không?
Tại Kết luận giám định số 270/C54C ngày 14/5/2018 của Phân viện Khoa
học hình sự tại thành phố Đà Nẵng đã kết luận: chữ ký, chữ viết trên tài liệu cần
giám định và trên các mẫu tài liệu so sánh là do cùng một người ký và viết ra.
Ngày 06/6/2019, TAND huyện Tây Sơn đã mở phiên tòa xét xử vụ tranh
chấp trên, dựa trên kết quả giám định chữ ký, chữ viết thì có đủ căn cứ xác định
ông Cư mượn đất của tộc họ Lê để sử dụng, có “Giấy làm cam kết” ghi ngày
09/6/1998 do ông Cư viết và ký tên. Từ đó, xác định đây là hợp đồng mượn tài sản
giữa ông Cư và tộc họ Lê nên việc đồng nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải trả lại
phần đất đã mượn là 120m2 là có căn cứ.

14
PHẦN III. KẾT LUẬN
Trong tất cả các vụ việc dân sự nói chung và các vụ án tranh chấp liên quan
đến đất đai nói riêng, pháp luật quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự.
Tòa án chỉ tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ trong một số trường hợp nhất định.
Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, mặc dù thuộc sở hữu toàn dân theo quy định tại
Hiến pháp nhưng nhà nước chỉ giao quyền sử dụng cho người dân và có một hệ
thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương thực hiện việc quản lý. Khi có
tranh chấp đất đai xảy ra, có rất nhiều trường hợp tài liệu chứng cứ mà đương sự tự
thu thập và giao nộp không đủ để vụ án được giải quyết khách quan và triệt để mà
đòi hỏi Thẩm phán phải chủ động thu thập tài liệu, chứng cứ. Tuy nhiên, để vụ án
tranh chấp đất đai được giải quyết đúng pháp luật, Kiểm sát viên cần phải kiểm sát
chặt chẽ các hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ của Thẩm phán. Việc Kiểm sát
viên kiểm sát hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án nhằm:
(1) kiểm sát tính hợp pháp của hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ do
Thẩm phán thực hiện;
(2) thực hiện quyền yêu cầu trong trường hợp nhận thấy việc thu thập, tài
liệu chứng cứ của Thẩm phán là chưa đầy đủ, chưa đủ căn cứ để giải quyết vụ án;
(3) thực hiện quyền kiến nghị trong trường hợp Thẩm phán lấy lý do cần thu
thập tài liệu, chứng cứ để cố tình kéo dài thời gian giải quyết vụ án, gây ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Như vậy, xuất phát từ những tồn tại trong hoạt động thu thập tài liệu, chứng
cứ của Thẩm phán trong giải quyết các vụ án tranh chấp liên quan đến đất đai, tôi
đã đưa ra một số giải pháp như trên và đã áp dụng được trong thực tiễn công tác tại
đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc thu thập tài liệu,
chứng cứ trong giải quyết các vụ án tranh chấp liên quan đến đất đai nói riêng và
trong công tác kiểm sát việc vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật nói chung. Tuy
nhiên, để mảng công tác này thực sự đạt chất lượng và hiệu quả, rất cần có sự quan
tâm, chỉ đạo, hướng dẫn hơn nữa của Viện KSND tỉnh Bình Định và Lãnh đạo đơn
vị. Từ đó, góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chung của Ngành kiểm sát
nhân dân tỉnh Bình Định./.

15

You might also like