You are on page 1of 11

Chữ xanh thì gõ ra pp

Chữ đen thì đọc ( k gõ ra pp)

Tìm hiểu nội dung cơ bản về hôn nhân gia đình năm 2014
Liệt kê thành viên nhóm

Liệt kê các mục có trong slide


Đề tài gồm 3 phần:
Phần 1 I:Gioi thiêu đề tài.
Phần II: Nội dung tiểu luận
1. Cơ sở lí luận: Nêu các nội dung cơ bản bao gồm kiến thức mà tiểu luận yêu cầu
2. Cơ sở thực tiễn: chỉ ra hiện tượng thực tiễn, những vấn đề chưa được giải quyết,
hoặc đã giải quyết nhưng kết quả còn vướng mắc
3. Nội dung chủ yếu: nêu thực tế, tình hình việc vận dụng lý luận vào thực tiễn theo
kết cấu của lí luận
4. Phân tích nhân xét đánh giá
Phần III: Phần kết luận: Tóm tắt nội dung tiểu luận, đề xuất và kiến nghị, phụ lục và tài
liệu tham khảo

Phần I: Gioi thiêu đề tài.


Hôn nhân là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự trưởng thành của mỗi người. “ Trai lớn lấy
vợ, gái lớn gả chồng” đó là qui luật tự nhiên của con người và của tạo hóa. Hôn nhân và
gia đình luôn là một vấn đề quan trọng đối với mỗi con người. Ngày nay, với sự du nhập
văn hóa nước ngoài, thế hệ trẻ dường như dễ dãi hơn trong tình yêu và hôn nhân. Qua đó,
việc tìm hiểu về: “ luật hôn nhân và gia đình “ là việc làm bổ ích cho mọi người để tránh
phải những ý niệm sai lầm mà còn tạo cơ sở để có một kiến thức vững chắc trước khi
bước vào cuộc sống.
Hôn nhân và gia đình là những vấn đề của xã hội trong quá trình phát triển
của con người. Theo luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, khoản 1 Điều 3, hôn
nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn, khoản 2 Điều 3, gia đình là
tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc
quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo
quy định của Luật này. Nhà nước cho ra luật Hôn nhân và Gia đình nhằm xây
dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình. Xây dựng chuẩn mực
cho các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền lợi của các thành viên và đảm
bảo các thành viên thực hiện đúng nghĩa vụ. Qua đó kế thừa truyền thống gia
đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ đồng thời xây dựng một cộng đồng
văn minh, tiến bộ, đất nước phát triển.
Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng hiện đại, đời sống con người ngày càng
phức tạp và mối quan hệ giữa người với người cũng không ngoại lệ. Do những
nguyên nhân khách quan và chủ quan thì bên cạnh những trường hợp kết hôn
hợp pháp thì chúng ta còn có những tình huống kết hôn trái pháp luật dẫn đến sự
tiêu cực trong các mối quan hệ. Ngoài ra điều đó còn tác động tiêu cực đến mặt
đạo đức lối sống, dẫn đến sự trì trệ phát triển của đất nước. Từ đó ta thấy được
vấn đề kết hôn trái pháp luật cũng là môt vấn đề nhức nhối hiện nay của đất
nước mà nhà nước vô cùng quan tâm và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn dề
này.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Bài tiểu luận này nhằm giúp mọi người có cái nhìn chuẩn mực về hôn nhân
và gia đình. Cụ thể là vấn đề kết hôn trái pháp luật, nhằm xây dựng nên những gia điình
ấm no, hạnh phúc. Cùng với đó đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu, ngăn chặn trình
trạng kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam hiện này

Phần II:
a.Khái niệm kết hôn:
Từ thời nguyên thủy con người sống với nhau thành bầy đàn, lúc đó chưa có khái niệm
kết hôn. Quan hệ giữa đàn ông và đàn bà lúc này chỉ đơn thuần là quan hệ “tính giao1 ”.
Sự liên kết của họ nhằm thỏa mãn bản năng thuần túy của con người. Do điều kiện tự
nhiên nên con người phải ăn chung ở chung, chồng chung vợ chạ như Ph.Ănghhen đã
viết: “Đấy là hình thức quần hôn, một hình thức hôn nhân trong đó cả từng nhóm đàn ông
và cả từng nhóm đàn bà là sở hữu của nhau. Trong đó ghen tuông khó lòng phát triển” 2 .
Trải qua quá trình phát triển nhân loại, sự liên kết giữa đàn ông và phụ nữ không chỉ là sự
ràng buộc mà nó còn là sự liên kết mang tính xã hội, thể hiện những giá trị văn minh của
con người trong mối quan hệ đặc biệt được gọi là “hôn nhân”. Dưới góc độ xã hội, kết
hôn 3 được hiểu là hình thức xác lập quan hệ vợ chồng, là sự liên kết đặc biệt nhằm tạo
dựng các mối quan hệ gia đình. Một trong những chức năng cơ bản của gia đình là sinh
sản, nhằm duy trì và phát triển nòi giống – quá trình cần thiết của con người. Dưới góc độ
pháp lý, kết hôn được xem xét với ý nghĩa là sự kiện pháp lý hoặc chế định pháp lý nhằm
xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ theo quy định pháp luật. Nếu như về mặt xã
hội thì lễ cưới là sự kiện quan trọng đặt cột mốc cho cuộc hôn nhân, thì về mặt pháp luật
đó là việc đăng kí kết hôn. Tùy vào điều kiện kinh tế xã hội, phong tục, tập quán cũng
như mỗi quốc gia, khu vực khác nhau thì việc xác lập quan hệ vợ chồng cũng khác nhau.
Đối với pháp luật Việt Nam thì việc xác lập quan hệ vợ chồng hợp pháp chỉ khi được Nhà
nước thừa nhận. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc kết hôn,
Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Kết hôn là việc
nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện
kết hôn và đăng ký kết hôn.” Nhìn theo góc độ pháp lí, kết hôn là sự kiện phát sinh quan
hệ hôn nhân. Hai bên nam nữ khi kết hôn sẽ phải tuân theo các nguyên tắc, điều kiện kết
hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ
quan có thẩm quyền, khi đó, việc xác lập quan hệ vợ chồng sẽ được coi là hợp pháp khi
có sự thừa nhận của Nhà nước. Đồng thời, các vấn đề về nguyên tắc, điều kiện kết hôn,
giấy tờ thủ tục, pháp luật nước ta đều sẽ có những quy định cụ thể rõ ràng để bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn được Nhà nước công nhận và bảo hộ.
Định nghĩa luật hôn nhân và gia đình:
- Tổng hợp các QPPL do nhà nước ban hành
- Điều chỉnh các mối quan hệ về nhân thân và tài sản trong hôn nhân và gia đình
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) là
những quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là quan hệ
nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con và giữa những
người thân thích ruột thịt khác
Quan hệ thân nhân : Đóng vai trò chủ đạo , có ý nghĩa quyết định tính chất và nội dung
của cá quan hệ tài sản
Quan hệ tài sản : không mang tính đền bù và ngang giá
Đặc điểm của đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình
- Căn cứ làm phát sinh quan hệ : Những sự kiện Pháp lý đặc biệt : Hôn nhân, Huyết
thống, Nuôi dưỡng
- Chủ thể: Luôn là cá nhân
- Quyền và nghĩa vụ gắn liền với nhân thân, không thể chuyển cho người khác
- Quyền và nghĩa vụ là bền vững, lâu dài
- Các quan hệ tài sản không mang tính đề bù ngang giá
b. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
có 5 nguyên tắc cơ bản
Nhằm tránh các vấn đề bất cập và xử lí các vấn đề về quan hệ hôn nhân một cách nhanh
chóng, kịp thời, hợp pháp thì cần có những nguyên tắc cơ bản được đặt ra, đây sẽ là tiền
đề đảm bảo quan hệ hôn nhân được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.Theo quy
định tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, có 5 nguyên tắc cơ bản về chế độ
hôn nhân và gia đình như sau:
Nguyên tắc 1:
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Nguyên tắc 2:
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo
với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng,
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Nguyên tắc 3:
Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn
trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
Nguyên tắc 4:
Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người
khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt
chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Nguyên tắc 5:
Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn
nhân và gia đình.
c.Điều kiện đăng kí kết hôn
Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì điều kiện để đăng ký kết
hôn được quy định như sau: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được xem
là đủ tuổi kết hôn. Cùng với đó, 2 người đăng kí kết hôn còn phải đảm bảo đủ các điều
kiện như:
- Việc kết hôn phải do hai bên nam nữ tự nguyện.
- Không ai trong hai người bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Việc kết hôn không nằm trong các trường hợp bị cấm kết hôn.
 Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài: - Là một trong hai bên nam nữ là
người nước ngoài, công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài hoặc công dân
Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì thẩm quyền đăng kí kết hôn được quy định như sau -
Từ ngày 31/12/2015 trở về trước: Sở Tư pháp (cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh) có thẩm quyền đăng kí kết hôn có yếu tô nước ngoài - Trường hợp ngoại lệ:
Những người chỉ lưu trú có thời hạn tại nước ngoài, ví dụ: sinh viên đi du học tại nước
ngoài, nhân viên của công ty Việt Nam được cử đi làm việc có thời hạn tại chi nhánh của
công ty ở nước ngoài có thể kết hôn tại Uỷ ban nhân cấp xã, phường - Từ ngày
01/01/2016: Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đăng kí kết hôn có yếu tố nước
ngoài - Trường hợp ngoại lệ: Không
d. Khái niệm kết hôn trái pháp luật
Từ điều kiện kết hôn đã phân tích như trên, khi nam, nữ đăng kí kết hôn phải thỏa mãn
các điều kiện đã phân tích ở trên thì mới được xem là hợp pháp và có giá trị pháp lý. Nếu
vi phạm các điều kiện kết hôn nói trên thì việc kết hôn sẽ được xem là trái pháp luật.
Quyền kết hôn là quyền tự do của mỗi người nhưng bắt buộc phải tuân theo các điều kiện
và nguyên tắc của luật thì mới được xem là hợp pháp Tại khoản 6 Điều 3 luật Hôn nhân
và Gia đình, kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy
định tại Điều 8 của luật Hôn nhân và Gia đình.
Để xác định đâu là kết hôn trái pháp luật thì cần dựa vào hai tiêu chí:
 Thứ nhất, việc kết hôn đảm bảo điều kiện hình thức (có tiến hành đăng ký kết hôn)
 Thứ hai, việc kết hôn vi phạm điều kiện nội dung (điều kiện kết hôn)
Theo luật pháp hiện nay thì kết hôn trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị
xử lí theo luật. Vì kết hôn trái pháp luật sẽ không được Nhà nước công nhận quan hệ hôn
nhân, điều đó sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của hai bên. Bên cạnh đó, việc kết hôn
trái pháp luật còn làm ảnh hưởng đến trật tựu xã hội, làm cho giới trẻ có suy nghĩ lệch ạc,
từ đó làm gia tăng tỷ lệ phạm tội, tệ nạn xã hội. Ảnh hưởng nặng nề đến chsinh sách quản
lí của Nhà nước, gây khó khăn cho các cơ quan chính quyền trong việc nắm bắt chính xác
các số liệu về vấn đề hộ tịch, khai sinh hay các vấn đề tranh chấp khác. Ván đề kết hôn
trái pháp luật ngày càng phổ biến. Điều đó làm suy đồi đạo đức, tư tưởng, thuần phong
mỹ tục của đất nước.
Các trường hợp kết hôn trái pháp luật: Trong một xã hôi phức tạp như ngày nay, có rất
nhiều yếu tố dẫn đến sự lệch lạc, suy đồi trong tư tưởng suy nghĩ của con người, những
vấn đề đó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hôn nhân, vì vậy Nhà nước đã chỉ điểm những
trường hợp kết hôn trái pháp luật và có những quy định xử phạt nhằm tránh những hậu
quả khôn lường xảy ra. Các trường hợp đó bao gồm:
- Kết hôn giả tạo
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối để kết hôn
- Kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng
- Kết hôn với người có cùng dòng máu về trực hệ, những người là họ hàng trong phạm vi
ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc kết hôn với nhau
- Kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự
- Kết hôn giữa những người cùng giới tính

e. Các yếu tố dẫn đến việc kêt hôn trái pháp luật
Về Kinh tế - Xã hội:
 Sự phát triển kinh tế tạo ra những thay đổi trong quan niệm về tình yêu và hôn
nhân.
 Hôn nhân trở thành bản hợp đồng hay thỏa thuận nhằm mục đích kinh tế, ví dụ
như kết hôn "giả" để đổi lấy lợi ích vật chất.
 Việc vay nợ lớn hoặc kết hôn với người nước ngoài để rồi không có người bảo
lãnh khi muốn ly hôn gây ra hậu quả nghiêm trọng.
 Sự phát triển quá mức của kinh tế ảnh hưởng đến suy nghĩ và lối sống về tình yêu
và hôn nhân của một số thanh niên, và cần sự tiến bộ về mặt xã hội để đảm bảo
đời sống tinh thần và đạo đức của người dân.
Về Văn hóa - Phong tục tập quán:
 Có 54 dân tộc với các phong tục tập quán khác nhau, dẫn đến việc có những phong
tục lỗi thời trở thành vật cản.
 Những phong tục tập quán cổ hủ dẫn đến các cuộc kết hôn trái pháp luật, ảnh
hưởng đến cuộc sống và duy trì nòi giống.
 Hủ tục vẫn tồn tại và có thể thay đổi nếu người dân được giáo dục và phổ cập kiến
thức.
Về Con người:
 Thiếu hiểu biết về hôn nhân là một yếu tố dẫn đến việc kết hôn trái pháp luật.
 Các vùng cách biệt với xã hội và thiếu kiến thức pháp luật thường kết hôn theo
phong tục tập quán.
 Một số người ở thành thị có tư tưởng lệch lạc và vi phạm đạo đức xã hội, ví dụ
như ngoại tình, và không coi đó là hành vi sai trái.
 Quan niệm và suy nghĩ cá nhân ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi và nhận thức của
mỗi người, và chỉ khi có suy nghĩ đúng đắn và tư duy hiện đại mới có thể nâng cao
tiến bộ xã hội.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết hôn trái pháp luật có rất nhiều, tùy vào các
yếu tố bên ngoài khác nhau mà nguyên nhân cũng khác nhau Tùy vào hoàn cảnh riêng
biệt ở mỗi khu vực hay mỗi quốc gia nhưng tiêu biểu nhất vẫn là kinh tế - xã hội, văn hóa
– phong tục tập quán, con người.
Đăng kí kết hôn :
Thẩm quyền đăng kí kết hôn:
- Theo như quy định, thẩm quyền đăng kí kết hôn thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi
thường trú hoặc tạm trú của một trong bên thực hiện đăng kí kết hôn
- Căn cứ vào Điều 17 Luật hộ tịch 2014:” Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một
trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng kí kết hôn” - Theo Điều 13 Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 việc kết hôn được đăng kí tại cơ quan hộ
tịch không đúng thẩm quyền có thể không có hiệu lực. Thẩm quyền được đăng kí kết hôn
có quy định như sau: + Nếu cả hai bên nam nữ là người Việt Nam cư trú tại Việt Nam thì
Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi cư trú của một trong hai bên có thẩm quyền đăng kí
kết hôn
Giải quyết việc đăng kí kết hôn - Khi đăng kí kết hôn, hai bên phải có đầy đủ các giấy tờ
như sau: + Tờ khai đăng kí kết hôn theo mẫu và xuất trình chứng minh nhân dân + Tuỳ
từng trường hợp người có yêu cầu việc đăng kí kết hôn còn phải có các giấy tờ sau: •
Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận cửa
Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó • Đối với người
đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động, ở nước ngoài về nước đăng kí kết hôn,
thì phải có xác nhận cửa Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở về tình trạng
hôn nhân của người đó • Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lĩnh vực vũ trang
phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do thủ trưởng đơn vị đang công tác cấp +
Trong trường hợp các bộ Tư pháp hộ tịch không biết rõ về thân nhân hoặc nơi cư trú của
đương sự, thì yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra: • Giấy chứng minh nhân
dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng kí hộ tịch để xác định về cá nhân người đó
• Sổ hộ khẩu, Sổ đăng kí tạm trú để làm căn cứ sác định thẩm quyền đăng kí hộ tịch theo
quy định của pháp luật - Số lượng hồ sơ: 1 bộ - Sau khi nhận đủ các giấy tờ hợp lệ và xét
thấy hai bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, cán bộ
Tư pháp - Hộ tịch ghi vào Sổ đăng kí kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam,
nữ kí vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng kí kết hôn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
xã kí và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn - Nếu hồ sơ
chưa đầy đủ theo quy định thì cán bột Tư pháp hộ tịch hướng dẫn người đi đăng kí kết
hôn hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian giải
quyết. Trong trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ
tịch, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã từ chối đăng kí, việc từ chối phải thông báo bằng văn
bản và nêu rõ lí do. Nếu người bị từ chối không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy
định của pháp luật.
Tổ chức đăng kí kết hôn Khi tổ chức đăng kí kết hôn phải có mặt của hai bên nam, nữ kết
hôn, công chức làm công tác hộ tịch phải hỏi ý kiến của hai bên. Nếu các bên tự nguyện
kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên kí tên vào Sổ hộ tịch và cùng
nhau kí vào Giấy chứng nhận kết hôn

THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Kết hôn trái pháp luật không phải là một hiện tượng xa lạ trong đời sống xã hội. Ngay từ
khi quan niệm về kết hôn xuất hiện thì sau đó kết hôn trái pháp luật cũng dần hình thành.
Trong những giai đoạn trước, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội cũng như các
yếu tố chính trị, văn hóa mà kết hôn trái pháp luật chủ yếu ở một số dạng vi phạm như: Vi
phạm độ tuổi, vi phạm về sự tự nguyện, ... Ngày nay, các yếu tố như hội nhập quốc tế, sự
phát triển của kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật vượt bậc đã tạo ra những ảnh hưởng
không nhỏ đến sự kiện kết hôn trái pháp luật. Để từ đó, việc kết hôn trái pháp luật này
diễn ra ngày càng đa dạng, đa hình thức. Dưới đây là một số vụ việc điển hình của việc
kết hôn trái pháp luật diễn ra phổ biến trong xã hội hiện nay.
Một số vụ việc cụ thể Tại Gia Lai, nạn tảo hôn ở đồng bào dân tộc thiểu số còn khá là
phổ biến, ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống trên địa bàn. Theo
Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai, trong 5 năm (2011-2015) toàn tỉnh có khoảng 68.000 cặp vợ
chồng đăng ký kết hôn, trong đó gần 5.500 trường hợp tảo hôn (chiếm 6.42%), chiếm chủ
yếu là trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số người Bahnar và J’rai. Địa phương điển
hình của vấn nạn tảo hôn này là tỉnh Yên Bái. Theo thống kê, tỷ lệ tảo hôn nói chung
chiếm khoảng 7%, huyện Mù Căng Chải có số vụ tảo hôn cao nhất tỉnh. Không riêng gì
Mù Căng Chải mà hầu hết ở thôn bản các đồng bào sinh sống đều có nạn tảo hôn.
Kết hôn giả nhằm mục đích xuất cảnh đang là “trào lưu” trong xã hội ngày nay. Hằng
năm có hàng trăm hàng nghìn người Việt nhập cư bằng con đường kết hôn với công dân
Úc bị trục xuất về nước vì không vượt qua được những cuộc khảo sát về đời sống riêng
tư. Bộ Di trú Úc đã điều tra trên 1.150 cặp vợ chồng vì nghi ngờ họ chỉ là “vợ chồng hờ”,
kết quả là khoản 220 thị thực bị hủy bỏ. Tuy nhiên, đây vẫn là một dịch vụ phổ biến trong
cộng đồng người Việt tại Úc. Bằng chứng là những dịch vụ hùa theo kết hôn giả vẫn được
quảng cáo trên các trang báo cộng đồng dưới nhan đề: “Chuyện làm hồ sơ bảo lãnh chồng
hoặc vợ, bảo đảm thành công 100%”. Tình trạng này không chỉ xảy ra riêng ở Úc, thế
nhưng nó thực sự đáng báo động khi chính phủ Úc phải tìm cách ngăn chặn những cuộc
hôn nhân phi pháp này. Điều này để lại một hệ lụy cho xã hội, làm tăng thêm tỷ lệ ly hôn
và làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh quốc gia. Vấn nạn kết hôn giả để được nhập cư đang
là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Câu chuyện “Cảm động chuyện hai chị em gái chung
chồng” xảy ra ở Hương Sơn, Hà Tĩnh được Báo VTC News đưa tin ngày 30/3/2017. Bài
báo ca ngợi sự hy sinh của người chị tên H vì thương em gái là P bị tai nạn trở thành
người tàn phế mà đã kết hôn với “em rể”. Theo như lời chị H thì đây là cách duy nhất để
chị có thể gánh vác việc gia đình, chăm sóc cho em gái suốt đời. Mặc dù xét về mặt đạo
đức thì chị H có trái tim nhân ái, giàu đức hy sinh nhưng dưới góc độ pháp luật, hành vi
của chị đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng của pháp luật HNGĐ Việt Nam
Phương hướng hoàn thiện pháp luật về kết hôn và kết hôn trái pháp luật
Pháp luật phải luôn phản ánh được bản chất khách quan của những mối quan hệ xã hội.
Trước sự thay đổi không ngừng của những mối quan hệ đó, pháp luật cũng phải nỗ lực
hoàn thiện mình để theo kịp và có giá trị điều chỉnh hợp lý. Vấn đề hoàn thiện pháp luật
nói chung cũng như hoàn thiện pháp luật Hôn nhân gia đình nói riêng luôn là mục tiêu
trọng tâm tại các cuộc họp của Ban chấp hành Trung ương Đảng và được ghi rõ trong các
văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa X, XI.. Trong xu thế phát triển của xã hội Việt
Nam hiện nay, có thể hoàn thiện pháp luật theo những phương hướng chủ yếu sau:
Phương hướng 1:
 Quan điểm tiếp cận vấn đề Hôn nhân và gia đình cần có sự điều chỉnh phù hợp với xu
thế lấy "quyền" là mục tiêu. Điều chỉnh pháp luật là để hỗ trợ, thúc đẩy quyền con người
trong hôn nhân gia đình được bảo đảm tốt hơn, phát triển hơn vì hạnh phúc của con
người, lấy con người làm trung tâm 13
Phương hướng 2:
 Hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật,
thể chế hóa các quan điểm chủ trương của Đảng về xây dựng chế độ hôn nhân gia đình
Việt Nam.
Phương hướng 3:
 Quan điểm xây dựng chế độ hôn nhân gia đình phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp
của dân tộc
Phần III: Kết luận:
Trong bối cảnh xã hội nước ta hiện nay, trước sự mở cửa hội nhập, giao thoa của nhiều
nền văn hóa, dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: chính trị, văn hóa, kinh
tế, xã hội, khoa học kỹ thuật... đã hình thành nên nhiều suy nghĩ và phong cách sống khác
nhau. Những quan điểm mới mẻ về tình yêu và hôn nhân đã làm ảnh hưởng không nhỏ
đến những quan niệm truyền thống về gia đình của người Việt Nam. Vấn đề kết hôn trái
pháp luật đang diễn ra ngày một phổ biến với những hình thức phong phú và phức tạp đã
gây ra những nhức nhối cho gia đình và xã hội. Qua việc nghiên cứu đề tài “Kết hôn trái
pháp luật và quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành”, ta có thể đánh giá được vấn đề
này trên nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Qua đó nhận thấy đây là một vấn đề pháp lý
quan trọng với đời sống xã hội và cần có sự quan tâm hơn nữa đối với vấn đề này. Gia
đình có bình đẳng, ổn định, hạnh phúc, bền vững thì các vấn đề giáo dục, kinh tế, văn hóa
xã hội mới có thể phát triển nhanh chóng. Để giải quyết được tình trạng này, bản thân
mỗi người – đặc biệt là những người đang muốn cùng nhau xây dựng một mái ấm đúng
nghĩa thì cần nhận thức sâu sắc hơn về việc kết hôn, về pháp luâ t để không phải gánh
chịu những hậu ̣ quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng không chỉ đến bản thân, gia đình mà
còn cả xã ̣ hôi. Nhưng để hạn chế việc này, không chỉ đòi hỏi ở một phía các chủ thể tham
gia vào mối quan hê hôn nhân mà còn cần phải kết hợp với viêc giáo dục, vận ̣ động,
tuyên truyền mọi người thực hiện đúng pháp luật đặc biệt là ở những nơi mà trình độ dân
trí còn kém. Kết hôn là môt việc rất thiêng liêng và cao quý, vì vậy, hãy là một người văn
minh, sáng suốt để có thể xây dựng môt gia đình hạnh phúc, một đất nước phát triển vững
mạnh
Tổng kết lại, luật hôn nhân và gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền
lợi và hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Qua việc điều chỉnh các quy định và
cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp, luật này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
quyền lợi của mọi bên. Tuy nhiên, để đáp ứng các thay đổi trong xã hội, luật hôn nhân và
gia đình cần được điều chỉnh và tương thích với các giá trị hiện đại và khuyến khích sự
công bằng và bình đẳng trong gia đình.

You might also like