You are on page 1of 58

1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN TẠI TOÀ ÁN NHÂN
DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

(CHUYÊN ĐỀ THUỘC BỘ MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH)

CƠ SỞ THỰC TẬP:

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN

HÀ NỘI – 2023
2
3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TAND : Toà án nhân dân


TANDTC : Toà án nhân dân tối cao
THQTP : Thực hiện quyền tư pháp
BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự
BLDS : Bộ luật dân sự
BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự
HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
CNTTLH : Công nhận thuận tình ly hôn
HĐXX : Hội đồng xét xử
4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Tên bảng Nội dung

1 Bảng 2.1a Thống kê các vụ việc về ly hôn được TAND huyện


Thường Tín thụ lý và giải quyết từ năm 2019 đến
2022

2 Bảng 2.1b Tổng hợp nguyên đơn là vợ hoặc chồng đứng đơn
xin ly hôn trên địa bàn huyện Thường Tín từ năm
2019 đến năm 2022

3 Bảng 2.1c Thống kê độ tuổi ly hôn trên địa bàn huyện Thường
Tín từ năm 2019 đến năm 2022

4 Bảng 2.1d Tổng hợp những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ly
hôn trên địa bàn huyện Thường Tín năm 2021 và
năm 2022
5

MỤC LỤC
6
1

LỜI MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN


MÔN

1. Giới thiệu về cơ sở thực tập


1.1. Khái quát chung về cơ sở thực tập
Ngày 5 tháng 6 năm 2023, em được tiếp nhận thực tập tại TAND huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội có địa chỉ tại Tiểu khu Nguyễn Du, thị trấn Thường Tín, huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội. Với đội ngũ cán bộ được chọn lọc từ những cán bộ ưu tú
và có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác, đội ngũ cán bộ, nhân viên của TAND
huyện Thường Tín đã thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc xét xử và
việc THQTP, để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân.
1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của cơ sở thực tập
TAND huyện Thường Tín được thành lập năm 2005. Hiện nay, TAND huyện Thường
Tín có 12 thành viên biên chế, trong đó có: 5 thẩm phán, 6 thư kí, 1 kế toán và 3 thành
viên hợp đồng, trong đó có: 1 bảo vệ, 1 lái xe, 1 tạp vụ; 03 đồng chí lãnh đạo gồm:
 Chánh án: Đ/c Nguyễn Anh Đoàn
 Phó chánh án: Đ/c Phạm Trung Hoà
 Phó chánh án: Đ/c Nguyễn Anh Tuấn
Tất cả đều được phân công nhiệm vụ cụ thể theo chức danh và trình độ chuyên môn
của từng cán bộ trong cơ quan.
Toà án luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của TAND Thành phố Hà Nội và sự
lãnh đạo của Huyện uỷ huyện Thường Tín, có trụ sở làm việc khang trang và có đủ cơ sở
vật chất máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác của cơ quan. Có tổ chức Đảng là Chi bộ
và đoàn thể là Công đoàn. Hàng năm, Tòa án nhân dân huyện Thường Tín thụ lý, giải
quyết gần 700 vụ việc các loại, dưới sự lãnh đạo của TAND Thành phố Hà Nội, và sự
phối hợp tạo điều kiện của các cơ quan trong khối nội chính của huyện, TAND huyện
Thường Tín đã động viên cán bộ công chức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trải qua gần hai mươi năm hoạt động, với chức năng thực hiện quyền tư pháp, Tòa án
luôn luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân. Đồng thời, Tòa án nhân dân huyện Thường Tín luôn luôn
thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Phối
hợp với những cơ quan tiến hành tố tụng khác như Công an, Viện kiểm sát để thực hiện
chức năng tư pháp của mình.
2. Giới thiệu về chuyên đề thực tập chuyên môn
2.1. Lý do chọn chuyên đề thực tập
2

Hiện nay số lượng các cặp vợ chồng ra Toà ly hôn không ngừng tăng lên theo từng
năm và tính chất của vụ việc ngày càng trở nên phức tạp. Số liệu thống kê cho thấy, số vụ
ly hôn ở Việt Nam hiện ở mức 60.000 vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly
hôn so với kết hôn là 25%, có nghĩa rằng, cứ 4 cặp vợ chồng đi đăng ký kết hôn thì một
đôi ra tòa. Cuộc sống với nhiều mâu thuẫn khiến không chỉ các cặp đôi trẻ mà nhiều cặp
đôi đã chung sống với nhau lâu năm cũng đi đến quyết định này 1. Huyện Thường Tín là
một huyện thuộc sự quản lý của thành phố Hà nội - huyện có 29 đơn vị hành chính cấp xã
trực thuộc bao gồm: Thị trấn Thường Tín và 28 xã khác, chủ yếu là dân tộc Kinh, huyện
Thường Tín còn là một trong những huyện ngoại thành với số lượng dân cư và địa bàn
tương đối rộng. Huyện Thường Tín trong những năm qua cũng có những thay đổi,
chuyển biến tích cực về kinh tế văn hoá, xã hội; kéo theo đó là những tác động không nhỏ
đến những quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình. Để tìm hiểu về thực
tiễn xét xử các trường hợp ly hôn tại Toá án và trong phạm vi của mình, em xin lựa chọn
đề tài “Thực trạng giải quyết các trường hợp ly hôn tại toà án nhân dân huyện
Thường Tín” làm đề tài cho báo cáo thực tập chuyên môn.
2.2. Kế hoạch triển khai chuyên đề thực tập
Để đạt được những mục đích và kết quả trong báo cáo thực tập của mình, bản thân
em đã đặt ra những kế hoạch sau:
- Nghiên cứu về cơ sở lý luận liên quan đến các trường hợp ly hôn;
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án đặc biệt là vụ án hôn nhân gia đình;
- Dự phiên tòa xét xử vụ án, đặc biệt là vụ án ly hôn;
- Sắp xếp hồ sơ vụ án hôn nhân gia đình;
- Đánh giá các trường hợp ly hôn và phân tích thực trạng thực hiện giải quyết
các trường hợp ly hôn tại TAND huyện Thường Tín;
- Các phương pháp nghiên cứu báo cáo: So sánh, đối chiếu, phân tích, thống
kê và tổng hợp. Phân tích các vụ án ly hôn để chứng minh cho những nhận xét, đánh giá
về pháp luật cũng như về đề tài nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung báo cáo tập
trung nghiên cứu thực tiễn giải quyết các trường hợp ly hôn tại cơ sở thực tập, cụ thể qua
2 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về các trường hợp ly
hôn
Chương 2. Thực tiễn giải quyết các trường hợp ly hôn tại TAND huyện Thường
Tín, những khó khăn, bất cập và kiến nghị hoàn thiện.
Để có được kiến thức lý luận và thực tiễn tốt, đạt hiệu quả cao trong quá trình thực
tập thì không thể thiếu sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình, trực tiếp của chị Vũ Hà Anh –
thư ký Toà án huyện Thường Tín và cô Trần Thị Thu Hiền - thẩm phán Toà án huyện
thường Tín đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho kỳ thực tập đạt hiệu quả tốt nhất.
Cuối cùng, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới toàn thể các cô chú, các anh chị trong cơ
quan đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập chuyên môn này.
1
Bài viết “Gia tăng tình trạng ly hôn ngày 28/06/2022 - Báo điện tử Đại Đoàn Kết, truy cập lần cuối ngày
10/08/2023, http://daidoanket.vn/gia-tang-tinh-trang-ly-hon-5689906.html.
3

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÁC


TRƯỜNG HỢP LY HÔN

1.1 Khái niệm ly hôn

Hôn nhân là hình thức biểu hiện rõ nhất sợi dây tình cảm giữa hai người khác giới.
Tình yêu nam nữ là cơ sở xác lập hôn nhân còn hôn nhân là cơ sở để hình thành gia đình.
Theo Luật HN&GĐ 2014 – Hôn nhân là quan hệ giữa vợ chồng sau khi kết hôn 2, dựa trên
nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyên theo pháp luật nhằm chung sống với nhau
suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc. Hôn nhân có những đặc điểm sau:

- Hôn nhân là sự liên kết trên cơ sở tự nguyện của hai bên nam nữ: hai bên nam nữ có
quyền tự mình quyết định việc kết hôn, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối và cũng
không bị cản trở.

- Hôn nhân là sự bình đẳng tự do giữa vợ, chồng được thể hiện rõ qua Điều 2 và Điều
17 Luật HN&GĐ 2014.

- Các bên tham gia quan hệ hôn nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Khi
kết hôn, các bên phải tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Khi
chấm dứt hôn nhân (do ly hôn, do vợ hoặc chồng chết, do vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên
bố là đã chết) phải dựa trên những căn cứ pháp lý được pháp luật quy định. Không phải
cuộc hôn nhân nào cũng có cái kết đẹp, khi xã hội ngày càng phát triển con người bị cuốn
vào vòng xoáy của thời đại kim tiền, và xã hội cũng không còn quá khắt khe với việc ly
hôn như truớc thì hôn nhân hoàn toàn có thể chấm dứt, “ly hôn” lúc này được mọi người
xem là điều tất yếu và sẵn sàng tìm đến Toà án để gỉai thoát cho nhau.

Khái niệm "ly hôn" đề cập ở trên được hiểu là việc kết thúc quan hệ hôn nhân được
Toà án giải quyết theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng nhằm chấm
dứt những nghĩa vụ pháp lý và dân sự của hôn nhân cùng những ràng buộc pháp lý khác.
Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyển ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của
vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Toà án thể hiện dưới hai hình thức bản án hoặc quyết
định. Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thoả thuận với nhau chấm dứt được toàn bộ

2
Khoản 1 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014, truy cập ngày 10/08/2023, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-
su/Luat-Hon-nhan-va-gia-dinh-2014-238640.aspx.
4

những nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Toà án công nhận ra phán quyết dưới
hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, xung đột thì Toà án công nhận phán
quyết dưới hình thức bản án.

Như vậy, theo Luật HN&GĐ 2014 ta có thể giải thích“Ly hôn là việc chấm dứt quan
hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án”3

1.2 Quan điểm về việc ly hôn, căn cứ ly hôn trong thời kỳ phong kiến và thời hiện
đại ở Việt Nam

1.2.1 Quan điểm về việc ly hôn và căn cứ ly hôn trong thời kỳ phong kiến ở Việt
Nam

Bộ luật Hồng Đức - Quốc triều hình luật thời Nhà Lê và Bộ luật Gia Long - thời nhà
Nguyên là hai đạo luật của xã hội phong kiến ở Việt Nam, khi quy định về căn cứ ly hôn
đã sựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng. Theo quy định của Điều 310 của Bộ luật hồng Đức
quy định “Người chồng sẽ phải bỏ vợ, buộc phải bỏ vợ khi người vợ bị vô tử (không có
con), gian dâm với kẻ khác (ngoại tình), có hành vi trộm cắp, bất kính với cha mẹ,...”
Còn đối với lỗi của người chồng thì Bộ luật Hồng Đức tại Điều 308 có quy định “Phàm
chồng đã bỏ lửng vợ 05 tháng không đi lại thì mất vợ, nêu vợ đã có con thì cho hạn một
năm. nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn cấm người người khác lấy vợ cũ thì phải tội biếm”. Quy
định về căn cứ ly hôn của Bộ luật Hồng Đức 4 đã phản ánh xã hội và quan điểm của nhà
nước phong kiến Việt nam, đó là phân biệt đối xử giữa vợ và chồng sâu sắc; thường chỉ
có chồng mới có quyền thực hiện việc ly hôn vợ, còn người vợ thường không thực hiện
được quyền ly hôn của mình. Thể hiện rõ sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, bởi chỉ thừa
nhận quyền bỏ vợ đơn phương từ phía người chồng.

1.2.2 Quan điểm về việc ly hôn và căn cứ ly hôn trong thời đại hiện nay ở Việt
Nam

Kế thừa và phát triển từ Luật HN&GĐ năm 1959, năm 1986, năm 2000 thì Luật
HN&GĐ năm 2014, quy định rõ ràng cụ thể về căn cứ ly hôn: Điều 55 là thuận tình ly
hôn, điều 56 là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Những căn cứ đó được dựa trên quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và bản chất của quan hệ hôn nhân đã tan vỡ. Ta có thể
3
Khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014, , truy cập ngày 10/08/2023, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-
su/Luat-Hon-nhan-va-gia-dinh-2014-238640.aspx

4
Bộ luật Hồng Đức, truy cập lần cuối ngày 10/08/2023, https://vi.wikipedia.org/wiki/Luật_Hồng_Đức.
5

thấy được rằng pháp luật hôn nhân gia đình nói chung và pháp luật về các căn cứ ly hôn
nói riêng từ những năm 1945 đến nay, các căn cứ ly hôn đã được sửa đổi, cải biên, bổ
sung để trở nên hoàn thiện hơn. Căn cứ ly hôn được quy định trong Luật HN&GĐ năm
2014 là tiến bộ nhất, bởi các quy định về căn cứ ly hôn đã được quy định chi tiết rõ ràng
hơn đối với từng trường hợp và đáp ứng hoàn toàn sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng,
không còn phân biệt đối xử như thời phong kiến.

1.3 Các trường hợp ly hôn

1.3.1 Trường hợp thuận tình ly hôn

1.3.1.1 Khái niệm thuận tình ly hôn

Hôn nhân tự nguyện không chỉ thể hiện trong việc kết hôn mà còn thể hiện trong cả
việc tồn tại của một cuộc hôn nhân. Thực tế đã cho ta thấy, nhiều cặp vợ chồng nhận thấy
cuộc sống chung của họ đã mất ý nghĩa, không những không đem lại hạnh phúc cho nhau
mà còn mang lại sự đau khổ... nên họ có thể tự nguyện yêu cầu ly hôn mà không một ai
bắt buộc được họ. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên
thật sự tự nguyên ly hôn và đã thoả thuận về việc tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục các con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ chồng và con
thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn. Theo đó ta có thể hiểu khái niệm về tuận tình ly
hôn như sau: Thuận tình ly hôn là việc hai vợ chồng đã thật sự tự nguyện ly hôn, đã thoả
thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng,
giáo dục con chung và sự thoả thuận của hai bên vợ chồng về tài sản và con đã đảm bảo
quyền lợi chính đáng của vợ và con.

1.3.1.2 Đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục giải quyết thuận tình ly hôn

* Đặc điểm của thủ tục giải quyết yêu cầu CNTTLY:
Thứ nhất, yêu cầu thuận tình ly hôn là một loại việc dân sự có những đặc điểm cơ bản
của việc dân sự, thời hạn tố tụng của việc giải quyết yêu cầu CNTTLY được quy định
trong BLTTDS 2015, cụ thể thời hạn xét đơn là 01 tháng.
Thứ hai, yêu cầu CNTTLY sẽ không có nguyên đơn và bị đơn nhưng một vụ án ly
hôn vì hai bên không có tranh chấp.
Thứ ba, dựa trên sự thoả thuận của hai bên nên thủ tục của việc giải quyết thuận tình
ly hôn sẽ đơn giản và nhanh gọn hơn một vụ án ly hôn không có sự thoả thuận.
Thứ tư, quyết định CNTTLY và sự thoả thuận của các đương sự sẽ có hiệu lực pháp
luật ngay khi ban hành và sẽ không bị kháng cáo hay kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
* Ý nghĩa của giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn:
Thứ nhất, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương
sự trong dân sự. Các đương sự có quyền yêu cầu ly hôn, quyền thoả thuận với nhau về
vấn đề trong vụ án và Toà án sẽ thụ lý yêu cầu đó nếu đủ điều kiện thụ lý theo quy định
6

của pháp luật. Chính vì vậy khi các đương sự tự nguyện ly hôn, đã thoả thuận được với
nhau, không có tranh chấp gì thì Toà án sẽ công nhận cho họ.
Thứ hai, giảm thiểu cho thẩm phán, thư ký một khối lượng công việc không hề nhỏ.
Quy định về yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn giúp thẩm phán giảm bớt được thủ tục,
qua đó sẽ có nhiều thời gian để nghiên cứu các vụ án phức tạp khác, cải thiện chất lượng
giải quyết các vụ án.
Thứ ba, giúp các đương sự giảm thiểu được các thủ tục, thời gian, công sức, tránh
trường hợp bị triệu tập nhiều lần lên Toà án gây ra tâm lý căng thẳng, ngại ngùng.

1.3.1.3 Một số quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly
hôn tại Toà án

* Về thẩm quyền giải quyết yêu cầu CNTTLY: BLTTDS 2015 có quy định về thẩm
quyền của Toà án theo lãnh thổ “Toà án nơi có một trong các bên thuận tình ly hôn, thoả
thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu
công nhận thuận tình ly hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản sau khi ly hôn”. Như vậy ta
có thể hiểu rằng Toà án nơi một trong các bên đương sự cư trú sẽ có thẩm quyền giải
quyết hoặc các đương sự cũng có thể thoả thuận lựa chọn toà án để giải quyết nếu xét
thấy việc giải quyết tại Toà án đó phù hợp và thuận tiện hơn.
* Về đơn yêu cầu Toà án giải quyết yêu cầu CNTTLY: căn cứ vào Điều 396
BLTTDS 2015 có quy định về đơn yêu cầu CNTTLY và đơn đó phải được soản đủ các
nội dung được quy định tại Điều 362 của BLTTDS 2015.
*Về thụ lý đơn yêu cầu CNTTLY: Khi có đơn yêu cầu CNTTLY cùng với các tài
liệu chứng cứ đầy đủ thì Toà án tiến hành thu lý đơn yêu cầu CNTTLY. Thẩm phán sẽ
thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu CNTTLY trong thời hạn 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ các trường hợp được miễn hoặc
không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật thì người yêu cầu phải đến Chi cục thi
hành án dân sự cùng cấp để nộp lệ phí sau đó sẽ nộp lại biên lai cho toà án. Và khi đó Toà
án sẽ tiến hành thụ lý đơn, và Chánh án Toà án phân công Thẩm phán và thư ký giải
quyết yêu cầu CNTTLY này.
* Về phiên họp hoà giải và ra quyết định CNTTLY: Sau khi phân công Thẩm phán
sẽ phiên họp tiến hành hoà giải để hai bên có cơ hội nhìn lại cuộc hôn nhân của mình, sau
đó mới quyết định có nên chấm dứt hay không. Nếu hoà giải không thành các bên vẫn
giữ nguyên yêu cầu thuận tình ly hôn thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình
ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự.

1.3.2 Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên

1.3.2.1 Khái niệm về ly hôn theo yêu cầu của một bên
7

Ly hôn theo yêu cầu của một bên là việc một bên vợ hoặc chồng nộp đơn khởi kiện
lên Toà án yêu cầu giải quyết việc ly hôn, việc nuôi con chung và chia tài sản, công nợ
chung trong thời kỳ hôn nhân khi cho rằng cuộc hôn nhân này không thể tiếp tục được
nữa.
Theo quy định tại Luật HN&GĐ 2014 thì vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền
yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, không ai được cản
trở nhau trong việc thực hiện quyền yêu cầu ly hôn. Chúng ta có thể thấy căn cứ ly hôn
trong mỗi trường hợp là khác nhau, cụ thể:
Trường hợp thứ nhất, có hai căn cứ để Tòa án giải quyết cho ly hôn: tình trạng trầm
trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Điều đó có
nghĩa là Tòa án chỉ cho phép vợ chồng ly hôn khi tình trạng vợ chồng đã trầm trọng, đời
sống chung không thể tiếp tục, mục đích hôn nhân không đạt được
Trường hợp thứ hai, căn cứ Tòa án giải quyết ly hôn là việc vợ hoặc chồng bị Tòa án
tuyên bố mất tích và bên còn lại có yêu cầu ly hôn. Pháp luật Hôn nhân và gia đình quy
định căn cứ ly hôn là hoàn toàn phù hợp với mục đích của hôn nhân
Trường hợp thứ ba, người thứ ba( cha, mẹ…) có quyền yêu cầu ly hôn khi nếu có căn
cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Quan hệ hôn nhân và quan hệ nhân thân của
riêng vợ hoặc chồng, tuy nhiên Pháp luật hôn nhân và gia đình cho phép người thứ ba có
thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Đây là quy định sáng tạo, phù hợp với thực tế,
nhằm bảo vệ tốt hơn người vợ hoặc chồng trong trường hợp bị mất năng lực hành vi dân
sự.
Một vụ án ly hôn có thể xảy ra các tranh chấp về việc nuôi con, chia tài sản chung và
công nợ chung trong thời kì hôn nhân.
* Về việc tranh chấp nuôi con: căn cứ vào quy định tại Khoản 2,3 Điều 81 Luật
HN&GĐ năm 2014 thì trong trường hợp vợ chồng ly hôn mà không thoả thuận được về
vấn đề nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào
quyền lợi về mọi mặt của con.
* Về tranh chấp tài sản sau khi ly hôn: căn cứ vào Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014
quy định về tài sản của vợ chồng và căn cứ vào nguồn gốc tài sản cùng với chứng cứ liên
quan đến tài sản để giải quyết hợp lý.
1.3.2.2 Một số quy định về thủ tục giai quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên tại
Toà án
* Về thẩm quyền giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên: Cũng giống với việc
dân sự yêu cầu CNTTLH, Toà án nơi một trong các bên đương sự cư trú sẽ có thẩm
quyền giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên, các bên đương sự cũng có thể thoả
thuận lựa chọn Toà án để giải quyết nếu xét thấy việc giải quyết tại Toà án đó phù hợp,
thuận tiện hơn.
* Về đơn khởi kiện: Đối với vụ án ly hôn, một bên vợ hoặc chồng sẽ là nguyên đơn
đứng ra làm đơn khởi kiện tại Toà án. Nội dung đơn phải được soạn thảo theo đúng
những nội dung yêu cầu. Sau đó nguyên đơn trình bày tiếp về các vấn đề con chung,
nguyện vọng nuôi con và vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn của mình, nếu có yêu cầu Toà án
8

chia tài sản chung, công nợ chung thì liệt kê trong đơn khởi kiện. Nộp theo đơn khởi kiện
là các tài liệu chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
* Về thụ lý đơn khởi kiện: căn cứ vào quy định tại Điều 191 và điều 195 BLTTDS
2015 thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án
Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các
quyết định quy định tại các điểm a,b,c,d khoản 3 Điều 191 BLTTDS 20215. Sau đó phải
thông váo cho người khởi kiện biết để họ làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục
Thi hành án dân sự cùng cấp trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền lệ phí
theo quy định của pháp luật. Tiếp theo đó Toà án ra quyết định thụ lý đơn khởi kiện và
thông báo cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến việc giải quyết vụ án, cho VKS cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án.
* Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải: Toà
án gửi thông báo về phiên họp cho các đương sự và các bên liên quan đến Toà án để làm
việc. Sau khi công bố về các chứng cứ thì Thẩm phán phụ trách tiến hành hoà giải. Trong
trường hợp hoà giải mà các bên thống nhất được toàn bộ vấn đề thì Toà án lập biên bản
hoà giải thành, hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có
đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Toà án ra quyết định CNTTLY và sự
thoả thuận của các đương sự và quyết định này có hiệu lực ngay sau khi được ban hành.
Còn nếu hoà giải không thành thì Toà án quyết định đưa vụ án ra xét xử.
* Thời điểm có hiệu lực của việc ly hôn: sau khi hết thời hạn kháng cáo của các
đương sự và kháng nghị của VKS mà không có kháng cáo hoặc kháng nghị thì bản án ly
hôn sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật.

1.4 Hậu quả pháp lý của việc ly hôn

1.4.1. Quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng


Khi Tòa án giải quyết ly hôn giữa vợ, chồng bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu
lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng chấm dứt. Người vợ hoặc chồng có
quyền kết hôn với người khác. Những quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng phát
sinh khi kết hôn, vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, giúp đỡ nhau sẽ đương nhiên chấm
dứt.
1.4.2. Quan hệ tài sản
Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn trước hết sẽ do vợ chồng thỏa thuận, trong
trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án
sẽ giải quyết. Theo đó, việc chia tài sản chung của vợ chồng sẽ được Tòa án giải quyết
theo nguyên tắc, quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
1.4.3. Quan hệ về con chung
Sau khi ly hôn thì quan hệ cha mẹ - con vẫn còn tồn tại. Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa
vụ trông nom chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất
năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình. Việc nuôi con, nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con do hai vợ chồng tự
9

thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên trực tiếp
nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét
nguyện vọng của con. Nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ
trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp cho con. Người cha mẹ không trực
tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con (theo quy định cấp dưỡng).

CHƯƠNG 2.

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN TẠI TAND HUYỆN
THƯỜNG TÍN, NHỮNG KHÓ KHĂN, BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

2.1 Thực trạng ly hôn trên địa bàn huyện Thường Tín và nguyên nhân dẫn đến
tình trạng ly hôn trên địa bàn huyện Thường Tín

2.1.1 Thực trạng ly hôn trên địa bàn huyện Thường Tín

Huyện Thường Tín là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội với địa bàn rộng,
dân cư đông lại trong quá trình đô thị hoá nhanh, tình hình kinh tế phát triển năng động
và đa dạng. Bên cạnh những thuận lợi để phát triển kinh tế, trên địa bàn Huyện vẫn còn
tồn tại nhiều các tệ nạn xã hội, các vụ án về HN&GĐ mà TAND huyện Thường Tín thụ
lý và giải quyết nhiều hơn so với một số đơn vị quận, huyện khác trong địa bàn thành phố
Hà Nội.
Trong những năm gần đây, số lượng các vụ việc về ly hôn được TAND huyện Thường
Tín và giải quyết tương đối lớn, ngày càng có chiều hướng gia tăng với các nguyên nhân
mà các đương sự đưa ra ngày càng đa dạng hơn. Có thể thấy được điều này qua bảng số
liệu sau:

Bảng 2.1a: Thống kê các vụ việc về ly hôn được TAND huyện Thường Tín thụ lý và giải
quyết từ năm 2019 đến 2022

Năm 2019 2020 2021 2022


Số vụ án thụ lý (vụ) 267 283 312 369
(Nguồn: Bộ phận tổng hợp – TAND huyện Thường Tín)

Qua số liệu trên cho thấy số vụ án ly hôn được thụ lý qua các năm đều gia tăng. Nếu
như năm 2020 số vụ án ly hôn chỉ tăng thêm 16 vụ so với 2019, năm 2021 số vụ ly hôn
tăng thêm 29 vụ so với năm 2020 thì đến năm 2022 số vụ án ly hôn có sự tăng thêm đột
biến tăng thêm 57 vụ so với năm 2021.
* Về chủ thể
Theo báo cáo tổng kết của TAND thành phố Hà Nội và TAND huyện Thường Tín
trong các năm gần đây, trong các đơn xin ly hôn thì tỷ lệ phụ nữ đứng đơn xin ly hôn
10

chiếm tỷ lệ cao và ngày càng có xu hướng tăng. Điều này không chỉ xảy ra ở địa bàn
huyện Thường Tín nói riêng mà còn ở các địa phương khác trong địa bàn thành phố Hà
Nội, được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1b: Tổng hợp nguyên đơn là vợ hoặc chồng đứng đơn xin ly hôn trên địa bàn huyện
Thường Tín từ năm 2019 đến năm 2022
Đơn vị tính: %
Năm 2019 2020 2021 2022
Vợ đứng đơn 31,5 34 37,3 41,25
Chồng đứng đơn 25,6 22,5 27,8 16,01
(Nguồn: Bộ phận tổng hợp – TAND huyện Thường Tín)

Theo số liệu thống kê ở bảng trên, ta có thể thấy tỷ lệ phụ nữ đứng đơn xin ly hôn
ngày càng chiếm tỷ lệ cao, điều này chứng tỏ phụ nữ huyện Thường Tín nói riêng và phụ
nữ thủ đô nói chung ngày càng có trình độ học vấn và hiểu biết sâu rộng hơn, họ ngày
càng hiểu được quyền bình đẳng. Phụ nữ ngày nay họ không chấp nhận cuộc sống bạo
lực trong gia đình, cách đối xử bất công của những người chồng có tính gia trưởng trong
gia đình bắt họ làm theo cách chồng, của gia đình áp đặt, cản trở họ tham gia các hoạt
động nghề nghiệp, hoạt động xã hội...Chính vì vậy họ đã đứng đơn xin ly hôn nhằm chấn
dứt những cuộc hôn nhân không đạt được mục đích. Có thể nói, trong xã hội ngày nay
dưới sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước vai trò của phụ nữ chiếm một vị
trí quan trọng trong xã hội. Nếu như trước đây, người phụ nữ thường làm những công
việc đơn giản trong xã hội, những việc nội trợ trong gia đình thì ngày nay người phụ nữ
ngày càng có vai trò độc lập, họ độc lập về kinh tế do có nghề nghiệp công việc ổn định,
tự do kinh doanh và tham gia các hoạt động trong xã hội như chính trị, văn hoá, xã hội...
và có thu nhập ổn định. Chính vì vậy, khi họ quyết định ly hôn, họ không sợ mình không
đảm bảo về quyền lợi để nuôi con và tạo lập cuộc sống mới sau ly hôn.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của phụ nữ hiện đại, trong nền cơ chế thị
trường ngày nay có không ít những phụ nữ chạy theo lối sống hưởng thụ hoặc có những
tư tưởng sống phóng khoáng, họ quên dần đi chức năng chính của người vợ, bỏ bê cuộc
sống gia đình hiện tại hoặc do tác động của tính chất công việc đem lại như họ quá bận
với những công việc ở cơ quan với những chức vụ quan trọng được đề bạt thường xuyên
đi công tác xa nhà, tiếp cúc với khách hàng, hay mải mê với những thành tích nghiên cứu
khoa học...và trong môi trường phát triển mới đầy năng động đó học đã dần dần lãng
quên đi chức năng của mình. Đó là những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến những cuộc cãi
vã, mâu thuẫn giữa vợ chồng vì bất đồng quan điểm, không có tiếng nói chung, rồi đến
một thời điểm nào đó sẽ dẫn đến vợ chồng xin ly hôn với nhau.
* Về độ tuổi ly hôn
Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể về độ tuổi kết hôn nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18
tuổi trở lên5 nhưng không quy định độ tuổi ly hôn mà chỉ quy định các căn cứ ly hôn, khi
5
Điều 8 Luật HN&GĐ, truy cập lần cuối ngày 10/08/2023, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Luat-
Hon-nhan-va-gia-dinh-2014-238640.aspx.
11

có những căn cứ mà pháp luật quy định thì cơ quan có thẩm quyền về giải quyết cho họ
được quyền ly hôn. Bởi vậy nên việc ly hôn diễn ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Theo báo
cáo tổng kết hàng năm của TAND huyện Thường Tín cho thấy thực trạng ly hôn ở các độ
tuổi như sau:

Bảng 2.1c: Thống kê độ tuổi ly hôn trên địa bàn huyện Thường Tín từ năm 2019 đến năm
2022
Đơn vị tính: %
Năm 2019 2020 2021 2022
Độ tuổi
18  30 tuổi 37,4 38,2 44,7 45,5
30  50 tuổi 52,9 50,1 46,7 42,9
50 tuổi trở lên 9,7 11,7 8,6 11,6
(Nguồn: Bộ phận tổng hợp – TAND huyện Thường Tín)

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tỷ lệ ly hôn cao nhất tập trung ở độ tuổi từ 30 đến
50 tuổi. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trước hết là những năm đầu kết hôn vợ
chồng vẫn sống hoà thuận, hạnh phúc ít có mâu thuẫn trong gia đình. Nhưng sau đó từ
khoảng 5 đến 7 năm chung sống, nhất là khi có thêm sự xuất hiện của những đứa con thì
cuộc sống vợ chồng có nhiều thay đổi lớn trong sinh hoạt gia đình. Hoặc đối với một số
gia đình mặc dù đã chung sống với nhau một thời gian nhưng vẫn chưa có con đã làm cho
vợ, chồng không còn thiết tha với gia đình nên sẽ có xu hướng ngoại tình để mong có
một đứa con... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn như vợ chồng có sự thay đổi
trong sinh hoạt, phải dành nhiều thời gian để chăm sóc không có nhiều thời gian để vợ
chồng quan tâm chia sẻ với nhau. Bên cạnh đó, có thể do những mâu thuẫn về kinh tế
đem lại như các khoản chi tiêu cho gia đình ngày càng nhiều, vợ chồng mâu thuẫn dẫn
đến thiếu sự thông cảm, thấu hiểu đó cũng chính là nguyên nhân mà vợ chồng ly hôn.
Ngoài ra, ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi tỷ lệ ly hôn cao hơn bởi lẽ ở độ tuổi này các cặp vợ
chồng chịu rất nhiều áp lực từ cuộc sống gia đình, từ công việc ở cơ quan đến gia
đình...Để rồi từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt, không đáng có dần dần trở nên nghiêm trọng
hơn khiến vợ chồng không còn tình cảm và sự tôn trong cho nhau nữa và tìm đến “ly
hôn” như một phương thức để giải thoát cho nhau cả về thể chất lẫn tĩnh thần.
Đối với độ tuổi trên 50 tỷ lệ ly hôn là thấp nhất bởi lẽ ở độ tuổi này thì hai vợ chồng
đã bước qua giai đoạn sóng gió nhất của hôn nhân, đã có một thời gian dài để hiểu và
thông cảm cho nhau. Hơn nữa lúc này con cái của họ đã trưởng thành, họ cũng có thể đã
lên chức ông bà, giữa họ còn có sợi dây liên kết đó chính là con cháu của họ nên họ phải
là tấm gương cho con cháu học hỏi và noi theo. Mặc dù vậy, qua số liệu thống kê cho
thấy số lượng vụ án ly hôn ở đối tượng này trên địa bàn huyện Thường Tín ngày càng có
chiều hướng gia tăng theo qua các năm.
Qua bảng thống kê trên cho thấy tình trạng ly hôn ở các vợ chồng trẻ ngày càng nhiều
và có xu hướng gia tăng nhanh, nguyên nhân chính là do họ kết hôn quá sớm, còn quá ít
tuổi nên suy nghĩ chưa chín chắn hơn nữa kinh tế vẫn còn phải phụ thuộc, sau khi lấy
12

nhau và chung sống một thời gian cảm thấy cuộc sống hôn nhân quá áp lực và ngay lập
tức họ nghĩ đến việc ly hôn để giải quyết vấn đề. Vì còn trẻ nên họ có xu hướng “xây
mới” chứ không lo “sửa chữa”. Đó cũng là hiện tượng phổ biến không chỉ riêng trên địa
bàn huyện Thường Tín mà là tình hình chung của các quận, huyện trên địa bàn thành phố
Hà Nội cũng như các địa phương khác trên cả nước. Điều đó đã và đang đặt ra những
thách thức lớn cho Nhà nước và nhân dân phải cố gắng để tình trạng ly hôn nhất là các
cặp vợ chồng trẻ ngày một giảm.

2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn trên địa bàn huyện Thường Tín

Thứ nhất, vợ chồng kết hôn khi còn quá trẻ dẫn đến mâu thuẫn trong lối sống:
Huyện Thường Tín là địa bàn có độ tuổi kết hôn trẻ và tỷ lệ ly hôn của các vợ chồng trẻ
cao. Các bạn trẻ trước khi bước vào cuộc sống gia đình chưa được chuẩn bị những kiến
thức, hiểu biết cần thiết về cách tổ chức cuộc sống cho gia đình mới, quản lý chi tiêu,
chăm sóc và nuôi dạy con cái; nhận thức về tình yêu còn hời hợt, nông cạn, thường chỉ
thiên về hình thức bề ngoài, yêu theo cảm tính... và rồi trong cuộc sống chung đụng ở gia
đình, giữa họ bắt đầu hình thành các mâu thuẫn, đây là yếu tố cơ bản hình thành nguyên
nhân "tính tình không hợp nhau" dẫn đến mâu thuẫn.
Thứ hai, do điều kiện kinh tế gia đình: Là huyện ngoại thành nên nền kinh tế của
huyện Thường Tín chưa được vững mạnh, GDP còn thấp. Các cặp vợ chồng sau khi lập
gia đình phải tự lo cho mái ấm của mình, điều kiện kinh tế chưa đảm bảo cho cuộc sống
riêng hoặc chưa có nghề nghiệp ổn định, sinh con sớm nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó
khăn, dẫn đến mâu thuẫn không thể tháo gỡ và kết cục là xin ly hôn.
Ví dụ 16: Chị Phạm Thu H và anh Trịnh Văn T kết hôn năm 1996, trên cơ sở tự
nguyện và có đăng ký kết hôn, sau khi kết hôn vợ chồng anh chị sống tại xã Hồng Vân,
huyện Thường Tín. Trong quá trình chung sống, vợ chồng anh chị phát sinh nhiều mâu
thuẫn, mà nguyên nhân do anh T công ăn việc làm không ổn định, làm ăn thua lỗ. Năm
2002 anh T có mở cửa hàng sửa chữa xe máy thua lổ khoảng 200 triệu đến 300 triệu đồng
và còn một vài lần làm ăn thua lỗ khác gây ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Hai vợ chồng
đã sống ly thân một năm nay. Đến nay, chị xác định tình cảm vợ chồng không còn và xin
được ly hôn với anh T. Anh T xác định tình cảm vợ chồng vẫn còn và không đồng ý ly
hôn
Tại Bản án số 06/2021/HNGÐ-ST ngày 28/2/2021 của TAND huyện Thường Tín giải
quyết vụ việc trên theo hướng chấp nhận đơn ly hôn của chị H bởi TAND nhận thấy tình
trạng hôn nhân giữa vợ chồng Chị H, anh T đã trầm trọng, đời sống chung không thể kéo
dài, mục đích hôn nhân không đạt.
Qua vụ án tranh chấp về HN&GÐ trên cho thấy xuất phát từ mâu thuẫn về kinh tế là
một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn, tuy nhiên qua thực tiễn xét xử có thể
thấy không có căn cứ rõ ràng và rất khó để xác định mâu thuẫn vợ chồng như thế nào thì
được cho là mức trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài nên sẽ tồn tại nhiều tranh
cãi có thế dẫn đến việc kháng cáo.
6
Bản án số 06/2021/HNGÐ-ST ngày 28/2/2021 của TAND huyện Thường Tín.
13

Thứ ba, do ngoại tình: Ngoại tình là nguyên nhân ly hôn đang có xu hướng tăng
trong các năm qua. Đa số những gia đình có chồng hoặc vợ ngoại tình đều đi đến tan vỡ.
Ví dụ 27: Anh Trần Trung T, sinh năm 1979 và chị Đặng Thị Thu H, sinh năm 1976
kết hôn ngày 16/5/199 trên cơ sở tự nguyện và có đăng kỷ kết hôn tại UBND xã Ninh Sở,
huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Sau khi kết hôn vợ chồng sống hạnh phúc với
nhau trong thời gian rất ngắn thì xảy ra mâu thuẫn nguyên nhân là do không cùng suy
nghĩ, không có tiếng nói chung, ai biết việc của người đấy dẫn đến cuộc sống căng thẳng
chủ yếu là ai ở nhà người đấy, không còn tình cảm vợ chồng. Năm 2019 vợ chồng sống
ly thân không còn quan hệ vợ chồng cho đến nay, mâu thuẫn đã được hai bên gia đình
hòa giải nhưng không có kết quả. Nay anh xác định tình cảm vợ chồng không còn, anh
xin được ly hôn chị H. Theo chị H, anh T xin ly hôn là do anh có quan hệ ngoại tình với
người phụ nữ khác và ngoài nguyên nhân này không có nguyên nhân nào khác. Nay chị
xác định tình cảm vợ chồng vẫn còn, chị vẫn yêu anh T nên không đồng ý ly hôn, chị sẫn
sàng bỏ qua tất cả để vợ chồng đoàn tụ.
Ngày 27 tháng 09 năm 2020, TAND huyện Thường Tín đã đưa vụ việc ra xét xử tại
Bản án số 55/2020/HNGÐ- ST, theo đó chấp nhận đơn xin ly hôn của anh Trần Trung T
đổi với chị Đặng Thị Thu H. Anh T được ly hôn chị H bởi Tòa án cho rằng quá trình
chung sống, vợ chồng sống hạnh phúc trong thời gian ngắn thi mâu thuẫn nguyên nhân
theo anh T xác định là do tính cách không hợp, sống không có trách nhiệm, không có sự
quan tâm đến nhau làm cho cuộc sống gia đình căng thẳng, mặt khác giữa anh và chị
không có cùng suy nghĩ, không có sự hiểu biết, không có tiếng nói chung và sự thông
cảm nhau. Về phần mình, chị H đã nghi ngờ cho anh T có quan hệ ngoại tình với người
phụ nữ khác và cho rằng đây là nguyên nhân chính để anh xin ly hôn. Tòa án đã góp ý
hòa giải nhưng không có kết quả, bản thân chị H không có biện pháp hữu hiệu nào để cải
thiện quan hệ vợ chồng. Mâu thuẩn của vợ chồng đã trầm trọng, có kéo dài cuộc sống
chung cũng không mang lại hạnh phúc cho nhau, mục đích hôn nhân không đạt được, nên
TAND huyện Thường Tín đã cho phép anh chị ly hôn.
Thứ tư, vấn đề bạo lực gia đình, cờ bạc, rượu chè: Đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ
và suy giảm sự bền vững của gia đình. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình có nhiều,
song nguyên nhân cơ bản là do lạm dụng rượu bia và các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc,
nghiện ma tuý, ghen tuông, thiếu hiểu biết pháp luật, kinh tế khó khăn...
Ví dụ 38: Anh Dương Minh H sinh năm 1958 và chị Trịnh Thị N, sinh năm 1962 kết
hôn trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn tại UBND xã Duyên Thái, huyện Thường
Tín, thành phố Hà Nội ngày 10/03/1988, sau khi kết hôn anh H, chị N trú tại thôn Phúc
Am, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín. Gia đình anh chị sống hòa thuận, hạnh phúc
nhưng sau khi chị sinh con đầu lòng anh chị đã xảy ra mâu thuẫn do chị không đáp ứng
được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của anh. Khi không bằng lòng với chị, bất cứ việc gì
anh H lại đánh chửi chị. Việc anh đánh chị và chửi bới xúc phạm chị xảy ra thường
xuyên, các con anh chị và hàng xóm đều biết. Năm 1997 anh H đánh chị và chị đã báo
công an xã Duyên Thái vào giải quyết. Anh H có hứa sửa chữa nhưng sau đó anh H vẫn
7
Bản án số 55/2020/HNGÐ- ST ngày 27/9/2020 của TAND huyện Thường Tín.
8
Bản án số 38/2019/HNGÐ-ST, ngày 25/11/2019 của TAND huyện Thường Tín.
14

thường xuyên đánh chị vô có. Thời gian gân đây mâu thuẫn vợ chống ngày càng căng
thẳng. Ngày 13/9/2019 chị đã bỏ nhà đi nơi khác để ở. Ngày14/9/2019 khi chị về nhà lấy
giấy tờ làm thủ tục ly hôn, anh H không đồng ý nên đã xảy ra xô xát. Anh đánh chị thâm
tím mặt mày, xé rách quần áo của chị, chị đã ra trình báo công an xã và đã đi khám chấn
thương. Chị xác định tình cảm vợ chồng không còn, mâu thuẫn giữa anh chị quá căng
thẳng, chị cương quyết xin ly hôn. Anh H không đồng ý ly hôn vì vẫn còn tình cảm với
chị N. Ngày 25/11/2019, Tòa án nhân dân huyện Thường Tín đã đưa vụ việc ra xét xử và
giải quyết tại Bản án số 38/2019/HNGÐ-ST theo đó chấp nhận đơn xin ly hôn của chị
Trịnh Thị N đối với anh Dương Minh H, chị N được ly hôn anh H, bởi cơ quan tòa án
nhận thấy cuộc sống chung vợ chống thường xuất hiện mâu thuẩn căng thẳng do nghi
ngờ nhau thiếu sự chung thủy và do nghi ngờ nhau dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn và xảy ra
xô xát.

Ngày 14/9/2019, anh chị đánh cãi chửi nhau gây ẩm ĩ, chị N đã phải báo Công an xã
Duyên Thái giải quyết. Công an xã Duyên Thái cũng xác nhận, khi chị N đến trình báo
chân tay, mặt mũi thâm tím. Do đó, TAND huyện Thường Tín nhận thấy mâu thuẫn giữa
chị N và anh H ngày càng trầm trọng, kéo dài, cuộc sống chung không có hạnh phúc,
mục đich hôn nhân không đạt được, HĐXX đã chấp nhận đơn xin ly hôn của chị N đối
với anh H.

Tuy nhiên, bên cạnh đó trong một số trường hợp xảy ra mâu thuẫn vợ chồng do bạo
lực gia đình mà đối tượmg phải gánh chịu bao gồm cả nam giới.

Ví dụ 49: Anh Vũ Thành D sinh năm 1975 và chị Hoàng Thị H sinh năm 1976 kết hôn
trên cơ sở tự nguyện và đăng ký kết hôn tại UBND xã Tự Nhiên, cùng trú tại Đội 3, xã
Tự Nhiên, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Sau khi kết hôn, anh D có mở công ty
làm ăn nhưng bị thua lỗ, nợ nần dẫn đến kinh tế gia đình khó khăn, sau đó anh D xin đi
làm ở nhiều nơi nhưng công việc không ổn định. Vì vậy, chị H đã bức xúc và thường có
lời lẽ xúc phạm, không đúng mức với anh D và vợ chồng đã xảy ra cãi vã. Anh D đã làm
đơn cương quyết xin ly hôn. Chị H không đồng ý ly hôn vì chị cho rằng vẫn yêu thương
chồng rất nhiều và sâu sắc, anh chị đã yêu thương và gắn bó với nhau chia sẻ với nhau và
đã hạnh phúc từ những ngày đầu còn vất vả.

TAND huyện Thường Tín đã thụ lý đơn của anh Duy và ngày 23/6/2022 vụ việc trên
đã được giải quyết tại Bản án số 27/2022/HNGĐ-ST, theo đó bác đơn yêu cầu xin ly hôn
của anh Vũ Thành D đối với chị Hoàng Thị H bởi Tòa án xác định nguyên nhân làm phát
sinh mâu thuẩn là do anh D làm ăn thua lỗ, nợ nần dẫn đến kinh tế gia đình khó khăn, vì
vậy do bức xúc đội lúc chị Hạnh có lời lẽ không đúng mức với anh D ngoài ra không có
9
Bản án số 27/2022/HNGĐ-ST ngày 223/6/2022 của TAND huyện Thường Tín.
15

mâu thuẫn nào khác. Anh chị sống chan hòa, đúng mực với hàng xóm không thấy anh chị
có biểu hiện va chạm, to tiếng với nhau bao giờ, anh D hàng ngày vẫn đưa đón con đi
học. Hiện nay, anh chị có đơn xin ly hôn nhưng xã Tự Nhiên đề nghị Tòa án hòa giải để
anh chị đoàn tụ. Do vậy, TAND huyện Thường Tín nhận thấy mâu thuẫn của vợ chồng
anh D, chị H không lớn, chị H tha thiết xin đoàn tụ, khả năng chung sống của vợ chồng
vẫn còn nghĩ nên xử bác đơn xin ly hôn của anh D để tạo điều kiện cho vợ chồng đoàn tụ,
nuôi dạy con cái.

Trên đây là hai vụ án trong số rất nhiều vụ án ly hôn được TAND huyện Thường Tín
thụ lý và giải quyết, hiện nay trên địa bàn huyện Thường Tín tình trạng ly hôn do bạo lực
gia đinh xảy ra thường xuyên, ngày cảng nhiều và có chiều hướng gia tăng. Qua đó cho
thấy phần nào nguyên nhân của tình trạng ly hôn, chỉ vì những lý do nhỏ dẫn đến vợ
chồng thiếu sự hiểu biết gây áp lực cho nhau về tinh thần và dần dần dẫn đến bạo lực về
thể xác đánh đập, hành hung. Việc bị đánh đập và hành hung thường xảy ra ở đối tuợng
là phụ nữ do họ là những người phụ nữ "chân yếu, tay mềm" dễ bị hành hung. Còn đối
với vấn đề bạo lực xây ra ở đối tượng nam giới chủ yếu là vấn đề áp lực tinh thần, do
nguời vợ thiếu sự quan tâm hiếu biết chăm sóc chồng con, thường xuyên có những hành
vi thiếu văn hóa như xúc phạm mỉa mai chê bai người chồng, khống chế mọi quan hệ của
họ với gia đình nhà chồng hay trong quan hệ xã hội dẫn đến gây ức chế, gây căng thẳng
cho họ về tinh thần, làm họ mất tự tin, chạm vào lòng tự ái cao của người đàn ông, làm
cho tình trạng vợ chồng ngày càng trở lên căng thẳng khó hòa hợp. Có thể nói, tình trạng
bạo lực gia đình xảy ra ở huyện Thường Tín hiện nay mặc dù chưa được phản ánh một
cách đầy đủ, chính xác nhưng qua đó đã phần nào thể hiện các dạng xung đột của gia
đình trong giai đoạn hiện nay, mặt khác nó cũng phản ánh tình trạng bất bình đẳng về
giới vốn đã tồn tại lâu đời và vấn chưa được xóa bỏ hoàn toàn.

Thứ năm, do mâu thuẫn trong quan hệ mẹ chồng - nàng dâu: Mẹ chồng và nàng
dâu vốn là hai người ở hai thế hệ khác nên sẽ rất khó để dung hòa trong cách sống, lối
suy nghĩ, bất đồng quan điểm trong cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ… và một khi mâu
thuẫn ngày càng nhiều, người chồng không thể hoá giải được những mâu thuẫn đó cũng
sẽ dẫn đến việc ly hôn. Những cặp vợ chồng ly hôn vì nguyên nhân này thường là sống
chung với bố mẹ chồng, sau khi kết hôn được vài năm.
Thứ sáu, do sức khoẻ, bệnh tật dẫn đến việc không có con: bên cạnh các nguyên
nhân kể trên, thì việc một bên bị bệnh, hoặc không có con cũng là một trong những lý do
được đương sự trình bày để xin ly hôn. Trong xã hội hiện đại ngày nay thì tình trạng vô
sinh của phụ nữ và đàn ông ngày càng gia tăng điều đó dẫn đến tình cảm vợ chồng bị rạn
nứt. Điều đó cho thấy hạnh phúc của các gia đình sẽ bền chặt hơn khi họ có con, nhờ có
những đứa con đó mà vợ chồng có thể duy trì tình cảm, hạnh phúc gia đình. Thực tế có
rất nhiều cặp vợ chồng khi đưa nhau ra toà xin ly hôn nhưng vì chứng kiến cảnh con cái
họ đau lòng, những tiếng khóc của những đứa con thơ mà họ hiểu ra rằng như thế nào là
16

hạnh phúc gia đình và họ xin rút đơn về. Nhưng có nhiều cặp vợ chồng vì lý do sức khoẻ
của một bên, họ mắc bệnh nan y hay bệnh tâm thần thì bên kia cũng vẫn làm đơn xin ly
hôn để sớm ổn định cuộc sống mới vì họ cho rẳng mục đích hôn nhân giữa hai bên không
đạt được.
Ví dụ 510: Anh Hoàng Văn V, sinh năm 1998 và chị Nguyễn Ngọc A, sinh năm 2000
kết hôn trên cơ sở tự nguyện, đăng ký kết hôn ngày 02/8/2022 tại UBND xã Văn Bình,
huyện Thường Tín, Hà Nội. Quá trình chung sống tình cảm vợ chồng bình thường, tuy
nhiên trong vài tháng chung sống cùng vợ, anh V phát hiện sức khoẻ của chị A có vấn đề,
thường xuyên lên cơn co giật và sau đó bất tỉnh. Anh V đưa chị A đi khám và phát hiện
ra chị có tiểu sử mắc bệnh tâm thần và chị A cũng đã biết về tình trạng của mình nhưng
chị không nói với chồng mà chị tự uống thuốc nhưng thuốc đó lại không còn phát huy tác
dụng nữa nên mới xuất hiện tình trạng co giật và bất tỉnh. Hiện tình trạng bệnh của chị N
vẫn không có chuyển biến gì và vẫn phải tiếp tục điều trị lâu dài. Do chị N bị bệnh tâm
thần, hơn nữa anh V còn cảm thấy bị vợ lừa dối, mục đich hôn nhân không đạt được, anh
đã đề nghị TAND huyện Thường Tín cho ly hôn chị A.
Tại Bản án số 02/2023/HNGÐ-ST ngày 24/01/2023 của TAND huyện Thường Tín xét
xử sơ thẩm công khai giữa nguyên đơn là anh Hoàng Văn V và bị đơn là chị Nguyễn
Ngọc A(chị A bị mất năng lực hành vi dân sự - Người giám hộ cho chị A là bà Nguyễn
Thu P). Theo đó, chấp nhận đơn xin ly hôn của anh Hoàng Văn V, anh V được ly hôn chị
A. Tòa cho rằng trong quá trình chung sống chị A đã có biểu hiện rối loạn tâm thần nên
hôn nhân chỉ tồn tại về mặt hình thức, và anh còn bị chị A lừa dối, không đạt được mục
đich. Vì vậy, lý do xin ly hôn của anh V hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh thực tế vậy
nên TAND đã chấp nhận đơn xin ly hôn của anh Hoàng Văn V.
Ngoài những nguyên nhân cơ bản trên, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn tới việc
ly hôn như: Do vợ chồng không có sự cảm thông chia sẻ với nhau, thiếu sự bình đẳng
giữa vợ và chồng, không có thời gian quan tâm đến nhau, vợ hoặc chồng bị xử lý hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, sa vào tệ nạn xã hội:
Ví dụ 611: Chị Nguyễn Thu P và bị đơn là anh Đỗ Mạnh H ký kết hôn trên cơ sở tự
nguyện đã đăng ký kết hôn. Sau khi kết hôn vợ chông chung sống tại nhà của bố mẹ anh
H tại xã Thư Phú, huyện Thường Tín, Hà Nội. Mâu thuẫn vợ chồng xảy ra từ năm 2020,
Đến tháng 6 năm 2021 anh H bị bắt về tội sử dụng chất ma túy, và sau đó bị TAND
huyện Thường Tín xử 24 tháng tù giam. Hiện anh H đang thi án tại Trại giam. Đến nay
tình cảm vợ chồng không còn, chị P đã làm đơm xin ly hôn.
Tại Bản án số 57/2021/HNGÐ-ST ngày 30/12/2021, TAND huyện Thường Tín xét xử
sơ thẩm công khai vụ án, theo đó chấp nhận yều cầu xin ly hôn của Chị P, cho chị P được
ly hôn với anh H, bởi TAND xét thấy mâu thuẩn vợ chồng chị P, anh H xảy ra từ lâu, do
tính tình không hợp, gia đình đã khuyên giải nhiều lần nhưng không có kết quả. Sau đó,
anh H bị bắt về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Đến nay tình cảm vợ chồng không
còn chị P xin ly hôn với anh H, anh H đồng ý ly hôn với chị P. Vì vậy, xử cho chị P được
ly hôn với anh H là phù hợp với thực tế.
10
Bản án số 02/2023/HNGÐ-ST ngày 24/01/2023 của TAND huyện Thường Tín.
11
Bản án số 57/2021/HNGÐ-ST ngày 30/12/2021 của TAND huyện Thường Tín.
17

Qua đó có thể thấy được tác hại của tệ nạn xã hội, nó không những gây ảnh huởng xấu
xã hội mà ảnh hưởng lớn cuộc sống gia đình, rất nhiều gia đình tan vỡ do một bên tham
gia vào các tệ nạn xã hội, cho nên để làm giảm tình trạng này, một mặt Nhà nước cần
phải có biện pháp mạnh trong việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội, đồng thời cũng cần phải
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để mọi người tránh xa các tệ nạn xã hội.
Dưới dây là bảng thống kê số liệu để cho ta nhìn nhận rõ hơn nguyên nhân nào là
nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc ly hôn của người dân trên địa bàn huyện Thường
Tín:

Bảng 2.1d: Tổng hợp những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ly hôn trên địa bàn huyện
Thường Tín năm 2021 và năm 2022

Nguyên nhân ly hôn Tổng thụ lý


2021 2022
Mâu thuẫn gia đình 107 143
Mâu thuẫn kinh tế 69 74
Ngoại tình 54 62
Bạo lực gia đình, tệ nạn 43 45
Bệnh tật, không có con 19 20
Nguyên nhân khác 20 25
Tổng 312 369
(Nguồn: Bộ phận tổng hợp – TAND huyện Thường Tín)

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
tại TAND huyện Thường Tín

TAND huyện Thường Tín thụ lý những tranh chấp về ly hôn, yêu cầu về ly hôn khi
xác định được những tranh chấp, yêu cầu giải quyết ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết
của Toà án theo quy định của BLTTDS 2015. Nhìn chung, công tác giải quyết án
HN&GĐ của TAND huyện Thường Tín đạt kết quả tốt, đáp ứng được yêu cầu chính
đáng của đương sự nhờ có đội ngũ cán bộ TAND huyện Thường Tín 100% có trình độ
đại học chính quy và có bằng cử nhân luật, đội ngũ thẩm phán được học qua các lớp thẩm
phán và không ngừng nâng cap kĩ năng của mình, đáp ứng được các tiêu chuẩn, nguyện
vọng mà Toà án đề ra. Các thẩm phán, thư ký đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu
hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Chất lượng xét xử được nâng lên từng ngày, luôn bảo đảm
quyền của các đương sự, không để xảy ra tình trạng án bị huỷ, bị sửa do lỗi chủ quan của
HĐXX. Việc đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luận tại các phiên toàn trên cở sở pháp luật
tố tụng và theo tinh thần cải cách tư pháp được triển khai sâu rộng và thực hiện nghiêm
túc.
Về đường lối giải quyết vụ án, 100% vụ án trước khi đưa ra giải quyết đều được thu
thập chứng cứ và hoà giải theo đúng trình tự luật định. Công tác hoà giải được các cán bộ
TAND huyện Thường Tín đặc biệt chú trọng để hướng các đương sự giữ được mái ấm
gia đình, giải quyết triệt để những mâu thuẫn và quay trở về bên nhau cùng xây dựng ra
18

đình. Điều đó được thể hiện qua số vụ án đình chỉ chiếm tỷ lệ khá cao. Bên cạnh đó, số
quyết định CNTTLH cũng chiếm tỷ lệ cao.
Trong quá trình xét xử các vụ án HN&GĐ, HĐXX đã đảm bảo các nguyên tắc độc lập
khi xét xử, đánh giá sát đúng tình trạng hôn nhân, mức độ mâu thuẫn của đương sự, đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em khi xem xét quyết định các vấn đề về
nuôi con chung, chia tài sản chung trong vụ án.
Số lượng vụ án được thụ lý ngày càng tăng qua các năm, tính chất tranh chấp ngày
càng phức tạp trong khi số lượng thẩm phán của TAND huyện Thường Tín còn khá hạn
chế nên số lượng công việc của mỗi thẩm phán đảm nhận là khá nặng nề. Một số vụ án
tiến độ giải quyết còn chậm, phải gia hạn do các bên tham gia tố tụng thiếu hợp tác, vắng
mặt tại phiên toà nhưng không có lý do.

2.2.1 Thuận lợi

Nhà nước ta đã và đang rất quan tâm xây dựng một hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật về HN&GĐ như: Luật HN&GĐ 2014; Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị định
10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều
kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Nghị định 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ
tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Nghị định
82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp
tác xã; Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành
một số điều quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bên cạnh việc ban hành những văn
bản quy phạm pháp luật trên thì Nhà nước ta cũng đã chú trọng đổi mới công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục Luật HN&GĐ, từ đó nâng cao trình độ dân trí về pháp luật nói
chung và pháp luật về HN&GĐ nói riêng giúp cho mỗi người dân có ý thức bảo vệ hạnh
phúc gia đình, bảo vệ lợi ích của chính bản thân mình, của người có liên quan và đặc biệt
là con cái của họ.
Đây là dấu hiệu quan trọng giúp cho TAND huyện Thường Tín trong những năm gần
đây đã nâng cao chất lượng giải quyết các trường hợp ly hôn, đạt tỷ lệ khá cao trong toàn
ngành. Trong những năm qua TAND huyện Thường Tín đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng
cao chất lượng xét xử của các vụ án, đặc biệt là các vụ án về ly hôn luôn đạt tỷ lệ cao
trong tổng số các loại án về dân sự mà Toà án đã thụ lý giải quyết. Tỷ lệ án sử, huỷ luôn
chiếm tỷ lệ rất thấp. Theo báo cáo tổng kết năm 2021 về chất lượng xét xử án ly hôn (bao
gồm cả phúc thẩm và giám đốc thẩm) là 10 vụ. Trong đó chất lượng xét xử: Y án và đình
chỉ xét xử: 3 vụ; Sửa án: 6 vụ (trong đó sửa án do lỗi chủ quan của HĐXX là 0 vụ); Huỷ
án: 1 vụ (huỷ 1 phần về con chung).
Năm 2022: TAND huyện Thường Tín trên cơ sở nhận thức vai trò và trách nhiệm của
Toà án trong việc giải quyết án lý hôn thông qua việc xét xử kết hợp tuyên truyền giáo
19

dục đồng thời tăng cường công tác hoà giải. Để từ đó các đương sự xác định được giá trị
bền vững của gia đình, tạo sự ổn định phát triển của xã hội. TAND huyện Thường Tín đã
hoà giải đoàn tụ nhiều vụ. Kết quả năm 2022 cho thấy đã hoà giải và đình chỉ giải quyết
được 103 vụ án ly hôn, đạt tỷ lệ 18,89%. Và chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2023
TAND huyện Thường Tín đã giải quyết công nhận thuận tình 192/249 vụ, đạt tỷ lệ
64,46%.
Trong công tác xét xử, TAND huyện Thường Tín đã cố gắng áp dụng đúng các quy
định của Luật HN&GĐ, pháp luật dân sự và áp dụng thực hiện những hướng dẫn của
TAND tối cao trong việc áp dụng giải quyết các vụ án ly hôn cụ thể.

2.2.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì việc giải quyết của TAND huyện Thường Tín cũng gặp
không ít khó khăn. Trên thực tế, mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
HN&GĐ điều chỉnh vấn đề ly hôn nhưng do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau
nên các án kiện và ly hôn ngày càng gia tăng và phức tạp về tính chất tranh chấp như chia
tài sản, cấp dưỡng nuôi con và đặc biệt là vấn đề về con chung...
TAND huyện Thường Tín còn gặp nhiều khó khăn trong công tác điều tra, thu thập
chứng cứ, tài liệu. Theo quy định của BLTTDS về nguyên tắc chung, cung cấp chứng cứ
và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp vừa là quyền và nghĩa vụ
của đương sự và Toà án chỉ xác minh điều tra khi cần thiết. Song trên thực tế khi giải
quyết các vụ án về ly hôn tại địa bàn huyện Thường Tín, thì Toà án phải tự điều tra, thu
nhập các tài liệu, chứng cứ để xây dựng hồ sơ vụ án. Các đương sự trong nhiều trường
hơp vì những lý do khác nhau không những không tạo điều kiện thuận lợi cho Toà án
trong việc xác minh, điều tra mà còn có những hành vi như chửi với, xúc phạm cán bộ
Toà án khi đến thu thập chứng cứ, hay đo đạc định giá tài sản. Một số bị đơn vì không
muốn ly hôn còn trốn tránh, không hợp tác và không tham gia các phiên họp hoà giải
cũng như những lần triệu tập đến Toà án.
Trong quá trình giải quyết các vụ việc ly hôn, TAND huyện Thường Tín còn gặp
không ít khó khăn khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Bởi lẽ còn
thiếu những quy định cụ thể để xác nhận nên một số trường hợp đã lợi dụng chia tài sản
chung để tâu tán, trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người thứ ba. Ngoài ra TAND huyện
Thường Tín còn hạn chế trong việc giải quyết về cấp dưỡng nuôi con chung. Vì chưa
điều tra rõ về khả năng kinh tế mỗi bên mà chỉ dựa vào lời khai nên nhiều vụ đã ra quyết
định buộc đương sự phải đóng phí cấp dưỡng gần hết thu nhập hàng tháng hoặc đóng góp
thấp hơn so với thu nhập hàng tháng và có những trường hợp vợ chồng vì muốn sĩ diện
nên không hề yêu cầu cấp dưỡng nuôi con trong khi điều kiện thực tế không mấy dư dả
và nhiều khi còn thiếu thốn. Chính những điều này dẫn đến tình trạng không đảm bảo
được quyền lợi của đứa con trong việc phát triển thể chất, tâm, sinh lý. Bên cạnh đó thì
nhiều chị em phụ nữ trong quá trình giải quyết ly hôn do không hiểu biết pháp luật nên
không yêu cầu Toà án áp dụng nghĩa vụ cấp dưỡng cho một bên nếu bên đó khó khăn vì
20

vậy Toà án không thể đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ. Bởi vậy cần phải có sự tuyên
truyền phổ biến rộng rãi pháp luật HN&GĐ.

2.3 Một số vướng mắc, bất cập

2.3.1 Một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn giải quyết yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn tại TAND huyện Thường Tín.

* Thứ nhất: Khác với thủ tục giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên thì vợ hoặc
chồng khi có yêu cẩu ly hôn thì chi cần một người làm đơn khởi kiện gửi đến TAND có
thẩm quyển giải quyết nhưng trong việc yêu cầu công nhận thận tình ly hôn thì đây lại là
yêu cầu của cả hai vợ chồng vì xét trên lý thuyết họ đã thống nhất với nhau về việc giải
quyết ly hôn, con chung và tải sản BLTTDS 2015 vẫn chưa có quy định chi tiết trường
hợp nếu nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn trực tiệp tại Tòa án thì cả hai vợ
chồng có cùng phải lên Tòa án hay không và Toà án có nên nhận đơn trong trường hợp
chỉ có một người vợ hoặc chống đếnTòa án? Thưc tiễn có nhiều trường hợp một người vợ
hoặc chống đến Tòa án nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, mặc dù thủ tục đã
đầy đủ nhưng Tòa án vẫn e dè trong việc tiếp nhận đơn với nhiều lý do như một bên vợ
hoặc chồng gỉa mạo chữ ký của nhau, từ đó có thể phát sinh rất nhiều vẫn đề khi giải
quyết, gây khó khăn cho chính Thẩm phán, Thư ký khi lại phải đình chỉ giải quyết yêu
cầu công nhân thuận tình ly hôn để thụ lý theo thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên.
Tuy nhiên cũng nhiều trường hợp yêu cầu cả vợ và chồng đến nộp đơn thì họ lại cho rằng
Tòa án không tạo điều kiện cho công dân, năng nề về thủ tục, làm khó dễ. Từ đó tạo cảm
giác không mấy thân thiện với Toà án, rất dễ gây hiểu lầm không đáng có.

* Thứ hai: Tại phiên hòa giải, các bên đương sự đều phải ký tên vào biên bản hoà
giải, vậy nếu trường hợp một bên vợ hoặc chồng có đơn xin vắng mặt suốt quá trình tòa
án giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn, đơn xin vắng mặt này là hợp lệ (có chứng thực
chữ ký của người vợ hoặc người chống xin văng mặt) và trong đơn cam kết không khiếu
nại kết quả giải quyểt của tòa án. Hơn nữa, bên có mặt tại buổi hòa gỉai cũng không thay
đồi với các nội dung mà vợ chồng đã thống nhất thỏa thuận thể hiện trong đơn và cũng
không bổ sung ý kến gì khác, thì có bắt buộc một bên đương sự đã có đơn xin văng mặt
ký tên vào biên bàn hòa giải không? Xoay quanh vấn đề này, hiện có 02 quan điểm trái
chiều nhau. Quan điểm đầu tiên cho rằng: biên bản hòa giải với trường hợp thuận tình ly
hôn phải có đầy đủ chữ ký của các bên, kể cả trường hợp có một bên văng mặt hợp lệ.
Việc một bên vắng mặt hợp lệ, tòa án có trách nhiệm ghi biên bản này đến địa chỉ của
bên vắng mặt để ký tên. Chỉ khi nào bảo đảm thực hiện đầy đủ thủ tục này, thi tòa án mới
có đủ cơ sở ban hành quyết định công nhận sư thỏa thuận thành. Quan điểm thứ hai cho
rằng, do tính chất đặc thù của quan hệ hôn nhân và gia đình, mục tiêu hòa giải hướng tới
21

việc đoàn tụ của hai vợ chồng. Trường hợp vợ chồng thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa
thuận được với nhau về việc giải quyềt toàn bộ các vần đề có tranh chấp trong vụ án thì
tòa án sẽ lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành. Việc một bên vợ
hoặc chồng vắng mặt hợp lệ tại buổi hòa giải không là lý do làm thay đổi toàn bộ nội
dung vợ chồng trước đó đã thỏa thuận và cùng ký tên trong đơn yêu cầu giải quyết thuận
tình ly hôn. Do vây, với trường hợp tại buổi hòa giải không thay đối, bổ sung ý kiến gì
khác với những nội dung mà họ đã thỏa thận thể hiện trong đơn, bản tự khai thì không
cần thiết phải thực hiện thủ tục yêu cầu bên vắng mặt ký tên vào biên bản hòa giải. Vì àm
như vậy trong nhiều trường hợp, biên bản hòa giải đó sẽ không có đầy đủ chữ ký của các
bên vì đương sự vắng mặt đã thay đổi chỗ thường trú hoặc tạm trú, thậm chí đã đi nước
ngoải mà không để lại địa chỉ nơi họ đến. Trong những trường hợp đó, tòa án sẽ không có
biện pháp nào để có chữ ký của đương sự văng mặt. Và nếu không có chữ ký của ho, theo
quan điểm thứ nhất thì toà án sẽ không thể ban hành quyết định công nhận thuận tình. Và
như vậy, việc yêu cầu toà án giải quyết thận tình ly hôn của một bên đương sự còn lại sẽ
rơi vào bế tắc.

* Thứ ba: Theo quy định trước đây thì trong quá trình giải quyết loại việc này, nếu
một hoặc các bên đương sự có thay đổi thỏa thuân (một phần hoặc toàn bộ) nhưng không
thoả thuận được về vấn đề đã được thoả thuận trước đó và có tranh chấp, thì được coi như
đương sự rút đơn yêu cầu và Toà án ra quyết định đình chỉ gỉai quyết việc dân sự, đương
sự nếu có yêu cẩu Toà án giải quyết thì phải khởi kiện vụ án theo thủ tục chung (phải làm
đơn, cung cấp tài liệu chứng cứ, tạm ứng án phi). Theo quy định hiện hành thì cũng với
việc đình chỉ công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tải sản khi ly hôn thì
Tòa án thụ lý vụ án theo thủ tục chung mà không phải thông báo về việc thụ lý vụ án,
không phải phân công lại Thẩm phá. Có thể xem đây là trường hợp chuyển từ việc sang
vụ, tạo thuận lợi cho Toà án không phải thực hiện lai thủ tục từ đầu mà hồ sơ vẫn có tài
liệu, chứng cứ tương đối đây đủ, tránh lãng phí cho công dân và cơ quan nhà nước. Tuy
nhiên, một vấn để đặt ra là chế độ thống kẽ, báo cáo như thế nào? 12. Do đó, cần quy định
rõ hơn về cơ chế thực hiện việc đình chỉ công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi
con, chia tài sản khi ly hôn thì Tòa án thụ lý vụ án theo thủ tục chung, vẫn phải thông báo
về việc thụ lý vụ án cho các bên đương sự vì đương sự trong việc dân sự và vụ án dân sự
không đồng nhất với nhau; Tòa án chỉ không phải phân công lại Thẩm phán là tạo thuận
lợi cho công dân không phải thực hiện lại thủ tục thụ lý vụ án.

2.3.2 Một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn giải quyết yêu cầu của một bên
tại TAND huyện Thường Tín.

12
TS Nguyễn Hải An (2018) “Bảo đảm quyền công dân trong giải quyết việc dân sự, truy cập lần cuối ngày
10/8/2023, https://tapchitoaan.vn/bao-dam-quyen-cong-dan-trong-thu-tuc-giai-quyet-viec-dan-su.
22

* Thứ nhất: đó là bất cập trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng hôn
nhân, còn quy định chung chung về vấn đề đánh giá mức độ như thế nào là vi phạm
nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng dẫn đến tình trạng Thẩm phán rất khó có
sự thống nhất trong việc đánh giá khách quán toàn bộ vụ án để đưa ra phán quyết cuối
cùng. Chính vì vậy trong thực tiễn xét xử có những vụ việc nội dung là giống nhau nhưng
lại có những cách giải quyết khác nhau.
* Thứ hai: trên thực tế đã từng xảy ra trường hợp các đương sự không yêu cầu Toà án
giải quyết về con chung nhưng cũng không thoả thuận được với nhau về việc nuôi con.
Có quan điểm cho rằng: Toà án tôn trọng quyền tự thoả thuận của các đương sự, khi họ
cùng không có yêu cầu Toà án giải quyết về vấn đề nuôi con chung thì Toà án sẽ không
giải quyết việc nuôi con chung của họ. Sau đó nếu các đương sự có xảy ra tranh chấo về
con chung thì sẽ khởi kiện bằng một vụ án hôn nhân gia đình khác và lúc đó Toà án sẽ
tiếp tục giải quyết việc nuôi con chung cho họ. Tuy nhiên có quan điển khác cho rằng:
khi các đương sự không thoả thuận được cũng không có yêu cầu Toà án giải quyết thì để
đảm bảo quyền lợi chính đáng cho những đứa con thì Toà án phải đưa yêu cầu giải quyết
việc nuôi con chung vào vụ án để hoà giải cho các đương sự để giải quyết triệt để những
tranh chấp phát sinh hậy ly hôn.
* Thứ ba: bất cập trong trường hợp vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn với chồng hoặc
vợ đang chấp hành hình phạt trong tù. Mà luật HN&GĐ lại chưa có quy định cụ thể căn
cứ ly hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng đang chấp hành hình phạt tù và bên còn lại có
yêu cầu ly hôn. Đây là yêu cầu hoàn toàn thực tế nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của người đề nghị yêu cầu ly hôn.
* Thứ tư: bất cập trong việc xác định ly thân làm căn cứ giải quyết ly hôn. Hiện nay
Luật HN&GĐ 2014 và những văn bản có liên quan vẫn chưa thật sự công nhận ly thân là
một căn cứ chính đáng để giải quyết cho ly hôn.
Ví dụ 713: Anh Nguyễn Văn T (SN 1972) và chị Trần Thị N ( SN 1975) đăng ki kết
hôn tại UBND xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội vào ngày 11/11/2003
trên cơ sở tư nguyện, Vợ chống chung sống hạnh phúc đến thảng 9/2022 thì phát sinh
mâu thuẫn Nguyên nhân là do bất đổng quan điếm sống, tính cách không phù hợp và đã
sống ly thân tử đó đến nay và không quan tâm đến nhau nữa. Nay anh T xác định tình
cảm vợ chồng đã hết, để nghị Toa án gỉai quyết cho anh được ly hôn chị N. Về con chung
anh T và chị N có 01 con chung là cháu Nguyễn Văn S sinh ngày 09/12/2015. Khi ly hôn
anh T có nguyện vọng được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cháu S và không
yêu cầu chi N cấp dưỡng nuôi con. Chị N cũng có nguyện vọng được trực tiếp nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục cháu S và cũng không yêu cầu anh T cấp dưỡng nuôi con. Về
tài sản chung và nợ chung anh T, chị N đều không yêu cấu Tòa án giải quyêt. TAND
huyện Thường Tín đã tiên hành hòa gải nhưmg không thành và quyết định đưa vụ ản ra
xét xử vào ngày 01/3/2023.
TAND huyện Thường Tín đã nhận định như sau: Quá trình chung sống, vợ chồng
anh T - chị N thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, nguyên nhân là do bất đồng quan điểm

13
Bản án số 08/2023 HNGD-ST ngày 01/3/2023 của TAND huyện Thường Tín.
23

sống. Vợ chồng đã ly thân từ tháng 9/2022 đến nay không còn quan tâm đến nhau nữa.
Xét thấy mâu thuấn vợ chồng anh T, chi N đã trầm trọng, đời sống chung không thể kéo
dài, mục đich hôn nhân không đạt được. Nên căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật HN&GÐ
2014 chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của anh T với chi N. Về con chung HĐXX thấy rằng
hiện nay cháu S còn nhỏ nên cần sự chăm sóc của người mẹ do đó cần giao cho chị N
trực tiếp nuôi dưỡng và giáo dục. Anh T không phải cấp đưỡng nuôi con. Về tài sản
chung, nợ chung anh T, chị N không yêu cấu Toà án giải quyết nên HĐXX không xem
xét. Bản án số 08/2023 HNGD-ST ngày 01/3/2023 của TAND huyện Thường Tín đã
quyết định:
- Về quan hệ hôn nhân: anh Nguyễn Văn T được ly hôn chị Trần Thị N.
- Về con chung: Giao cháu Nguyễn Văn S sinh ngày 09/12/2015 cho chị N trực
tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và gíao dục cho đến khi cháu S đủ l8 tuổi. Anh T không phải
cấp dưỡng và có quyề, nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc con chung không ai được cản trở.
- Ngoài ra Toà án còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo theo quy đinh của pháp
luật.
Quan điểm về vụ án: Qua nội dung vụ án trên chúng ta có thể thấy rằng vợ chồng anh
T và chị N trong cuộc sống thực tế đã thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, nguyên nhân là do
bất đồng quan điểm sống, tính cách không hợp nhau. Đỉnh điểm của mâu thuẫn vợ chồng
anh chị là đã sống ly thân từ tháng 9/2022 đến nay và không còn quan tâm đến nhau nữa.
TAND huyện Thường Tín đã hoà giải nhưng không thành, nhận định đây là căn cứ làm
cho tình trạng hon nhân của anh T và chị N lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể tiếp
tục kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được, họ phải sống ly thân để tìm cách giải
quyết cho cuộc hôn nhân này nhưng vẫn không có kết quả. Từ đó mới đi đến quyết định
ly hôn tại TAND huyện Thường Tín.

2.4 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ly hôn và nâng cao hiệu quả giải
quyết các trường hợp ly hôn tại Toà án

2.4.1 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết yêu
cầu công nhận thuận tình ly hôn

Thứ nhất, chúng ta cần có sự thống nhất chung về việc áp dụng pháp luật trong giải
quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn bằng việc ban hành một số biểu mẫu tố tụng
riêng trong việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và có hướng dẫn thi hành
cụ thể như mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thoả thuận nuôi con chung và
chia tài sản sau khi ly hôn, các mẫu biên bản hoà giải đoàn tụ thành, biên bản hoà giải
đoàn tụ không thành...Từ đó để các Thẩm phán trên cả nước có thể thống nhất áp dụng,
thuận tiện hơn trong việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Thứ hai, cũng cần đẩy mạnh sự kết hợp giữa Toà án và các cơ quan, tổ chức trong việc
giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Có thể thấy rõ nhất vấn đề này thông qua
việc tống đạt văn bản tố tụng của Toà án, cụ thể đối với các đương sự ở gần có địa chỉ rõ
ràng cụ thể Thư ký có thể đi tống đạt trực tiếp cho đương sự, còn đối với những đương sự
24

có địa chỉ ở xa thì Toà án sẽ gửi các văn bản tố tụng qua đường bưu điện và bưu điện sẽ
gửi lại phiếu báo hoàn cho Toà án
Thứ ba, cần kết hợp với chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền pháp luật,
phổ biến pháp luật về hôn nhân gia đình đến người dân, đặc biệt là những người vùng sâu
vùng xa để họ nắm được những nội dung cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình, các
trình tự tự, thủ tục khi tham gia tố tụng tại Toà án. Từ đó việc áp dụng pháp luật trong
giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ tư, về nghĩa vụ chịu án phí với trường hợp các bên yêu cầu không thoả thuận
được với nhau về việc thuận tình ly hôn, Toà án đình chỉ yêu cầu công nhận thuận tình ly
hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và trả lại tiền lệ phí cho đương sự. Vây
khi Toà án tiến hành chuyển thụ lý từ việc dân sự sang vụ án dân sự thì nghĩa vụ chịu án
phí sẽ thuộc về ai. Chính vì thế pháp luật cần có quy định cụ thể hơn về nghĩa vụ chịu án
phí khi xảy ra trường hợp nêu trên.
Thứ năm, cần quy định rõ hơn về cơ chế thực hiện việc đình chỉ công nhận thuận tình
ly hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án theo thủ tục
chung, vẫn phải thông báo về việc thụ lý vụ án cho các bên đương sự vì đương sự trong
việc dân sự không đồng nhất với nhau; Toà án chỉ không phải phân công lại Thẩm phán
là tạo thuận lợi cho công dân không phải thực hiện lại thủ tục thụ lý vụ án.
Thứ sáu, đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được hoà giải tại Trung tâm hoà
giải, đối thoại tại Toà án, TANDTC cần có văn bản hướng dẫn có nội dung cụ thể về hoà
giải đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn để việc áp dụng pháp luật được thống
nhất, tránh tình trạng có nhiều cách hiểu khác nhau.

2.4.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết theo
yêu cầu một bên

Thứ nhất, cần sớm có những văn bản hướng dẫn thi hành và quy định chi tiết hơn về
các căn cứ ly hôn, nên bổ sung và quy định thêm ly thân làm căn cứ ly hôn nếu xét thấy
tình trạng vợ chồng không thể chung sống được với nhau nữa mà phải ly thân và trong
khoảng thời gian ly thân vẫn không thể hàn gắn được tình cảm vợ chồng. Bổ sung thêm
căn cứ ly hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng đang chấp hành hình phạt tù và một bên
vợ hoặc chồng có yêu cầu nhằm tạo điều kiện cho vợ hoặc chồng ly hôn vì khi một bên
vợ hoặc chồng đang chấp hành hình phạt tù thì không thể cùng nhau xây dựng hạnh phúc
gia đình, nuôi dạy con cái, đảm bảo những yếu tố cơ bản của quan hệ hôn nhân được.
Hơn nữa cũng tạo hành lang pháp lý cho Toà án khi giải quyết những trường hợp như vậy
và cũng có ý nghĩa răn đe, phòng ngừa tội phạm nói chung.
Thứ hai, nâng cao chất lượng giáo dục trong gia đình cũng như Nhà trường và xã hội
đối với giới trẻ, trong đó đặc biệt chú trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách để
họ nâng cao nhận thức, hiểu biết về Luật HN&GĐ; tập huấn các kỹ năng theo từng giới
(nam, nữ riêng), cùng với đó gíup họ chuẩn bị tốt về mọi mặt trước khi bước vào cuộc
sống vợ chồng, nhất là các kỹ năng sống, cách ứng xử, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, khả
25

năng kìm chế cái tôi của bản thân để tránh được việc xảy ra ly hôn ngay từ những năm
đầu chung sống.
Thứ ba, đẩy mạnh vai trò của Hội liên hiệp Phụ nữ trong công tác hoà giải ngay từ cơ
sở, giải quyết những mâu thuẫn ngay khi mới phát sinh, từ đó hạn chế việc gửi đơn ra
Toà để xin ly hôn.
Thứ tư, cần đưa chỉ tiêu nâng cao việc hoà giải thành trong việc giải quyết án ly hôn
của ngành Toà án, để góp phần kìm chế tình trạng ly hôn gia tăng. Phát động những đợt
thi đua về số vụ án hoà giải thành trong các TAND cấp huyện, thành phố Hà Nội.
Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật HN&GĐ hiện hành thông qua
hệ thống truyền thanh tại tổ dân, khu phố để nâng cao nhận thức về pháp luật cho người
dân hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam bền vững. Khi người dân đã có sự
tiếp cận với pháp luật rồi thì chính họ mới đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng cho
mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Thứ sáu, đối với những vụ án mà vợ, chồng không yêu cầu Toà án giải quyết việc nuôi
con chung nhưng cũng không thoả thuận được việc nuôi con chung thì Toà án có thể kiến
nghị đến Cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ trẻ em làm đơn khởi kiện giải quyết việc nuôi
con chung, hoặc có thể yêu cầu đương sự bổ sung đơn khởi kiện về thoả thuận nuôi con
chung, nếu đương sự không bổ sung sẽ tiến hành trả lại đơn khởi kiện theo quy định của
pháp luật.
Thứ bảy, trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn có tài sản tranh chấp mà hai bên
không tự thoả thuận được thì thời gian thường kéo dài bởi vì Toà án không thể tự mình
xác định được giá trị tài sản mà phải phụ thuộc vào họi đồng định giá tài sản, do đó, nếu
Toà án có thể chủ động trong vấn đề này sẽ giảm được nhiều chi phí không đáng có cho
đương sự, Nhà nước cũng như cán bộ làm công tác tại địa phương. Tác giả cũng kiến
nghị nên thành lập một cơ quan định giá tài sản chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ có
trình độ chuyên môn tốt nhằm tham mưu không những cho các hoạt động xét xử của Toà
án mà còn đáp ứng các yêu cầu của xã hội về định giá tài sản.
Thứ tám, về hình thức thoả thuận chia tài sản chung của vợ, chồng do vợ chồng tự
thoả thuận phải buộc được Toà án công nhận bằng quyết định hoặc bản án, hay có thể
công chứng, chứng thực tại các Văn phòng Công chứng để nhằm hạn chế tối đa việc vợ,
chồng tẩu tán tài sản hay trốn tránh nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba.
Thứ chín, đối với những vụ án có yêu cầu giải quyết tài sản chung khi ly hôn là bất
động sản nhưng bất động sản đó lại nằm ở một nơi khác thì nên quy định xác định quan
hệ hôn nhân vẫn là quan hệ gốc của tranh chấp và nên để Toà án nơi bị đơn đang cứ trú,
sinh sống và làm việc giải quyết. Như vậ sẽ tạo ra sự thống nhất trong việc giải quyết
những vụ án HN&GĐ có liên quan đến tài sản là bất động sản, giảm thiểu được thời gian,
tiền bạc, thuận tiện cho đương sự trong trường hợp họ có nhiều bất động sản ở nhiều nơi
khác nhau.
Cuối cùng, đối với những vụ án dân sự có liên quan đến tài sản, thì ngay trong thời
hạn giải quyết đơn tại trung tâm Hoà giải, trước khi hoà giải, Thẩm phán được Chánh án
(giám đốc trung tâm) phân công hỗ trợ cùng với Hoà giải viên tiến hành ngay việc ra
quyết định xem xét, thẩm định tài sản có liên quan đến vụ việc khi Hoà giải viên có đề
26

nghị vì hiện nay Hoà giải viên không có thẩm quyền ra Quyết định xem xét, thẩm định tại
chỗ. Việc tiến hành xem xét, thẩm định vừa giúp Hoà giải viên thuận lợi hơn trong quá
trình hoà giải cũng như tạo cơ sở pháp lý và khả năng thi hành án được đối với Quyết
định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.

PHẦN KẾT LUẬN


Có thể thấy ly hôn đã và đang là vấn đề nhức nhối trên địa bàn huyện Thường Tín mà
là vấn đề quan tâm của thành phố Hà Nội và toàn xã hội.
Trong tình hình bối cạnh hiện nay, huyện Thường Tín với địa bàn rộng, dân cư đông,
nhiều thành phần khác nhau và đang trong quá trình đô thị hoá, phát triển kinh tế năng
động và đa dạng hoà nhập với thủ đô Hà Nội bước vào nền kinh tê sthij trường mở cửa
giao lưu hội nhập quốc tế đa phương trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch
cũng có tác động mạnh mẽ đến chế độ gia đình – đó cũng là sự lý giải tại sao hiện nay tỷ
lệ ly hôn tại huyện Thường Tín lại có tỷ lệ cao như vậy.
Ly hôn tập trung ở nhiều chủ thể, nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần xã hội và với nhiều
nguyên nhân khác nhau trong đó bao gồm cả nguyên nhân lhasch quan, chủ quan và để
lại hậu quả tiêu cực cho xã hội là không khó. Không au phủ nhân rằng ly hôn cũng có
những mặt tích cực là giải pháp tốt nhất cho một cuộc hôn nhân đã thực sự tan vỡ nhưng
bên cạnh đó ly hôn cũng đem lại những bi kịch cho mỗi cá nhân mà đối tượng chịu nhiều
hậu quả thiết thòi nhất là phụ nữ và trẻ em. Việc ly hôn của cha mẹ chính là nỗi bất hạnh
của những đứa con, những đứa trẻ trong các gia đình có bố mẹ ly hôn sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến việc hình thành nhân cách và tương lai sau này, thường có những biểu hiệc lệch
lạc và sa ngã, phạm tội, bố mẹ ly hôn con trẻ thường tỏ ra giận dữ, có những việc làm
nông nổi, hung hăng, khi lớn lên trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp với cộng đồng. Chính
vì vậy mà HN&GĐ luôn là vấn đề được Nhà nước và oà xã hội quan tâm. Bởi lẽ, gia đình
là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình
thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia
đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình mới có những tiền đề để phát triển. Đó
cũng là mục tiêu được đặt ra và ghi nhận tại Luật HN&GĐ năm 2014.
Qua quá trình thực tập tại TAND huyện Thường Tín, em có điều kiện để tiếp cận, tìm
hiểu những vấn đề thực tiễn liên quan đến các trường hợp ly hôn và cách giải quyết
những trường hợp đó. Qua đó, em có thể hoàn thiện hơn được nhiều kiến thức pháp lý về
những quy định của pháp luật khi đi vào thực tiễn áp dụng. Bên cạnh đó, cũng thấy được
những lỗ hổng trong quy định của pháp luật khi được áp dụng vào thực tế gây khó khăn
trong việp tiếp nhận, hoà giải và giải quyết những trường hợp ly hôn.
Trên đây là báo cáo thực tập chuyên môn tổng kết kết quả thực tập sau 10 tuần với đề
tài “Thực tiễn giải quyết các trường hợp Ly hôn tại Toà án nhân dân huyện Thường
Tín”. Do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế nên báo cáo còn nhiều thiếu sót, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô. Một lần nữa em xin chân thành cảm
ơn nhà trường, thầy cô giáo và đơn vị cơ quan TAND huyện Thường Tín đã tạo điều kiện
cho em hoàn thành tốt nhất kỳ thực tập chuyên môn.
27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Văn bản pháp luật
1. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội;
2. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Toà án nhân dân, Hà Nội;
3. Quốc hội (2014), Bộ Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội;
4. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Hà Nội;
5. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự Việt Nam, Hà Nội.
6. Quốc hội (2014), Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;
7. Quốc hội (2016), Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
BTP hướng dẫn thi hành một số điều quy định của Luật Hôn nhân và gia
đình.
2. Sách tham khảo, giáo trình, luận văn
1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt
Nam, Nxb. CAND, Hà Nội;
2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội;
3. Bộ luật Hồng Đức, truy cập lần cuối ngày 10/08/2023,
https://vi.wikipedia.org/wiki/Luật_Hồng_Đức;
4. Giải quyết các trường hơp ly hôn qua thực tiễn xét xử tại Toá án nhân dân
thành phố Yên Bái, tỉnh Yêu Bái, luận văn thạc sĩ luật học/ Vũ Hoàng
Long; TS Nguyễn Hải An hướng dẫn;
5. Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 : luận văn thạc sĩ
luật học / Nguyễn Thị Tuyết Mai ; TS. Ngô Thị Hường hướng dẫn;
6. TS. Ngô Thị Hường (2015): “Quyền yêu cầu ly hôn theo Luật Hôn nhân và
gia đình 2014”. Tạp chí Luật học số 12/2015, Hà Nội;
7. Lê Thị (2005) “Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân
và gia đình giữa các thế hệ người Việt nam hiện nay”, NXB Khoa học xã
hội, Hà nội;
8. Vũ Thanh Tuấn (2007) “Một số vấn đền khi giải quyết ly hôn”, Toà án
nhân dân;
9. Hoàng Yến (2012) “Ly hôn – Toà khó xác định tài sản chung, riêng” .
3. Trang web và tài liệu khác
1. Toà án nhân dân huyện Thường Tín, Báo cáo tổng kết ngành Toà án giai
đoạn từ 2019 – 2022;
2. Cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội (2018), Thông tin về huyện Thường Tín, truy
cập lần cuối ngày 10/8/2023:
https://hanoi.gov.vn/thongtindonvihanhchinh/-/hn/yqjCMtR7tSOC/112102/
2807455/huyen-thuong-tin.html;
28

3. Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp (2018) “Chế định tài sản của vợ chồng
theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình”, truy cập lần cuối ngày
10/8/2023, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?
ItemID=2344 ;
4. Tạp chí Toà án nhân dân điện tử (2018) “Phiên họp kiểm tra việc giao nộp
tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải theo BLTTDS 2015”, truy cập lần
cuối ngày 10/8/2023: https://tapchitoaan.vn/phien-hop-kiem-tra-viec-giao-
nop-tiep-can-cong-khai-chung-cu-va-hoa-giai-theo-blttds-2015 ;
5. Báo thanh niên (2019) “Thêm khâu khoà giải, đối thoại trước khi toà thụ lý
vụ án”, truy cập lần cuối ngày 10/8/2023: https://thanhnien.vn/them-khau-
hoa-giai-doi-thoai-truoc-khi-toa-thu-ly-vu-an-185830277.htm ;
6. Tạp chí Toà án nhân dân điện tử (2021) “Tính ưu việt của việc giải quyết
yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn bằng thủ tục hoà giải tại Toà án”, truy
cập lần cuối ngày 10/8/2023: https://tapchitoaan.vn/tinh-uu-viet-cua-viec-
giai-quyet-yeu-cau-cong-nhan-thuan-tinh-ly-hon-bang-thu-tuc-hoa-giai-tai-
toa-an;
7. Bài viết “Gia tăng tình trạng ly hôn ngày 28/06/2022 - Báo điện tử Đại Đoàn Kết,
truy cập lần cuối ngày 10/8/2023 , http://daidoanket.vn/gia-tang-tinh-trang-ly-
hon-5689906.html;
8. Bản án số 38/2019/HNGÐ-ST ngày 25/11/2019 của TAND huyện Thường
Tín;
9. Bản án số 55/2020/HNGÐ- ST ngày 27/9/2020 của TAND huyện Thường
Tín;
10. Bản án số 06/2021/HNGÐ-ST ngày 28/2/2021 của TAND huyện Thường
Tín;
11. Bản án số 57/2021/HNGÐ-ST ngày 30/12/2021 của TAND huyện Thường
Tín;
12. Bản án số 27/2022/HNGĐ-ST ngày 23/6/2022 của TAND huyện Thường
Tín;
13. Bản án số 02/2023/HNGÐ-ST ngày 24/01/2023 của TAND huyện Thường
Tín;
14. Bản án số 08/2023 HNGĐ-ST ngày 01/3/2023 của TAND huyện Thường
Tín.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bản án số 38/2019/HNGÐ-ST ngày 25/11/2019 của TAND huyện Thường
Tín

TOÀ ÁN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HUYỆN THƯỜNG TÍN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
29

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bản án số: 38/2019/HNGĐ-


ST
Ngày: 25/11/2019
V/v “Tranh chấp kiện ly hôn”

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Với thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:


Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Bà Trần Thị Thu H
Các Hội thẩm nhân dân: Ông Lương Văn H và bà Nguyễn Thị Thanh H.
Thư ký Toà án ghi biên bản phiên toà: Bà Vũ Hà A – Thư ký Toà án nhân dân
huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội, tham gia
phiên tòa: Ông Nguyễn Khắc Q - Kiểm sát viên.
Ngày 25 tháng 11 năm 2019, tại trụ sở Toà án nhân dân huyện Thường Tín, TP. Hà
Nội xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 57/2019/TLST-HNGĐ ngày 14 tháng 10
năm 2019 về tranh chấp kiện xin ly hôn theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số
42/2019/QĐXXST-HNGĐ ngày 10/11/2019 giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Chị Trịnh Thị N, sinh năm 1962 (Có mặt)
HKTT và trú tại: Thôn Phúc Am, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội.
1. 2. Bị đơn: Anh Dương Văn H, sinh năm 1958 (Vắng mặt)
Trú tại: Thôn Phúc Am, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiện và các lời khai tại Tòa án, nguyên đơn chị Trịnh Thị N có
quan điểm: Anh Dương Văn H và chị Trịnh Thị N kết hôn hoàn toàn tự nguyện, có đăng
ký kết hôn ngày 10/03/1988 tại UBND xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, thành phố Hà
Nội. Trước khi kết hôn, vợ chồng có thời gian tìm hiểu và được tổ chức đám cưới theo
phong tục tập quán của địa phương. Sau khi kết hôn, vợ chồng về chung sống với nhau
tại thôn Phúc Am, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội. Gia đình anh chị sống
hòa thuận, hạnh phúc nhưng sau khi chị sinh con đầu lòng anh chị đã xảy ra mâu thuẩn
do chị không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của anh. Khi không bằng lòng
với chị, bất cứ việc gì anh H lại đánh chửi chị. Việc anh đánh chị và chửi bới xúc phạm
chị xảy ra thường xuyên, các con anh chị và hàng xóm đều biết. Năm 1997 anh H đánh
chị và chị đã báo công an xã Duyên Thái vào giải quyết. Anh H có hứa sửa chữa nhưng
sau đó anh H vẫn thường xuyên đánh chị vô có. Thời gian gân đây mâu thuẫn vợ chống
ngày càng căng thẳng. Ngày 13/9/2019 chị đã bỏ nhà đi nơi khác để ở. Ngày14/9/2019
khi chị về nhà lấy giấy tờ làm thủ tục ly hôn, anh H không đồng ý nên đã xảy ra xô xát.
30

Anh đánh chị thâm tím mặt mày, xé rách quần áo của chị, chị đã ra trình báo công an xã
và đã đi khám chấn thương. Nay chị xác định tình cảm vợ chồng không còn, cuộc sống
hôn nhân không có hạnh phúc, mâu thuẫn vợ chồng đã đến mức trầm trọng không thể hàn
gắn được nên chị đề nghị Tòa án giải quyết cho chị được ly hôn với anh H.
Về con chung: các con đều đã trên trưởng thành nên Toà án không xem xét giải
quyết.
Về tài sản chung: Vợ chồng không đề nghị Tòa án giải quyết.
Về công nợ chung: Vợ chồng không đề nghị Tòa án giải quyết.
Tòa án đã nhiều lần báo gọi và triệu tập anh H đến làm việc để lấy lời khai và hòa
giải đoàn tụ tuy nhiên anh H cố tình vắng mặt, không chấp hành giấy triệu tập, thông báo
của Tòa án nên Tòa án không tiến hành lấy lời khai được và đã niêm yết các văn bản theo
quy định của pháp luật.
* Tại phiên toà hôm nay, chị N vẫn giữ nguyên quan điểm như đã trình bày trước
đó tại Toà án, không bổ sung ý kiến nào khác. Anh H vắng mặt tại phiên tòa không có lý
do nên không có ý kiến bổ sung.
* Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm về việc tuân theo
pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử (HĐXX), những người tham gia tố tụng; ý
kiến về việc giải quyết vụ án:
- Ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, HĐXX, Thư ký:
+ Việc tuân theo pháp luật trong thời gian chuẩn bị xét xử: Thẩm phán đã thực
hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn như: thụ lý giải quyết vụ án đúng thẩm quyền, đúng trình
tự, thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
+ Việc tuân theo pháp luật của HĐXX và Thư ký tại phiên tòa: Tại phiên tòa hôm
nay HĐXX và Thư ký đã tuân theo đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về việc
xét xử sơ thẩm vụ án.
+ Việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng: Nguyên đơn đã thực hiện
đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Bị đơn
chưa thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân
sự, không tham gia phiên hòa giải, phiên tòa theo giấy triệu tập làm việc của Tòa án.
- Ý kiến về việc giải quyết vụ án: Sau khi trình bày và phân tích các tài liệu có
trong hồ sơ vụ án và xem xét quan điểm, nguyện vọng của các đương sự tại phiên tòa. Đề
nghị HĐXX xem xét, quyết định:
Căn cứ các điều 19, 56, 81, 82, 83, 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
1. Chấp nhận cho chị Trịnh Thị N và anh Dương Minh H được ly hôn.
2. Về con chung: Con chung đều đã trường thành nên Toà án không xem xét giải
quyết.
3. Về tài sản chung, công nợ chung: Vợ chồng không yêu cầu Tòa án giải quyết
nên không xem xét.
4. Về án phí ly hôn: Chị N phải nộp 300.000 đồng án phí ly hôn sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
31

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và
căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà. Sau khi thảo luận và nghị án. HĐXX nhận
thấy:
* Về tố tụng: Anh Dương Minh H vắng mặt lần thứ hai mặc dù đã được Tòa án
triệu tập hợp lệ. Do vậy, căn cứ vào Điều 228 BLTTDS, HĐXX vẫn tiến hành xét xử.
* Về thẩm quyền: Xét thấy yêu cầu xin ly hôn của chị Trịnh Thị N thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, TP. Hà Nội theo quy định tại
khoản 1 Điều 28; điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015.
* Về nội dung: Hôn nhân giữa chị Trịnh Thị N và anh Dương Minh H là hoàn toàn
tự nguyện, có đăng ký kết hôn vào ngày 10/03/1988 tại UBND xã Tô Hiệu, huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội nên đã thoả mãn các điều kiện, trình tự thủ tục kết hôn
được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bảo vệ.
Xét yêu cầu xin ly hôn của chị Trịnh Thị N, HĐXX nhận thấy: Sau khi kết hôn, vợ
chồng chị N, anh H đã có một thời gian chung sống hạnh phúc, sau đó vợ chồng phát sinh
mâu thuẫn, bất đồng quan điểm do anh H thường xuyên đánh đập, chửi bới, xúc phạm chị
N. Anh H tuy đã được Tòa án triệu tập nhiều lần để lấy lời khai và hòa giải đoàn tụ
nhưng đều vắng mặt tại các phiên hòa giải của Tòa án và từ chối khai báo. Xét thấy mục
đích hôn nhân không đạt được, việc hòa giải ly hôn giữa chị N và anh H không có kết quả
nên HĐXX chấp nhận nguyện vọng xin ly hôn của chị N.
Về con chung: đã trưởng thành Toà án không xem xét giải quyết.
Về tài sản chung và công nợ chung: Vợ chồng không yêu cầu giải quyết nên
HĐXX không xem xét.
Về án phí và quyền kháng cáo: Các đương sự thực hiện theo quy định của pháp
luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào: Khoản 1 Điều 28; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39; Điều
143; Điều 144; Điều 147; Điều 271; Điều 273; Điều 280 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015;
- Áp dụng các Điều 54, 55, 57, 58, 81, 82 và 83 của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và
lệ phí Tòa án;
1. Xử ly hôn giữa: Chị Trịnh Thị N và anh Dương Minh H.
2. Về con chung: Đã trưởng thành nên Toà án không xem xét giải quyết.
3. Về tài sản chung, công nợ chung: Chị N không đề nghị Tòa án giải quyết nên
HĐXX không xem xét.
4. Về án phí: Chị Trịnh Thị N phải nộp án phí ly hôn sơ thẩm là 300.000 đồng
(Ba trăm nghìn đồng). Chị N được đối trừ 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) đã nộp
tạm ứng án phí theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án tại Chi cục Thi hành án
dân sự huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
32

Án xử công khai sơ thẩm, nguyên đơn có mặt được quyền kháng cáo trong hạn 15
ngày kể từ ngày tuyên án. Bị đơn vắng mặt được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Nơi nhận: T/M HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
- TAND TP. Hà Nội; Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa
- VKSND huyện Thường Tín;
- Chi cục THADS huyện Thường
Tín;
- UBND xã Duyên Thái;
- Các đương sự; Trần Thị Thu H
- Lưu hồ sơ vụ án.

Phụ lục 2: Bản án số 55/2020/HNGÐ- ST ngày 27/9/2020 của TAND huyện Thường Tín

TOÀ ÁN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HUYỆN THƯỜNG TÍN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bản án số: 55/2020/HNGĐ-


ST
Ngày: 27/09/2020
V/v “Tranh chấp kiện ly hôn”

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
33

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Với thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Bà Trần Thị Thu H
Các Hội thẩm nhân dân: Ông Nguyễn Thanh Nvà ông Lương Văn H
Thư ký Toà án ghi biên bản phiên toà: Bà Vũ Hà A – Thư ký Toà án nhân dân
huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội, tham gia
phiên tòa: Ông Trần Văn T - Kiểm sát viên.
Ngày 27 tháng 9 năm 2020, tại trụ sở Toà án nhân dân huyện Thường Tín, TP. Hà
Nội xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 47/2020/TLST-HNGĐ ngày 04 tháng 7
năm 2020 về tranh chấp kiện xin ly hôn theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số
16/2020/QĐXXST-HNGĐ ngày 10 tháng 09 năm 2020, giữa các đương sự:
Nguyên đơn: AnhTrần Trung T, sinh năm 1979 (Có mặt)
Bị đơn: Chị Đặng Thị Thu H, sinh năm 1976 (Có mặt)
Cùng trú tại: Thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiện và các lời khai tại Tòa án, nguyên đơn ông Trần Trung T có
quan điểm: Anh T và chị H kết hôn với nhau ngày 03/09/1999, đăng ký kết hôn tại UBND
xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, TP Hà Nội. Trước khi kết hôn, anh chị được tự do tìm
hiểu và được tổ chức đám cưới theo đúng phong tục địa phương. Sau khi kết hôn vợ chồng
sống hạnh phúc với nhau trong thời gian rất ngắn thì xảy ra mâu thuẫn nguyên nhân là do
không cùng suy nghĩ, không có tiếng nói chung, ai biết việc của người đấy dẫn đến cuộc
sống căng thẳng chủ yếu là ai ở nhà người đấy, không còn tình cảm vợ chồng, Năm 2019
vợ chồng sống ly thân không còn quan hệ vợ chồng cho đến nay, mâu thuẫn đã được hai
bên gia đình hòa giải nhưng không có kết quả. Nay anh xác định tình cảm vợ chồng
không còn, anh xin được ly hôn chị H. Theo chị H, anh T xin ly hôn là do anh có quan hệ
ngoại tình với người phụ nữ khác và ngoài nguyên nhân này không có nguyên nhân nào
khác. Nhận thấy tình cảm vợ chồng không còn, cuộc sống hôn nhân không thể tiếp tục
được nên anh T có nguyện vọng mong Tòa giải quyết cho anh được ly hôn với chị H.

Theo các lời khai tại Tòa án, chị H có quan điểm: Về thời điểm và địa điểm đăng ký
kết hôn, mâu thuẫn như anh T khai là đúng. Trong quá trình chung sống vợ chồng có xảy
ra mâu thuẫn nguyên nhân là do không cùng suy nghĩ, không có tiếng nói chung, ai biết
việc của người đấy dẫn đến cuộc sống căng thẳng chủ yếu là ai ở nhà người đấy, không
còn tình cảm vợ chồng, năm 2019 vợ chồng sống ly thân không còn quan hệ vợ chồng
cho đến nay. Nay anh T có đơn đề nghị Tòa án giải quyết cho vợ chồng ly hôn, quan điểm
của chị H là chị xác định tình cảm vợ chồng vẫn còn, chị vẫn yêu anh T nên không đồng
ý ly hôn, chị sẫn sàng bỏ qua tất cả để vợ chồng đoàn tụ.
34

- Về con chung: Con chung đều đã trưởng thành nên Toà án không xem xét gỉai
quyết.
- Về tài sản chung: Anh T và chị H thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Về công nợ chung: Anh T và chị H thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết.
* Tại phiên toà hôm nay, anh T và chị H vẫn giữ nguyên quan điểm như đã trình
bày trước đó tại Toà án, không bổ sung ý kiến nào khác.
* Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm về việc tuân theo
pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử (HĐXX), những người tham gia tố tụng; ý
kiến về việc giải quyết vụ án:
- Ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, HĐXX, Thư ký:
+ Việc tuân theo pháp luật trong thời gian chuẩn bị xét xử: Thẩm phán đã thực
hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn như: thụ lý giải quyết vụ án đúng thẩm quyền, đúng trình
tự, thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
+ Việc tuân theo pháp luật của HĐXX và Thư ký tại phiên tòa: Tại phiên tòa hôm
nay HĐXX và Thư ký đã tuân theo đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về việc
xét xử sơ thẩm vụ án.
+ Việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng: Nguyên đơn, bị đơn đã
thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự..
- Ý kiến về việc giải quyết vụ án: Sau khi trình bày và phân tích các tài liệu có
trong hồ sơ vụ án và xem xét quan điểm, nguyện vọng của các đương sự tại phiên tòa. Đề
nghị HĐXX xem xét, quyết định:
Căn cứ các Điều 19, 55, 81, 82, 83, 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
1. Chấp nhận cho anh Trần Trung T và chị Đặng Thị Thu H được ly hôn.
2. Về con chung: đã trưởng thành nên Toà án không xem xét giải quyết.
3. Về công nợ chung: Vợ chồng thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
không xem xét.
4. Về tài sản chung: Vợ chồng thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
không xem xét.
5. Về án phí ly hôn: Anh T phải nộp 300.000 đồng án phí ly hôn sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và
căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà. Sau khi thảo luận và nghị án. HĐXX nhận
thấy:
* Về tố tụng: Anh T và chị H có mặt tại phiên tòa đã chấp hành đúng theo quy
định của pháp luật.
* Về thẩm quyền: Xét thấy yêu cầu xin ly hôn của anh T thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, TP. Hà Nội theo quy định tại khoản 1
Điều 28; điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015.
* Về nội dung: Hôn nhân giữa anh T và chị N là hoàn toàn tự nguyện, có đăng ký
kết hôn vào ngày 16/5/1999 tại UBND xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
35

nên đã thoả mãn các điều kiện, trình tự thủ tục kết hôn được Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 bảo vệ.
Xét yêu cầu xin ly hôn của anh Trần Trung T, HĐXX nhận thấy: Sau khi kết hôn
vợ chồng sống hạnh phúc với nhau trong thời gian rất ngắn thì xảy ra mâu thuẫn nguyên
nhân là do không cùng suy nghĩ, không có tiếng nói chung, ai biết việc của người đấy dẫn
đến cuộc sống căng thẳng chủ yếu là ai ở nhà người đấy, không còn tình cảm vợ chồng,
Năm 2019 vợ chồng sống ly thân không còn quan hệ vợ chồng cho đến nay, mâu thuẫn
đã được hai bên gia đình hòa giải nhưng không có kết quả. Nay anh xác định tình cảm vợ
chồng không còn, anh xin được ly hôn chị H. Tuy chị H có không đồng ý về việc ly hôn
nhưng toà án cho rằng quá trình chung sống, vợ chồng sống hạnh phúc trong thời gian
ngắn thi mâu thuẫn nguyên nhân theo anh T xác định là do tính cách không hợp, sống
không có trách nhiệm, không có sự quan tâm đến nhau làm cho cuộc sống gia đình căng
thẳng, mặt khác giữa anh và chị không có cùng suy nghĩ, không có sự hiểu biết, không có
tiếng nói chung và sự thông cảm nhau. Về phần mình, chị H đã nghi ngờ cho anh T có
quan hệ ngoại tình với người phụ nữ khác và cho rằng đây là nguyên nhân chính để anh
xin ly hôn. Tòa án đã góp ý hòa giải nhưng không có kết quả, bản thân chị H không có
biện pháp hữu hiệu nào để cải thiện quan hệ vợ chồng. Mâu thuẩn của vợ chồng đã trầm
trọng, có kéo dài cuộc sống chung cũng không mang lại hạnh phúc cho nhau, mục đích
hôn nhân không đạt được, nên TAND huyện Thường Tín đã cho phép anh chị ly hôn..

Về con chung: Đã trưởng thành nên Toà án không xem xét giải quyết.
Về tài sản chung: Các đương sự thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
HĐXX không xem xét.
Về công nợ chung: Các đương sự thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
HĐXX không xem xét.
Về án phí và quyền kháng cáo: Các đương sự thực hiện theo quy định của pháp
luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào: Khoản 1 Điều 28; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39;
Điều 143; Điều 144; Điều 147; Điều 271; Điều 273; Điều 280 của Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015;
- Áp dụng các Điều 54, 55, 57, 58, 81, 82 và 83 của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và
lệ phí Tòa án;
1. Xử công nhận thuận tình ly hôn giữa: Anh Trần Trung T và chị Đặng Thị Thu H.
2. Về con chung: Đã trưởng thành nên Toà án không xem xét giải quyết
3. Về tài sản chung: Vợ chồng thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
HĐXX không xem xét.
36

4. Về công nợ chung: Vợ chồng thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
HĐXX không xem xét.
5. Về án phí: Anh Trần Trung T phải nộp án phí ly hôn sơ thẩm là 300.000 đồng (Ba
trăm nghìn đồng). Anh T được đối trừ 300.000 đồng đã nộp tạm ứng án phí theo Biên lai
thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội.

Án xử công khai sơ thẩm, nguyên đơn, bị đơn có mặt được quyền kháng cáo trong
hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Nơi nhận: T/M HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
- TAND TP. Hà Nội; Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa
- VKSND huyện Thường Tín;
- Chi cục THADS huyện Thường
Tín;
- UBND xã Ninh Sở;
- Các đương sự; Trần Thị Thu H
- Lưu hồ sơ vụ án.
37

Phụ lục 3: Bản án số 06/2021/HNGÐ-ST ngày 28/2/2021 của TAND huyện Thường Tín

TOÀ ÁN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HUYỆN THƯỜNG TÍN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bản án số: 06/2021/HNGĐ-


ST
Ngày: 28/2/2021
V/v “Tranh chấp kiện ly hôn”
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Với thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Ông Nguyễn Anh Đ
Các Hội thẩm nhân dân: Ông Nguyễn Thanh N và ông Lương Văn H
Thư ký Toà án ghi biên bản phiên toà: Bà Vũ Hà A – Thư ký Toà án nhân dân
huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội, tham gia
phiên tòa: Ông Trần Văn T - Kiểm sát viên.
Ngày 28 tháng 2 năm 2021, tại trụ sở Toà án nhân dân huyện Thường Tín, TP. Hà
Nội xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 05/2021/TLST-HNGĐ ngày 04 tháng 1
năm 2021 về tranh chấp kiện xin ly hôn theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số
5/2020/QĐXXST-HNGĐ ngày 08 tháng 02 năm 2021, giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Chị Phạm Thu H, sinh năm 1978 (Có mặt)
Bị đơn: Anh Trịnh Văn T, sinh năm 1976 (Có mặt)
Cùng trú tại: xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiện và các lời khai tại Tòa án, nguyên đơn Chị Phạm Thu H có
quan điểm: Chị Phạm Thu H và Anh Trịnh Văn T kết hôn với nhau ngày 03/8/1996, đăng
ký kết hôn tại UBND xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP Hà Nội. Trước khi kết hôn,
anh chị được tự do tìm hiểu và được tổ chức đám cưới theo đúng phong tục địa phương.
Trong quá trình chung sống, vợ chồng anh chị phát sinh nhiều mâu thuẫn, mà nguyên
nhân do anh T công ăn việc làm không ổn định, làm ăn thua lỗ. Năm 2002 anh T có mở
cửa hàng sửa chữa xe máy thua lổ khoảng 200 triệu đến 300 triệu đồng và còn một vài
lần làm ăn thua lỗ khác gây ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Hai vợ chồng đã sống ly thân
một năm nay. Đến nay, chị xác định tình cảm vợ chồng không còn và xin được ly hôn với
anh T. Nhận thấy tình cảm vợ chồng không còn, cuộc sống hôn nhân không thể tiếp tục
được nên chị H có nguyện vọng mong Tòa giải quyết cho anh được ly hôn với anh T.
38

Theo các lời khai tại Tòa án, anh T có quan điểm: Về thời điểm và địa điểm đăng ký
kết hôn, mâu thuẫn như chị H khai là đúng. Trong quá trình chung sống, vợ chồng anh chị
phát sinh nhiều mâu thuẫn, mà nguyên nhân do anh T công ăn việc làm không ổn định,
làm ăn thua lỗ. Năm 2002 anh T có mở cửa hàng sửa chữa xe máy thua lổ khoảng 200
triệu đến 300 triệu đồng và còn một vài lần làm ăn thua lỗ khác gây ảnh hưởng đến kinh
tế gia đình. Hai vợ chồng đã sống ly thân một năm nay. Đến nay, chị H xác định tình cảm
vợ chồng không còn và xin được ly hôn với anh T. Nay chị H có đơn đề nghị Tòa án giải
quyết cho vợ chồng ly hôn, quan điểm của anh T là tình cảm vợ chồng vẫn còn và không
đồng ý ly hôn. Vì theo anh T, chị H lấy lý do không quan tâm đến gia đình là do công
việc không ổn định, làm ăn thua lỗ để xin ly hôn anh là không có căn cứ vì hiện nay công
việc của anh đã ổn định.

- Về con chung: Con chung đều đã trưởng thành nên Toà án không xem xét gỉai
quyết.

- Về tài sản chung: Anh T và chị H thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Về công nợ chung: Anh T và chị H thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết.
* Tại phiên toà hôm nay, chị H và anh T vẫn giữ nguyên quan điểm như đã trình
bày trước đó tại Toà án, không bổ sung ý kiến nào khác.
* Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm về việc tuân theo
pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử (HĐXX), những người tham gia tố tụng; ý
kiến về việc giải quyết vụ án:
- Ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, HĐXX, Thư ký:
+ Việc tuân theo pháp luật trong thời gian chuẩn bị xét xử: Thẩm phán đã thực
hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn như: thụ lý giải quyết vụ án đúng thẩm quyền, đúng trình
tự, thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
+ Việc tuân theo pháp luật của HĐXX và Thư ký tại phiên tòa: Tại phiên tòa hôm
nay HĐXX và Thư ký đã tuân theo đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về việc
xét xử sơ thẩm vụ án.
+ Việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng: Nguyên đơn, bị đơn đã
thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự..
- Ý kiến về việc giải quyết vụ án: Sau khi trình bày và phân tích các tài liệu có
trong hồ sơ vụ án và xem xét quan điểm, nguyện vọng của các đương sự tại phiên tòa. Đề
nghị HĐXX xem xét, quyết định:
Căn cứ các Điều 19, 55, 81, 82, 83, 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
1. Chấp nhận cho chị Phạm Thu H và anh Trịnh Văn T được ly hôn.
2. Về con chung: đã trưởng thành nên Toà án không xem xét giải quyết.
3. Về công nợ chung: Vợ chồng thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
không xem xét.
39

4. Về tài sản chung: Vợ chồng thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
không xem xét.
5. Về án phí ly hôn: Chị H phải nộp 300.000 đồng án phí ly hôn sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và
căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà. Sau khi thảo luận và nghị án. HĐXX nhận
thấy:
* Về tố tụng: chị H và anh T có mặt tại phiên tòa đã chấp hành đúng theo quy
định của pháp luật.
* Về thẩm quyền: Xét thấy yêu cầu xin ly hôn của chị H thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, TP. Hà Nội theo quy định tại khoản 1
Điều 28; điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015.
* Về nội dung: Hôn nhân giữa chị H và anh T là hoàn toàn tự nguyện, có đăng ký
kết hôn vào ngày 03/8/1996 tại UBND xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, thành phố Hà
Nội nên đã thoả mãn các điều kiện, trình tự thủ tục kết hôn được Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 bảo vệ.
Xét yêu cầu xin ly hôn của chị Phạm Thu T, HĐXX nhận thấy: Sau khi kết hôn vợ
chồng sống hạnh phúc với nhau trong thời gian rất ngắn thì xảy ra mâu thuẫn nguyên
nhân là do không cùng suy nghĩ, không có tiếng nói chung, ai biết việc của người đấy dẫn
đến cuộc sống căng thẳng, nhận thây tình trạng hôn nhân giữa vợ chồng Chị H, anh T đã
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Nay
anh xác định tình cảm vợ chồng không còn, chị H xin được ly hôn anh T. Tuy anh T có
không đồng ý về việc ly hôn nhưng toà án cho rằng quá trình chung sống, vợ chồng sống
hạnh phúc trong thời gian ngắn thi mâu thuẫn nguyên nhân theo chị H xác định là do tính
cách không hợp, sống không có trách nhiệm, không có sự quan tâm đến nhau làm cho
cuộc sống gia đình căng thẳng, mặt khác giữa anh và chị không có cùng suy nghĩ, không
có sự hiểu biết, không có tiếng nói chung và sự thông cảm nhau. Tòa án đã góp ý hòa giải
nhưng không có kết quả. Mâu thuẩn của vợ chồng đã trầm trọng, có kéo dài cuộc sống
chung cũng không mang lại hạnh phúc cho nhau, mục đích hôn nhân không đạt được, nên
TAND huyện Thường Tín đã cho phép anh chị ly hôn..

Về con chung: Đã trưởng thành nên Toà án không xem xét giải quyết.
Về tài sản chung: Các đương sự thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
HĐXX không xem xét.
Về công nợ chung: Các đương sự thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
HĐXX không xem xét.
Về án phí và quyền kháng cáo: Các đương sự thực hiện theo quy định của pháp
luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
40

Căn cứ vào: Khoản 1 Điều 28; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39;
Điều 143; Điều 144; Điều 147; Điều 271; Điều 273; Điều 280 của Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015;
- Áp dụng các Điều 54, 55, 57, 58, 81, 82 và 83 của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và
lệ phí Tòa án;
1. Xử công nhận thuận tình ly hôn giữa: Chị Phạm Thu H và anh Trịnh Văn T
2. Về con chung: Đã trưởng thành nên Toà án không xem xét giải quyết
3. Về tài sản chung: Vợ chồng thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
HĐXX không xem xét.
4. Về công nợ chung: Vợ chồng thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
HĐXX không xem xét.
5. Về án phí: Chị Phạm Thu H phải nộp án phí ly hôn sơ thẩm là 300.000 đồng (Ba
trăm nghìn đồng). Chị H được đối trừ 300.000 đồng đã nộp tạm ứng án phí theo Biên lai
thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội.

Án xử công khai sơ thẩm, nguyên đơn, bị đơn có mặt được quyền kháng cáo trong
hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Nơi nhận: T/M HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
- TAND TP. Hà Nội; Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa
- VKSND huyện Thường Tín;
- Chi cục THADS huyện Thường
Tín;
- UBND xã Ninh Sở;
- Các đương sự; Nguyễn Anh Đ
- Lưu hồ sơ vụ án.
41

TOÀ ÁN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HUYỆN THƯỜNG TÍN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bản án số: 57/2021/HNGĐ-


ST
Ngày: 30/12/2021
V/v “Tranh chấp kiện ly hôn”

Phụ lục 4: Bản án số 57/2021/HNGÐ-ST ngày 30/12/2021 của TAND huyện Thường
Tín

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Với thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:


Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Bà Trần Thị Thu H
Các Hội thẩm nhân dân: Ông Lương Văn H và bà Nguyễn Thị Thanh H.
Thư ký Toà án ghi biên bản phiên toà: Bà Vũ Hà A – Thư ký Toà án nhân dân
huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội, tham gia
phiên tòa: Ông Nguyễn Khắc Q - Kiểm sát viên.
Ngày 30 tháng 12 năm 2021, tại trụ sở Toà án nhân dân huyện Thường Tín, TP. Hà
Nội xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 114/2021/TLST-HNGĐ ngày 14 tháng 10
năm 2021 về tranh chấp kiện xin ly hôn theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số
105/2021/QĐXXST-HNGĐ ngày 03/12/2019 giữa các đương sự:
2. Nguyên đơn: Chị Nguyễn Thu P, sinh năm 1997 (Có mặt)
HKTT và trú tại: xã Thư Phú, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội.
2. 2. Bị đơn: Anh Đỗ Mạnh H, sinh năm 1996 (Vắng mặt)
HKKT và trú tại: xã Thư Phú, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiện và các lời khai tại Tòa án, nguyên đơn chị Nguyễn Thu P có
quan điểm: Anh Đỗ Mạnh H và chị Nguyễn Thu P kết hôn hoàn toàn tự nguyện, có đăng
ký kết hôn ngày 10/6/2019 tại UBND xã Thư Phú, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
Trước khi kết hôn, vợ chồng có thời gian tìm hiểu và được tổ chức đám cưới theo phong
tục tập quán của địa phương. Sau khi kết hôn, vợ chồng về chung sống với nhau tại xã
Thư Phú, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội. Gia đình anh chị sống hòa thuận, hạnh phúc
nhưng mâu thuẫn giữa anh chị xảy ra từ đầu năm 2020 và đến tháng 6 năm 2021 thì anh
H bị bắt về tội sử dụng chất ma tuý và sau đó bị TAND huyện Thường Tín xử 24 tháng tù
42

giam. Hiện anh H đang thi án tại Trại. Nay chị xác định tình cảm vợ chồng không còn,
cuộc sống hôn nhân không có hạnh phúc, và trong khoảng thời gian anh H ở tù thì tình
cảm của hai người cũng dần phai nhạt nên chị đề nghị Tòa án giải quyết cho chị được ly
hôn với anh H.
Về con chung: Có 1 người con chung là cháu Đỗ Huy Q, sinh năm 2007, hiện
đang sống chung với mẹ. Vợ chồng thì chưa thoả thuận được ai là người chăm sóc giáo
dục cháu Q nên đề nghị Toà án giải quyết.
Về tài sản chung: Vợ chồng không đề nghị Tòa án giải quyết.
Về công nợ chung: Vợ chồng không đề nghị Tòa án giải quyết.
Tòa án đã gửi thông báo vào trại giam anh H đang thi hành án và anh H cũng đã
ký nhận hoàn thiện các thủ tục luật định. Tuy nhiên anh H không thể đến tham dự phiên
toà vì phải thi hành án.
* Tại phiên toà hôm nay, chị P vẫn giữ nguyên quan điểm như đã trình bày trước
đó tại Toà án, không bổ sung ý kiến nào khác. Anh H vắng mặt tại phiên tòa có lý do và
cũng không có ý kiến bổ sung.
* Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm về việc tuân theo
pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử (HĐXX), những người tham gia tố tụng; ý
kiến về việc giải quyết vụ án:
- Ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, HĐXX, Thư ký:
+ Việc tuân theo pháp luật trong thời gian chuẩn bị xét xử: Thẩm phán đã thực
hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn như: thụ lý giải quyết vụ án đúng thẩm quyền, đúng trình
tự, thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
+ Việc tuân theo pháp luật của HĐXX và Thư ký tại phiên tòa: Tại phiên tòa hôm
nay HĐXX và Thư ký đã tuân theo đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về việc
xét xử sơ thẩm vụ án.
+ Việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng: Nguyên đơn đã thực hiện
đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Bị đơn
chưa thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân
sự, không tham gia phiên hòa giải, phiên tòa theo giấy triệu tập làm việc của Tòa án.
- Ý kiến về việc giải quyết vụ án: Sau khi trình bày và phân tích các tài liệu có
trong hồ sơ vụ án và xem xét quan điểm, nguyện vọng của các đương sự tại phiên tòa. Đề
nghị HĐXX xem xét, quyết định:
Căn cứ các điều 19, 56, 81, 82, 83, 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
1. Chấp nhận cho chị Nguyễn Thu P và anh Đỗ Mạnh H được ly hôn.
2. Về con chung: Giao cháu K cho chị P nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục cho đến
khi cháu đủ 18 tuổi.
3. Về tài sản chung, công nợ chung: Vợ chồng không yêu cầu Tòa án giải quyết
nên không xem xét.
4. Về án phí ly hôn: Chị P phải nộp 300.000 đồng án phí ly hôn sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
43

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và
căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà. Sau khi thảo luận và nghị án. HĐXX nhận
thấy:
* Về tố tụng: Anh Đỗ Mạnh H vắng mặt có lý do hợp lệ.
Do vậy, căn cứ vào Điều 228 BLTTDS, HĐXX vẫn tiến hành xét xử.
* Về thẩm quyền: Xét thấy yêu cầu xin ly hôn của chị Nguyễn Thu P thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, TP. Hà Nội theo quy định tại
khoản 1 Điều 28; điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015.
* Về nội dung: Hôn nhân giữa chị Nguyễn Thu P và anh Đỗ Mạnh H là hoàn toàn
tự nguyện, có đăng ký kết hôn vào ngày 10/6/2019 tại UBND xã Thư Phú, huyện Thường
Tín, thành phố Hà Nội nên đã thoả mãn các điều kiện, trình tự thủ tục kết hôn được Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014 bảo vệ.
Xét yêu cầu xin ly hôn của chị Nguyễn Thu Phương, HĐXX nhận thấy: Sau khi
kết hôn, vợ chồng chị P, anh H đã có một thời gian chung sống hạnh phúc, sau đó vợ
chồng phát sinh mâu thuẫn, bất đồng quan điểm hơn nữa anh H hiện còn đang phải thi
hành án tại trạm giam như vậy thì mục đích của hôn nhân không đạt được, gia đình cũng
không hạnh phúc.
Về con chung: Giao cháu K cho chị P nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục cho đến
khi cháu đủ 18 tuổi.
Về tài sản chung và công nợ chung: Vợ chồng không yêu cầu giải quyết nên
HĐXX không xem xét.
Về án phí và quyền kháng cáo: Các đương sự thực hiện theo quy định của pháp
luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào: Khoản 1 Điều 28; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39; Điều
143; Điều 144; Điều 147; Điều 271; Điều 273; Điều 280 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015;
- Áp dụng các Điều 54, 55, 57, 58, 81, 82 và 83 của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và
lệ phí Tòa án;
1. Xử ly hôn giữa: Chị Nguyễn Thu P và anh Đỗ Mạnh H.
2. Về con chung: Giao cháu K cho chị P nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục cho
đến khi cháu đủ 18 tuổi.
3. Về tài sản chung, công nợ chung: Chị P không đề nghị Tòa án giải quyết nên
HĐXX không xem xét.
4. Về án phí: Chị Nguyễn Thu P phải nộp án phí ly hôn sơ thẩm là 300.000 đồng
(Ba trăm nghìn đồng). Chị P được đối trừ 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) đã nộp
tạm ứng án phí theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án tại Chi cục Thi hành án
dân sự huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
44

Án xử công khai sơ thẩm, nguyên đơn có mặt được quyền kháng cáo trong hạn 15
ngày kể từ ngày tuyên án. Bị đơn vắng mặt được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Nơi nhận: T/M HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
- TAND TP. Hà Nội; Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa
- VKSND huyện Thường Tín;
- Chi cục THADS huyện Thường
Tín;
- UBND xã Thư Phú;
- Các đương sự; Trần Thị Thu H
- Lưu hồ sơ vụ án.
45

Phụ lục 5: Bản án số 27/2022/HNGĐ-ST ngày 23/6/2022 của TAND huyện Thường Tín

TOÀ ÁN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HUYỆN THƯỜNG TÍN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bản án số: 27/2019/HNGĐ-


ST
Ngày: 23/6/2022
V/v “Tranh chấp kiện ly hôn”
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Với thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Ông Phạm Trung H
Các Hội thẩm nhân dân: Ông Nguyễn Thanh N và ông Lương Văn H
Thư ký Toà án ghi biên bản phiên toà: Ông Nguyễn Long C – Thư ký Toà án nhân
dân huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội, tham gia
phiên tòa: Ông Phạm Thuý H - Kiểm sát viên.
Ngày 23 tháng 6 năm 2022, tại trụ sở Toà án nhân dân huyện Thường Tín, TP. Hà
Nội xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 76/2022TLST-HNGĐ ngày 04 tháng 5 năm
2022 về tranh chấp kiện xin ly hôn theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số
35/2019/QĐXXST-HNGĐ ngày 30 tháng 05 năm 2019, giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Anh Vũ Thành D, sinh năm 1975 Có mặt)
Bị đơn: Chị Hoàng Thị H, sinh năm 1976 (Có mặt)
Cùng trú tại: Đội 3, xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiện và các lời khai tại Tòa án, nguyên đơn Anh Vũ Thành D có
quan điểm: anh và chị Hoàng Thị H kết hôn với nhau ngày 03/8/1996, đăng ký kết hôn tại
UBND xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, TP Hà Nội. Trước khi kết hôn, ông bà được tự
do tìm hiểu và được tổ chức đám cưới theo đúng phong tục địa phương. Sau khi kết hôn,
anh D có mở công ty làm ăn nhưng bị thua lỗ, nợ nần dẫn đến kinh tế gia đình khó khăn,
sau đó anh D xin đi làm ở nhiều nơi nhưng công việc không ổn định. Vì vậy, chị H đã
bức xúc và thường có lời lẽ xúc phạm, không đúng mức với anh D và vợ chồng đã xảy ra
cãi vã. Anh D đã làm đơn cương quyết xin ly hôn.
46

Theo các lời khai tại Tòa án, chị H có quan điểm: Về thời điểm và địa điểm đăng
ký kết hôn, mâu thuẫn như anh D khai là đúng. Trong quá trình chung sống vợ chồng có
phát sinh mâu thuẫn. Nay anh D có đơn đề nghị Tòa án giải quyết cho vợ chồng ly hôn,
quan điểm của Chị H là không đồng ý ly hôn vì chị cho rằng vẫn yêu thương chồng rất
nhiều và sâu sắc, anh chị đã yêu thương và gắn bó với nhau chia sẻ với nhau và đã hạnh
phúc từ những ngày đầu còn vất vả.
- Về con chung: Các con đều đã trưởng thành nên Toà án không xem xét giải
quyết.
- Về tài sản chung: Không yêu cầu Toà án xem xét giải quyết
- Về công nợ chung: Không yêu cầu Toà án xem xét giải quyết
* Tại phiên toà hôm nay, anh D và c H vẫn giữ nguyên quan điểm như đã trình
bày trước đó tại Toà án, không bổ sung ý kiến nào khác.
* Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm về việc tuân theo
pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử (HĐXX), những người tham gia tố tụng; ý
kiến về việc giải quyết vụ án:
- Ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, HĐXX, Thư ký:
+ Việc tuân theo pháp luật trong thời gian chuẩn bị xét xử: Thẩm phán đã thực
hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn như: thụ lý giải quyết vụ án đúng thẩm quyền, đúng trình
tự, thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
+ Việc tuân theo pháp luật của HĐXX và Thư ký tại phiên tòa: Tại phiên tòa hôm
nay HĐXX và Thư ký đã tuân theo đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về việc
xét xử sơ thẩm vụ án.
+ Việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng: Nguyên đơn, bị đơn đã
thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự..
- Ý kiến về việc giải quyết vụ án: Sau khi trình bày và phân tích các tài liệu có
trong hồ sơ vụ án và xem xét quan điểm, nguyện vọng của các đương sự tại phiên tòa. Đề
nghị HĐXX xem xét, quyết định:
Căn cứ các Điều 19, 55, 81, 82, 83, 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
1. Chấp nhận cho anh Vũ Thành D và chị Hoàng Thị H được ly hôn.
2. Về con chung: Các con đều đã trưởng thành nên Toà án không xem xét giải
quyết.
3. Về công nợ chung: Vợ chồng thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
không xem xét.
4. Về tài sản chung: Vợ chồng thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
không xem xét.

5. Về án phí ly hôn: anh D phải nộp 300.000 đồng án phí ly hôn sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và
căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà. Sau khi thảo luận và nghị án. HĐXX nhận
thấy:
47

* Về tố tụng: Anh Vũ Thành D và chị Hoàng Thị H có mặt tại phiên tòa đã chấp
hành đúng theo quy định của pháp luật.
* Về thẩm quyền: Xét thấy yêu cầu xin ly hôn của anh Vũ Thành D thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, TP. Hà Nội theo quy định tại
khoản 1 Điều 28; điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015.
* Về nội dung: Hôn nhân giữa anh Vũ Thành D và chị Hoàng Thị H là hoàn toàn
tự nguyện, có đăng ký kết hôn UBND xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, thành phố Hà
Nội nên đã thoả mãn các điều kiện, trình tự thủ tục kết hôn được Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 bảo vệ.
Xét yêu cầu xin ly hôn của anh Vũ Thành D, HĐXX nhận thấy: Sau khi kết hôn,
vợ chồng anh Vũ Thành D và chị Hoàng Thị H đã có một thời gian chung sống hạnh
phúc. Sau khi kết hôn, anh D có mở công ty làm ăn nhưng bị thua lỗ, nợ nần dẫn đến kinh
tế gia đình khó khăn, sau đó anh D xin đi làm ở nhiều nơi nhưng công việc không ổn
định. Vì vậy, chị H đã bức xúc và thường có lời lẽ xúc phạm, không đúng mức với anh D
và vợ chồng đã xảy ra cãi vã. Anh D đã làm đơn cương quyết xin ly hôn. Xét thấy mục
đích hôn nhân không đạt được, việc hòa giải ly hôn giữa anh D và chị H không có kết
quả nên HĐXX chấp nhận nguyện vọng xin ly hôn của anh D.
1. Chấp nhận cho anh Vũ Thành D và chị Hoàng Thị H được ly hôn.
2. Về con chung: Các con đều đã trưởng thành nên Toà án không xem xét giải
quyết.
3. Về công nợ chung: Vợ chồng thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
không xem xét.
4. Về tài sản chung: Vợ chồng thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
không xem xét.
5. Về án phí và quyền kháng cáo: Các đương sự thực hiện theo quy định của pháp
luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào: Khoản 1 Điều 28; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39;
Điều 143; Điều 144; Điều 147; Điều 271; Điều 273; Điều 280 của Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015;
- Áp dụng các Điều 54, 55, 57, 58, 81, 82 và 83 của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và
lệ phí Tòa án;
1. Xử công nhận thuận tình ly hôn giữa: Anh Vũ Thành D và chị Hoàng Thị H.
2. Về con chung: Các con đều đã trưởng thành nên Toà án không xem xét giải
quyết.
3. Về công nợ chung: Vợ chồng thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
không xem xét.
48

4. Về tài sản chung: Vợ chồng thống nhất không yêu cầu Tòa án giải quyết nên
không xem xét.
5. Về án phí: anh Vũ Thành D phải nộp án phí ly hôn sơ thẩm là 300.000 đồng (Ba
trăm nghìn đồng). Anh D được đối trừ 300.000 đồng đã nộp tạm ứng án phí theo Biên lai
thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội.
Án xử công khai sơ thẩm, nguyên đơn, bị đơn có mặt được quyền kháng cáo trong
hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Nơi nhận: T/M HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
- TAND TP. Hà Nội; Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa
- VKSND huyện Thường Tín;
- Chi cục THADS huyện Thường
Tín;
- UBND xã Tự Nhiên;
- Các đương sự; Phạm Trung H
- Lưu hồ sơ vụ án.
49

Phụ lục 6: Bản án số 02/2023/HNGÐ-ST ngày 24/01/2023 của TAND huyện Thường
Tín

TOÀ ÁN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HUYỆN THƯỜNG TÍN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bản án số: 02/2023/HNGĐ-


ST
Ngày: 24/01/2023
V/v “Tranh chấp kiện ly hôn”

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Với thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:


Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Bà Trần Thị Thu H
Các Hội thẩm nhân dân: Ông Lương Văn H và bà Nguyễn Thị Thanh H.
Thư ký Toà án ghi biên bản phiên toà: Bà Vũ Hà A – Thư ký Toà án nhân dân
huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội, tham gia
phiên tòa: Ông Nguyễn Khắc Q - Kiểm sát viên.
Ngày 24 tháng 01 năm 2023, tại trụ sở Toà án nhân dân huyện Thường Tín, TP. Hà
Nội xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 02/2023/TLST-HNGĐ ngày 04 tháng 1
năm 2021 về tranh chấp kiện xin ly hôn theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số
05/2021/QĐXXST-HNGĐ ngày 14/01/2023 giữa các đương sự:
3. Nguyên đơn: Anh Hoàng Văn V, sinh năm 1998 (Có mặt)
HKTT và trú tại: Thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội.
3. 2. Bị đơn: chị Nguyễn Ngọc A, sinh năm 2000 (Vắng mặt)
HKKT và trú tại: Thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội..
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiện và các lời khai tại Tòa án, nguyên đơn anh Hoàng Văn V có
quan điểm: Anh Hoàng Văn V và chị Nguyễn Ngọc A kết hôn hoàn toàn tự nguyện, có
đăng ký kết hôn ngày 02/8/2022 tại UBND xã Văn Bình, huyện Thường Tín, thành phố
Hà Nội. Trước khi kết hôn, vợ chồng có thời gian tìm hiểu và được tổ chức đám cưới
theo phong tục tập quán của địa phương. Quá trình chung sống tình cảm vợ chồng bình
thường, tuy nhiên trong vài tháng chung sống cùng vợ, anh V phát hiện sức khoẻ của chị
A có vấn đề, thường xuyên lên cơn co giật và sau đó bất tỉnh. Anh V đưa chị A đi khám
và phát hiện ra chị có tiểu sử mắc bệnh tâm thần và chị A cũng đã biết về tình trạng của
50

mình nhưng chị không nói với chồng mà chị tự uống thuốc nhưng thuốc đó lại không còn
phát huy tác dụng nữa nên mới xuất hiện tình trạng co giật và bất tỉnh. Hiện tình trạng
bệnh của chị N vẫn không có chuyển biến gì và vẫn phải tiếp tục điều trị lâu dài. Do chị
N bị bệnh tâm thần, hơn nữa anh V còn cảm thấy bị vợ lừa dối, mục đich hôn nhân không
đạt được, anh đã đề nghị TAND huyện Thường Tín cho ly hôn chị N.
Về con chung: Chưa có con nên toà án không xem xét giải quyết.
Về tài sản chung: Vợ chồng không đề nghị Tòa án giải quyết.
Về công nợ chung: Vợ chồng không đề nghị Tòa án giải quyết.
Tòa án đã gửi thông báo vào cho chị A, nhiều lần báo gọi và triệu tập chị A đến
làm việc để lấy lời khai và hòa giải đoàn tụ tuy nhiên chị A vắng mặt, không chấp hành
giấy triệu tập, thông báo của Tòa án nên Tòa án không tiến hành lấy lời khai được và đã
niêm yết các văn bản theo quy định của pháp luật.
* Tại phiên toà hôm nay, Anh V vẫn giữ nguyên quan điểm như đã trình bày trước
đó tại Toà án, không bổ sung ý kiến nào khác. Chị A vắng mặt tại phiên tòa nên không có
ý kiến bổ sung.
* Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm về việc tuân theo
pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử (HĐXX), những người tham gia tố tụng; ý
kiến về việc giải quyết vụ án:
- Ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, HĐXX, Thư ký:
+ Việc tuân theo pháp luật trong thời gian chuẩn bị xét xử: Thẩm phán đã thực
hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn như: thụ lý giải quyết vụ án đúng thẩm quyền, đúng trình
tự, thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
+ Việc tuân theo pháp luật của HĐXX và Thư ký tại phiên tòa: Tại phiên tòa hôm
nay HĐXX và Thư ký đã tuân theo đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về việc
xét xử sơ thẩm vụ án.
+ Việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng: Nguyên đơn đã thực hiện
đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Bị đơn
chưa thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân
sự, không tham gia phiên hòa giải, phiên tòa theo giấy triệu tập làm việc của Tòa án.
- Ý kiến về việc giải quyết vụ án: Sau khi trình bày và phân tích các tài liệu có
trong hồ sơ vụ án và xem xét quan điểm, nguyện vọng của các đương sự tại phiên tòa. Đề
nghị HĐXX xem xét, quyết định:
Căn cứ các điều 19, 56, 81, 82, 83, 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
1. Chấp nhận cho anh Hoàng Văn V và chị Nguyễn Ngọc A được ly hôn.
2. Về con chung: Không có con chung nên Toà án không xem xét giải quyết.
3. Về tài sản chung: Vợ chồng không đề nghị Tòa án giải quyết.
4. Về công nợ chung: Vợ chồng không đề nghị Tòa án giải quyết.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và
căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà. Sau khi thảo luận và nghị án. HĐXX nhận
thấy:
* Về tố tụng: Chị Nguyễn Ngọc A vắng mặt không lý do.
51

Do vậy, căn cứ vào Điều 228 BLTTDS, HĐXX vẫn tiến hành xét xử.
* Về thẩm quyền: Xét thấy yêu cầu xin ly hôn của anh Hoàng Văn V thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, TP. Hà Nội theo quy định tại
khoản 1 Điều 28; điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015.
* Về nội dung: Hôn nhân giữa anh Hoàng Văn V và chị Nguyễn Ngọc A là hoàn
toàn tự nguyện, có đăng ký kết hôn vào ngày 02/8/2023 tại UBND xã Văn Bình , huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội nên đã thoả mãn các điều kiện, trình tự thủ tục kết hôn
được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bảo vệ.
Xét yêu cầu xin ly hôn của anh Hoàng Văn V, HĐXX nhận thấy: quá trình chung
sống chị Nga đã có biểu hiện rối loạn tâm thần nên hôn nhân chỉ tồn tại về mặt hình thức,
và anh còn bị chị A lừa dối, không đạt được mục đich, gia đình cũng không hạnh phúc.
Về con chung: Không có con nên Toà án không xem xét giải quyết.
Về tài sản chung và công nợ chung: Vợ chồng không yêu cầu giải quyết nên
HĐXX không xem xét.
Về án phí và quyền kháng cáo: Các đương sự thực hiện theo quy định của pháp
luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào: Khoản 1 Điều 28; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39;
Điều 143; Điều 144; Điều 147; Điều 271; Điều 273; Điều 280 của Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015;
- Áp dụng các Điều 54, 55, 57, 58, 81, 82 và 83 của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và
lệ phí Tòa án;
1. Xử ly hôn giữa: anh Hoàng Văn V và chị Nguyễn Ngọc A.
2. Về con chung: Không có con nên Toà án không xem xét giải quyết
3. Về tài sản chung, công nợ chung: Vợ chồng không yêu cầu giải quyết nên
HĐXX không xem xét.
4. Về án phí: anh Hoàng Văn V phải nộp án phí ly hôn sơ thẩm là 300.000 đồng
(Ba trăm nghìn đồng). Anh V được đối trừ 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) đã nộp
tạm ứng án phí theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án tại Chi cục Thi hành án
dân sự huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

Án xử công khai sơ thẩm, nguyên đơn có mặt được quyền kháng cáo trong hạn 15
ngày kể từ ngày tuyên án. Bị đơn vắng mặt được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Nơi nhận: T/M HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
- TAND TP. Hà Nội; Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa
- VKSND huyện Thường Tín;
- Chi cục THADS huyện Thường
52

Tín;
- UBND xã Văn Bình;
- Các đương sự; Trần Thị Thu H
- Lưu hồ sơ vụ án.

You might also like