You are on page 1of 39

CÂU HỎI ÔN TẬP

MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1. Trình bày khái niệm, đặc điểm của hôn nhân? Nêu các thuyết về bản chất pháp lý của
hôn nhân?
- Hôn nhân là QH vợ và chồng được xác lập từ thời điểm kết hôn đến trước thời điểm
chấm dứt hôn nhân
- Đặc điểm của hôn nhân:
+ Là quan hệ hôn nhân giữa 1 người đàn ông và 1 người phụ nữ
+ Có mục đích nhằm chung sống với nhau lâu dài và xây dựng gia đình
+ Dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng
+ Xác lập theo quy định của luật
- Bản chất của hôn nhân:
+ Hôn nhân là hợp đồng:
 Do HVPL đơn phương, ràng buộc giữa các bên tạo ra hậu quả pháp lý
+ Hôn nhân là định chế
 Tình trạng PL do các quy tắc chi phối được nhà làm luật đặt ra buộc các bên phải
thực hiện với nhau
 Không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích tư mà còn ảnh hưởng đến lợi ích công
+ Vừa có tính chất hợp đồng, vừa có tính chất định chế
+ Quan điểm của PLVN: Hôn nhân là QH vợ chồng sau khi kết hôn nên nó có tính chất
định chế
 Chế độ TS của vợ chồng sau khi kết hôn theo luật định
 Chế độ TS của vợ chồng theo thỏa thuận  bắt đầu ghi nhận năm 2014

2. Trính bày khái niệm và các chức năng xã hội cơ bản của gia đình (nêu định nghĩa gia
đình ở các góc độ pháp lý, xã hội)?
- Khoản 2 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình  định nghĩa pháp lý
- Gia đình là tế bào của XH, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường hình thành
và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc  định
nghĩa XH
- Chức năng XH cơ bản

3. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là gì? So sánh đặc điểm đối
tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình và của Luật dân sự?
- Đối tượng điều chỉnh là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các thành viên với
nhau ~ khá giống với luật dân sự
Luật Hôn nhân & gia đình Luật dân sự
Nội dung chính là các quyền và nghĩa vụ Nội dung chính là các quyền và nghĩa
về nhân thân vụ về tài sản
Các quyền và nghĩa vụ tài sản luôn gắn Các chủ thể chỉ có quyền và nghĩa vụ
liền với quyền và nghĩa vụ về nhân thân. về tài sản mà không có quan hệ nhân
Các quyền và nghĩa vụ về tài sản phát thân với nhau.
sinh, tồn tại hay chấm dứt phụ thuộc vào
các quyền và nghĩa vụ về nhân thân.
Các chủ thể không được tự thỏa thuận để Các chủ thể có thể thỏa thuận quyền và
thay đổi quyền và nghĩa vụ nghĩa vụ sao cho phù hợp với ý chí của
các bên
Mang tính chất lâu dài, bền vững và Tồn tại trong một thời gian nhất định và
không xác định được thời hạn trước xác định được trước ( tiêu biểu là hợp
đồng)
Quan hệ tài sản không mang tính chất Quan hệ tài sản mang tính chất hàng
đền bù ngang giá hóa, tiền tệ và đền bù ngang giá, tương
đương
Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt là Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt,...
sự kiện kết hôn, sinh đẻ, nuôi con nuôi, ly xuất phát từ các hành vi pháp lý do các
hôn,... bên tham gia thực hiện nhằm đạt được
lợi ích vật chất.
Yếu tố tình cảm và trạng thái huyết thống Thông thường yếu tố tình cảm không
đã gắn bó các chủ thể trong 1 quan hệ mang tính quyết định
pháp luật.

- Đặc điểm của luật hôn nhân và gia đình


+ Thứ nhất, Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ - là
hôn nhân một vợ một chồng
 Để đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, Luật Hôn nhân và gia đình
quy định: cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc cấm người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn
hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ (điểm c khoản 2
Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014). Hôn nhân là sự liên kết giữa một
người nam và một người nữ, do đó những người cùng giới tính không thể xác lập
quan hệ hôn nhân với nhau. Ngoài ra, đặc điểm này nói lên sự khác nhau cơ bản
giữa hôn nhân trong xã hội Việt Nam xã hội chủ nghĩa với hôn nhân đa thê trong
xã hội phong kiến.
+ Thứ 2, Hôn nhân là sự liên kết trên cơ sở tự nguyện của hai bên nam nữ
 Hai bên nam nữ có quyền tự mình quyết định việc kết hôn, không bị cưỡng ép,
không bị lừa dối và cũng không bị cản trở. Sau khi kết hôn, việc duy trì hay chấm
dứt quan hệ hôn nhân dựa trên sự tự nguyện của mỗi bên vợ, chồng.
+ Thứ 3, Nam nữ khi tham gia quan hệ hôn nhân được hoàn toàn bình đẳng
trước pháp luật
 Trong gia đình, mỗi bên vợ chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt.
Ngoài xã hội, với tư cách là công dân, mỗi bên vợ, chồng có đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ của công dân đã được Hiến pháp công nhận. Quyền bình đẳng giữa vợ
và chồng còn thể hiện trong việc không phân biệt vợ chồng là người Việt Nam
hay người nước ngoài, người thuộc dân tộc hoặc tôn giáo nào, quan hệ hôn nhân
của họ đều được tôn trọng và bảo vệ (khoản 2 Điều 2 Luật hôn nhân gia đình
năm 2014).
+ Thứ 4, mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là để cùng nhau
chung sống và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền
vững
 Do vậy, nếu nam nữ kết hôn là để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch
Việt Nam, quốc tịch nước ngoài, hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt
được mục đích khác mà không nhằm để chung sống và xây dựng gia đình thì gọi
là kết hôn giả tạo. Luật hôn nhân gia đình năm 2014 cấm kết hôn giả tạo (điểm a,
khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014).
+ Thứ 5, các bên tham gia quan hệ hôn nhân phải tuân thủ các quy định của
pháp luật
 Khi kết hôn, các bên phải tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký
kết hôn. Khi chấm dứt hôn nhân (do ly hôn, do vợ hoặc chồng chết, do vợ hoặc
chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết) phải dựa trên những căn cứ pháp lý được
pháp luật quy định.

4. Phân tích nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình
đẳng?
* Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ:
Căn cứ vào điểm b, khoản 1, điều 8 “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”. Hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ được hiểu là mỗi bên nam nữ được tự mình quyết định việc kết hôn.
Mọi hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối để kết hôn, cản trở việc kết hôn tự nguyện, tiến bộ đều bị
coi là vi phạm pháp luật. Khi vợ chồng đang chung sống hòa thuận, hạnh phúc thì không ai có
thể buộc họ ly hôn. Nhưng khi cuộc sống chung của vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và bản thân
vợ, chồng mong muốn được chấm dứt cuộc sống chung thì họ có quyền yêu cầu ly hôn. Việc kết
hôn dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ, việc ly hôn dựa trên thực chất quan hệ vợ chồng
không thể tiếp tục tồn tại.
* Nguyên tắc hôn nhân 1 vợ 1 chồng:
Căn cứ vào điểm c, khoản 2, điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
“Cấm các hành vi sau đây: … Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ”
Hôn nhân một vợ một chồng là vào thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân (thời điểm đăng ký kết
hôn), các bên kết hôn đang không có vợ hoặc có chồng. Có nghĩa là vào một thời điểm, một
người đàn ông chỉ có một người vợ, một người đàn bà chỉ có một người chồng.
Luật Hôn nhân và gia đình xây dựng trên nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhằm xóa bỏ
chế độ nhiều vợ của người đàn ông trong pháp luật thời kỳ phong kiến. Để đảm bảo hôn nhân
được xây dựng trên nguyên tắc một vợ, một chồng, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy
định: cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người đang có chồng, có vợ (điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
* Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng:
Căn cứ vào điều 17, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền,
nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công
dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.”.
Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng còn góp phần xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong
gia đình phong kiến, khẳng định quyền bình đẳng về mọi mặt giữa nam và nữ, góp phần vào sự
nghiệp giải phóng phụ nữ. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng còn thể hiện rõ quan điểm của Nhà
nước Việt Nam là không phân biệt dân tộc, tôn giáo, quốc tịch trong quan hệ hôn nhân. Khi đã
xác lập quan hệ vợ chồng, không phụ thuộc vào việc người tham gia quan hệ hôn nhân có dân
tộc gì, theo hoặc không theo tôn giáo, mang quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài, quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

5. Phân tích nguyên tắc nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ
em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp
đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hoá
gia đình?
6. Phân tích nguyên tắc hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo,
giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với
người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn
trọng và được pháp luật bảo vệ?
7. Phân tích nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các con?
- Nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 3, điều 2, Luật Hôn nhân và gia đình 2014, “Xây dựng gia
đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc,
giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.”
+ Nguyên tắc hướng đến việc không phân biệt đối xử giữa các con tức là trong quá trình
nuôi nấng, dạy dỗ, chăm sóc con cái, cha mẹ phải đối xử công bằng giữa các con của
mình, với con nuôi cũng như con đẻ, con gái cũng như con trai, con riêng cũng như con
chung, con ra đời tự nhiên cũng như con ra đời nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, con chưa
thành niên cũng như con đã thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực
hành vi dân sự,…
+ Không chỉ riêng lĩnh vực hôn nhân và gia đình, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội cũng đòi hỏi sự công bằng, không phân biệt đối xử trong mọi mối quan hệ, chẳng hạn
trong lĩnh vực lao động, ngoại giao, y tế, giáo dục,... Khi một người ý thức được việc
mình đang bị phân biệt đối xử, người đó sẽ nảy sinh tâm lý phản kháng, đòi hỏi được đối
xử bình đẳng, đồng thời có cảm giác ức chế và suy nghĩ tiêu cực về bản thân cũng như về
phía người đã phân biệt đối xử với mình. Cùng rất nhiều hệ quả xấu khác về mặt tâm lý
và hành vi sau này của người đó. Tương tự với việc cha mẹ phân biệt đối xử giữa các con
trong gia đình. Đứa trẻ dù ở độ tuổi nào, có thể phải hứng chịu những tổn thương tâm lý
nhất định, ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của trẻ và lối sống sau này khi đã
trưởng thành.
⇒ Chính vì vậy, việc đặt ra nguyên tắc “không phân biệt đối xử giữa các con” có ý nghĩa quan trọng
trong việc đảm bảo cho trẻ em lớn lên hoàn thiện và phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ lẫn nhân
cách.

8. Phân tích mối quan hệ giữa Luật hôn nhân và gia đình với Luật dân sự?
9. Kết hôn là gì? Ý nghĩa của các quy định về điều kiện kết hôn trong Luật hôn nhân và
gia đình?
- Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau về mặt pháp lý theo quy định
của PL về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn
- Kết hôn là giao dịch mang tính pháp lý, không phải là giao dịch có ý nghĩa vật chất hoặc
tôn giao
10. Phân tích các điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014?
Tại Điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về điều kiện kết hôn như sau:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm
a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Thứ nhất, về độ tuổi kết hôn
- Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu nam, nữ được phép kết hôn mà không quy định tuổi tối
đa.

- Quy định này trước hết xuất phát từ cơ sở khoa học. Các nghiên cứu trong lĩnh vực y học đã
chỉ rõ phải đạt đến độ tuổi này nam, nữ mới phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý. Do vậy, họ
có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ. Đồng thời, họ cũng đủ trưởng
thành để thực hiện các nghĩa vụ của người làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ; cùng nhau
chia sẻ gánh vác các công việc gia đình...Vì thế, quy định về tuổi kết hôn này góp phần tạo
dựng lên những cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền vững.
- - Quy định này còn dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán và truyền thống,
văn hóa của dân tộc. Điều này giải thích rõ vì sao tuổi kết hôn trong pháp luật của các quốc
gia trên thế giới có sự khác nhau.

- - Quy định về độ tuổi kết hôn tối thiểu đối với nữ theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thể
hiện sự thống nhất và đồng bộ vớI các quy định trong hệ thống pháp luật. Theo quy định của
Bộ luật Dân sự năm 2015, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi.
Vì vậy, quy định về độ tuổi kết hôn theo Luật hôn nhân gia đình còn thể hiện sự thống nhất và
đông bộ với các quy định trong hệ thống pháp luật.

- - Cách tính tuổi: Với quy định về tuổi kết hôn theo pháp luật hiện hành, để tính tuổi kết hôn
phải dựa vào cách tính tuổi tròn. Nghĩa là, chỉ coi là đủ tuổi kết hôn khi nam tròn 20 tuổi và nữ
phải tròn 18 tuổi. Ví dụ: Nam sinh ngày 1-2-1992 thì đến ngày 1-2-2012 là đủ tuổi kết hôn.
Như vậy từ ngày này trở đi, họ mới được phép kết hôn.

- - Trên thực tế, vẫn có những trường hợp nam nữ lấy vợ lấy chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn
theo quy định của pháp luật. Hiện tượng này được gọi là tảo hôn. Như vậy cần phải hiểu rằng
tảo hôn không chỉ là việc nam nữ kết hôn trước tuổi luật định mà còn bao gồm cả trường hợp
nam nữ chung sống như vợ chồng trước tuổi luật định. Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Luật hôn
nhân gia đình , “tảo hôn” được xác định là một trong các hành vi bị cấm. Vì vậy, kết hôn trước
tuổi luật định sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ 2, về ý chí tự nguyện
Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết
định” (Điểm b khoản 1 Điều 8).

- Tự nguyện trong kết hôn trước hết phải thể hiện bằng ý chí chủ quan của người kết hôn. Hai bên nam,
nữ yêu thương nhau và tự mình quyết định xác lập quan hệ hôn nhân nhằm mục đích xây dựng gia
đình. Ý chí này của mỗi bên nam, nữ không bị tác động bởi một bên hoặc của người thứ ba.

- Tự nguyện kết hôn còn thể hiện bằng dấu hiệu khách quan. Người kết hôn phải bày tỏ mong muốn
được kết hôn với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua hành vi đăng ký kết hôn. Vì
thế, khi đăng ký kết hôn yêu cầu phải có mặt của hai bên nam, nữ.

- Quyền kết hôn là quyền gắn liền với nhân thân của mỗi cá nhân. Do vậy việc kết hôn phải do người
kết hôn tự nguyện quyết định. Tự nguyện kết hôn là đảm bảo để quan hệ hôn nhân được xác lập phù
hợp với lợi ích của người kết hôn, là cơ sở để xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc và bền vững. Vì
thế, Luật Hôn nhân và gia đình không quy định việc đại diện trong kết hôn đồng thời cấm hành vi
cưỡng ép, lừa dối, cản trở việc kết hôn làm cho việc kết hôn không đảm bảo sự tự nguyện
*) Thứ 3, về năng lực của người muốn kết hôn
Điểm c khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn phải là người
không bị mất năng lực hành vi dân sự.

Theo quy định theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi một người do bị bệnh tâm thần
hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi trên cơ
sở kết luận của tổ chức giám định. Như vậy, tại thời điểm kết hôn mà một người có quyết định của Tòa
án tuyên bố người đó là người mất năng lực hành vi dân sự thì không đủ điều kiện kết hôn.
Quy định này đảm bảo tính logic với quy định về sự tự nguyện kết hôn. Bởi vì, người mất năng lực
hành vi dân sự thì không thể tự nguyện bày tỏ ý chí trong việc kết hôn. Do vậy, việc chuyển hóa từ một
điều cấm thành một yêu cầu đối với người kết hôn là thể hiện rõ tính nhân văn của điều kiện kết hôn
này.

Thực tiễn đời sống hôn nhân và gia đình cho thấy, nhiều trường hợp người mắc bệnh tâm thần hoặc các
bệnh khác không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, tuy nhiên không có yêu cầu Tòa án
tuyên người đó là người mất năng lực hành vi dân sự. Vì thế, họ vẫn đủ điều kiện kết hôn, trong khi đó
việc kết hôn này có thể ảnh hưởng đến lợi ích của người kết hôn cũng như gia đình và xã hội. Vì vậy,
cần phải có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật cũng như ý thức tôn trọng
quyền tự do kết hôn của cá nhân để mọi người tự giác thực hiện, tránh tình trạng quy định điều kiện chỉ
mang tính chất hình thức.
*) Thứ 4, về sự khác biệt giới tính
Theo khoản 2 điều 8 Luật hôn nhân gia đình quy định : “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa
những người cùng giới tính”. Đây là một trong những điểm khác biệt với luật hôn nhân gia đình năm
2000. Bộ luật này năm 2000 quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Tuy nhiên với sự
phát triển của thế giới về mọi mặt, Việt Nam cũng đã có những bước chuyển mình theo sự phát triển
đó. Tuy nhiên, chúng ta chỉ không thừa hận kết hôn giữa những người cùng giới chứ không hoàn toàn
chấp nhận hay cấm đoán.
*) Thứ 5, về các trường hợp cấm kết hôn
Pháp luật quy định các trường hợp cấm kết hôn là nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ,
một vợ, một chồng; giữ gìn thuần phong mỹ tục của người Việt Nam đối với đời sống hôn nhân và gia
đình, góp phần duy trì và bảo tồn nòi giống, thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Theo quy định tại
khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình , việc kết hôn bị cấm trong các trường hợp sau:

+ Cấm kết hôn giả tạo. Quy định điều cấm thể hiện rõ thái độ của Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền
tự do kết hôn của cá nhân, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc.

+ Cấm kết hôn đối với người đang có vợ, có chồng hoặc cấm người chưa có vợ, có chồng kết hôn với
người đang có vợ, có chồng.

Người đang có vợ, có chồng là người đang tồn tại một quan hệ hôn nhân được Nhà nước thừa nhận.
Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13, các trường hợp được coi là
đang có vợ, có chồng bao gồm:

- Người đã kết hôn theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và quan hệ hôn nhân đó
vẫn đang tồn tại (chưa chấm dứt hôn nhân do sự kiện ly hôn, hoặc một bên chết hay một bên có quyết
định của Tòa án tuyên bố là đã chết);

- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 3/01/1987 và đang chung sống như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn. Theo quy định tại Điều 131 Luật hôn nhân gia đình năm
2014:“Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp
luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”.
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này thì đối với
trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3/01/1987 không đăng ký kết hôn
nhưng tuân thủ các điều kiện kết hôn thì vẫn được thừa nhận là vợ chồng.

Như vậy, chỉ những người chưa có vợ, có chồng hoặc đã có vợ, có chồng nhưng hôn nhân trước đã
chấm dứt thì mới được phép kết hôn. Nếu người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc
người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng thì việc kết hôn đó là trái
pháp luật. Quy định điều cấm này nhằm bảo vệ nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng, góp phần xây
dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Quy định điều cấm này còn góp phần xóa bỏ chế độ đa thê, giải
phóng và nâng cao vị thế của người phụ nữ trong xã hội.

Quy định về cấm kết hôn đối với người đang có vợ, có chồng được dự liệu từ rất sớm (ngay từ đạo luật
đầu tiên về hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta - Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, việc cấm kết
hôn này đã được ghi nhận). Từ đó đến nay, trong các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình qua
các thời kỳ, điều cấm này luôn luôn là một quy định buộc người kết hôn phải tuân thủ. Tuy nhiên, thực
tiễn cho thấy tình trạng vi phạm điều cấm vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước và ngày một
có diễn biến phức tạp hơn. Điều đáng lo ngại là tình trạng vi phạm ngày một tinh vi hơn, làm ảnh
hưởng đáng kể đến quyền lợi của những người có quyền lợi liên quan cũng như tác động không tốt đến
đời sống hôn nhân và gia đình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, tuy nhiên cần phải nhấn
mạnh rằng một trong những nguyên nhân đáng kể làm cho tình trạng vi phạm ngày một gia tăng đó
chính là việc xử lý tình trạng vi phạm chưa nghiêm minh cho nên việc phòng ngừa vi phạm kém hiệu
quả.

Do vậy, để nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng được bảo đảm thì cần phải làm tốt hơn nữa việc
kiểm tra các quy định về điều kiện kết hôn thông qua thủ tục đăng ký kết hôn và xử lý nghiêm minh
các trường hợp vi phạm.

+ Cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong
phạm vi ba đời.

- Những người có cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người
này sinh ra người kia kế tiếp nhau (Xem khoản 17 Điểu 3 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm
2014). Ví dụ như cha mẹ với con, ông bà với các cháu.

- Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ
nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con
chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Vì vậy, cấm kết hôn giữa những người có họ trong
phạm vi ba đời được xác định cụ thể như sau: cấm kết hôn giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha
khác mẹ, cùng mẹ khác cha; cấm kết hôn giữa bác ruột, chú ruột, cậu ruột với các cháu gái, bác ruột, cô
ruột, dì ruột với các cháu trai và cấm kết hôn giữa anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì
với nhau.

Việc cấm kết hôn giữa những người có mối liên hệ huyết thống trong phạm vi trên là hoàn toàn phù
hợp. Quy định này góp phần duy trì và bảo tồn nòi giống, giúp gia đình thực hiện tốt chức năng sinh
đẻ, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Bởi vì, dựa trên kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y học,
các nhà khoa học đã chỉ rõ, việc kết hôn gần gũi về huyết thống trong phạm vi trực hệ hoặc ba đời sẽ để
lại nhiều di chứng cho thế hệ đời sau. Thế hệ con cái của những cuộc hôn nhân này thường hay mắc
các bệnh về nhiễm sắc thể, tỷ lệ tử vong sau sinh cao. Điều này là nguyên nhân làm suy giảm giống
nòi, ảnh hưởng đến chất lượng dân số.

Thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay, việc kết hôn giữa những người có quan hệ gần gũi về huyết
thống trong phạm vi luật cấm vẫn còn tiếp diễn ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đáng báo động
là tình trạng trên không được ngăn chặn có thể đe dọa dẫn đến sự diệt vong của một số dân tộc hiện
đang có số dân dưới 1.000 người. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là
do các hủ tục lạc hậu của đồng bào các dân tộc thiểu số. Vì thế, để giảm thiểu tình trạng này cần phải
phát huy tốt hơn nữa việc xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu đối với đời sống hôn nhân và gia
đình.

+ Cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha
chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Ngoài việc cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trực hệ hoặc giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 còn cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con
nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha
dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Trái lại với quan điểm cho rằng, việc quy
định điều cấm này là không cần thiết. Do đó, ngay cả khi giữa những người có mối liên hệ trực hệ
không gắn kết bởi tính huyết thống vẫn bị cấm kết hôn. Đây là quy định điều cấm phù hợp với đạo đức,
văn hóa của người Việt Nam. Do vậy, quy định điều cấm góp phần bảo vệ những nét đẹp mang giá trị
văn hóa, truyền thống của người Việt Nam đối với đời sống , hôn nhân và gia đình, đồng thời góp phần
ổn định các quan hệ hôn nhân và gia đình.

11. Cưỡng ép kết hôn là gì? Phân tích dấu hiệu pháp lý của cưỡng ép kết hôn?
Căn cứ khoản 9, điều 3, Bộ luật HN&ĐG 2014:
“Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc
hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.”
Biểu hiện dưới nhiều hình thức:
- Uy hiếp về tinh thần: Người thực hiện hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,
danh dự của người kết hôn làm cho người này rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ nên buộc phải
kết hôn trái với ý muốn của họ. Ví dụ, một trong hai bên người kết hôn đe dọa sẽ tiết lộ những
thông tin bí mật của người kết hôn nhằm hạ nhục, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người kết
hôn làm họ lâm vào trạng thái lo sợ nên phải kết hôn trái với ý muốn của họ.
- Hành hạ, ngược đãi: Thực hiện các hành vi đối xử một cách tồi tệ đối với người kết hôn, làm
cho người kết hôn đau đớn về thể chất lẫn tinh thần đến mức không thể chịu đựng nên quyết
định phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Ví dụ, cha mẹ thực hiện hành vi đánh đập, nhiếc móc
con khiến con không thể chịu đựng nên phải kết hôn trái với ý muốn.
- Yêu sách của cải: Yêu sách của cải là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là
điều kiện để kết hôn (Xem khoản 12 Điểu 3 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014). Ví
dụ, cha mẹ của người con trai vì tham lợi nên buộc người con trai phải cưới một cô gái có nhiều
của hồi môn mặc dù người con trai không mong muốn kết hôn với cô gái đó.
Như vậy, cưỡng ép kết hôn có thể là hành vi của một trong hai bên kết hôn hoặc hành vi của
người thứ ba buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Thông thường, người thứ ba
thực hiện hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với ý muốn của họ là những người có mối
liên hệ nhất định với người kết hôn. Ví dụ, giữa người kết hôn với người thực hiện hành vi
cưỡng ép kết hôn có mối liên hệ huyết thống (cha, mẹ, ông, bà, anh, chị, em hay con của người
kết hôn...).
Người thứ ba cũng có thể là người mà người kết hôn có sự lệ thuộc trong công tác, ví dụ như
giám đốc, thủ trưởng đơn vị của người kết hôn…

12. Lừa dối kết hôn là gì? Phân tích dấu hiệu pháp lý của lừa dối kết hôn?
- Luật HN&GĐ ko có định nghĩa cụ thể về hành vi lừa dối kết hôn. Theo khoản 3 Điều 2 Thông
tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định “ Lừa dối kết hôn quy định
tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật HN&GĐ là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ 3
nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì
bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn”
- Dấu hiệu pháp lý:
- Nguyên tắc xử lý:
Việc kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối kết hôn sẽ bị Toà án có thẩm quyền xem xét và huỷ
việc kết hôn trái pháp luật đó.
Tuy nhiên, huỷ kết hôn trái pháp luật do lừa dối kết hôn gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
sống của hai người kết hôn trái pháp luật và con cái của họ.
Vì vậy, khi xử lý các trường hợp trên, Toà án phải điều tra làm rõ hành vi vi phạm, mức độ vi
phạm cũng như hoàn cảnh vi phạm.Đặc biệt là phải xem xét và đánh giá thực chất quan hệ tình
cảm giữa hai người từ khi kết hôn cho đến nay, từ đó toà án có quyết định xử lý đúng đắn, bảo
đảm thấu tình đạt lý.
+ Quyền yêu cầu hủy hôn:
Theo Điều 10 Luật hôn nhân gia đình 2014:
“1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có
quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa
án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của
Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu
cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d
khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám
hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ
quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn
trái pháp luật.”
Như vậy, đối với trường hợp kết hôn do bị lừa dối, người bị lừa dối có quyền yêu cầu Tòa án
hủy việc kết hôn trái pháp luật.Hoặc nếu không thể tự mình thực hiện, người bị lừa dối có thể đề nghị
cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp những cá nhân, tổ chức khác phát hiện có dấu hiệu lừa dối kết hôn thì có thể đề nghị
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ để
các cơ quan này yêu Tòa án tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật.
+ Hậu quả pháp lý:
Về quan hệ nhân thân
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật hôn nhân gia đình 2014, khi việc kết hôn trái pháp
luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
Trong trường hợp các bên không tuân theo quy định ấy và vẫn duy trì quan hệ như vợ chồng
thì:
● Nếu cả hai bên tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân một cách tự nguyện, thì coi như không còn sự
cưỡng ép hoặc lừa dối.
● Hai bên có thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. ( Nếu không đăng kí
kết hôn lại, hai bên rơi vào tình trạng chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn,
đây là trường hợp mà pháp luật không cấm nhưng cũng không khuyến khích.)
Nếu một trong hai bên hoặc người thứ ba tiếp tục tiếp tục cưỡng ép bên kia duy trì quan hệ như
vợ chồng trái với ý chí của bên kia, thì người cưỡng ép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc
xử lý hình sự.
Về quan hệ tài sản
Theo quy định của pháp luật, quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên khi việc kết
hôn bị hủy do bị lừa dối được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật HN&GĐ.
“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa
thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc
nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu
nhập.”
Như vậy, sau khi việc kết hôn bị hủy, tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu của người
đó. Tài sản chung được chia theo thoả thuận.
Nếu không thoả thuận được, thì hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.Toà án giải quyết có
tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và các
con.
Vì không có quan hệ vợ chồng, không có cơ sở để xác lập quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng giữa hai
bên trong trường hợp một bên lâm vào cảnh sống túng thiếu sau khi hôn nhân bị huỷ.
Về quan hệ giữa cha, mẹ và con
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Hôn nhân gia đình 2014, khi việc kết hôn trái pháp
luật do lừa dối bị huỷ, thì quyền lợi của con cái được giải quyết như khi ly hôn.Theo đó, cha mẹ vẫn
tiếp tục có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã
thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng đồng thời có
quyền thăm nom con,…
Trường hợp cha mẹ tiếp tục chung sống như vợ chồng thì các vấn đề cấp dưỡng có thể không
đặt ra nếu không có yêu cầu, cả hai bên cùng trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con, tạo điều kiện tốt
nhất về mọi mặt cho con.

13. Khái niệm kết hôn giả tạo? Xử lý đối với việc kết hôn giả tạo?
Khoản 11 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Kết hôn giả tạo là việc lợi
dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài;
hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích
xây dựng gia đình.”
Hậu quả pháp lý đối với kết hôn giả tạo là huỷ kết hôn trái pháp luật và được quy định tại Điều
12 Luật HN&GĐ:
“Điều 12. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ
chồng.
2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha,
mẹ, con khi ly hôn.
3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều
16 của Luật này.”
Ngoài hậu quả trên, việc kết hôn giả tạo có thể chịu chế tài hành chính theo điểm d khoản 2 Điều
59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một
chồng
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch
nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không
nhằm mục đích xây dựng gia đình;”

14. Kết hôn trái pháp luật là gì?


- Khái niệm kết hôn trái pháp luật:
Căn cứ theo khoản 6, điều 3, Luật HN&GĐ 2014 “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã
đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện
kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.”
* Các điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, bao gồm:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các
điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Theo quy định trên, kết hôn trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật. Kết hôn trái pháp luật là
việc kết hôn có đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng ở thời điểm kết hôn một
hoặc cả hai bên tham gia việc kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn do luật định (vi phạm về độ tuổi,
vi phạm về sự tự nguyện, bị mất năng lực hành vi dân sự hay thuộc các trường hợp bị cấm..)

15. So sánh giữa kết hôn trái pháp luật và đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền?
- Phân biệt:
Kết hôn trái pháp Đăng ký kết hôn không đúng
thẩm quyền
Khái niệm Là việc nam và nữ đã đăng ký
kết hôn tại cơ quan nhà nước có Là nam, nữ đủ điều kiện kết hôn
theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia
thẩm quyền nhưng một bên nam
hoặc nữ hoặc cả hai bên vi phạm đình năm 2014 nhưng lại đăng ký
điều kiện kết hôn được pháp luật kết hôn tại cơ quan nhà nước
về hôn nhân và gia đình quy không có thẩm quyền đăng ký kết
định. hôn theo quy định pháp luật.

Xử lý vi
phạm – Huỷ việc kết hôn trái pháp luật – Cơ quan nhà nước có thẩm
theo quy định pháp luật quyền thu hồi và huỷ bỏ Giấy
chứng nhận kết hôn không được
đăng ký đúng thẩm quyền theo quy
Theo quy định tại Điều 11 Luật
định của Luật Hộ tịch năm 2014.
Hôn nhân và gia đình năm 2014,
việc xử lý kết hôn trái pháp luật
được thực hiện bởi cơ quan Toà Khác với việc Huỷ kết hôn trái
án theo quy định của luật Hôn pháp luật, Toà án không phải là cơ
nhân và gia đình và pháp luật về quan có thẩm quyền xử lý vi phạm
Tố tụng dân sự. Theo đó, Toà án kết hôn không đúng thẩm quyền.
khi nhận được yêu cầu và thụ lý, Theo quy định tại Điều 69 Luật Hộ
giải quyết, xét thấy việc kết hôn tịch năm 2014, cơ quan có thẩm
đó là trái pháp luật thì Toà án sẽ quyền thu hồi và huỷ bỏ Giấy
ra Quyết định huỷ bỏ kết hôn trái chứng nhận kết hôn không đăng ký
pháp luật. Sau khi Toà án có đúng thẩm quyền là Uỷ ban nhân
Quyết định thì phải gửi Quyết dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc
định đó về cơ quan đã thực hiện trung ương hoặc Uỷ ban nhân dân
đăng ký kết hôn trái pháp luật cấp quận/ huyện. Tuỳ vào từng
ghi vào Sổ hộ tịch của địa trường hợp cụ thể sau:
phương.
+ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/ thành
Trong trường hợp khi Toà án có phố trực thuộc trung ương có thẩm
Quyết định huỷ kết hôn trái pháp quyền thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ hộ
luật mà các bên nam, nữ đã có tịch ( Giấy chứng nhận kết hôn) do
đủ điều kiện kết hôn theo quy Uỷ ban nhân dân cấp quận/ huyện
định của Luật Hôn nhân và gia cấp trái quy định của pháp luật;
đình hiện hành và hai bên có yêu
cầu công nhận quan hệ hôn nhân
+ Uỷ ban nhân dân cấp quận/
thì Toà án công nhận hôn nhân
huyện có thẩm quyền thu hồi và
đó.
hủy bỏ giấy tờ hộ tịch ( Giấy
chứng nhận kết hôn) do Uỷ ban
– Xử phạt vi phạm hành chính nhân dân cấp xã/ phường cấp trái
hoặc truy cứu trách nhiệm hình quy định của pháp luật.
sự.
Theo quy định trên thì thẩm quyền
Việc kết hôn trái pháp luật ngoài thu hồi, huỷ bỏ Giấy chứng nhận
việc bị Toà án tuyên bố Huỷ kết kết hôn được cấp không đúng
hôn trái pháp luật, người vi thẩm quyền thì Uỷ ban nhân dân
phạm còn bị xử phạt vi phạm cấp trên thu hồi Giấy chứng nhận
hành chính hoặc bị truy cứu kết hôn do Uỷ ban cấp dưới cấp
trách nhiệm hình sự. Tuỳ vào sai thẩm quyền.
mức độ vi phạm thì người vi
phạm phải nộp phạt hành chính
– Yêu cầu hai bên thực hiện lại
theo quy định tại Nghị định số
việc đăng ký kết hôn tại cơ quan
110/2013/NĐ-CP và Nghị định
nhà nước thẩm quyền cấp Giấy
số 167/2013/NĐ-CP. Theo đó,
chứng nhận đăng ký kết hôn.
người vi phạm phải nộp phạt từ
500.000 đồng đến 20.000.000
đồng. Sau khi bị thu hồi và huỷ bỏ Giấy
chứng nhận kết hôn được cấp sai
thẩm quyền thì hai bên buộc phải
Bên cạnh đó, một số hành vi kết
đến cơ quan nhà nước có thẩm
hôn trái pháp luật sẽ bị truy cứu
quyền để đăng ký kết hôn lại. Việc
trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn
đăng ký kết hôn lại tại đúng cơ
như vi phạm về độ tuổi kết hôn,
quan có thẩm quyền thì vẫn được
trong trường hợp khi kết hôn trái
tính thời gian kể từ ngày đăng ký
pháp luật, người chồng đã đủ
kết hôn thể hiện trên Giấy chứng
tuổi kết hôn còn người vợ chưa
nhận kết hôn cũ đã bị thu hồi, huỷ
đủ 16 tuổi và đã có giao cấu với
bỏ. Quy định này được pháp luật
nhau thì người chồng có thể bị
ban hành để đảm bảo quyền, lợi
truy cứu trách nhiệm hình sự về
ích hợp pháp và một số vấn đề
Tội giao cấu với trẻ em theo quy
khác có liên quan đến thời kỳ hôn
định tại Điều 115 Bộ luật hình sự
nhân.
năm 2015, sửa đổi bổ sung năm
2017. Đối với vi phạm về tự
nguyện kết hôn thì người vi
phạm có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về Tội cưỡng ép
hoặc cản trở hôn nhân tiến bộ, tự
nguyện theo quy định tại Điều
146 Bộ luật hình sự năm 2015,
sửa đổi bổ sung năm 2017.

16. Huỷ kết hôn trái pháp luật là gì? Hậu quả của huỷ kết hôn trái pháp luật?
- Hủy việc kết hôn trải pháp luật là biện pháp chế tài được áp dụng đối với trường hợp kết hôn trái
pháp luật, thể hiện thải độ của Nhà nước về việc không thừa nhận giá trị pháp lý của quan hệ
hôn nhăn.
- Theo quy định của pháp luật, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Khi Tòa án ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Giấy chứng nhận kết hôn mà hai bên
được cấp trước đó không có giá trị pháp lý. Do đó, hai bên nam nữ không phải là vợ chồng của
nhau, họ buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật. Vì vậy, Tòa án phải
gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ bản sao quyết định của
Tòa án về hủy việc kết hôn trái pháp luật để cơ quan này ghi vào Sổ hộ tịch.
- Hệ quả pháp lý
+ Về QH nhân thân giữa hai bên không có quan hệ
+ Về con chung giải quyết như TH ly hôn
+ Về tài sản: giải quyết như TH nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết
hôn
 Kết hôn trái PL = k đăng kí kết hôn thì không phát sinh quan hệ vợ chồng  Giải
quyết theo quy tắc của LDS
 Trong TH giải quyết thì xem xét cả yếu tố lao động trong gia đình, phải đảm bảo quyền
lợi của người phụ nữ và con
+ Xử lí hành chính hình sự: Đ181-184; NĐ 82/2020/NĐ=CP

17. Người có quyền yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật? Tại sao Viện kiểm sát không có
quyền yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật?
- Điều 10 Luật HNGĐ
- Về người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luậtBộ luật Tố tụng dân sự năm 2004
không quy định quyền khởi kiện vụ án dân sự, nên Viện kiểm sát nhân dân không có quyền yêu
cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
18. Khái niệm, đặc điểm của chung sống như vợ chồng? So sánh chung sống như vợ chồng
với quan hệ hôn nhân hợp pháp?
- Là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng  quan hệ vợ chồng
không có đăng kí kết hôn, được mặc định giữa 2 người khác giới tính
- Đặc điểm
+ Quan hệ: không có mối liên hệ pháp lý của vợ chồng  k1 điều 14
+ Về tài sản: không có tài sản chung hợp nhất (nghĩa vụ tài sản được xác lập nhằm đáp
ứng các nhu cầu thiết yếu của gđ
+ Quan hệ giữa 2 người chung sống với nhau như vợ chồng với người thứ 3: các giao dịch mà
người t3 xác lập chịu sự chi phối của luật chung (trách nhiệm liên đới nếu bày tỏ rõ ý chí về việc
thiết lập tình trạng liên đới hoặc PL có quy định)
19. Hậu quả pháp lý của chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn?
20. Trình bày nội dung quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng?
Các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng được Luật Hôn nhân và gia đình quy định tại
các điều từ 17 đến 23:
- Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng và bảo vệ quyền và nghĩa vụ nhân thân
của vợ và chồng (Điều 17,18): Vợ chồng phải cùng nhau chia sẻ công việc gia đình. Mỗi bên vợ,
chồng phải nhận thức và hành động đúng pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình. Xóa bỏ định kiến
giới và tình trạng phân công lao động truyền thống là lao động việc nhà thuộc về phụ nữ.
- Tình nghĩa vợ chồng và lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng (Điều 19, 20): Vợ chồng
phải chung sống với nhau để có thể thực hiện tốt nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, quan tâm, chăm
sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Tuy nhiên, tùy hoàn cảnh
của mỗi cặp vợ chồng mà họ có thể thỏa thuận về việc sống chung hay sống riêng. Trong trường hợp vì
lý do nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do
chính đáng khác thì vợ, chồng có thể không sống chung với nhau.
- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ,
chồng (Điều 21, 22): Sự tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau giữa vợ và chồng thể hiện ở
hành vi, cách xử sự và thái độ của họ đối với nhau. Đó là việc giữ gìn danh dự, uy tín, nhân phẩm cho
nhau, lắng nghe ý kiến của nhau, quan tâm, động viên lẫn nhau... Mọi hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc
phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm giữa vợ và chồng bị nghiêm cấm. Hiện nay, tình trạng bạo lực gia
đình xảy ra tương đối phổ biến trong các gia đình mà nạn nhân có thể là vợ hoặc chồng. Bạo lực giữa
vợ và chồng đã vi phạm quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng. Đây là nguyên nhân chính dẫn
đến tình trạng ly hôn hiện nay.
- Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội (Điều 23): Đây là những quyền cơ bản của mỗi cá nhân trong xã hội, phục vụ cho nhu cầu sống,
phát triển lành mạnh, tích cực của mỗi cá nhân. Khi chưa kết hôn và đã là người trưởng thành chúng ta
dễ dàng hơn khi có thể tự quyết định những vấn đề của mình. Tuy nhiên, khi đã có gia đình với những
sự ràng buộc của trách nhiệm, những lo toan, tính toán không chỉ cho mình mà cả người vợ/chồng và
các thành viên khác, mọi lựa chọn đều cần có sự ủng hộ, giúp đỡ của người còn lại. Đặc biệt là đối với
người phụ nữ, ngay cả khi giá trị bình đẳng đã trở thành quyền được pháp luật bảo vệ và quy định thì
khi trở thành người có gia đình – với thiên chức làm vợ, làm mẹ, họ đều dễ gặp phải những cản trở khi
thực hiện những quyền trên của mình.

21. Vợ, chồng có quyền đại diện cho nhau trong những trường hợp nào?
22. Nêu khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của chế độ tài sản của vợ chồng?
- KN: Là tập hợp các quy tắc được xây dựng để điều chỉnh QHTS phát sinh giữa vợ chồng, bao
gồm các vấn đề xác lập quan hệ tài sản phát sinh giữa vợ chồng, sự phân định tài sản chung, tài sản
riêng, nghĩa vụ tài sản chung và tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng liên quan đến khối tài sản này và việc phân chia tài sản này như thế nào khi chấm dứt quan
hệ tài sản giữa họ
=> CĐTS của vợ chồng là các quy định điều chỉnh về QHSH tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản
của vợ chồng trong quá trình thực hiện quan hệ HNGĐ
- ý nghĩa
 Định hướng cho xử sự của vợ chồng cho QHTS phát sinh giữa họ
 Định hướng cho người t3 biết được các quyền lợi của mình khi xác lập các giao dịch với vợ
chồng từ đó gián tiếp đóng góp vào sự bình ổn trong việc xác lập các gia dịch KT, XH
 Cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng
23. Phân tích các nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng?
Căn cứ Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“ Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp
pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường”
Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ tài sản của vợ chồng
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản chung
- Bình đẳng là sự ngang hàng về mặt nào đó bao gồm các quan hệ trong quan hệ xã hội, không
có ai hơn ai về quyền, nghĩa vụ, địa vị pháp lý.
- Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp như chủ thể có quyền
đối với tài sản.
- Sử dụng là việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
- Định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, quyền tiêu dùng
hoặc tiêu hủy tài sản.
- Tạo lập tài sản là làm ra tài sản như lao động có thu nhập.
2. Không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập
Điều này cho thấy lao động trong gia đình (công việc nội trợ, chăm sóc con cái…) phần lớn do
người phụ nữ thực hiện đã được pháp luật ghi nhận một cách công bằng, bình đẳng với lao động
tạo ra thu nhập bên ngoài xã hội. Nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn phát triển của
xã hội Việt Nam cũng như thế giới trong bối cảnh bình đẳng giới luôn là vấn đề được quan tâm,
đặt ra trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là ở trong gia đình.

Nguyên tắc bảo đảm nhu cầu thiết yếu


Theo đó dù vợ, chồng áp dụng chế độ tài sản nào, có tài sản chung hay không thì việc đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của gia đình vẫn là trách nhiệm của cả hai bên vợ chồng. Bởi nhu cầu thiết yếu
giúp duy trì và bảo đảm sự bền vững trong gia đình.
- Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và
nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình. Tùy
theo từng kiểu gia đình mà mỗi gia đình sẽ có những nhu cầu tối thiểu khác nhau. Ví dụ nhu cầu của
gia đình ở nông thôn sẽ khác với nhu cầu của gia đình ở thành phố.
- Nhu cầu không thiết yếu là nhu cầu không bắt buộc phải có, nếu không đáp ứng được nhu cầu
đó thì cũng không ảnh hưởng đến đời sống chung của gia đình. Ví dụ nhu cầu đổi một chiếc
quạt gió thành chiếc điều hòa.
Nguyên tắc này khẳng định sự ngang nhau về trách nhiệm của vợ chồng đối với gia đình, khắc
phục việc ỷ lại cho đối phương, thiếu trách nhiệm với gia đình.
Nguyên tắc bảo đảm lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, thành viên khác trong gia đình và người
khác
Theo đó, quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác được pháp luật bảo
vệ. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng dù theo chế độ tài sản nào mà xâm
phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác cũng sẽ phải bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: Vợ hoặc chồng sử dụng chiếc máy tính là tài sản chung của cả gia đình (bao gồm phần sở
hữu của cha và mẹ) mà làm hư hỏng máy tính thì phải bồi thường cho cha mẹ.
Đây là nguyên tắc quan trọng xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà gây thiệt hại cho người khác hoặc các thành viên
gia đình.

24. Phân tích điều kiện có hiệu lực của thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng?
a. Về thời điểm xác lập
- Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng được xác lập trước khi đăng ký kết hôn. Tuy được
lập trước khi kết hôn, nhưng thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng lại có hiệu lực kể từ ngày
đăng ký kết hôn hay thời điểm họ trở thành vợ chồng hợp pháp. Bắt đầu từ thời điểm đó, mọi
vấn đề về tài sản của vợ chồng được thực hiện theo thỏa thuận.
● Lưu ý:
Trong trường hợp nam nữ đã xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng nhưng sau đó
không đăng ký kết hôn thì thỏa thuận đó sẽ không có giá trị pháp lý.
Thỏa thuận này sẽ hết hiệu lực trong trường hợp vợ, chồng ly hôn trên thực tế hoặc trường hợp
vợ chồng thỏa thuận thay đổi tài sản theo thỏa thuận sang chế độ tài sản theo luật định.
b. Về chủ thể
Nếu như trong các giao dịch dân sự thông thường, các bên tham gia ký kết thỏa thuận có thể là cá nhân,
pháp nhân hoặc tổ chức thì trong thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng lại khác, hai bên tham gia
ký kết chỉ có thể là cá nhân và thỏa thuận này chỉ có thể phát sinh hiệu lực khi hai bên sẽ có quan hệ
hôn nhân hợp pháp, tức là họ sẽ làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặt
khác, theo quy định tại Điều 8 Luật HNGĐ năm 2014, Nhà nước chỉ thừa nhận hôn nhân giữa nam và
nữ, không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, vì thế, thỏa thuận về chế độ tài sản của
vợ chồng phải được lập bởi hai cá nhân, một nam và một nữ và sau đó họ có đăng ký kết hôn thì thỏa
thuận này mới có hiệu lực.
Về ý chí của chủ thể, cũng giống như các thỏa thuận mang tính chất dân sự khác, để thỏa thuận về chế
độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực pháp luật thì nam nữ phải tự do, tự nguyện ký kết. Tự nguyện là sự
nhất quán giữa nguyện vọng, mong muốn bên trong với biểu hiện bên ngoài của chủ thể. Nam, nữ phải
thực sự mong muốn được áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận và biểu hiện ra bên ngoài bằng cách
ký kết thỏa thuận với những nội dung mà họ coi là hợp lý. Trong trường hợp ý chí của các chủ thể bị
tác động bởi bất kỳ nguyên nhân chủ quan hay khách quan nào, hoặc một bên bị lừa dối, ép buộc, đe
dọa hay nhầm lẫn mà ký kết thỏa thuận thì thỏa thuận đó không đáp ứng được điều kiện về sự tự
nguyện. Điều kiện này cũng phù hợp với quy định của BLDS năm 2015 tại khoản 2 Điều 3: “cá nhân,
pháp nhân xác nhận, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện
cam kết, thỏa thuận”.
c. Về mặt hình thức
Căn cứ điều 47 LHNGĐ
“ Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này
phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ
tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn”
- Thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng chỉ có thể lập bằng một hình thức duy nhất là văn
bản có chữ ký của cả 2 bên chủ thể và phải được công chứng và chứng thực. Lý do nhà làm
luật quy định hình thức bằng văn bản nhằm đảm bảo sự rõ ràng vì nội dung của thoả thuận cần
chi tiết và cụ thể dễ dàng thực hiện. Hơn nữa, thỏa thuận bằng lời nói chỉ với những thỏa thuận
đơn giản, dễ thực hiện còn thoả thuận về chế độ này sẽ tồn tại trong khoảng thời gian dài có thể
đến hết thời kỳ hôn nhân, có thể sửa đổi bổ sung nội dung một hay nhiều lần. Vì vậy, không chỉ
dựa vào những lời nói thoả thuận và trí nhớ để duy trì thoả thuận trong một thời gian dài. Đồng
thời, nhà nước ta và cơ quan chức năng dễ dàng quản lý, kiểm soát thoả thuận giữa các vợ chồng
và đảm bảo trật tự kinh tế khi vợ chồng chuyển dịch các tài sản đã thoả thuận.
d. Về mặt nội dung
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng phải bao gồm các nội dung cơ bản và không vi phạm các
trường hợp luật quy định thỏa thuận bị vô hiệu. Các nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài
sản của vợ chồng được quy định cụ thể tại Điều 48 Luật HNGĐ năm 2014 bao gồm tài sản được xác
định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản; điều
kiện, thủ tục, nguyên tắc phân chia tài sản. Các trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị
vô hiệu được quy định tại Điều 50 Luật HNGĐ năm 2014 bao gồm trường hợp không tuân thủ điều
kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan; xâm
phạm đến quyền bình đẳng, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng, xâm phạm đến lợi ích chung của gia
đình cũng như quyền lợi của người thứ ba.
e. Về việc thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, thay đổi chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ
chồng có thể tiến hành bất kỳ lúc nào sau khi kết hôn.
Tuy nhiên, khi tiến hành phải theo những quy định chung về thủ tục giống như khi xác lập thỏa thuận.
Phạm vi sửa đổi, bổ sung là một phần hoặc toàn bộ nội dung của thỏa thuận hoặc có thể thỏa thuận
chuyển sang chế độ tài sản theo luật định. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản vợ
chồng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng hoặc chứng thực. Trong trường hợp thỏa thuận sửa đổi
bổ sung có liên quan đến người thứ ba thì vợ chồng có nghĩa vụ phải thông báo cho người có quyền và
lợi ích liên quan biết về thỏa thuận, sửa đổi, bổ sung đó. Quy định này tạo ra một cơ chế giám sát để
đảm bảo, bảo vệ lợi ích chung của gia đình và những người khác có liên quan, bởi trong các giao dịch
với một người vợ hoặc người chồng, người thứ ba thường ở vào vị trí của bên yếu thế vì không có
thông tin đầy đủ về chế độ tài sản của họ và trong nhiều trường hợp những người này có quyền yêu cầu
Tòa án tuyên bố thỏa thuận của vợ chồng vô hiệu theo các căn cứ luật định.

25. Các trường hợp thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu?
Căn cứ điều 50 LHNGĐ 2014
“a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật
khác có liên quan;
b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;
c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và
quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình”.
*) Bản chất pháp lý thì thỏa thuận về chế độ tài sản chung của vợ chồng chính là giao dịch dân sự.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, để giao dịch dân sự có hiệu lực thì
người tham gia giao dịch phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch
dân sự được xác lập; chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung
không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Do đó, khi tham gia vào việc thỏa thuận về chế
độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu được thể hiện trong các trường hợp được nêu như sau:
Trường hợp 1: Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch
Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự, thoả thuận tài sản chung vợ chồng phải đáp ứng các điều kiện về hiệu
lực sau:

- Vợ, chồng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp
- Hai vợ chồng phải hoàn toàn tự nguyện lập tài sản chung vợ chồng

- Mục đích, nội dung của thoả thuận chế độ tài sản vợ chồng không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội

Như vậy, nếu thoả thuận về tài sản chung vợ chồng không đáp ứng một trong các điều kiện nêu trên thì
sẽ bị vô hiệu

Trường hợp 2: Vi phạm các quy định tại Điều 29, 30, 31 và 32 Luật hôn nhân và gia đình

Điều 29, 30, 31, 32 Luật hôn nhân và gia đình quy định về nguyên tắc về chế độ tài sản chung vợ
chồng, quyền, nghĩa vụ vợ chồng trong việc thực hiện nhu cầu thiết yếu gia đình, giao dịch liên quan
đến nhà ở duy nhất của vợ chồng và giao dịch dân sự giữa vợ chồng với người thứ ba về tài sản ngân
hàng, chứng khoán…Theo đó, nếu việc thỏa thuận tài sản chung vợ chồng vi phạm một trong các quy
định sau đây thì sẽ trở nên vô hiệu:

- Vợ, chồng bình đẳng về việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, không phân
biệt lao động trong gia đình và có thu nhập

- Vợ, chồng thực hiện giao dịch đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, nếu tài sản chung không
đủ hoặc không có tài sản chung thì có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng vào việc
thực hiện nhu cầu thiết yếu của gia đình

- Nhà ở là nơi duy nhất của vợ chồng thì khi xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan phải
có sự thoả thuận của vợ chồng

- Người đứng tên trên tài khoản ngân hàng, chứng khoán được xem là người có quyền xác lập
thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó nếu giao dịch với người thứ ba ngay tình…

Trường hợp 3: Nội dung vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, thừa kế và quyền khác giữa
cha, mẹ, con và thành viên khác trong gia đình

Nội dung này được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT - TANDTC -
VKSNDTC-BTP. Theo đó, giữa cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình có quyền được cấp
dưỡng, được thừa kế và các lợi ích khác.

Nếu thoả thuận tài sản chung của vợ chồng được vợ chồng xác lập nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ
cấp dưỡng hoặc để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc hoặc vi phạm các quyền, lợi ích khác của cha, mẹ, con, và các thành viên khác trong gia đình

Ví dụ 1: Ông A đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh B. Sau đó ông A kết hôn với bà C và thoả thuận
chuyển giao toàn bộ tài sản của mình cho bà C, do đó, không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng cho anh B. Trong trường hợp này, thoả thuận về tài sản giữa ông A và bà C bị vô hiệu
Ví dụ 2: Anh A có con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Sau đó anh A đã kết hôn với
chị B. Anh A và chị B đã thoả thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, trong đó có nội dung toàn bộ
tài sản của anh A sẽ do chị B thừa hưởng khi anh A chết. Trong trường hợp này, nội dung thoả thuận
về chế độ tài sản giữa anh A và chị B bị vô hiệu đối với phần tài sản của anh A mà người con bị mất
năng lực hành vi dân sự được thừa kế theo quy định của pháp luật.

26. Trình bày các căn cứ xác lập tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật hôn
nhân và gia đình năm 2014?
Tài sản chung của vợ chồng được quy định theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản
xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ
hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được
thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường
hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng
tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia
đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp về tài
sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”
Theo quy định, cứ trong thời kỳ hôn nhân vợ hoặc chồng tạo ra được hoặc có được tài sản, các
khoản thu nhập hợp pháp thì đều được tính là thuộc tài sản chung của vợ chồng (trừ nguồn gốc là tài
sản riêng của vợ chồng)
Về nguồn gốc các loại tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng, bao gồm:
- Tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ
hôn . Đây là các loại tài sản chủ yếu và phổ biến, đặc biệt là các cặp vợ chồng (là công chức,
viên chức, người lao động mà thu nhập chủ yếu bằng tiền lương, tiền công lao động,...)
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đây là
quy định mới và cụ thể của LHNGĐ 2014.
Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại (khoản 1 Điều 109 BLDS 2015). Ví dụ: Trâu, bò
đẻ ra nghé con, bê con,...
Lợi tức là khoản lợi thu được từ khai thác tài sản (khoản 2 Điều 109 BLDS 2015). Ví dụ: Lãi
suất thu được từ tiền gửi tiết kiệm,...
- Những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân (như tiền thưởng, tiền trợ
cấp, tiền trúng xổ số của vợ,chồng...)
- Những tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo QĐ của BLDS 2015 như: Xác lập
quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định ai là chủ sở hữu (Đ 228), xác lập
quyền sở hữu đối với tài sản đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy
(Điều 229), xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên (điều 230),
xác lập quyền sở hữu đối với tài sản gia súc bị thất lạc (điều 231), xác lập quyền sở hữu đối với
tài sản đối với gia cầm bị thất lạc ( điều 232), Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đối với vật
nuôi dưới nước (điều 233).
- Những tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng các khoản thu nhập nói trên
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà
vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Cần hiểu rằng, những tài sản mà vợ chồng được thừa kế
chung hoặc được tặng cho chung chỉ là tài sản chung của vợ chồng khi chủ sở hữu chuyển dịch
tài sản của mình cho hai vợ chồng được thừa kế chung , được tặng chung đã không xác định tỉ lệ
quyền sở hữu từ trước cho mỗi bên vợ, chồng
- Tài sản mà vợ hoặc chồng có từ trước khi kết hôn hoặc những tài sản mà vợ, chồng được thừa
kế riêng hay được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân (tài sản riêng của vợ, chồng) nhưng vợ
chồng đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung.

27. Phân tích quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng trong
chế độ tài sản theo luật định hiện nay?
● Quyền của vợ, chồng đối với tài sản chung
Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ, chồng trong những trường
hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”.
- Quyền chiếm hữu: Vợ, chồng có quyền nắm giữ, quản lý, bảo vệ tài sản chung, có thể ủy quyền cho
nhau trong việc chiếm hữu tài sản chung. Trong đó, người được ủy quyền có toàn quyền chiếm hữu tài
sản chung của vợ, chồng. Ngoài ra, vợ, chồng có thể ủy quyền cho người khác chiếm hữu tài sản chung
theo quy định tại Bộ luật dân sự trong trường hợp cả hai vợ chồng có lý do chính đáng cho việc không
thể chiếm hữu được tài sản chung.
- Quyền sử dụng: Vợ, chồng có quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung.
Tuy nhiên, việc sử dụng tài sản chung để đầu tư, kinh doanh phải trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận của
cả hai. Trường hợp vợ, chồng ủy quyền cho nhau trong việc sử dụng thì người được ủy quyền có toàn
quyền sử dụng tài sản chung vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh, hoa lợi, lợi tức thu được là tài
sản chung của vợ, chồng.
- Quyền định đoạt: Vợ, chồng có quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu tài
sản, việc thực hiện, xác lập và chấm dứt các giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung của vợ,
chồng là bất động sản, là động sản theo quy định phải đăng ký quyền sở hữu hoặc tài sản đang là nguồn
thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận bằng văn bản có chữ ký của cả vợ, chồng và có thể
được công chứng, chứng thực. Trường hợp vợ, chồng ủy quyền cho nhau trong việc định đoạt tài sản
chung thì người được ủy quyền có toàn quyền định đoạt tài sản chung mà không cần phải bàn bạc, thỏa
thuận với bên kia. Đồng thời, vợ, chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những giao dịch liên
quan đến tài sản chung với mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu đảm bảo đời sống chung của
gia đình.
* Quyền của vợ, chồng đối với tài sản riêng
Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
như sau:
“1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập
tài sản riêng vào tài sản chung.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền
cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi
ích của người có tài sản.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống
duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.”
Theo đó, một bên vợ, chồng có tài sản riêng thì có quyền sở hữu độc lập và toàn quyền trong
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó mà không phụ thuộc vào ý chí của bên kia.
- Quyền chiếm hữu: Vợ, chồng với tư cách là chủ sở hữu sẽ tự quản lý tài sản riêng của mình. Tuy
nhiên, nếu người có tài sản riêng không thể tự mình trực tiếp quản lý tài sản đó do các điều kiện khách
quan, chủ quan hoặc khách quan (ốm đau, bệnh tật,…) thì có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài
sản của mình. Trường hợp một bên vợ, chồng không thể tự quản lý và cũng không ủy quyền cho người
khác quản lý tài sản riêng của mình thì bên kia mới có quyền quản lý tài sản đó.
- Quyền sử dụng: Vợ, chồng có quyền sử dụng tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc thỏa
thuận cùng sử dụng tài sản riêng của mỗi bên nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu chung cho gia đình,
trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ để đảm bảo đời sống của gia đình thì người có
tài sản riêng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng của mình để phục vụ nhu cầu đời sống chung của gia
đình.
- Quyền định đoạt: Vợ, chồng có quyền tự mình định đoạt tài sản riêng mà không phụ thuộc vào ý của
người kia, quyền này có thể bị hạn chế trong trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là
nguồn sống duy nhất của gia đình thì muốn định đoạt tài sản đó phải có sự thỏa thuận của vợ và chồng.
Hai bên vợ, chồng sở hữu tài sản riêng đó có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng của mình vào
khối tài sản chung của vợ chồng (khoản 1 Điều 44 và khoản 1 Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014).
● Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng
Pháp luật Hôn nhân và gia đình quy định: Vợ, chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản như sau:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ, chồng cùng thỏa thuận xác lập (vay, thuê, bán tài sản,…);
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ, chồng cũng phải chịu trách nhiệm;
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra
nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình .
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi
thường như bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
● Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng
Các nghĩa vụ riêng về tài sản gồm:
- Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng (trừ trường hợp nghĩa vụ phát
sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình và nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy
trì phát triển khối tài sản chung để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình);
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ hoặc chồng;
- Nghĩa vụ riêng về tài sản được thanh toán bằng tài sản riêng.
28. Phân tích trách nhiệm liên đới của vợ, chồng? Cho ví dụ?
Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trách nhiệm liên đới của vợ chồng như sau:
“1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1
Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này”
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình: Trong nội
dung quan hệ của vợ chồng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ thực hiện các giao dịch nhằm
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nhằm duy trì sự ổn định cuộc sống gia đình và nghĩa vụ
phát sinh sẽ là nghĩa vụ chung của vợ chồng, tức là trách nhiệm liên đới. Nhu cầu thiết yêu là
“nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh
hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống mỗi người, mỗi gia đình” (Khoản 20
Điều 3 Luật HN&GĐ). Quy định này có ý nghĩa “Bảo đảm quyền chủ động của vợ, chồng trong
giao lưu dân sự nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu bức thiết, bức bách của các thành viên trong
gia đình” (Khoản 1 Điều 288 BLDS 2015) và đồng thời thể hiện trách nhiệm của mỗi bên vợ,
chồng trong việc duy trì quan hệ gia đình.
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ và chồng: Đại diện
là “việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá
nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự” (Điều 134 BLDS 2015). Đại diện nói chung gồm 2 căn cứ xác lập là đại diện theo
uỷ quyền và đại diện theo pháp luật. Trong quan hệ vợ chồng cũng có thể xảy ra hai trường hợp
đại diện nói trên. Cụ thể, quan hệ đại diện giữa vợ chồng phát sinh trong các trường hợp sau: (1)
Vợ, chồng uỷ quyền cho nhau theo quy định của pháp luật dân sự; (2) vợ, chồng đại diện cho
nhau khi 1 bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên bia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc
1 bên bị hạn chế NLHVDS mà bên kia được Toà án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật
cho người đó; (3) Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh; (4) Đại diện giữa vợ và
chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với
tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng.
- Nghĩa vụ phát sinh từ nghĩa vụ chung về tài sản của vợ và chồng: Những nghĩa vụ phát sinh
từ nghĩa vụ chung về tài sản của vợ và chồng thì đương nhiên sẽ là trách nhiệm liên đới của vợ
và chồng.

29. Phân tích nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng? Cho ví dụ?
Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng
như sau:
“Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ
phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4
Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.”
- Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn: Tài sản mỗi bên có trước khi kết hôn
được Luật quy định là tài sản riêng của vợ, chồng. Chính vì vậy những nghĩa vụ về tài sản mà
mỗi bên vợ chồng có trước khi kết hôn là nghĩa vụ riêng về tài sản của người có nghĩa vụ.
Ví dụ: Trước khi kết hôn, anh B mua trả góp một chiếc xe máy để đi làm. Sau đó anh B kết hôn
với chị A thì khoản trả góp còn lại là nghĩa vụ của riêng anh B, chị A không có trách nhiệm phải
trả khoản nợ này.
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng: Theo đó tài sản mà
mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ
hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân và hoa lợi, lợi tức phát
sinh....Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng được pháp luật thừa
nhận và bảo hộ. Vợ hoặc chồng có thể tự mình thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng hoặc định
đoạt tài sản riêng theo ý chí của họ hoặc chuyển giao các quyền này cho người khác. Bên cạnh
đó, Là chủ sở hữu của tài sản, vợ hoặc chồng được pháp luật cho phép thực hiện các quyền năng
trong phạm vi luật định đối với tài sản của mình, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức
phát sinh từ tài sản riêng… và phải gánh chịu các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản đó. Trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản mà phát
sinh nghĩa vụ thì đây được xác định là nghĩa vụ riêng của người có tài sản, nghĩa vụ này được
thực hiện bằng tài sản riêng của vợ, chồng.
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia
đình: Trường hợp vợ chồng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung không phù hợp với quy
định của pháp luật hôn nhân và gia đình như không có sự thỏa thuận bằng văn bản đối với
những giao dịch được quy định tại Khoản 3 Điều 56 Luật này hoặc vi phạm các quy định về đại
diện giữa vợ và chồng thì nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch đó sẽ không được coi là nghĩa vụ
chung về tài sản của vợ chồng. Đối với những giao dịch do một bên vợ, chồng thực hiện nhằm
đáp ứng nhu cầu riêng, lợi ích cá nhân riêng thì nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó được Luật
quy định là nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng. Lợi ích chung của gia đình là một đòi hỏi
đối với các bên trong việc xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung.
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng: Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
riêng về tài sản của vợ, chồng trong trường hợp này là hành vi vi phạm pháp luật của một bên,
dẫn tới hậu quả cho người khác, do đó người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với
hậu quả do mình gây ra. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng có thể
xảy ra trong các trường hợp sau:
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
+ Nghĩa vụ bồi thường do hành vi trái pháp luật của một bên vợ hoặc chồng gây ra không
chỉ áp dụng đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà còn phát sinh khi vợ, chồng
vi phạm hợp đồng.
+ Người vợ, chồng là người của pháp nhân gây ra thiệt hại, là người có thẩm quyền của cơ
quan tiến hành tố tụng, là cán bộ, công chức gây ra thiệt hại.
-
30. Trình bày khái niệm, nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân?
31. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?
32. Trình bày phương thức và hậu quả pháp lý của việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng
thành tài sản chung của vợ chồng?
33. Phân tích hậu quả pháp lý của việc Toà án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết đối với
quan hệ vợ chồng?
34. Phân tích hậu quả pháp lý khi vợ hoặc chồng bị Toà án tuyên bố là đã chết trở về đối
với quan hệ vợ chồng?
35. Khái niệm, đặc điểm của ly hôn? Trình bày các quan điểm về ly hôn?
 Điều 3: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án quyết định có hiệu lực của Tòa
án
=> Ly hôn được hiểu: việc chấm dứt quan hệ hôn nhân mà khi hai bên chủ thể của quan hệ còn
sống do một bên yêu cầu hoặc cả 2 bên thuận tình, được Tòa án công nhận bằng bản án xử cho ly
hôn hoặc quyết định công nhận thuận tình ly hôn
 Quan điểm ly hôn:
+ Cấm ly hôn: tôn giáo
+ Tự do ly hôn
+ Ly hôn có kiểm soát => điều kiện ly hôn

36. Phân tích quyền yêu cầu giải quyết ly hôn?


 Vợ, chồng hoặc cả 2 vợ chồng: thuận tình >< đơn phương
 Cha, mẹ, người thân thích khác: cha mẹ vợ (h) cha mẹ chồng
+ Trước năm 2014, quan niệm ly hôn là quyền nhân thân gắn với mỗi cá nhân, không thể chuyển
giao. Nhưng thực tế, có những người mất NLHVDS (không muốn chia tài sản khi ly hôn nhưng
lại bạo hành… với người mất NLHDS) không thể tự mình quyết định
=> Điều kiện:
o Mắc bệnh tâm thần hoặc những bệnh khác k làm chủ đc hành vi ( mất NLHVDS)
o Nạn nhân của bạo lực gia đình từ chính người vợ, chồng
o Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng…
+ Người thân thích: người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu

37. Các trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn? Tại sao luật hôn nhân và gia đình lại
quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn?
Thứ nhất, “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc
đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi” (Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Như vậy, trường hợp người vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng bị hạn
chế quyền yêu cầu xin ly hôn. Trong trường hợp này, tòa án sẽ không thụ lý đơn xin ly hôn của người
chồng. Người chồng phải đợi đến khi người vợ sinh con xong và đứa trẻ trên 12 tháng tuổi mới được
tiếp tục xin ly hôn.
Tuy nhiên, quy định này chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng. Có nghĩa là nếu người vợ làm đơn
xin ly hôn, mặc dù đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì tòa án vẫn thụ lý, giải quyết
như những trường hợp bình thường khác.
Trường hợp người phụ nữ sinh con dưới 12 tháng tuổi nhưng không nuôi con, thì trên thực tế họ không
được xét vào trường hợp mang thai sinh con đang nuôi con, như vậy người chồng vẫn có thể đơn
phương ly hôn;
Người phụ nữ mang thai hộ cho người khác thì về nguyên tắc người phụ nữ vẫn được coi là đang mang
thai và người chồng không có quyền ly hôn;

Người phụ nữ nhờ người khác mang thai hộ, nên trên thực tế họ cũng không được xác định là đang
mang thai/sinh con nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nên trong trường hợp này người chồng không bị hạn
chế quyền ly hôn;

Trường hợp người phụ nữ nhận nuôi con nuôi (hợp pháp. theo quy định của pháp luật) mà đứa con
dưới 12 tháng tuổi thi về nguyên tắc người chồng cũng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn
=> Quy định này đã thể hiện và làm cụ thể chi tiết một trong những nguyên tắc của Luật Hôn nhân và
gia đình đó là nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi- một nguyên tắc
mang tính toàn cầu. Đây là một nguyên tắc thể hiện sâu sắc tính nhân văn và tiến bộ trong tư tưởng
cũng như bản chất nội dung pháp luật nước ta nói chung và pháp luật Hôn nhân và gia đình nói riêng.
Quyền lợi của trẻ em và phụ nữ- những người yếu thể được pháp luật tôn trọng, đề cao và bảo vệ.
Thứ hai, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp không có căn cứ về việc vợ, chồng
có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn
nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân
không đạt được (theo khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa
giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi
bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào
tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”
Luật hôn nhân và gia đình lại quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn vì các quy định trên đã khẳng
định việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (điều 2 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014): vợ, chồng bình đẳng; Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên
gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các
con; Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết
tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý
của người mẹ.
Giải thích: Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân Tòa án công nhận hoặc ra quyết định theo yêu
cầu của vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, nhà nước bảo hộ hôn nhân, bảo đảm quyền
tự do ly hôn của vợ, chồng, không có nghĩa là nhà nước tùy tiện cho ly hôn khi có yêu cầu. Pháp
luật Việt Nam có kiểm soát ly hôn bằng việc đưa ra một số quy định hạn chế quyền ly hôn của
người chồng. Đó là trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới
12 tháng tuổi. Người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn (Điều 51 Luật HNGĐ 2014). Quy
định này xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em, họ là bộ phận yếu thế trong xã hội,
nên thường được pháp luật và xã hội đặc biệt quan tâm, bảo vệ. Người phụ nữ trong thời gian
mang thai, sinh con hay nuôi con nhỏ, tâm lý họ không được ổn định, nhạy cảm, và dễ xúc động.
Liên quan đến vấn đề sức khỏe nên họ dễ thực hiện những hành vi gây hậu quả khó lường.

38. Phân tích các căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014?
* Căn cứ ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn: Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly
hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ
sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không
thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa
án giải quyết việc ly hôn”.
Trong trường hợp này, căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn là cả hai vợ chồng cùng mong muốn chấm
dứt quan hệ hôn nhân;vợ chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, cùng được xác định
là người yêu cầu và có đủ các điều kiện để công nhận thuận tình ly hôn.Việc giải quyết thuận tình ly
hôn chỉ có ý nghĩa khi việc thuận tình ly hôn là thật sự, phù hợp với thực trạng quan hệ hôn nhân, mà
không phải là thuận tình ly hôn giả, không phải do cưỡng ép, lừa dối hoặc vì tự ái, sĩ diện cá nhân; đảm
bảo tôn trọng quyền tự quyết trong quan hệ nhân thân của vợ chồng;giảm thiểu được sự mâu thuẫn, tổn
thương và đến con chung khi tranh chấp trong việc ly hôn; tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí.
Trên thực tế, việc xác minh ý chí, tình cảm tự nguyện của vợ, chồng trong thuận tình ly hôn chủ yếu
qua sự trình bày của hai vợ chồng và trước khi tiến hành hòa giải, Tòa án có thể tham khảo ý kiến của
các cơ quan quản lý chức năng để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu
thuẫn, nguyện vọng của vợ, chồng, con. Tuy nhiên không phải trường hợp nào, cơ quan chức năng đều
nắm bắt rõ hoàn cảnh, tình cảm giữa vợ chồng và tâm tư, nguyện vọng thực sự của họ vì có những địa
bàn vùng sâu, vùng xa, các gia đình sống với khoảng cách xa nhau rất lớn hoặc ở những thành phố lớn
các gia đình thường sống khép kín, bận rộn với công việc nên ít khi các gia đình có cơ hội thăm hỏi,
gặp gỡ để biết được hoàn cảnh thực sự của nhau.
* Căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên: Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn; vợ, chồng có
hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình
trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Đối tượng của
hành vi bạo lực có thể là một bên vợ hoặc chồng hoặc các thành viên khác của gia đình (cha, mẹ chồng,
cha, mẹ vợ…). Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ/chồng được hiểu là vi phạm nghĩa vụ chung
thủy, phá tán tài sản, vi phạm quy định về đại diện: tự ý xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch; cản trở
quyền tự do hội họp, tham gia các hoạt động văn hóa,… các hành vi đó là nguyên nhân trực tiếp làm
cho tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt
được. Tuy nhiên trên thực tế có một số trường hợp một bên vợ/chồng không có một trong các hành vi
nói trên (không có yếu tố lỗi) nhưng vẫn dẫn đến quan hệ hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không
thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Vậy có thể được coi là căn cứ để Tòa án giải quyết
ly hôn hay không.
Bên cạnh đó, hiện nay Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cùng các văn bản hướng dẫn không quy
định rõ thế nào là “vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào
tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”, trong khi
đó, khi giải quyết các trường hợp cụ thể, với sự đa dạng của cuộc sống, đối với mỗi cặp vợ chồng, mỗi
vụ án ly hôn thường có mâu thuẫn cũng như hoàn cảnh không giống nhau nên việc xem xét, đánh giá
căn cứ trên là rất khó khăn, vướng mắc, chính vì vậy việc giải quyết đôi khi phụ thuộc rất nhiều vào ý
chí của mỗi thẩm phán.
* Căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu: Cha, mẹ, người thân thích của bên vợ hoặc
chồng yêu cầu ly hôn khi có căn cứ về việc vợ/ chồng có hành vi bạo lực làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Điều kiện để cha, mẹ, người thân thích yêu cầu ly
hôn đối với vợ chồng đó là: một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không
thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình, đồng thời người đó là nạn nhân của bạo lực gia đình do
chồng hoặc vợ của họ gây ra. Hành vi bạo lực đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức
khỏe, tinh thần của nạn nhân. Đây là một trong những điểm mới của Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2014: trước đây Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cũng như các văn bản pháp luật khác không quy
định cha, mẹ, người thân thích của bên vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi
có căn cứ về việc vợ/chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình, bị vi phạm nghiêm trọng về sức khỏe dẫn
đến trên thực tế có rất nhiều trường hợp vợ/chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình nghiêm trọng nhưng
Tòa không thể giải quyết cho ly hôn nên không đảm bảo được quyền lợi của họ.
39. Phân tích các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn?
Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài sản vợ
chồng theo luật định được quy định bao gồm các nguyên tắc sau:
1. Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng
Nguyên tắc đầu tiên trong việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn chính là sự thoả thuận. Tài
sản của vợ chồng được chia như thế nào trước hết phụ thuộc vào chính ý chí của họ. Quá trình giải
quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một
phần hoặc toàn bộ khối tài sản chung. Tất nhiên cần phải hiểu rằng sự thỏa thuận này phải phù hợp với
quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa
thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của
vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị
vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63
và 64 của LHN&GĐ để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
2. Nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng
Trên cơ sở của nguyên tắc vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc hưởng các quyền dân sự nói
chung và quyền sở hữu tài sản nói riêng, trong trường hợp không có thỏa thuận phân chia tài sản, khi ly
hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia theo nguyên tắc chia đôi.
Tuy nhiên, để đảm bảo việc phân chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiện công bằng,
phù hợp với thực tế, khoản 2 Điều 59 LHN&GĐ năm 2014 quy định rằng khi ly hôn, tài sản chung của
vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà
vợ chồng được chia:
● Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
● Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao
động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
● Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có
điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
● Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chi bằng hiện vật hoặc chia theo giá trị được
hưởng
Nguyên tắc này sẽ giúp cho Toà án chủ động hơn trong khi phân chia nhằm mục đích: chia tài
sản không làm mất giá trị sử dụng của tài sản đó. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, Toà án phải chú
trọng trong việc ưu tiên chia bằng hiện vật tương ứng, chỉ khi nào không thể chia bằng hiện vật thì mới
tiến hành chia cho một bên nhận hiện vật và bên này có nghĩa vụ trích chia tương ứng giá trị bên kia
được nhận.
4. Nguyên tắc bảo đảm quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng
Khoản 4 Điều 59 LHN&GĐ năm 2014 quy định tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của
người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định
tài sản riêng không dễ dàng xuất phát từ lời khai của hai bên vợ, chồng không giống nhau.
5. Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên
mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự
nuôi mình
Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của LHN&GĐ 2014 được quy định tại khoản 4 Điều 2: “Nhà
nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực
hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người
mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình”, xuất phát từ chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước,
LHN&GĐ cũng thực hiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Theo đó “Bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực
hành vi dân sự, không có khả năng lao động, và không có tài sản để tự nuôi mình”.
Nguyên tắc này được quy định nhằm ngăn chặn thói tệ coi rẻ người phụ nữ và con cái. Hơn nữa,
trên thực tế, sau khi ly hôn người vợ được coi là phái yếu và con cái thường gặp nhiều khó khăn cả về
vật chất lẫn tinh thần trong việc tổ chức lại và duy trì cuộc sống bình thường. Họ cần được bảo vệ và
quan tâm. Do đó, cần phải tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, lao động, hạn chế
thấp nhất những khó khăn họ phải chịu.

40. So sánh chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ hoặc chồng chết với chia tài
sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?
* Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ
chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bởi vợ chồng có mâu thuẫn trong quản lý tài chính hoặc
nhiều lý do khác. Do đó, trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng có nhu cầu thì có quyền thỏa thuận chia tài
sản chung của vợ chồng.
- Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng như sau:
● Vợ chồng tự thỏa thuận phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung;
● Yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Hình thức của thỏa thuận: Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
bắt buộc là văn bản và được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của
pháp luật.
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: Theo quy định tại
Điều 39 Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được
xác định theo từng trường hợp như sau:
● Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung
của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi nhận trong văn bản; nếu
trong văn bản khong xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ
ngày lập văn bản;
● Trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài
sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu
lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định;
● Trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu
lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực.
● Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm
việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác.
- Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Theo quy định tại Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường
hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.”
Sau khi chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì tài sản được chia, hoa lợi,
lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chi tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng ,
trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của
vợ chồng.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản
của vợ chồng theo luật định.
Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai
thác tài sản riêng của vợ chồng mà không xác định đưuọc đó là thu nhâp do lao động, hoạt động sản
xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu
chung của vợ, chồng.
* Chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ, chồng chết
- Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp 1 bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố đã chết
(Điều 66)
+ Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý
tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý
di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
+ Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường
hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị
Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
+ Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc
chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân
chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
Khi người vợ hay chồng chết thì việc chia tài sản được giải quyết theo pháp luật về thừa kế, cụ thể là
vợ hoặc chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau. Về cơ bản sẽ có hai trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp không có yêu cầu của những người thừa kế chia di sản của người vợ, chồng đã chết thì bên
còn sống có quyền quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người
khác quản lý di sản hoăc những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản. Trường hợp
cần phải chia di sản của người vợ, chồng đã chết theo yêu cầu của những người thừa kế thì tài sản
chung của vợ chồng sẽ được chia đôi; phần tài sản của người vợ, chồng đã chết được chia cho những
người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế.

41. Phân tích quyền yêu cầu và thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo pháp luật hôn nhân
và gia đình?
42. Trình bày điều kiện áp dụng nguyên tắc suy đoán con chung của vợ chồng?
43. So sánh việc xác định cha, mẹ, con bằng con đường Tòa án và xác định cha, mẹ, con
ngoài thủ tục tư pháp?
44. Phân tích khái niệm, điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo?
45. Phân tích khái niệm, điều kiện áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm?
46. Khái niệm, đặc điểm của nuôi con nuôi?
47. Phân tích các điều kiện nuôi con nuôi?
48. Trình bày hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi?
49. Phân tích căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt
việc nuôi con nuôi?
50. Phân tích các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con?
Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và các con được quy định tại các Điều 71, Điều 72,
Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương, nuôi nấng, giáo dục
con cái; con cái có nghĩa vụ kính yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Chế độ phụ quyền đã dần được
thay thế bằng chế độ hợp tác giữa Nhà nước và cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái “cha mẹ không
được hành hạ con cái, không được đối xử tàn tệ với con dâu, con nuôi, con riêng”. Con trai, con gái;
con nuôi, con đẻ; con trong giá thú, con ngoài giá thú có quyền và nghĩa vụ như nhau.
Cụ thể:
*) Tại Điều 71 quy định về: “Nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng”
● Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng
Khác với các quan hệ pháp lý thông thường khác, quan hệ gia đình chịu sự điều chỉnh của các
quy định pháp luật và cả các yếu tố truyền thống, đạo đức, lễ nghĩa. Cha mẹ, với tư cách là người sinh
ra con cái có thiên chức và trách nhiệm nuôi dạy con trưởng thành đồng thời cũng có những quyền nhất
định. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con cái không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân giữa cha mẹ,
mà được phát sinh và duy trì trên cơ sở mối quan hệ tự nhiên, bất biến.
Như vậy, thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của cha
mẹ đối với con. Là quyền bởi không ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào có thể ngăn trở hoặc tước đi quyền
được yêu thương, chăm sóc đối với con cái từ phía người cha, người mẹ ngoại trừ những trường hợp
đặc biệt, vì lợi ích của con mà quyền này bị hạn chế theo một quyết định hoặc bản án của Toà án. Là
nghĩa vụ bởi lẽ không một người cha, người mẹ nào có quyền ruồng rẫy, ngược đãi hoặc từ chối trách
nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc con cái do mình sinh ra. Vì lợi ích, vì sự phát triển bình thường và lành
mạnh của con, đạo đức xã hội cũng như pháp luật đặt ra những trách nhiệm, nghĩa vụ tối thiếu của cha,
mẹ đối với con mình:
+ Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc: Sinh ra con, cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm những
nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, cho sự phát triển của con trong phạm vi khả năng
cho phép của mình như: ăn, mặc, ở, chữa bệnh... Trong những trường hợp thông thường, nghĩa
vụ nuôi dưỡng của cha mẹ được pháp luật Quy định là từ khi con sinh ra cho đến khi trưởng
thành (18 tuổi).
● Con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ
Quan hệ gia đình với tính chất đặc thù của mình luôn thiết lập một tôn ti, trật tự tự nhiên của nó.
Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục con cái, ngược lại, con cái với tư cách
là người được hưởng sự yêu thương, nuôi dưỡng và hy sinh của cha mẹ phải có bổn phận kính trọng,
biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ. Việc cha mẹ và con cái thực hiện quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy
định đã trở thành một chuẩn mực đạo đức được cả xã hội thừa nhận. Những hành vi bất kính của con
đối với cha mẹ, làm tổn thương đến lòng yêu thương và sự hy sinh của cha mẹ tuỳ thuộc vào mức độ
mà đều bị lên án hoặc bởi dư luận đạo đức xã hội hoặc bị xử lý theo quy định pháp luật nếu mức độ
nghiêm trọng.

*) Điều 72 quy định về “Nghĩa vụ và quyền giáo dục con”


Một trong những quyền cơ bản nhất của trẻ em là quyền được học tập. Trong Công ước về
quyền trẻ em cũng như trong pháp luật Việt Nam, học tập không những được quy định là quyền của trẻ
em mà còn là bổn phận của cha mẹ, xã hội bởi vì trẻ em là tương lai của đất nước. Chính vì vậy, dưới
góc độ quan hệ gia đình hay xã hội thì cha mẹ đều có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo
điều kiện cho con được học tập. Việc giáo dục con không thể phó mặc cho một người (cha hoặc mẹ)
mà cả hai người đều có quyền ngang nhau trong giáo dục con cái.

*) Điều 73 quy định về “Đại diện cho con”


Đối với con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự thì không phải mọi trường hợp cha
mẹ đều đương nhiên là người đại diện mà chỉ trong những trường hợp cần thiết nếu con chưa có vợ,
chồng, con hoặc có vợ, chồng, con nhưng đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ/đại diện thì
cha, mẹ có đủ điều kiện phải là người đại diện.
Chính vì vậy, cha mẹ có nghĩa vụ đại diện cho con cái trong các giao dịch dân sự vì lợi ích của
con cái mình. Đối với trường hợp giao dịch dân sự nhỏ, giản đơn nhằm phục vụ những nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày (ăn quà sáng, mua sắm sách vở, đồ dùng học tập...) thì con cái có thể tự mình xác lập,
thực hiện.
Trong trường hợp con cái có tài sản riêng, cha mẹ phải quản lý tài sản của người đó như tài sản
của chính mình. Cha mẹ được sử dụng tài sản của con cái để chăm sóc, chi dùng cho những yêu cầu
cần thiết của con cái.
Khi quyền dân sự của con cái bị xâm phạm, thì cha mẹ có quyền thực hiện các biện pháp mà
pháp luật cho phép để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con cái. Trước cơ quan bảo vệ pháp luật, cha
mẹ là người đại diện đương nhiên của con cái.

Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa cha mẹ và các con được quy định tại các Điều 74, Điều 75, Điều 76,
Điều 77, Điều 110, Điều 111 Bộ luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
*) Điều 74 về “Bồi thường thiệt hại do con gây ra”
Từ các quy định tại Điều 339 BLDS 2015 cho thấy, việc cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do con gây ra được phân thành các cấp độ sau:
- Khi con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại, nếu có tài sản riêng thì phải chịu trách nhiệm
bằng chính tài sản của mình. Chỉ khi tài sản riêng của con cái không đủ để bồi thường, thì cha, mẹ
phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Trường hợp con dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ, thì cha, mẹ phải chịu trách nhiệm bồi
thường toàn bộ thiệt hại bằng tài sản của chính mình. Con dưới mười lăm tuổi đối tượng không có
năng lực bồi thường thiệt hại, do đó không có trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại. Chỉ trong
trường hợp tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên dưới 15 tuổi gây
thiệt hại có tài sản riêng, thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
- Trường hợp con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có cá nhân, tổ
chức giám hộ, thì cá nhân, tổ chức đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường;
nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ
phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi
trong việc giám hộ, thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Tuy nhiên, nếu thiệt hại do con dưới mười lăm tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự gây ra
trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý mà các cơ sở này có lỗi trong
việc để người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì
phải liên đới cùng với cha, mẹ, người giám hộ bồi thường thiệt hại, nếu các cơ sở này không có lỗi, thì
cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường. Lỗi của trường học, bệnh viện hay các tổ chức đang quản lý
những người đó, thường là những lỗi về quản lý như: thiếu trách nhiệm, lơ là nhiệm vụ...
Khi xác định mức độ lỗi của các tổ chức đang quản lý, cần chú ý đến mục đích quản lý, độ tuổi
của người chưa thành niên, hoặc mức độ bệnh tật của người mất năng lực hành vi... để xác định chính
xác giữa trách nhiệm của cha, mẹ hoặc người giám hộ và trách nhiệm của tổ chức trực tiếp quản lý
người gây ra thiệt hại. Cũng có thể căn cứ vào hợp đồng giữa cha, mẹ hoặc người giám hộ và tổ chức
quản lý (nếu có). Trong trường hợp các tổ chức quản lý đã làm hết trách nhiệm (không có lỗi) thì họ
không phải bồi thường thiệt hại mà cha, mẹ hoặc người giám hộ phải bồi thường toàn bộ.
Quy định về trách nhiệm của cha mẹ trong việc bồi thường thiệt hại do con gây ra thực chất là việc thể
chế hóa Quy định của luật dân sự vào Luật Hôn nhân và gia đình.

*) Điều 76 về “Quản lý tài sản riêng của con”


Việc sử dụng, định đoạt tài sản của con cái chỉ được thực hiện vì lợi ích của con. Vì vậy, cha mẹ
khi sử dụng, định đoạt tài sản của con cái mà gây thiệt hại cho con thì phải bồi thường. Việc bán, trao
đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký quỹ tài sản có giá trị lớn của con cái
phải được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cha mẹ cư trú. Quy định này có ý
nghĩa phòng ngừa nhằm bảo toàn tài sản của con cái.
Các giao dịch dân sự giữa cha mẹ với con cái có liên quan đến tài sản của con cái đều vô hiệu.
Ví dụ: cha mẹ không được mua, hoặc thuê tài sản của con cái cho chính mình nhằm tránh việc lạm
dụng có thể gây thiệt hại cho con cái.

*) Điều 77 về “Định đoạt tài sản riêng…”


Trong trường hợp con dưới mười lăm tuổi có tài sản riêng do cha mẹ quản lý thì quyền và nghĩa
vụ của cha mẹ đối với khối tài sản riêng đó gắn liền với nhau nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
con cái. Cha mẹ không chỉ có nghĩa vụ quản lý mà còn có quyền sử dụng tài sản đó để chăm sóc, chi
dùng cho những nhu cầu cần thiết, hợp lý của con cái. Thông thường nhu cầu cần thiết được thể hiện ở
các lĩnh vực ăn, mặc, ở, học hành, đi lại. Những nhu cầu này cần phải đáp ứng để bảo đảm sự phát triển
của con cái nói chung. Việc sử dụng tài sản của con cái phải đúng mục đích nêu trên. Trong quá trình
quản lý tài sản của con cái, cha mẹ chỉ được phép thanh toán từ tài sản của con cái cho những công việc
cần thiết, ví dụ sửa chữa tài sản để duy trì chất lượng của nó, đưa tài sản vào khai thác để thu lợi cho
con cái.
Ngoài ra, khi con từ đủ 9 tuổi trở lên, việc sử dụng, định đoạt tài sản riêng của con phải tính đến
nguyện vọng của con. Quy định này xuất phát từ trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái trong việc
quản lý tài sản của con và nhằm bảo vệ tài sản cho con chưa thành niên. Cha mẹ có nghĩa vụ giữ gìn và
sử dụng hợp lý tài sản của con vì lợi ích của con. Việc định đoạt tài sản của con như bán thứ gì là tài
sản của con, mua thứ gì bằng tiền thuộc tài sản của con phải vì lợi ích của con, không được tùy tiện lấy
tài sản riêng của con để mua, bán không vì lợi ích của con.

*) Điều 110 và 111 về vấn đề nuôi dưỡng và cấp dưỡng


Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng là quyền nhân thân gắn liền với tái sản và không thể
chuyển giao cho người khác. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con, với tư cách là con chưa thành
niên, khi cha mẹ ly hôn, khi xác định được cha mẹ cho mình thì người con chưa thành niên đương
nhiên được nuôi dưỡng, cấp dưỡng mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Nếu người cha, người mẹ
có nghĩa vụ mà trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đó thì người con chưa thành niên sẽ được bảo vệ quyền
được nuôi dưỡng, cấp dưỡng của mình bằng nhiều phương thức khác nhau theo quy định của pháp luật.

51. Trình bày khái niệm, đặc điểm của cấp dưỡng?
*) Khái niệm:
Tại Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã ghi nhận: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa
vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình
mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa
thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”
→ Các nghĩa vụ về cấp dưỡng là cơ sở pháp lý nhằm gắn kết các thành viên trong gia đình hay trong
một cộng đồng trách nhiệm. Về bản chất, quan hệ cấp dưỡng tồn tại giữa hai chủ thể, một bên là người
có nghĩa vụ cấp dưỡng và một bên là người nhận cấp dưỡng. Quan hệ cấp dưỡng là một trong các quan
hệ đặc trưng trong lĩnh vực HN và GĐ.
Thêm vào đó, Luật HN&GĐ 2014 cũng có điểm mới về vấn đề cấp dưỡng như: Bổ sung nghĩa vụ cấp
dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; quy định về con do người vợ mang thai trong thời
kỳ hôn nhân. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là
con do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân. Nếu cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có
chứng cứ và phải được Tòa án xác định...
*) Đặc điểm:
Đây là một quan hệ pháp luật có điều kiện, tương ứng với mỗi quan hệ khác nhau giữa các thành viên
trong gia đình với những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các chủ thể trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết
thống hoặc nuôi dưỡng.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 107 Luật HNGĐ năm 2014 đã xác định rõ: “Nghĩa vụ cấp dưỡng…”. Các
chủ thể này có thể là thành viên trong gia đình hoặc không phải là thành viên trong gia đình nhưng vẫn
phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Thứ hai, quan hệ cấp dưỡng không chỉ là quan hệ nhân thân mà còn mang tính tài sản, song không
mang tính đền bù ngang giá.
Người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chu cấp một số tiền hoặc tài sản nhất định nhằm đáp ứng những nhu
cầu thiết yếu cho người được cấp dưỡng. Khi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, luôn có sự chuyển giao
một phần lợi ích nhất định từ phía người cấp dưỡng sang người được cấp dưỡng.
Quan hệ cấp dưỡng không mang tính đền bù ngang giá do yếu tố tình cảm giữa các chủ thể. Nghĩa vụ
cấp dưỡng được thực hiện một cách tự nguyện, không tính toán đến giá trị tài sản đã cấp dưỡng, không
đòi hỏi người được cấp dưỡng phải hoàn lại một số tiền tương ứng. Do nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ được
đặt ra khi có những điều kiện nhất định. Vì vậy, quan hệ cấp dưỡng không mang tính đền bù tương
đương.
Thứ ba, nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho
người khác.
Bên có nghĩa vụ cấp dưỡng không thể cam kết sẽ dùng nghĩa vụ khác để thay thế, bù trừ nghĩa vụ cấp
dưỡng như là bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm. Nghĩa vụ cấp dưỡng này cũng không thể sử dụng
làm cơ sở đảm bảo cho những nghĩa vụ khác; đồng thời, chủ thể có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng không thể
chuyển giao nghĩa vụ cấp dưỡng cho bất cứ ai.
Đây cũng là một đặc trưng xuất phát từ tính chất của quyền nhân thân đã được quy định rõ: “...là quyền
dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có
liên quan quy định khác”.
Thứ tư, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh trong điều kiện nhất định.
Quan hệ cấp dưỡng là quan hệ phái sinh, tức là khi quan hệ nuôi dưỡng không thực hiện được hoặc
thực hiện không đầy đủ thì lúc đó quan hệ cấp dưỡng mới xuất hiện. Trong thực tế, không chỉ do người
có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng không thực hiện nghĩa vụ đó thì nghĩa vụ cấp dưỡng mới phát sinh.
Trong quan hệ cấp dưỡng này, chủ thể không chỉ là thành viên gia đình trong mối quan hệ hôn nhân,
huyết thống, nuôi dưỡng mà còn phải thoả mãn những điều kiện nhất định về độ tuổi, tình trạng nhân
thân, tài sản...
Thứ năm, việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thông qua lương tâm, đạo đức, dư luận xã hội
và cả các biện pháp cưỡng chế thi hành.
Khi các thành viên trong gia đình không thể trực tiếp chăm sóc nhau thì họ thực hiện nghĩa vụ thông
qua việc cấp dưỡng. Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trước hết xuất phát từ ý thức, trách nhiệm của
bên thực hiện cấp dưỡng. Pháp luật cũng đã đưa ra các chế tài nhằm xử lý những trường hợp trốn tránh
nghĩa vụ cấp dưỡng, không chỉ trong pháp luật dân sự, HN và GĐ mà còn trong pháp luật hình sự...
Luật HN và GĐ năm 2014 quy định những trường hợp phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng. Bên cạnh đó,
nghĩa vụ cấp dưỡng cũng phát sinh trong trường hợp các chủ thể có sống chung với nhau, đó là trong
quan hệ giữa cha, mẹ và con, nghĩa vụ cấp dưỡng có thể phát sinh khi cha, mẹ ly hôn, người không trực
tiếp nuôi con phải chi trả tiền cấp dưỡng cho người nuôi con trực tiếp; hoặc trường hợp vẫn sống
chung, nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng
Thứ 6, Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ có đi có lại nhưng không mang tính chất đồng thời và tuyệt
đối.
Tính chất có đi, có lại thể hiện ở chỗ các chủ thể đều có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau nếu một bên chủ
thể rơi vào tình trạng cần được cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng không mang tính chất đồng thời có
nghĩa là trong cùng một thời điểm thì chỉ có thể một bên cấp dưỡng cho bên kia, không thể ngược lại là
bên kia lại cấp dương cho bên này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không mang tính tuyệt đối bởi nghĩa vụ này
không phải luôn xảy ra với các chủ thể mà nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh khi có những điều kiện
nhất định

52. Phân biệt nghĩa vụ cấp dưỡng với nghĩa vụ nuôi dưỡng?
*) Giống nhau:
- Là loại quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở huyết
thống hoặc nuôi dưỡng.
- Điều kiện phát sinh: người được nuôi dưỡng, cấp dưỡng không có khả năng tự nuôi mình và chủ
thể còn lại có khả năng để nuôi dưỡng, cấp dưỡng. (Người được nuôi dưỡng, cấp dưỡng là
người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản
để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu).
*) Khác nhau:
Nuôi dưỡng Cấp dưỡng
Nuôi dưỡng là việc một người chăm sóc, Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa
đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để
người được nuôi dưỡng nhằm tạo điều đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người
kiện duy trì và phát triển cuộc sống của không sống chung với mình mà có quan
người đó hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi
dưỡng trong trường hợp người đó là
người chưa thành niên, người đã thành
niên mà không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi bản thân
mình hoặc người gặp khó khăn, túng
thiếu theo quy định của LHNGĐ 2014
Phát sinh khi các thành viên trong gia Chỉ phát sinh khi người có nghĩa vụ nuôi
đình dựa trên cơ sở quan hệ huyết thống dưỡng vì hoàn cảnh nhất định mà không
hoặc nuôi dưỡng, sống cùng nhau, trực thể nuôi dưỡng, chăm sóc người kia hoặc
tiếp chăm sóc về mặt vật chất, tinh thần khi cả 2 không còn sống chung với nhau
cho nhau. nữa.
- Nuôi dưỡng là cơ sở của việc cấp VD: sau khi ly hôn, cha mẹ có nghĩa vụ
dưỡng. cấp dưỡng cho con cái nếu không trực
tiếp nuôi con,...
Được thực hiện giữa những người có Được thực hiện giữa những người có
quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng và hôn
nhân.
Không chỉ bao gồm các loại chi phí, tiền Người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chu
bạc mà còn chứa đựng hành vi chăm cấp 1 số tiền nhất định để đáp ứng nhu
sóc, nuôi nấng trực tiếp. cầu thiết yếu của bên được cấp dưỡng.
Là nghĩa vụ, trách nhiệm mà người nuôi Phát sinh trong những trường hợp và
dưỡng luôn phải thực hiện điều kiện cụ thể theo quy định của pháp
luật.
Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn Quan hệ cấp dưỡng là quan hệ tài sản
tránh nghĩa vụ thì phải thực hiện nghĩa gắn liền với nhân thân với người có
vụ cấp dưỡng nghĩa vụ cấp dưỡng
Vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng sẽ không Quan hệ cấp dưỡng không mang tính đền
được hưởng thừa kế bù tương đương, không có tính tuyệt đối
và không diễn ra đồng thời

53. Trình bày các điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng?
54. Phân loại nghĩa vụ cấp dưỡng? Các nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?
55. Phân tích các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng?
Theo Điều 118 Luật HN&GĐ năm 2014, Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.
*) Về trường hợp người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản
để tự nuôi mình.
Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật dân sự 2015 người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Người
thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự mình tham gia, xác lập, thực hiện, hưởng các
quyền và tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ pháp luật. Họ hoàn toàn có đủ
khả năng tham gia lao động phổ thông để có thu nhập nuôi sống bản thân và đương nhiên sẽ không
nhận được cấp dưỡng từ người cấp dưỡng.
Còn đối với trường hợp người được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự
nuôi mình thì người cấp dưỡng có nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chưa thể chấm dứt. Với trường hợp này,
nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi người được cấp dưỡng có thu nhập hoặc tài sản để tự nuôi mình. Thu
nhập ở đây có thể là các thu nhập hợp pháp như: được tặng, được thưởng, được cho, được thừa kế,...
Tuy nhiên, tình trạng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình phải xuất phát
từ các điều kiện khách quan như bản thân người được cấp dưỡng bị tàn tật, thường xuyên đau ốm, sức
khỏe yếu không đủ khả năng tham gia lao động…

*) Về trường hợp người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi
Khi người được cấp dưỡng là người dưới 16 tuổi, hoặc là người từ 16 đến dưới 18 tuổi được người
khác nhận làm con nuôi thì người nhận nuôi (cha,mẹ nuôi của người đó) trực tiếp nuôi dưỡng, chăm
sóc người đó. Vì vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt.
Tức là, khi người con được nhận làm con nuôi của 1 gia đình khác thì đồng nghĩa với việc nghĩa vụ cấp
dưỡng của bố/mẹ đứa bé sẽ chấm dứt trừ khi người này tự nguyện tiếp tục cấp dưỡng nuôi con. Và lúc
này, bố mẹ nuôi có quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người con nhận nuôi thay vì bố mẹ ban đầu.

*) Về trường hợp người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng được người được cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện khi người được cấp dưỡng không sống chung với người
phải cấp dưỡng. Hay nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ được phát sinh trong trường hợp không thực hiện được
nghĩa vụ nuôi dưỡng. Do vậy, khi người phải cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi được người được cấp dưỡng
thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt.
Ví dụ, người cha hoặc người mẹ cấp dưỡng cho con khi ly hôn, nhưng sau đó, Tòa án đã quyết
định cho họ nuôi con theo yêu cầu của người này; từ đó quan hệ cấp dưỡng chấm dứt và chuyển thành
quan hệ nuôi dưỡng.
Hay, cha mẹ già yếu không có khả năng lao động mà con cái lại đi làm ăn xa, do vậy con cái
phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ. Nhưng sau 1 thời gian, con cái đón cha mẹ về ở cùng. Lúc
này, quan hệ cấp dưỡng sẽ chấm dứt và trở thành quan hệ nuôi dưỡng.

*) Về trường hợp người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết
Một trong những đặc điểm của nghĩa vụ cấp dưỡng là gắn với quyền nhân thân của mỗi người
(cụ thể trong trường hợp này là người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng) và không thể chuyển giao
cho người khác. Chính vì vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền được cấp dưỡng không thể chuyển giao
cho người thừa kế. Do đó, khi 1 trong 2 bên chủ thể không còn tồn tại thì hiển nhiên, nghĩa vụ này phải
được chấm dứt.
*) Về trường hợp bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn
Khi người được cấp dưỡng kết hôn thì vợ hoặc chồng của họ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm
sóc nhau và tình trạng khó khăn, túng thiếu của người được cấp dưỡng (sau khi kết thúc hôn nhân đến
trước khi kết hôn) sẽ được coi là không còn tồn tại nữa. Lúc này mọi sự khó khăn, túng thiếu phải do
người được cấp dưỡng và chồng/vợ mới gánh vác.

*) Về các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Đây là quy định có tính mở để vận dụng trong thực tế 1 cách linh hoạt. Trên cơ sở lý luận
và thực tế, có thể nhận thấy nghĩa vụ cấp dưỡng được chấm dứt khi người không còn khả năng
để thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ, 1 người đang cấp dưỡng cho con chưa thành niên thì bị tai nạn
giao thông dẫn đến không có khả năng thu nhập và cũng không có tài sản nào khác; lúc này
nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt.
Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể được thực hiện dựa trên sự tự nguyện và sự thỏa thuận giữa các bên
có nghĩa vụ cấp dưỡng và bên được cấp dưỡng hoặc được thực hiện theo quyết định của tòa án. Trong
trường hợp cấp dưỡng tự nguyện theo sự thỏa thuận giữa các bên thì các bên cũng có thể thỏa thuận để
chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng khi có căn cứ. Còn trong trường hợp cấp dưỡng theo quyết định của tòa
án thì cần thông báo với cơ quan thi hành án ra quyết định chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.

You might also like